Giáo trình Kiểm định và bảo dưỡng ô tô

1. Phạm vi đối tượng áp dụng:

- Kiểm tra định kỳ cho các loại ôtô, các loại phương tiện ba bánh có lắp động

cơ (có hai bánh đồng trục)

- Kiểm tra các phương tiện nói trên khi đang tham gia giao thông trên đường

công cộng và đường đô thị.

- Làm căn cứ kỹ thuật cho tất cả các Trạm Đăng Kiểm làm nhiệm vụ kiểm

định an tồn kỹ thuật phương tiện cơ giới đường bộ.

- Làm căn cứ cho các chủ phương tiện và người lái nhằm thực hiện đầy đủ

yêu cầu về bảo dưỡng, sửa chữa để phương tiện luôn luôn đạt được những

tiêu chuẩn khi tham gia giao thông.

2. Quy định chung về kỹ thuật và kết cấu cơ bản của phương tiện:

- Những thay đổi về kết cấu của phương tiện không đúng với thủ tục quy

định, nội dung xét duyệt của cơ quan có thẩm quyền thì phương tiện sẽ là

không đạt tiêu chuẩn .

- Chủ phương tiện phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo dưỡng, sửa chữa để

bảo đảm phương tiện luôn đạt tiêu chuẩn khi lưu hành.

3. Quy định về hồ sơ phương tiện:

Khi tiến hành kiểm tra định kỳ, nếu thiếu một trong những giấy tờ quy định

dưới đây khi xuất trình cho các cơ sở kiểm định kỹ thuật phương tiện sẽ bị coi là

không đạt tiêu chuẩn.

- Giấy chứng nhận đăng ký biển số của phương tiện.

- Giấy phép lưu hành đang có hiệu lực (đối với phương tiện đang sử dụng).

- Hồ sơ kỹ thuật hợp lệ theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải nếu phương

tiện đã hốn cải.

pdf 120 trang kimcuc 7460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kiểm định và bảo dưỡng ô tô", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kiểm định và bảo dưỡng ô tô

