Giáo trình Mô đun 02: Vận hành máy gặt đập liên hợp - Vận hành máy gặt đập liên hợp

Kiểm tra các bộ phận trên động cơ

Động cơ là nguồn động lực để

cung cấp năng lượng cho tất cả

các chức năng trên máy GĐLH.

Trên máy GĐLH, động cơ

Diezel được dùng phổ biến vì

hiệu suất nhiệt cao, khả năng

vượt tải tốt, ngoài ra phương

pháp đốt cháy nhiên của loại

động cơ này không cần tia lửa

mồi nên nguy cơ hỏa hoạn

cũng được giảm bớt.

1- Vòi phun nhiên liệu

2- Ống hút không khí

3- Bình lọc nhiên liệu

4- Khối động cơ

5- Bình lọc dầu bôi trơn

6- Đáy catte

Hình 1. Động cơ Diezel trên MGĐLH10

Trước mỗi ngày làm việc, cần

kiểm tra để đảm bảo:

- Các bộ phận trên động cơ

phải đầy đủ và có tình

trạng kỹ thuật tốt

- Các bu lông, đai ốc lên kết

các chi tiết trên động cơ

phải được xiết chặt đúng

lực qui định.

Một số chi tiết bên phải động

cơ máy GĐLH John Deere R-40

1- Bình lọc nhiên liệu

2- Các ốn dẫn dầu thủy lực

3- Máy khởi động điện

4- Ống dẫn nhiên liệu

Hình 2. Các chi tiết bên trái động cơ

MGĐLH John Deere R-40

1- Các ống dẫn nhiên liệu tới vòi phun

2- Ống dẫn nhiên liệu tới bình lọc

3- Bơm cao áp

4- Ống dẫn nhớt bôi trơn động cơ

5- Bình lọc sơ nhiên liệu

Hình 3. Các chi tiết bên phải động cơ MGĐLH

John Deere R-40

pdf 133 trang kimcuc 7501
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Mô đun 02: Vận hành máy gặt đập liên hợp - Vận hành máy gặt đập liên hợp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Mô đun 02: Vận hành máy gặt đập liên hợp - Vận hành máy gặt đập liên hợp

