Giáo trình Mô đun 01: Vận hành máy gặt đập liên hợp - Kiểm tra máy gặt đập liên hợp
- Xuất xứ : Tập đoàn Kubota Nhật Bản.
- Model (loại sản phẩm): DC 60
- Kích thước : D x R x C : (4800 x 2175 x 2500).
- Trọng lượng : 2450 kg.
- Động cơ Diesel 4 kỳ 4 xylanh - Turbo : công suất 44,5 KW ~ 60 mã lực; tốc
độ quay 2700 (V/f); khởi động bằng máy đề; Ác quy (V/Ah) 12/52.
- Hệ thống truyền động: Truyền động thủy tĩnh (HST), số tới và lùi liên tục (có
2 tốc độ cho mỗi số tiến và lùi).
- Hệ thống điều khiển: Bằng phanh.
- Hệ thống di chuyển: Xích chạy (R x D) 400 x 1545, khoảng cách tâm 1150;
Áp suất trung bình lên mặt đất 19,7 kpa.19
- Bộ phận gặt ( thu, cắt): Guồng gạt (tời) điều khiển bằng thủy lực, kích thước
(đường kính x chiều rộng) 900 x 1828. Chiều rộng gặt (sải rộng giữa 2 mũi rẽ lúa)
2000. Chiều rộng lưỡi cắt 1905.
- Bộ phận đập và làm sạch: Trống đập kiểu hướng trục có răng đập lúa, kích
thước (đường kính x chiều rộng) 620 x 1615, tốc độ 560 (V/f). Làm sạch bằng sàng
rung và quạt.
- Thu lúa hạt: chuyển lúa hạt đến thùng chứa (phễu) bằng trục xoắn; 2 phễu (
mỗi phiễu có dung tích 420 lít), lúa hạt được đóng bao.
- Thiết bị báo: Nhiệt độ nước làm mát, áp suất dầu bôi trơn động cơ, sạc điện,
đầu hạt.
- Khả năng thích ứng với độ nghiêng: không quá 85 độ đối với gặt về phía
trước, không quá 70 độ đối với gặt lùi.
- Loại cây ứng dụng: cây lúa
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Mô đun 01: Vận hành máy gặt đập liên hợp - Kiểm tra máy gặt đập liên hợp
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN KIỂM TRA MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP MÃ SỐ: MĐ01 NGHỀ: VẬN HÀNH MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP Trình độ: Sơ cấp nghề 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ01 2 LỜI GIỚI THIỆU “Vận hành máy gặt đập liên hợp” là nghề chuyên thực hiện các công việc vận hành và bảo dưỡng để liên hợp máy hoạt động an toàn, chính xác, đảm bảo năng suất và chất lượng. Môi trường làm việc của nghề “Vận hành máy gặt đập liên hợp” là nắng nóng, bụi, mưa gió, tiếng ồn và rung động lớn; ngoài ra còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn, cháy và các mối nguy hiểm khác cho người và máy. Vì vậy, người làm nghề này cần phải có kiến thức về chuyên môn, có những kỹ năng cần thiết, có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật cao, có tác phong công nghiệp và sức khoẻ tốt để có thể làm việc lâu dài. “Kiểm tra máy gặt đập liên hợp” là một mô đun chuyên môn nghề bắt buộc nằm trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề “Vận hành máy gặt đập liên hợp” và được giảng dạy trước các mô đun khác. Mô đun này cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học, đào tạo theo hình thức tích hợp cả lý thuyết và thực hành, được áp dụng cho các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khoá đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Trong quá trình biên soạn giáo trình mô đun “Kiểm tra máy gặt đập liên hợp”, chúng tôi đã tham khảo nhiều tài liệu về máy gặt đập liên hợp, giáo trình cơ khí nông nghiệp, tài liệu về động cơ đốt trong, các thông tin trên báo, trên mạng internet kết hợp với kinh nghiệm trong thực tế sản xuất. Giáo trình mô đun “Kiểm tra máy gặt đập liên hợp” đề cập về sơ đồ cấu tạo và việc kiểm tra máy gặt đập liên hợp. Nội dung của giáo trình bao gồm 7 bài: Bài mở đầu Bài 1: Giới thiệu máy gặt đập liên hợp Bài 2: Nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong Bài 3: Kiểm tra bộ phận thu cắt và chuyển lúa Bài 4: Kiểm tra bộ phận đập, làm sạch và thu lúa Bài 5: Kiểm tra động cơ và hệ thống truyền động Bài 6: Kiểm tra hệ thống di chuyển, điều khiển và điện Giáo trình này là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Vận hành máy gặt đập liên hợp”. Các thông tin trong giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học. 3 Mặc dù đã rất