Giáo trình Kế toán ngân hàng - Chương 1: Tổng quan về kế toán ngân hàng

 Vị trí, chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt nam

Ngân hàng Nhà nước Việt nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) là cơ

quan của chính phủ và là ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt nam.

Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và

hoạt động ngân hàng, là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín

dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.

Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, góp

phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, thúc

đẩy phát triển kinh tế-xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ngân hàng Nhà nước là một pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước,

có trụ sở chính tại Thủ đô Hà nội.

pdf 164 trang kimcuc 3520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kế toán ngân hàng - Chương 1: Tổng quan về kế toán ngân hàng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kế toán ngân hàng - Chương 1: Tổng quan về kế toán ngân hàng

Giáo trình Kế toán ngân hàng - Chương 1: Tổng quan về kế toán ngân hàng
Chương thứ nhất
TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
Mục tiêu: Cung cấp kiến thức khái quát về hệ thống ngân hàng của một quốc gia, 
mối liên hệ giữa các ngân hàng nằm trong hệ thống ngân hàng của một quốc gia 
nói chung, cụ thể về cơ cấu tổ chức quản lý, chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng 
Nhà nước Việt Nam và hệ thống ngân hàng thương mại. Từ đó sinh viên có cái 
nhìn về công tác kế toán ngân hàng trong tổng thể của hệ thống tổ chức quản lý. 
Sau đó cung cấp một số kiến thức cơ bản về công tác kế toán trong ngân hàng 
thương mại bao gồm hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách và báo cáo kế toán, làm 
nền tảng cho các phần hành kế toán các nghiệp vụ cụ thể được giải quyết ở các 
chương sau.
I. Ngân hàng Nhà nước Việt nam 
1.1. Vị trí, chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt nam
Ngân hàng Nhà nước Việt nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) là cơ 
quan của chính phủ và là ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ 
nghĩa Việt nam.
Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và 
hoạt động ngân hàng, là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín 
dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.
Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, góp 
phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, thúc 
đẩy phát triển kinh tế-xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ngân hàng Nhà nước là một pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, 
có trụ sở chính tại Thủ đô Hà nội.
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước
- Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà 
nước.
- Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để chính phủ xem xét trình Quốc 
hội quyết định và tổ chức thực hiện chính sách này, xây dựng chiến lược phát 
triển hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng Việt nam.
- Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về tiền tệ và hoạt động 
ngân hàng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động 
ngân hàng theo thẩm quyền.
- Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng, trừ 
trường hợp do Thủ tướng chính phủ quyết định, cấp, thu hồi giấy phép hoạt 
động ngân hàng của các tổ chức tín dụng khác, quyết định giải thể, chấp thuận 
chia tách, hợp nhất, sát nhập các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
- Kiểm tra thanh tra các hoạt động của ngân hàng, kiểm soát tín dụng, xử lý các 
vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo thẩm 
quyền.
- Quản lý việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp nước ngoài theo quy 
định của Chính phủ.
- Chủ trì lập và theo dõi kết quả thực hiện cán cân thanh toán quốc tế
- Quản lý hoạt động ngoại hối và quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
- Ký kết, tham gia điều ước quốc tế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy 
định của pháp luật.
- Đại diện cho Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ và 
ngân hàng quốc tế trong những trường hợp được Chủ tịch nước, Chính phủ ủy 
quyền.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng, nghiên cứu, ứng dụng khoa 
học và công nghệ ngân hàng.
Thực hiện chức năng ngân hàng trung ương (thuộc ngân hàng nhà nước Việt 
Nam)
- Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền, thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu 
hồi thay thế và tiêu hủy tiền
- Thực hiện tái cấp vốn nhằm cung ứng tín dụng ngắn hạn và phương tiện thanh 
toán cho nền kinh tế
- Điều hành thị trường tiền tệ quốc tế, thực hiện nghiệp vụ thị trường mở.
- Kiểm soát Dự trữ quốc tế, quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước
- Tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng, làm dịch vụ thanh toán, quản lý 
việc cung ứng các phương tiện thanh toán.
- Làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước.
- Tổ chức hệ thống thông tin và làm dịch vụ thông tin ngân hàng.
Ngoài ra ngân hàng nhà nước còn thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo 
quy định của pháp luật.
1.3. Tổ chức của Hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt nam
Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy điều hành của Ngân hàng Nhà 
nước do Chính phủ quy định.
Ngân hàng nhà nước được tổ chức thành hệ thống tập trung, thống nhất bao 
gồm: Bộ máy điều hành và hoạt động nghiệp vụ tại trụ sở chính, các chi nhánh ở 
các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các văn phòng đại diện ở trong nước và 
các đơn vị trực thuộc.