Giáo trình Mô đun 02: Vận hành máy gặt đập liên hợp - Vận hành máy gặt đập liên hợp
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN 
VẬN HÀNH MÁY GẶT ĐẬP 
LIÊN HỢP 
MÃ SỐ: MĐ 02 
NGHỀ: VẬN HÀNH MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP 
Trình độ: Sơ cấp nghề 
 1 
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: 
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được 
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. 
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh 
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02 
 2 
LỜI GIỚI THIỆU 
Trong thời gian gần đây, các loại máy móc cơ khí được đưa vào ứng dụng 
trong sản xuất nông nghiệp tăng lên đáng kể, trong đó có máy gặt đập liên hợp. Tuy 
nhiên, đại đa số người sử dụng loại máy này đều chưa qua các lớp đào tạo cho nên 
trong quá trình sử dụng gặp rất nhiều khó khăn trong việc vận hành và chăm sóc , 
bảo dưỡng . Vì thế , đào taọ nghề cho lao đôṇg nông thôn là chủ trương lớn của 
Đảng, Nhà nước, nhằm nâng cao chất lươṇg đội ngũ lao động ở nông thôn , đáp ứng 
yêu cầu của sự nghiệp công nghiêp̣ hóa , hiêṇ đaị hóa nông nghiêp̣ , nông thôn, giúp 
họ có được những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong việc khai thác và phát huy hiệu 
quả của máy móc trong việc nâng cao năng suất lao động, giảm hao hụt nông sản. 
“Vận hành liên hợp máy gặt đập” là một mô đun chuyên môn nghề bắt buộc 
nằm trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề “Vận hành máy gặt đập 
liên hợp”. Mô đun này cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học, 
đào tạo theo hình thức tích hợp cả lý thuyết và thực hành, được áp dụng cho các 
khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp và daỵ nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khoá 
đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 
2020. 
Trong quá trình biên soạn giáo trình mô đun “Vận hành liên hợp máy gặt 
đập”, chúng tôi đã tham khảo nhiều tài liệu về máy gặt đập liên hợp, giáo trình cơ 
khí nông nghiệp, các chuyên trang thông tin trên báo, trên mạng internet kết hợp 
với kinh nghiệm trong thực tế của những người vận hành máy. 
Giáo trình này là cuốn thứ 2 trong bộ giáo trình giảng dạy cho nghề ”Vận hành 
máy gặt đập liên hợp” trình độ sơ cấp. Giáo trình được viết ngắn gọn, dễ hiểu phù 
hợp với đối tượng đào tạo. Các thông tin trong giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo 
viên thiết kế và tổ chức giảng dạy mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận 
dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế của lớp học. 
 Giáo trình này gồm 6 bài 
Bài 1 - Chuẩn bị liên hợp máy 
Bài 2 - Vận hành liên hợp máy trên bãi 
Bài 3 - Chuẩn bị ruộng 
Bài 4 - Vận hành liên hợp máy trên ruộng 
Bài 5- Di chuyển địa bàn 
Bài 6- Thực hiện an toàn khi vận hành 
 3 
Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến đống góp của 
Hội đồng nghiệm thu, của các nhà khoa học trong nghành, các doanh nghiệp cơ khí 
trên địa bàn. Nhóm biên soạn xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của 
BGH trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ. Xin cảm ơn các thành 
viên trong hội đồng nghiệm thu về những ý kiến đóng góp quý báu cho giáo trình 
này. 
 Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng trong quá trình biên soạn không thể tránh 
khỏi những thiếu sót. Nhóm biên soạn rất mong tiếp tục nhận được những ý kiến 
đóng góp của Hội đồng nghiệm thu, của các nhà khoa học và những ai quan tâm 
đến lĩnh vực này để tập tài liệu ngày càng được hoàn thiện hơn. 
Xin chân thành cảm ơn. 
Tham gia biên soạn: 
1. Chủ biên: Trịnh Đình Bật 
2. Đoàn Duy Đồng 
 4 
MỤC LỤC 
TT ĐỀ MỤC TRANG 
1 Lời giới thiệu 2 
2 Mục lục 4 
3 Các thuật ngữ chuyên môn, chữ viết tắt 6 
4 Mô đun Vận hành máy gặt đập liên hợp 7 
5 Bài 1. Chuẩn bị liên hợp máy 9 
1. Kiểm tra động cơ 9 
2. Kiểm tra trên cabin điều khiển 18 
3. Kiểm tra bên ngoài liên hợp máy 22 
4. Bôi trơn theo chỉ dẫn 44 
5. Xiết chặt và điều chỉnh 49 
6 Bài 2. Vận hành liên hợp máy trên bãi 56 
1. Nhận biết các tay điều khiển trên cabin và cách sử dụng 56
2. Khởi động máy 60 
3. Khởi hành máy 65 
4. Điều khiển máy quay vòng 67
5. Điều khiển máy gặt không tải 68
7 Bài 3: Chuẩn bị ruộng 72 
1. Kiểm tra ruộng lúa 72 
2. Chuẩn bị đường di chuyển máy 77 
3. Cắt mở góc 79
8 Bài 4. Vận hành liên hợp máy trên ruộng 82 
 5 
1. Gặt mở lối 82 
