Giáo trình Kế toán quản trị

Có rất nhiều các loại hình tổ chức khác nhau có ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của chúng

ta: Các nhà sản xuất, công ty dịch vụ, các nhà bán lẻ, các tổ chức phi lợi nhuận và các tổ chức, cơ

quan của chính phủ. Tất cả các tổ chức này đều có 2 đặc điểm chung: Thứ nhất, mọi tổ chức đều có

các mục tiêu hoạt động. Chẳng hạn, mục tiêu của một hãng hàng không có thể là lợi nhuận và thỏa

mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Mục tiêu của cơ quan công an là đảm bảo an ninh cho cộng đồng

với chi phí hoạt động tối thiểu. Thứ hai, các nhà quản lý của mọi tổ chức đều cần thông tin để điều

hành và kiểm soát hoạt động của tổ chức. Nói chung, tổ chức có qui mô càng lớn thì nhu cầu thông

tin cho quản lý càng nhiều.

Kế toán quản trị là một bộ phận trong hệ thống thông tin của một tổ chức. Các nhà quản lý dựa

vào thông tin kế toán quản trị để hoạch định và kiểm soát hoạt động của tổ chức (Hilton, 1991).

Theo luật kế toán Việt Nam, kế toán quản trị được định nghĩa là “việc thu thập, xử lý, phân tích

và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội

bộ đơn vị kế toán (Luật kế toán, khoản 3, điều 4).

Nói tóm lại, kế toán quản trị là một lĩnh vực kế toán được thiết kế để thoả mãn nhu cầu thông

tin của các nhà quản lý và các cá nhân khác làm việc trong một tổ chức (Edmonds et al, 2003)

Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu vai trò của kế toán quản trị đối với quá trình quản lý chung

của một tổ chức. Trong các bài giảng tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ càng các khái niệm và công

cụ được sử dụng trong kế toán quản trị.

pdf 129 trang kimcuc 7420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kế toán quản trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kế toán quản trị