Thống đốc Ngân hàng nhà nước (gọi tắt là Thống đốc): Thống đốc là thành viên 
Chính phủ, chịu trách nhiệm lãnh đạo và đièu hành Ngân hàng Nhà nước.
Thống đốc có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà 
nước và các quy định của Luật tổ chức chính phủ
- Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội về lĩnh vực 
mình phụ trách.
- Đại diện pháp nhân Ngân hàng Nhà nước
Chi nhánh: Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của Ngân hàng Nhà nước, chịu sự 
lãnh đạo và điều hành tập trung thống nhất của Thống đốc.
Chi nhánh được thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây theo ủy quyền 
của Thống đốc:
- Kiểm tra, thanh tra hoạt động ngân hàng trên địa bàn được phân công.
- Cấp, thu hối giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng của tổ chức tín 
dụng và giấy phép hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác, quyết định 
giải thể, chấp thuận chia, tách, hợp nhất, sát nhập các tổ chức tín dụng 
trên địa bàn.
- Thực hiện nghiệp vụ tái cấp vốn và cho vay thanh toán
- Cung ứng dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và các dịch vụ ngân hàng khác 
cho các tổ chức tín dụng và Kho bạc Nhà nước.
Văn phòng đại diện: Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của Ngân hàng Nhà 
nước, có nhiệm vụ đại diện theo sự ủy quyền của Thống đốc. Văn phòng đại diện 
không được tiến hành hoạt động nghiệp vụ ngân hàng.
Các đơn vị trực thuộc: Ngân hàng Nhà nước có các đơn vị sự nghiệp để thực 
hiện các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học , cung ứng dịch vụ tin học, thông 
tin và báo chí chuyên ngành ngân hàng. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập 
các doanh nghiệp trực thuộc Ngân hàng Nhà nước để cung cấp sản phẩm chuyên 
dùng phục vụ hoạt động ngân hàng.
Ngân hàng thương mại: Bao gồm các ngân hàng hệ thống như: Ngân hàng Ngoại 
thương(VCB), Ngân hàng Công thuơng (ICB), Ngân hàng Đầu tư và phát triển 
(IDB), Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (ADB)
1.3. Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước
Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước bao gồm: Chính sách tiền tệ quốc gia, 
hoạt động thông tin, phát hành tiền giấy và kim loại, quản lý ngoại hối và hoạt 
động ngoại hối, hoạt động tín dụng, mở tài khoản, hoạt động thanh toán và dịch 
vụ ngân quỹ.
1.3.1. Thực hiện chính sách tiền tệ Quốc gia
Chính sách tiền tệ quốc gia là một bộ phận của chính sách kinh tế - tài chính 
của Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc 
đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống 
của nhân dân.
Sơ đồ1.1. Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước
Hoạt động 
của Ngân 
hàng
Nhà nước
Chính sách tiền tệ
quốc gia
Mở tài khoản, hoạt động
 thanh toán, ngân quỹ 
Hoạt động
thông tin
Quản lý 
ngoại hối và
HĐ ngoại hối
Hoạt động 
tín dụng
Phát hành
tiền giấy và
tiền kim loại
Nhà nước thống nhất quản lý mọi hoạt động ngân hàng, có chính sách để 
động viên các nguồn lực trong nước là chính, tranh thủ tối đa nguồn lực ngoài 
nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế, bảo đảm vai trò chủ 
đạo và chủ lực của các tổ chức tín dụng nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt 
động ngân hàng, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ quyền quốc gia, mở 
rộng hợp tác và hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp 
phần thực hiện công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước.
Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước trong việc thực hiện chính sách tiền tệ 
quốc gia: Chủ trì xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia, kế hoạch cung ứng 
lượng tiền bổ sung cho lưu thông hàng năm trình Chính phủ. Điều hành các công 
cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, thực hiện việc đưa ra lưu thông, rút tiền 
từ lưu thông về theo tín hiệu của thị trường trong phạm vi lượng tiền cung ứng đã 
được Chính phủ duyệt. Báo cáo Chính phủ, Quốc hội kết quả thực hiện chính sách 
tiền tệ quốc gia.
Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia: Ngân hàng Nhà nước sử dụng các 
công cụ tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường 
mở các công cụ khác do Thống đốc quyết định.
Hình thức tái cấp vốn: Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng, chiết khấu tái chiết khấu 
thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác, cho vay có bảo đảm bằng cầm 
cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác.
Lãi suất: Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố lãi suất cơ bản và lãi suất tái 
cấp vốn.
