Giáo trình Kế toán công ty
Mặc dù luật pháp các nước quy định tên gọi và nội dung chi tiết của khái niệm
công ty có sự khác nhau, nhưng nhìn chung, các loại hình công ty ở hầu hết các nước
điều có những đặc điểm sau:
- Là một tổ chức có tư cách pháp nhân được pháp luật thừa nhận.
- Công ty phải có tên gọi riêng, có địa điểm liên lạc, giao dịch cố định và con
dấu riêng.
- Có vốn chủ sở hữu đăng ký ban đầu do các tổ chức, cá nhân góp vào công ty.
Đối với một số ngành nghề pháp luật quy định vốn đăng ký ban đầu này phải lớn hơn
vốn pháp định (mức vốn thiểu phải theo quy định của pháp luật để thành lập doanh
nghiệp).
- Phải thực hiện hoạt động kinh doanh, tức là phải thực hiện liên tục một, một
số hoặc tất cả các hoạt động của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm
hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.
- Tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh và có nghĩa vụ thuế với ngân
sách Nhà nước.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kế toán công ty
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á Bài giảng KẾ TOÁN CÔNG TY Ths. Trương Văn Trí Đà Nẵng, 2013 Kế toán công ty Trang 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TY VÀ KẾ TOÁN CÔNG TY 1.1. CÔNG TY VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - PHÁP LÝ CỦA CÔNG TY 1.1.1 Sự ra đời và phát triển của các công ty 1.1.1.1. Khái niệm chung về công ty Khái niệm “công ty” (Company theo tiếng anh hoặc compagnie theo tiếng Pháp) đã được sử dụng từ khoảng thế kỷ 17 ở Châu Âu dùng để chỉ sự hợp tác, liên kết của các cá nhân, các thương gia để thực hiện các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, khái niệm này chỉ được công nhận chính thức cả về mặt kinh tế lẫn pháp lý từ đầu thế kỷ 19, cùng với sự hình thành của các mô hình công ty hiện đại và sự hình thành hệ thống luật lệ nhằm điều chỉnh sự thành lập, hoạt động và giải thể hoặc phá sản của các công ty ở hầu hết các nước có nền thương mại phát triển ở Châu Âu và trên thế giới. Khái niệm “công ty” được áp dụng không hoàn toàn giống nhau trong luật pháp của mỗi quốc gia, nhưng nhìn chung “công ty” có thể hiểu là “sự liên kết của hai hay nhiều cá nhân hoặc pháp nhân bằng một sự kiện pháp lý nhằm cùng tiến hành các hoạt động để đạt một mục tiêu nhất định” (Kubler). Nếu theo quan niệm trên, công ty phải là sự liên kết ít nhất hai củ thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Tuy nhiên, ở một số nước, khái niệm “công ty tư nhân” hoặc “doanh nghiệp tư nhân” hay “doanh nghiệp một chủ” cũng được thừa nhận. Cũng theo khái niệm trên, công ty cũng sẽ bao gồm rất nhiều loại nếu xét theo mục tiêu hoạt động, có thể có các công ty hoạt động vì mục tiêu kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận hoặc các công ty công ích, các công ty phi lợi nhuận Trong phạm vi môn học này, chúng ta chỉ đề cập tới các công ty kinh doanh với mục tiêu lợi nhuận. Theo luật hầu hết các ban ở Hoa kỳ, công ty (company hoặc corporation) được hiểu là một thực thể được hình thành bởi một sự kiện pháp lý, được Nhà nước (chính quyền Ban) thừa nhận và cấp giấy phép, thành lập nhằm tiến hành các hoạt động kinh doanh. Kể từ thời điểm chính thức được thừa nhận, công ty sẽ có sự tách biệt hoàn toàn với các chủ sở hữu, sẽ có một “cuộc sống” riêng, tự chịu trách nhiệm về các khoản nợ phải trả và phải tự thực hiện nghĩa vụ về thuế với ngân sách Nhà nước. Theo Điều 4, Luật doanh nghiệp Việt Nam, Công ty hay doanh nghiệp được định nghĩa: Là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, Kế toán công ty Trang 3 được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Mặc dù luật pháp các nước quy định tên gọi và nội dung chi tiết của khái niệm công ty có sự khác nhau, nhưng nhìn chung, các loại hình công ty ở hầu hết các nước điều có những đặc điểm sau: - Là một tổ chức có tư cách pháp nhân được pháp luật thừa nhận. - Công