Giáo trình Kỹ thuật lạnh ô tô

Sau đây giới thiệu thêm một số quy định về an toàn kỹ thuật mà người thợ điện lạnh cần lưu ý.

1. Luôn luôn đeo kính bảo vệ mắt khi chuẩn đoán hay sửa chữa. Chất làm lạnh (chất sinh hàn) rơi vào mắt có thể sinh mù. Nếu chất làm lạnh rơi vào mắt hãy lập tức rửa mắt với một nước lớn trong vòng 15 phút, rồi đến gần bác sĩ để điều trị .

2. Phải đeo găng tay khi nâng, bê bình chứa chất làm lạnh hoặc tháo lắp các mối nối trong hệ thống làm lạnh. Chất làm lạnh vào tay, vào da sẽ gây tê cứng.

3. Phải tháo tách dây cáp âm ắc quy trước khi thao tác sửa chữa các bộ phận điện lạnh ôtô trong khoang động cơ cũng như sau bảng đồng hồ.

4. Khi cần thiết phải kiểm tra các bộ phận điện cần đến nguồn ắc quy thì phải cẩn thận tối đa.

5. Dụng cụ và vị trí làm việc phải tuyệt đối sạch sẽ.

6. Trước khi tháo tách một bộ phận ra khỏi hệ thống điện lạnh phải lau chùi sạch sẽ bên ngoài các đầu ống nối.

7. Các nút bịt đầu ống, các nút che kín cửa của một bộ phận điện lạnh mới chuẩn bị thay vào hệ thống, cần phải giữ kín cho đến khi lắp ráp vào hệ thống.

8. Không được xả chất làm lạnh trong một phòng kín. Có thể gây chết người do ngột thở. Khi R-12 xả ra không khí, gặp ngọn lửa sẽ tạo ra khí phosgene là một loại khí độc, không màu.

9. Trước khi tháo một bộ phận điện lạnh ra khỏi hệ thống, cần phải xả sạch ga môi chất, phải thu hồi gas môi chất vào trong một bình chứa chuyên dùng.

10. Trước khi tháo lỏng một đầu nối ống, nên quan sát xem có vết dầu nhờn báo hiệu xì hở ga để kịp thời xử lý, phải siết chặt bảo đảm kín các đầu nối ống.

11. Khi thao tác mở hoặc siết một đầu nối ống rắc co phải dùng hai chìa khoá miệng tránh làm xoắn gãy ống dẫn môi chất lạnh.

12. Trước khi tháo hở hệ thống điện lạnh để thay bộ phận hay sửa chữa, cần phải xả hết sạch ga, kế đến rút chân không và nạp môi chất mới. Nếu để cho môi chất chui vào máy hút chân không trong suốt quá trình bơm hút chân không hoạt động sẽ làm hỏng thiết bị này.

13. Sau khi tháo tách rời một bộ phận ra khỏi hệ thống lạnh, phải tức thì bịt kín các đầu ống nhằm ngăn cản không khí và tạp chất chui vào.

14. Không bao giờ được phép tháo nắp đậy trên cửa một bộ phận điện lạnh mới, hay tháo các nút bít các đầu ống dẫn khi chưa sử dụng các bộ phận này

15. Khi ráp trở lại một đầu rắc co phải thay mới vòng đệm chữ o có thấm dầu nhờn bôi trơn chuyên dùng.

16. Lúc lắp đặt một ống dẫn môi chất nên tránh uốn gấp khúc quá mức, tránh xa vùng có nhiệt và ma sát.

17. Siết nối ống và các đầu rắc co phải siết đúng mức quy định, không được siết quá mức.

18. Dầu nhờn bôi trơn máy nén có ái lực với chất ẩm (hút ẩm) do đó không được mở hở nút bình dầu nhờn khi chưa sử dụng. Đậy kín ngay nút bình dầu nhờn khi đã sử dụng.

19. Tuyệt đối không được nạp môi chất lạnh thể lỏng vào trong hệ thống lúc máy nén đang bơm. Môi chất lỏng sẽ phá hỏng máy nén.

20. Môi chất lạnh có đặc tính phá hỏng mặt bong loáng của kim loại xi mạ và bề mặt sơn, vì vậy phải giữ gìn không cho môi chất lạnh vấy vào các mặt này.

21. Không được chạm bộ phận đồng hồ đo và các ống dẫn vào ống thoát hơi nóng cũng như quạt gió đang quay. Kẻ thù của hệ thống điện lạnh

 

doc 43 trang kimcuc 7520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kỹ thuật lạnh ô tô", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kỹ thuật lạnh ô tô

