Giáo trình Kế toán kho bạc
Nhiệm vụ
- Thu thập, ghi chép, xử lý và quản lý dữ liệu tập trung trong toàn hệ thống về tình
hình quản lý, phân bổ dự toán chi ngân sách các cấp; Tình hình thực hiện thu, chi
NSNN các cấp; Các khoản vay và tình hình trả nợ vay của NSNN; Các loại tài sản do
KBNN quản lý và các hoạt động nghiệp vụ KBNN.
- Kiểm soát việc chấp hành chế độ quản lý tài chính, chế độ thanh toán và các chế
độ, quy định khác của Nhà nước liên quan đến thu, chi Ngân sách nhà nước, vay và trả
nợ vay của NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
của KBNN.
- Chấp hành chế độ báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị theo quy định; Cung
cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các số liệu, thông tin kế toán cần thiết, theo yêu cầu về
việc khai thác thông tin, cơ sở dữ liệu kế toán trên TABMIS theo phân quyền và quy
định khai thác dữ liệu, trao đổi và cung cấp thông tin giữa các đơn vị trong ngành Tài
chính với các đơn vị liên quan theo quy định; Đảm bảo cung cấp kịp thời thông tin kế
toán phục vụ việc quản lý, điều hành, quyết toán Ngân sách nhà nước, công tác quản
lý nợ và điều hành các hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan tài chính và hệ thống
KBNN.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kế toán kho bạc
0 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA KINH TẾ BÀI GIẢNG MÔN: KẾ TOÁN KHO BẠC (Dùng cho đào tạo tín chỉ) Lưu hành nội bộ - Năm 2017 Người biên soạn: Th.S Bùi Tá Toàn 1 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN KBNN ...................................................... 1 1.1. Quy định chung về kế toán Kho bạc Nhà nước ........................................................ 1 1.1.1. Khái niệm ............................................................................................................ 1 1.1.2. Nhiệm vụ............................................................................................................. 1 1.1.3. Phương pháp kế toán .......................................................................................... 1 1.1.4. Đơn vị đo lường .................................................................................................. 1 1.1.5. Kỳ kế toán ........................................................................................................... 2 1.1.6. Tài liệu kế toán ................................................................................................... 2 1.2. Tổ chức công tác kế toán và tổ chức bộ máy kế toán Kho bạc Nhà nước ................ 2 1.2.1. Tổ chức công tác kế toán .................................................................................... 2 1.2.2. Tổ chức bộ máy kế toán ...................................................................................... 2 1.3. Chứng từ kế toán ....................................................................................................... 2 1.3.1. Khái niệm ............................................................................................................ 2 1.3.2. Một số quy định về chứng từ kế toán ................................................................. 3 1.3.2.1. Chứng từ hợp pháp .......................................................................................... 3 1.3.2.2. Chứng từ hợp lệ ............................................................................................... 3 1.3.2.3. Nội dung chứng từ kế toán .............................................................................. 3 1.3.3. Trình tự sử lý chứng từ kế toán .......................................................................... 3 1.3.4. Quy định về lập chứng từ kế toán ....................................................................... 3 1.3.5. Quy định về ký chứng từ kế toán và kiểm tra chứng từ kế toán ......................... 