ty phải có tên gọi riêng, có địa điểm liên lạc, giao dịch cố định và con dấu riêng. - Có vốn chủ sở hữu đăng ký ban đầu do các tổ chức, cá nhân góp vào công ty. Đối với một số ngành nghề pháp luật quy định vốn đăng ký ban đầu này phải lớn hơn vốn pháp định (mức vốn thiểu phải theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp). - Phải thực hiện hoạt động kinh doanh, tức là phải thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các hoạt động của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. - Tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh và có nghĩa vụ thuế với ngân sách Nhà nước. Việc phân tích khái niệm và các quan điểm khác nhau về công ty không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế - pháp lý mà còn ảnh hưởng rất lớn tới hạch toán kế toán. Xác định được khái niệm công ty là xác định được “đơn vị hạch toán”, từ đó xác định đối tượng hạch toán, phạm vi và phương pháp hạch toán, đối tượng sử dụng thông tin kế toán cũng như yêu cầu đối với các báo cáo tài chính của một công ty. Ngoài ra, việc quy định phạm vi đơn vị hạch toán cũng có ảnh hưởng tới việc xác lập các nguyên tắc kế toán chung. 1.1.1.2. Sự hình thành và phát triển các công ty trên thế giới Quá trình hình thành và phát triển của công ty gắn liền với sự phát triển của thương mại nói riêng và sự phát triển kinh tế nói chung. Cơ sở để hình thành nên các loại hình công ty như hiện nay chính là sự hình thành của các liên kết kinh tế. Các liên kết kinh tế xuất hiện khá sớm ở châu Âu cũng như ở Trung Quốc. Khi mới ra đời, các liên kết này mời chỉ dùng lại ở sự hợp tác trong kinh doanh của hai hay vài nhà buôn và chủ yếu trong lĩnh vực thương mại. Tuy nhiên, bản chất của các liên kết này có rất nhiều sự hợp tác giữa các thương gia, chủ yếu mang tính chất phân chia thị trường và lợi nhuận mà không hẳn là sự hùn vốn, hợp tác kinh doanh. Mô hình công ty đối nhân bắt đầu xuất hiện ở châu Âu từ thế kỉ thứ XIII, ở các nước có địa lí và giao thông thuận tiện cho sự phát triển thương mại. Đến tận thế kỷ Kế toán công ty Trang 4 thứ XVII, mô hình công ty đối vốn mới ra đời, cũng tại châu Âu. Đây là thời kì mà các thương gia bắt đầu chuyển hướng và mở rộng kinh doanh sang các thị trường mới, chính là các lục địa mới phát hiện. Việc khai phá các thị trường mới ở các châu lục và vùng đất mới đòi hỏi một lượng vốn rất lớn, vượt xa khả năng tài chính của một cá nhân hay thậm chỉ của vài thương gia gộp lại. Điều này đã thúc đẩy sự ra đời của một loạt các công ty được góp vốn bởi rất nhiều nhà đầu tư, với mức vốn và hình thức góp vốn khác nhau. Một vài công ty khá nối tiếng như Dusch East Indies Company của Hà Lan và East india Company của Vương quốc Anh cũng được thành lập trong gia đoạn này. Các công ty này không chỉ góp phần trong sự phát triển kinh tế của Hà Lan hay Anh quốc, mà còn có vai trò rất lớn trong sự phát triển thương mại của Thế giới. Một điểm mốc quan trọng trong lịch sử hình thành của các công ty chính là cuộc cách mạng công nghiệp vào đầu thế kỉ thứ XIX và sự phát triển của hệ thống giao thông đường sắt. Chính điều này đã tạo ra sự thúc đẩy cho sự hình thành các công ty, bởi trong xu thế này, một thương vụ hay một khoản đầu tư đều đòi hỏi một lượng vốn rất lớn. Nhiều loại hình công ty được hình thành trong giai đoạn này, và các mô hình công ty đã chính thức có được sự thừa nhận của luật pháp và xã hội từng nước. Bên cạnh đó, một vấn đề rất quan trọng về mặt pháp lý trong quá trình hình thành các công ty cũng được luật pháp ghi nhận, đó là Trách nhiệm hữu hạn của các nhà đầu tư. Trách nhiệm hữu hạn của các nhà đầu tư được giới hạn trong phạm vi số vốn đã đầu tư vào công ty. Nhà đầu tư có thể yên tâm đầu tư vào công ty vì trong trường hợp xấu nhất khi công ty thất bại hoặc phá sản, họ cũng chỉ mất tối đa là số vốn đã đầu tư, tài sản cá nhân của nhà đầu tư sẽ không bị ảnh hưởng gì. Điều