Giáo trình Kỹ thuật lạnh ô tô
Bài giảng 
Kỹ thuật lạnh ô tôChương 1:
KỸ THUẬT AN TOÀN
An toàn kỹ thuật trong bảo trì và sửa chữa hê thống lạnh Ôtô: Trong quá trình công tác thực hiện bảo trì sửa chữa một hệ thống lạnh ôtô, người thợ phải đảm bảo tốt an toàn kỹ thuật bằng cách tôn trọng các chỉ dẫn của nhà chế tạo. 
Hình 1-1: Kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống lạnh ô tô
Sau đây giới thiệu thêm một số quy định về an toàn kỹ thuật mà người thợ điện lạnh cần lưu ý.
1. Luôn luôn đeo kính bảo vệ mắt khi chuẩn đoán hay sửa chữa. Chất làm lạnh (chất sinh hàn) rơi vào mắt có thể sinh mù. Nếu chất làm lạnh rơi vào mắt hãy lập tức rửa mắt với một nước lớn trong vòng 15 phút, rồi đến gần bác sĩ để điều trị .
2. Phải đeo găng tay khi nâng, bê bình chứa chất làm lạnh hoặc tháo lắp các mối nối trong hệ thống làm lạnh. Chất làm lạnh vào tay, vào da sẽ gây tê cứng.
3. Phải tháo tách dây cáp âm ắc quy trước khi thao tác sửa chữa các bộ phận điện lạnh ôtô trong khoang động cơ cũng như sau bảng đồng hồ.
4. Khi cần thiết phải kiểm tra các bộ phận điện cần đến nguồn ắc quy thì phải cẩn thận tối đa.
5. Dụng cụ và vị trí làm việc phải tuyệt đối sạch sẽ.
6. Trước khi tháo tách một bộ phận ra khỏi hệ thống điện lạnh phải lau chùi sạch sẽ bên ngoài các đầu ống nối.
7. Các nút bịt đầu ống, các nút che kín cửa của một bộ phận điện lạnh mới chuẩn bị thay vào hệ thống, cần phải giữ kín cho đến khi lắp ráp vào hệ thống.
8. Không được xả chất làm lạnh trong một phòng kín. Có thể gây chết người do ngột thở. Khi R-12 xả ra không khí, gặp ngọn lửa sẽ tạo ra khí phosgene là một loại khí độc, không màu.
9. Trước khi tháo một bộ phận điện lạnh ra khỏi hệ thống, cần phải xả sạch ga môi chất, phải thu hồi gas môi chất vào trong một bình chứa chuyên dùng.
10. Trước khi tháo lỏng một đầu nối ống, nên quan sát xem có vết dầu nhờn báo hiệu xì hở ga để kịp thời xử lý, phải siết chặt bảo đảm kín các đầu nối ống.
11. Khi thao tác mở hoặc siết một đầu nối ống rắc co phải dùng hai chìa khoá miệng tránh làm xoắn gãy ống dẫn môi chất lạnh.
12. Trước khi tháo hở hệ thống điện lạnh để thay bộ phận hay sửa chữa, cần phải xả hết sạch ga, kế đến rút chân không và nạp môi chất mới. Nếu để cho môi chất chui vào máy hút chân không trong suốt quá trình bơm hút chân không hoạt động sẽ làm hỏng thiết bị này.
13. Sau khi tháo tách rời một bộ phận ra khỏi hệ thống lạnh, phải tức thì bịt kín các đầu ống nhằm ngăn cản không khí và tạp chất chui vào.
14. Không bao giờ được phép tháo nắp đậy trên cửa một bộ phận điện lạnh mới, hay tháo các nút bít các đầu ống dẫn khi chưa sử dụng các bộ phận này
15. Khi ráp trở lại một đầu rắc co phải thay mới vòng đệm chữ o có thấm dầu nhờn bôi trơn chuyên dùng.
16. Lúc lắp đặt một ống dẫn môi chất nên tránh uốn gấp khúc quá mức, tránh xa vùng có nhiệt và ma sát.
17. Siết nối ống và các đầu rắc co phải siết đúng mức quy định, không được siết quá mức.
18. Dầu nhờn bôi trơn máy nén có ái lực với chất ẩm (hút ẩm) do đó không được mở hở nút bình dầu nhờn khi chưa sử dụng. Đậy kín ngay nút bình dầu nhờn khi đã sử dụng.
19. Tuyệt đối không được nạp môi chất lạnh thể lỏng vào trong hệ thống lúc máy nén đang bơm. Môi chất lỏng sẽ phá hỏng máy nén.
20. Môi chất lạnh có đặc tính phá hỏng mặt bong loáng của kim loại xi mạ và bề mặt sơn, vì vậy phải giữ gìn không cho môi chất lạnh vấy vào các mặt này.
21. Không được chạm bộ phận đồng hồ đo và các ống dẫn vào ống thoát hơi nóng cũng như quạt gió đang quay. Kẻ thù của hệ thống điện lạnh
Hệ thống điện lạnh ôtô và điện lạnh nói chung có 3 kẻ thù tồi tệ cần loại bỏ, đó là: chất ẩm ướt, bụi bẩn và không khí. Các kẻ thù này không thể tự nhiên xâm nhập được vào trong hệ thống điện lạnh hoàn hảo. Tuy nhiên chúng có thể xâm nhập một khi có bộ phận điện lạnh bị hỏng hóc do va đập hay sét gỉ. Quá trình bảo trì sửa chữa không đúng kỹ thuật, thiếu an toàn vệ sinh cũng sẽ tạo điều kiện cho tạp chất xâm nhập vào hệ thống. 
Sau đây là danh sách một số tạp chất và những tác hại của nó đối với hệ thống điện lạnh ôtô.
Chất gây hại
Ảnh hưởng
1. Hơi ẩm
- Làm cho các van bị đông đặc, không hoạt động được.
- Hình thành các Acid hydrochloric va hydrofluoric
- Gây ra sự ăn mòn và gỉ
2. Không khí
- Gây nên áp suất cao và nhiệt độ cao.
- Làm gia tăng sự bật ổn của hệ thống lạnh.
- Oxide hóa dầu máy nén và tạo nên chất keo
- Mang hơi ẩm vào hệ thống.
- Làm giảm khả năng làm lạnh.