4 1.3.5.1. Quy định về ký chứng từ kế toán ..................................................................... 4 1.3.5.2. Quy định về kiểm tra chứng từ kế toán ........................................................... 4 1.3.6. Lưu trữ chứng từ kế toán .................................................................................... 4 1.4. Tài khoản và hệ thống tài khoản ............................................................................... 5 1.4.1. Tài khoản kế toán ................................................................................................ 5 1.4.2. Hệ thống tài khoản kế toán ................................................................................. 5 1.5. Sổ kế toán ................................................................................................................ 29 1.5.1. Sổ cái................................................................................................................. 29 1.5.2. Sổ chi tiết .......................................................................................................... 30 CHƯƠNG 2: KẾ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ................................................ 31 2.1. Kế toán thu ngân sách bằng đồng Việt nam............................................................ 31 2.1.1. Nội dung các khoản thu ngân sách nhà nước ................................................... 31 2.1.1.1. Nội dung các khoản thu ngân sách nhà nước ................................................ 31 2.1.1.2. Các hình thức thu ngân sách nhà nước .......................................................... 31 2.1.1.3. Chứng từ kế toán sử dụng .............................................................................. 31 i 2 2.1.1.4 Tài khoản kế toán sử dụng .............................................................................. 31 2.1.2. Phương pháp hạch toán ..................................................................................... 33 2.1.2.1. Kế toán thu thuế, thu tiền phạt, thu phí và lệ phí ........................................... 33 2.1.2.2. Kế toán thu trợ cấp từ ngân sách cấp trên ...................................................... 34 2.1.2.3. Kế toán các khoản tạm thu chưa đưa vào cân đối ngân sách ........................ 35 2.1.2.3.1. Các khoản tạm thu thuế của các đơn vị, các tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền .................................................................. 35 2.1.2.3.2. Kế toán tạm ứng Quỹ dự trữ tài chính ........................................................ 35 2.2. Kế toán chi ngân sách nhà nước bằng đồng Việt Nam ........................................... 36 2.2.1. Nội dung và quy định hạch toán chi ngân sách nhà nước ................................ 36 2.2.1.1. Nội dung chi .................................................................................................. 36 2.2.1.2. Tài khoản sử dụng ......................................................................................... 36 2.2.2. Phương pháp hạch toán ..................................................................................... 39 2.2.2.1. Kế toán chi thường xuyên .............................................................................. 39 2.2.2.2. Kế toán các khoản chi khác bằng lệnh chi tiền .............................................. 41 2.3. Kế toán cân đối thu chi ngân sách nhà nước ........................................................... 42 2.3.1. Tại kho bạc nhà nước huyện ............................................................................. 42 2.3.1.1. Chạy Chương trình tính toán chênh lệch Cân đối thu chi ............................. 42 2.3.1.2. Xử lý chênh lệch cân đối thu, chi và kết dư ngân sách ................................. 43 2.3.2. Tại kho bạc nhà nước tỉnh ................................................................................ 