Giáo trình Máy nông nghiệp - Chương 7: Thiết bị bao gói sản phẩm

Mục đích việc bao gói sản phẩm :

- Bảo vệ cho sản phẩm không bị biến đổi chất do tác động của các

yếu tố bên ngoài như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,.

- Tránh cho sản phẩm không bị ảnh hưởng do tác động cơ học như:

biến dạng, sây xát, dập nát trong quá trình vận chuyển, tạo điều kiện cho

việc bốc xếp nhanh gọn và tăng hệ số sử dụng tải trọng xe.

- Kích thích thị hiếu và tăng sức mua của người tiêu dùng nếu bao bì

có hình thức trang trí đẹp và hấp dẫn, có khối lượng và dung tích phù hợp

với khả năng tiêu thụ.

Trang trí bao bì là nghệ thuật làm tăng vẻ đẹp bên ngoài nhằm thu

hút cảm tình của người dùng đối với một loại sản phẩm nào đó trên cơ sở

thỏa mãn nhu cầu về thị hiếu và thẩm mỹ. Thông qua việc trang trí đã góp

phần nâng cao được giá trị chung của của sản phẩm.

pdf 20 trang kimcuc 7980
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Máy nông nghiệp - Chương 7: Thiết bị bao gói sản phẩm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Máy nông nghiệp - Chương 7: Thiết bị bao gói sản phẩm

