Giáo trình Kiểm toán môi trường

Khái Niệm

• Theo EPA:

Kiểm Toán Môi Trường là phương pháp đánh giá độc lập, có hệ thống, theo định kỳ và xem xét có mục đích các hoạt động thực tiễn của đơn vị sản xuất có liên quan đến việc đáp ứng các yêu cầu về môi trường.

• Theo các tác giả khác (Michael D.L, Phillip L.B., Jeffery C.E.)

Kiểm Toán Môi Trường là phương pháp độc lập, có hệ thống để xác định việc chấp hành các nguyên tắc, các chính sách quốc gia về môi trường, vận dụng những kinh nghiệm tốt từ thực tế sản xuất vào công tác cải thiện và bảo vệ môi trường.

Kiểm Toán Môi Trường ra đời vào cuối những năm 1970 với một nội dung phong phú và bao quát. Trên thực tế, có thể có nhiều hình thức Kiểm Toán Môi Trường, mà mỗi cái bao hàm những mục tiêu đặc trưng khác nhau. Đầu những năm 1980, nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường được đặt ra ngày càng nhiều và phức tạp, những nhà quản lý phải sử dụng kiểm toán như là một công cụ để cải thiện hoạt động của đơn vị mình. Từ đó, Kiểm Toán Môi Trường ngày càng phát triển và trở thành một ngành chuyên biệt.

 

doc 57 trang kimcuc 8260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kiểm toán môi trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kiểm toán môi trường

Giáo trình Kiểm toán môi trường
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN 
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY
(Lưu hành nội bộ)
KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG
ThS. Bùi Thị Cẩm Nhi
TP.HCM, tháng 02/2016ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC
Tên môn học	KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG 
Mã số	
Số tín chỉ	2 tín chỉ # 30 tiết
Phân phối tiết học	
Lý thuyết	:	20 tiết
Bài tập nhóm	:	10 tiết
Thực hành	:	0
Hình thức đánh giá	Kiểm tra trên lớp	 :	10% 
Tiểu luận	 :	20-30%
Thi viết 	 :	60-70%
Chủ nhiệm môn học	Vũ Thị Hồng Thủy , Thạc Sĩ
CBGD đăng ký giảng 	Bùi Thị Cẩm Nhi , Thạc Sĩ
Tài liệu tham khảo	
1/ Dang Xuan Toan, Tran Ung Long. 1999. Hướng dẫn Kiểm toán giảm thiểu chất thải. UNDP & UNIDO. 
2/ TCVN ISO 14001-2010: Hệ thống quản lý môi trường – Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng. 
3/ Lawrence B.Cahill. 1996. Environmental Audits, 7th Edition. Government Institutes, Rockville, Maryland. 
4/ Michael D.LaGrega, Phillip L.Buckingham, Jeffrey C.Evans . 1994. Hazardous Waste Management. McGraw-Hill.
5/ Nguyen Tuan Trung. 2010. Kiểm toán môi trường và những thách thức đặt ra đối với kiểm toán nhà nước Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Kiểm toán, Vietnam.
Giới thiệu môn học
Môn học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản trong tiến trình kiểm toán môi trường, tập trung chủ yếu vào kiểm toán sự phù hợp của hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 và kiểm toán giảm thiểu chất thải trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.
This course provides to students the basic knowledge of environmental auditing process, focused on conformity of environmental management system according to ISO 14001 and waste reduction in production or service supply processes.
Nội dung 
Tuần
Nội dung 
1 
Chương 1 : Tổng quan về Kiểm toán môi trường (KTMT)
Khái Niệm
Các hình thức kiểm toán
Mục đích và ý nghĩa của công tác kiểm toán
Thuận lợi và khó khăn trong công tác kiểm toán
Các tiêu chuẩn quốc tế ảnh hưởng đến KTMT
Những vấn nạn tiêu biểu trong KTMT
2 – 3
Chương 2: Nguyên tắc & tiến trình kiểm toán
Nguyên tắc 
Tiến trình kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán 
Kiểm toán tại hiện trường
Đánh giá và lập báo cáo 
Bài tập 
4 – 7
Chương 3 : Kiểm toán hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000
Tổng quan về ISO 14000
Tiêu chuẩn ISO 14001
Quá trình hình thành ISO 14001
Các thuật ngữ và định nghĩa cơ bản
Mô hình hệ thống quản lý môi trường
Các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường
Các yêu cầu chung
Chính sách môi trường
Lập kế hoạch
Thực hiện và điều hành
Kiểm tra và hành động khắc phục
Xem xét lãnh đạo
Bài tập 
8 – 10 
Chương 4 : Kiểm toán giảm thiểu chất thải
Tổng quan về kiểm toán giảm thiểu chất thải
Nội dung kiểm toán giảm thiểu chất thải
Mô tả các bộ phận sản xuất 
Thu thập số liệu của từng bộ phận sản xuất
Xác định nguồn gây ô nhiễm môi trường 
Tập hợp số liệu đầu vào/ra của các bộ phận sản xuất
Lập cân bằng vật chất và đánh giá nguồn thải
Mô tả và đánh giá biện pháp giảm thiểu và xử lý chất thải hiện có
Xây dựng phương án giảm thiểu chất thải
Phân tích chi phí – lợi ích cho quá trình giảm thiểu và xử lý chất thải
Lập kế hoạch thực hiện các biện pháp giảm thiểu và xử lý chất thải
Bài tập 
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN MÔI TRƯỜNG 
1.1. Khái Niệm
Theo EPA: 
Kiểm Toán Môi Trường là phương pháp đánh giá độc lập, có hệ thống, theo định kỳ và xem xét có mục đích các hoạt động thực tiễn của đơn vị sản xuất có liên quan đến việc đáp ứng các yêu cầu về môi trường.