44 2.3.2.1. Chạy Chương trình tính toán chênh lệch Cân đối thu chi ............................. 44 2.3.2.2. Xử lý chênh lệch cân đối thu, chi và kết dư ngân sách ................................. 44 2.3.3. Tại kho bạc nhà nước trung ương ..................................................................... 46 2.3.3.1. Chạy Chương trình tính toán chênh lệch Cân đối thu chi ............................. 46 2.3.3.2. Xử lý chênh lệch cân đối thu, chi và kết dư NSTW ...................................... 46 CHƯƠNG 3: KẾ TOÁN TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ ................................................ 47 3.1. Kế toán phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ bán lẻ qua hệ thống KBNN ............................................................................................................................ 47 3.1.1. Kế toán phát hành ............................................................................................. 47 3.1.2. Kế toán thanh toán ............................................................................................ 47 3.2. Kế toán tín phiếu, trái phiếu đấu thầu, bảo lãnh ..................................................... 50 3.2.1. Tín phiếu, trái phiếu đấu thầu, bảo lãnh ghi thu ngân sách trung ương ........... 50 3.2.1.1. Kế toán phát hành .......................................................................................... 50 3.2.1.2. Kế toán thanh toán ......................................................................................... 51 3.2.1.3. Kế toán thanh toán trái phiếu không lưu kí tập trung .................................... 51 CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN CHO VAY THEO MỤC ĐÍCH CHỈ ĐỊNH ....................... 53 ii 3 4.1. Kế toán cho vay theo mục đích chỉ định ................................................................. 53 4.1.1. Kế toán Chi cho vay của ngân sách trung ương ............................................... 53 4.1.1.1. Trường hợp đối tượng thụ hưởng có TK tại ngân hàng ................................ 53 4.1.1.2. Trường hợp đối tượng thụ hưởng có tài khoản tại KBNN ............................ 53 4.1.2. Kế toán thu hồi nợ vay theo mục tiêu chỉ định ................................................. 54 4.1.2.1. Tại KBNN huyện ........................................................................................... 54 4.1.2.2. Tại KBNN tỉnh .............................................................................................. 55 4.1.2.3. Tại Sở Giao dịch - KBNN ............................................................................. 56 CHƯƠNG 5: KẾ TOÁN TIỀN GỬI TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC .......................... 58 5.1. Yêu cầu, nhiệm vụ của kế toán tiền gửi tại kho bạc nhà nước ............................... 58 5.1.1. Yêu cầu ............................................................................................................. 58 5.1.2. Nhiệm vụ........................................................................................................... 58 5.2. Phương pháp hạch toán ........................................................................................ 58 5.2.1. Quy trình xử lý và luân chuyển chứng từ ......................................................... 58 5.2.2. Tài khoản kế toán sử dụng ................................................................................ 58 5.2.3. Phương pháp hạch toán ..................................................................................... 59 5.2.3.1. Kế toán tiền gửi.............................................................................................. 59 5.2.3.2. Kế toán tiền gửi tạm thu, tạm giữ .................................................................. 60 CHƯƠNG 6: KẾ TOÁN THANH TOÁN BÙ TRỪ..................................................... 63 6.1. Thanh toán bù trừ thông thường ............................................................................. 