Giáo trình Máy nông nghiệp - Chương 7: Thiết bị bao gói sản phẩm
  - 130 - 
Chương VIII 
THIẾT BỊ BAO GÓI SẢN PHẨM 
8.1. Khái niệm chung về quá trình bao gói sản phẩm 
Đóng gói sản phẩm là một trong những quá trình quan trọng trong dây 
chuyền công nghệ chế biến nông sản. Đây là quá trình tổng hợp bao gồm 
nhiều khâu như : chuẩn bị bao bì, cho sản phẩm vào bao bì, ghép kín, trang 
trí và hoàn thiện. Quá trình này thực hiện hầu hết đối với các loại sản 
phẩm trước khi chuyển giao cho người tiêu dùng hoặc trước khi xuất khẩu. 
 Việc đóng gói có thể thực hiện đồng thời trên các thiết bị phối hợp : 
tạo bao - nạp liệu - ghép kín - trang trí nhưng cũng có thể thực hiện trên 
các thiết bị độc lập. 
* Mục đích việc bao gói sản phẩm : 
 - Bảo vệ cho sản phẩm không bị biến đổi chất do tác động của các 
yếu tố bên ngoài như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,.... 
- Tránh cho sản phẩm không bị ảnh hưởng do tác động cơ học như: 
biến dạng, sây xát, dập nát trong quá trình vận chuyển, tạo điều kiện cho 
việc bốc xếp nhanh gọn và tăng hệ số sử dụng tải trọng xe. 
- Kích thích thị hiếu và tăng sức mua của người tiêu dùng nếu bao bì 
có hình thức trang trí đẹp và hấp dẫn, có khối lượng và dung tích phù hợp 
với khả năng tiêu thụ. 
* Trang trí bao bì là nghệ thuật làm tăng vẻ đẹp bên ngoài nhằm thu 
hút cảm tình của người dùng đối với một loại sản phẩm nào đó trên cơ sở 
thỏa mãn nhu cầu về thị hiếu và thẩm mỹ. Thông qua việc trang trí đã góp 
phần nâng cao được giá trị chung của của sản phẩm. 
* Nội dung trang trí 
- Tranh vẽ và biểu tượng có tác dụng quảng cáo mặt hàng và thông 
báo về thành phần chất lượng. 
- Ký hiệu và mác sản phẩm được trình bày trên bề mặt của bao bì có 
tác dụng cổ động nhằm làm cho người tiêu dùng nhận biết, phân biệt các 
mặt hàng với nhau và xuất xứ của chúng. Ký hiệu và mác có thể bằng hình 
ảnh hoặc kết hợp hình ảnh với chữ viết. 
  - 131 - 
- Chữ viết cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hình thức bên ngoài. Có 
thể viết nhiều kiểu chữ khác nhau : chữ thường, chữ in, chữ viết hoa,...theo 
những hình thức thích hợp với bố cục trên bề mặt trình bày. Trong trường 
hợp cần thiết thì có thể viết bằng nhiều thứ chữ để giới thiệu, quảng cáo. 
- Màu sắc là thành phần quan trọng trong nội dung trang trí. Việc lựa 
chọn màu và cách pha màu thích hợp sẽ gợi cảm hoặc gây ấn tượng đối 
với người tiêu dùng. 
Để trang trí bao bì, người ta có thể dùng hai nguyên tắc: in nhãn trực 
tiếp vào bao bì giấy, màng mỏng, hộp, chai,... hoặc dán nhãn đã in riêng 
vào bao bì. 
8.2. Máy định lượng sản phẩm 
8.2.1. Máy định lượng theo thể tích 
* Máy định lượng bột nhào cắt bằng dao lắc (hình 8.1). Bột nhào từ 
phễu cấp liệu 1 được vít xoắn cuốn lấy và đẩy đi với tốc độ không đổi qua 
khuôn ép 2 có hình dạng và tiết diện lỗ xác định. Trong quá trình cấp liệu 
thì khối sản phẩm được lèn chặt và bắt buộc phải chuyển động làm các sợi 
bột nhào ép có độ đồng đều cao. Dao 3 lắc với tần số đều cắt các sợi bột 
nhào thành các thỏi có chiều dài và thể tích bằng nhau. 
Hình 8.1. Máy định lượng bột nhào cắt bằng dao lắc 
  - 132 - 
Hình 8.2. Máy định lượng bột nhào theo khuôn 
* Máy định lượng bột nhào theo khuôn (hình 8.2). Nguyên liệu từ 
phễu 1 được các trục cán cấp liệu 2 đưa vào trong buồng nhận 3. Trong khi 
đó tấm chắn cắt 4 và pít tông 5 ở vị trí tận cùng bên trái. Tấm chắn 4 và pít 
tông 5 di chuyển sang bên phải và bắt đầu cắt khối sản phẩm trong buồng 
3, rồi đẩy nó vào khuôn 6 của cơ cấu chia 7. Bột nhào sẽ ép pít tông 8, nén 