2. Gặt thử 82 
3. Lựa chọn phương pháp chuyển động 86
 Bài 5. Di chuyển địa bàn 90 
1. Di chuyển trong cùng cánh đồng 90 
2. Di chuyển bằng phương tiện khác 96 
10 
Bài 6. Thực hiện an toàn khi vận hành 99 
1. Nhận biết các cảnh báo an toàn trên máy 99 
2. Thực hiện an toàn khi khởi động, khởi hành 103 
3. Thực hiện an toàn khi bảo dưỡng 108 
4. Thực hiện an toàn khi điều khiển LHM 108 
5. Thực hiện an toàn khi LHM gặp sự cố 111 
11 Phụ lục 115 
12 Hướng dẫn giảng dạy mô đun Bảo dưỡng bộ phận thu cắt 
và chuyển lúa 
91 
13 Danh sách Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình, biên 
soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp 
97 
14 Danh sách Hội đồng nghiệm thu chương trình, giáo trình 
dạy nghề trình độ sơ cấp 
98 
 6 
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHƢ̃ VIẾT TẮT 
- LHM: Liên hợp máy, một tổ hợp bao gồm máy động lực và máy công tác 
được kết hợp với nhau nhằm thực hiện một công việc nào đó trong sản xuất, 
liên hợp máy được dùng nhiều trong nông nghiệp. 
- MGĐLH : Máy gặt đập liên hợp, một loại liên hợp máy được dùng để thực 
hiện liên hoàn các công đoạn trong khâu thu hoạch lúa như cắt bông lúa, đập 
rụng hạt, làm sạch và thu hồi sản phẩm. 
 7 
 MÔĐUN VẬN HÀNH MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP 
Mã mô đun: MĐ02 
Giới thiệu mô đun: 
Mô đun “Vận hành máy gặt đập liên hợp” là mô đun chuyên môn bắt buộc và 
là môđun trọng tâm của chương trình dạy nghề ”Vận hành máy gặt đập liên hợp” 
trình độ sơ cấp nghề. 
Nội dung mô đun “Vận hành máy gặt đập liên hợp” trang bị cho học viên 
những kiến thức về kiểm tra, chuẩn bị liên hợp máy, các bước khảo sát và kiểm tra 
đồng ruộng, qui trình vận hành máy, nội dung thực hiện an toàn khi điều khiển liên 
hợp máy làm việc và di chuyển địa bàn.; rèn luyện cho học viên kỹ năng vận hành 
máy gặt đập liên hợp đúng qui trình, đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo năng suất và 
chất lượng công việc. 
Mục tiêu của môđun 
1. Kiến thức: 
- Trình bày được các bước kiểm tra, chuẩn bị liên hợp máy, các bước khảo sát 
và kiểm tra đồng ruộng, qui trình vận hành máy, phương pháp kiểm tra, bảo 
dưỡng, sửa chữa những hư hỏng thường gặp, nội dung thực hiện an toàn khi 
điều khiển liên hợp máy làm việc và di chuyển địa bàn. 
2. Kỹ năng: 
- Biết sử dụng các các dụng cụ, thiết bị tháo lắp, kiểm tra; 
- Vận hành máy gặt đập liên hợp làm việc trên bãi, trên ruộng, di chuyển địa 
bàn, đúng qui trình kỹ thuật. 
3. Thái độ: 
+ Có thái độ tích cực và có trách nhiệm với việc đảm bảo an toàn cho người 
và máy trong quá trình vận hành liên hợp máy. 
 8 
+ Tuân thủ nội quy an toàn lao động và vệ sinh môi trường. 
 Để có kết quả học tập tốt, học viên phải đọc tài liệu trước ở nhà, khi đến lớp 
cần chú ý nghe giáo viên giảng bài, quan sát giáo viên làm mẩu và đặc biệt cần trực 
tiếp thực hiện các công việc trong giờ thực hành với sự hướng dẫn của giáo viên để 
hình thành được những kỹ năng cần thiết. 
 Do đối tượng học nghề có học vấn thấp nên khả năng mô tả, trình bày về một 
bộ phận máy nào đó là rất hạn chế. Vì thế, khi đánh giá kết quả học tập của học 
viên giáo viên nên chú trọng hơn đến kỹ năng thực hiện một công việc cụ thể nào 
đó của học viên. 
 9 
Bài 1: Chuẩn bị liên hợp máy 
Mã bài: MĐ 02-01 
Mục tiêu: 
- Trình bày được nội dung các bước chuẩn bị liên hợp máy; 
- Làm được các công việc kiểm tra chăm sóc bảo dưỡng sau 8- 10h làm việc 
 đúng yêu cầu kỹ thuật; 
- Đảm bảo an toàn. 
A. Nội dung: 
1. Kiểm tra động cơ 
1.1. Kiểm tra các bộ phận trên động cơ 
Động cơ là nguồn động lực để 
cung cấp năng lượng cho tất cả 
các chức năng trên máy GĐLH. 
 Trên máy GĐLH, động cơ 
Diezel được dùng phổ biến vì 
hiệu suất nhiệt cao, khả năng 
vượt tải tốt, ngoài ra phương 
pháp đốt cháy nhiên của loại 
động cơ này không cần tia lửa 
mồi nên nguy cơ hỏa hoạn 
cũng được giảm bớt. 
1- Vòi phun nhiên liệu 
2- Ống hút không khí 
3- Bình lọc nhiên liệu 
4- Khối động cơ 
5- Bình lọc dầu bôi trơn 
6- Đáy catte 
Hình 1. Động cơ Diezel trên MGĐLH 
 10 
 Trước mỗi ngày làm việc, cần 
 kiểm tra để đảm bảo: 
- Các bộ phận trên động cơ 
phải đầy đủ và có tình 
trạng kỹ thuật tốt 
- Các bu lông, đai ốc lên kết 
các chi tiết trên động cơ 
phải được xiết chặt đúng 
lực qui định. 
 Một số chi tiết bên phải động 
cơ máy GĐLH John Deere R-40 
1- Bình lọc nhiên liệu 
2- Các ốn dẫn dầu thủy lực 
3- Máy khởi động điện 
4- Ống dẫn nhiên liệu 