3. Buzi
- Gây nghẹt lổ định cỡ hay van giãn nở và lưới lọc.
- Tạo phản ứng gây ra các acid.
- Tác động ăn mòn.
- Làm gia tăng sự lão hóa hệ thống.
4. Alcohol
- Tác hại đến các bộ phận bằng nhôm và kẽm
- Làm biến chất làm lạnh.
5. Hóa chất nhộm màu
- Tạo kết tủa, gây nghẹt các van.
- Chỉ giúp nhận biết các chổ rò lớn.
- gây hỏng hệ thống.
6. cao su
- Làm nghẹt hệ thống.
7. Các hạt kim loại
- Làm nghẹt các van và lưới lọc.
- Làm trầy sước các mặt ma sát.
- Làm hỏng lưởi gà của van.
- Trầy sước các bộ phận chuyển động
8. Dầu máy nén không dùng đúng chủng loại
- Tạo sự bôi trơn kém, hình thành các chất sáp, cặn làm các van, rảnh đường ống bị nghẽn.
- Dầu tự hỏng gây tác hại đến chất làm lạnh.
- Chữa các chất phụ gia không phù hợp gây hỏng các chi tiết trong hệ thống lạnh.
- Chứa hơi ẩm
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN HỆ THỐNG 
ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ Ô TÔ
Điều hoà không khí điều khiển nhiệt độ trong xe. Nó hoạt động như là một máy hút ẩm có chức năng điều khiển nhiệt độ lên xuống. Điều hoà không khí cũng giúp loại bỏ các chất cản trở tầm nhìn như sương mù, băng đọng trên mặt trong của kính xe. 
Điều hòa không khí là một hệ thống quan trọng trên xe. Nó điều khiển nhiệt độ và tuần hoàn không khí trong xe giúp cho chúng ta cảm thấy dễ chịu trong những ngày nắng nóng mà còn giúp giữ độ ẩm và lọc sạch không khí 
2.1 Mối quan hệ giữa con người và môi trường
Không có tiêu chuẩn nào giống nhau cho tất cả con người. Bình thường cơ thể con người được xem như một cỗ máy nhiệt, có thân nhiệt là ~370C. Do cơ thể luôn luôn sinh ra lượng nhiệt nhiều hơn cần thiết của con người để duy trì ổn định thân nhiệt, vì vậy cơ thể con người luôn thải ra môi tường xung quanh một lượng nhiệt. Tuỳ theo mức độ hoạt động, vận động mà lượng nhiệt thải ra khác nhau. Lượng nhiệt thoát ra theo 3 hình thức: đối lưu, bức xạ, bay hơi.
Trường hợp đối lưu thì lớp không khí tiếp xúc cơ thể dần dần nóng lên do nhận nhiệt từ cơ thể và có xu hướng đi lên, khi đó lớp không khí lạnh hơn sẽ tiến đến thế chỗ, từ đó hình thành nên sự chuyển động tự nhiên của lớp không khí quanh cơ thể, chính sự chuyển động này đã lấy đi lượng nhiệt của cơ thể.
Bức xạ là hình thức thải nhiệt thứ hai. Trường hợp này thì cơ thể thải nhiệt ra xung quanh có nhiệt độ thấp hơn cơ thể. Hình thức này hoàn toàn độc lập với hình thức đối lưu ở trên.
Cường độ trao đổi nhiệt là hình thức đối lưu thì phụ thuộc độ chênh lệch nhiệt độ giữa “môi trường” và “bề mặt cơ thể.”
Cường độ trao đổi nhiệt bằng hình thức bức xạ thì phụ thuộc vào độ chênh lệch giữa nhiệt độ “cơ thể” và “không gian điều hoà.” Khi độ chênh lệch nhiệt độ này giảm thì “ lượng nhiệt ” phát ra từ cơ thể do đối lưu và bức xạ cũng giảm xuống. Ta gọi lượng nhiệt nạy là “nhiệt hiện” (qh).
Quá trình bay hơi này sẽ nhỏ khi nhiệt độ không khí thấp và sẽ tăng dần khi nhiệt độ không khí tăng. Cho dến khi nhiệt độ không khí lớn hơn hoặc bằng 350C thì cơ thể chỉ thải nhiệt qua đường bay hơi nước trên bề mặt da (sự thoát mồ hôi). Nếu độ ẩm cao và tốc độ không khí thấp thì con người sẽ cảm thấy ngột ngạt khó chịu vì cơ thể không thể giải nhiệt được. Khi nhiệt lượng đi vào môi trường thông qua hình thức này được gọi là “nhiệt ẩn.” (qa).
Các yếu tố môi trường ành hưởng đến mức độ trao đổi nhiệt giữa môi trường và cơ thể: nhiệt độ, độ ẩm tương đối và đặc điểm chuyển động của không khí.
Theo nghiên cứu thì ở vùng nhiệt độ từ 220C – 270C là thích hợp nhất cho con người.
Độ ẩm tương đối: Độ ẩm ảnh hưởng đến xự bay hơi ẩm từ cơ thể con người ra môi trường. Kinh nghiệm cho thấy nếu nhiệt độ của không khí là 270C thì độ ẩm tương đối là 50% là tạo cảm giác dễ chịu.
Tốc độ không khí: Để cảm giác dễ chịu thì Vkk từ 0,25 m/s ’0.3m/s
Bảng biểu diễn tương quan giữa nhiệt độ và không khí:
Nhiệt độ, 0C
21
22
23
24
Tốc độ không khí, m/s
0,15 – 0,20
0,20 – 0,24
0,25 – 0,30
0,30 – 0,35
2.2 Lý thuyết về điều hòa không khí trong ôtô.
Am hiểu tường tận lý thuyết cơ bản về hệ thống điều hoà không khí trong ô tô (điện lạnh ô tô) là điều quan trọng của một kỹ thuật viên điện lạnh ô tô. Nhờ nắm vững tại sao hệ thống điện lạnh tống khử được hơi nóng trong cabin ô tô ra ngoài để thay thế vào đó luồng không khí mát tinh khiết, ta sẽ đủ khả năng bảo trì và sửa chữa chính xác hệ thống điện lạnh ô tô.
Tất cả các hệ thống điện lạnh được thiết kế dựa trên 3 đặc tính căn bản sau đây: dòng nhiệt, sự hấp thu nhiệt, áp suất và điểm sôi.