lò xo 9 sát về vị trí bên phải. Khi quay cơ cấu chia 7 một góc 90o thì pít 
tông 8 được giải phóng khỏi áp lực của pít tông 5 dưới tác dụng của lò xo 
9 bột nhào được đẩy ra băng tải 10. Lượng bột nhào được lấy ra đúng bằng 
thể tích của khuôn ép. 
* Bộ phận rót kiểu van xoay là bộ phận rót đơn giản nhất, nó gồm có 
bình định lượng 1, van ba chiều 2, ống thoát khí 3 hở cả hai đầu, ống nối 4 
để nạp đầy bình 1 và ống nối 5 để rót chất lỏng đã định lượng vào bao bì 
chứa (hình 8.3). 
Hình 8.3. Bộ phận rót kiểu van xoay 
  - 133 - 
Thể tích chất lỏng đi vào trong bình 1 phụ thuộc vào vị trí đầu bên 
dưới của ống 3. Khi nút của van ba chiều tại vị trí chỉ ở phần bên phải của 
hình vẽ, chất lỏng dưới áp suất thủy tĩnh đi vào trong bình định lượng, đẩy 
không khí trong bình ra qua ống 3. Khi chất lỏng dâng đến mép dưới của 
ống thi không khí không ra được nữa, còn chất lỏng ở trong bình 1 được 
dâng lên cao hơn mép dưới của ống một đoạn h, phụ thuộc vào mức chất 
lỏng ở trong thùng rót. áp suất không khí trên chất lỏng sẽ ngăn cản việc 
nạp tiếp tục vào bình 1, còn lối ra của chất lỏng bị đóng. Chất lỏng trong 
ống 3 sẽ dâng lên và theo qui tắc bình thông nhau nó được xác định bằng 
mức chất lỏng ở trong thùng chứa. Như thế là chấm dứt một chu trình định 
lượng. Thể tích chất lỏng được điều chỉnh bằng cách dịch ống 3 lên hoặc 
xuống. Để tháo chất lỏng vào bao bì, thì xoay van ba ngả ngược chiều kim 
đồng hồ một góc 90o, như đã chỉ ở phần bên trái hình vẽ. Tùy theo cách 
xoay van mà những máy dùng cơ cấu rót này thuộc loại quay tay, bán tự 
động hoặc tự động. 
* Bộ phận rót kiểu van trượt (hình 8.4) được dùng để rót sản phẩm 
lỏng không nhớt như rượu, sữa,... Thùng chứa 1 có bình định lượng 2, đáy 
bình vặn chặt với van trượt 3, phần trên của van trượt rỗng, phần dưới đặc. 
Bên thành phần rỗng của van trượt có lỗ 4. Phía đáy thùng 1 có lắp ống lót 
rỗng 5, có lỗ 6, ống chảy tràn 7 và đầu cuối 8 cắm vào bao bì. Lò xo 9 và 
con lăn 10 dịch chuyển theo cơ cấu cam có biên dạng thích hợp đảm bảo 
sự dịch chuyển thẳng đứng của van trượt. Khi nâng van trượt lên một đại 
lượng H thì bình 2 đã chứa đầy chất lỏng được nâng lên, mép trên của nó 
nằm cao hơn mực chất lỏng trong thùng chứa 1, đồng thời xảy ra sự trùng 
khít các lỗ 4 và 6 của van trượt, nhờ đó mà chất lỏng trong bình 2 chảy vào 
bao bì. Sau khi chảy hết chất lỏng thì bình 2 được hạ xuống để nạp chất 
lỏng và chu trình làm việc được lặp lại. 
  - 134 - 
Hình 8.4. Bộ phận rót kiểu van trượt 
* Bộ phận rót kiểu van chắn (hình 8.5) được dùng để rót sữa, xirô, 
nước cà chua,...vào chai có miệng rộng hoặc vào hộp. 
Đối với van chắn dùng nạp chất lỏng cho chai (hình 8.5a), ở đáy thùng 
rót có lắp ống nối 1 bằng đai ốc 2. ống lót 3 tỳ lên vành cao su 4 có thể 
dịch chuyển dọc theo ống nối 8. Bề mặt tiếp xúc của ống lót và ống nối 
phải được mài nhẵn để đảm bảo độ kín. ống thoát khí 5 hở cả hai đầu, 
dùng để tháo không khí bị chất lỏng đẩy ra khỏi chai. Đầu phía dưới của 
ống này được ghép chặt với van chắn 6 làm bằng cao su. Lò xo 7 dùng để 
tăng lực đóng kín của cặp van và đế, nhờ đó mà mép dưới của ống lót 3 
luôn được che kín. Khi chai được nâng lên phía trên, ấn chặt miệng vào 
van chắn 6, nén lò xo 7 và nâng ống lót 3 lên, lúc đó van chắn rời khỏi 
mép dưới của ống lót 3, tạo ra khe để cho chất lỏng từ trong thùng rót chảy 
ra nạp đầy vào chai. Khi nạp vào chai thì miệng chai được ép chặt vào 
vành cao su 4, còn không khí theo ống 5 đi vào không gian ở bên trên chất 