Theo các tác giả khác (Michael D.L, Phillip L.B., Jeffery C.E.)
Kiểm Toán Môi Trường là phương pháp độc lập, có hệ thống để xác định việc chấp hành các nguyên tắc, các chính sách quốc gia về môi trường, vận dụng những kinh nghiệm tốt từ thực tế sản xuất vào công tác cải thiện và bảo vệ môi trường.
Kiểm Toán Môi Trường ra đời vào cuối những năm 1970 với một nội dung phong phú và bao quát. Trên thực tế, có thể có nhiều hình thức Kiểm Toán Môi Trường, mà mỗi cái bao hàm những mục tiêu đặc trưng khác nhau. Đầu những năm 1980, nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường được đặt ra ngày càng nhiều và phức tạp, những nhà quản lý phải sử dụng kiểm toán như là một công cụ để cải thiện hoạt động của đơn vị mình. Từ đó, Kiểm Toán Môi Trường ngày càng phát triển và trở thành một ngành chuyên biệt.
1.2. Mục đích và ý nghĩa của công tác kiểm toán
Mục đích :
Với cách định nghĩa như trên, Kiểm Toán Môi Trường được thực hiện với một số mục đích khác nhau:
Thẩm tra sự tuân thủ đối với luật và chính sách môi trường 
Xác định giá trị hiệu quả của hệ thống quản lý môi trường sẵn có,
Đánh giá rủi ro và xác định mức độ thiệt hại từ quá trình hoạt động thực tiễn đối với việc sử dụng các loại nguyên vật liệu đúng và không đúng nguyên tắc đã chỉ định.
Mục đích chính của Kiểm Toán Môi Trường là để cải thiện hiệu năng của hệ thống quản lý môi trường cơ bản bằng việc thẩm tra các hoạt động quản lý trong thực tế có đúng chức năng và thích hợp hay không. 
Ý nghĩa:
Là một hoạt động kiểm soát giám sát độc lập, mang tính khách quan, Kiểm Toán Môi Trường là một yêu cầu cần thiết đối với những doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và sản phẩm trực tiếp.
Việc tự nguyện thực hiện Kiểm Toán Môi Trường có thể giúp cho các nhà quản lý sản xuất và ở cấp vĩ mô xác định chính xác và nhanh chóng những rủi ro tiềm năng để tìm ra giải pháp tốt hơn, tránh được các vấn nạn về môi trường.
Kiểm Toán Môi Trường thông qua các bước kiểm tra giúp cho đơn vị thực hiện tốt hơn chương trình quản lý môi trường bằng cách đánh giá hệ thống kiểm soát nào là cần thiết, nên áp dụng kinh nghiệm quản lý thực tiễn nào cho đúng chức năng và phù hợp. 
Kiểm Toán Môi Trường đánh giá, nhưng không thay thế được, các hoạt động tuân thủ nguyên tắc trực tiếp như xin giấy phép môi trường, thiết lập hệ thống kiểm soát, quản lý việc chấp hành nguyên tắc, báo cáo các sai phạm và lưu trữ hồ sơ. 
Dù không thay thế được cho công tác thanh tra môi trường, Kiểm Toán Môi Trường có thể hổ trợ và bổ sung những kết luận cần thiết cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường trong việc tìm kiếm phương thức sắp xếp và sử dụng nguồn lực có hiệu quả hơn.