Giáo trình Kế toán quản trị
BÀI 1 
TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 
Th.S. Hồ Phan Minh Đức 
Mục tiêu 
 ♦ Nắm được các mục tiêu của của một tổ chức và giải thích được các chức năng của nhà quản 
lý. 
 ♦ Liệt kê và giải thích được các mục tiêu của kế toán quản trị. 
 ♦ Giải thích những điểm khác biệt giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính. 
 ♦ Nắm được các nội dung của kế toán quản trị. 
 ♦ Nắm được các nhân tố thúc đẩy sự phát triển của kế toán quản trị. 
 ♦ Nắm được các đạo đức hành nghề kế toán quản trị. 
1. Khái niệm về kế toán quản trị 
Có rất nhiều các loại hình tổ chức khác nhau có ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của chúng 
ta: Các nhà sản xuất, công ty dịch vụ, các nhà bán lẻ, các tổ chức phi lợi nhuận và các tổ chức, cơ 
quan của chính phủ. Tất cả các tổ chức này đều có 2 đặc điểm chung: Thứ nhất, mọi tổ chức đều có 
các mục tiêu hoạt động. Chẳng hạn, mục tiêu của một hãng hàng không có thể là lợi nhuận và thỏa 
mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Mục tiêu của cơ quan công an là đảm bảo an ninh cho cộng đồng 
với chi phí hoạt động tối thiểu. Thứ hai, các nhà quản lý của mọi tổ chức đều cần thông tin để điều 
hành và kiểm soát hoạt động của tổ chức. Nói chung, tổ chức có qui mô càng lớn thì nhu cầu thông 
tin cho quản lý càng nhiều. 
Kế toán quản trị là một bộ phận trong hệ thống thông tin của một tổ chức. Các nhà quản lý dựa 
vào thông tin kế toán quản trị để hoạch định và kiểm soát hoạt động của tổ chức (Hilton, 1991). 
Theo luật kế toán Việt Nam, kế toán quản trị được định nghĩa là “việc thu thập, xử lý, phân tích 
và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội 
bộ đơn vị kế toán (Luật kế toán, khoản 3, điều 4). 
Nói tóm lại, kế toán quản trị là một lĩnh vực kế toán được thiết kế để thoả mãn nhu cầu thông 
tin của các nhà quản lý và các cá nhân khác làm việc trong một tổ chức (Edmonds et al, 2003) 
Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu vai trò của kế toán quản trị đối với quá trình quản lý chung 
của một tổ chức. Trong các bài giảng tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ càng các khái niệm và công 
cụ được sử dụng trong kế toán quản trị. 
2. Các mục tiêu của tổ chức và công việc của nhà quản lý 
2.1. Mục tiêu của tổ chức 
Một tổ chức có thể được xác định như là một nhóm người liên kết với nhau để thực hiện một 
mục tiêu chung nào đó. Một ngân hàng thực hiện các dịch vụ tài chính là một tổ chức, một trường đại 
học thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tào cũng là một tổ chức,v.v...Một tổ chức phải được hiểu là 
những con người trong tổ chức chứ không phải là của cải vật chất (tài sản) của tổ chức. 
Một tổ chức có những mục tiêu gì? Câu trả lời thật không đơn giản. Thế mà, đó lại là cơ sở để 
ra quyết định về chiến lược và sách lược của tổ chức. 
Mục tiêu hoạt động của các tổ rất đa dạng và khác nhau. Trong mỗi một giai đoạn phát triển 
khác nhau, một tổ chức có thể xác định một hoặc một số mục tiêu nhất định. Dưới đây là một số mục 
tiêu thường gặp của các tổ chức: 
- Tối đa hóa lợi nhuận hoặc đạt được mức lợi nhuận mong muốn 
- Cực tiểu chi phí 
- Tối đa hóa thị phần hoặc đạt được một mức thị phần nào đó 
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, dẫn đầu chất lượng sản phẩm 
- Duy trì được sự tồn tại của doanh nghiệp 
- Tăng trưởng 
- Cực đại giá trị tài sản 
- Đạt được sự ổn định trong nội bộ 
- Trách nhiệm đối với môi trường 
- Cung cấp các dịch vụ công cộng với chi phí tối thiểu 
2.2. Qúa trình quản lý và công việc của các nhà quản lý 
 Những người chủ sở hữu và các nhà quản lý của tổ chức chịu trách nhiệm trong việc xác định 
mục tiêu hoạt động của tổ chức. Ví dụ: Mục tiêu của Công ty máy tính IBM do ban giám đốc (được 
các cổ đông của công ty bầu ra) của công ty thiết lập. 
Cho dù mục tiêu hoạt động của một tổ chức là gì đi nữa, công việc của các nhà quản lý là phải 
đảm bảo các mục tiêu được thực hiện. Trong quá trình theo đuổi mục tiêu của tổ chức, các nhà quản 
lý thực hiện bốn hoạt động (chức năng) cơ bản: 
 ♦ Lập kế hoạch 
 ♦ Tổ chức và điều hành hoạt động, 
 ♦ Kiểm soát hoạt động 
 ♦ Ra quyết định. 
Lập kế hoạch 
Trong việc lập kế hoạch, nhà quản lý vạch ra những bước phải làm để đưa hoạt động của doanh 
nghiệp hướng về các mục tiêu đã xác định. Những kế hoạch này có thể dài hạn hay ngắn hạn. Khi các 
kế hoạch được thi hành, chúng sẽ giúp cho việc liên kết tất cả các lực lượng của tất cả các bộ phận 