a) Dòng nhiệt.
Hệ thống điện lạnh được thiết kế để xua đuổi nhiệt từ vùng này sang vùng khác. Nhiệt có đặc tính truyền dẫn từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn hay từ vật nóng sang vật lạnh. Chênh lệch nhiệt độ giữa hai vật càng lớn thì dòng nhiệt lưu thông càng mạnh.
Nhiệt truyền từ vật này sang vật kia theo ba cách:
Dẫn nhiệt (conduction).
Sự đối lưu (convection).
Sự bức xạ (radiation).
b) Dẫn nhiệt.
Sự dẫn nhiệt xảy ra giữa hai vật thể khi chúng được tiếp xúc trực tiếp với nhau. Nếu đầu của một đoạn dây đồng tiếp xúc với ngọn lửa, nhiệt độ của ngọn lửa sẽ truyền đi nhanh chóng xuyên qua đoạn dây đồng. Trong dây đồng nhiệt lưu thông từ phân tử này sang phân tử kia. Một vài vật chất có đặc tính dẫn nhiệt nhanh hơn các vật chất khác. Như :vàng, bạc đồng 
c) Sự đối lưu.
Nhiệt có thể truyền dẫn từ vật thể này sang vật thể kia nhờ khối không khí bao quanh chúng. Đặc tính này là hình thức của sự đối lưu. Lúc khối không khí được đun nóng bên trên một vật thể nóng, không khí nóng sẽ bốc lên phía trên tiếp xúc với vật thể nguội hơn để làm nóng vật thể này. Trong một phòng, không khí nóng bay lên trên, không khí nguội đi xuống dưới tạo thành vòng luân chuyển khép kín, nhờ vậy các vật thể trong phòng được nung nóng đều, đó là hiện tượng của sự đối lưu.
d) Sự bức xạ.
Cho dù không có không khí giữa hai vật thể hay không có sự tiếp xúc vật lý giữa hai vật thể với nhau, nhiệt vẫn truyền dẫn được nhờ tia hồng ngoại (infrared rays). Mắt trần không thể nhìn thấy tia hồng ngoại. Trong trường hợp nhiệt được truyền dẫn do dẫn nhiệt và do sự đối lưu thì qua trình truyền nhiệt xảy ra tương đối chậm. Nhưng nếu dẫn nhiệt do bức xạ nhiệt thì nhiệt được truyền với vận tốc rất cao.
e) Sự hấp thu nhiệt.
Vật chất có thể tồn tại ra bên ngoài ở một trong ba trạng thái: Thể đặc, thể lỏng và thể khí. Muốn thay đổi trạng thái của vật thể, cần phải truyền dẫn một lượng nhiệt. Ví dụ lúc ta hạ nhiệt độ nước xuống đến 320F (00C), nước sẽ đông thành đá, nó đã thay đổi từ thể lỏng qua thể đặc.
Nếu đun nóng lên đến 2120F (1000C) nước sẽ sôi và bốc hơi ( thể khí ). Ở đây có điều đặc biệt thú vị khi thay đổi nước đá ( thể đặc ) thành nước ( thể lỏng ) và nước thành hơi nước ( thể lỏng thành thể khí ). Trong quá trình làm thay đổi trạng thái của nước, ta phải tác động nhiệt vào, nhưng lượng nhiệt này không thể đo lường cụ thể được. Ví dụ khối nước đá đang ở nhiệt độ 320F (00C), ta nung nóng cho nước tan ra, nhưng nước đá đang tan vẫn giữ ở nhiệt độ 320F (00C). Đun nước nóng đến 2120F (1000C) nước sẽ sôi. Ta truyền tiếp thêm nhiều nhiệt nữa cho nước bốc hơi, nếu đo nhiệt độ của hơi nước cũng chỉ thấy 2120F chứ không nóng hơn .
Lượng nhiệt bị hấp thu trong nước đá, trong nước sôi để làm thay đổi trạng thái của nước gọi là ẩn nhiệt (latent heat hay didden), gọi tên ẩn nhiệt vì không đo lường phát hiện ra nó bằng nhiệt kế.
Hiện tượng ẩn nhiệt là nguyên lý cơ bản của quá trình làm lạnh ứng dụng cho tất cả hệ thống điều hoà không khí.
Giá trị tương đương giữa đơn vị t0F và t0C được tính theo công thức sau đây.	t0F = 1,8.t0C+32	t0C = 0,55.(t0F – 32)
f) Áp suất và điểm sôi.
Áp suất giữ một vai trò quan trọng đối với hoạt động của máy điều hoà không khí. Tác động áp suất trên mặt chất lỏng sẽ làm thay đổi điểm sôi của chất lỏng này. Áp suất càng lớn, điểm sôi càng cao có nghĩa là nhiệt độ lúc chất lỏng sôi cao hơn so với lúc áp suất bình thường. Ngược lại nếu giảm áp suất tác động lên một vật chất thì điểm sôi của vật chất ấy hạ xuống. ví dụ điểm sôi của nước ở áp suất bình thường là 1000C. Điểm sôi này có thể tăng cao hơn bằng cách tăng áp suất trên chất lỏng đồng thời có thể làm hạ thấp điên sôi bằng cách giảm bớt áp suất trên chất lỏng hoặc đặt chất lỏng trong chân không.
Đối với điểm ngưng tụ của hơi nước, áp suất cũng có tác động tương đương như thế. Hệ thống điều hoà không khí, cũng như hệ thống điện lạnh ô tô ứng dụng ảnh hưởng này của áp suất đối với sự bốc hơi và ngưng tụ của môi chất lỏng đặc biệt để sinh lạnh. Loại chất lỏng này được gọi là môi chất lạnh . 
Lý thuyết về điều hoà không khí có thể tóm lược trong ba nguyên tắc:
Làm lạnh một vật thể là rút bớt nhiệt của vật thể đó ra.
Mục tiêu làm lạnh chỉ được thực hiện tốt khi khoảng không gian cần làm lạnh được bao kín, cách ly hẳn với các nguồn nhiệt chung quanh. Vì vậy cabin ô tô cần phải được bao kín và cách nhiệt tốt.