cố gắng, song việc biên soạn giáo trình này khó tránh khỏi sót. Chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn. Chúng tôi chân thành cảm ơn sự quan tâm của BGH trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ. Xin cảm ơn Th.S Phạm Tố Như, Th.S Phạm Văn Úc cùng các thành viên trong hội đồng nghiệm thu về những ý kiến đóng góp quý báu cho giáo trình này. Tham gia biên soạn: Chủ biên: Đoàn Duy Đồng 4 MỤC LỤC TT ĐỀ MỤC TRANG 1. Lời giới thiệu 2 2. Mục lục 4 3. Các thuật ngữ chuyên môn, chữ viết tắt 6 4. Mô đun Kiểm tra máy gặt đập liên hợp 7 5. Bài mở đầu 9 6. Bài 1. Giới thiệu máy gặt đập liên hợp 1. Nhiệm vụ - Phân loại 2. Cấu tạo - Nguyên lý làm việc 7. Bài 2. Nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong 1. Khái niệm động cơ đốt trong 2. Các thuật ngữ cơ bản của động cơ đốt trong 3. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ diesel 4 kỳ 4. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ xăng 4 kỳ 8. Bài 3. Kiểm tra bộ phận thu cắt và chuyển lúa 1. Kiểm tra mũi rẽ lúa và guồng gạt 2. Kiểm tra bộ phận cắt 3. Kiểm tra trục tải lúa 4. Kiểm tra băng tải lúa 5. Kiểm tra cơ cấu truyền động 5 9. Bài 4. Kiểm tra bộ phận đập, làm sạch và thu lúa 1. Kiểm tra nắp trống và máng trống 2. Kiểm tra trống đập 3. Kiểm tra sàng làm sạch 4. Kiểm tra quạt gió 5. Kiểm tra trục xoắn tải hạt 6. Kiểm tra thùng chứa hạt 7. Kiểm tra cơ cấu truyền động 10. Bài 5. Kiểm tra động cơ và hệ thống truyền động 1. Kiểm tra hệ thống nhiên liệu 2. Kiểm tra hệ thống bôi trơn 3. Kiểm tra hệ thống làm mát 4. Kiểm tra bộ ly hợp, hộp số 11. Bài 6. Kiểm tra hệ thống di chuyển, điều khiển và điện 1. Kiểm tra hệ thống di chuyển 2. Kiểm tra hệ thống điều khiển (lái, phanh, thủy lực) 3. Kiểm tra ác quy 4. Kiểm tra hệ thống điện chiếu sáng, tín hiệu 12. Hướng dẫn giảng dạy mô đun Kiểm tra máy gặt đập liên hợp 13. Danh sách Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp 14. Danh sách Hội đồng nghiệm thu chương trình, giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp 6 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHƢ̃ VIẾT TẮT - GĐLH : Gặt đập liên hợp - ĐCT: Điểm chết trên - ĐCD: Điểm chết dưới 7 MÔ ĐUN KIỂM TRA MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP Mã mô đun: MĐ01 Giới thiệu mô đun: - “Kiểm tra máy gặt đập liên hợp” là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề “Vận hành máy gặt đập liên hợp”, nhằm trang bị cho học viên kiến thức về cấu tạo và cách kiểm tra máy gặt đập liên hợp; rèn luyện cho học viên kỹ năng tháo lắp, kiểm máy gặt đập liên hợp đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật và an toàn. - Sau khi học xong mô đun này, học viên có khả năng: + Nhận biết được các loại máy gặt đập liên hợp; + Trình bày được nhiệm vụ , sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của các phần, bộ phận máy gặt đập liên hợp; + Sử dụng thành thaọ cá c các dụng cụ, thiết bị kiểm tra máy gặt đập liên hợp; + Thực hiện việc kiểm tra tổng quát máy gặt đập liên hợp đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn; + Có suy nghĩ tích cực và trách nhiệm với việc kiểm tra máy gặt đập liên hợp; + Tuân thủ nội quy an toàn cho người và máy. - Mô đun này thực hiện trong 60 giờ (trong đó: 16 giờ lý thuyết, 40 giờ thực hành và 04 giờ kiểm tra kết thúc mô đun), bao gồm 7 bài: + Bài mở đầu + Bài 1: Giới thiệu máy gặt đập liên hợp + Bài 2: Nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong + Bài 3: Kiểm tra bộ phận thu cắt và chuyển lúa + Bài 4: Kiểm tra bộ phận đập, làm sạch và thu lúa + Bài 5: Kiểm tra động cơ và hệ thống truyền động + Bài 6: Kiểm tra hệ thống di chuyển, điều khiển và điện - Để giảng dạy mô đun này: + Giáo viên cần được tập huấn về phương pháp giảng dạy theo mô đun, cần có kỹ năng thực hành nghề nghiệp tốt. Trước khi giảng dạy, giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy. 8 + Khi