Hình 2. Các chi tiết bên trái động cơ 
MGĐLH John Deere R-40 
1- Các ống dẫn nhiên liệu tới vòi phun 
2- Ống dẫn nhiên liệu tới bình lọc 
3- Bơm cao áp 
4- Ống dẫn nhớt bôi trơn động cơ 
5- Bình lọc sơ nhiên liệu 
Hình 3. Các chi tiết bên phải động cơ MGĐLH 
John Deere R-40 
 11 
 Bình lọc tinh nhiên liệu trên 
động cơ máy GĐLH GĐLH 
John Deere R-40. Động cơ này 
dùng 2 bình lọc làm việc nối tiếp 
nhau. 
Bình lọc dầu bôi trơn trên động 
cơ máy GĐLH John Deere R-40. 
 Bình lọc gồm 1 đế kim loại 
được bắt cố định trên khối động 
cơ và một cụm phần tử lọc bằng 
giấy với vỏ ngoài bằng thép lá. 
Phần tử lọc được thay thế định 
kỳ cùng với việc thay dầu bôi 
trơn cho động cơ. 
1- Khối động cơ 
2- Ống dẫn nhiên liệu 
3- Đế bình lọc 
4- Bộ phận lọc 
5- Núm xả cặn 
6- Các ống dẫn nhớt của hệ thống bôi trơn. 
Hình 4. Vị trí các bình lọc tinh nhiên liệu trên 
động cơ MGĐLH John Deere R-40 
1- Khối động cơ 
2- Các ống dẫn dầu ra, vào bình lọc 
3- Đế bình lọc 
4- Bộ phận lọc 
Hình 5. Vị trí bình lọc dầu động cơ 
MGĐLH John Deere R-40 
 12 
Để tiện lợi cho người sử dụng, 
động cơ máy GDDLH thường 
được khởi động thông qua một 
máy khởi động (máy đề) chạy 
bằng điện của acqui. 
 Để tạo hỗn hợp đốt cho 
động cơ, đầu các vòi phun nhiên 
liệu được hướng về phía buồng 
đốt trên đỉnh piston. 
1- Máy đề điện 
2- Bơm thủy lực 
3- Ống dẫn nước làm mát 
4- Máy phát điện 
Hình 6. Một số bộ phận trên động 
cơ MGĐLH John Deere R-40 
1- Vòi phun nhiên liệu 
2- Ống dẫn nhiên liệu cao áp 
3- Khối động cơ 
4- Ống dẫn nhiên liệu trở về thùng chứa 
Hình 7. Vị trí các vòi phun nhiên liệu 
trên động cơ MGĐLH John Deere R-40 
 13 
1.2. Kiểm tra mức dầu bôi trơn động cơ 
Mức dầu bôi trơn động cơ được 
kiểm tra bằng thước. Vị trí bố trí 
thước tùy thuộc từng loại động 
cơ. 
 Trước mỗi khi khởi động 
động cơ đều phải kiểm tra mức 
dầu bôi trơn động cơ. 
 Trước khi rút thước kiểm tra, 
phải lau sạch bụi bẩn xung 
quanh khu vực bố trí thước kiểm 
tra mức dầu. 
 Để đảm bảo an toàn cho động 
cơ, mức dầu bôi trơn động cơ 
phải nằm giữa 2 dấu qui định 
mức cao và mức thấp trên thước 
kiểm tra. 
 Không được cho động cơ làm 
việc khi dầu bôi trơn động cơ 
thấp hơn mức thấp của thước 
kiểm tra. 
1- Máy đề điện 
2- Thước kiểm tra mức dầu 
3- Khối động cơ 
4- Ống dẫn nhớt bôi trơn 
Hình 8. Thước kiểm tra mức dầu động cơ 
MGĐLH GLH - 0,2 
1- Dấu chỉ mức cao 
2- Dấu chỉ mức thấp 
Hình 9. Dấu kiểm tra mức dầu trên thước kiểm 
tra mức dầu động cơ 
 14 
1.3. Kiểm tra mức dung dịch làm mát 
 Động cơ dùng trên máy 
GĐLH là loại động cơ làm mát 
bằng dung dịch lỏng. 
 Ngày nay, nhiều loại động 
cơ dùng dung dịch làm mát 
chuyên dùng để động cơ được 
làm mát và bảo vệ tốt hơn. 
 Nếu không có dung dịch 
làm mát chuyên dùng, ta có thể 
dùng nước sạch, không lẫn tạp 
chất như lá cây, rơm rạ. 
Một số cụm chi tiết trên hệ 
thống làm mát bằng nước trên 
động cơ máy GĐLH. 
 Để đảm bảo sự làm mát tốt, 
hàng ngày cần kiểm tra mức 
dung dịch làm mát trong hệ 
thống và thường xuyên kiểm tra 
để phát hiện sự rò rỉ dung dịch 
trong hệ thống. 
 1- Nắp két nước 2- Két nước 
3- Chụp hướng gió 4- Ống dẫn nước 
5- Quạt gió 
Hình 10. Một số chi tiết trên hệ thống làm mát 
động cơ MGĐLH - John Deere R- 40 
 1- Két nước 2- Đồng hồ báo nhiệt độ 
 3- Van nhiệt 4- Ống dẫn nước 
 5- Két làm mát dầu bôi trơn động cơ 
Hình 11. Sơ đồ hệ thống làm mát bằng nước 
lưu thông cưỡng bức trên động cơ MGĐLH. 
 15 
An toàn khi mở nắp két nƣớc: 
 - Không được mở nắp két nước 
khi động cơ quá nóng. 
 - Khi gặp trường hợp này, hãy 
cho động cơ làm việc không tải 
trong thời gian 3 - 5 phút để 
nhiệt độ hạ xuống bớt. 
- Khi mở chỉ nên hé mở nắp két 
nước và chờ 5 - 10 giây cho áp 
suất giảm bớt rồi mới mở nắp ra 
hoàn toàn. 
1- Nắp két nước 
2- Nước nóng thoát ra 
3- Nắp két nước 
Hình 12. Đề phòng thương tích khi mở 
nắp két nước 
1.4. Kiểm tra mức nhiên liệu trong bình chứa 
Để tránh việc ngưng tụ hơi nước 
trong bình chứa nhiên liệu, cuối 
mỗi ngày làm việc, hãy nạp đầy 
nhiên liệu sạch vào bình chứa 
nhiên liệu trên máy. Cần lưu ý 
dùng đúng loại nhiên liệu mà 
nhà chế tạo yêu cầu. 
 Để đề phòng hỏa hoạn: 
 - Không làm những việc có thể 
gây hỏa hoạn như hút thuốc lá, 
1- Nắp thùng nhiên liệu 
2- Đai giữ thùng nhiên liệu 
3- Ống dẫn nhiên liệu 
Hình 13. Thùng nhiên liệu động cơ 
MGĐLH John Deere R- 40 
 16 
sử dụng điện thoại, đóng mở 
công tắc điện cho các thiết bị 