Khi cho bốc hơi chất lỏng, quá trình bốc hơi sẽ hấp thu một lượng nhiệt đáng kể. Ví dụ như cho một ít rượu cồn vào lòng bàn tay, cồn hấp thu nhiệt từ lòng bàn tay để bốc hơi. Hiện tượng này làm cho ta cảm thấy lạnh tại điểm giọt cồn đang bốc hơi.
g) Đơn vị đo nhiệt lượng.
Để đo nhiệt lượng truyền từ vật thể này sang vật thể kia người ta thường dùng đơn vị BTU và Calorie. 
BTU chữ viết tắt của British Thermal Unit. Nếu cần nung 1 pound nước (0,454 kg ) nóng đến 10F ( 0,550C ) phải truyền cho nước 1 BTU nhiệt.
Clorie là số nhiệt lượngcần cung cấp cho 1kg nước để tăng nhiệt độ lên 10C.
Năng suất sủa một hệ thống điện lạnh ô tô được định rõ bằng BTU/giờ, vào khoảng 12000 – 24 000 BTU/giờ
2.3 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống điện lạnh ôtô 
a) Cấu tạo chung của hệ thống điện lạnh trên ô tô.
A. Máy nén B. Bộ ngưng tụ C. Bộ lọc hay bình hút ẩm D. Công tắc áp suất cao	E. Van xả phía cao áp F. Van tiết lưu G. Bộ bay hơi H.Van xả phía thấp áp
I. Bộ tiêu âm	
Hình 2-1: Sơ đồ cấu tạo hệ thống lạnh ô tô
Thiết bị lạnh nói chung và thiết bị lạnh ô tô nói riêng bao gồm các bộ phận và thiết bị nhằm thực hiện một chu trình lấy nhiệt từ môi trường cần làm lạnh và thải nhiệt ra môi trường bên ngoài. Thiết bị lạnh ô tô bao gồm các bộ phận: Máy nén, thiết bị ngưng tụ (giàn nóng), bình lọc và tách ẩm, thiết bị giãn nở (van tiết lưu), thiết bị bay hơi (giàn lạnh), và một số thiết bị khác nhằm đảm bảo cho hệ thống hoạt động có hiệu quả nhất. Hình vẽ dưới đây giới thiệu các bộ phận trong hệ thống điện lạnh ô tô.
b) Nguyên lý hoạt động chung của hệ thống điện lạnh ô tô
Hệ thống điện lạnh ô tô hoạt động theo các bước cơ bản sau đây.
Hình 2-2: Sơ đồ nguyên lý hoạt động cơ bản 
+ Môi chất lạnh được bơm đi từ máy nén (A) dưới áp suất cao và dưới nhiệt độ bốc hơi cao, giai đoạn này môi chất lạnh được bơm đến bộ ngưng tụ (B) hay giàn nóng ở thể hơi.
+ Tại bộ ngưng tụ (B) nhiệt độ của môi chất rất cao, quạt gió thổi mát giàn nóng, môi chất ở thể hơi được giải nhiệt, ngưng tụ thành thể lỏng dưới áp suất cao nhiệt độ thấp.
+ Môi chất lạnh dạng thể lỏng tiếp tục lưu thông đến bình lọc hay bộ hút ẩm (C), tại đây môi chất lạnh được làm tinh khiết hơn nhờ được hút hết hơi ẩm và tạ ... chứa, bộ phận hút ẩm, giàn lạnh hoặc giàn nóng thì cần phải bổ sung một lượng dầu tương đương với lượng dầu ở lại trong bộ phận cũ vào bộ phận mới.
Hình 5-3: Bổ sung dầu
Dầu nhờn bôi trơn máy nén:
Dầu nhờn bôi trơn máy nén của R12 không thể dùng cho máy lạnh loại R134a được cần phải dùng đúng loại quy định ND_OIL8. Môi chất lạnh mới sẽ bị vẩn đục nếu lẫn một ít dầu bôi trơn cũ vào.
CHƯƠNG 6 VẬN HÀNH& BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG LẠNH Ô TÔ
6.1. Một Số Yêu Cầu An Toàn Về Vấn Đề Vận Hành Bảo Dưỡng Hệ Thống Lạnh.
Trong quá trìng thực hiện thao tác vận hành, bảo trì , bảo dưỡng hệ thống lạnh ôtô, để đảm bảo tốt an toàn kỹ thuật cần chú ý về những qui định về an toàn như sau.
Đảm bảo tách dây cáp âm ắc quy trước khi thao tác sửa chữa các bộ phận điện lạnh ôtô trong khoảng động cơ cũng như phía sau bảng đồng hồ.
Khi phải đo kiểm tra các bộ phận cần đến nguồn điện ắc quy thì phải cẩn thận tối đa.
Dụng cụ và vị trí làm việc phải tuyệt đối sạch sẽ.
Trước khi tháo một bộ phận ra khỏi hệ thống cần phải lau chùi sạch sẽ bên ngoài đầu nối.
Cắt nút bịt đầu ống, cắt nút che kín cửa của một bộ phận mới chuẩn bị thay vào hệ thống, cần phải giữ kín cho đến khi lắp ráp vào hệ thống.
Trước khi tháo một bộ phận ra khỏi hệ thống lạnh, cần phải xả sạch gas môi chất. Phải thu hồi gas môi chất vào trong một bình chứa chuyên dùng.
Trước khi tháo lỏng mộc rắc co nối ống, nên quan sát xem có vết dầu nhờn báo hiệu xì hở gas để kịp thời sử lý. Phải xiết chặt bảo đảm kín cho các đầu mối nối. 
8.2. Một Số Dụng Cụ Dùng Trong Vận Hành, Bảo Dưỡng Hệ Thống Lạnh ÔTô.
a. Bộ đồng hồ kiểm tra áp suất hệ thống lạnh
Hình 8-1: Bộ đồng hồ nạp gas
b. Một số thiết bị và phương pháp phát hiện xì gas.
 - Kiểm tra hệ thống điện lạnh để phát hiện xì gas là một bước công tác quan trọng nhất trong việc chuẩn đoán sửa chửa hỏng hóc. Với một hệ thống điện lạnh hoàn hảo, cứ sau mổi năm, môi chất R-12 bị hao hụt mất 200gr là chuyện thường. Nếu bị hao hụt nhiều hơn thông số này thì cần phải tìm kiếm, phát hiện và sửa chữa chỗ bị xì gas.
- Thường gas bị xì nơi đầu ống nối tại máy nén, tại các rắc co nối ống và tại các joint đệm.