giảng dạy, giáo viên cần kết hợp các phương pháp thuyết trình có trực quan, đàm thoại, thảo luận, làm mẫu và hoạt động thực hành trên hiện trường dạy học. Khi giáo viên làm mẫu, tập trung cả lớp quan sát. Khi học viên thực hành, chia số lượng học viên mỗi nhóm tối đa là 3 học sinh, giáo viên quan sát từng nhóm và sửa sai tại chỗ (nếu có) nhằm giúp cho học viên thực hiện các thao tác, tư thế của từng kỹ năng chính xác. + Sau mỗi buổi thực tập, Giáo viên tập trung cả lớp để rút kinh nghiệm; cho học viên nêu lên những vướng mắc trong khi thực tập và đưa ra biện pháp khắc phục. - Phương pháp đánh giá: + Viết: Tự luận, trắc nghiệm + Quan sát: Thực hành + Vấn đáp 9 Bài mở đầu 1. Ƣu, nhƣợc điểm khi thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp: a. Ưu điểm: Hình 1. Máy GĐLH Kubota - Năng suất cao - Chỉ cần một người lái và một người đóng bao. - Chất lượng hạt tốt. - Giảm tổn thất hạt trong quá trình thu hoạch (Tổn thất hạt trong quá trình thu hoạch phụ thuộc vào phương pháp thu hoạch và thời gian thu hoạch. Gặt máy có ưu điểm hơn khi xét đến khía cạnh gặt nhanh và do đó giảm thiểu tổn thất thu hoạch. Dùng máy gặt đập liên hợp, tổn thất hạt khoảng 1,2%. Trong khi đó, tổn thất hạt do gặt xếp dãy khoảng 2.9%; gặt tay khoảng 4%). Hình 2. Gặt lúa bằng tay Hình 3. Gom lúa bằng tay 10 Hình 4. Gặt lúa bằng máy xếp dãy Hình 5. Máy đập lúa Hình 6. Máy gom và đập lúa Hình 7. Máy gặt đập liên hợp b. Nhược điểm: - Tính cơ động của máy trên đồng phụ thuộc vào khối lượng máy và kích cỡ đồng ruộng. - Khó thu hoạch lúa ngã đổ. - Cấu tạo máy khá phức tạp; vận hành và bảo dưỡng cần có chuyên môn. - Độ sạch không cao khi độ ẩm hạt cao. - Tính cơ động không cao nếu sử dụng bánh xích. - Chi phí đầu tư cao. 2. Thị trƣờng máy gặt đập liên hợp ở Việt Nam hiện nay: Với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ và nhu cầu sản xuất, trên thị trường Việt Nam hiện có rất nhiều loại máy gặt đập liên hợp gồm: - Các loại máy nhập từ Nhật Bản,Trung Quốc. 11 Hình 8. Máy GĐLH Kubota DC- 60 Hình 9. Máy GĐLH AGRI Trung Quốc Hình 10. Máy GĐLH Class Hình 11. Máy GĐLH JohnDeer R40 do Nga lắp ráp - Các loại máy liên doanh hoặc sản xuất ở trong nước như của Viện cơ khí nông nghiệp Việt Nam, của các doanh nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long .. . - Riêng ở đồng bằng sông Cửu Long, Với gần năm triệu hécta đất canh tác lúa mỗi năm, hiện nay nhu cầu cơ giới hoá ở đồng bằng sông Cửu Long rất lớn, nhất là trong tình trạng thiếu trầm trọng nguồn nhân công phục vụ nông nghiệp. Theo tiến sĩ Lê Văn Bảnh, viện trưởng viện Nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long, hiện nay 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đang có khoảng 3.000 máy gặt đập liên hợp và 3.400 máy cắt xếp dãy, trong khi nhu cầu cần đến 15.000 máy gặt đập liên hợp, 15.000 máy gặt xếp dãy. 12 Hình 12. Máy GĐLH Tư Sang (Tiền Giang) Hình 13. Máy GĐLH Chín Nghĩa giải nhất Vifotech 2009 (Long An) Hình 14. Máy GĐLH của Công ty Cổ phần cơ khí An Giang tại hội chợ nông nghiệp quốc tế năm 2009 tại TP Cần Thơ 13 Hình 15. Máy GĐLH mini trong báo cáo của TS Gummert Hình 16. Máy GĐLH Đại Lợi Hình 17.Máy GĐLH Vạn Phúc Hình 18. Máy GĐLH Hoàng Thắng Hình 19. Máy GĐLH Mỹ Điền 14 Hình 20. Máy GĐLH của Út “máy cày” Hình 21. Ông Trương Nhựt bên máy GĐLH - Hiện nay trên toàn quốc, máy gặt đập liên hợp để thu hoạch lúa được dùng ở khắp nơi: Hình 22. Thu hoạch lúa tại Bắc Giang Hình 23. Thu hoạch lúa tại Thái Bình 15 Hình 24. Thu hoạch lúa tại Hải Dương Hình 25. Thu hoạch lúa tại Hưng Yên Hình 26. Thu hoạch lúa tại Nam Định Hình 27. Thu hoạch lúa tại Ninh Bình 16 Hình 28. Thu hoạch lúa tại Thanh hóa Hình 29. Thu hoạch lúa tại Hà Tĩnh Hình 30. Thu hoạch lúa tại Bình Định Hình 31. Thu hoạch lúa tại Tây Ninh Hình 32. Hội thi máy GĐLH Hình 33. Thu hoạch lúa tại Sóc Trăng Khu vực ĐBSCL 2009 17 Hình 34. Thu hoạch