1.3. Thuận lợi và khó khăn trong công tác kiểm toán
Thuận lợi: Kiểm Toán Môi Trường có thể mang lại những lợi ích có ý nghĩa như:
Nâng cao nhận thức về môi trường 
Cải tiến việc trao đổi thông tin
Giúp các đơn vị có ý thức chấp hành tốt hơn các qui định về môi trường
Ít gây những hậu quả bất ngờ hơn trong quá trình sản xuất
Giảm gián đoạn hoạt động kinh doanh hoặc phải đóng cửa nhà máy 
Tránh được các vi phạm, khỏi dính líu đến việc thưa kiện và đóng tiền phạt
Là một biểu hiện tốt đẹp đối với cộng đồng và các cấp chính quyền, tránh những dư luận bất lợi 
Tăng sức khoẻ và điều kiện an toàn trong cơ sở sản xuất, giảm chi phí bảo hiểm
Tăng hiệu quả sử dụng nguyên liệu, tiết kiệm chi phí sản xuất, 
Giảm lượng chất thải ở mức thấp nhất, giảm chi phí xử lý chất thải
Tăng doanh số và lợi nhuận vì sản phẩm của đơn vị dễ được chấp nhận trên thị trường 
Tăng giá trị sở hữu
Khó khăn: tuy nhiên, những ích lợi đó có thể bị tác động bởi một số nhân tố sau:
Khi đang thực hiện chương trình kiểm toán, có thể làm tổn thất nguồn lực
Những hoạt động của nhà máy tạm thời bị ngưng trệ.
Các sự kiện có dính đến pháp luật và chính quyền có thể gia tăng
Nợ tăng lên, khi đơn vị không có khả năng đáp ứng được nguồn vốn để thực hiện những cải tiến đề xuất từ quá trình kiểm toán.
1.4. Các hình thức kiểm toán
Kiểm Toán Việc Chấp Hành Các Nguyên Tắc (Compliance Audits)
Theo định nghĩa của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa kỳ (EPA), "Kiểm Toán Môi Trường là sự xem xét có mục đích, theo định kỳ, có hệ thống và được chứng minh bằng tư liệu bởi sự tồn tại có nguyên tắc các hoạt động của đơn vị và những vấn đề thực tiễn có liên quan đến việc tuân thủ nguyên tắc môi trường”. Theo cách này, đìểm nhấn mạnh là ở chổ sự tuân thủ có tính nguyên tắc, và việc thẩm tra mức độ chấp hành là động lực cho sự phát triển ngành Kiểm Toán Môi Trường. Cho đến nay, nó vẫn còn là một trong những lý do chủ yếu để tiến hành kiểm toán. Với mục đích như thế, kiểm toán có tên là Kiểm Toán Việc Chấp Hành Các Nguyên Tắc (compliance audits).
Nhu cầu thực hiện Kiểm Toán Việc Chấp Hành Các Nguyên Tắc về Môi trường rõ ràng là cần thiết. Đặc biệt là trong thời gian gần đây, nội dung của luật và các nguyên tắc về môi trường ngày càng rộng hơn và phức tạp hơn, mà việc vi phạm những nguyên tắc này có thể phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hoặc phải bồi thường. Do đó, nhu cầu đòi hỏi phải tuân thủ các nguyên tắc môi trường ngày càng lớn, cái giá phải trả cho việc không thực hiện các nguyên tắc này ngày càng cao, làm cho các đơn vị sản xuất không còn cơ hội lẫn trốn. Do vậy, việc xác định những đòi hỏi đặc trưng có tính nguyên tắc là phải chấp nhận, việc tìm hiểu xem những hoạt động nào được chấp hành, và xác định những vi phạm có thể xảy ra đúng lúc để có biện pháp đối phó trước, đó là mục đích chính của Kiểm Toán Việc Chấp Hành Các Nguyên Tắc. 
Kiểm Toán Hệ Thống Qủan Lý Môi Trường (Environmental Management System Audits): 
Xuất hiện do :
Hình thức kiểm toán việc chấp hành các nguyên tắc môi trường đơn giản chỉ là một phác hoạ nhanh về vận hành và chuỗi hoạt động của nhà máy, để xác định là có chấp hành những nguyên tắc, luật lệ đã được đặt ra hay không. Hình thức Kiểm Toán này tuy cũng có phần định lượng nhưng chưa sâu sắc. 
Khi công tác kiểm toán không còn là xa lạ với các nhà sản xuất công nghiệp nữa, và họ đã nhận thức được rằng kiểm toán là hữu ích, yêu cầu đặt ra cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường là phải triển khai việc kiểm soát chặt chẽ hơn các vi phạm nguyên tắc môi trường, phân tích tìm kiếm những nguyên nhân chủ yếu của bất kỳ hình thức vi phạm nào, và xác định đúng những nguy cơ tiềm tàng. Theo khuynh hướng này, kiểm toán thực chất là đánh giá hệ thống quản lý môi trường, nhằm xem xét đơn vị có thiết lập một hệ thống quản lý việc tuân thủ các nguyên tắc hay không, đã hoạt động chưa, được sử dụng đúng đắn chưa trong các hoạt động thường ngày. 