trong doanh nghiệp hướng về các mục tiêu đã định. 
Tổ chức và điều hành 
Trong việc tổ chức, nhà quản lý sẽ quyết định cách liên kết tốt nhất giữa tổ chức, con người với 
các nguồn lực lại với nhau sao cho kế hoạch được thực hiện có hiệu quả nhất. Trong việc điều hành, 
các nhà quản lý giám sát hoạt động hàng ngày và giữ cho cả tổ chức hoạt động trôi chảy. 
Kiểm soát 
Sau khi đã lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, nhà quản lý phải kiểm tra và đánh giá việc thực 
hiện kế hoạch. Để thực hiện chức năng kiểm tra, các nhà quản lý sử dụng các bước công việc cần 
thiết để đảm bảo cho từng bộ phận và cả tổ chức đi theo đúng kế hoạch đã vạch ra. Trong quá trình 
kiểm soát, nhà quản lý sẽ so sánh hoạt động thực tiễn với kế hoạch đã thiết lập. So sánh này sẽ chỉ ra 
ở khâu nào công việc thực hiện chưa đạt yêu cầu, và cần sự hiệu chỉnh để hoàn thành nhiệm vụ và 
mục tiêu đã thiết lập. 
Ra quyết định 
Ra quyết định là việc thực hiện những lựa chọn hợp lý trong số các phương án khác nhau. Ra 
quyết định không phải là một chức năng riêng biệt, nó là một chức năng quan trọng, xuyên suốt các 
khâu trong qúa trình quản lý một tổ chức, từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện cho đến kiểm tra 
đánh giá. Chức năng ra quyết định được vận dụng liên tục trong suốt quá trình hoạt động của doanh 
nghiệp. 
Tất cả các quyết định đều có nền tảng từ thông tin. Do vậy, một yêu cầu đặt ra cho công tác kế 
toán, đặc biệt là kế toán quản trị là phải đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh, chính xác cho nhà quản lý 
nhằm hoàn thành tốt việc ra quyết định. 
Quá trình quản lý hoạt động của tổ tổ chức có thể được mô tả qua sơ đồ 1.1 dưới đây. 
Sơ đồ 1.1: Qúa trình quản lý 
3. Mục tiêu của kế toán quản trị 
Để thực hiện các công việc trong quá trình quản lý hoạt động của tổ chức, các nhà quản lý cần 
thông tin.Thông tin mà các nhà quản lý cần để thực hiện công việc được cung cấp từ nhiều nguồn 
khác nhau: các nhà kinh tế, các chuyên gia tài chính, các chuyên viên tiếp thị, sản xuất và các nhân 
viên kế toán quản trị của tổ chức. 
Hệ thống thông tin kế toán quản trị trong tổ chức có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho các nhà 
quản lý để thực hiện các hoạt động quản lý. Kế toán quản trị có bốn mục tiêu chủ yếu như sau: 
 ♦ Cung cấp thông tin cho nhà quản lý để lập kế hoạch và ra quyết định 
 ♦ Trợ giúp nhà quản lý trong việc điều hành và kiểm soát hoạt động của tổ chức 
 ♦ Thúc đẩy các nhà quản lý đạt được các mục tiêu của tổ chức 
 ♦ Đo lường hiệu quả hoạt động của các nhà quản lý và các bộ phận, đơn vị trực thuộc trong tổ 
chức 
4. Vai trò của nhân viên kế toán quản trị trong tổ chức 
Vai trò chủ yếu của nhân viên kế toán quản trị trong một tổ chức là thu thập và cung cấp thông 
tin thích hợp và nhanh chóng cho các nhà quản lý để họ thực hiện viêc điều hành, kiểm soát hoạt 
động của tổ chức và ra quyết định. 
Các nhà quản lý sản xuất thường vạch kế hoạch và ra quyết định về các phương án và lịch trình 
sản xuất, các nhà quản lý tiếp thị thì ra các quyết định về quảng cao, khuyến mãi và định giá sản 
phẩm, và các nhà quản trị tài chính thường ra các quyết định về huy động vốn và đầu tư. Tất cả các 
nhà quản lý này đều cần thông tin cho các quyết định của họ. Chính các nhân viên kế toán quản trị sẽ 
cung cấp các thông tin hữu ích cho các nhà quản lý các cấp trong tổ chức. Vì vậy, một yêu cầu đặt ra 
cho các nhân viên kế toán quản trị là họ phải am hiểu các tình huống ra quyết định của các nhà quản 
lý. 
5. Phân biệt kế toán quản trị với kế toán tài chính 
Như đã trình bày trong những phần trên, trọng tâm của kế toán quản trị là cung cấp thông tin 
phục vụ cho các nhà quản lý của tổ chức. Trong khi đó, mục tiêu của kế toán tài chính (financial 
accounting) là nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối tương bên ngoài tổ chức. Báo cáo hàng 
năm của Công ty VINAMILK cho các cổ đông của công ty là một thí dụ điển hình về sản phẩm của 
hệ thống kế toán tài chính. Những người sử dụng thông tin kế toán tài chính bao gồm các nhà đầu tư 
hiện tại và tiềm năng, các chủ nợ, các cơ quan Nhà nước, các nhà phân tích đầu tư, khách hàng. 
Tuy vậy, hệ thống kế toán quản trị và kế toán tài chính cũng có nhiều điểm giống nhau bởi vì cả 
hai hệ thống này đều dựa vào dữ liệu thu thập được từ hệ thống kế toán cơ bản của tổ chức. Hệ thống 