63 6.1.1. Quy định chung ................................................................................................. 63 6.1.2. Phương pháp hạch toán ..................................................................................... 63 6.1.2.1. Chứng từ kế toán ............................................................................................ 63 6.1.2.2. Quy trình xử lý nghiệp vụ .............................................................................. 64 6.2. Thanh toán bù trừ điện tử ........................................................................................ 65 6.2.1. Quy định chung ................................................................................................. 65 6.2.2. Phương pháp hạch toán ..................................................................................... 65 6.2.2.1. Chứng từ kế toán ............................................................................................ 65 6.2.2.2. Quy trình xử lý nghiệp vụ .............................................................................. 66 CHƯƠNG 7: KẾ TOÁN THANH TOÁN ĐIỆN TỬ KBNN ...................................... 68 7.1. Kế toán thanh toán điện tử kho bạc ......................................................................... 68 7.1.1. Khái niệm thanh toán điện tử ............................................................................ 68 7.1.2. Tại kho bạc nhà nước A .................................................................................... 68 7.1.2.1. Quy trình xử lý nghiệp vụ .............................................................................. 68 7.1.2.2. Phương pháp hạch toán .................................................................................. 69 7.1.2.2.1. Đối với Lệnh chuyển Có ............................................................................. 69 iii 4 7.1.2.2.2. Đối với Lệnh chuyển Nợ ............................................................................ 70 7.1.3. Tại kho bạc nhà nước B .................................................................................... 70 7.1.3.1. Quy trình xử lý nghiệp vụ .............................................................................. 70 7.1.3.2. Phương pháp hạch toán .................................................................................. 71 7.1.3.2.1. Các khoản thu NSNN do KB khác thu hộ; nộp trả kinh phí khi đã quyết toán ngân sách ............................................................................................................. 71 7.1.3.2.2. Các khoản LKB đến chuyển tiếp đi ngân hàng hoặc lĩnh tiền mặt ............ 71 7.1.3.2.3. Các khoản LKB đến còn lại ........................................................................ 71 7.2. Kiểm soát đối chiếu ................................................................................................. 71 7.2.1. Kiểm soát đối chiếu LKB nội tỉnh .................................................................... 71 7.2.1.1. Nội dung kiểm soát ........................................................................................ 71 7.2.1.2. Quy định về thời gian .................................................................................... 72 7.2.2. Kiểm soát đối chiếu LKB ngoại tỉnh ................................................................ 72 7.2.2.1. Quy định chung .............................................................................................. 72 7.2.2.2. Quy định về thời gian .................................................................................... 72 7.3. Xử lý sai lầm ........................................................................................................... 72 7.3.1. Các trường hợp sai lầm nghiệp vụ .................................................................... 