Giáo trình Hàn MIG/MAG cơ bản

1 Nguyên lý và phạm vi ứng dụng của phương pháp hàn MIG/MAG

Hàn hồ quang bằng điện cực nóng chảy trong môi trường khí bảo vệ là quá trình hàn nóng chảy trong đó nguồn nhiệt hàn được cung cấp bởi hồ quang tạo ra giữa điện cực nóng chảy (dây hàn) và vật liệu hàn, hồ quang và kim loại nóng chảy được bảo vệ khỏi tác dụng của môi trường xung quanh bởi một loại khí hoặc hỗn hợp khí. Tên gọi quốc tế là GMAW (Gas Metal Arc Welding).

 Khí bảo vệ có thể là khí trơ (Ar, He hoặc hỗn hợp Ar +He) không tác dụng với kim loại lỏng trong quá trình hàn hoặc các khí hoạt tính (CO2 , CO2 +O2 , CO2 +Ar ) có tác dụng chiếm chỗ và đẩy không khí ra khỏi vũng hàn.

 - Dây hàn được cấp tự động vào vùng hồ quang thông qua cơ cấu cấp dây, còn sự dịch chuyển hồ quang theo trục chiều dài mối hàn được thao tác bằng tay thì gọi là hàn hồ quang bán tự động trong môi trường khí bảo vệ. Nếu tất cả chuyển động cơ bản được cơ khí hoá thì được gọi là hàn hồ quang tự động trong môi trường khí bảo vệ.

 Hàn hồ quang bằng điện cực nóng chảy trong môi trường khí trơ (Ar, He) tiếng anh gọi là phương pháp hàn MIG (Metal Inert Gas ).

Hàn hồ quang bằng điện cực nóng chảy trong môi trường khí hoạt tính ((CO2; CO2 + O2; CO2 + Ar.)) tiếng anh gọi là phương pháp hàn MAG (Metal active gas)

 - Trong nền công nghiệp hiện đại, hàn hồ quang nóng chảy trong môi trường khí bảo vệ chiếm một vị trí rất quan trọng.

 - Nó không những hàn được những loại thép kết cấu thông thường mà còn có thể hàn được các loại thép không gỉ, thép chịu nhiệt, thép bền nóng, các hợp kim đặc biệt, các hợp kim nhôm, magiê, niken, đồng, các hợp kim có ái lực hoá học mạnh với oxy.

 

doc 45 trang kimcuc 9680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Hàn MIG/MAG cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Hàn MIG/MAG cơ bản