lỏng trong thùng rót. Khi chất lỏng dâng đến mép dưới của ống thì không 
khí ở trong chai không có chỗ ra, sẽ tạo nên áp suất nén ngăn cản không 
cho chất lỏng chảy vào. 
  - 135 - 
 a) b) 
Hình 8.5. Bộ phận rót kiểu van chắn 
a) dùng cho chai; b) dùng cho hộp. 
Đối với van chắn dùng để nạp chất lỏng cho hộp (hình 8.5b), đế di 
động 3 được lò xo 2 ép chặt vào van cố định 1. Sản phẩm lỏng ở trên van 
không thể từ thùng 4 chảy ra khi không có hộp. 
Khi hộp 6 nằm trên bàn đỡ dưới 5 được dịch chuyển lên trên thì nó 
nâng đế cao su, nhờ đó chất lỏng chảy vào hộp, qua khe hở hình vành 
khuyên vừa tạo ra. Lượng chất lỏng chảy vào bằng hiệu giữa thể tích hộp 
và thể tích phần nhô phía dưới của van. 
Van ghép chặt vào đầu bên dưới của ống 7, ống này dùng để cho 
không khí thoát ra khỏi hộp lúc nạp chất lỏng. Khi hạ thùng thì lò xo 2 đẩy 
đế 3 trở lại vị trí ban đầu, nhờ đó đình chỉ việc cấp sản phẩm. Bộ phận rót 
được lắp với đáy thùng chứa nhờ ống nối 8 và đai ốc 9, ống lót cao su 10 
dùng để đệm kín, đế cao su 3 được giữ chặt trên đĩa 11. 
8.2.2. Máy định lượng theo trọng lượng 
Máy định lượng theo trọng lượng thường được dùng phổ biến để nạp 
liệu rời vào bao bì. Máy có thể làm việc liên tục hoặc gián đoạn, điều 
  - 136 - 
chỉnh tự động hoặc bán tự động. Đối với những máy làm việc gián đoạn, 
thùng chứa phải có hình dạng hợp lý để nó tiếp nhận được hoàn toàn 
nguyên liệu vào và tháo ra hết các phần nguyên liệu đã xác định khối 
lượng. 
Máy định lượng theo trọng lượng kiểu cân bán tự động (hình 8.6) là 
loại máy làm việc gián đoạn dùng để định lượng sản phẩm rời vào bao bì. 
Hình 8.6. Máy định lượng kiểu cân bán tự động 
1. phễu cấp liệu; 2. Vít xoắn cung cấp; 3,4 các khớp lăng trụ; 5. Thùng định 
lượng; 6. Tay đòn; 
7. động cơ; 8. Hộp giảm tốc; 9. đối trọng; 10. Công tắc tiếp điểm đóng ngắt 
tự động; 
11. Công tắc; 12. Rơ le điện từ 
Nguyên liệu từ phễu cấp liệu 1 được vít tải 2 đưa vào thùng định 
lượng 5. Vít tải này được truyền chuyển động từ động cơ điện 3 qua hộp 
giảm tốc 4. Phần trên của thùng định lượng có gắn khớp lăng trụ 6 tựa trên 
tay đòn 7 và tay đòn này có gắn khớp lăng trụ 8 liên kết với thanh đứng 
của giá treo. Đầu bên phải của tay đòn có liên hệ với công tắc tiếp điểm 10 
thông qua rơ le điện từ điều khiển việc đóng ngắt dòng điện vào động cơ 
điện 3. Khi nguyên liệu vào trong thùng 5 đủ trọng lượng qui định, do 
khớp 8 đặt lệch so với đường tâm của thùng nên làm quay đầu bên trái của 
tay đòn 7 xuống dưới, đầu bên phải lên trên làm mở tiếp điểm 10, không 
có dòng điện vào rơ le điện từ, công tắc mạch chính mở, ngắt dòng điện 
vào động cơ 3, đình chỉ việc cấp liệu. Khi xả hết lượng nguyên liệu trong 
12 
  - 137 - 
thùng 5, tiếp điểm 10 đóng lại. Tiến hành đóng điện lại cho động cơ làm 
việc để định lượng mẻ sau bằng cách ấn công tắc 11. Đối trọng 9 dùng để 
thay đổi lượng nguyên liệu trong thùng 5 khi cần thay đổi mức. 
Hình 8.7. Máy định lượng kiểu cân tự động 
1- bộ phận cấp liệu; 2- bộ gây rung; 3- đèn chiếu sáng; 4- ống dẫn luồng 
ánh sáng; 
5- tế bào quang điện; 6- tấm chắn; 7- mẫu khối lượng; 8- thang chia độ của 
cơ cấu khối lượng; 
9- bao bì đã nạp đầy; 10- bao bì rỗng; 11- rơ le quang điện. 
Máy định lượng kiểu cân tự động (hình 8.7) là loại máy dùng để định 
lượng sản phẩm rời vào bao bì. Đây là loại máy định lượng theo khối 
lượng điều khiển tự động nhờ tế bào quang điện. 
Bao bì rỗng đặt lên bàn quay và đưa về phía bộ phận cấp liệu dao 
động 1 có gắn bộ gây rung động 2. Bao bì sẽ đi vào một trong các đĩa cân 