Quốc hội
Quyết định, giám sát việc thực hiện
Đưa ra mức lạm phát dự kiến hàng năm
Chủ tịch nước
Đàm phán, ký kết, tham gia, phê chuẩn 
điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế nhân 
danh Nhà nước về lĩnh vực tài chính, tiền tệ 
và hoạt động ngân hàng 
Chính phủ
 Xây dựng dự án chính sách tiền tệ, mức 
lạm phát dự kiến trình quốc hội, tổ chức 
thực hiện, quyết định lượng tiền cung ứng 
bổ sung cho lưu thông, mục đích sử dụng, 
quyết định các chính sách cụ thể khác và 
giải pháp thực hiện 
Ngân hàng nhà 
nước
Chủ trì xây dựng dự án chính sách tiền tệ 
quốc gia, kế hoạch cung ứng lượng tiền bổ 
sung cho lưu thông, điều hành các công cụ 
thực hiện, rút tiền từ lưu thông về theo tín 
hiệu của thị trường trong phạm vi lượng 
tiền cung ứng đã được Chính phủ duyệt. 
Báo cáo Chính phủ, Quốc hội kết quả thực 
hiện chính sách tiền tệ quốc gia
Sơ đồ1.2. Tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái của đồng Việt nam được hình thành trên cơ sở 
cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Ngân hàng Nhà 
nước xác định và công bố tỷ giá hối đoái của đồng Việt nam.
Dữ trữ bắt buộc: Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ dữ trữ bắt buộc đối với từng 
loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi với mức từ 0% đến 20% tổng số dư 
tiền gửi tại mỗi tổ chức tín dụng trong từng thời kỳ. Việc trả lãi đối với tiền gửi dự 
trữ bắt buộc của từng loại hình tổ chức tín dụng, từng loại tiền gửi trong từng thời 
kỳ do Chính phủ quy định.
Nghiệp vụ thị trưòng mở: Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ thị trường mở 
thông qua việc mua, bán tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu Ngân 
hàng Nhà nước và các loại giấy tờ có giá ngan hạn khác trên thị trường tiền tệ để 
thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
1.4.2. Phát hành tiền giấy và tiền kim loại
Đơn vị tiền tệ: Đơn vị tiền tệ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là 
đồng, ký hiệu quốc gia là đ, ký hiệu quốc tế là VND, một đồng bằng mười hào, 
một hào bằng mười xu.
Phát hành tiền: Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền của nước 
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam, bao gồm tiền giấy và tiền kim loại, được 
dùng làm phương tiện thanh toán không hạn chế trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã 
hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước quản lý tiền dự trữ phát hành theo 
quy định của Chính phủ. Ngân hàng Nhà nước bảo đảm cung ứng đủ số lượng và 
cơ cấu tiền giấy, tiền kim loại cho nền kinh tế.. Tiền phát hành vào lưu thông là tài 
sản Nợ đối với nền kinh tế và được cân đối bằng tài sản Có của Ngân hàng Nhà 
nước.
In, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành, tiêu hủy tiền: Ngân hàng Nhà nước thiết 
kế mệnh giá, kích thước, trọng lượng, hình vẽ, hoa văn và các đặc điểm khác của 
tiền giấy, tiền kim loại trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ngân hàng Nhà 
nước tổ chức thực hiện việc đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành, hủy tiền.
Xử lý tiền rách nát, hư hỏng: Ngân hàng Nhà nước quy định tiêu chuẩn phân loại 
tiền rách nát, hư hỏng, đổi, thu hồi các loại tiền rách nát hư hỏng do qua strình lưu 
thông, không đổi những đồng tiền rách năt, hư hỏng do hành vi phá hoại.
Thu hồi, thay thế tiền:Ngân hàng Nhà nước thu hồi và rút khỏi lưu thông các loại 
tiền không còn thích hợp và phát hành các loại tiền khác thay thế. Các loại tiền thu 
hồi được đổi lấy các loại tiền khác với giá trị tương đương trong thời hạn do Ngân 
hàng Nhà nước quy định.
Tiền mẫu và tiền lưu niệm: Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc in, đúc, 
bán ở trong nước và ngoài nước các loại tiền mẫu, tiền lưu niệm được thiết kế 
phục vụ cho mục đích sưu tập hoặc mục đích khác theo quy định của Chính phủ.
Ban hành và kiểm tra, giám sát thực hiện quy chế nghiệp vụ phát hành tiền: Chính 
phủ ban hành quy chế nghiệp vụ phát hành tiền bao gồm các quy định về việc in, 
đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành, thu hồi, thay thế, tiêu hủy tiền và chi phí 
cho các hoạt động nghiệp vụ phát hành tiền. Bộ Tài chính kiểm tra việc thực hiện 
quy chế nghiệp vụ phát hành tiền. Bộ Tài chính, Bộ Công an giám sát quá trình in, 
đúc, tiêu hủy tiền.
1.4.3. Hoạt động tín dụng
Cho vay: Ngân hàng Nhà nước cho các tổ chức tín dụng là ngân hàng vay ngắn 
hạn dưới hình thức tái cấp vốn. Trường hợp đặc biệt, khi được Chính phủ chấp 
thuận. Ngân hàng Nhà nước cho vay đối với tổ chức tín dụng tạm thời mất khả 
năng chi trả, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống các tổ chức tín dụng. Ngân 
hàng Nhà nước không cho vay đối với cá nhân và tổ chức không phải là tổ chức 
tín dụng.