điện khi đang nạp nhiên liệu cho 
máy. 
 Khi nạp nhiên liệu vào bình 
chứa, nếu lỡ làm nhiên liệu trào 
ra bên ngoài bình chứa hãy lau 
thật sạch phần nhiên liệu trào ra. 
- Hàng ngày cần kiểm tra, khắc 
phục sự rò rỉ của các ống dẫn và 
bình lọc nhiên liệu 
1- Trụ bơm nhiên liệu 
2- Cảnh báo cấm hút thuốc lá 
3- Người bơm nhiên liệu 
4- Ống dẫn nhiên liệu 
5- Bình chứa nhiên liệu trên máy 
Hình 14. Cẩn thận khi nạp nhiên liệu cho máy 
 1, 3- Ống dẫn nhiên liệu 
 2- Đế bình lọc nhiên liệu 
 4- Núm xả cặn 
 5- Các phần tử lọc 
 Hình 15. Bình lọc nhiên liệu trên MGĐLH 
 John Deere R-40 
 17 
1. 5. Kiểm tra mức dầu thuỷ lực 
Hàng ngày, cần kiểm tra mức 
dầu trong thùng chứa của hệ 
thống nâng hạ thủy lực. Mức 
dầu thủy lực phải đúng qui định 
đối với từng loại máy. 
Khi cần bổ sung thêm dầu thủy 
lực thì cần lưu ý 
 - Dùng đúng loại dầu mà nhà 
chế tạo qui định 
- Sau khi dùng xong, đậy nắp 
thùng dầu cẩn thận 
- Luôn luôn dùng phểu có lưới 
lọc mỗi khi bổ sung dầu thủy lực 
1- Dấu chỉ mức cao 
2- Dấu chỉ mức thấp 
Hình 16. Các dấu qui định mức dầu thủy lực 
1- Thùng dầu thủy lực 
2- Nắp thùng dầu 
3- Thước kiểm tra mức dầu 
4- Đầu nối 
5- Bộ lọc dầu 
Hình 17. Thùng dầu thủy lực MGĐLH John 
Deere R-40 
 18 
2. Kiểm tra trên cabin điều khiển 
2.1. Kiểm tra tay số 
Để đảm bảo an toàn, trước khi 
khởi động, tay số chính phải đặt 
ở vị trí trung gian (N) 
Để đảm bảo an toàn, trước khi 
khởi động, tay số phụ cũng phải 
đặt ở vị trí trung gian 
1- Vị trí số 1 
 N-Vị trí trung gian 
2- Vị trí số 2 
3- Vị trí số 
Hình 18. Các vị trí của tay số chính MGĐLH 
KUBOTA DC -60. 
A- Tay số chính 
B- Tay số phụ 
Hình 19. Các vị trí của tay số phụ MGĐLH 
KUBOTA DC -60 
 19 
2.2. Kiểm tra các tay ly hợp gặt và đập 
Trước khi khởi động, các tay 
điều khiển li hợp gặt và li hợp 
đập đều phải ở vị trí ngắt 
Các vị trí làm việc của tay li hợp 
đập máy GĐLH KUBOTA DC-
60 
 A- Tay li hợp gặt 
 - Đẩy ra phía trước là gài li hợp 
 - Kéo ra phía sau là ngắt li hợp 
Hình 20. Tay li hợp gặt MGĐLH 
KUBOTA DC - 60 
 A- Tay li hợp gặt 
 Đẩy ra phía trước là gài li hợp 
 Kéo ra p ... kiểm tra các ống nối cao su và 
két nước xem nước làm mát 
có bị rò rỉ hay không 
Lưới tản nhiệt bị bẩn Làm vệ sinh két nước 
Dây curoa cánh quạt bị 
lỏng hoặc bị hỏng 
Thay thế trong trường hợp 
dây curoa bị hỏng 
Két nước bị gỉ sét 
Xả nuớc làm mát, làm vệ sinh 
két nước và châm lại nước 
làm mát mới 
Ống dẫn chân không bị 
nghẹt 
Làm vệ sinh ống dẫn 
Tốc độ quạt làm mát thấp 
Kiểm tra độ căng của dây 
curoa cánh quạt. 
6. Áp suất nhớt 
giảm 
Thiếu nhớt 
Kiểm tra mực nhớt bằng que 
thăm và châm thêm nếu bị hụt 
nhớt 
Sử dụng loại nhớt không 
phù hợp ( độ nhớt không 
phù hợp theo quy định). 
Xả hết lượng nhớt không phù 
hợp và thay thế bằng loại nhớt 
phù hợp 
Két nước làm mát nhớt bị 
bịt, nghẹt khiến nhiệt độ 
nhớt tăng cao dẫn đến giảm 
áp suất. 
Tham khảo ý kiến chuyên gia 
để sửa chữa 
7. Hao nhớt 
Nhớt bị rỉ ở đâu đó 
Kiểm tra các đường ống và 
seal nhớt 
Độ nhớt của nhớt không 
đảm bảo 
Xả nhớt trong cácte ra và thay 
thế loại phù hợp 
Bộ phận làm mát nhớt bị Làm vệ sinh 
 121 
nghẹt 
Piston có thể bị xước 
Tham khảo ý kiến chuyên gia 
để sửa chữa 
8. Hao dầu 
Lọc gió bị bẩn hay bị nghẹt Làm vệ sinh 
Chất lượng nhiên liệu (dầu) 
không đảm bảo 
Sử dụng đúng loại dầu phù 
hợp 
Kim phun bị nghẹt hay bị 
bẩn 
Tham khảo ý kiến chuyên gia 
để sửa chữa 
Động cơ đã chạy lâu 
Tham khảo ý kiến chuyên gia 
để sửa chữa 
9. Động cơ chạy 
ra khói đen 
Lọc gió bị nghẹt hay bẩn Làm vệ sinh hoặc thay thế 
Nhiên liệu không phù hợp Thay thế loại phù hhợp 
Kim phun bị nghẹt 
Tham khảo ý kiến chuyên gia 
để sửa chữa 
Có gió trong nhiên liệu Xả gió 
Ống xả giảm thanh có lỗi 
Kiểm tra ống xả, ống xả có 
thể là nguyên nhân gây áp 
suất ngược 
Động cơ đã chạy lâu 
Tham khảo ý kiến chuyên gia 
để sửa chữa 
10. Động cơ chạy 
ra khói trắng 
Khởi động lúc lạnh Sưởi trước khi khởi động 
Nhiên liệu không phù hợp Sử dụng nhiên liệu phù hợp 
Van hằng nhiệt có vấn đề 
Tháo ra kiểm tra, có thể thay 
thế 
3. Sự cố ở hệ thống truyền động 
Có tiếng kêu 
trong bộ li hợp 
khi làm việc 
Hư hỏng trong li hợp Kiểm tra, khắc phục 
 122 
Có tiếng kêu 
trong hộp số khi 
máy di chuyển 
Hư hỏng trong hộp số Kiểm tra, khắc phục 
Thiếu dầu bôi trơn Kiểm tra, bổ sung thêm 
Hộp số quá mòn Kiểm tra, thay thế 
Có tiếng kêu khi 
vào số 
Dính li hợp Kiểm tra, khắc phục 
Hư hỏng trong hộp số Kiểm tra, khắc phục 