lúa tại Cà mau Hình 35. Thu hoạch lúa tại Đồng Tháp Hình 36. Thu hoạch lúa tại Hậu Giang Hình 37. Thu hoạch lúa tại An Giang Hình 38. Thu hoạch lúa tại Vĩnh Long Hình 39. Thu hoạch lúa tại Tiền Giang 18 Hình 40. Thu hoạch lúa tại Kiên Giang Hình 41. Thu hoạch lúa tại Long An 3. Thông tin về một số máy gặt đập liên hợp: a. Máy gặt đập liên hợp KUBOTA DC60: Hình 42. Máy GĐLH Kubota DC60 - Xuất xứ : Tập đoàn Kubota Nhật Bản. - Model (loại sản phẩm): DC 60 - Kích thước : D x R x C : (4800 x 2175 x 2500). - Trọng lượng : 2450 kg. - Động cơ Diesel 4 kỳ 4 xylanh - Turbo : công suất 44,5 KW ~ 60 mã lực; tốc độ quay 2700 (V/f); khởi động bằng máy đề; Ác quy (V/Ah) 12/52. - Hệ thống truyền động: Truyền động thủy tĩnh (HST), số tới và lùi liên tục (có 2 tốc độ cho mỗi số tiến và lùi). - Hệ thống điều khiển: Bằng phanh. - Hệ thống di chuyển: Xích chạy (R x D) 400 x 1545, khoảng cách tâm 1150; Áp suất trung bình lên mặt đất 19,7 kpa. 19 - Bộ phận gặt ( thu, cắt): Guồng gạt (tời) điều khiển bằng thủy lực, kích thước (đường kính x chiều rộng) 900 x 1828. Chiều rộng gặt (sải rộng giữa 2 mũi rẽ lúa) 2000. Chiều rộng lưỡi cắt 1905. - Bộ phận đập và làm sạch: Trống đập kiểu hướng trục có răng đập lúa, kích thước (đường kính x chiều rộng) 620 x 1615, tốc độ 560 (V/f). Làm sạch bằng sàng rung và quạt. - Thu lúa hạt: chuyển lúa hạt đến thùng chứa (phễu) bằng trục xoắn; 2 phễu ( mỗi phiễu có dung tích 420 lít), lúa hạt được đóng bao. - Thiết bị báo: Nhiệt độ nước làm mát, áp suất dầu bôi trơn động cơ, sạc điện, đầu hạt. - Khả năng thích ứng với độ nghiêng: không quá 85 độ đối với gặt về phía trước, không quá 70 độ đối với gặt lùi. - Loại cây ứng dụng: cây lúa b. Máy gặt đập liên hợp GLH - 0,2 và GLH - 0,3A (Do Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch nghiên cứu, thiết kế, chế tạo): Hình 43. Sơ đồ cấu tạo máy gặt đập liên hợp GLH - 0,2 1. Guồng gạt sai tâm; 2. Hộp điều khiển cắt gặt; 3. Động cơ; 4. Băng chuyển tải lúa; 5. Quạt thổi; 6. Nắp trống đập; 7. Trống đập; 8. Máng trống; 9. Sàng làm sạch; 10. Trục xoắn tải thóc; 11. Hệ thống di động; 12. Hộp số di động; 13. Trục xoắn tải lúa; 14. Bàn dao cắt; 15. Mũi rẽ Các chỉ tiêu Giá trị chỉ tiêu Mã hiệu máy GLH-0,2 GLH-0,3A 20 Các chỉ tiêu Giá trị chỉ tiêu Kích thước chung, mm Dài Rộng Cao 5200 2280 2220 4700 2400 2300 Khối lượng máy, kg 1700 2050 Năng suất, ha/h 0,16 - 0,2 0,2 - 0,3 Số người phục vụ, người 2 - 3 2 - 3 Bề rộng cắt, mm 1500 2000 Công suất động cơ, mãlực 22,5 36 Phương thức khởi động Khởi động bằng điện Gầm máy Phương thức di động Tự chạy bằng xích cao su liền dải Bề rộng xích, mm 300 400 Khoảng cách hai tâm dải xích, mm 1050 1400 Bước xích, mm 100 90 Hộp số di động Loại hình Sử dụng hộp số máy kéo tay Bông Sen 12 Sử dụng hộp số máykéo tay Bông Sen 12 (cải tiến) Vận tốc ở các cấp số, m/s: Số tiến I chậm Số tiến II chậm Số tiến III chậm Số tiến I nhanh Số tiến II nhanh Số tiến III nhanh 0,27 0,27 0,485 0,485 0,788 0,788 1,02 1,02 1,83 1,83 21 Các chỉ tiêu Giá trị chỉ tiêu Số lùi chậm Số lùi nhanh 2,79 2,7 0,2 0,2 0,74 0,74 Bộ phận cắt Guồng gạt Loại hình Cánh gạt răng chải sai tâm Đường kính, mm 900 900 Vòng quay, vg/ph 27 30 Trục xoắn chuyển tải lúa Loại hình Trục xoắn tay vơ sai tâm Đường kính ngoài, mm 470 490 Đường kính trong, mm 300 300 Số răng, chiếc 6 12 Tốc độ, vg/ph 158 200 Khe hở bình thường, mm 15 10 Bàn cắt Loại hình Kiểu dao tông đơ chữ V Số dao di động, chiếc 22 28 Số đôi mỏ quạ bảo vệ 11 14 Số mỏ quạ đơn, chiếc 1 1 Tần số dao động (lần/ph) 370 400 22 Các chỉ tiêu Giá trị chỉ tiêu Hành trình dao, mm 76,2 76,2 Bộ phận đập phân ly Trống đập: Loại hình Tốc độ trống, vg/ph Đường kính đỉnh răng, mm Chiều dài trống, mm Máng trống: Loại hình Góc bao, độ Khe hở trống-máng, mm Nắp trống: Bạc trục kiểu răng tròn 670 650 540 600 1100 1600 Máng thanh 224 220 20 30 Nắp có gân dẫn Bộ phận làm sạch Loại hình Quạt