72 7.3.1.1. Sai thừa .......................................................................................................... 72 7.3.1.2. Sai thiếu ......................................................................................................... 72 7.3.1.3. Sai tên hoặc tài khoản khách hàng, số Chứng minh thư nhân dân ................ 73 7.3.2. Xử lý các loại sai lầm ....................................................................................... 73 7.3.2.1. Xử lý sai lầm khi truyền tin, đối chiếu .......................................................... 73 7.3.2.2. Các sai lầm về kế toán ................................................................................... 73 7.3.2.2.2. Xử lý sai lầm tại Kho bạc B ........................................................................ 74 CHƯƠNG 8: KẾ TOÁN ĐIỀU CHUYỂN VỐN VÀ QUYẾT TOÁN VỐN KHO BẠC ............................... ... các trung tâm thanh toán tỉnh là 16 giờ của ngày làm việc. Thời gian kết thúc công tác đối chiếu LKB ngoại tỉnh là 16 giờ 30 của ngày làm việc. 7.3. Xử lý sai lầm Các sai lầm trong thanh toán điện tử chia ra làm 2 loại. Sai lầm do yếu tố kỹ thuật, truyền tin thể hiện bằng kết quả khi truyền tin, đối chiếu và sai lầm thuộc về kế toán. 7.3.1. Các trường hợp sai lầm nghiệp vụ 7.3.1.1. Sai thừa Lập biên bản chuyển tiền thừa. Đối với Lệnh chyển Có sai thừa, biên bản là căn cứ lập tra soát đề nghị KB B trả lại số tiền đã chuyển thừa. Đối với Lệnh chuyển Nợ: Biên bản là căn cứ để KB A lập Lệnh chuyển Có để trả KB B số tiền đã đòi thừa. 7.3.1.2. Sai thiếu Lập lệnh thanh toán, phối hợp với Kho bạc B để thanh toán bổ sung. 73 7.3.1.3. Sai tên hoặc tài khoản khách hàng, số Chứng minh thư nhân dân KB B hạch toán vào TK chờ xử lý và trả lại KB A. 7.3.2. Xử lý các loại sai lầm 7.3.2.1. Xử lý sai lầm khi truyền tin, đối chiếu - Các sai lầm vì lý do kỹ thuật không gửi hoặc không nhận được điện, đơn vị kho bạc phải phối hợp các đơn vị thanh toán liên quan, xác định rõ lý do để yêu cầu truyền lại; chuyển điện sang ngày hôm sau hoặc hủy điện để lập điện khác. Trường hợp đã áp dụng các biện pháp trên vẫn không thể gửi hoặc nhận điện, phải thống nhất với trung tâm thanh toán và các đơn vị thanh toán liên quan về biện pháp xử lý kỹ thuật và nghiệp vụ. - Các sai lầm về kỹ thuật, truyền tin dẫn đến các trường hợp chênh lệch khi đối chiếu ngoại tỉnh cuối ngày được xử lý theo các trường hợp sai lầm khi đối chiếu (đã được quy định trong phần kiểm soát đối chiếu). 7.3.2.2. Các sai lầm về kế toán 7.3.2.2.1. Xử lý sai lầm tại Kho bạc A a. Sai lầm trước khi truyền lệnh Nếu sai sót được phát hiện khi kế toán trưởng chưa kiểm soát thanh toán thì lệnh thanh toán được sửa lại cho đúng hoặc Kế toán trưởng có thể hủy lệnh để lập lại lệnh mới. b. Sai lầm sau khi đã truyền lệnh đi + Trường hợp sai lầm một số yếu tố kế toán người nhận lệnh như mã tài khoản, tên và tài khoản không khớp...(Kho bạc B đã hạch toán chờ xử lý và lập Lệnh thanh toán mới trả lại Kho bạc A trên phân hệ GL), Kho bạc A xác định chính xác nguyên nhân và xử lý: - Nếu nguyên nhân sai lầm do cán bộ Kho bạc nhập các thông tin đầu vào sai: Kế toán ghi vào tài khoản LKB đến chờ xử lý, trên phân hệ GL. Đồng thời Kho bạc A lập ủy nhiệm chi làm căn cứ lập lệnh thanh toán mới gửi đi, hạch toán tất toán tài khoản LKB đến chờ xử lý (thực hiện trên phân hệ phù hợp với nghiệp vụ). - Nếu sai lầm do cán bộ Kho bạc nhập Cam kết chi sai, kế toán ghi vào tài khoản LKB đến chờ xử lý, trên phân hệ GL. Đồng thời thực hiện khôi phục và điều chỉnh Cam kết chi, sau đó lập ủy nhiệm chi làm căn cứ lập lệnh thanh toán mới gửi đi, hạch toán tất toán tài khoản LKB đến chờ xử lý trên phân hệ AP. - Nếu sai lầm thuộc về khách hàng, Kho bạc A hạch toán trả lại khách hàng trên phân hệ GL, đồng thời yêu cầu khách hàng lập lại chứng từ thanh toán đúng gửi ra Kho bạc. - Nếu sai lầm thuộc về ngân hàng A (khách hàng A), Kho bạc A xử lý: 74 Căn