Bảo lãnh: Ngân hàng Nhà nước không bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân vay vốn, trừ 
trường hợp có chỉ định của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo lãnh cho tổ chức tín 
dụng vay vốn nước ngoài.
Tạm ứng cho ngân sách nhà nước: Ngân hàng Nhà nước tạm ứng cho ngân sách 
trugn ương để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước theo quyết định 
của Thủ tướng Chính phủ. Khoản tạm ứng này phải được hoàn trả trong năm ngân 
sách, trừ trường hợp đặc biệt do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.
Góp vốn, mua cổ phần: Ngân hàng Nhà nước không được góp vốn mua cổ phần 
của tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp khác.
1.4.4. Mở tài khoản, hoạt động thanh toán và ngân quỹ
Mở tài khoản: Ngân hàng Nhà nước được mở tài khoản ở ngân hàng nước ngoài, 
tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế. Ngân hàng Nhà nước mở tài khoản và thực hiện 
các giao dịch cho các tổ chức tín dụng trong nước, các ngân hàng nước ngoài và tổ 
chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế. Ngân hàng Nhà nước mở tài khoản và các giao 
dịch cho Kho bạc Nhà nước.
Hoạt động thanh toán và ngân quỹ: Ngân hàng Nhà nước tổ chức hệ thống 
thanhtoán liên ngân hàng và cung cấp các dịch vụ thanh toán. Ngân hàng Nhà 
nước làm dịch vụ ngân quỹ thông qua việc thu và phát tiền mặt cho khách hàng. 
Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện đầy đủ, kịp thời các giao dịch thanh toán bằng 
tiền mặt theo yêu cầu của chủ tài khoản. Ngân hàng Nhà nước ký kết và thực hiện 
các thỏa thuận về thanh toán với ngân hàng nước ngoài và tổ chức tiền tệ, ngân 
hàng quốc tế theo quy định của pháp luật.
Đại lý kho bạc nhà nước: Ngân hàng nhà nước làm đại ly cho Kho bạc nhà nước 
trong việc tổ chức đầu thầu, phát hành và thanh toán tín phiếu, trái phiếu kho bạc.
1.4.5. Quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước về quản lý ngoại hối: 
- Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về quản lý ngoại hối, 
ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ngoại hối theo thẩm quyền,
- Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối,
- Tổ  ... tiêu rất quan trọng đối 
với hoạt động của ngân hàng. Nếu ngân hàng huy động càng nhiều vốn thì đơn vị 
càng có khả năng mở rộng quy mô cho vay bởi vì ngân hàng là doanh nghiệp đi 
vay để cho vay. Vì vậy, đơn vị phải thường xuyên theo dõi quy mô và cơ cấu 
nguồn vốn huy động theo kỳ hạn, theo đối tượng huy động (tổ chức kinh tế, cá 
nhân), theo loại tiền (VND và ngoại tệ),... trên cơ sở xác định cơ cấu từng thành 
phần trong nguồn vốn huy động. Qua đó có thể xem xét, đánh giá nguồn vốn huy 
động để có biện pháp điều chỉnh hợp lý. Đồng thời để nắm được tốc độ tăng 
trưởng của nguồn vốn huy động có thể tính theo chỉ tiêu dưới đây: 
Tốc độ tăng trưởng
huy động vốn (%)
= (
Số dư vốn huy động kỳ này
Số dư vốn huy động kỳ trước - 1) x 100
Đây là cơ sở để đánh giá khả năng thu hút nguồn vốn từ khách hàng nhằm 
mở rộng hoạt động kinh doanh cũng như uy tín của ngân hàng. Nguồn vốn huy 
động tăng trưởng càng cao chứng tỏ trong kỳ đơn vị đã áp dụng nhiều biện pháp 
gia tăng năng lực huy động vốn, hay do uy tín của ngân hàng được nâng cao trên 
thị trường, đơn vị đã tạo ra cho mình một hệ thống danh mục các khách hàng 
truyền thống. Từ số vốn huy động đó sẽ là điều kiện để ngân hàng mở rộng hoạt 
động tín dụng và các hoạt động khác là những hoạt động đem lại thu nhập cho 
ngân hàng.
2.6.2. Tình trạng TSCĐ
TSCĐ là cơ sở vật chất ban đầu cần thiết cho hoạt động của ngân hàng. Chất 
lượng phục vụ của đơn vị phụ thuộc khá nhiều vào trang bị cơ sở hạ tầng kỹ thuật. 