Với mục đích này, công tác kiểm toán kiểm tra cả các yếu tố về văn hoá, quản lý, các nhân tố ảnh hưởng, bao gồm cả chính sách đối nội, nguồn nhân lực, chương trình huấn luyện, hệ thống kế hoạch và ngân sách, hệ thống báo cáo và giám sát, và hệ thống quản lý thông tin. Kiểm Toán Hệ Thống Quản Ly ́môi trường phát hiện những sai lầm mang tính hệ thống có khả năng xảy ra mà tự thân các sai lầm đó có thể có liên quan đến những vấn nạn môi trường sau này.
Do tính bao quát của hình thức kiểm toán này, yêu cầu chung của công tác bảo vệ môi trường toàn cầu đã đặt các doanh nghiệp/nhà sản xuất trên toàn thế giới trước trách nhiệm chung là nhất thiết phải thường xuyên tiến hành kiểm toán hệ thống quản lý môi trường của đơn vị mình theo một hệ tiêu chuẩn thống nhất : ISO-14000. Nội dung và các bước tiến hành kiểm toán hệ thống quản lý môi trường sẽ được trình bày trong chương III.
Kiểm Toán Giảm Thiểu Chất Thải (Waste Minimization or Pollution Prevention Audits)
Hiện nay, giảm thiểu chất thải là một trong các biện pháp chủ yếu của chiến lược ngăn ngừa ô nhiễm và bảo vệ môi trường, là vấn đề bức thiết nhất đối với những nước đang trên đà công nghiệp hoá, hiện đại hoá như Việt nam. Giảm thiểu chất thải bao hàm cả 2 khuynh hướng: giảm khối lượng chất thải và mức độ ô nhiễm hay giảm nồng độ chất ô nhiễm có trong chất thải. Thực hiện giảm thiểu chất thải không những hạn chế được mức độ ô nhiễm mà còn giảm được chi phí xử lý chất thải, tiết kiệm nguồn lực tự nhiên, tiến tới mục tiêu phát triển bền vững.
Kiểm toán giảm thiểu chất thải là giai đoạn tiền đề cho công tác đánh giá, hoạch định công tác cải tiến quy trình sản xuất, tăng cường chất lượng sản phẩm, gắn với sản xuất sạch hơn tại từng đơn vị sản xuất. 
Xuất phát từ nhu cầu thiết yếu của công tác cải thiện và bảo vệ môi trường và lợi ích kinh tế mang lại cho doanh nghiệp từ quá trình giảm thiểu chất thải, công tác kiểm toán giảm thiểu chất thải nhất thiết phải được triển khai và duy trì thường xuyên cùng với tiến trình sản xuất. Nội dung và các bước thực hiện của hình thức kiểm toán này sẽ được giới thiệu chi tiết trong chương IV. 
Ngoài ra, còn một số hình thức kiểm toán môi trường chuyên biệt khác mà chúng ta sẽ đề cập sơ lược đến ở chương 4 là Kiểm Toán Quản lý Chất thải (Waste Management Contractor Audits) ứng dụng trong công tác quản lý các tổ chức, cá nhân mà hoạt động của họ có liên quan đến chất thải, bao gồm toàn bộ các khâu thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải trong và sau quá trình sản xuất, Đánh Giá Giá Trị Bất Động Sản (Property Transfer or Liability Definition Audits) dựa trên yếu tố môi trường, Kiểm Toán Xác Định Rủi Ro ( Risk Definition Audits) và Kiểm toán Môi Trường Quốc Tế (International Environmental Audits). 
Các tiêu chuẩn quốc tế về KTMT
Một số tiêu chuẩn có ý nghĩa bao quát trong Kiểm Toán Môi Trường, có ảnh hưởng không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà trên toàn cầu, đó là ISO 14000 (International Standardization Organization), BS 7750 (BSI-British Standards Institute), các hướng dẫn và quy định của U.S. EPA (Environmental Protection Agency) hoặc U.S. DOJ (Department of Justice). Những tiêu chuẩn này sẽ giúp cho chúng ta cải tiến chất lượng của công tác kiểm toán và cả những người làm công tác kiểm toán, và định nghĩa một cách rõ ràng hơn, có thể chấp nhận về Kiểm Toán Môi Trường, một khái niệm mà đến nay vẫn còn mù mờ. Với những loại hình kiểm toán ngày càng đa dạng và phong phú, ... u ra. Như đã trình bày ở phần trước, khối lượng toàn bộ vật chất đi vào hệ thống phải bằng khối lượng toàn bộ chất thải đi ra khỏi hệ thống. Nhưng, trên thực tế hầu như không thể nào đạt được một cân bằng hoàn chỉnh. Tùy vào quan điểm của từng cơ quan quản lý môi trường hoặc đơn vị kiểm toán, thông thường một cân bằng chênh lệch ít hơn 10% (tức là đầu vào/đầu ra x 100 = 90 – 110% có thể được coi là đạt yêu cầu).