này bao gồm thủ tục, nhân sự, và hệ thông máy tính để thu thập và lưu trữ các dự liệu tài chính của tổ 
chức. Một phần của hệ thống kế toán chung này là hệ thống kế toán chi phí (cost accounting), có 
nhiệm vụ thu thập thông tin chi phí được sử dụng trong cả hệ thống kế toán quản trị và kế toán tài 
chính. Ví dụ, số liệu về giá thành sản phẩm được nhà quản lý sử dụng để định giá bán sản phẩm, đó là 
một mục đích sử dụng thông tin của kế toán quản trị. Tuy vậy, số liệu giá thành cũng được sử dụng 
để xác định giá trị hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán, đó lại là một mục đích sử dụng thông tin 
của kế toán tài chính. 
Sơ đồ 1.2 mô tả mối quan hệ giữa các hệ thống kế toán cơ bản của tổ chức với các hệ thống kế 
toán chi phí, kế toán quản trị, và kế toán tài chính. Mặc dù, giữa hệ thống kế toán quản trị và hệ thống 
kế toán tài chính có nhiều điểm chung, nhưng giữa chúng có sự khác biệt rất lớn. Bảng 1.1 liệt kê 
những điểm khác biệt giữa hai hệ thống kế toán này. 
Sơ đồ 1.2 - Mối quan hệ giữa các hệ thống kế toán trong một tổ chức 
6. Sự phát triển của kế toán quản trị 
So với kế toán tài chính, kế toán quản trị là một lĩnh vực khá mới mẻ. Vì vậy, các khái niệm và 
công cụ của kế toán quản trị đang được hoàn thiện dần nhằm cung cấp thông tin trợ giúp cho các 
quyết định của quản lý. Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng. Để kế toán 
quản trị trở thành một công cụ hữu hiệu trong tương lai, hệ thống kế toán quản trị phải được thay đổi, 
cải tiến để thích ứng với những thay đổi đó. Dưới đây là một số sự thay đổi trong môi trường kinh 
doanh gắn có ảnh hưởng đến sự thay đổi và phát triển của kế toán quản trị. 
 Sự xuất hiện ngày càng nhiều các ngành dịch vụ 
 Sự xuất hiện những ngành công nghiệp mới 
 Sự toàn cầu hóa 
 Sự ra đời của hệ thống tồn kho kịp thời 
 Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và năng suất lao động 
 Chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng bị rút ngắn 
 Sự thay đổi của các hệ thống sản xuất (CAM, CIM) 
Bảng 1.3 - Những điểm khác biệt giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính 
Các chỉ tiêu Kế toán quản trị Kế toán tài chính 
1. Đối tượng sử dụng thông 
tin 
Nhà quản trị bên trong doanh 
nghiệp 
Những thành phần bên 
ngoài doanh nghiệp 
2. Đặc điểm của thông tin 
cung cấp 
Hướng về tương lai, linh hoạt, 
nhanh, thích hợp. 
Biểu diễn dưới hình thái giá 
trị và vật chất. 
Phản ánh quá khứ, chính 
xác. 
Biểu diễn dưới hình thái giá 
trị. 
3. Tính chất bắt buộc của 
thông tin và báo cáo 
Không tuân thủ các nguyên 
tắc chung của kế toán. 
Tuân thủ các nguyên tắc của 
kế toán (GAAPs) 
4. Phạm vi báo cáo Từng bộ phận, khâu công việc Toàn doanh nghiệp 
5. Kỳ báo cáo Bất kỳ khi nào cần cho quản 
lý 
Định kỳ hàng tháng, quí, 
năm 
6. Tính pháp lệnh Không có tính pháp lệnh. Có tính pháp lệnh. 
7. Quan hệ với các ngành 
khoa học 
Nhiều. Ít. 
(Nguồn: Phạm Văn Dược, 1995) 
7. Kế toán quản trị là một nghề chuyên môn 
Các nhân viên kế toán quản trị đóng một vai trò quan trọng trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Là 
những người cung cấp thông tin phục vụ cho quá trình quản lý, các nhân viên kế toán quản trị thường 
xuyên làm việc và tiếp xúc với các nhà quản lý ở các cấp trong tổ chức. Để thực hiện công việc hiệu 
quả, các nhân viên kế toán quản trị không chỉ giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán, mà còn phải am 
hiểu kiến thức ở các lĩnh vực khác. 
 7.1. Các tổ chức nghề nghiệp và việc chứng nhận hành nghề 
Để luôn duy trì được năng lực chuyên môn và phát triển nghề nghiệp, thông thường các nhân 
viên kế toán quản trị tham gia vào các tổ chức nghề nghiệp. Điều này thực sự chưa phổ biến ở Việt 
Nam trong thời điểm hiện nay. Tuy vậy, ở các nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Canada, Anh 
quốc, các nhân viên kế toán quản trị tham gia vào các tổ chức nghề nghiệp. Chẳng hạn ở Mỹ, có rất 
nhiều tổ chức nghề nghiệp như Hiệp Hội Kế Toán Quốc Gia (the National Association of Acccounts 
– NAA), Viện Kế Toán Công Chứng Hoa Kỳ (the American Institute of Certified Public Accountants 
– AICPA, Hiệp Hội Kế Toán Hoa Kỳ (the American Accounting Association-AAA) (Hilton, 1991) 
Ở Việt Nam, các nhân viên kế toán có thể tham gia các tổ chức nghề nghiệp như Hiệp Hội Kế 
Toán và Kiểm Toán Việt Nam (VAA), Hiệp Hội Kiểm Toán Viên Hành Nghề Việt Nam (VACPA). 
Để được xã hội thừa nhận cũng như để duy trì kiến thức chuyên môn, các nhân viên kế toán nên 