Như vậy để tăng cường tính cạnh tranh trên thị trường các đơn vị phải thường 
xuyên theo dõi tình trạng của nó để có biện pháp cải tạo, nâng cấp kịp thời. Đây 
cũng là khoản mục chiếm tỷ trọng khá lớn trong Tổng tài sản có của ngân hàng, 
việc phản ánh năng lực hoạt động của TSCĐ thường được thể hiện qua chỉ tiêu 
dưới đây, thông qua tỷ lệ này có thể đánh giá mức độ, tình trạng của TSCĐ.
Tình trạng TSCĐ
(%)
=
Giá trị còn lại của TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ
x 100
Tỷ lệ này ở mức ≥ 50% cho thấy tình trạng TSCĐ còn mới. Tuy nhiên, mức 
đánh giá trên còn phụ thuộc vào chính sách trích khấu hao của từng ngân hàng. 
2.6.3. Tỷ lệ tài sản có lời so với nguồn vốn phải trả
Tỷ lệ tài sản có sinh lời
So với nguồn vốn phải trả lãi
=
Tài sản có sinh lời (trừ cho vay UTĐT)
Nguồn vốn phải trả lãi
x 100
Hệ số này càng cao chứng tỏ hầu hết nguồn vốn ngân hàng huy động đều 
được đơn vị đầu từ sinh lãi. Ngược lại, điều đó có nghĩa có một bộ phận lớn tài sản 
của đơn vị ở dưới dạng dự trữ, TSCĐ hay là đang bị đơn vị khác chiếm dụng.
2.6.4. Chỉ tiêu phản ánh tình hình tín dụng 
Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu nhập trong hiện tại và 
tương lai của ngân hàng, là chỉ tiêu quan trọng và thường chiếm tỷ trọng lớn nhất 
trong Tổng tài sản. 
Tốc độ tăng trưởng
tín dụng (%)
= (
Dư nợ cho vay kỳ này
Dư nợ cho vay kỳ trước
- 1) x 100
Ngoài việc tính tốc độ tăng trưởng, chúng ta còn tính tỷ lệ dư nợ tín dụng để 
biết mức độ sử dụng nguồn vốn huy động vào hoạt động cho vay cũng như khả 
năng cân đối nguồn vốn huy động tại chỗ cho hoạt động tín dụng của đơn vị. Ta 
tính chỉ tiêu dưới đây: 
Tỷ lệ dư nợ tín dụng
so với nguồn vốn huy động
=
Dư nợ tín dụng
Nguồn vốn huy động
x 100
 - Trường hợp tỷ lệ này > 1, cho biết nguồn vốn huy động tại địa bàn không đủ 
cân đối dư nợ phát sinh tại chi nhánh hay nói cách khác phải sử dụng vốn của hệ 
thống.
 - Trường hợp tỷ lệ này ≤ 1, cho biết nguồn vốn huy động trên địa bàn không 
những cân đối đủ mà còn hỗ trợ nguồn vốn cho toàn hệ thống.
Mặt khác, trong hoạt động của ngân hàng thường có sự di chuyển nguồn 
vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt 
động cho đơn vị. Chỉ tiêu sau cho biết đơn vị đã sử dụng bao nhiêu nguồn vốn 
ngắn hạn để cho vay trung dài hạn.
Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn 
được sử dụng để cho
vay trung dài hạn
=
Dư nợ trung dài hạn – (Nguồn vốn trung dài hạn - 
Dữ trữ bắt buộc nguồn trung dài hạn )
Nguồn vốn ngắn hạn
Nếu tỷ lệ này cao có thể đem lại nguồn thu nhập lớn cho đơn vị do chi phí trả 
lãi cho các khoản vốn này là thấp, nhưng điều này chưa hẳn đã tốt vì Ngân hàng sẽ 
khó đảm bảo khả năng thanh toán của mình cho những khoản nợ đến hạn hay 
thanh toán theo yêu cầu của khách hàng. Vì vậy, tùy vào tình hình để Ngân hàng 
quyết định mức độ của tỷ lệ này. 
Tỷ lệ nợ quá hạn: Việc xác định tỷ lệ nợ quá hạn là yếu tố rất quan trọng trong 
việc đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, nhằm phản ánh những khoản cho 
vay có khả năng hoàn trả kém. Nếu tỷ lệ này thấp chứng tỏ tình hình kinh doanh 
của đơn vị là tốt, hầu hết các khoản tín dụng của doanh nghiệp đều sinh lãi và có 
khả năng thu hồi. Ngược lại, nếu tỷ lệ này cao thì ngân hàng cần có những biện 
pháp kiểm soát nợ quá hạn, hạn chế những rủi ro có thể mất vốn do những khoản 
nợ quá hạn gây ra.
Tỷ lệ nợ quá hạn (%) =
Nợ quá hạn
Tổng dư nợ
 X 100
Đối phó với những khoản nợ quá hạn, các ngân hàng thường xuyên trích lập 
DPRR, để đánh giá khả năng bù đắp nợ quá hạn bằng quỹ DPRR ta tính tỷ lệ sau.