thổi, sàng lắc ngang trục trống đập Sàng: Dạng sàng Số sàng, chiếc Tần số dao động, lần/ph Biên độ dao động, mm Sàng phẳng lỗ tròn 14 - 18 2 2 250 250 40 24 Quạt: Loại hình Đường kính ngoài, mm Tốc độ quay, vg/ph Quạt ly tâm xoắn, cánh nghiêng phía sau 400 450 800 800 23 Các chỉ tiêu Giá trị chỉ tiêu Băng tải lúa ... và bánh đè xích Máy GĐLH JohnDeer R40 - Kiểm tra dải xích. 2. Kiểm tra hệ thống điều khiển (lái, phanh, thủy lực): 2.1. Cấu tạo: 106 Hình 186. Tay điều khiển Máy GĐLH JohnDeer R40 A. Tay điều khiển nâng hạ bộ phận gặt và lái B. Núm điều khiển nâng hạ guồng gạt Hình 187. Cần điều khiển Máy GĐLH Kubota DC60 1. Cần lái trơ ̣lưc̣ 4. Rẽ sang phải 2. Hạ máy gặt 5. Rẽ sang trái 3. Nâng máy găṭ 107 Hình 188. Các cần điều khiển Máy GĐLH JohnDeer R40 A. Cần điều khiển trống đập B. Cần điều khiển bộ phận gặt C. Cần điều khiển phanh tay 2.2. Kiểm tra: - Kiểm tra mức dầu trong thùng dầu hệ thống nâng hạ thủy lực. Hình 189. Thùng dầu thủy lực Máy GĐLH JohnDeer R40 108 Hình 190. Thùng dầu thủy lực Máy GĐLH Kubota DC60 1. Thùng chứa dầu thủy lực 3. Kiểm tra mức dầu 2. Nạp dầu 4. Xả dầu - Kiểm tra, thay ống lọc dầu thủy lực. Hình 191. Bộ lọc dầu thủy lực Máy GĐLH Kubota DC60 1. Ống lọc của bộ lọc nhớt HST (truyền đôṇg thủy lưc̣ ) 109 - Điều chỉnh chiều cao guồng gạt, được thực hiện bằng cách xoay pit tông C của xi lanh lực. Hình 192. Điều chỉnh xi lanh lực Máy GĐLH JohnDeer R40 A. Chiều tăng C. Đai ốc hãm B. Chiều giảm D. Piston của xi lanh lực - Xả gió xi lanh lực. Hình 193. Vị trí xả gió trên xi lanh lực Máy GĐLH JohnDeer R40 - Kiểm tra phanh tay. 110 3. Kiểm tra ác quy: 3.1. Cấu tạo: Hình 194. Cấu tạo ác quy 111 Hình 195. Cấu tạo ác quy 1. Giá cố điṇh 5. Đầu cáp 2. Cưc̣ âm (-) 6. Đai ốc 3. Cưc̣ dương (+) 7. Bu lông 4. Cọc 3.2. Kiểm tra: - Kiểm tra nứt vỏ và gãy cọc ác quy. - Kiểm tra đứt cáp hay mối nối. - Kiểm tra sự ăn mòn ở cọc ác quy, chất bẩn và acid trên bề mặt ác quy. - Kiểm tra giá giữ ác quy. - Kiểm tra mực dung dịch điện phân trong ác quy. - Kiểm tra dung dịch điện phân có bị mờ hay biến màu không. 112 Hình 196. Kiểm tra ác quy bằng mắt 4. Kiểm tra hệ thống điện chiếu sáng, tín hiệu: 4.1. Kiểm tra hệ thống chiếu sáng: Hình 197. Vị trí đèn Máy GĐLH Kubota DC60 1. Đèn làm viêc̣ 2. Đèn phản quang 4.1.1. Cấu tạo: Gồm bóng đèn, đui đèn và chóa đèn 113 Hình 198. Bóng đèn loại dây tóc Hình 199. Bóng đèn halogen Hình 200. Gƣơng phản chiếu (chóa đèn) 4.1.2. Kiểm tra: a. Kiểm tra, điều chỉnh hướng chiếu sáng. 114 b. Kiểm tra, thay thế bóng đèn. - Bóng đèn dây tóc Hình 201. Thay thế bóng đèn dây tóc Thay thế: Ấn bóng đèn về phía đui để nhả khóa chốt đế ra khỏi rãnh đui đèn, quay bóng và kéo nó ra. Làm ngược lại để lắp bóng mới vào. - Thay thế bóng đèn halogen: Do bóng đèn haloden nóng hơn so với đèn thường khi sử dụng, bóng đèn sẽ bị vỡ nếu dầu hay mỡ dính vào bề mặt. Hơn nữa, muối từ mồ hôi người có thể bám vào thạch anh. Vì lý do đó, hãy cầm vào phần đui đèn khi thay bóng đèn để tránh các vết vân tay không chạm vào các thạch anh. Hình 202. Thay thế bóng đèn halogen 115 4.2. Kiểm tra hệ thống tín hiệu: 4.2.1. Cấu tạo: Hình 203. Các công tắc đèn, còi Máy GĐLH JohnDeer R40 Hình 204. Các công tắc đèn, còi Máy GĐLH Kubota DC60 1. Công tắc đèn 2. Công tắc còi A. Xoay theo chiều kim đồng hồ 116 - Còi điện: Hình 205. Vị trí lắp còi điện, rơ le, cầu chì Máy GĐLH JohnDeer R40 A. Còi điện B. Hộp rơ le, cầu chì - Báo đầy hạt: Nó được đặt tại thùng chứa hạt. Khi lớp hạt lúa đạt tới vị trí này, tín hiệu báo động được gửi đến gây chú ý cho người lái. Hình 206. Vị trí báo đầy hạt trong thùng chứa hạt Máy GĐLH JohnDeer R40 117 4.2.2. Kiểm tra: - Kiểm tra, điều chỉnh còi - Kiểm tra tín hiệu báo đầy hạt. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: - Trình bày sơ đồ cấu tạo hệ thống di chuyển, điều khiển và điện? - Thực hiệc việc kiểm tra hệ thống di chuyển, điều khiển và điện? C. Ghi nhớ: - Sơ đồ cấu tạo hệ thống di chuyển, điều khiển và điện. - Vị trí và phương pháp kiểm tra hệ thống di chuyển, điều khiển và điện. 118 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN KIỂM TRA MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP I. Vị trí, tính chất của mô đun : 1. Vị trí: Mô đun Kiểm tra máy gặt đập liên hợp là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Vận hành máy gặt đập liên hợp; được giảng dạy trước các mô đun khác. Mô đun này cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. 2. Tính chất: Mô đun chuyên môn nghề bắt buộc. II. Mục tiêu: 1. Kiến thức: + Nhận biết được các loại máy gặt đập liên hợp; + Trình bày được nhiệm vụ , sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của các phần, bộ phận máy gặt đập liên hợp. 2. Kỹ năng: + Sử dụng thành thaọ các các dụng cụ, thiết bị kiểm tra máy gặt đập liên hợp; + Thực hiện việc kiểm tra tổng quát máy gặt đập liên hợp đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn. 3. Thái độ: + Có suy nghĩ tích cực và trách nhiệm với việc kiểm tra máy gặt đập liên hợp; + Tuân thủ nội quy an toàn cho người và máy. III. Nội dung chính của mô đun: Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* Bài mở đầu Lý thuyết Phòng chuyên môn, sân bãi 01 01 MĐ 01-01 Bài 1. Giới thiệu máy gặt đập liên hợp Lý thuyết Phòng chuyên môn, sân bãi 04 02 02 119 Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ 01-02 Bài 2. Nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong Lý thuyết Phòng chuyên môn, sân bãi 03 01 02 MĐ 01-03 Bài 3. Kiểm tra bộ phận thu cắt và chuyển lúa Tích hợp Phòng chuyên môn, sân bãi 12 03 09 MĐ 01-04 Bài 4. Kiểm tra bộ phận đập, làm sạch và thu lúa Tích hợp Phòng chuyên môn, sân bãi 12 03 08 1 MĐ 01-05 Bài 5. Kiểm tra động cơ và hệ thống truyền động Tích hợp Phòng chuyên môn, sân bãi 12 03 09 MĐ 01-06 Bài 6. Kiểm tra hệ thống di chuyển, điều khiển và điện Tích hợp Phòng chuyên môn, sân bãi 12 03 08 1 Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 60 16 38 6 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành. IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 1. Nguồn lực cần thiết: 120 - Giáo trình dạy nghề mô đun Kiểm tra máy gặt đập liên hợp trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề Vận hành máy gặt đập liên hợp. - Phòng học chuyên môn, sân bãi - Máy gặt đập liên hợp - Mô hình động cơ đốt trong - Dụng cụ kiểm tra: Thước cặp, pan me, thước lá ..... - Dụng cụ tháo lắp: Cà lê miệng, cà lê hoa dâu, tuýp, tuốc lơ vít, kìm, búa .... - Nguyên vật liệu: Xăng, dầu, mỡ, giẻ lau ..... - Bảo hộ lao động ...... 2. Tổ chức thực hiện: - Trước khi giảng dạy, giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng bài học để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy. - Khi giảng dạy, giáo viên cần kết hợp các phương pháp thuyết trình có trực quan, đàm thoại, thảo luận, làm mẫu và hoạt động thực hành trên hiện trường dạy học. Khi giáo viên làm mẫu, tập trung cả lớp quan sát. Khi học viên thực hành, chia số lượng học viên mỗi nhóm tối đa là 3 học sinh, giáo viên quan sát từng nhóm và sửa sai tại chỗ (nếu có) nhằm giúp cho học viên thực hiện các thao tác, tư thế của từng kỹ năng chính xác. - Sau mỗi buổi thực tập, Giáo viên tập trung cả lớp để rút kinh nghiệm; cho học viên nêu lên những vướng mắc trong khi thực tập và đưa ra biện pháp khắc phục. V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Giới thiệu máy gặt đập liên hợp Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Nhiệm vụ và các loại máy gặt đập liên hợp. Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy gặt đập liên hợp. Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi 5.2. Bài 2: Nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Định nghĩa, phân loại và các thuật Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi 121 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá ngữ cơ bản của động cơ đốt trong. Sơ đồ cấu tạo, nguyên lý làm việc của động cơ diezel 4 kỳ. Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi 5.3. Bài 3: Kiểm tra bộ phận thu cắt và chuyển lúa Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá * Kiểm tra mũi rẽ lúa và guồng gạt: - Sạch, chắc chắn - Vị trí guồng gạt đạt yêu cầu - Mũi rẽ lúa bắt chặt với khung và ngang bằng với giao cắt - Guồng gạt quay trơn nhẹ nhàng không va đập vào bộ phận cắt - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi - Theo dõi quá thực hiện công việc * Kiểm tra bộ phận cắt: - Sạch, chắc chắn - Số lượng dao cắt đủ và phải sắc - Khe hở gữa dao cố định và dao di động từ 0,5- 1,5mm - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi - Theo dõi quá thực hiện công việc * Kiểm tra trục tải lúa: - Sạch, chắc chắn - Khe hở đúng quy định - Khi làm việc quay nhẹ nhàng cuốn tải hết lúa cắt về phía băng tải - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi - Theo dõi quá thực hiện công việc * Kiểm tra băng tải lúa: - Sạch, chắc chắn - Khe hở đúng quy định - Băng tải không trượt - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi - Theo dõi quá thực hiện công việc * Kiểm tra cơ cấu truyền động: 122 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Sạch, chắc chắn - Độ căng (dây đai, dải xích) đúng quy định - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi - Theo dõi quá thực hiện công việc 5.4. Bài 4: Kiểm tra bộ phận đập, làm sạch và thu lúa Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá * Kiểm tra nắp trống và máng trống: - Sạch, chắc chắn - Khe hở giữa máng và trống đập đúng quy định - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi - Theo dõi quá thực hiện công việc * Kiểm tra trống đập: - Sạch, chắc chắn - Quay trơn nhẹ nhàng không có hiện tượng va đập - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi - Theo dõi quá thực hiện công việc * Kiểm tra sàng làm sạch: - Sạch, chắc chắn - Sàng không bị thủng hoặc rách - Độ nghiêng cánh của sàng đúng quy định - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi - Theo dõi quá thực hiện công việc * Kiểm tra quạt gió: - Sạch, chắc chắn - Hướng thổi đúng quy định - Quay trơn nhẹ nhàng không có hiện tượng va đập - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi - Theo dõi quá thực hiện công việc * Kiểm tra trục xoắn tải lúa: - Sạch, chắc chắn - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi - Theo dõi quá thực hiện công việc * Kiểm tra cơ cấu truyền động: - Sạch, chắc chắn - Độ căng dây đai, dải xích) đúng - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi 123 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá quy định - Theo dõi quá thực hiện công việc 5.5. Bài 5: Kiểm tra động cơ và hệ thống truyền động Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá * Kiểm tra hệ thống nhiên liệu: - Sạch, chắc chắn - Không rò rỉ - Đủ các bộ phận hoạt động tốt - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi - Theo dõi quá thực hiện công việc * Kiểm tra hệ thống bôi trơn: - Sạch, chắc chắn - Không rò rỉ - Đủ dầu và đúng quy định (dầu bôi trơn động cơ diezen) - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi - Theo dõi quá thực hiện công việc * Kiểm tra hệ thống làm mát: - Sạch, chắc chắn - Không rò rỉ - Đủ nước và đúng quy định (nước mềm) - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi - Theo dõi quá thực hiện công việc * Kiểm tra bộ li hợp: - Sạch, chắc chắn - Hành trình tự do, toàn phần đúng yêu cầu kỹ thuật - Cắt và nối dứt khoát - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi - Theo dõi quá thực hiện công việc * Kiểm tra hộp số: - Đủ dầu bôi trơn - Sạch, liên kết chắc chắn với khung - Ra vào số nhẹ nhàng, không nhảy số - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi - Theo dõi quá thực hiện công việc 124 