sở hữu giấy chứng nhận hành nghề. Ở Mỹ, Hiệp Hội Kế Toán Quốc Gia (NAA) thiết lập Viện Kế 
Toán Quản Trị Công Chứng (Institute of Certified Managerial Accountants-ICMA) và tổ chức này 
chịu trách nhiệm quản lý chương trình đạo tạo và cấp chứng chỉ hành nghề kế toán quản trị. Ở Việt 
Nam, Bộ tài chính giao trách nhiệm cho Hiệp Hội Kế Toán và Kiểm Toán Việt Nam (VAA) quản lý 
chương trình học tập và tổ chức kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề kế toán. Để được cấp chứng chỉ hành 
nghề, nhân viên kế toán phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây: 
 Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật, 
 Có chuyên môn, nghiệp vụ về tài chính, kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công 
tác thực tế về tài chính, kế toán từ năm năm trở lên, 
 Đạt kỳ thi tuyển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức. (trích dẫn Luật Kế toán, Điều 
57, Khoản 1) 
7.2. Đạo đức hành nghề kế toán 
Kế toán nói chung và kế toán quản trị nói riêng được công nhận là một nghề nghiệp. Khi hành 
nghề, các kế toán viên kế toán quản trị phải duy trì những phẩm chất đạo đức cao quí trong nghề 
nghiệp của mình. Chuẩn mực đạo đức hành nghề kế toán, kiểm toán của Việt Nam do Bộ tài chính 
ban hành (theo quyết định số 87/2005/QĐ-BTC, ngày 01/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) qui 
định chung những nguyên tắc cơ bản về đạo đức hành nghề kế toán và kiểm toán như sau: 
Độc lập: Độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản của kiểm toán viên hành nghề và người hành 
nghề kế toán. 
Trong quá trình kiểm toán hoặc cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán viên hành nghề và người 
hành nghề kế toán phải thực sự không bị chi phối hoặc tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh 
thần nào làm ảnh hưởng đến sự trung thực, khách quan và độc lập nghề nghiệp của mình. 
Kiểm toán viên hành nghề và người hành nghề kế toán không được nhận làm kiểm toán hoặc 
làm kế toán cho các đơn vị mà mình có quan hệ kinh tế hoặc quyền lợi kinh tế. 
Kiểm toán viên hành nghề và người hành nghề kế toán không được nhận làm kế toán hoặc kiểm 
toán ở những đơn vị mà bản thân có quan hệ gia đình ruột thịt là người trong bộ máy quản lý. 
Kiểm toán viên hành nghề không được vừa làm dịch vụ kế toán, như ghi sổ kế toán ... tâm chi phí. Những trung tâm có quyền kiểm soát đối với cả chi 
phí và lợi nhuận được gọi là trung tâm lợi nhuận và những trung tâm có quyền kiểm soát đối với 
chi phí, lợi nhuận và vốn đầu tư được gọi là trung tâm đầu tư. Thông tin được vận động trong các 
trung tâm này từ dưới lên, từ các cấp thấp lên các cấp cao hơn về trách nhiệm, thông qua một hệ 
thống báo cáo thực hiện thống nhất. Báo cáo thực hiện là báo cáo trình bày những kết quả tài 
chính chủ yếu của các trung tâm trách nhiệm. 
Để hệ thống kế toán trách nhiệm phát huy tác dụng trong tổ chức, khía cạnh thông tin nên 
được nhấn mạnh, hơn là khía cạnh trách nhiệm. Điều này có nghĩa là mục tiêu quan trọng của hệ 
thống kế toán trách nhiệm là cung cấp thông tin cho các nhà quản lý để họ điều hành và quản lý bộ 
phận mình phụ trách một cách hiệu quả. 
Sức sinh lời của vốn đầu tư - ROI được công nhận phổ biến là một công cụ để đánh giá hiệu 
quả của một trung tâm đầu tư vì nó tổng hợp nhiều phương diện về trách nhiệm của người quản lý 
một trung tâm đầu tư. Một phương pháp khác được sử dụng đánh giá việc thực hiện của người 
quản lý trung tâm đầu tư là sử dụng chỉ tiêu thu nhập thặng dư – RI. Những công ty sử dụng thu 
nhập thặng dư để đánh giá quản lý nhấn mạnh rằng phương pháp này khuyến khích đầu tư có lợi 
trong rất nhiều trường hợp mà cách dùng ROI lại không khuyến khích đầu tư. 
Giá chuyển nhượng liên quan đến giá được tính cho một sản phẩm chuyển nhượng hoặc một 
dịch vụ giữa hai đơn vị trong cùng một tổ chức. Việc xác định giá chuyển nhượng có thể căn cứ 
trên chi phí của sản phẩm được chuyển nhượng, hoặc giá thị trường của sản phẩm được chuyển 
nhượng, hoặc giá thương lượng giữa bộ phận mua và bộ phận bán. Giá chuyển nhượng thích hợp 
nhất là giá thị trường hoặc giá thương lượng. Việc sử dụng giá thị trường hoặc giá thương lượng 
trong quá trình chuyển nhượng giữa các đơn vị tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá kết quả 
thực hiện vì nó cho phép cả bên mua và bên bán được đối xử như là những đơn vị độc lập. 
Câu hỏi ôn tập và bài tập 
Câu hỏi ôn tập 
 1. Sự phù hợp mục tiêu của tổ chức là gì? Hãy giải thích vì sao sự phù hợp mục tiêu đóng vai 