Vào số máy 
không chạy 
Trượt li hợp Kiểm tra, khắc phục 
Hư hỏng trong hộp số Kiểm tra, khắc phục 
4. Sự cố ở hệ thống điện 
1. Mạch nạp điện 
Đèn báo nạp luôn 
luôn sáng 
Hư máy phát điện, đứt cầu 
chì dây nối, lỏng các đầu 
gim 
Kiểm tra máy phát, cầu chì 
nạp 
Đèn báo nạp chập 
chờn 
Mạch nạp tiếp xúc kém Kiểm tra các vị trí tiếp xúc 
2. Mạch khởi động 
Mở công tắc máy 
đề không quay 
Hư máy đề Kiểm tra, thay thế 
Hư ácqui Kiểm tra, thay thế 
Hư mạch khởi động Kiểm tra, sửa chữa 
Hư công tắc khởi động Kiểm tra, sửa chữa 
Máy đề quay 
chậm 
Mạch đề tiếp xúc kém Kiểm tra, sửa chữa 
Máy đề dơ cổ góp Kiểm tra, sửa chữa 
Hư ácqui Kiểm tra, thay thế 
3. Mạch chiếu sáng 
 Hư đui đèn Kiểm tra, thay thế 
 123 
Mở công tắc đèn 
không sáng 
Hư công tắc Kiểm tra, thay thế 
Dây dẫn hư Kiểm tra, thay thế 
Mở công tắc đèn 
sáng chập chờn 
Mạch chiếu sáng tiếp xúc 
kém 
Kiểm tra, xiết chặt 
Hư đui đèn Kiểm tra, sửa chữa 
Hư công tắc Kiểm tra, sửa chữa 
Dây dẫn hư Kiểm tra, sửa chữa 
4. Mạch còi 
Ấn công tắc còi 
không kêu 
Hư công tắc còi Kiểm tra, thay thế 
Còi hư Kiểm tra, thay thế 
Đứt dây, đứt cầu chì, lỏng 
giắc cắm 
Kiểm tra, sửa chữa 
Còi kêu nhỏ 
Điện ắc quy yếu Kiểm tra, thay thế 
Tiếp xúc kém Kiểm tra, thay thế 
Còi hư Kiểm tra, thay thế 
Công tắc dơ bẩn, bị mòn, 
cháy rỗ tiếp xúc không tốt 
Kiểm tra, sửa chữa 
Còi kêu rè 
Điều chỉnh sai còi Điều chỉnh lại 
Màng rung bị rách Kiểm tra, thay thế 
Lắp các chi tiết của còi 
không chặt 
Kiểm tra, khắc phục 
 124 
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 
VẬN HÀNH LIÊN HỢP MÁY GẶT ĐẬP 
I. Vị trí, tính chất của mô đun: 
- Vị trí: Mô đun ”Vận hành liên hợp máy gặt đập” là mô đun chuyên môn 
trong chương trình dạy nghề ”Vận hành máy gặt đập liên hợp” trình độ sơ cấp. 
Mô đun này được học sau mô đun Kiểm tra tổng quát liên hợp máy và học 
trước các mô đun: Bảo dưỡng bộ phận thu cắt và chuyển lúa; Bảo dưỡng hệ thống 
đập, làm sạch và thu lúa; Bảo dưỡng động cơ và hệ thống truyền động; Bảo dưỡng 
hệ thống di chuyển, điều khiển và điện. 
- Tính chất: Là môđun chuyên môn nghề bắt buộc, được thực hiện tại phòng 
học chuyên môn, trên bãi tập và trên đồng lúa . Để đảm bảo tay nghề chuyên môn, 
yêu cầu học viên phải học đầy đủ cả số giờ lý thuyết và thực hành. 
 II. Mục tiêu của mô đun: 
1. Kiến thức: 
- Trình bày được các bước kiểm tra, chuẩn bị liên hợp máy, các bước khảo 
sát và kiểm tra đồng ruộng, qui trình vận hành máy, nội dung thực hiện an toàn khi 
điều khiển liên hợp máy làm việc và di chuyển địa bàn. 
2. Kỹ năng: 
- Sử dụng thành thaọ các các dụng cụ , thiết bị tháo lắp, kiểm tra; 
- Vận hành được liên hợp máy gặt đập đúng qui trình, đúng yêu cầu kỹ thuật, 
đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường. 
3. Thái độ: 
- Có thái độ tích cực và có trách nhiệm với việc vận hành an toàn máy gặt đập 
liên hợp 
- Tuân thủ nội quy an toàn lao động và vệ sinh môi trường. 
 125 
III. Nội dung chính của mô đun: 
Mã bài Tên bài 
Loại bài 
dạy 
Địa 
điểm 
Thời gian 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
MĐ 
02-01 
Chuẩn bị liên 
hợp máy 
Tích hợp 
Phòng 
chuyên 
môn 
20 04 15 
1 
MĐ 
02-02 
Vận hành liên 
hợp máy trên 
bãi 
Tích hợp Phòng 
chuyên 
môn, 
bãi tập 
48 04 42 2 
MĐ 
02-03 
Chuẩn bị 
ruộng 
Tích hợp Ruộng 
lúa cần 
thu 
hoạch 
08 04 04 
MĐ 
02-04 
Vận hành liên 
hợp máy trên 
ruộng 
Tích hợp Ruộng 
lúa cần 
thu 
hoạch 
32 04 26 2 
MĐ 
02-05 
Di chuyển địa 
bàn Tích hợp 
Ruộng 
lúa cần 
thu 
hoạch 
24 04 19 1 
MĐ 
02-06 
Thực hiện an 
toàn khi vận 
hành 
Tích hợp 
Trên 
đồng 
ruộng 
24 04 20 
 Kiểm tra hết mô đun 04 04 
 Cộng 160 24 126 10 
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành. 
 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài thực hành 
1. Nguồn lực cần thiết: 
 - Máy gặt đập liên hợp 
 - Phòng học chuyên môn 
 126 
 - Các học liệu cần thiết như 
 + Dụng cụ kiểm tra: Thước dây, thước lá ..... 
 + Dụng cụ tháo lắp: Cà lê miệng, cà lê hoa dâu, tuýp, tuốc lơ vít, kìm, búa 
 + Nguyên vật liệu: Dầu Diezel, mỡ, giẻ lau, 
2- Cách tổ chức thực hiện 
- Trước khi giảng dạy, giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để 
chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy. 
- Khi giảng dạy, giáo viên cần kết hợp các phương pháp thuyết trình có trực 
quan, đàm thoại, thảo luận, làm mẫu và hoạt động thực hành trên hiện trường dạy 