Tỷ lệ nợ quá hạn ròng (%) =
Nợ quá hạn - DPRR tín dụng
Tổng dư nợ - DPRR tín dụng
x 100
Về nguyên tắc, tỷ lệ này luôn nhỏ hơn tỷ lệ nợ quá hạn. Mặt khác, nó càng thấp thì 
khả năng bù đắp tổn thất càng cao, do đó tỷ lệ này ở mức càng nhỏ càng tốt.
 Trích lập DPRR tín dụng là hoạt động thường niên, để đánh giá tỷ lệ DPRR của 
ngân hàng như thế nào, nhằm dự báo tỷ lệ hợp lý cho kỳ tiếp theo, ta tính tỷ lệ 
DPRR như sau:
Tỷ lệ dự phòng
Rủi ro (%)
 =
Quỹ Dự phòng rủi ro
Tổng dư nợ
x 100
2.6.5. Chỉ tiêu thu nhập, chi phí 
Để đánh giá lợi nhuận thu được chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng thu 
nhập từ các hoạt động của Ngân hàng, ta đi vào phân tích chỉ tiêu sau: 
Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế 
trên tổng thu nhập =
Lợi nhuận trước thuế
Tổng thu nhập
x 100
Thông qua chỉ tiêu này có thể biết được 1 đồng thu được trong kỳ sẽ tạo ra 
bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ ngân hàng 
làm ăn càng có hiệu quả, chi phí được đơn vị kiểm soát ở mức hợp lý. 
Bên cạnh đó muốn phân tích được chi phí cần so sánh khoản mục lợi nhuận 
tạo ra so với chi phí, từ đó biết được 1 đồng chi phí HĐKD mang lại bao nhiêu 
đồng lợi nhuận trước thuế. Nếu tỷ lệ này thấp có thể thấy rằng đây là một cố gắng 
lớn của ngân hàng, giảm thiểu chi phí HĐKD một cách hợp lý nhằm đem lại thu 
nhập cao hơn, hay có thể do bộ máy quản lý hoạt động có hiệu quả kỳ qua tạo ra 
cho đơn vị nguồn thu nhập lớn hơn. Và ngược lại nếu chi phí HĐKD tăng cao sẽ 
làm giảm lợi nhuận của ngân hàng trong kỳ.
Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên 
chi phí hoạt động kinh doanh =
Lợi nhuận trước thuế
Chi phí hoạt động kinh doanh
x 100
2.6.6. Chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lợi 
 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên ròng: Tỷ lệ này đo lường khả năng sinh lời cơ bản 
từ hoạt động cho vay của đơn vị theo mức tài sản có sinh lời bình quân.
Chỉ tiêu bình quân là trung bình cộng giữa giá trị đầu năm và giá trị cuối 
năm.
 Đây là yếu tố thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận trong hoạt động của lĩnh 
vực kinh doanh tiền tệ. Tỷ lệ này càng cao càng có lợi cho ngân hàng vì tỷ lệ lãi 
tạo ra trên tài sản có sinh lời của đơn vị là cao.
Lãi cận biên ròng (%) =
Thu từ lãi - Chi phí về lãi
Tài sản có sinh lời BQ
x 100
 Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên ròng: Tỷ lệ này đo lường khả năng sinh lời 
của các sản phẩm phi tín dụng của đơn vị theo mức tài sản có sinh lời bình 
quân. 
Nếu tỷ lệ này cao chứng tỏ hoạt động kinh doanh các sản phẩm phi tín dụng 
đem lại hiệu quả cao cho đơn vị. Và ngược lại.
Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi
cận biên ròng (%)
=
Thu ngoài lãi - Chi phí ngoài lãi
Tài sản có sinh lời BQ
 x 100
 Chênh lệch lãi suất bình quân: 
Tỷ lệ này phản ánh hiệu quả đối với hoạt động trung gian của ngân hàng 
trong quá trình huy động vốn và cho vay. 
Chênh lệch Lãi
suất bình quân
=
Thu từ lãi Chi trả lãi
Tài sản có sinh lời BQ Nguồn vốn phải trả lãi BQ
x 100
Hệ số này thể hiện chênh lệch lãi thu được từ các khoản sử dụng vốn sau 
khi trừ chi phí trả lãi cho số vốn đó. Chênh lệch lãi suất càng cao, lợi nhuận của 
đơn vị càng cao.
 Chênh lệch lãi từ hoạt động tín dụng: Tỷ lệ này phản ánh hiệu quả đối với 
hoạt động tín dụng của ngân hàng. 
Chênh lệch lãi từ
hoạt động tín dụng
=
Thu lãi cho vay Chi trả lãi
Tổng dư nợ BQ Nguồn vốn phải trả lãi BQ
x 100
Chỉ tiêu này cho thấy chênh lệch lãi suất càng cao, lợi nhuận của đơn vị càng 
cao. Qua đó xem xét nên tăng hình thức nào để mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. 