của đòn cân, trên đĩa cân khác có đặt sẵn mẫu khối lượng 7 và cuối đòn 
cân có lắp tấm chắn ánh sáng 6. 
Khi cấp nguyên liệu vào bao bì rỗng đạt đến khối lượng cân bằng với 
mẫu khối lượng 7 thì tấm chắn đó che nguồn sáng 3 tác dụng lên tế bào 
quang điện 5.Khi đó rơ le quang điện 11 lập tức sẽ tác động lên các bộ 
phận điều hành của thiệt bị tự động, làm đình chỉ việc cấp sản phẩm vào 
trong bao bì.Đồng thời cơ cấu bàn quay làm việc, đẩy bao bì đầy ra và đặt 
  - 138 - 
lên đó bao bì rỗng khác. Sau đó bộ phận cấp liệu lại tự động làm việc và 
nạp đầy bao bì mới. 
8.3. Máy ghép kín 
8.3.1. Máy ghép kín bao bì cứng 
a) Các loại mối ghép 
Để làm kín bao bì cứng người ta thường dùng nắp bằng kim loại, 
nhựa, gỗ,... Có 3 loại mối ghép nắp được sử dụng phổ biến : mối ghép đơn, 
mối ghép kép và mối ghép xoáy. 
Mối ghép đơn dùng để ghép kín nắp bao bì bằng thủy tinh. ở mối ghép 
này chỉ có nắp kim loại là cuộn lại. Trên Hình 8.8 là các kiểu mối ghép 
đơn đã được tiêu chuẩn hóa. 
- Kiểu ghép nhẵn (Liên xô cũ ký hiệu CKO), dùng cho loại miệng 
rộng, nắp bằng sắt hay nhôm (hình 8.8a). Phương pháp ghép này có ưu 
điểm là chắc chắn nhưng có nhược điểm là năng suất ghép thấp, miệng dễ 
bị vỡ. 
- Kiểu "Imra" dùng cho lọ miệng rộng, nắp sắt có răng (hình 8.8b). 
Loại này có nhược điểm như CKO, ngoài ra còn tốn sắt và hình dáng mối 
ghép không đẹp. 
- Kiểu ghép đột (Liên xô cũ ký hiệu CKK), dùng cho chai miệng hẹp, 
nắp sắt hay nhôm (hình 8.8c). Loại này có ưu điểm là kín, chắc, dễ cậy 
nắp, tiết kiệm sắt nhưng có nhược điểm là miệng chai dễ bị sứt khi ghép. 
- Kiểu "Comec" và "Anxêcôxin" dùng cho cả hai loại miệng rộng và 
hẹp, nắp nhôm mỏng có rãnh tròn ở đáy khi nắp khít với đỉnh miệng chai 
(hình 8.8d). Khi ghép thì nắp xoắn bám theo gân của miệng chai. Loại này 
thường dễ lắp ghép, nhưng năng suất ghép không cao, tốn nhôm, độ chân 
không khi thanh trùng và bảo quản giảm. 
  - 139 - 
Hình 8.8. Mối ghép đơn 
a) CKO; b) "Imra"; c) CKK; d) "Comec"; e) Omnia; f) CKBO; g) CKH 
- Kiểu “Omnia” dùng cho chai miệng rộng, nắp nhôm mỏng có rãnh ở 
đáy nắp, gắn chặt vào miệng chai khi trong chai có chân không (hình 
8.8e). Để nắp khỏi xoay hay bật gờ, người ta bóp nhẹ nắp vào cổ. Loại này 
có nhược điểm như kiểu “Cômec” và “Anxêcôxin”. 
- Kiểu ghép nhẵn chân không (Liên xô cũ ký hiệu là CKBO) dùng cho 
lọ miệng rộng, giống như "Omnia" chỉ khác là thay nắp nhôm bằng nắp sắt 
có răng (hình 8.8f). Mối ghép này có ưu điểm như kiểu "Omnia", nhưng 
nếu như nắp làm bằng vật liệu càng giòn, càng cứng thì độ kín càng kém. 
- Kiểu ghép nén (Liên xô cũ ký hiệu là CKH, Anh - Mỹ gọi là "prai-
ốp") dùng cho cả loại miệng rộng và hẹp, nắp kim loại có đệm cao su đặt 
quanh thành sẽ bị kéo căng và dính sát vào miệng chai khi trong chai có 
chân không (hình 8.8g). Nắp không bị biến dạng mà chỉ ép vào miệng bao 
bì. Kiểu ghép này có ưu điểm : năng suất cao, dễ lắp ghép, máy ghép dùng 
cho nhiều cỡ bao bì mà không cần thay cơ cấu ghép, nắp giữ nguyên vẹn 
và dễ cậy, độ kín đảm bảo, bao bì ít bị vỡ và gia công đơn giản. 
Mối ghép kép được áp dụng để 
ghép kín nắp hộp bằng kim loại. ở 
mối ghép này cả thân và nắp hộp 
đều được cuộn lại (hình 8.9). Loại 
mối ghép này có ưu điểm là chắc 
chắn, nhưng có nhược điểm là mí 
hộp dễ bị hư hỏng, không đảm bảo 
được các tiêu chuẩn kỹ thuật, đặc 
biệt là độ kín. 
  - 140 - 
Mối ghép xoáy được dùng để 
ghép kín nắp hộp thủy tinh hoặc 
nhựa. ở mối ghép này cả cổ và nắp 
hình thành các đoạn gờ theo đường 
ren vít hoặc các rãnh xoắn vít. Khi 
ghép nắp, có thể dùng máy hoặc 