Giáo trình Kiểm định và bảo dưỡng ô tô
Kiểm định và bảo 
dưỡng ô tô 
. 
 - 1 - 
Chương 1 
TIÊU CHUẨN AN TỒN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 
CỦA PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông đã và đang trở thành mối quan tâm hàng 
đầu trong những đô thị lớn ở khu vực Châu Á và trên tồn thế giới. Tại Việt Nam, giao 
thông vận tải đang là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trên con đường công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bên cạnh có những đóng góp đáng kể cho xã hội thì 
vấn đề tai nạn giao thông và ô nhiễm do giao thông gây ra đã và đang là vấn đề thời sự 
nóng bỏng nhất hiện nay. 
Mặc dù, ngành Cảnh sát giao thông và Cục Đăng kiểm Việt Nam đã luôn có 
những chính sách cải cách mới nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của mình và để phục vụ 
tốt hơn cho lợi ích của người dân, nhưng với thực trạng như hiện nay số người chết vì tai 
nạn giao thông và ô nhiễm môi trường hằng năm đang ở mức rất cao trên 14.000 người. 
Vì vậy cần phải có những đánh giá kịp thời về công tác quản lý từ cấp trung ương 
đến cấp cơ sở có thật sự tốt hay chưa? Những tiêu chuẩn hiện hành có còn hợp lý hay 
không? Cán bộ quản lý có thực hiện đúng theo đường lối, chính sách của nhà nước 
không? Nghiệp vụ, chuyên môn, trình độ của cán bộ quản lý có theo kịp với sự phát triển 
hiện tại của xã hội hay không? Các đăng kiểm viên có làm đúng theo quy trình hay 
không? CSGT có thực hiện đúng chức trách của mình hay chưa trong khi đó tai nạn giao 
thông (do mất phanh, mất lái, do quá tốc độ, quá tải,), bệnh tật do ô nhiễm môi trường 
vẫn còn đó và liên tục tăng nhanh trong những năm gần đây và đến giờ tai nạn giao thông 
đã trở thành một đại dịch. 
Chính vì thế tập trung phân tích vào những tác nhân ảnh hưởng nhiều nhất đến tai 
nạn giao thông và ô nhiễm môi trường đó là chất lượng của phương tiện (đặc biệt là các 
tiêu chuẩn phanh, tiêu chuẩn ô nhiễm môi trường) và tiêu chuẩn về con người (cán bộ 
ngành đăng kiểm). Trên cơ sở đó làm thước đo giá trị để cán bộ đăng kiểm trên tồn quốc 
thấy được những vấn nạn mà Việt Nam đang mắc phải, đồng thời mỗi người xây dựng 
cho mình được một tiêu chí riêng nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng kiểm định góp phần 
bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho người dân và môi trường. 
 - 2 - 
I. QUY ĐỊNH CHUNG 
1. Phạm vi đối tượng áp dụng: 
- Kiểm tra định kỳ cho các loại ôtô, các loại phương tiện ba bánh có lắp động 
cơ (có hai bánh đồng trục) 
- Kiểm tra các phương tiện nói trên khi đang tham gia giao thông trên đường 
công cộng và đường đô thị. 
- Làm căn cứ kỹ thuật cho tất cả các Trạm Đăng Kiểm làm nhiệm vụ kiểm 
định an tồn kỹ thuật phương tiện cơ giới đường bộ. 
- Làm căn cứ cho các chủ phương tiện và người lái nhằm thực hiện đầy đủ 
yêu cầu về bảo dưỡng, sửa chữa để phương tiện luôn luôn đạt được những 
tiêu chuẩn khi tham gia giao thông. 
2. Quy định chung về kỹ thuật và kết cấu cơ bản của phương tiện: 
- Những thay đổi về kết cấu của phương tiện không đúng với thủ tục quy 
định, nội dung xét duyệt của cơ quan có thẩm quyền thì phương tiện sẽ là 
không đạt tiêu chuẩn . 
- Chủ phương tiện phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo dưỡng, sửa chữa để 
bảo đảm phương tiện luôn đạt tiêu chuẩn khi lưu hành. 
3. Quy định về hồ sơ phương tiện: 
 Khi tiến hành kiểm tra định kỳ, nếu thiếu một trong những giấy tờ quy định 
dưới đây khi xuất trình cho các cơ sở kiểm định kỹ thuật phương tiện sẽ bị coi là 
không đạt tiêu chuẩn. 
- Giấy chứng nhận đăng ký biển số của phương tiện. 
- Giấy phép lưu hành đang có hiệu lực (đối với phương tiện đang sử dụng). 
- Hồ sơ kỹ thuật hợp lệ theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải nếu phương 
tiện đã hốn cải. 
II. TIÊU CHUẨN AN TỒN KỸ THUẬT CỦA PHƯƠNG TIỆN BA BÁNH CÓ 
LẮP ĐỘNG CƠ VÀ CÁC LOẠI ÔTÔ MÁY KÉO 
 - 3 - 
1. Tổng quát: 
a) Tiêu chuẩn kiểm tra nhận dạng: 
ƒ Biển số đăng ký: 
- Mỗi xe được qui định lắp đặt hai biển số. Các xe tải và xe khách ngồi hai 
biển số trên đều phải kẻ biển số trên thành xe. 
- Vị trí gắn biển số được qui định: biển số dài lắp ở phía trước, biển số ngắn 
lắp ở phía sau. 
- Biển số phải được định vị chắc chắn, không được cong vênh, nứt, gẫy. 
- Chất lượng, nội dung và màu sơn của biển số theo qui định số 1549/C11 
của Tổng cục Cảnh sát nhân dân - Bộ Nội vụ. 