 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân
Ngoài ra các nhà quản trị quan tâm và khách hàng của ngân hàng luôn quan 
tâm đến khả năng sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận của đơn vị, qua việc phân 
tích Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân ROA. 
ROA (%) =
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản bình quân
x 100
Hệ số này cho biết tỷ lệ % lợi nhuận thu được trên tổng tài sản bình quân. Do 
đó chỉ tiêu này càng cao càng có thể khẳng định ngân hàng hoạt động có hiệu quả.
2.6.7. Chỉ tiêu phân tích tình hình dự trữ
Dự trữ bắt buộc là khoản tiền mà các NHTM phải gửi vào NHNN để đảm 
bảo khả năng thanh toán cho khách hàng, tránh gây ra tình trạng hỗn loạn trong 
nền kinh tế. Đây cũng là một công cụ quản lý và điều hành chính sách tiền tệ của 
NHNN nhằm điều hòa khối lượng tiền trong lưu thông. Để phân tích, đánh giá 
việc chấp hành quy định Nhà nước của các NHTM cũng như khả năng chi trả theo 
yêu cầu của khách hàng ta phân tích chỉ tiêu dưới đây:
Tổng số tiền dự 
trữ bắt buộc
= ( Số dư bình quân tiền gửi ngắn hạn x Tỷ lệ dự trữ bắt buộc )
+ ( Số dư bình quân tiền gửi trung dài hạn x Tỷ lệ dự trữ bắt buộc )
Hiện nay, theo quy định của NHNN tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho các loại tiền gửi như 
sau:
 - Tiền gửi ngắn hạn bằng VND: 3%
 - Tiền gửi trung dài hạn bằng VND: 1%
 - Tiền gửi ngắn hạn bằng Ngoại tệ: 4%
 - Tiền gửi trung dài hạn bằng Ngoại tệ: 1%
Số tiền NHTM dự trữ bao gồm tiền gửi tại NHNN và tiền mặt tại quỹ. Nếu số 
tiền ngân hàng dự trữ nhỏ hơn mức bắt buộc phải dự trữ thì ngân hàng sẽ bị phạt 
với lãi suất cao, còn nếu ngân hàng dự trữ trên mức bắt buộc thì sẽ được trả lãi 
trên số chênh lệch đó. 
Như vậy, nếu ngân hàng đảm bảo tỷ lệ dự trữ chứng tỏ đơn vị đó chấp hành 
tốt nguyên tắc do Nhà nước đặt ra, tạo niềm tin từ phía NHNN và khách hàng.
2.6.8. Chỉ tiêu phân tích khả năng thanh khoản
Tài sản có khả năng thanh toán ngay là những khoản ngân hàng có khả năng 
huy động ngay vào việc chi trả cho khách hàng như các khoản dự trữ, tiền gửi tại 
các TCTD và khoản tiền gửi thanh toán tập trung tại Hội sở chính, còn tài sản nợ 
dễ biến động là những khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng vào ngân 
hàng.
Tỷ lệ về khả năng chi trả =
Tài sản Có có thể thanh toán ngay
Tài sản Nợ dễ biến động
Khả năng thanh toán nhanh của ngân hàng, tức khả năng thanh toán tức 
thời theo yêu cầu của khách hàng được phản ánh qua tỷ lệ dưới đây. Tỷ lệ này thể 
hiện tỷ trọng các tài sản có khả năng chuyển đổi nhanh thành tiền bao gồm các 
khoản tiền dự trữ và các khoản đầu tư của ngân hàng trong Tổng tài sản. 
Tỷ lệ thực hiện
Tài sản (%)
=
Tài sản có động BQ (không bao gồm TS ngoại bảng)
Tổng tài sản BQ
x 100
 Hệ số này phản ánh khả năng của ngân hàng đáp ứng các khoản rút tiền 
không được dự báo của khách hàng bằng khả năng thanh khoản của chính ngân 
hàng mà không phải sử dụng đến nguồn lực bên ngoài. Hệ số này càng lớn chứng 
tỏ ngân hàng có khả năng chi trả càng cao.
Hệ số đảm bảo
Tiền gửi (%)
 =
Tài sản có động BQ (không gồm TS ngoại bảng)
Tổng tiền gửi của khách hàng BQ
x 100
Đây là chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh toán cho các khoản tiền gửi của 
khách hàng, chỉ tiêu này càng cao thì số tiền gửi của khách hàng càng được đảm 
bảo chi trả theo yêu cầu bất cứ lúc nào. Và ngược lại.