Xác định cân bằng vật chất được sử dụng rất có hiệu quả trong việc hiệu chỉnh những thông tin đầu ra và đầu vào tại các khu vực mà ở đó còn thiếu thông tin hoặc chưa chính xác. Ví dụ, nếu tổng lượng đầu vào sản xuất đối với nguyên liệu X là 100kg, nhưng đầu ra tính được chỉ có 50kg là do các dữ liệu đầu ra hoặc đầu vào là không chính xác hoặc chưa đầy đủ. Phương pháp tiếp cận này được gọi là điều tra cân bằng vật chất. Nơi nào các số liệu không đầy đủ, thì đòi hỏi nhiều cố gắng thu thập, điều tra. Thực chất việc kiểm toán chất thải là không bào giờ ngừng lại và còn nhiều vấn đề để cải tiến.
Bước 10: Tập hợp các thông tin đầu vào và đầu ra của từng công đoạn
Việc xem xét cân bằng vật chất chỉ có thực hiện được sau khi đã xây dựng hệ đơn vị đo đạt tiêu chuẩn (lít, tấn hay kilogam) cho một ngày, một năm hay một mẻ. Sau khi tổng hợp các số liệu đo đạc có các đơn vị tiêu chuẩn thống nhất dưới dạng sơ đồ bằng cách sử dụng sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất, các số liệu đầu vào và đầu ra này cũng có thể lập thành bảng có dạng như sau:
Bảng 9: Đầu vào và đầu ra của từng công đoạn sản xuất
Công đoạn A
Đầu vào
Khối lượng hàng năm, tính theo đơn vị tiêu chuẩn
Nguyên liệu thô A
Nguyên liệu thô B
Nguyên liệu thô C
Tái sử dụng nước
Nước cấp
Đầu ra
Khối lượng hàng năm, tính theo đơn vị tiêu chuẩn
Sản phẩm được sản xuất
Thất thoát do tồn trữ và bốc xếp
Chất thải được tái sử dụng
Phát thải vào không khí
Chất thải vào cống (ngoại trừ nước cấp)
Chất thải lỏng không độc hại D được chuyển đi
Chất thải lỏng độc hại E được chuyển đi
Chất thải rắn không đọc hại F được chuyển đi
Chất thải rắn độc hại G được chuyển đi
Nước cấp
Bước 11: Xây dựng cân bằng vật chất sơ bộ ở từng công đoạn sản xuất
Đối với từng công đoạn sản xuất, sử dụng các số liệu đã thu thập được từ Bước 1 đến 9 để xây dựng cân bằng vật chất. Chúng ta có thể sử dụng sơ đồ quy trình công nghệ để xây dựng cân bằng vật chất hoặc lập các bảng các thông tin đầu vào và đầu ra (như bảng trên) để tính toán cân bằng vật chất theo công thức:
Chênh lệch phát sinh = Tổng khối lượng đầu vào – Tổng khối lượng đầu ra.
Một khi cân bằng vật chất đối với nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra cho từng công đoạn được hoàn thành, chúng ta cần tiến hành với các chất ô nhiễm (chất thải) như trong bảng 10. Nội dung của bảng 10 có thể thay đổi trong trường hợp chất thải phát thải vào không khí hoặc nếu một chất được tạo thành là sản phẩm của phản ứng hóa học trong công đoạn sản xuất đó.
Bảng 10: Cân bằng vật chất đối với các chất ô nhiễm trong công đoạn sản xuất A
Công đoạn A
Đầu vào
Khối lượng hàng năm, tính theo đơn vị tiêu chuẩn
Khối lượng chất ô nhiễm có trong nguyên liệu thô A
Khối lượng chất ô nhiễm có trong nguyên liệu thô B
Khối lượng chất ô nhiễm có trong nguyên liệu thô C
Khối lượng chất ô nhiễm có trong chất thải được tái sử dụng
Tổng khối lượng chất ô nhiễm
Đầu ra
Khối lượng hàng năm, tính theo đơn vị tiêu chuẩn
Khối lượng chất ô nhiễm có trong sản phẩm
Khối lượng chất ô nhiễm được thải trong chất thoát do tồn trữ và bốc dỡ
Khối lượng chất ô nhiễm có trong chất thải được tái sử dụng
Khối lượng chất ô nhiễm có trong chất thải xả vào cống
Khối lượng chất ô nhiễm có trong chất thải lỏng không độc hại D được di chuyển đi
Khối lượng chất ô nhiễm có trong nước thải được chuyển đi
Khối lượng chất ô nhiễm có trong chất thải rắn F không độc hại được di chuyển đi
Khối lượng chất ô nhiễm có trong chất thải rắn G độc hại được di chuyển đi
Tổng lượng chất ô nhiễm
Bước 12: Đánh giá cân bằng vật chất
Dù có hay không sự mất cân đối cân bằng vật chất theo tính toán riêng lẻ từng công đoạn hay toàn bộ quá trình sản xuất, việc đánh giá cũng cần được xem xét lại để xác định sự thiếu chính xác hoặc còn thiếu thông tin. Nếu xuất hiện một sự mất cần đối lớn, đầu ra quá nhỏ so với đầu vào thì việc điều tra thêm là cần thiết.