ƒ Số máy, số khung: 
- Đúng ký hiệu và chữ số ghi trong giấy chứng nhận đăng ký biển số của 
phương tiện. 
- Các ký tự này rõ ràng, dễ đọc, dễ xem và được bảo tồn lâu dài. Nếu có dấu 
hiệu sửa chữa yêu cầu phải giám định lại. 
b) Thân vỏ, buồng lái, thùng bệ: 
- Hình dáng và bố trí chung: đúng với hồ sơ kỹ thuật. 
- Kích thước giới hạn: không vượt quá giới hạn cho phép. 
- Lớp sơn bảo vệ còn tốt không bị bong tróc. 
- Thân vỏ, buồng lái, thùng hàng: không được thủng, rách và phải định vị 
chắc chắn với bệ, khung xương không có vết nứt. 
- Sàn bệ: định vị chắc chắn với khung của phương tiện. Các dầm dọc và 
ngang không được mục vỡ, gẫy hoặc nứt, rỉ sét. 
- Cửa ôtô: phải đóng mở nhẹ nhàng, khố cửa không tự mở. 
- Chắn bùn: đầy đủ, định vị chắc chắn, không thủng rách. 
c) Màu sơn: 
 - 4 - 
- Màu sơn thực tế của phương tiện phải đúng với màu sơn ghi trong đăng ký 
xe. 
- Chất lượng sơn còn tốt, không bong tróc, long lở. 
- Các màu sơn trang trí khác không được vượt quá 50% màu sơn đăng ký. 
d) Khung, sườn ôtô: 
- Khung xe đủ số lượng, đúng thiết kế. Các thanh dầm, khung không mối 
mọt, thủng, nứt gẫy. 
- Khung xe được bắt chặt với dầm một cách chắc chắn. 
- Lớp vỏ ngồi và trong được bắt chặt với khung. 
e) Kính chắn gió: 
- Kính chắn gió phía trước phải là loại kính an tồn đúng quy cách, trong suốt, 
không có vết rạn nứt. Không cho trang trí, sơn hoặc dán giấy che nắng trên 
kính làm giảm độ rõ, hạn chế tầm nhìn và làm sai lệch khi quan sát mục 
tiêu. 
- Kính chắn gió phía sau và bên sườn xe không nứt vỡ, đủ gioăng đệm, định 
vị chắc chắn, điều chỉnh dễ dàng. 
f) Gương quan sát phía sau: 
- Đủ, đúng quy cách, không có vết rạn nứt, cho hình ảnh rõ ràng. 
- Quan sát được ít nhất ở khoảng cách 20m phía sau, rộng 4m. 
g) Ghế người lái và ghế hành khách: 
 Định vị đúng vị trí, chắc chắn, có kích thước tối thiểu đạt TCVN 4145- 85. 
h) Độ kín khít của hệ thống nhiên liệu và bôi trơn: 
- Không rò rỉ thành giọt. 
- Thùng nhiên liệu định vị đúng, chắc chắn, nắp phải kín. 
i) Các tổng thành của hệ thống truyền lực: 
 - 5 - 
- Các tổng thành đúng với hồ sơ kỹ thuật, lắp ghép đúng, đủ các chi tiết kẹp 
chặt và phòng lỏng. Không rò rỉ chất lỏng thành giọt và không rò rỉ khí nén. 
- Ly hợp đóng nhẹ nhàng, cắt dứt khốt. Bàn đạp ly hợp phải có hành trình tự 
do theo qui định của nhà sản xuất. 
- Hộp số không nhảy số, không biến dạng, không nứt. 
- Trục các đăng không biến dạng, nứt, đủ các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng. 
Độ rơ của then hoa và các trục chữ thập nằm trong giới hạn cho phép. 
- Cầu xe không biến dạng, không nứt. 
j) Xăm, lốp, bánh xe: 
Theo TCVN 5601 và TCVN 5602-1999 
- Vành: đúng kiểu loại, không biến dạng, không rạn nứt. 
- Moayơ: quay trơn, không bó kẹt, không có độ rơ dọc trục và hướng kính. 
- Lốp: đúng cỡ, đủ số lượng, đủ áp suất, không phồng rộp, không nứt vỡ tới 
lớp vải. Các bánh dẫn hướng phải đồng đều về chiều cao hoa lốp, không sử 
dụng lốp đắp. Chiều cao hoa lốp còn lại của các bánh dẫn hướng không nhỏ 
hơn: 
 + Ô tô con : 1,6mm 
 + Ô tô khách : 2,0mm 
 + Ô tô tải : 1,0mm 
k) Hệ thống treo: 
- Đúng với hồ sơ kỹ thuật. Đầy đủ các chi tiết, định vị đúng như thiết kế của 
nhà chế tạo. 
- Các giảm chấn không rò rỉ, các chụp bụi và các đệm bạc cao su đầu trên và 
dưới không nứt vỡ, hoạt động tốt. 
l) Đồng hồ tốc độ: 
 Sai số đồng hồ tốc độ của phương tiện so với đồng hồ chuẩn khi kiểm tra ở 
tốc độ 40km/h, không lớn hơn 10%. 
 - 6 - 
2. Hệ thống lái: 
a) Vô lăng lái: 
- Đúng kiểu loại, không nứt vỡ, và được bắt chặt với trục lái. 
- Không cho phép sử dụng tấm bọc tay lái có chiều dày quá lớn và không 
được gắn chặt vào vành tay lái. Đường kính ngồi của vành tay lái có tấm 
bọc không vượt quá 40mm. 
- Vô lăng lái không có độ rơ dọc trục, không có độ rơ hướng kính. 
- Độ rơ của vành vô lăng lái không được vượt quá: 
9 Ôtô con, ôtô khách đến 12 chổ, ôtô tải trọng đến 1500kg: 100 
9 Ôtô khách: 200 
9 Ôtô tải có tải trọng lớn hơn 1500kg: 250 
- Không có sự khác biệt lớn giữa lực lái trái và lực lái phải, giữa tỷ số truyền 
tương ứng trái và phải của góc lái bánh dẫn hướng. 
b) Trục lái: 
- Đúng kiểu loại, định vị đúng, không có độ rơ dọc trục, không có độ rơ 
ngang. 
- Không sử dụng các bộ phận đã qua sửa chữa bằng nhiệt, hàn, đệm lót. 
c) Cơ cấu lái: 
- Đúng kiểu loại, không chảy dầu, định vị đúng, đủ chi tiết kẹp chặt và phòng 
lỏng. 