dùng tay. 
Hình 8.9. Mối ghép kép 
Trên Hình 8.10 trình bày các kiểu mối ghép xoáy. 
- Kiểu "Fenic" dùng cho lọ miệng rộng nắp sắt có hai chi tiết : nắp và 
vòng khóa (hình 8.10a). Loại này có ưu điểm là dễ mở, dễ đậy, dùng được 
nhiều lần nhưng có nhược điểm là ghép tay hay máy đều chậm, khó tự 
động hóa, tốn sắt và khó đảm bảo độ chân không khi thanh trùng. 
Hình 8.10. Mối ghép xoáy 
a) "Fênic"; b) CKB; c) “Tuyt- ôp” 
- Kiểu ghép xoắn vít CKB (Liên xô cũ) dùng cho bao bì miệng hẹp, 
nắp và cổ bao bì có rãnh xoắn vít (hình 8.10b). Loại này có ưu điểm tháo 
nắp dễ và thuận tiện, nhưng có nhược điểm là hạn chế năng suất ghép, cấu 
trúc và sử dụng máy phức tạp, khó gia công nắp, tốn kim loại làm nắp và 
thuỷ tinh làm cổ xoắn, khó đảm bảo độ kín khi bảo quản. 
- Kiểu "Tuyt-ôp" dùng cho bao bì miệng rộng, cổ ngắn, nắp sắt, khi 
đậy và tháo nắp chỉ cần xoay 1/4 vòng (hình 8.10c). ưu nhược điểm tương 
tự như kiểu CKB. 
Mối ghép xoáy có ưu điểm là việc ghép hoặc tháo nắp đơn giản và 
thuận tiện, sử dụng được nhiều lần nhưng có nhược điểm là năng suất ghép 
  - 141 - 
thấp, chế tạo nắp phức tạp, tốn thủy tinh làm cổ xoắn, khó đảm bảo độ kín 
và khó tự động hóa. 
b) Quá trình hình thành mối ghép 
Để tạo ra mối ghép, người ta thường dùng hai loại con lăn : con lăn 
cuộn có rãnh sâu để ghép sơ bộ tức là làm cho nắp và mép hộp gập vào 
nhau và cuộn lại, nắp hộp vẫn có thể xoay được nhưng không tháo ra được 
(hình 8.11a) và con lăn ép có rãnh nông để ghép kín tức là ép cho mí hộp 
chắc lại, nắp hộp không xoay được và không tháo được (hình 8.11b). Khi 
ghép kín hộp thủy tinh (ghép nhẵn kiểu CKO) người ta chỉ dùng con lăn ép 
mà không cần con lăn cuộn. 
a) b) 
Hình 8.11. Các con lăn 
a) con lăn cuộn; b) con lăn ép 
Đối với hộp kim loại khi bắt đầu ghép sơ bộ, con lăn cuộn tiến sát tới 
hộp (hình 8.12a), trong khi thân và nắp hộp được hai mâm giữ chặt. 
 a) b) c) 
  - 142 - 
Hình 8.12. Sơ đồ tạo ra mối ghép kép 
a) bắt đầu ghép; b) ghép sơ bộ; c) ghép kín. 
1- con lăn; 2- mâm trên; 3- thân hộp; 4- nắp hộp. 
Tùy cấu trúc của từng kiểu máy ghép mà trong quá trình ghép hoặc 
con lăn cố định hộp quay quanh trục của nó, hoặc hộp cố định con lăn 
quay quanh hộp. 
Hộp đã ghép sơ bộ thì thân và nắp được cuộn lại, không khí trong hộp 
vẫn thông được với bên ngoài (hình 8.12b). Do đó người ta tiến hành bài 
khí bằng nhiệt và hút chân không khi hộp ở trạng thái ghép sơ bộ. Hộp 
ghép kín bắt đầu khi con lăn ép tiến sát vào hộp, tạo ra mối ghép kín hoàn 
toàn (hình 8.12c). 
Đối với hộp thủy tinh các nắp kim loại được ghép chắc vào vành gờ 
của miệng chai lọ bằng 3 phương pháp : 
- Dùng con lăn để ghép chặt và kín nắp kim loại và vành đệm cao vào 
miệng chai lọ, tương tự như giai đoạn ghép kín đối với hộp kim loại. 
Phương pháp này gọi là phương pháp ghép nhẵn bằng con lăn. 
- Dùng nòng bấm có cấu tạo đặc biệt để bấm nắp và vòng đệm cao su 
vào miệng hộp (hình 8.13). Lọ thủy tinh 1 cùng với nắp 2 được nâng lên 
phía nòng đỡ 3. Khi nòng đỡ 3 dập xuống thì nòng bấm 4 tiến vào bóp nắp 
móp lại và mắc chặt vào vành gờ của miệng lọ. 
- Dùng nòng dập hình côn, tác dụng từ trên xuống để dập nắp vào 
miệng chai lọ có miệng hẹp (hình 8.14). Tùy theo cấu tạo máy mà nòng 
hình côn cố định, chai và nút được bàn đỡ nâng lên hoặc là nòng hình côn 
dập xuống, chai cùng với nút được đặt trên bàn đỡ cố định. Khi chịu lực 
tác dụng thẳng đứng, nút kim loại bị bóp lại do đường kính của nòng nhỏ 
dần, tạo ra các nếp nhăn và bám chặt vào gờ miệng chai. 
Hai phương pháp đầu được dùng cho bao bì thủy tinh có miệng rộng 