trò quan trọng đối với hoạt động của tổ chức. 
 2. Mục tiêu quan trọng nhất của nhân viên kế toán quản trị khi xây dựng hệ thống kế toán 
trách nhiệm trong một tổ chức là gì? 
 3. Hệ thống kế toán quản trị đóng góp vào sự phù hợp mục tiêu hoạt động của tổ chức như thế 
nào? 
 4. Hãy giải thích một phương pháp quản trị có tên gọi là “quản trị theo mục tiêu” 
(management by objectives – MBO). 
 5. Liệt kê các lợi ích và chi phí của việc phân cấp quản lý. 
 6. Định nghĩa và cho thí dụ về các trung tâm trách nhiệm sau đây: trung tâm chi phí, trung 
tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận, và trung tâm đầu tư. 
 7. Theo bạn, khi nào một trung tâm lợi nhuận sẽ trở thành một trung tâm đầu tư? 
 8. Làm thế nào để hệ thống kế toán trách nhiệm có những ảnh hưởng tích cực đến hành vi và 
thái độ của nhà quản lý? 
 9. Báo cáo thực hiện (performance report) là gì? Hãy trình bày trình tự và phương pháp thiết 
lập báo cáo thực hiện trong tổ chức. 
 10. Chỉ tiêu nào được sử dụng để đánh giá hiệu quả của trung tâm đầu tư? Chỉ tiêu này được 
tính toán như thế nào? 
 11. Bằng cách nào nhà quản lý của Công ty bia Huda - Huế có thể cải thiện tỷ suất sinh lời 
trên vốn đầu tư – ROI của công ty? 
 12. Thu nhập thặng dư – RI của một trung tâm đầu tư được tính toán như thế nào? Cho một 
thí dụ minh hoạ cho việc tính toán này? Thông tin nào được sử dụng khi tính toán RI mà 
không được sử dụng khi tính ROI? 
 13. Nhược điểm của việc sử dụng ROI để đánh giá hiệu quả hoạt động của một trung tâm đầu 
tư là gì? Chỉ tiêu thu nhập thặng dư – RI sẽ khắc phục nhược điểm này như thế nào? 
 14. Khi sử dụng RI làm chỉ tiêu để so sánh hiệu quả của các trung tâm đầu tư, nhược điểm của 
việc này là gì? Cho một thí dụ minh hoạ. 
 15. Hãy cho biết vì sao ROI hoặc RI của một trung tâm đầu tư có thể có xu hướng tăng theo 
thời gian? Hiện tượng này có thể dẫn đến hành động không mong muốn nào của nhà quản lý? 
 16. Trong tính toán ROI của một trung tâm đầu tư, thành phần dưới mẫu số (vốn đầu tư) 
thường được tính theo giá trị còn lại của tài sản thay vì nguyên giá của tài sản. Hãy cho biết 
tính hợp lý của việc này? 
 17. Một số nhà quản lý thì cho rằng khi tính toán ROI, vốn đầu tư nên được tính theo nguyên 
giá mà không nên sử dụng giá trị còn lại? Vì sao? 
 18. Theo bạn, ngoài việc sử dụng ROI và RI để đánh giá hiệu quả của trung tâm đầu tư, 
những chỉ tiêu nào khác có thể sử dụng (liệt kê ít nhất 3 chỉ tiêu)? 
 19. Sự phân biệt giữa việc đánh giá hiệu quả hoạt động của một trung tâm đầu tư và đánh giá 
hiệu quả quản lý của nhà quản lý trung tâm đầu tư đó là quan trọng. Hãy giải thích vì sao? 
 20. Mục tiêu quan trọng của nhân viên kế toán quản trị trong việc lựa chọn một chính sách 
định giá chuyển nhượng là gì? 
 21. Hãy phân tích nguyên tắc chung trong xác định giá chuyển nhượng? 
 22. Liệt kê và giải thích về các phương pháp xác định giá chuyển nhượng. 
 23. Khi bộ phận chuyển nhượng (bộ phận bán) còn thừa năng lực sản xuất, theo nguyên tắc 
chung trong xác định giá chuyển nhượng thì giá chuyển nhượng được thiết lập như thế nào? 
 24. Theo bạn, khi đơn vị mua sản phẩm từ một đơn vị khác trong nội bộ doanh nghiệp và 
không có mức giá thị trường nào có thể thiết lập cho sản phẩm này, giá chuyển nhượng sẽ 
được xác định bằng cách nào? 
 25. Nhược điểm việc xác định giá chuyển nhượng theo chi phí là gì? Bằng cách nào để khắc 
phục nhược điểm này? 
Bài tập 
Bài tập 1: Trong mỗi một loại hình tổ chức sau đây, bạn hãy thảo luận những ưu điểm và nhược 
điểm của việc phân cấp trong quản lý tổ chức? Nếu bạn là nhà quản lý cấp cao của tổ chức, bạn sẽ 
chọn mô hình quản lý tập trung hay phân tán (phân cấp)? 
 1. Một công ty đa quốc giá (ví dụ: Coca-cola) 
 2. Chuỗi cửa hàng bán thức ăn nhanh (ví dụ như Mc-Donald) 
 3. Một trường Đại học (ví dụ: Trường Đại học Kinh tế Huế) 
 4. Một bệnh viện (ví dụ: Bệnh viện trung ương Huế) 
 5. Một đài truyền hình (ví dụ: Đài truyền hình Việt Nam) 
Bài tập 2: Đối với mỗi một bộ phận/đơn vị dưới, hãy cho biết nó thuộc loại trung tâm trách nhiệm 
nào? 
 1. Công ty Điện lực III ở Đà Nẵng (trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam) 
 2. Bưu điện Tỉnh Thừa Thiên Huế (là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Bưu chính Việt 
Nam) 
 3. Một văn phòng bán vé máy bay (của Việt Nam Airlines). 
 4. Nhà máy đóng chai của Công ty Coca-cola Việt nam. 
 5. Phân xưởng sản xuất của Công ty Bia Huda Huế. 