này cho thấy đã có sự tách biệt giữa tài sản, vốn của công ty với tài sản cá nhân của nhà đầu tư trong vấn đề chịu trách nhiệm về các khoản nợ phải trả. Mô hình công ty đối vốn hoàn chỉnh đã xuất hiện chính từ những yếu tố pháp lý này. Các vấn đề mới trong hoạt động của các công ty cũng bắt đầu phát sinh, đó là các vấn đề: nhu cầu kiểm toán độc lập các báo cáo tài chính của công ty, sự chuyển nhượng sở hữu về vốn đầu tư, các vấn đề liên quan đến thời gian hoạt động của công ty, các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu cổ phần và sự ảnh hưởng của cổ phần khi biểu quyết (do các nhà đầu tư không chỉ là các cá nhân mà có thể là các công ty khác) Những vấn đề này ngày càng trở nên phức tạp cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự phát triển của các loại hình công ty... đòi hỏi luật pháp của từng quốc gia cần có những Luật, quy định cụ thể nhằm điều chỉnh sự thành lập, hoạt động của các công ty. Cho đến nay hầu hết các Quốc gia trên thế giới đều có luật công ty, hay Luật doanh nghiệp nhằm điều chỉnh vấn đề này. 1.1.2. Phân loại công ty, đặc điểm kinh tế - pháp lý của công ty có ảnh hưởng đến hạch toán kế toán. Kế toán công ty Trang 5 1.1.2.1. Phân loại công ty theo cơ sở thành lập, hoạt động và ra quyết định kinh doanh: Theo tiêu thức này, công ty được chia thành hai nhóm là công ty đối nhân và công ty đối vốn. Mỗi loại hình công ty khác nhau được thành lập dựa trên các nguyên tắc khác nhau về quan hệ giữa các thành viên, vốn, thủ tục pháp lý dẫn đến mỗi loại công ty sẽ có đặc trưng riêng về thành lập, hoạt động, huy động vốn Những đặc trưng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hạch toán kế toán trong công ty. a. Công ty đối nhân Khái niệm và đặc điểm: Công ty đối nhân là các công ty được thành lập trên cơ sở quan hệ cá nhân của những người tham gia thành lập công ty, liên kết giữa những người này chủ yếu dựa trên độ tin cậy về thân nhân, vốn góp chỉ được xem là thứ yếu. Công ty đối nhân có thể nhận biết qua các đặc điểm: - Không có sự tách biệt về mặt pháp lý giữa tài sản của công ty và tài sản của cá nhân khi xem xét trách nhiệm đối với nợ phải trả (chỉ có sự tách biệt về mặt kế toán). - Tất cả các thành viên của công ty đối nhận hoặc ít nhất một thành viên của công ty đối nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn về khoản nợ của công ty. - Công ty đối nhân được thành lập và hoạt động dựa trên cơ sở quan hệ nhân thân giữa các thành viên. Công ty đối nhân có thể thành lập dưới hai dạng cơ bản là công ty hợp danh và công ty hợp vốn đơn giản. Ưu và nhược điểm của mô hình công ty đối nhân - Ưu điểm: + Thường không bị khống chế về quy mô tối thiểu bởi vốn pháp định nên công ty đối nhân có thể huy động được nguồn vốn nhỏ từ các cá nhân. + Các thành viên sáng lập công ty thường có sự hiểu biết rất rõ về nhân thân của nhau nên quá trình thương lượng, đàm phán và ra quyết định trong công ty thường tương đối thuận lợi, có tính nhất trí cao. + Vì phải chịu trách nhiệm vô hạn nên tất các thành viên đều phải cố gắng trong kinh doanh, đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ và hiệu quả kinh doanh để tránh trường hợp phải dùng tài sản cá nhân để trả nợ. + Cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh nhỏ gọn, số lượng thành viên ít, lại là những người có chuyên môn và uy tín nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp. Kế toán công ty Trang 6 + Dễ tạo được uy tín với khách hàng do cơ chế chịu trách nhiệm vô hạn. - Nhược điểm: + Các thành viên phải chịu trách nhiệm rủi ro rất cao do phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của công ty. + Thu hút được ít vốn do tính rủi ro vì trách nhiệm vô hạn. + Không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào nên việc huy động vốn có thể gặp nhiều khó khăn. + Các công ty đối nhân thường không muốn đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh có nhiều rủi ro. + Quy mô nhỏ nên thường không đủ khả năng tham gia các hợp đồng có giá trị lớn. + Trong một số trương hợp do luật định, công ty đối nhân có thể không được tham gia đấu thầu do tính chất chịu trách nhiệm vô hạn. b. Công ty đối vốn Khái niệm và đặc điểm: Công ty đối vốn là các công ty được thành lập, tổ chức và hoạt động dựa trên cơ sở vốn góp của các chủ sở hữu chứ không phải trên cơ sở nhân thân hay quan hệ của họ. Đặc trưng của loại hình công ty đối vốn thể hiện qua các nội dung sau: - Tài sản và vốn của công ty hoàn toàn tách biệt với chủ sở hữu cả về mặt pháp lý và kế toán. - Các chủ sở hữu vốn của công ty chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn đối với nợ phải trả và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phần vốn góp của mình. - Thường có số lượng thành viên khá lớn. - Có cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh và cơ cấu quản lý thường tương đối phức tạp do có sự tách biệt giữa vấn đề sở hữu vốn và quản lý, sử dụng vốn. - Có tư cách pháp nhân đầy đủ. - Việc ra quyết định kinh doanh, phân chia lợi nhuận, chia sẽ rủi ro và trách nhiệm của các thành viên đối với nợ phải trả... được thực hiện dựa trên cơ sở tỷ lệ vốn góp của các thành viên. Công ty đối vốn thường tồn tại dưới hai hình thức là công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Ưu và nhược điểm của mô hình công ty đối nhân Kế toán công ty Trang 7 - Ưu điểm: + Các thành viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên giảm thiểu và phân tán được rủi ro trong kinh doanh, đồng thời dễ thu hút vốn của các nhà đầu tư. + Không hạn chế về số lượng thành viên, có thể huy động vốn trong công chúng nên công ty đối vốn có thể huy động một lượng vốn rất lớn tham gia vào các công trình, dự án lớn. + Cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động chặt chẽ, thường tách biệt quyền sở hữu vốn với việc quản lý và sử dụng vốn nên hiệu quả hoạt động thường khá cao. Các nhà đầu tư có thể đầu tư vào những lĩnh vực mà bản thân không cần có nhiều hiểu biết về lĩnh vực đó do họ có thể thuê toàn bộ bộ máy điều hành và tác nghiệp với đầy đủ trình độ chuyên môn và kiến thức cần thiết. + Dễ dàng chuyển nhượng vốn góp, đặc biệt với công ty cổ phần. Với những công ty cổ phần được niêm yết trên thị trường chứng khoán, các loại chứng khoán có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền khi cần thiết cũng là một ưu thế quan trọng. Mặt khác, mô hình công ty đối vốn cũng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư dễ dàng đầu tư hay rút khỏi công ty qua các giao dịch mua, bán, chuyển nhượng vốn. + Thuận lợi trong việc tham gia vào các giao dịch mua, bán, hợp nhất, sát nhập công ty... + Đảm bảo sự công khai minh bạch trong tình hình tài chính của công ty do được kiểm toán theo yêu cầu của luật pháp cũng như các cổ đông và các nhà đầu tư, đối tác. - Nhược điểm: + Chi phí thành lập và tổ chức hoạt động, chi phí điều hành công ty lớn, đặc biệt là đối với loại hình công ty cổ phần. + Quá trình thành lập qua các thủ tục pháp lý phức tạp hơn so với công ty đối nhân. + Việc huy động vốn trong công chúng phải tốn nhiều chi phí, thủ tục pháp lý phức tạp. + Khả năng bảo mật thông tin trong kinh doanh không cao do phải công khai báo cáo tài chính cho các cổ đông và nhà đầu tư. + Số lượng cổ đông (thành viên) lớn, lại không hiểu biết lẫn nhau nên dễ dẫn đến phân nhóm theo quyền lợi, mẫu thuẩn với nhau. Kế toán công ty Trang 8 + Những người điều hành không nhất thiết là chủ sở hữu công ty nên có thể không tận tâm với công việc, ảnh hưởng tới kết quả hoạt động chung của công ty. 1.1.2.2. Phân loại công ty theo trách nhiệm của chủ sở hữu đối với các khoản nợ phải trả của công ty a. Công ty trách nhiệm vô hạn Công ty trách nhiệm vô hạn là công ty trong đó các thành viên phải chịu trách nhiệm vô hạn về nợ phải trả và các nghĩa vụ tài sản của công