còn phương pháp thứ ba được dùng cho bao bì thủy tinh miệng hẹp. Chú ý 
cả ba phương pháp ghép trên đều phải dùng đệm cao su, nỉ hay chất dẻo ở 
miệng chai để vừa đảm bảo độ kín vừa làm êm khi chịu lực ép dập. 
  - 143 - 
 a) b) 
Hình 8.13. Sơ đồ tạo ra mối ghép 
đơn bằng nòng bấm 
a) tư thế trước khi bóp; b) tư thế sau 
khi bóp 
1- miệng lọ thủy tinh; 2- nắp kim 
loại; 3- vòng đỡ; 4- vòng bấm; 5- 
vòng đệm cao su; 
6- kẹp đỡ nòng bấm. 
 a) b) 
Hình 8.14. Sơ đồ mối ghép đơn 
bằng nòng dập hình côn 
a) sơ đồ ghép dập; b) nòng hình 
côn 
1- nòng hình côn; 2- chai; 3- nắp 
kim 
loại; 4- đệm cao su. 
8.3.2. Máy ghép kín bao bì mềm 
a) Các loại mối ghép 
Mối ghép bằng nhiệt là loại mối ghép dùng tác dụng của nhiệt để làm 
nóng chảy vật liệu bao bì, nhờ đó mà chúng được hàn chặt với nhau. Mối 
ghép này được áp dụng để ghép kín bao bì bằng chất trùng hợp dạng màng 
mỏng, giấy sáp, giấy có tráng kim loại,... Mối ghép bằng nhiệt có ưu điểm 
chắc chắn, đảm bảo được độ kín nhưng chỉ áp dụng được cho những vật 
liệu dễ bị nóng chảy dưới tác dụng của nhiệt. 
Mối ghép bằng băng dính dùng để ghép các loại bao bì bằng vải. Đây 
là loại mối ghép đơn giản, không đòi hỏi thiết bị phức tạp, tuy nhiên mối 
ghép loại này chỉ dùng cho các thực phẩm có thời hạn sử dụng ngắn vài 
ngày không đòi hỏi chống khí ẩm kỹ lắm. 
Mối ghép bằng chỉ khâu được dùng để ghép bao bì bằng vải. Mối 
ghép này khá chắc chắn nhưng không đảm bảo được độ kín. 
  - 144 - 
Ngoài ra, người ta còn dùng mối ghép bằng hồ dán cho các loại bao bì 
bằng giấy. 
b) Quá trình hình thành mối ghép 
Đối với mối ghép bằng nhiệt để tạo ra mối ghép người ta dùng nguồn 
năng lượng điện để đốt nóng hai thanh nhiệt đặt song song, cùng chuyển 
động ép vào hoặc tách ra. Một thanh có cạnh sắc nhô cao hơn bề mặt ép để 
sau khi ghép kín sẽ thực hiện ép cắt rời thành từng gói (hình 8.15). 
Hiện nay việc làm kín bao bì mềm thường thực hiện phối hợp: tạo 
bao, nạp liệu, ghép kín và cắt bao trên các thiết bị chuyên dùng. 
Hình 8.15. Sơ đồ cấu tạo thanh nhiệt 
Trên Hình 8.16 là sơ đồ nguyên lý làm việc của máy đóng gói sản 
phẩm rời. Vật liệu bao bì dạng màng mỏng bằng chất trùng hợp từ cuộn 1 
được các trục lăn 3 kéo xuống dưới, có bộ phận dẫn hướng 2 giúp cho 
màng mỏng quấn đều xung quanh ống. Bộ phận hàn mép 4 sẽ ghép kín hai 
mép màng mỏng. Phần đã hàn tiếp tục di chuyển xuống dưới, vượt qua 
mép dưới của ống cấp sản phẩm 5 một khoảng thích hợp thì sản phẩm 
được rót vào bao bì và bộ phận hàn miệng bao 6 sẽ tự động ghép kín phần 
trên của bao bì, sau đó sản phẩm lại được rót vào phần bao bì rỗng ở phía 
trên và quá trình được lặp lại. 
 Sản phẩm 
  - 145 - 
Hình 8.16. Sơ đồ quá trình đóng gói sản phẩm rời 
1-bộ phận dẫn hướng màng bao bì; 2- cuộn vật liệu bao bì màng mỏng; 
3- trục lăn ép; 
 4- bộ phận ghép hàn ghép mối; 5- ống dẫn sản phẩm rời; 6- bộ phận 
ghép kín miệng bao 
Trên Hình 8.17 là sơ đồ nguyên lý làm việc của máy đóng gói sản 
phẩm dạng khối. Bao bì được hình thành nhờ hai cuộn màng mỏng phía 
trên 2 và phía dưới 3, sản phẩm dạng khối được cung cấp vào khe hở giữa 
2 màng nhờ băng chuyền. Quá trình ghép kín được thực hiện nhờ bộ phận 
gia nhiệt 4, bộ phận ép 5, bộ phận ghép kín miệng bao 6 và bộ phận cắt rời 
bao 7. 
  - 146 - 
Hình 8.17. Sơ đồ quá trình đóng gói sản phẩm dạng cục 
1- sản phẩm đưa vào bằng băng chuyền; 2, 3- cuộn bao bì màng mỏng trên 
và dưới; 
4- bộ phận gia nhiệt; 5- con lăn ép; 6- bộ phận ghép kín miệng bao; 7- bộ 
phận cắt 