- Không có biểu hiện chảy dầu đáng kể (chất lỏng chảy thành giọt). 
d) Thanh và đòn dẫn động lái: 
Không biến dạng, không có vết nứt, đủ các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng. 
e) Các khớp cầu và khớp chuyển hướng: 
- Định vị chắc chắn, đủ chi tiết phòng lỏng, không rơ. 
- Không có tiếng kêu khi lắc vô lăng lái. 
f) Ngỗng quay lái: 
 - 7 - 
- Không có biểu hiện hư hỏng. 
- Không có độ rơ giữa bạc và trục, các chốt định vị chắc chắn. 
- Không sử dụng các bộ phận đã qua sửa chữa bằng nhiệt, hàn, đệm lót. 
g) Bánh xe dẫn hướng khi tay lái thẳng: 
 Độ trượt ngang của bánh xe dẫn hướng: ở vị trí tay lái thẳng độ trượt ngang 
không lớn hơn 5mm/m khi thử trên băng thử. 
h) Trợ lực lái: 
- Không có hiện tượng chảy dầu đáng kể (chất lỏng chảy thành giọt). 
- Dây curoa không bị chùng hoặc hư hỏng. 
- Không sử dụng các bộ phận đã qua sửa chữa bằng nhiệt, hàn, đệm lót. 
i) Phương tiện 3 bánh có một bánh dẫn hướng: 
- Không có độ rơ dọc trục, điều khiển lái nhẹ nhàng. 
- Càng lái cân đối, không nứt gãy. 
- Giảm chấn trên càng lái hoạt động tốt. 
3. Hệ thống phanh: 
a) Bàn đạp: 
- Bàn đạp phải được định vị chắc chắn, đủ bền khi hoạt động. Các mối lắp 
ghép không bị hư hỏng khi chịu rung động, va chạm, tiếp xúc. 
- Trị số chiều cao của bàn đạp phanh, hành trình tự do và hành trình tồn bộ 
của bàn đạp phanh phải nằm trong giới hạn quy định của nhà sản xuất. 
- Những trường hợp sau được xem không đạt yêu cầu: 
o Bàn đạp phanh không có hành trình tự do. 
o Bàn đạp phanh không có khe hở tương đối với sàn xe 
b) Phanh tay: 
- Cần điều khiển phanh tay phải đúng vị trí, chắc chắn. 
 - 8 - 
- Sau khi kéo phanh tay, buông ra thì cần điều khiển phanh tay phải giữ 
nguyên vị trí. 
- Những trường hợp sau được xem không đạt yêu cầu: cần phanh không có 
hành trình tự do, cơ cấu hãm của cần phanh không hoạt động hoặc có dấu 
hiệu hư hỏng 
c) Các chi tiết dẫn động phanh: 
ƒ Dẫn động phanh cơ khí: 
- Các thanh cáp không có vết nứt, dấu vết biến dạng, đủ bền và lắp đặt chắc 
chắn, đúng thiết kế của nhà sản xuất. 
- Những ống dẫn và cáp phanh của hệ thống không được tiếp xúc với các chi 
tiết chuyển động như: thanh kéo, ống xả, lốp. 
ƒ Dẫn động phanh bằng môi chất: 
- Các ống dẫn dầu hoặc khí không được rạn nứt, định vị chắc chắn, đúng vị trí 
và đúng thiết kế nhà sản xuất. Không được rò rỉ dầu phanh hoặc khí nén 
trong hệ thống. 
- Những ống mềm không được xoắn quá nhiều vào nhau. 
- Bình chứa khí nén định vị đúng, kẹp chặt, van an tồn đầy đủ và hoạt động 
tốt. 
- Đối với phanh khí, khi hệ thống đã đủ áp suất quy định, nếu máy nén ngừng 
làm việc trong thời gian 30 phút thì sự giảm áp do rò rỉ khí nén không vượt 
quá 0,5kg/cm2. 
ƒ Trợ lực phanh: Đúng theo hồ sơ kỹ thuật, kín khít, hoạt động tốt. 
d) Hiệu quả tồn bộ của phanh chính: 
Khi thử trên đường được đánh giá bằng một trong hai chỉ tiêu: Quãng đường 
phanh Sp(m) hoặc gia tốc chậm dần Jpmax(m/s2). Chế độ thử phanh nguội 
(nhiệt độ trống phanh không lớn hơn 100oC) ở không tải, tốc độ 30km/h theo 
quy định của TCVN 5658-1999 như sau: 
ƒ Nhóm 1 
 - 9 - 
o Ô tô con, ôtô cùng loại: Sp không lớn hơn 7,2m 
 Jpmax không nhỏ hơn 5,8m/s2 
ƒ Nhóm 2 
o Ô tô tải trọng lượng tồn bộ: không lớn hơn 8000kg, ôtô khách có tổng chiều 
dài không lớn hơn 7,5m 
 Sp không lớn hơn 9,5m 
 Jpmax không nhỏ hơn 5,0m/s2 
ƒ Nhóm 3 
o Ô tô hoặc đồn ôtô có trọng lượng tồn bộ lớn hơn 8000kg, ôtô khách có tổng 
chiều dài không lớn hơn 7,5m 
 Sp không lớn 11,0m 
 Jpmax không nhỏ hơn 4,2m/s2 
Điều kiện thử: Trên mặt đường bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng bằng phẳng 
và khô (hệ số bám ϕ không nhỏ hơn 0,6). 
Khi phanh, qũy đạo chuyển động của ôtô không lệch quá 8o hoặc không lệch 
khỏi hành lang 3,5m. 
e) Hiệu quả phanh tay: 
Dừng được ở độ dốc 23% đối với ôtô con, ở độ dốc 31% đối với ôtô khách và 
ôtô tải. 
f) Hiệu quả của phanh chính và phanh tay khi thử trên băng thử quy định như 
sau: 
- Chế độ thử: phương tiện không tải. 
- Hiệu quả an tồn: không nhỏ hơn 50% trọng lượng phương tiện. 
- Sai lệch trên một trục: không lớn hơn 8% 
 - 10 - 
- Phanh tay: không nhỏ hơn 22% trọng lượng phương tiện đối với ôtô con, 
không nhỏ hơn 30% trọng lượng phương tiện đối với ôtô khách và ôtô tải. 
4. Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu: 
a) Đèn chiếu sáng phía trước: 
- Phải đồng bộ, phải đủ số lượng, đủ dãi sáng xa và gần, định vị đúng, không 