ty bằng toàn bộ tài sản cá nhân của mình. Trong trường hợp công ty không đủ khả năng thanh toán nợ, các khoản nợ chưa thanh toán của công ty sẽ được chuyển thành nợ cá nhân, chủ nợ yêu cầu tất cả các thành viên (người đại diện theo pháp luật) của công ty thanh toán toàn bộ số nợ. Đối với các công ty thuộc loại này, việc góp vốn của các thành viên vào công ty chỉ mang ý nghĩa về mặt kế toán để tạo ra phạm vị đơn vị hạch toán chứ không có ý nghĩa về mặt pháp lý. Các công ty trách nhiệm vô hạn thường là các công ty đối nhân theo cách phân loại trên và thường có quy mô nhỏ hoặc vừa. b. Công ty trách nhiệm hữu hạn Công ty trách nhiệm hữu hạn là công ty trong đó các thành viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong ... i Kế toán công ty Trang 127 PHỤ LỤC 3 DANH MỤC TÀI LIỆU VÀ CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY CÓ LIÊN QUAN Giáo trình kế toán công ty, Trường ĐH kinh tế Quốc Dân, NXB Đại học kinh tế quốc dân, PGS.TS. Nguyễn Thị Đông-2006, 223 trang. Luật Doanh nghiệp - số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 nám 2005 Luật Doanh nghiệp nhà nước số 14/2003/QH11 Luật Hợp tác xã - ngày 26 tháng 11 năm 2003 Luật Phá sản doanh nghiệp - Số 21/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 Luật Đầu tư – Số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2000 về đăng ký kinh doanh Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2000 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp Nghị định 125/2004/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp Nghị định số 50/CP ngày 28 tháng 8 năm 1996 về thành lập, tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp nhà nưóc Nghị định 180/2004/NĐ-CP của Chính phủ về việc thành lập mái, tổ chức lại và giải thể công ty nhà nưóc Nghị định số 59/CP ngày 3 tháng 10 năm 1996 ban hành quy chế quản lí tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nưóc Nghị định số 92/Cp ngày 19 tháng 12 nảm 1995 về giải quyết quyền lợi của người lao động ở doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản Nghị định số 109/2004/NĐ-CP ngày 2 tháng 4 năm 2004 về đăng ký kinh doanh Nghị định số 177/2004/NĐ-CP ngày 12 tháng 10 nãm 2004 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hợp tác xã năm 2003 Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp Nhà nưốc thành công ty cổ phần. Kế toán công ty Trang 128 Nghị định số 128/NĐ-CP của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thí hành một số điều của Luật kế toán áp dụng cho lĩnh vực kế toán nhà nước. Nghị định số 129/NĐ-CP của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh. Nghị định 145/2005/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63/2001/NĐ-CP ngày 14/9/2005 của Chính phủ về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chúc chính trị - xã hội thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Nghị định 132/2005/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty nhà nưâc. Nghị định 80/2005/NĐ-CP của Chính phủ về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty nhà rntóc. Nghị quyết 03/2005/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật phá sản. Nghị định 206/2004/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong các công ty nhà nưốc Nghị định 199/2004/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vón nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác Nghị định 153/2004/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập theo mô hình công ty mẹ - công ty con Nghị định số 24/ 2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ hưóng dẫn thi hành Luật Đầu tư nưốc ngoài Nghị định số 42/CP ngày 8/7/1995 .của Chính phủ về Quy chế hành nghề tư vấn pháp luật của Tổ chức luật sư nưóc ngoài tại Việt Nam. Thông tư số 73/2003/TT-BTC hướng dẫn quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nưóc ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam. Thông