cứ (LCC) kiêm chứng từ phục hồi, kế toán ghi (GL): Nợ TK 3856, 3866 (Lệnh chuyển Có) Có TK 1392 - Phải thu trung gian AR Đồng thời lập Phiếu chuyển khoản để chuyển trả ngân hàng A, kế toán ghi (AP): Nợ TK 1392 - Phải thu trung gian AR Có TK 3392 - Phải trả trung gian AP Đồng thời: Nợ TK 3392 - Phải trả trung gian AP Có TK 1132, 1133, + Trường hợp sai thiếu Là trường hợp số tiền trên chứng từ gốc lớn hơn số tiền trên lệnh thanh toán. KB A lập phiếu chuyển khoản hình thành Lệnh thanh toán bổ sung. Trên Lệnh thanh toán ghi rõ nội dung: “Trả bổ sung số tiền thiếu theo Lệnh thanh toán số ngày”. Đồng thời hạch toán trên phân hệ phù hợp với nghiệp vụ phát sinh. + Trường hợp sai thừa Là trường hợp số tiền trên chứng từ gốc nhỏ hơn số tiền trên lệnh thanh toán - Đối với lệnh chuyển Có sai thừa: Kế toán lập Điện tra soát truyền KB B để yêu cầu chuyển trả lại số tiền thừa, đồng thời lập phiếu chuyển khoản, ghi (GL): Nợ TK 1339 - Các khoản phải thu khác Có TK liên quan Căn cứ Lệnh chuyển Có trả lại của KB B, kế toán ghi (GL): Nợ TK 3856, 3866 Có TK 1339 - Các khoản phải thu khác Trường hợp KB B không thể thu hồi được khoản tiền và lập “Điện tra soátt” trả lời, KB A lập hội đồng xử lý trách nhiệm với khoản phải thu. - Đối với lệnh chuyển Nợ sai thừa: Căn cứ biên bản chuyển tiền thừa, lập lệnh chuyển Có để trả cho KB B số tiền đã chuyển thừa, kế toán ghi (GL): Nợ TK liên quan Có TK 3853, 3863 Biên bản chuyển tiền thừa được lưu cùng chứng từ ngày. 7.3.2.2.2. Xử lý sai lầm tại Kho bạc B Khi phát hiện các sai sót hoặc có những yếu tố chưa rõ, KB B phải tra soát ngay KB A theo mẫu tra soát. a. Với lệnh thanh toán sai thiếu KB B hạch toán bổ sung số tiền thiếu như đối với một lệnh thanh toán bình thường. 75 b. Với lệnh thanh toán sai thừa + Đối với Lệnh chuyển Có - Phát hiện trước khi trả tiền cho khách hàng, kế toán hạch toán vào tài khoản chờ xử lý trên phân hệ GL, đồng thời lập lệnh chuyển Có chuyển trả lại KB A trên GL. - Phát hiện sau khi đã trả tiền vào tài khoản liên quan. Nếu tài khoản còn đủ tiền, kế toán lập phiếu điều chỉnh chuyển số tiền thừa trả lại KB A, ghi (GL): Nợ TK liên quan Có TK 3859, 3869 + Đối với lệnh chuyển Nợ Khi nhận được lệnh chuyển Nợ sai thừa đến, kế toán lập (LCC) trả lại KB A và hạch toán như quy trình kế toán (LCC) thông thường. + Sai tên hoặc tài khoản người nhận lệnh; số chứng minh thư người nhận lệnh Hạch toán vào tài khoản chờ xử lý (trên phân hệ GL): - Đối với Lệnh chuyển Nợ: Nợ TK 3858, 3868 Có TK 3855, 3865 - Đối với Lệnh chuyển Có: Nợ TK 3856, 3866 Có TK 3859, 3869 Đồng thời KTV lập ủy nhiệm chi, làm căn cứ lập Lệnh chuyển Có trên phân hệ GL tất toán tài khoản chờ xử lý, chuyển trả lại KB A. + Sai các yếu tố hạch toán của người phát lệnh tại KB A Khi nhận được tra soát thông báo của Kho bạc A về việc sai các yếu tố hạch toán người phát lệnh, KB B trả lời tra soát để chấp nhận hoặc không chấp nhận. In tra soát, lưu và thông báo cho người nhận lệnh biết. Trường hợp người nhận lệnh không chấp nhận, KB B phải phối hợp KB A, Trung tâm thanh toán để thống nhất các biện pháp điều chỉnh hoặc trả lại. 76 CHƯƠNG 8: KẾ TOÁN ĐIỀU CHUYỂN VỐN VÀ QUYẾT TOÁN VỐN KHO BẠC 8.1. Kế toán điều chuyển vốn kho bạc 8.1.1. Tại KBNN huyện 8.1.1.1. Điều chuyển vốn về KBNN tỉnh - Căn cứ Lệnh điều chuyển vốn bằng tiền mặt về KBNN tỉnh, kế toán lập Phiếu chi và ghi (GL): Nợ TK 1171 - Tiền đang chuyển bằng Đồng Việt Nam Có TK 1112 - Tiền mặt bằng Đồng Việt Nam - Căn cứ Biên bản giao nhận tiền có đầy đủ chữ ký của bên giao, bên nhận, kế toán lập Phiếu chuyển khoản và ghi (GL): Nợ TK 3825 - Thanh toán vốn giữa tỉnh với huyện bằng Đồng Việt Nam Có TK 1171 - Tiền đang chuyển bằng Đồng Việt Nam - Căn cứ Lệnh điều chuyển vốn bằng chuyển khoản về KBNN tỉnh, kế toán lập Ủy nhiệm chi và ghi (AP): Nợ TK 3825 - Thanh toán vốn giữa tỉnh với huyện bằng VNĐ Có TK 3392 - Phải trả trung gian AP Đồng thời áp thanh toán (AP): Nợ TK 3392 - Phải trả trung gian AP Có TK 1132, 1133, 1139,... 