nứt vỡ 
- Cường độ chiếu sáng của một đèn: không nhỏ hơn 10.000(cd-candela) quan 
sát bằng mắt nhận thấy ánh sáng màu trắng. 
- Tia phản chiếu ngồi biên phía trên và phía dưới chùm ánh sáng theo mặt 
phẳng dọc tạo thành góc đối với đường tâm của chùm tia không nhỏ hơn 3o 
(cho phép chuyển đổi xác định theo đơn vị chiều dài), hoặc dãi sáng xa (pha) 
không nhỏ hơn 100m, rộng 4m, dãi sáng gần (cốt) không nhỏ hơn 50m. 
- Tia phản chiếu ngồi biên phía trên của chùm sáng: song song với mặt phẳng 
chuyển động của phương tiện. 
b) Các đèn tín hiệu: 
- Phải đồng bộ, đủ số lượng, đúng vị trí, định vị chắc chắn. Các tiêu chuẩn 
khác được quy định như sau: 
Loại đèn Vị trí Màu Cường độ (cd) 
Đèn tín hiệu xin đường 
Trước 
Sau 
Vàng 
Vàng 
80 – 700 
40 – 400 
Đèn tín hiệu kích thước 
Trước 
Sau 
Trắng 
Đỏ 
2 – 60 
1 – 12 
Đèn tín hiệu phanh Sau Đỏ 20 – 100 
Đèn soi biển số Sau Trắng 2 – 60 
 - 11 - 
- Tần số nháy của đèn xin đường: từ 60 –120 lần/phút hoặc từ 1 – 2Hz. Thời 
gian chậm tác dụng của đèn tín hiệu rẽ (từ khi bật công tắc đến khi nhấp 
nháy lần đầu tiên) không lớn hơn 3(sec). 
- Quan sát bằng mắt: phải nhận biết được tín hiệu rõ ràng ở khoảng cách 20m 
đối với đèn phanh, đèn xin đường và 10m đối với đèn tín hiệu kích thước và 
đèn soi biển số trong điều kiện ngồi trời nắng. 
c) Gạt nước: 
- Đủ số lượng trong hồ sơ kỹ thuật, định vị, đúng, hoạt động tốt. Diện tích 
quét không nhỏ hơn 2/3 diện tích kính chắn gió phía trước. 
- Phải trang bị bộ phận phun nước rửa kính chắn gió. 
- Tần số lớn nhất của gạt nước khi kính ướt không nhỏ hơn 35 hành trình 
kép/phút và tần số gạt nước không phụ thuộc vào tốc độ động cơ. 
d) Còi điện: 
- Âm lượng đo ở khoảng cách 2m tính từ đầu xe, cao 1,2m không nhỏ hơn 90 
dB(A), và không lớn hơn 115 dB(A). 
- Ôtô kéo moóc hoặc sơ mi rơ moóc phải đủ hai còi có tần số khác nhau. 
III. TIÊU CHUẨN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 
1. Đối với các phương tiện cơ giới đường bộ: 
 Tiêu chuẩn khí thải và tiếng ồn cho các phương tiện cơ giới đường bộ mới 
(áp dụng cho phương tiện mới nhập khẩu, lắp ráp hoặc sản xuất trong nước) có 
thể áp dụng các tiêu chuẩn quy định cụ thể: 
a) Tiêu chuẩn khí thải cho các phương tiện giao thông đường bộ có động cơ: 
Lượng phát khí thải trung bì ...  động cơ, chúng ta đo lực 
kéo Pk ở bánh xe chủ động ứng với số vòng quay khi công suất cực đại 
và Nkmax được xác định theo công thức: 
Nkmax = K . Nemax . ηtl . ηbt = K . PkN . Vk . ηtl . ηbt / 270 
Nkmax: công suất max tại bánh xe chủ động. 
K: hệ số xác định giảm công suất cho phép của động cơ. 
Nemax: công suất max của động cơ. 
PkN.Vk: lực kéo và tốc độ ôtô ứng với công suất Nemax. 
ηtl, ηbt: hiệu suất hệ thống truyền lực ôtô và hiệu suất của bệ thử. 
Khi chẩn đốn theo moment xoắn lớn nhất (Memax), tính Pk như sau: 
PkM = K . Memax . ηtl . ηbt . itl / rbx 
Memax: moment xoắn max của động cơ. 
PkM: lực kéo tính theo moment xoắn max. 
rbx: bán kính tính tốn bánh xe chủ động. 
itl: tỉ số truyền hệ thống truyền lực (nếu ih=1 ở số truyền thẳng, thì itl = 
i0). 
Khi tính tốn thường coi hệ số K = 1 
Đo lượng tiêu hao nhiên liệu: 
 - 114 - 
Hình 4.4. Sơ đồ lưu lượng kế bán dẫn 
1: piston đo chính xác; 2,3: các van cơ điện tác dụng hai chiều; 4: các 
van điều khiển 
 Lượng nhiên liệu tiêu hao (lít/100km) phụ thuộc vào rất nhiều yếu 
tố: 
Suất tiêu hao nhiên liệu riêng; 
Tình trạng kỹ thuật của động cơ, của hệ thống truyền lực, của hệ thống 
điện; 
Phụ thuộc vào điều kiện đường xá, tốc độ ôtô, số lần thay đổi ly hợp, tay 
số, phanh, 
 Vì vậy việc tính tốn định mức tiêu hao nhiên liệu cho xe sau khi bảo 
dưỡng sửa chữa là khó chính xác. Thực tế người ta phải đo lượng tiêu 
hao nhiên liệu trên đường mới định mức chính xác được, nhưng trên các 
bệ thử chẩn đốn người ta tiến hành đo nhiên liệu tương ứng với xe chạy 
trên đoạn đường khoảng 200m. Lấy kết quả này để làm cơ sở tính tốn 
định mức tiêu hao nhiên liệu (lít/100km). 
 Thông thường trên bệ thử để đảm bảo độ chính xác người ta dùng 
lưu lượng kế kiểu bán dẫn để xác định lượng tiêu hao nhiên liệu. 
Nguyên lý hoạt động: 
Khi đo, piston chính xác (1) chuyển động tịnh tiến được nhờ các van cơ 
điện tác dụng hai chiều (2) và (3). 
 - 115 - 
Khi van (2) nối với một trong những khoang trong xi lanh của piston với 
đường nạp thì khoang còn lại nối với đường xả (theo chiều mũi tên trên 
hình vẽ). 