học. Khi giáo viên làm mẫu, tập trung cả lớp quan sát. Khi học viên thực hành, chia 
số lượng học viên mỗi nhóm tối đa là 3 học sinh, giáo viên quan sát từng nhóm và 
uốn nắn những sai sót nếu có nhằm giúp cho học viên thực hiện các thao tác một 
cách chuẩn xác. 
- Sau mỗi buổi thực tập, Giáo viên nên có phần nhận xét, đánh giá, rút kinh 
nghiệm; gợi mở để cho học viên chủ động nêu lên những thắc mắc trong khi thực 
tập và đòi hỏi họ chủ động đưa ra hướng khắc phục. 
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
5.1. Bài 1: Chuẩn bị liên hợp máy 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Mức độ đầy đủ các bộ phận trên 
 động cơ 
- Mức dầu bôi trơn động cơ, nước 
làm mát, nhiên liệu, dầu thủy lực đủ 
và đúng quy định 
- Kiểm tra phần kiến thức bằng cách đặt 
câu hỏi 
- Kiểm tra phần thực hành bằng cách yêu 
cầu học viên kiểm tra trực tiếp trên máy 
và trả lời cụ thể 
- Xác định đúng vị trí các tay điều 
khiển 
- Kiểm tra phần kiến thức bằng cách đặt 
câu hỏi 
- Kiểm tra phần thực hành bằng cách yêu 
cầu học viên thực hiện trực tiếp trên máy 
và trả lời cụ thể 
- Các bộ phận truyền động đủ dầu 
bôi trơn theo quy định 
- Kiểm tra phần kiến thức bằng cách đặt 
câu hỏi 
- Kiểm tra phần thực hành bằng cách yêu 
cầu học viên thực hiện trực tiếp trên máy 
 127 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
và trả lời cụ thể 
- Các bu lông liên kết chắc chắn 
đúng lực xiết 
- Các bộ truyền đai, bộ truyền xích 
có độ căng đúng quy định 
- Kiểm tra phần kiến thức bằng cách đặt 
câu hỏi 
- Kiểm tra phần thực hành bằng cách yêu 
cầu học viên thực hiện trực tiếp trên máy 
và trả lời cụ thể 
5. 2. Bài 2: Vận hành máy trên bãi 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Nhận biết được các tay điều khiển 
trên buồng lái 
- Kiểm tra phần kiến thức bằng cách đặt 
câu hỏi 
- Kiểm tra phần thực hành bằng cách yêu 
cầu học viên thực hiện trực tiếp trên máy 
và trả lời cụ thể 
Kiểm tra được mức dầu bôi trơn 
động cơ, nước làm mát, nhiên liệu, 
dầu thủy lực 
- Kiểm tra phần kiến thức bằng cách đặt 
câu hỏi 
- Kiểm tra phần thực hành bằng cách yêu 
cầu học viên thực hiện trực tiếp trên máy 
và trả lời cụ thể 
Khởi hành máy nhẹ nhàng - Kiểm tra phần kiến thức bằng cách đặt 
câu hỏi 
- Kiểm tra phần thực hành bằng cách yêu 
cầu học viên thực hiện trực tiếp trên máy 
và trả lời cụ thể 
Điều khiển máy vòng trái, vòng 
phải nhẹ nhàng 
- Kiểm tra phần kiến thức bằng cách đặt 
câu hỏi 
- Kiểm tra phần thực hành bằng cách yêu 
cầu học viên thực hiện trực tiếp trên máy 
và trả lời cụ thể 
Điều khiển máy gặt lúa không tải 
đúng kỹ thuật 
- Kiểm tra phần kiến thức bằng cách đặt 
câu hỏi 
 128 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Kiểm tra phần thực hành bằng cách yêu 
cầu học viên thực hiện trực tiếp trên máy 
và trả lời cụ thể 
5.3. Bài 3: Chuẩn bị ruộng 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Ruộng có kích thước ≥ 30m x 50m - Kiểm tra phần kiến thức bằng cách đặt 
câu hỏi 
- Yêu cầu học viên thực hiện thao tác đo 
kích thước thửa ruộng và báo cáo 
Ruộng có nền, lớp đất bùn không 
quá 10 cm 
- Kiểm tra phần kiến thức bằng cách đặt 
câu hỏi 
- Yêu cầu học viên thực hiện kiểm tra độ 
ẩm nền ruộng và báo cáo 
Bề dài đoạn bờ phá ≥ 7 m - Kiểm tra phần kiến thức bằng cách đặt 
câu hỏi 
- Yêu cầu học viên thực hiện thao tác 
cuốc đất 
Đo chính xác các kích thước độ dài. - Kiểm tra phần kiến thức bằng cách đặt 
câu hỏi 
- Yêu cầu học viên thực hiện thao tác đo 
bề ngang đường di chuyển 
- Đánh giá đúng tình trạng ruộng 
lúa, cây lúa. 
- Kiểm tra phần kiến thức bằng cách đặt 
câu hỏi 
- Yêu cầu học viên thực hiện kiểm tra 
thực trạng ruộng lúa và báo cáo 
Kích thước chỗ mở góc ≥ 2,5 m x 5 
m 
- Kiểm tra phần kiến thức bằng cách đặt 
câu hỏi 
- Yêu cầu học viên thực hiện việc cắt mở 
góc và báo cáo 
 129 
5.4. Bài 4: Vận hành liên hợp máy trên ruộng 
5.5. Bài 5: Di chuyển địa bàn 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Xác định chính xác vị trí các tay 
điều khiển li hợp gặt và li hợp đập. 
- Kiểm tra phần kiến thức bằng cách đặt 
câu hỏi 
- Yêu cầu học viên xác định vị trí ngừng 
làm việc của tay li hợp đập và li hợp gặt 
Xác định chính xác vị trí các tay số 
chính và tay số phụ 
- Kiểm tra phần kiến thức bằng cách đặt 
câu hỏi 
-Yêu cầu học viên xác định vị trí từng số 
truyền 
Máy di chuyển từ ruộng lên bờ nhẹ 
nhàng, an toàn 
- Kiểm tra phần kiến thức bằng cách đặt 
câu hỏi 