Một điều cũng có thể xảy ra là đầu ra lớn hơn đầu vào, nếu có sự sai sót trong ước tính hoặc đo đạc hoặc một số đầu vào không được tính đến. 
Kiểm toán nên cần dành thời gian kiểm tra xem những nơi nào có thất thoát mà chưa được ghi nhận. Mọi thao tác thực hiện khi tính toán cân bằng vật chất phải cẩn thận và ổn định để đảm bảo các yếu tố đã được khảo sát đầy đủ. Cân bằng vật chất không chỉ phản ánh tính tương thích từ các hoạt động thu thập dữ liệu, mà còn cho thấy sự hiểu biết sâu sắc của kiểm toán viên về quy trình sản xuất liên quan.
Bước 13: Hoàn chỉnh cân bằng vật chất.
Sau khi tính toán lại các phương trình cân bằng vật chất bằng cách thêm vào những phần trước đó chưa được tính đến ở phía đầu ra và chỉnh sửa bất cứ số liệu nào ở đầu vào, chúng ta thử lại cân bằng vật chất. Nếu thấy cần thiết, hãy ước tính những thất thoát. Trường hợp lý tưởng nhất là đầu vào bằng đúng đầu ra. Tuy nhiên, trong thực tế rất ít khi đạt đến cân bằng lý tưởng, vì vậy cần phải có một số chỉnh sửa để đạt mức độ chính xác có thể chấp nhận được. Trong trường hợp các chất thải nguy hại và đậm đặc thì việc đo đạc chính xác là vô cùng cần thiết phục vụ cho những nghiên cứu giảm thiểu chất thải.
Tính toán cân bằng vật chất cần tiến hành ở mức độ chi tiết. Chúng ta có thể lặp lại cân bằng vật chất cho một số công đoạn cũng như cho cả khu vực sản xuất được xác định, theo các bước tuần tự từ 1 đến 9. Cần phải xem xét liên tục, hoàn chỉnh một cách rõ ràng, chính xác là yếu tố quyết định cho sự thành công của công tác kiểm toán giảm thiểu chất thải.
Giai đoạn 5: Xây dựng các giải pháp giảm thiểu chất thải
Giai đoạn 5 tập trung vào việc sử dụng các thông tin thu thập được để xây dựng các phương án giảm thiểu chất thải.
Bước 14: Kiểm tra những biện pháp giảm thiểu chất thải hiện hành
Sau khi công tác kiểm toán chất thải đã hoàn thành, nhóm kiểm toán cần xem xét và kiểm tra những biện pháp giảm thiểu chất thải đã được áp dụng trước đó, ví dụ:
Bít các nơi rò rỉ và điều chỉnh van trên đường ống để giảm mức tiêu thụ nước;
Thực hiện chương trình duy tu kỹ lưỡng và đầy đủ phòng chống rò rỉ;
Lắp đặt thiết bị kiểm tra chống chảy tràn;
Thử tái sử dụng nước thải và nước rửa;
Lắp đặt bể tồn trữ tương xứng để chống chảy tràn;
Xây lắp bể tồn trữ nước thải để tái sử dụng;
Lắp đặt những bể được quét hắc ín và được nâng lên khỏi sàn nhà và các góc cạnh nên được làm tròn để tiện cho việc thoát nước và lau rửa;
Xác định xem chất thải có thể được tách riêng từng phần hay không, đặc biệt là tách chất thải độc hại ra khỏi chất thải không đọc hại;
Tách chất thải rắn ra khỏi dòng nước thải, thử nghiệp tại những nơi có thể;
Xem xét việc tái sử dụng phế liệu;
Nghiên cứu các công đoạn sản xuất và xem xét khả năng sử dụng công nghệ ít chất thải.
Bước 15: Đưa ra chỉ tiêu thực hiện đối với từng loại chất thải
Cần tập trung sự chú ý đối với các loại chất thải có “vấn đề”như:
Chi phí cao cho việc xử lý, thải bỏ;
Phát sinh từ các nguyên vật liệu đắt tiền;
Ảnh hưởng đến việc xử lý chung;
Được phân loại là nguy hại theo quy định của của Thông tư 12/2011/TT-BTNMT.
Trên cơ sở phân tích và mô tả thêm các đặc điểm của chất thải, cần xác định các loại chất thải này có khó giảm thiểu, tái sử dụng, tuần hoàn, thu hồi hoặc xử lý không để đề ra chỉ tiêu thực hiện giảm thiểu đối với từng loại chất thải.