Cuối hành trình piston nối công tắc điều khiển (4), qua mạch bán dẫn 
làm thay đổi vị trí của các van (2) và (3). Khi đó piston (1) chuyển động 
theo hướng ngược lại. 
Chuyển động tịnh tiến qua lại của piston được tạo ra bởi sự chảy liên tục 
của nhiên liệu. Số hành trình piston được đếm nhờ mạch bán dẫn, cứ hai 
hành trình piston tương ứng với 10cm3 nhiên liệu tiêu hao. 
Kết hợp với quãng đường đo của bệ thử chúng ta xác định được lượng 
nhiên liệu tiêu hao theo lít/100km. 
Chẩn đốn chất lượng phanh: 
Chẩn đốn phanh có thể tiến hành theo 2 phương pháp: chẩn đốn chung 
và chẩn đốn chuyên sâu. 
# Chẩn đốn chuyên sâu: Dùng thiết bị chuyên dùng chẩn đốn kỹ thuật 
từng cụm, từng cơ cấu để phát hiện tình trạng biến xấu, hư hỏng, kịp 
thời điều chỉnh và kiểm tra. 
# Chẩn đốn chung: Nhằm xác định tình trạng kỹ thuật của hệ thống 
phanh để kiểm tra các thông số như: quãng đường phanh, lực phanh, gia 
tốc chậm dần khi phanh, sự phân bố lực phanh trên các bánh xe, các cầu 
xe, độ côn, độ oval của trống phanh, hiệu quả phanh,.. 
Để đánh giá được những thông số chẩn đốn chung, có thể sử dụng một 
trong 2 phương pháp sau: 
@Chẩn đốn phanh trên đường: 
Mục đích nhằm xác định: quãng đường phanh, gia tốc trung bình khi 
phanh, quan sát vết lết của bánh xe trên đường để đánh giá độ đồng đều 
lực phanh ở các bánh xe. 
Phương pháp này kém chính xác, tốn kém, hao mòn lốp, .. cần phải có 
đường thử phanh tốt. Tuy nhiên nếu là phanh ABS thì không kiểm tra 
được (vì không để lại vết lết trên đường). 
Phương pháp này ít sử dụng ở Việt Nam, mà chủ yếu là tiến hành trên 
các băng thử (bệ thử) chuyên dùng. 
@Chẩn đốn phanh trên bệ thử: 
Khi chẩn đốn phanh trên bệ thử người ta xác định lực phanh hoặc 
moment phanh sinh ra ở các bánh xe và sự không đồng đều lực phanh 
trên cùng một trục. Ngồi ra, bệ thử còn cho phép đo thời gian chậm tác 
dụng của dẫn động phanh ở từng bánh xe. 
 - 116 - 
Loại bệ thửû dùng các con lăn để đo lực phanh ở trạng thái động đang 
được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam. Bệ chẩn đốn kiểu này bao gồm: 
động cơ điện, các con lăn và thiết bị đo (lực kế hoặc cảm biến moment). 
Bệ chẩn đốn cho phép đo lực phanh trong quá trình quay bánh xe ở vận 
tốc khoảng (2 - 10) km/h. Lực phanh được xác định theo giá trị moment 
xoắn xuất hiện trên con lăn khi phanh bánh xe. 
Trên hình 4.5 giới thiệu sơ đồ của bệ thử con lăn dạng lực, thiết bị đo là 
lực kế đang được sử dụng hầu hết trên các Trạm Đăng kiểm của Việt 
Nam. 
Hình 4.5. Sơ đồ bệ chẩn đốn dạng lực (thiết bị đo là cảm biến lực phanh) 
1: khung; 2: các con lăn; 3: hộp giảm tốc; 4: động cơ điện; 5: 
truyền động xích; 
6: ổ bi đỡ; 7: ống nâng; 8: đồng hồ đo lực phanh; 9: đèn tín hiệu hãm 
cứng bánh xe; 
10: cảm biến lực phanh; 11: bánh xe 
Cấu tạo: 
Phần tử chủ yếu của bệ thử là: 2 cụm con lăn được đặt dưới bánh xe của 
một cầu xe. 
Khung (1) được đặt trên các tấm đàn hồi để giảm rung khi kiểm tra. 
 - 117 - 
Bề mặt các con lăn có các gân hoặc được phủ bêtông hoặc làm rãnh dọc 
để tăng khả năng bám, đảm bảo hệ số bám giữa con lăn và lốp xe không 
nhỏ hơn 0,65 ÷ 0,70. 
Nhờ xích (5) các con lăn đều chủ động nhằm tăng được trọng lượng 
bám, giảm sự trượt khi kiểm tra. 
Hộp giảm tốc (3) có vai trò như khung cân bằng, trên tay gạt của khung 
có đặt cảm biến lực phanh (10), ống nâng (7) giúp cho xe ra khỏi bệ dễ 
dàng và xác định thời điểm lực phanh cực đại. 
Nguyên lý hoạt động: 
Bệ thử gồm có một động cơ điện (3) dẫn động các con lăn (2), bộ phận 
đo lực (4). 
Khi thử thì bánh xe của ô tô (1) được đặt trên con lăn (2). 
Động cơ điện (3) dẫn động con lăn (2) và qua ma sát làm quay các bánh 
xe ô tô. 
Khi phanh thì các bánh xe sẽ cản trở sự quay của các con lăn (2), do đó 
sinh ra moment phản lực được đo bằng các lực kế (4) (hoặc cảm biến 
moment). 
Moment phản lực tỷ lệ thuận với moment sinh ra trên bánh xe. 
Loại bệ thử này được dùng nhiều trong kiểm tra phanh định kỳ. 
Với thiết bị chẩn đốn lực phanh có thể xác định được các thông số: 
Xác định được tải trọng tác dụng lên các cầu. 
Xác định lực phanh max tại các bánh xe của một cầu, so sánh sự chênh 
lệch lực phanh trái - phải của một cầu. 
So sánh tỉ lệ lực phanh với tải trọng tác dụng lên các cầu. 
Xác định độ ôvan của các trống phanh. 
Xác định lực phanh tay. 
Xác định lực đạp phanh. 
Đánh giá chung tình trạng kỹ thuật của hệ thống phanh so với yêu cầu. 