8.1.1.2. Nhận vốn từ KBNN tỉnh - Căn cứ Biên bản giao nhận tiền có đầy đủ chữ ký của bên giao, bên nhận, kế toán lập Phiếu thu, ghi (GL): Nợ TK 1112 - Tiền mặt bằng Đồng Việt Nam Có TK 3825 - Thanh toán vốn giữa tỉnh với huyện bằng VNĐ - Căn cứ chứng từ báo Có của ngân hàng, kế toán ghi (GL): Nợ TK 1132, 1133, 1139, ... Có TK 3825 - Thanh toán vốn giữa tỉnh với huyện bằng VNĐ 8.1.2. Tại KBNN tỉnh 8.1.2.1. Điều chuyển vốn về KBNN huyện, phòng Giao dịch Căn cứ Lệnh điều chuyển vốn bằng chuyển khoản về KBNN huyện (Phòng Giao dịch), kế toán lập Ủy nhiệm chi ghi (AP): Nợ TK 3825 - Thanh toán vốn giữa tỉnh với huyện bằng VNĐ Có TK 3392 - Phải trả trung gian AP Nợ TK 3392 - Phải trả trung gian AP 77 Có TK 1132, 1133, 1139, 3921, ... 8.1.2.2. Nhận vốn điều chuyển từ KBNN huyện, phòng Giao dịch Căn cứ chứng từ báo Có về vốn điều chuyển từ KBNN huyện (Phòng giao dịch) kế toán ghi (trên GL): Nợ TK 1132, 1133, 1139, 3921, ... Có TK 3825 - Thanh toán vốn giữa tỉnh với huyện bằng VNĐ 8.1.3. Tại Sở Giao dịch KBNN 8.1.3.1. Điều chuyển vốn về KBNN tỉnh Căn cứ Lệnh điều chuyển vốn về KBNN tỉnh, kế toán lập Ủy nhiệm chi và ghi (AP): Nợ TK 3815 - Thanh toán vốn giữa tỉnh với huyện bằng VNĐ Có TK 3392 - Phải trả trung gian AP Áp thanh toán (AP): Nợ TK 3392 - Phải trả trung gian - AP Có TK 1132, 1133, ... 8.1.3.2. Nhận vốn điều chuyển từ KBNN tỉnh Căn cứ chứng từ báo Có của ngân hàng về vốn điều chuyển từ KBNN tỉnh, kế toán ghi (GL): Nợ TK 1132, 1133, ... Có TK 3815 - TT vốn giữa TW với tỉnh bằng Đồng Việt Nam 8.2. Kế toán quyết toán vốn kho bạc 8.2.1. Tại KBNN huyện Căn cứ Lệnh quyết toán vốn của KBNN tỉnh và số dư các tài khoản 3881, 3884, 3871, 3874, kế toán lập Phiếu chuyển tiêu tất toán số dư cho từng tài khoản. Phiếu chuyển tiêu lập 2 liên cho từng cặp chuyển tiêu: 1 liên lưu tại KBNN huyện để hạch toán ngược vế tất toán số dư về tài khoản thanh toán vốn năm trước, 1 liên gửi KBNN tỉnh để hạch toán phục hồi tại KBNN tỉnh. - Thanh toán số thu hộ liên Kho bạc ngoại tỉnh, nội tỉnh: Căn cứ số dư Có trên tài khoản 3883, 3886, 3873, 3876, kế toán ghi (GL): Nợ TK 3883, 3886, 3873, 3876 Có TK 3828 - Thanh toán vốn giữa tỉnh với huyện năm trước - Thanh toán số chi hộ liên Kho bạc ngoại tỉnh, nội tỉnh: Căn cứ số dư Nợ trên tài khoản 3882, 3885, 3872, 3875, kế toán ghi (GL): Nợ TK 3828 - Thanh toán vốn giữa tỉnh với huyện năm trước Có TK 3882, 3885, 3872, 3875 78 8.2.2. Tại KBNN tỉnh 8.2.2.1. Kế toán quyết toán vốn với các KBNN huyện - Nhận được Phiếu chuyển tiêu do KBNN huyện chuyển về, kế toán KBNN tỉnh đối chiếu với Lệnh quyết toán và thực hiện hạch toán phục hồi. + Phục hồi số thu hộ liên Kho bạc ngoại tỉnh, nội tỉnh, chi tiết theo từng KBNN huyện, căn cứ phiếu chuyển tiêu số dư Có các TK liên Kho bạc của KBNN huyện, kế toán ghi (GL): Nợ TK 3828 - Thanh toán vốn giữa tỉnh với huyện năm trước Có TK 3892, 3891 + Phục hồi số chi hộ liên Kho bạc ngoại tỉnh, nội tỉnh chi tiết theo từng KBNN huyện. Căn cứ Phiếu chuyển tiêu số dư Nợ các TK liên Kho bạc của KBNN huyện, kế toán ghi (GL): Nợ TK 3892, 3891 Có TK 3828 - Thanh toán vốn giữa tỉnh với huyện năm trước - Nhận được Phiếu chuyển khoản do KBNN huyện chuyển về, kế toán đối chiếu lại với số dư TK 3828 chi tiết từng KBNN huyện đảm bảo khớp đúng và thực hiện hạch toán kết chuyển vào tài khoản thanh toán vốn năm nay giữa KBNN tỉnh và KBNN huyện. Căn cứ Phiếu chuyển khoản, kế toán ghi (GL): Nợ TK 3828 - Thanh toán vốn giữa tỉnh với huyện năm trước Có TK 3825 - Thanh toán vốn giữa tỉnh với huyện năm nay Hoặc ghi (GL): Nợ TK 3825 - Thanh toán vốn giữa tỉnh với huyện năm nay Có TK 3828 - Thanh toán vốn giữa tỉnh với huyện năm trước 8.2.2.2. Kế toán quyết toán liên kho bạc tại KBNN tỉnh 8.2.2.2.1. Chuyển tiêu liên Kho bạc nội tỉnh - Căn cứ số dư Nợ các tài khoản 3872, 3876, kế toán lập Phiếu chuyển tiêu cho mỗi tài khoản để hạch toán, kế toán ghi (GL): Nợ TK 3891- Chuyển