Bước 16: Xây dựng các giải pháp giảm thiểu chất thải trong dài hạn
Những phương án giảm chất thải dài hạn đòi hỏi việc đánh giá khả năng thay đổi quy trình công nghệ, thu hồi chất thải, tái sử dụng và các công nghệ xử lý. Các thay đổi trong quy trình công nghệ có thể làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm chất thải như:
Sản xuất liên tục thay vì sản xuất theo mẻ;
Thời gian trong một công đoạn sản xuất, nhiệt độ, áp suất, chất xúc tác;
Sử dụng chất phân tán ở những nơi có dung môi hữu cơ;
Giảm bớt số lượng hoặc loại nguyên liệu thô sử dụng trong quá trình sản xuất;
Thay thế nguyên liệu thô bằng cách sử dụng chất thải như nguyên liệu đầu vào và sử dụng các nguyên liệu thô khác nhau liên quan tới việc giảm phát thải và giảm phát sinh chất độc hại.
Đồng thời, nếu chất thải được tập trung hoặc làm sạch ngay sau khi phát thải, cần xem xét các cơ hội tái sử dụng chất thải. Các công nghệ như thẩm thấu ngược, siêu lọc, chưng cất, điện phân và trao đổi ion có thể xử lý làm cho chất thải được tái sử dụng, làm giảm hoặc loại bỏ yêu cầu xử lý chất thải.
Hầu hết, tất cả các loại chất thải rắn từ ngành công nghiệp chế biến thực phẩm đều có thể tái sử dụng dưới nhiều hình thức, bên trong hoặc bên ngoài nhà máy. Tuy nhiên, nước thải và khí thải thì không thể tái sử dụng một cách khả thi. Vì thế, việc tìm kiếm các giải pháp giảm thiểu chất thải vẫn thực sự là cần thiết.
Nếu chất thải không thể tái sử dụng mà cần thiết phải xử lý, các phương án công nghệ xử lý cũng được xem xét, bao gồm các công đoạn xử lý cơ học, hóa học và sinh học. Trong một số trường hợp, sau khi xử lý nhà máy có thể thu hồi lại một số chất có giá trị để tái sử dụng. Khi các phương án thu hồi chất thải và tái sử dụng đã được xác định, nhà máy có thể mời các chuyên gia kỹ thuật môi trường để đánh giá các công nghệ này.
Giai đoạn 6: Phân tích chi phí lợi ích và lập kế hoạch thực hiện
Bước 17: Phân tích chi phí lợi ích cho từng phương án xử lý/giảm thiểu chất thải
Từ bước 16 một số phương án thu hồi hoặc xử lý chất thải đã được xác định. Các phương án tái sử dụng hoặc xử lý lâu dài có thể bao gồm:
Những thay đổi ở công đoạn liên quan;
Công nghệ xử lý và tuần hoàn chất thải;
Thực hiện công nghệ xử lý cuối đường ống.
Mặc dù những trường hợp này tiêu biểu cho những hoàn cảnh khác nhau, nhưng quy trình chung cho việc tiến hành phân tích chi phí và lợi ích là như nhau và bao gồm phân tích chi phí xử lý chất thải hiện hữu, phân tích chi phí xử lý chất thải dự kiến và cuối cùng là một sự so sánh chi phí và lợi ích.
Phương pháp tiếp cận dưới đây rất đơn giản, tuy nhiên các công ty khác nhau có thể có các phương pháp tiến hành đánh giá chi phí của họ.
a) Phân tích chi phí xử lý chất thải hiện hữu
Các chi phí vận hành hàng năm cho hệ thống xử lý chất thải hiện hữu có thể được đánh giá như trong bảng 11.
Bảng 11: Chi phí vận hành hệ thống xử lý chất thải hiện hữu
Khoản
Chi phí hàng năm
Nguyên liệu thô A (như vôi)
Nguyên liệu thô B (như polyme..)
Cống (phụ thu và phí)
Điện
Xử lý ở ngoài khu vực
Nước
Lao động
Bảo trì
Chi phí hành chính (như giám sát)
Tổng chi phí xử lý chất thải hàng năm
Nếu có bất kỳ lợi ích về tiền bạc nào từ xử lý (như tái sử dụng hoặc tuần hoàn) thì sẽ được trừ đi từ tổng chi phí xử lý chất thải
Chi phí tổng hàng năm của quá trình xử lý chất thải
=
Tổng chi phí vận hành và bảo trì xử lý chất thải
-
Tổng lợi ích xử lý chất thải hiện hữu
b) Xác định chi phí (và lợi ích) của từng phương án công nghệ xử lý chất thải
Bảng 12: Chi phí vận hành và bảo trì cho từng phương án công nghệ xử lý
Khoản
Chi phí hàng năm
Nguyên liệu thô A sử dụng trong phương án xử lý chất thải
Nguyên liệu thô B sử dụng trong phương án xử lý chất thải
Thải vào cống
Điện
Xử lý bên ngoài
Nước
Lao động
Bảo trì
Tổng chi phí vận hành/năm của phương án công nghệ xử lý
Thông tin về nghiên cứu chi phí có thể nhận được từ các nhà cung cấp thiết bị. Nếu có những lợi ích về tiền bạc từ những công đoạn xử lý chất thải thì cũng được trừ đi từ tổng chi phí vận hành như dưới đây:
Tổng chi phí vận hành/ năm của phương án công nghệ xử lý chất thải
=
Tổng chi phí vận hành/năm của phương án xử lý chất thải
-
Lợi ích về tiền/năm do xử lý chất thải
c) So sánh chi phí và lợi ích của công nghệ xử lý hiện hữu và phương án chọn
Trong những trường hợp khi mà tổng chi phí vận hành hàng năm của phương án công nghệ xử lý được chọn là thấp hơn tổng chi phí vận hành hàng năm của việc xử lý chất thải hiện hữu, thì nghiên cứu nên được thực hiện để xác định xem lợi ích này có đủ để trả cho những chi phí đầu tư và lắp đặt công nghệ xử lý được chọn. Mỗi công ty hoặc cơ sở có phương pháp đánh giá riêng của mình. Phương pháp phân tích bằng sơ đồ chiết khấu tiền mặt thường được sử dụng.