 6. Trường Đại học Kinh tế của Đại học Huế. 
 7. Văn phòng Tỉnh uỷ của Tỉnh Thừa Thiên Huế. 
 8. Một rạp chiếu phim của một Công ty điện ảnh. 
Bài tập 3: Tập đoàn Xerox quyết định thay đổi Bộ phận phân phối và hậu cần từ một trung tâm 
chi phí thành một trung tâm lợi nhuận. Bộ phận này có chức năng quản lý hàng tồn kho và cung 
cấp các dịch vụ hầu cần cho các bộ phận kinh doanh của công ty. Trước đây, nhà quản lý bộ phận 
này chỉ chịu trách nhiệm về chi phí hoạt động của bộ phận. Bây giờ Bộ phận này cung cấp/bán các 
dịch vụ của nó cho các bộ phận khác trong công ty, và nhà quản lý bộ phận được đánh giá thông 
qua lợi nhuận đạt được của bộ phận. Ban giám đốc tập đoàn Xerox cảm thấy rằng sự thay đổi này 
là có lợi cho công ty. Sự thay đổi này đã đem lại bầu không khí làm việc và động lực mới trong bộ 
phận vì quản lý cấp cao của công ty đã giao một số quyền ra quyết định cho cấp thấp hơn. 
Yêu cầu: Hãy thảo luận về quyết định thay đổi loại hình trung tâm trách nhiệm của Bộ phận 
phân phối và hậu cần của ban giám đốc tập đoàn Xerox. 
Bài tập 4: Bộ phận thực phẩm và đố uống (Food and Beverage Department) của một Khách sạn 
có ba đơn vị trực thuộc được mô tả trong sơ đồ dưới đây. Tổ Tiệc có chức năng tiếp nhận và tổ 
chức các buổi tiệc cho khách hàng, nó là một trung tâm doanh thu; Tổ Nhà Hàng có chức năng 
cung cấp các dịch vụ ăn uống cho khách hàng, nó cũng là một trung tâm doanh thu; và Tổ Bếp 
chịu trách nhiệm nấu nướng và chuẩn bị thức ăn cho các buổi tiệc và nhà hàng để phục vụ khách 
hàng, nó là một trung tâm chi phí. 
Số liệu ghi nhận được trong tháng ba tại các đơn vị trực thuộc Bộ Phận Thực Phẩm và Đồ 
Uống như sau: 
 Dự toán
*
 Thực tế
* 
Tổ Tiệc $65.000 $65.800 
Tổ Nhà Hàng 180.000 179.400 
Tổ Bếp 
 Lương (8.500) (86.000) 
 Thực phẩm (69.000) (69.000) 
 Chi phí chung biến đổi (7.500) (7.800) 
 Chi phí chung cố định (9.000) (9.300) 
* Những con số trong ngoặc đơn là chi phí, những con số không đặt trong dấu ngoặc đơn là lợi nhuận. 
Yêu cầu: Hãy lập báo cáo thực hiện cho Bộ phận Thực Phẩm và Đồ Uống. Lưu ý rằng, trong 
bài này chúng ta chỉ lập báo cáo cho Tổ Bếp và Bộ phận Thực Phẩm và Đồ Uống. Hãy vẽ mũi tên 
để thể hiện mối quan hệ giữa các con số trong báo cáo thực hiện được thiết lập. 
Bài tập 5: Các số liệu ghi nhận được tại Công ty XYZ trong năm 2005 như sau: 
Lợi nhuận $4.000.000 
Doanh thu 50.000.000 
Vốn đầu tư bình quân 20.000.000 
Yêu cầu 
 1. Tính tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, hệ số quay vòng của vốn, và sức sinh lời trên vốn 
đầu tư của công ty. 
 2. Hãy chỉ ra hai cách mà nhà quản lý của công ty XYZ có thể sử dụng để tăng ROI của 
công ty lên thành 25%. 
 3. Giả sử rằng giá sử dụng vốn của công ty là 10%. Hãy tính thu nhập thặng dư – RI của 
công ty trong năm 2005. 
Bài tập 6: Công ty ABC có hai đơn vị trực thuộc, A và B. Bộ phận A chuyển nhượng một phần 
sản phẩm của nó cho Bộ phận B theo mức giá chuyển nhượng xác định trước. Năm 2005, chi phí 
khả biến đơn vị tiêu chuẩn của Bộ phận A là $300/sản phẩm. Hiện tại Bộ phận A không còn năng 
lực nhàn rỗi và bộ phận này có thể bán toàn bộ sản phẩm của nó cho khách hàng bên ngoài với giá 
$380/sản phẩm. 
Yêu cầu 
 1. Hãy xác định giá chuyển nhượng dựa theo nguyên tắc chung trong xác định giá chuyển 
nhượng. 
 2. Giá chuyển nhượng sẽ thay đổi như thế nào nếu Bộ phận A không còn năng lực nhàn 
rỗi. 
Bài tập 7: Liên hệ với bài tập 6. Chi phí toàn bộ của Bộ phận A là $340 (chi phí khả biến đơn vị 
là $300 và chi phí cố định phân bổ cho mỗi sản phẩm là $40). Giá chuyển nhượng mà Bộ phận A 
tính cho Bộ phận B là $374 (bằng chi phí sản xuất, cộng với mức lãi 10% trên chi phí). 
Bộ phận B có một đơn hàng đặc biệt, có thể bán sản phẩm với giá $465/sản phẩm. Khi tiếp 
nhận sản phẩm do bộ phận A cung cấp, Bộ phận B tiếp tục sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng. 
Chi phí phát sinh thêm tại bộ phận B tính cho mỗi sản phẩm là $100. Cả hai bộ phận đề còn năng 
lực sản xuất nhàn rỗi. 
Yêu cầu 
 1. Theo bạn, nhà quản lý Bộ phận B sẽ tiếp nhận hoặc từ chối đơn hàng? Vì sao? 
 2. Xét trên tổng thể lợi ích của công ty ABC, quyết định của nhà quản lý Bộ phận B là có 
lợi hay không? Vì sao? 
 3. Bạn hãy thử đề xuất một mức giá chuyển nhượng có lợi cho công ty. 
Bài tập 8: Số liệu được ghi nhận tại Công ty thương mại X trong năm 2005 như sau: 
Doanh thu $2.000.000 
Giá vốn hàng bán 1.100.000 
Chi phí hoạt động 800.000 