Đối với mối ghép bằng băng dính, để ghép kín trước hết miệng bao 
được xoắn lại, sau đó nó được đưa qua máy quấn băng dính (hình 8.18). 
Sau khi quấn một số vòng đảm bảo được độ chặt và kín thì băng dính được 
cắt và bao bì được đưa ra ngoài. 
Hình 8.18. Sơ đồ quá trình ghép kín miệng bao bằng băng dính. 
.Đối với mối ghép bằng chỉ khâu, mối ghép được tạo ra nhờ hai đường 
chỉ khâu luồn vào nhau. 
8.4. Cấu tạo và hoạt động của một số thiết bị bao gói sản phẩm 
8.4.1. Máy ghép nắp nửa tự động 
Loại máy này thực hiện đưa hộp vào và lấy ra bằng tay, quá trình ghép 
được tự động. Cấu tạo máy gồm động cơ điện 1 làm chuyển động hệ thống 
bánh răng 2, quay các con lăn 3 (hình 8.19). 
  - 147 - 
Bàn đạp 8 điều khiển trục 6 và mâm 5 trên đó có đặt hộp 4. Bàn đạp 
còn điều khiển cơ cấu 7 làm cho các con lăn tiến sát vào hộp để ghép mí. 
Khi ghép, người ta đặt hộp vào mâm dưới, rồi đạp bàn đạp. Lúc đó mâm 
dưới cùng hộp được nâng lên, đồng thời cặp con lăn cuộn sẽ tiến sát vào 
hộp cuộn mép thân và mép nắp, sau đó cặp con lăn ép ghép chặt mối lại. 
Bỏ bàn đạp ra mọi hoạt động diễn ra ngược lại. Con lăn ép lùi xa hộp, 
mâm dưới hạ xuống, dùng tay nhấc hộp ra, sau đó lại đặt hộp mới, quá 
trình được lặp lại 
 a) b) 
Hình 8.19. Máy ghép nắp nửa tự động 
a) ảnh máy ghép nắp; b) sơ đồ nguyên lý cấu tạo 
1- động cơ điện; 2- bánh răng; 3- con lăn; 4- hộp; 5- mâm dưới; 6- trục 
mâm; 
7- cơ cấu đưa con lăn tiến sát vào hộp; 8- bàn đạp. 
8.4.2. Máy đóng gói CY - 602 
Máy đóng gói CY - 602 (hình 10.17) do Đài loan chế tạo dùng để 
đóng gói các bao bì mềm làm bằng chất trùng hợp. Có thể sử dụng để đóng 
  - 148 - 
gói : đậu phộng, chè, cà phê, đường, bánh, kẹo, lát khoai tây chiên,... 
 a) b) 
Hình 2.20. Máy đóng gói CY - 602 
a) ảnh máy đóng gói; b) sơ đồ nguyên lý làm việc 
Đây là loại máy đóng gói tổng hợp vừa tạo bao, nạp liệu, ghép kín. 
Việc định lượng nguyên liệu vào bao theo nguyên tắc đong (định lượng 
theo thể tích), việc ghép kín dùng nhiệt. Toàn bộ quá trình làm việc của 
máy được tự động hoàn toàn, điều khiển chế độ làm việc của máy theo 
chương trình lập sẵn trên máy vi tính. 
Đặc tính kỹ thuật : kích thước gói dài 200 ÷ 450mm, rộng 100 ÷ 
280mm; năng suất 30 ÷ 80 bao/phút; kích thước máy: dài x rộng x cao : 
1100 x 840 x 1390mm; khối lượng máy 770kg. 
8.4.3. Máy ghép nắp tự động chân không 
Loại máy này được sử dụng để ghép nắp hộp kim loại (hình 10.16). 
Ngoài việc tiến hành các quá trình như trên máy ghép tự động, máy ghép 
tự động chân không còn thực hiện hút không khí tạo ra độ chân không 
trong hộp nhằm tạo ra môi trường không có oxi để hạn chế hoạt động và 
phát triển của vi sinh vật, đặc biệt khi thanh trùng sẽ không bị bật nắp hay 
phồng hộp. Trong các máy này, ở giữa thân máy có ngăn chân không nối 
với bơm chân không qua bình trung gian. Khi hộp vào ghép thì cửa nối với 
  - 149 - 
bình trung gian mở ra, cửa vào của hộp đóng lại và buồng ghép được 
thông với bơm chân không, lúc đó tiến hành quá trình ghép. Khi ghép 
xong, cửa của buồng ghép thông với bình trung gian đóng lại, cửa nối với 
khí quyển mở ra, cửa cho hộp vào cũng mở ra, hộp đã ghép được đưa ra 
ngoài, đồng thời hộp mới được đưa vào buồng ghép. 
 a) b) 
Hình 8.21. Máy ghép nắp tự động chân không B M - 4 
a) ảnh máy ghép nắp; b) sơ đồ nguyên lý làm việc 
1- buồng ghép; 2- bình trung gian; 3- hộp; 4- bơm chân không; 5- động cơ 
điện; 
6- ống nước vào bơm chân không; 7- ống thải nước; 8- chân không kế. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_may_nong_nghiep_chuong_7_thiet_bi_bao_goi_san_pha.pdf