Phương pháp tiếp cận dựa trên việc phân tích chi phí và lợi ích được sử dụng trong những khoản trên để đánh giá các phương án công nghệ xử lý là chỉ dựa duy nhất về mặt kinh tế. Trong khi đó yếu tố kinh tế thường là động lực chính đối với công ty để chấp nhận các phương án giảm chất thải.
Đôi khi các lợi ích là không rõ ràng, chẳng hạn như việc tạo ra một không gian làm việc sạch hơn, tốt hơn làm tăng tinh thần và giờ làm việc của công nhân. Giá trị liên quan đến các tác động tốt cho cộng đồng từ việc thực hiện các biện pháp giảm chất thải như vậy là không thể định lượng được. Nhưng cũng có thể suy ra rằng phương án công nghệ giảm chất thải sẽ đồng thời cải thiện chất lượng sản phẩm và việc mua bán được tăng lên. Thực sự là những lợi ích không rõ như thế là khó xác định về số lượng trên quan điểm tiền bạc.
Bước 18: Lập kế hoạch thực hiện phương án giảm thiểu chất thải phù hợp
Phải mất một thời gian để nhân viên nhà máy cảm thấy thoải mái với cách suy nghĩ mới. Do đó các phương pháp tiến cận giảm chất thải nên được thực hiện một cách từ từ, nhưng ổn định để cho mọi người có thời gian chấp thuận các thay đổi này.
Các chi phí liên quan đến quản lý chất thải có thể tính cho những bộ phận sản xuất gây ô nhiễm. Việc này sẽ khuyến khích sản xuất với việc giảm chi phí vận hành của họ bằng cách chấp nhận các phương án giảm chất thải.
Sau khi đã có đầy đủ kết quả quan trọng đầu tiên của quá trình kiểm toán giảm chất thải, các thông tin đã được cập nhật chính xác và những vấn đề về tình trạng phát sinh và quản lý chất thải đã được ghi nhận, một kế hoạch giảm thiểu chất thải cho tương lai sẽ được phác thảo. Nội dung của kế hoạch này bao gồm: 
Các giải pháp kỹ thuật nhằm giảm khối lượng và mức nguy hại của chất thải.
Thời gian thực hiện dự kiến, bao gồm cả công tác chuẩn bị, vận hành và kiểm tra.
Nhu cầu đầu tư, trang bị mới những phương tiện hoặc cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Nguồn nhân lực chủ yếu trong quá trình thực hiện
Phân tích chi phí – lợi ích cho các hoạt động có liên quan, bao gồm các chính sách khuyến khích quá trình áp dụng các giải pháp giảm thiểu chất thải này.
Bước 19: Kiểm toán định kỳ để xác định hiệu lực thực hiện các giải pháp đã đề xuất 
Tương tự như các bước trên, tuy nhiên trong quá trình kiểm toán cần quan tâm đến tính hiệu lực và hiệu quả của việc thực hiện các giải pháp cải tiến khắc phục được đưa ra từ kết quả kiểm toán kỳ trước. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Dang Xuan Toan, Tran Ung Long. 1999. Hướng dẫn Kiểm toán giảm thiểu chất thải. UNDP & UNIDO. 
TCVN ISO 14001-2010 (hoặc ISO 14001:2004): Hệ thống quản lý môi trường – Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng. 
Lawrence B.Cahill. 1996. Environmental Audits, 7th Edition. Government Institutes, Rockville, Maryland. 
Michael D.LaGrega, Phillip L.Buckingham, Jeffrey C.Evans . 1994. Hazardous Waste Management. McGraw-Hill.
Nguyen Tuan Trung. 2010. Kiểm toán môi trường và những thách thức đặt ra đối với kiểm toán nhà nước Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Kiểm toán.

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_kiem_toan_moi_truong.doc