5.6. Bài 6: Kiểm tra hệ thống di chuyển, điều khiển và điện Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá * Kiểm tra bánh chủ động và bánh dẫn hướng: - Bánh chủ động liên kết chắc chắn - Độ rơ bánh dẫn hướng trong khoảng cho phép - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi - Theo dõi quá thực hiện công việc * Kiểm tra bánh đỡ và cụm bánh đè: - Sạch, chắc chắn - Độ rơ trong khoảng cho phép - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi - Theo dõi quá thực hiện công việc * Kiểm tra dải xích: - Sạch, chắc chắn - Mắt xích, chốt xích đủ, không bị rạn nứt - Độ căng xích đúng quy định - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi - Theo dõi quá thực hiện công việc * Kiểm tra hệ thống lái, phanh: - Sạch, chắc chắn - Hành trình tự do, toàn phần đúng yêu cầu kỹ thuật - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi - Theo dõi quá thực hiện công việc * Kiểm tra hệ thống thủy lực: - Sạch, chắc chắn - Không rò rỉ - Lượng dầu đủ đúng quy định - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi - Theo dõi quá thực hiện công việc * Kiểm tra ác quy: - Sạch, chắc chắn - Đủ điện áp và dung dịch đủ quy định - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi - Theo dõi quá thực hiện công việc * Kiểm tra hệ thống chiếu sáng, tín hiệu: - Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi 125 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Sạch, chắc chắn - Hướng chiếu sáng đúng quy định - Tiếng còi đạt yêu cầu - Còi đúng âm lượng quy định(đêciben) - Khoảng chiếu sáng đúng quy định - Theo dõi quá thực hiện công việc VI. Tài liệu tham khảo 1. Cù Xuân Bắc (chủ biên), Giáo trình cơ khí nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà nội, 2008. 2. Hội Cơ khí nông nghiệp Việt Nam, Sổ tay Cơ điện nông nghiệp, bảo quản và chế biến nông – lâm sản cho chủ trang trại; tập II ( Máy – Thiết bị dùng trong trồng trọt và vận chuyển nông thôn), NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2006. 3. Tài liệu tập huấn về máy gặt đập liên hợp KUBOTA (DC-60). 4. Tài liệu tập huấn về máy gặt đập liên hợp JOHNDEER (R40). 5. Bùi Đình Khuyết, Giáo trình cơ khí hóa nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp 3, 1994. 6. Phạm Xuân Vượng, Máy thu hoạch nông nghiệp, NXB Giáo dục, Hà nội, 1999. 7. Nguyêñ Văn Bình và Nguyêñ Tất Tiến , Nguyên lý đôṇg cơ đốt trong , NXB Đaị hoc̣ và Trung học chuyên nghiệp , 1977. 8. Thông tin trên báo, trên mạng internet. 126 BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 1415/QĐ-BNN-TCCB, ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Lê Thái Dương - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ 2. Phó chủ nhiệm: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thƣ ký: Ông Phạm Ngọc Tuấn, Trưởng phòng Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ 4. Các ủy viên: - Ông Đoàn Duy Đồng, Giảng viên Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ - Ông Trịnh Đình Bật , Giảng viên Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ - Ông Phạm Ngọc Linh, Trưởng khoa Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc - Ông Huỳnh Văn Phương , Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhâp̣ khẩu Tấn Khoa , Cần Thơ./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU (Kèm theo Quyết định số 1785 /QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Ông Phạm Tố Như, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Cơ khí Nông nghiệp 2. Thƣ ký: Ông Hoàng Ngọc Thịnh, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Ông Phạm Văn Úc, Trưởng khoa Trường Cao đẳng nghề Cơ khí Nông nghiệp - Ông Hoàng Bắc Quốc , Trưởng khoa Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ - Ông Đỗ Đức Thành, Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư xây dựng - thương mại Sông Hậu./.
File đính kèm:
- giao_trinh_mo_dun_01_van_hanh_may_gat_dap_lien_hop_kiem_tra.pdf