tiêu liên kho bạc nội tỉnh Có TK 3872, 3876 - Căn cứ số dư Có các tài khoản 3873, 3875, kế toán lập Phiếu chuyển tiêu cho mỗi tài khoản để hạch toán, kế toán ghi (GL): Nợ TK 3873, 3875 Có TK 3891- Chuyển tiêu liên kho bạc nội tỉnh 8.2.2.2.2. Chuyển tiêu liên Kho bạc ngoại tỉnh - Căn cứ số dư Có các tài khoản 3883, 3886, kế toán lập Phiếu chuyển tiêu cho mỗi tài khoản để hạch toán, kế toán ghi (GL): 79 Nợ TK 3883, 3886 Có TK 3892- Chuyển tiêu liên kho bạc ngoại tỉnh - Căn cứ số dư Nợ các tài khoản 3882, 3885, kế toán lập Phiếu chuyển tiêu cho mỗi tài khoản để hạch toán, kế toán ghi (GL): Nợ TK 3892- Chuyển tiêu liên kho bạc ngoại tỉnh Có TK 3882, 3885 - Sau khi quyết toán với toàn bộ các KBNN huyện và tại văn phòng KBNN tỉnh, tài khoản 3891 có số dư bằng không. 8.2.2.3. Kế toán quyết toán vốn với Sở Giao dịch KBNN Căn cứ số dư TK 3892, sau khi đã phục hồi trong toàn KBNN tỉnh, kế toán lập Phiếu chuyển tiêu tất toán số dư cho từng tài khoản. Phiếu chuyển tiêu lập 2 liên cho từng cặp tài khoản chuyển tiêu: 1 liên lưu tại KBNN tỉnh để hạch toán ngược vế tất toán số dư về tài khoản thanh toán vốn giữa Sở Giao dịch KBNN và KBNN tỉnh năm trước, 1 liên gửi về Sở Giao dịch KBNN để hạch toán phục hồi tại Sở Giao dịch KBNN, như sau: - Trường hợp thanh toán số thu hộ LKB ngoại tỉnh (TK 3892 dư Có), kế toán ghi (GL): Nợ TK 3892 - Chuyển tiêu liên kho bạc ngoại tỉnh Có TK 3818 - TT vốn giữa TW với tỉnh năm trước bằng VNĐ - Trường hợp thanh toán số chi hộ LKB ngoại tỉnh (TK 3892 dư Nợ), kế toán ghi (GL): Nợ TK 3818 - Thanh toán vốn giữa TW với tỉnh năm trước bằng VNĐ Có TK 3892 - Chuyển tiêu liên kho bạc ngoại tỉnh 8.2.3. Tại Sở Giao dịch KBNN 8.2.3.1. Kế toán quyết toán vốn với KBNN tỉnh - Nhận được Phiếu chuyển tiêu do KBNN tỉnh chuyển về, kế toán tại Sở Giao dịch KBNN thực hiện hạch toán phục hồi: + Phục hồi số thu hộ LKB ngoại tỉnh của từng KBNN tỉnh, kế toán ghi (GL): Nợ TK 3818 - TT vốn giữa TW với tỉnh năm trước bằng VNĐ Có TK 3892 - Chuyển tiêu liên kho bạc ngoại tỉnh + Phục hồi số chi hộ LKB ngoại tỉnh của từng KBNN tỉnh, kế toán ghi (GL): Nợ TK 3892 - Chuyển tiêu liên kho bạc ngoại tỉnh Có TK 3818 - TT vốn giữa TW với tỉnh năm trước bằng VNĐ - Căn cứ Phiếu chuyển khoản do KBNN tỉnh chuyển về, kế toán đối chiếu lại khớp đúng với số dư TK 3818 của từng KBNN tỉnh, thực hiện hạch toán kết chuyển vốn về tài khoản thanh toán vốn giữa KBNN và KBNN tỉnh năm nay và ghi (GL): 80 Nợ TK 3818 - TT vốn giữa TW với tỉnh năm trước bằng VNĐ Có TK 3815 - TT vốn giữa TW với tỉnh năm nay bằng VNĐ Hoặc (GL): Nợ TK 3815 - TT vốn giữa TW với tỉnh năm nay bằng VNĐ Có TK 3818 - TT vốn giữa TW với tỉnh năm trước bằng VNĐ 8.2.3.2. Kế toán chuyển tiêu liên Kho bạc ngoại tỉnh tại Sở Giao dịch KBNN - Chuyển tiêu số thu hộ LKB ngoại tỉnh, kế toán lập Phiếu chuyển tiêu và ghi (GL): Nợ TK 3881, 3884 Có TK 3892 - Chuyển tiêu liên kho bạc ngoại tỉnh - Chuyển tiêu số chi hộ LKB ngoại tỉnh, kế toán lập Phiếu chuyển khoản và ghi (GL): Nợ TK 3892 - Chuyển tiêu liên kho bạc ngoại tỉnh Có TK 3881, 3884 Sau khi quyết toán với toàn bộ các KBNN tỉnh và thực hiện bút toán nêu trên, số dư TK 3892 bằng không. 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Thông tư số 08/2013 ngày 10/01/2013 của BTC về việc hướng dẫn thực hiện kế toán Nhà nước áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý NS và KB (TABMIS). [2] Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/4/2013 về việc đính chính TT 08/2013 [3] Th.S Nguyễn Kim Quyến, Lê Quang Cường, Giáo trình nghiệp vụ quản lý và kho bạc nhà nước, nhà xuất bản thống kê, năm 2006. [4] Chủ biên: TS. Phạm Văn Liên, TS Phạm văn Khoan, Giáo trình Kế toán ngân sách và hoạt động nghiệp vụ kho bạc nhà nước - Học viện tài chính, xuất bản: 2009 [5] Nguyễn Đức Thanh, Kế Toán Ngân Sách Nhà Nước Và Kho Bạc Nhà Nước (Lý Thuyết Và Thực Hành), Nhà xuất bản Thống kê, xuất bản: 2007.
File đính kèm:
- giao_trinh_ke_toan_kho_bac.pdf