Vốn đầu tư bình quân 1.000.000 
Yêu cầu: 
 1. Tính tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, hệ số quay vòng của vốn, và sức sinh lời trên vốn 
đầu tư của công ty trong năm 2005. 
 2. Nếu doanh thu và vốn đầu tư trong năm tới (năm 2006) vẫn giữ nguyên như năm 2005, 
để tăng ROI của công ty lên thành 15% thì tổng chi phí của công ty phải được cắt giảm 
đến mức nào? 
 3. Giả sử chi phí đã được cắt giảm. Hãy tính tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty 
năm 2006 và chỉ ra chỉ tiêu này đã cải thiện ROI của công ty như thế nào? 
Bài tập 9: Số liệu về tình hình kinh doanh của công ty X trong năm 2004 như sau: 
 Chi phí biến đổi đơn vị = 30.000đ 
 Chi phí cố định = 320.000.000đ 
 Giá bán đơn vị = 50.000đ 
 Vốn hoạt đồng bình quân = 500.000.000đ 
 Sản lượng tiêu thụ (cái) = 20.000 
Yêu cầu: 
 1. Hãy thiết lập báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí của công ty trong năm 
2004. Tính sức sinh lời trên vốn đầu tư – ROI công ty đạt được trong năm 2004. 
 2. Hãy tính lại tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, hệ số quay vòng tài sản và ROI của công ty 
trong từng trường hợp sau đây (từng trường hợp được xét độc lập nhau): 
a). Công ty có khả năng tiết kiệm được chi phí lao động trực tiếp 10.000.000đ mỗi 
năm bằng cách thuê mướn lao động rẻ hơn. 
b). Công ty có thể cắt giảm mức tồn kho bình quân 100.000.000đ mỗi năm bằng 
cách áp dụng mô hình tồn kho tối ưu. 
b) Công ty dự định sẽ tăng chi phí quảng cáo lên thêm 20.000.000đ mỗi năm để 
thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm. Với cách làm này, công ty hy vọng doanh số sẽ 
tăng lên 10%. Công ty nên thực hiện quyết định này hay không? Nếu thực hiện thì 
ROI mà công ty đạt được sẽ là bao nhiêu? 
Bài tập 10: Công ty N có hai đơn vị trực thuộc. Số liệu về kết quả hoạt động của hai đơn vị trong 
năm 2005 được ghi nhận như sau: 
 Đơn vị I Đơn vị II 
Lợi nhuận $200.000 $900.000 
Vốn đầu tư bình quân 1.000.000 6.000.000 
Yêu cầu: 
 1. Nếu sử dụng ROI là tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả của hai đơn vị, đơn vị này sẽ được 
đánh giá hoạt động hiệu quả hơn trong năm 2005? 
 2. Giả sử rằng giá sử dụng vốn của công ty là 10%. Đơn vị nào sẽ được đánh giá hoạt động 
thành công hơn trong năm 2005 theo tiêu chuẩn thu nhập thặng dư? 
 3. Với giá sử dụng vốn của công ty là bao nhiêu thì thu nhập thặng dư trong năm 2005 của 
hai đơn vị sẽ bằng nhau? 
Bài tập 11: Tổng công ty H quyết định đầu tư $100.000 vào một thiết bị mới cho một đơn vị trực 
thuộc, Công ty X, hai năm trước đây. Vào thời điểm đó, nhân viên của bộ phận kế toán của Công 
ty X đã chỉ ra rằng thiết bị mới này sẽ tiết kiệm cho công ty $36.400 chi phí hoạt động hàng năm 
trong thời đoạn 5 năm. Trước khi có thiết bị mới này, sức sinh lời trên vốn đầu tư ROI của công ty 
là 20%. 
Nhà quản lý công ty đã tin tưởng rằng thiết bị này phát huy tác dụng như mong đợi. Tuy 
nhiên, báo cáo thực hiện công việc của công ty cho thấy rằng sức sinh lời trên vốn đầu tư của công 
ty trong năm đầu tiên đưa thiết bị mới vào sử dụng không được cải thiện như mong muốn. Nhà 
quản lý yêu cầu bộ phận kế toán cung cấp các thông tin liên quan đến thiết bị được đầu tư để tìm 
nguyên nhân vì sao việc đầu tư này không cải thiện ROI của công ty. 
Bộ phận kế toán có khả năng cung cấp các thông tin liên quan đến sự đóng góp của thiết bị 
vào kết quả hoạt động của công ty. Báo cáo được kế toán soạn thảo và cung cấp cho nhà quản lý 
vào cuối năm thứ nhất như sau: 
Chi phí hoạt động được cắt giảm do sử dụng thiết bị mới $36.400 
Trừ: Khấu hao thiết bị 20.000 
Phần đóng góp (Lợi nhuận tăng thêm) $16.400 
Vốn đầu tư đầu năm $100.000 
Vốn đầu tư cuối năm $80.000 
Vốn đầu tư bình quân $90.000 
ROI = $16.400/90.000 = 18.2% 
Nhà quản lý cảm thấy ngạc nhiên vì ROI qua thấp, trong khi thiết bị vận hành tốt và cắt 
giảm chi phí hoạt động hàng năm cho công ty. Nhân viên kế toán quản trị của bộ phận kế toán giải 
thích với nhà quản lý rằng sức sinh lời trên vốn đầu tư – ROI được sử dụng để đánh giá hiệu quả 
hoạt động khác với sức sinh lời được sử dụng trong các quyết định đầu tư. 
Yêu cầu: Hãy thảo luận các vấn đề liên quan đến chỉ tiêu ROI được sử dụng làm tiêu chuẩn 
để đánh giá hiệu quả hoạt động của một bộ phận. Nhà quản lý công ty X sẽ quyết định như thế nào 
trong tương lai khi có một đề nghị mua một thiết bị mới tương tự? Vì sao? 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ke_toan_quan_tri.pdf