tư số 01/1998/TT-UBCK ngày 13 tháng 10 năm 1998 của uỷ ban chứng khoán Nhà nưổc hướng dẫn Nghị định số 48/1998/NĐ- CP ngày 11-7-1998 về phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng. Thông tư số 25TC/TCDN ngày 15 tháng 5 năm 1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn trình tự, thủ tục và nguyên tắc xử lý tài chính khi giải thể doanh nghiệp Nhà nưốc. Thông tư 04/2005/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hưóng dẫn trình tự, thủ tục thành lập mối, tổ chức lại, đãng ký kinh doanh và giải thể công ty nhà nước. Thông tư số 80/2002/TT-BTC ngày 12 tháng 9 năm 2002 của Bộ Tài chính về hướng dẫn bảo lãnh phát hành và đấu giá bán cổ phần ra bên ngoài của các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện cổ phần hoá. Kế toán công ty Trang 129 Thông tư số 94/2002/TT-BTC ngày 21 tháng 10 năm 2002 của Bộ Tài chính về hướng dẫn xác định chỉ tiêu vốn nhà nước và thu nộp ngân sách để phân loại doanh nghiệp theo Quyết định số 58/2002/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2002 của Thủ tưóng Chính phủ. Thông tư số 19/2003/TT-BTC ngày 20 tháng 3 nảm 2003 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn điều chỉnh tăng, giảm vốn điều lệ và quản lí cổ phiếu quỹ trong công ty cổ phần. Thông tư 03/2005/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hưóng dẫn về nội dung và quy trình xây dựng Điều lệ Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập và Điều lệ công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con. Thông tư 43/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hưóng dẫn xử lý lỗ phát sinh từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm doanh nghiệp nhà nưốc chính thức chuyển thành công ty cổ phần. Thông tư 42/2004/TT'BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Thông tư số 76/2002/TT-BTC ngày 09/09/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn những vấn đề về tài chính khi chuyển DNNN thành Công ty cổ phần. Thông tư số 40/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn kế toán khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Thông tư số 55/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam áp dụng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Thông tư số 86/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính vể việc hưâng dẫn mẫu tờ cổ phiếu và sổ chứng nhận cổ đông trong các công ty cổ phần. Thông tư liên tịch số 48/2002/TTLT-BTC-BNNPTNT ngày 28/05/2002 vế hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với HTX nông nghiệp. Thông tư số 89/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn kế toán thực hiện 4 chuẩn mực kế toán ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Thông tư số 105/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn kế toán thực hiện 6 chuẩn mực kế toán ban hành theo quyết định số’ 165/2002/QĐ-BTC của Bộ trưỏng Bộ Tài chính. Thòng tư số 23/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính, ngày 30 tháng 03 năm 2005, vể việc hưâng dẫn kế toán thực hiện 6 chuẩn mực kế toán ban hành theo quyết định số 234/2003/QĐ-BTC của Bộ trưỏng Bộ Tài chính. Quyết định số 36/2003/QĐ-TTg ngày 11/3/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nưốc ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam. Kế toán công ty Trang 130 Quyết định số 528-QĐ/BT ngày 13 tháng 6 năm 1995 của Bộ trưỏng Bộ Tư pháp về quy chế làm việc của tổ quản lý tài sản và tổ thanh toán tài sàn. Quyết định số 58/2002/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nưốc và Tổng công ty Nhà nước. Quyết định 151/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước. Quyết định 152/2005/QĐ-TTg của Thủ tưống Chính phủ về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nưóc. Quyết định 155/2004/QĐ-TTg của Thủ tưóng Chính phủ về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại công ty nhà nưóc và công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng công ty nhà nưốc. Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp. Quyết định số 1177 TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ. Quyết định số’ 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ. Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 về việc ban hành chế độ báo cáo tài chính. Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC của Bộ trưỏng Bộ Tài chính về việc ban hành và công bô" 4 chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 1). Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC của Bộ trưỏng Bộ Tài chính về việc ban hành và công bố 6 chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 2). Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC của Bộ trưỏng Bộ Tài chính về việc ban hành và công bố 6 chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 3). Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC của Bộ trưỏng Bộ Tài chính về việc ban hành và công bố 6 chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 4). Công văn 2926/TC/TCT của Bộ Tài chính về việc chứng từ, thuế đối vởi sản phẩm dịch vụ chuyển, góp vốn của doanh nghiệp. Kế toán công ty Trang 131 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TY VÀ KẾ TOÁN CÔNG TY 2 1.1.1 Sự ra đời và phát triển của các công ty 2 1.1.1.1. Khái niệm chung về công ty 2 1.1.1.2. Sự hình thành và phát triển các công ty trên thế giới 3 1.1.2. Phân loại công ty, đặc điểm kinh tế - pháp lý của công ty có ảnh hưởng đến hạch toán kế toán. 4 1.1.2.1 Phân loại công ty theo cơ sở thành lập, họat động và ra quyết định kinh doanh 5 1.1.2.2. Phân loại công ty theo trách nhiệm của chủ sở hữu đối với các khoản nợ phải trả của công ty 8 1.1.2.3. Phân loại công ty theo quy mô công ty 8 1.1.2.4. Phân loại công ty theo quan hệ giữa các công ty về vốn và cơ cấu tổ chức 9 1.1.3. Các loại hình công ty theo pháp luật Việt Nam 10 1.1.3.1. Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên 11 1.1.3.2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 11 1.1.3.3. Công ty cổ phần 12 1.1.3.4. Công ty hợp danh 12 1.1.3.5. Công ty tư nhân (doanh nghiệp tư nhân) 13 1.1.3.6. Công ty liên doanh 14 1.1.3.7. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 15 1.1.3.8. Hợp tác xã 15 1.1.3.9. Doanh nghiệp Nhà nước 15 1.1.3.10. Các loại hình doanh nghiệp khác 16 1.2. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN CÔNG TY 16 1.2.1. Khái niệm và đối tượng nghiên cứu của kế toán công ty 16 1.2.2. Vai trò và nhiệm vụ của kế toán công ty 17 1.2.2.1. Vai trò của kế toán công ty 17 1.2.2.2. Nhiệm vụ của kế toán công ty 18 1.2.3. Chế độ kế toán công ty 18 Kế toán công ty Trang 132 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 19 CHƯƠNG 2: KẾ TOÁN THÀNH LẬP CÔNG TY 20 2.1. CÁC QUY ĐỊNH KINH TẾ - PHÁP LÝ CHUNG VỀ THÀNH LẬP CÔNG TY 20 2.1.1. Quy trình thành lập công ty 20 2.1.2. Thủ tục thành lập doanh nghiệp 22 2.2. KẾ TOÁN CHI PHÍ THÀNH LẬP CÔNG TY 23 2.3. KẾ TOÁN GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY HỢP DANH 27 2.3.1. Tài khoản sử dụng 27 2.3.2. Phương pháp kế toán 27 2.4. KẾ TOÁN GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN 28 2.4.1. Tài khoản sử dụng 28 2.4.2. Phương pháp hạch toán 29 2.5. KẾ TOÁN GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN 32 2.5.1. Các khái niệm 32 2.5.2. Tài khoản sử dụng 35 TÓM TẮC CHƯƠNG 2 36 CHƯƠNG 3: KẾ TOÁN CÔNG TY CỔ PHẦN 37 3.1. KẾ TOÁN PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU 37 3.1.1. Kế toán phát hành lần đầu 37 3.1.2. Cổ phần bị thu hồi và tái phát hành 42 3.1.3. Phát hành qua tổ chức bao tiêu (bảo lãnh) 44 3.2. KẾ TOÁN BIẾN ĐỘNG VỐN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN 45 3.2.1. Kế toán tăng vốn trong công ty cổ phần 45 3.2.1.1. Kế toán tăng vốn bằng cách gọi thêm vốn góp của cổ đông hiện có 45 3.2.1.2. Kế toán tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu bổ sung 46 3.2.1.3. Kế toán tăng vốn do điều chuyển từ các nguồn vốn chủ sở hữu khác 47 3.2.1.4. Kế toán tăng vốn bằng cách chuyển đổi trái phiếu đã phát hành thành cổ phần 48 Kế toán công ty Trang 133 3.2.1.5. Kế toán tăng vốn do trả cổ tức bằng cổ phiếu 49 3.2.2. Kế toán giảm vốn trong công ty cổ phần 49 3.2.2.1. Kế toán giảm vốn để làm lành mạnh hoá tình hình tài chính 49 3.2.2.2. Kế toán giảm vốn do mua lại cổ phần của cổ đông 49 3.2.3. Kế toán tách, gộp cổ phiếu (cổ phần) 53 3.2.4. Kế toán chia cổ tức 54 3.2.4.1. Các vấn đề chung về chia cổ tức trong công ty cổ phần 54 3.2.4.2. Kế toán chia cổ tức 59 3.3. KẾ TOÁN TỔ CHỨC LẠI VÀ GIẢ THỂ CÔNG TY 60 3.3.1 Kế toán chia công ty 60 3.3.1.1. Những vấn đề chung về chia công ty 60 3.3.1.2. Kế toán công ty bị chia 62 3.3.1.3. Kế toán công ty được chia 63 3.3.2. Kế toán hợp nhất công ty 66 3.3.2.1. Những vấn đề chung về hợp nhất công ty 66 3.3.2.2. Kế toán tại công ty bị hợp nhất 67 3.3.3 Kế toán sáp nhập công ty 68 3.3.3.1. Những vấn đề chung về sáp nhập công ty 68 3.3.3.2. Kế toán tại công ty bị sáp nhập 68 3.3.3.3. Kế toán tại công ty nhận sáp nhập 69 3.3.4. Kế toán giải thể công ty 69 3.3.4.1. Thủ tục giải thể công ty 69 3.3.4.2. Phương pháp hạch toán giải thể công ty 70 TÁM TẮC CHƯƠNG 3 72 CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN TRÁI PHIẾU TRONG CÁC CÔNG TY 73 4.1 CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRÁI PHIẾU 73 4.1.1. Các loại trái phiếu 73 4.1.2. Ưu nhược điểm của đầu tư và phát hành trái phiếu 74 4.1.3. Giá phát hành trái phiếu 75 4.2 KẾ TOÁN PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU 77 Kế toán công ty Trang 134 4.2.1 Tài khoản sử dụng 77 4.2.2. Hạch toán phát hành trái phiếu theo mệnh giá 78 4.2.3. Kế toán phát hành trái phiếu cao hơn mệnh giá (có phụ trội) 80 4.2.4. Phát hành trái phiếu có chiết khấu 82 4.3. CHUYỂN ĐỔI TRÁI PHIẾU THÀNH CỔ PHIẾU 85 TÓM TẮC CHƯƠNG 4 87 CHƯƠNG 5: BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG CÁC CÔNG TY 88 5.1. TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG CÁC CÔNG TY 88 5.1.1. Khái niệm và mục tiêu của báo cáo tài chính 88 5.1.2. Các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính 89 5.1.3. Phân loại báo cáo tài chính 90 5.1.3.1. Phân loại báo cáo theo nội dung kinh tế 90 5.1.3.2. Phân loại theo phạm vi lập báo cáo 90 5.1.3.3. Phân loại theo đặc tính pháp lý của báo cáo 91 5.1.4. Nguyên tắc lập báo cáo tài chính 91 5.1.4.1. Nguyên tắc hoạt động liên tục 91 5.1.4.2. Nguyên tắc Cơ sở dồn tích 92 5.1.4.3. Nguyên tắc Nhất quán 92 5.1.4.4. Nguyên tắc trọng yếu và tập hợp 92 5.1.4.5. Nguyên tắt Bù trừ 93 5.1.4.6. Nguyên tắc có thể so sánh được 93 5.2. BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT 94 5.2.1. Khái niệm, vai trò và sự cần thiết của báo cáo tài chính hợp nhất 94 5.2.2. Hạn chế của báo cáo tài chính hợp nhất 96 5.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất 97 5.2.3.1. Cơ cấu tổ chức tập đoàn, quan hệ giữa các công ty mẹ với các công ty con và giữa các công ty con với nhau 97 5.2.3.2. Phạm vi hoạt động của tập đoàn – Phạm vi hợp nhất báo cáo 97 5.2.3.3. Các nhân tố khác 98 5.2.4. Nguyên tắc và phương pháp lập báo cáo tài chính hợp nhất 98 5.2.4.1. Các nguyên tắc chung 98 Kế toán công ty Trang 135 5.2.4.2. xác định quyền kiểm soát và phần lợi ích của công ty mẹ đối với công ty con 99 5.2.5. Bảng cân đối kế toán hợp nhất 102 5.2.6. Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất 110 5.2.7. Báo cáo lưu chuyển tiền hợp nhất 113 TÓM TẮC CHƯƠNG 5 113 PHỤ LỤC 1: HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP THEO QĐ 15 113 PHỤ LỤC 2: HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP THEO QĐ 48 122 PHỤ LỤC 3: DANH MỤC TÀI LIỆU VÀ CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY CÓ LIÊN QUAN 127
File đính kèm:
- giao_trinh_ke_toan_cong_ty.pdf