Tuy nhiên, những chỉ tiêu về khả năng thanh khoản nếu cao quá sẽ không có 
lợi cho đơn vị, do những khoản có thể sử dụng để thanh toán cho khách hàng 
thường không hay mang lại ít thu nhập cho đơn vị. Ngược lại, những chỉ tiêu này 
nếu thấp quá có thể gây khó khăn có Ngân hàng trong việc đảm bảo khả năng 
thanh toán khi khách hàng có nhu cầu, làm giảm uy tín của đơn vị.
Tỷ lệ tài sản có sinh lời
(%)
 =
Tài sản có sinh lời BQ
Tổng tài sản BQ
x 100
Bởi vì nếu tỷ lệ này cao sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng, tuy 
nhiên sẽ có không ít khó khăn trong việc kiểm soát các tài sản có sinh lời vì nó 
luôn chứa đựng nhiều rủi ro. Nhưng ngược lại nếu tỷ lệ tài sản có sinh lời thấp 
quá, điều này chắt hẳn không tốt đối với ngân hàng, vì đơn vị chưa sử dụng tối đa 
khả năng sinh lợi từ nguồn vốn của mình.
Câu hỏi :
1. Hãy trình bày mục đích và nội dung cơ bản của báo cáo tài chính trong ngân 
hàng thương mại.
2. Hãy phân tích tình hình tài chính của chi nhánh ngân hàng A theo số liệu trên 
bảng Cân đối kế toán của năm 2004 và 2005 như sau
Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
Chi nhánh A BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày 31 tháng 12 năm 2004
Đơn vị tính: triệu 
đồng
Số đầu năm Số cuối năm
TỔNG TÀI SẢN 852.711 867.266
I.Dự trữ 31.568 26.814
-Tiền mặt 3.628 2.232
-Tiền gửi NHNN 27.940 24.582
II.Cho vay 545.247 443.803
III. Đầu tư 166.096 283.959
-Tiền gửi Hội sở chính 165.865 282.718
-Tiền gửi TCTD 231 1.241
IV.Cho vay UTĐT 103.550 104.789
V.Tài sản cố định 2.926 2.605
VI.Tài sản có khác 3.324 5.296
Tỷ lệ TS có sinh lời so với NV phải trả 
lãi
99,43 99,51
Nguồn vốn 852.711 867.266
I.Vốn huy động 676.815 699.642
II.Tiền gửi của tổ chức xã hội 28 606
-Tiền gửi Kho bạc - -
-Tiền gửi TCTD khác 28 606
III.Vay Hội sở chính 38.610 31.086
-Trong hạn mức 38.610 31.086
IV.Vốn UTĐT 103.550 104.789
V.Tài sản nợ khác 33.708 31.143
Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
Chi nhánh A BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày 31 tháng 12 năm 2005
Đơn vị tính: triệu đồng
Số đầu năm Số cuối năm
TỔNG TÀI SẢN 867.266 980.186
I.Dự trữ 26.814 26.400
-Tiền mặt 2.232 4.400
-Tiền gửi NHNN 24.582 22.000
II.Cho vay 443.803 440.000
III. Đầu tư 283.959 402.600
-Tiền gửi Hội sở chính 282.718 401.500
-Tiền gửi TCTD 1.241 1.100
IV.Cho vay UTĐT 104.789 95.882
V.Tài sản cố định 2.605 3.958
VI.Tài sản có khác 5.296 11.346
Tỷ lệ TS có sinh lời so với NV phải trả 
lãi
99,51 96,56
Nguồn vốn 867.266 980.186
I.Vốn huy động 699.642 792.000
II.Tiền gửi của tổ chức xã hội 606 11.667
-Tiền gửi Kho bạc - 11.000
-Tiền gửi TCTD khác 606 667
III.Vay Hội sở chính 31.086 68.871
-Trong hạn mức 31.086 68.871
IV.Vốn UTĐT 104.789 95.882
V.Tài sản nợ khác 31.143 11.766
Tóm tắt: Báo cáo tài chính trong ngân hàng bao gồm 5 báo cáo: Bảng cân đối tài 
khoản, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (trong đó 
gồm 2 phần: Phần I Báo cáo lãi lỗ và Phần II tình hình thực hiện nghĩa vụ với 
ngân sách nhà nước, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài 
chính, hệ thống báo cáo này nhằm đưa ra các thông tin quan trọng về tình hình 
tài chính của ngân hàng và kết quả kinh doanh của ngân hàng trong một thời kỳ 
nhất định. Để phân tích tình hình tài chính của ngân hàng chúng ta dựa vào hệ 
thống các chỉ tiêu phân tích tốc độ tăng trưởng huy động vốn, tình trạng TSCĐ, tỷ 
lệ tài sản có lời so với nguồn vốn phải trả, chỉ tiêu phản ánh tình hình và chất 
lượng tín dụng , tình hình dự trữ.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ke_toan_ngan_hang_chuong_1_tong_quan_ve_ke_toan_n.pdf