- Môi chất lạnh có thể thẩm thấu xuyên qua ống dẫn.
- Axít tạo nên do trộn lẫn nước với môi chất lạnh, nó ăn thủng ống dẫn của hệ thống, làm xì môi chất lạnh.
- Nơi nào có vết dầu bôi trơn là nơi đó bị xì gas, vì gas xì ra mang theo dầu bôi trơn của máy nén.
1. Phương pháp dùng ngọn lửa (flame leak detector )
Loại thiết bị này có khả năng phát hiện chổ hở ở bất kỳ nơi nào trên hệ thống lạnh. Một ống mẫu rút gas môi chất gắn trên ngọn lửa khí prôpan, sẽ làm ngọn lửa thay đổi màu sắc tùy theo lượng gas môi chất xì ra.
Các màu sắc khác nhau sau đây của ngọn lửa cho biết mức độ xì gas :
Xanh biển nhạt : Không có hiện tượng xì gas 
Vàng nhạt	: Có xì gas rất ít.
Vàng sáng	: Lượng gas xì ít.
Xanh tía nhạt	: Gas xì rất nhiều.
Ngọn lửa màu tím	: Rất nhiều gas bị xì ra.
Hình6-2: Thiết bị kiểm tra , phát hiện xì gas với ngọn lửa đèn prôpan
1. Bình gas prôpan; 2. Van; 3. Ống dò môi chất rò rỉ; 4. Đĩa phản ứng; 5. Ống khói; 6. Xì gas rất nhiều, ngọn lửa đỏ tía, xanh đến tím; 7. Xì ít gas, ngọn lửa màu xanh lá cây đến vàng.
2. Dùng chất lỏng để thử xì gas
Bôi một loại chất lỏng, ví dụ nước xà phòng lên vị trí nghi ngờ. Nếu có sủi bọt thì nơi đó bị xì gas.
6.3. Các thao tác nạp và xả gas trong hệ thống lạnh ôtô.
a. Xả gas hệ thống lạnh ôtô:
Lắp ráp đồng hồ đo vào hệ thống lạnh. Đặt các núm điều khiển vào vị trí tối đa:
- Đặt đầu của ống giữa của bộ đồng hồ lên trên một khăn hay giẻ lau sạch
- Mở nhẹ van đồng hồ phía cao áp cho môi chất lạnh thoát ra theo ống giữa của bộ đồng hồ.
- Quan sát kỹ khăn lau xem dầu bôi trơn có thoát ra theo không nếu có hãy đóng bớt lại.
- Sau khi đồng hồ cao áp đo dưới 50 PSI hãy mở từ từ van đồng hồ phía thấp áp
- Đóng kín các van đồng hồ khi môi chất lạnh đã ra hết
- Đậy kín các cứa thử trên máy nén đề phòng tạp chất chui vào hệ thống lạnh.
b. Hút chân không hệ thống lạnh ôtô:
- Tắt máy xe
- Lắp ráp bộ đồng hồ đo vào hệ thống. khóa chặt van đồng hồ phía cao áp và thấp áp
- Nối ống giữa của bộ đồng hồ vào cửa hút của bơm chân không.
- Khởi động bơm chân không
- Mở van đồng hồ áp suất thấp. Quan sát kim chỉ, kim phải chỉ trong vùng chân không phía dưới
- Sau năm phút rút chân không, kim đồng hồ phải chỉ ở mức dưới 20 inHg đồng thời đồng hồ phía cao áp phải chỉ dưới mức zero.
- Nếu kim đồng hồ phía cao áp không chỉ ở mức dưới số 0 thì chứng tỏ hệ thống bị nghẹt. Nếu hệ thống bị nghẽn, phải tháo tách bơm chân không, tìm kiếm, sữa chữa chỗ nghẹt, rồi tiếp tục hút chân không.
- Cho bơm chân không làm việc trong khoảng 15 phút, nếu hệ thống hoàn toàn kín tốt, số đo chân không sẽ trong khoảng 26-29 inHg).
- Nếu kim đồng hồ phía thấp áp không nằm trong vùng chân không dưới 0 thì chứng tỏ mất chân không, có nghĩa là có chỗ hở trong hệ thống. Nên tiến hành xử lý theo quy trình sau:
1. Khoá kín cả hai van đồng hồ. Ngừng máy hút chân không.
2. Nạp vào cho hệ thống lượng môi chất lạnh khoảng 0,4 kg (0,9 lb)
3. Dùng thiết bị kiểm tra xì gas để phát hiện chỗ xì. Sửa chữa .
4. Lại xả gas, tiếp đến tiến hành rút chân không .
- Mở cả hai van đồng hồ, số đo chân không đạt được 28-29 inHg 
- Sau khi đồng hồ phía áp suất thấp chỉ xấp xỉ 28-29 inHg tiếp tục rút chân không trong vòng 15 phút nữa.
- Bây giờ khoá kín cả hai van đồng hồ, tắt máy bơm chân không.
c. Kỹ thuật nạp gas hệ thống lạnh ôtô:
Điều cần lưu ý khi nạp gas:
Do sự khác biệt rất lớn giữa R12 và R134a nên hệ thống điện lạnh mới được thiết kế đặc biệt. vì vậy trong mọi trường hợp không được sử dụng R12 nạp vào hệ thống lạnh mới sử dụng R134a và ngược lại. Nếu không tuân thủ điều này thì hệ thống lạnh sẽ bị hư hỏng trầm trọng.
Lắp ráp đồng hồ đo:
- Chuẩn bị dụng cụ.
- Che đậy hai bên vè xe trành trầy xước.
- Tháo nắp đậy của phía cao áp và thấp áp.
- Tháo hai van của đồng hồ đo và máy nén.
- Lắp ráp đồng hồ phía thấp áp vào cửa hút của máy nén.
- Lắp ráp đồng hồ phía cao áp vào cửa đẩy của máy nén.
- Xả gió trong hai ống nối đồng hồ đo và máy nén.
- Mở nhẹ van đồng hồ thấp áp trong vài giây để tống hết không khí trong ống rồi khóa lại. Làm tương tự như vậy với van đồng hồ cao áp.
Quy trình nạp gas vào hệ thống:
- Khóa kín hai van bộ đồng hồ, lắp đặt bộ đồng hồ vào hệ thống lạnh.
- Rút chân không đúng yêu cầu kĩ thuật.
- Ráp van lấy gas vào bình chứa môi chất.
- Xả gió trong ống nối
- Mở van đồng hồ phía áp suất thấp cho phép gas nạp vào hệ thống cho đến khi đủ gas.