- Quan sát học sinh thực hiện thao tác để 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Đường gặt mở lối thẳng, gọn - Kiểm tra phần kiến thức bằng cách đặt 
câu hỏi 
- Yêu cầu học viên thực hiện gặt mở lối 
và đánh giá 
Vết cắt ngọt, không bị sót bông lúa, 
hạt lúa không lẫn tạp chất 
- Kiểm tra phần kiến thức bằng cách đặt 
câu hỏi 
- Yêu cầu học viên thực hiện việc gặt thử 
và đánh giá 
Phương pháp chuyển động phù hợp 
với thửa ruộng 
- Kiểm tra phần kiến thức bằng cách đặt 
câu hỏi 
- Yêu cầu học viên thực hiện cả 3 phương 
pháp chuyển động khi gặt và đánh giá 
 130 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
đánh giá 
Máy di chuyển từ trên bờ xuống 
ruộng nhẹ nhàng, an toàn 
- Kiểm tra phần kiến thức bằng cách đặt 
câu hỏi 
- Quan sát học sinh thực hiện thao tác để 
đánh giá 
5.6. Bài 6: Thực hiện an toàn khi vận hành 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Nhận biết chính xác các nhãn cảnh 
báo, đèn cảnh báo, còi cảnh báo. 
- Kiểm tra phần kiến thức bằng cách đặt 
câu hỏi 
- Yêu cầu học viên cho biết tên gọi, ý 
nghĩa một số nhãn cảnh báo, đèn cảnh 
báo và còi cảnh báo có trên máy 
- Khởi động động cơ an toàn - Kiểm tra phần kiến thức bằng cách đặt 
câu hỏi 
-Yêu cầu học viên thực hiện thao tác khởi 
động máy 
- Khởi hành LHM an toàn - Kiểm tra phần kiến thức bằng cách đặt 
câu hỏi 
-Yêu cầu học viên thực hiện thao tác khởi 
hành liên hợp máy 
- Thực hiện an toàn khi bảo dưỡng 
máy 
- Kiểm tra phần kiến thức bằng cách đặt 
câu hỏi 
-Yêu cầu học viên thực hiện thao tác bảo 
dưỡng một bộ phận cụ thể 
- Thực hiện an toàn khi điều khiển 
LHM gặt lúa 
- Kiểm tra phần kiến thức bằng cách đặt 
câu hỏi 
-Yêu cầu học viên thực hiện thao tác điều 
khiển liên hợp máy trong trường hợp cụ 
thể 
- Thực hiện an toàn khi LHM gặp 
sự cố 
- Kiểm tra phần kiến thức bằng cách đặt 
câu hỏi 
-Yêu cầu học viên cho biết các biện pháp 
 131 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
an toàn trong một trường hợp cụ thể 
VI. Tài liệu tham khảo 
- Hội Cơ khí nông nghiệp Việt Nam, Sổ tay Cơ điện nông nghiệp, bảo quản và 
chế biến nông – lâm sản cho chủ trang trại; tập II ( Máy – Thiết bị dùng trong trồng 
trọt và vận chuyển nông thôn), NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2006. 
- Tài liệu tập huấn về máy gặt đập liên hợp R40 (JohnDeer). 
- Bùi Đình Khuyết, Giáo trình cơ khí hóa nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp 
3, 1994. 
- Phạm Xuân Vượng, Máy thu hoạch nông nghiệp, NXB Giáo dục, Hà nội, 
1999. 
- Thông tin trên báo, trên mạng internet. 
 132 
BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG 
CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo Quyết định số 1415/QĐ-BNN-TCCB, ngày 27 tháng 6 năm 2011 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ nhiệm: Ông Lê Thái Dương - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện và 
Nông nghiệp Nam Bộ 
2. Phó chủ nhiệm: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, 
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
3. Thƣ ký: Ông Phạm Ngọc Tuấn, Trưởng phòng Trường Cao đẳng Cơ điện và 
Nông nghiệp Nam Bộ 
4. Các ủy viên: 
 - Ông Đoàn Duy Đồng, Giảng viên Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông 
nghiệp Nam Bộ 
 - Ông Trịnh Đình Bật , Giảng viên Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp 
Nam Bộ 
 - Ông Phạm Ngọc Linh, Trưởng khoa Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh 
tế Bảo Lộc 
 - Ông Huỳnh Văn Phương , Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn xuất 
nhâp̣ khẩu Tấn Khoa, Cần Thơ./. 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
(Theo Quyết định số 1785 /QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 8 năm 2011 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ tịch: Ông Phạm Tố Như, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Cơ khí 
Nông nghiệp 
2. Thƣ ký: Ông Hoàng Ngọc Thịnh, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ 
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
3. Các ủy viên: 
 - Ông Phạm Văn Úc, Trưởng khoa Trường Cao đẳng nghề Cơ khí Nông 
nghiệp 
 - Ông Hoàng Bắc Quốc , Trưởng khoa Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông 
nghiệp Nam Bộ 
 - Ông Đỗ Đức Thành, Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư xây dựng - thương 
mại Sông Hậu./. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_02_van_hanh_may_gat_dap_lien_hop_van_hanh.pdf