Tùy theo phương tiện, tải trọng tác dụng lên cầu xe, lực phanh lớn nhất 
cần kiểm tra,. Cần chọn thiết bị chẩn đốn cho phù hợp. Đối với bệ 
chẩn đốn phanh dạng lực con lăn, công suất của động cơ điện cần thiết 
để quay con lăn được tính theo công thức sau: 
Nđc = 0,736 . K . Ppmax . V / 3,6 . 75 . η (kW) 
Trong đó: 
Nđc : công suất động cơ điện. 
K: hệ số tính đến khả năng quá tải ngắn hạn của động cơ. 
Ppmax : lực phanh lớn nhất (N). 
η: hiệu suất truyền động của bệ thử. 
V: vận tốc con lăn khi chẩn đốn (km/g), thường V = 2 – 10 km/g . 
 - 118 - 
IV. CÁC THIẾT BỊ CHẨN ĐỐN CHUYÊN SÂU 
 Hiện nay do công nghệ ôtô được phát triển mạnh mẽ, thế nên các 
thiết bị chẩn đốn chuyên sâu rất đa dạng, cụ thể có thể nêu ra một số 
thiết bị thông dụng như sau: 
Chẩn đốn hệ thống đánh lửa. 
Chẩn đốn góc đặt bánh xe và trục đứng. 
Chẩn đốn hệ thống phun nhiên liệu xăng. 
Chẩn đốn hệ thống phun nhiên liệu diesel. 
Chẩn đốn hộp số tự động điều khiển bằng điện tử. 
Chẩn đốn hệ thống lái ôtô. 
Chẩn đốn hệ thống treo ôtô. 
Chẩn đốn hệ thống phanh. 
.. 
(Phần này SV tự tra cứu trên internet và tài liệu chuyên ngành, sau đó 
thực hiện bản báo cáo trên Microsoft PowerPoint – GV tổ chức thảo 
luận trên lớp) 
 - 120 - 
CÁC THIẾT BỊ KIỂM TRA VÀ CHẨN ĐOÁN 
 I. THIẾT BỊ KIỂM TRA ĐỘ TRƯỢT NGANG 
I.1. Thiết bị kiểm tra độ trượt ngang MODEL MINC 
Dùng cho xe con có tải trọng cầu đến 3 tấn và xe tải có tải trọng cầu đến 15 tấn. 
1. Mục đích kiểm tra nhanh góc hình học bánh xe: 
• Để lái xe an toàn hơn. 
• Để lái xe thoải mái hơn. 
• Để giảm hao mòn vỏ xe. 
2. Mô tả hệ thống: 
• “MINC” là thiết bị dùng để kiểm tra độ trượt ngang của góc đặt hình học của cầu 
trước và cầu sau xe. 
• Khi xe chạy qua tấm kiểm tra được lắp đặt trên mặt nền, tấm này bị đẩy sang bên 
phải hoặc bên trái phụ thuộc vào sự điều chỉnh bánh xe. 
• Độ lệch xuất hiện trên màn hình hiển thị số khoảng 8 giây. 
• Giá trị trượt ngang ghi nhận sự phụ thuộc trên và một đèn màu xanh sẽ sáng lên 
hiển thị sự hiệu chỉnh là OK hoặc tương ứng đèn đỏ sẽ sáng lên hiển thị sự điều 
chỉnh độ lệch dương hoặc âm quá lớn. 
• Người kiểm tra nhanh chóng biết được tình trạng các góc kỹ thuật của bánh xe 
(tổng cộng, cầu trước, cầu sau), và có thể đưa ra quyết định các việc cần thực hiện 
như phải cân chỉnh góc kỹ thuật bánh xe hay một công việc khác. 
• Nếu sự điều chỉnh độ lệch nằm bên ngoài phạm vi cho phép thì người kiểm tra cần 
chú ý đến việc hư hỏng vỏ xe, bánh xe hoặc các bộ phận cầu xe. 
• Nên kiểm tra sự thẳng hàng của các bánh xe là cần thiết. 
• Nếu kết quả việc điều chỉnh được hiển thị và sẽ thêm vào dấu hiệu qua đèn hiện 
trên bộ phận hiển thị. 
• Chọn lựa khả năng của xe con: Kiểm tra cầu trước hoặc kiểm tra cầu trước và cầu 
sau. 
• Nếu yêu cầu, dữ liệu kiểm tra đã ghi nhận có thể được in ra ngoài, trong trường hợp 
thiết bị kiểm tra trượt ngang được trang bị với một máy in và máy in có thể trang bị 
thêm những bộ phận mới với một bộ giao tiếp RS232 và kết nối hệ thống hiển thị 
dữ liệu. 
 MINC I và MINC II 
 - 121 - 
- Máy MINC I và MINC II có trang bị máy in dữ liệu (D). Giá trị kiểm tra được in ra 
kèm theo lời đánh giá. Tên công ty, ngày giờ kiểm tra cũng có thể được lập trình in ra 
trên bản in. 
- Máy in có thể được lập trình in tự động hoặc in khi yêu cầu. Máy in có thể trang bị 
cổng nối tiếp cho phép truyền dữ liệu kiểm tra đến hệ thống máy tính liên quan. Máy 
kiểm tra trượt ngang có thể được mở rộng bằng cách sử dụng màn hình rộng hay màn 
hình LCD. 
- Thiết bị kiểm tra MINC I được thiết kế để kiểm tra góc hình học của cầu trước và cầu 
sau xe con, xe tải hoặc xe khách có tải trọng cầu dưới 3 tấn. 
- Thiết bị kiểm tra MINC II được thiết kế để kiểm tra góc hình học của cầu trước và 
cầu sau xe con, xe tải hoặc xe khách có tải trọng cầu dưới 15 tấn. 
 MINC-PROFI/ MINC I EURO / MINC II EURO 
 Vận hành: 
• Kiểm tra cầu trước và cầu sau xe ô tô. 
• Bật công tắc chính trên bộ phận hiển thị sang ON. 
• Lái chậm và thẳng bánh xe trước bên trái qua tấm kiểm tra, không đánh lái xe. 
 - 122 - 
• Đèn hiển thị tương ứng sẽ sáng lên và giá trị của góc lệch bánh xe có thể đọc và 
hiển thị. 
• Lái chậm và thẳng bánh xe sau bên trái qua tấm kiểm tra, không đánh lái xe. 
• Đèn hiển thị tương ứng sẽ sáng lên và giá trị của góc lệch bánh xe có thể đọc và 
hiển thị. 
• Bản in sẽ tự động bắt đầu sau khi số cầu được kiểm tra đã cài đặt trong biến số. 