- Khóa kín van đồng hồ phía thấp áp.
- Khoá kín van chai gas.
- Tháo chai gas.
d. Kiểm tra lượng môi chất lạnh trong hệ thống:
- Khởi động cho động cơ nổ, cho nổ ở vận tốc 1500 vòng / phút
- Bật công tắc máy lạnh
- Chỉnh núm nhiệt ở vị trí tối đa
- Cho quạt gió chạy ở tốc độ nhanh nhất
- Sau năm phút làm lạnh, quan sát dòng môi chất lạnh chạy qua cửa sổ bình lọc/ hút ẩm.
Lượng MCL
Hầu như hết gas
Thiếu gas
Đủ gas
Thừa gas
Nhiệt độ đường ống cao áp và thấp áp
Nhiệt độ ở cả hai phía hầu như bằng nhau
ống cao áp nóng, ống thấp áp hơi lạnh
ống cao áp nóng, ống hạ áp lạnh
ống cao áp nóng bất bình thường
Tình hình môi chất lạnh chảy qua kính bình lọc/ hút ẩm
Bọt chảy qua liên tục, bọt sẽ biến mất thay vào đó là sương mù.
Bọt xuất hiện cách quãng
Hoàn toàn trong suốt. Bọt có thể xuất hiện khi ta tăng hoặc giảm tốc độ động cơ
Hoàn toàn trong suốt không có bọt
Tình hình áp suất trong hệ thống
Áp suất bên phía cao áp giảm bất bình thường
Áp xuất cả hai phía đếu thấp
Áp suất cả hai phía đều bình thường (cao áp 120 ’ 150PSI, thấp áp 30’50PSI)
Áp suất cả hai phía đều cao bất thường
6.4. Các sự cố trong hệ thống lạnh ôtô và cách xử lý.
Sự cố
Biệu hiện
Nguyên nhân
Cách sử lý
Thiếu môi chất lạnh trong hệ thống.
- Lạnh ít 
- Có bong bóng trong dòng môi chất lạnh
Thiếu môi chất lạnh hoặc bị xì gas
- Nạp thêm gas.
- Tìm chỗ bị xì .
- Nếu cần thiết nên hút chân không và nạp gas lại.
Hệ thống không có gas
- Hoàn toàn không lạnh
- Qua kính xem gas thấy bong bóng, đôi khi có sương mờ.
- Hệ thống bị xì gas 
- Ngưng không cho máy nén hoạt động.
- Tìm kiếm chỗ bị xì gas, và khắc phục chỗ bị xì.
- Nên thay mới bình lọc và hút ẩm.
- Kiểm tra dầu bôi trơn 
- Hút chân không và nạp gas lại.
Kém lạnh trong khi đường ống hút đọng sương.
- Kém lạnh
- Đường ống hút đổ mồ hôi.
- Van tiết lưu phun quá nhiều môi chất lỏng vào trong dàn lạnh
- Kiểm tra van tiết lưu khắc phục sửa chữa, nếu áp suất phía ống hút vẫn không giảm xuống ta nên thay mới van tiết lưu .
- Có không khí ẩm trong hệ thống lạnh
- Kém lạnh
- Tại kính xem gas quan sat thấy có bọt.
- Bên phía đường hút ống có thể đo được độ chân không hoặc giao động trong khoảng (6 psi).
- Gió thồi ra nóng chứ không lạnh.
- Có lẫn không khí ẩm trong hệ thống.
- Hệ thống bị nghẽn do chất ẩm đóng băng tai van tiết lưu. 
- Phin lọc không còn hút ẩm dc nữa.
- Xả gas toàn bộ hệ thống 
- Thay phin lọc mới.
- Hút chân không thật kỹ và nạp gas lại.
- Van tiết lưu làm việc không ổn định.
- Không đạt độ lạnh
- Van tiết lưu làm tắt nghẽn dòng môi chất.
- Bầu cảm biến nhiệt bị xì mất môi chất.
- Xả gas hệ thống, tháo van làm sạch hoặc thay cái mới, hút chân không nạp gas lại cho hệ thống.
- Máy nén hoạt động không tốt
- Kém lạnh 
- Máy nén bị hư chi tiết bên trong
- Bị hở, xì đệm hay van
- Dây curo máy nén trùng hay bị đứt.
- Tháo máy nén để kiểm tra. 
- Sửa hoặc thay mới nếu cần thiết.
- Kiểm tra dầu bôi trơn
- Thay mới phin lọc
- Dàn nóng hoạt động không ồn định
- Không lạnh
- Động cơ bị quá nhiệt.
- Đường ống hút nóng.
- Thấy bong bóng qua mắt gas.
- Dàn nóng không giải nhiệt được .
- Dàn nóng bị hư.
- Dàn nóng bị bẩn.
- Nạp dư gas hoặc bị nghẽn dầu.
- Kiểm tra quạt két nước.
- Đảm bảo tính kỹ thuật của dàn nóng. Xem dàn nóng có bị bẩn hay không.
- Kiểm tra lượng gas và kiểm tra xem dàn nóng có bị nghẽn dầu không.
- Đường ống phía cao áp bị nghẽn.
- Đường ống dẫn lỏng phía cao áp động sương.
- Không đạt độ lạnh
- Dàn nóng nóng hơn lúc bình thường.
- Nghẽn phin lọc 
- Nghẽn đường ống phía cao áp.
- Đường ống bị gấp.
- Kiểm tra lại đường ống phía cao áp.
- Thay phin lọc mới
- Hút chân không.
- Nạp gas lại cho hệ thống.
- Dầu bôi trơn tồn đọng lại trên hệ thống.
- Không đạt độ lạnh 
- Máy nén hoạt động nóng hơn bình thường.
- Dầu bôi trơn quá nhiều trên đường ống, chiếm chỗ một phần diện tích thành ống làm giảm khả năng trao đổi nhiệt dẫn đến giảm năng suất lạnh.
- Bố trí hệ thống hồi dầu.
- Châm dầu đúng lượng qui định.
Quạt dàn lạnh không hoạt động.
- Không lạnh 
- Quạt lồng sóc không chạy.
- Bộ ngắt mạch cb hỏng.
- Mô tơ quạt hỏng.
- Hư relay nhiệt.
- Bị đứt cầu chì hoặc cầu nối an toàn.
- Kiểm tra mô tơ quạt, cầu chì, relay nhiệt, cb. Có thể thay mới nếu cần thiết.
- Lúc lạnh lúc không.
- Không khí thổi ra từng quãng, khi thì lạnh khi thì không.
- Bộ ly hợp từ trường của máy nén bị trượt
- Van tiết lưu hỏng hoặc có không khí ẩm trong hệ thống.
- Đấu sai hệ thống dây điện.
- Kiểm tra bộ ly hợp, van tiết lưu.
- Hút chân không và nạp môi chất lại.
- Đấu lại hệ thống dây điện.
- Gió lạnh chỉ thổi ra khi xe chạy ở tốc độ cao.
- Kém lạnh khi xe chạy ở tốc độ thấp khi chạy ở vận tốc lớn mới đủ lạnh
- Dàn nóng bị tắt nghẽn.
- Dây curo máy mén bị trượt.
- Môi chất lạnh thiếu hoặc dư.
- Có không khí trong hệ thống.
- Kiểm tra dàn nóng.
- Chỉnh độ căng dây đai hoặc thay mới.
- Kiểm tra lại môi chất trong hệ thống.
- Luồng gió lạnh thổi ra yếu.
- Hệ thống làm lạnh chậm.
- Dàn lạnh bị nghẽn hay bám tuyết trên mặt ngoài.
- Bị xì hở trong hộp bọc hay ống phân phối không khí lạnh.
- Cửa gió hút vào bị tắt nghẽn.
- Mô tơ quạt gió hỏng
- Vệ sinh dàn lạnh, chú ý các tấm thu nhiệt.
- Khắc phục chỗ bị xì trong ống phân phối khí lạnh.
- Kiểm tra cữa gió hút và động cơ quạt.
- Có tiếng ồn gần quạt.
- Khi cho hệ thống hoạt động thì tại vị trí dàn lạnh phát sinh ra tiếng ồn, ngay cả khi chỉ có quạt dàn lạnh hoạt động.
- Động cơ quạt quay không đúng.
- Có vật lạ bám vào quạt.
- Mô tơ bật không đúng.
- Mô tơ quạt bị hỏng chi tiết chuyển động.
- Bật mô tơ quạt tới vị trí (LO – MED – HI) nếu có tiếng ồn hay mô tơ quay không đúng,khắc phục hoặc thay mới.
- Kiểm tra không gian xung quanh quạt có vật lạ hay bị kẹt không.
- Đèn báo của hệ thống lạnh chớp.
- Đèn báo của hệ thống lạnh chớp.
- Dây curo của máy nén bị trượt.
- Hỏng hộp cung cấp điện chính amplifier.
- Kiềm tra dây đai, thay mới nếu cần thiết.
- Kiểm tra hôp cung cấp điện chính.
- Mối nối có vết dầu.
- Tại các mối nối có vết dầu của hệ thống lạnh.
- Do dầu máy nén trộn lẫn với gas và thoát ra cùng với gas tại chỗ bị rò gas.
- Xiết chặt lại các chi tiết hay thế khi cần để chấm dứt sự rò rỉ môi chất.
6.5. Bảo dưỡng hệ thống lạnh ôtô.
a. Đối với cửa gió hút : 
- Vị trí : Trên trần trong khoang xe , 
- Thời gian bảo dưỡng : -Cần được vệ sinh hàng tuần .
- Yêu cầu: Tháo cửa gió hút xuống dùng nước sạch xịt .: 
b. Đối với lưới chắn bụi:
- Vị trí : Tháo cửa gío hút ra , thấy tấm lưới ôm sát dàn lạnh , 
- Thời gian bảo dưỡng: - Cần được vệ sinh hàng tháng.
- Yêu cầu: Tháo cửa gió hút xuống dùng dùng tay gỡ tấm lưới ra giặt khô cho hết bụi .
c. Đối với Cân chỉnh dây curoa:
- Vị trí : tại động cơ của xe
- Thời gian bảo dưỡng: Cần được kiểm tra và căng lại trước mỗi chuyến đi .
- Yêu cầu: Lực căng dây curoa lớn hay bé có ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ sử dụng của curoa và có ảnh hưởng nhất định đến gối đỡ trục của máy nén khí .Độ võng mỗi mét khoảng cách 2 puly curoa là 16 mm (ở đây 2 buly là buly trung gian và buly trục cơ,lực tác dung lên dây khi đó khoảng 20N đến 30 N hoặc 2 đến 3 kg). Căn cứ vào số liệu này để căng chỉnh dây cho thích hợp.
d. Đối với dàn lạnh và dàn nóng 
- Vị trí : Trên nóc xe dàn nóng phía đầu xe , dàn lạnh phía sau 
- Thời gian bảo dưỡng: 3 tháng phải vệ sinh dàn một lần.
- Yêu cầu:
+Dàn nóng : sau một thời gian sử dụng bụi bẩn bám vào các cánh toả nhiệt hạn chế đến độ thoát nhiệt của dàn, làm cho hiệu suất làm lạnh của hệ thống bị giảm đi . Do đó chúng ta phải có thao tác thường xuyên kiểm tra và làm sạch các cánh toả nhiệt cũng như làm sạch dàn nóng ( dùng khí nén làm sạch,xịt bằng nước ) để luôn bảo đảm độ thông thoáng cho dàn.
+Dàn lạnh : Cũng cần được bảo dưỡng ,nhưng cách làm lại khác ,chúng ta cần phải tiến hành xịt khí và lau dàn cho sạch. Dàn lạnh có sạch thì không khí lưu chuyển trong khoang xe mới trong lành không có mùi khó chịu. Chú ý làm sạch và kiểm tra đường ống thoát nước của dàn có dễ thoát không.
( chú ý : khi tháo, Bulông của nắp dàn ( bu lông inox) cần được để vào khay, trách trường hợp thất thoát.) 
e. Đối với Quạt dàn nóng và Quạt dàn lạnh
- Vị trí : Trong dàn nóng , dàn lạnh 
- Thời gian bảo dưỡng: Sau thời gian sử dụng khoảng 2500 giờ ( hoặc thấy quạt dàn nóng ,lạnh chạy có hiện tượng bất thường).
- Yêu cầu :Quạt dàn nóng và lạnh: thì chúng ta cần tiến hành bảo dưỡng quạt.Khi bảo dưỡng cần tiến hành kiểm tra:
- Cho dầu mỡ và Vòng bi hoặc bạc 
- Thay chổi than nếu mòn hết hoặc gần hết. 
- Khi lắp lại quạt phải có keo hoặc gioăng lót vào vị trí mép lắp ghép quạt.
- Đối với quạt dàn lạnh khi lắp lại thì cần phải kiểm tra cả chiều quay của cánh quạt có đúng không
-Khi lắp ghép xong phải kiểm tra cho quạt chạy thử.
-Lắp lại quạt lên dàn nóng và dàn lạnh phải bảo đảm lắp đúng như ban đầu.

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_ky_thuat_lanh_o_to.doc