• Nếu đèn đỏ sáng lên phía bên trái hoặc bên phải được hiển thị nên kiểm tra với sự 
thẳng hàng của bánh xe và nếu cần thiết thì điều chỉnh. 
• Khi MINC không được sử dụng trong một thời gian dài hãy tắt công tắc chính. 
• Trong ngày thì MINC nên được giữ cho nó chạy liên tục, dường như sự tiêu thụ 
điện năng rất nhỏ. Tuy nhiên, thiết bị điện cần sự khởi động ít nhất 5 phút. 
 Bảo dưỡng: 
• Bảo dưỡng các bộ phận dưới nền xưởng. 
• Hệ thống điện và bộ phận hiển thị không cần bảo dưỡng. 
• Kiểm tra con lăn của tấm kiểm tra nhưng nên thường xuyên làm sạch và tra dầu 
mỡ. 
• Mở các bulong ở mặt trên của tấm kiểm tra (A), mở đai ốc cảm biến trượt truyền dữ 
liệu (B) và thiết bị giới hạn trượt ra ngoài (C). 
• Nâng khung bên dưới cao hơn các bộ phận ở trên nền xưởng. 
• Làm sạch các bộ phận và tra dầu mỡ với loại mỡ thông dụng. 
• Lắp lại thiết bị ngược với quy trình trên. 
• Điều đó có thể cần thiết để tra dầu mỡ lại trên cảm biến trượt. 
 - 123 - 
Dây chuyền kiểm tra của MAHA cho xe con với MINC I EURO 
 Model MINC I EURO và MINC II EURO phù hợp việc lắp đặt với tủ điều khiển 
trung tâm của dây chuyền kiểm tra có màn hình máy tính. Kết quả kiểm tra hiển thị rõ 
trên màn hình số và biểu đồ. Kết quả kiểm tra có thể được in riêng biệt hoặc in chung 
trong một bản in tổng thể gồm kết quả kiểm tra của các thiết bị khác. 
Thông số kỹ thuật: 
 MINC-PROFI MINC I MINC II 
Tải trọng cầu xe 2 tấn 3 tấn 15 tấn 
Phạm vi kiểm tra +/- 20 m/km +/- 20 m/km +/- 20 m/km
Bề rộng của tấm 400mm 400mm 700mm
Kích thước thiết bị trên nền xưởng 
Dài 1020mm 1020mm 1020mm
Rộng 460mm 460mm 770mm
Cao 80mm 80mm 135mm
Kích thước tủ hiển thị (MINC-PROFI và MINC EURO, chỉ có thiết bị lắp trên 
nền xưởng không có tủ hiển thị) 
Cao 400mm 400mm
Rộng 400mm 400mm
Sâu 240mm 240mm
Chiều cao đế 1000mm 1000mm
Nguồn điện 230VAC 230VAC
I.2. Thiết bị kiểm tra độ trượt ngang MODEL VTEQ 3080 
(Vehicle Testing Equipment 3080) 
1. Chức năng của thiết bị VTEQ 3080 
• Kiểm tra trượt ngang. 
• Kiểm tra hệ thống treo. 
• Kiểm tra phanh. 
2. Các thành phần cấu tạo chính 
• A: Màn hình hiển thị 
• B: Bàn phím và máy in 
• E: Thùng máy tính 
• C: Các rollers kiểm tra phanh 
• D: Các tấm đỡ kiểm tra hệ thống treo 
• F: Tấm cảm biến đo độ trượt ngang của bánh xe 
3. Cách sử dụng &nguyên lý hoạt động 
a. Kiểm tra trượt ngang: 
 - 124 - 
 Giữ tay lái thẳng cho xe di chuyển từ từ qua băng thử, sao cho các bánh xe bên phải 
của hai cầu trước và sau lần lượt cán lên và lăn dọc theo tấm cảm biến độ trượt ngang. 
 Kết quả kiểm tra được in ra như sau: 
b. Kiểm tra hệ thống treo: 
- Điều khiển xe cho các bánh xe của cầu cần kiểm tra hệ thống treo leo lên và 
dừng lại trên các tấm đỡ của thiết bị đo. 
- Máy tính điều khiển các tấm đỡ này dao động với tần số thay đổi, đồng thời liên 
tục đo lực tác dụng của các bánh xe lên các tấm đỡ khi các tấm đỡ di chuyển lên 
và xuống. 
- Theo lý thuyết thì lực tác dụng này phải gần như không đổi và bằng với lực tác 
dụng khi không dao động, khi đó hiệu suất của hệ thống treo là 100%. 
- Máy tính so sánh giá trị thực tế đo được với các thông số lý thuyết và xuất ra 
màn hình kết quả về tình trạng hệ thống treo của xe. 
 - 125 - 
Kết quả kiểm tra được in ra như sau: 
c. Kiểm tra phanh: 
- Đưa xe vào vị trí thử phanh, kiểm tra đảm bảo sự tiếp xúc tốt giữa các bánh xe 
với các rollers. 
- Máy tính dựa vào các giá trị trọng lượng phân bố lên các bánh xe và hệ số ma sát 
giữa các bánh xe với các rollers để xác định lực phanh yêu cầu cho các bánh xe, 
theo công thức F = G × f 
 - 126 - 
 G: trọng lượng của trục xe (kN) 
 f: hệ số ma sát giữa các rollers và các bánh xe khoảng 0,85 
- Một motor điện hoạt động theo sự điều khiển của máy tính kéo các rollers quay.
 Khi đó màn hình hiển thị như sau: 
- Sau vài giây máy tính phát tín hiệu đến thời điểm đạp phanh. Dựa vào lực phanh 
từ các bánh xe tác động lên các rollers và các thông số được lập trình sẵn, máy 
tính tính toán rồi cho ra kết quả kiểm tra về lực phanh trên từng bánh xe (kN) và 
khả năng phanh trên cả cầu xe (%). 
- Sau khi kiểm tra trên màn hình khi xuất hiện biểu tượng bánh xe bị hãm phanh 
tức là việc kiểm tra đã hoàn thành. 
- Kết quả kiểm tra lực phanh cực đại được hiển thị như sau: 
 - 127 - 
Các bước kiểm tra về trượt ngang, phuộc nhún, phanh đã hoàn tất. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_kiem_dinh_va_bao_duong_o_to.pdf