Giáo trình Hàn MIG/MAG cơ bản
LỜI NÓI ĐẦU
Nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng hàn MIG/MAG cho học viên. Cuốn giáo trình Hàn MIG/MAG cơ bản được biên soạn dựa theo chương trình khung trình độ trung cấp nghề của bộ lao động thương binh và xã hội.
Với nội dung thực hành được sắp xếp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp cùng với các vị trí hàn 1G, 1F, 2F, 3F. Giáo trình được áp dụng để đào tạo theo mô đun cho các học viên trình độ trung cấp nghề hàn. Ngoài ra, có thể sử dụng giáo trình cho để đào tạo cho các học viên hệ sơ cấp nghề có nhu cầu học nâng cao tay nghề với thời gian đào tạo từ 3 tháng đến dưới 1 năm.
Giáo trình gồm 6 bài, trong đó:
– Bài 01: Những kiến thức cơ bản khí hàn MIG, MAG.
– Bài 02: Vận hành máy hàn MIG, MAG
– Bài 03: Hàn liên kết góc thép các bon thấp – vị trí hàn (1F)
– Bài 04: Hàn giáp mối thép các bon thấp - Vị trí hàn (1G)
– Bài 05: Hàn liên kết góc thép các bon thấp – vị trí hàn (2F)
– Bài 06: Hàn liên kết góc thép các bon thấp – vị trí hàn (3F)
Trong quá trình biên soạn giáo trình, tác giả đã vận dụng những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy thực hành của bản thân, ngoài ra tác giả còn tham khảo nhiều tài liệu, giáo trình liên quan của các tác giả trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, những hiểu biết cũng như kinh nghiệm của bản thân tác giả còn hạn chế nên cuốn giáo trình này chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành từ phía các đồng nghiệp để cuốn giáo trình này ngày càng hoàn thiện hơn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học!
Mọi đóng góp xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ Bộ môn Hàn – Khoa Cơ khí – Trường Trung cấp Nghề Kon Tum.
Xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ
CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH MÔĐUN
HÀN MIG/MAG CƠ BẢN
Mã mô đun
MĐ 17
Tên môđun
Hàn MIG/MAG cơ bản
Thời lượng (giờ)
Lý thuyết
30
Thực hành
90
Tổng số
120
Mục tiêu môđun
 Nhằm trang bị cho người học có đầy đủ năng lực làm việc tại các cơ sở sản xuất, trong và ngoài nước. Thực hiện hàn được vật liệu thép các bon, thép hợp kim, kim loại màu ở vị trí hàn cơ bản, cho các kết cấu vì kèo, dầm cầu, đóng tàu, bình chứatrên các thiết bị hàn MIG/MAG, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, đồng thời sửa chữa được các hư hỏng đơn giản của máy hàn MIG/MAG và phòng ngừa được các khuyết tật của mối hàn, kết cấu hàn hiệu quả, an toàn, vệ sinh công nghiệp.
Vị trí mô đun
Học xong các môđun MH07 ÷ MH12, 
Các môđun MĐ13 ÷ MĐ16
Mục tiêu thực hiện
Sau khi học xong môđun này người học sẽ có khả năng: 
Trình bày chính xác cấu tạo và nguyên lý làm việc của thiết bị hàn MIG, MAG.
Giải thích đầy đủ thực chất, đặc điểm, công dụng của phương pháp hàn MIG, MAG. 
Nhận biết đúng các loại vật liệu dùng trong công nghệ hàn MIG, MAG.
Vận hành, sử dụng thành thạo các loại thiết bị dụng cụ hàn MIG, MAG.
Chọn chế độ hàn phù hợp với chiều dày và tính chất của vật liệu. 
Hàn các mối hàn cơ bản ở vị trí hàn 1G, 1F, 2F, 3F đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
Giải thích rõ các nguyên tắc an toàn và vệ sinh phân xưởng khi hàn hồ quang trong môi trường khí bảo vệ.
Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỷ, chính xác, trung thực của Học sinh. 
* NỘI DUNG MÔ ĐUN
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Số
TT
Tên các bài trong mô đun
Thời gian
Tổng số
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra*
1
Những kiến thức cơ bản khí hàn MIG, MAG.
15
15
2
Vận hành máy hàn MIG, MAG
2
1
1
3
Hàn liên kết góc thép các bon thấp – vị trí hàn (1F) 
16
2
13
1
4
Hàn giáp mối thép các bon thấp - Vị trí hàn (1G)
21
2
18
1
5
Hàn liên kết góc thép các bon thấp – vị trí hàn (2F) 
16
2
13
1
6
Hàn liên kết góc thép các bon thấp – vị trí hàn (3F) 
16
2
13
1
7
Kiểm tra kết thúc Mô đun
4
4
Cộng
90
24
58
8
2 Nội dung chi tiết
Bài 01
NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN KHI HÀN MIG/MAG
Giới thiệu:
	Những kiến thức cơ bản khi hàn MIG/MAG là một bài kiến thức cơ bản nằm trong hệ thống các bài thuộc môđun Hàn MIG/MAG cơ bản của chương trình môn học nghề hàn hệ trung cấp nghề. Bài học cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản khi hàn MIG/MAG. Trong quá trình học, người học phải tiếp thu kiến thức về khái niệm hàn MIG/MAG, vật liệu hàn, thiết bị hàn MIG/MAG, công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau khi học xong bài này người học sẽ có khả năng:
Giải thích đúng nguyên lý, công dụng của phương pháp hàn MIG, MAG.
Trình bày đầy đủ các loại khí bảo vệ, các loại dây hàn.
Liệt kê các loại dụng cụ thiết bị dùng trong công nghệ hàn MIG, MAG.
Nhận biết các khuyết tật trong mối hàn khi hàn MIG, MAG. 
- Trình bày đầy đủ mọi ảnh hưởng của quá trình hàn hồ quang trong môi trường khí bảo vệ tới sức khoẻ công nhân hàn.
Thực hiện tốt công tác an toàn lao động và vệ sinh phân xưởng.
II. NỘI DUNG CỦA BÀI:
 	 - Nguyên lý và phạm vi ứng dụng của phương pháp hàn MIG/MAG.
 - Đặc điểm, phạm vi ứng dụng.
 - Vật liệu hàn MIG/MAG.
 - Thiết bị hàn MIG/MAG.
 - Các dạng khuyết tật, nguyên nhân, cách phòng ngừa.
 - Quy định an toàn khi hàn MIG/MAG.
1. Công tác chuẩn bị:
	1.1. Vật liệu:
	- Dây hàn MIG/MAG.
	- Bình khí co2, khí Ar
	1.2. Thiết bị:
	- Máy hàn MIG/MAG TA350i
	- Đồng hồ đo áp.
	- Súng hàn.
	- Ống dẫn dây hàn.
	1.3. Điều kiện an toàn:
	- Mặt bằng thực tập bố trí gọn gàng, nơi làm việc có đủ ánh sáng.
	- Nền xưởng khô ráo, máy hàn đảm bảo các đầu nối tiếp điện an toàn.
2. Nội dung thực hiện:
2.1 Nguyên lý và phạm vi ứng dụng của phương pháp hàn MIG/MAG
Hàn hồ quang bằng điện cực nóng chảy trong môi trường khí bảo vệ là quá trình hàn nóng chảy trong đó nguồn nhiệt hàn được cung cấp bởi hồ quang tạo ra giữa điện cực nóng chảy (dây hàn) và vật liệu hàn, hồ quang và kim loại nóng chảy được bảo vệ khỏi tác dụng của môi trường xung quanh bởi một loại khí hoặc hỗn hợp khí. Tên gọi quốc tế là GMAW (Gas Metal Arc Welding).
	Khí bảo vệ có thể là khí trơ (Ar, He hoặc hỗn hợp Ar +He) không tác dụng với kim loại lỏng trong quá trình hàn hoặc các khí hoạt tính (CO2 , CO2 +O2 , CO2 +Ar) có tác dụng chiếm chỗ và đẩy không khí ra khỏi vũng hàn. 	
Hình 1. Sơ đồ nguyên lý hàn hồ quang bằng điện cực nóng chảy trong môi trường khí bảo vệ 
 - Dây hàn được cấp tự động vào vùng hồ quang thông qua cơ cấu cấp dây, còn sự dịch chuyển hồ quang theo trục chiều dài mối hàn được thao tác bằng tay thì gọi là hàn hồ quang bán tự động trong môi trường khí bảo vệ. Nếu tất cả chuyển động cơ bản được cơ khí hoá thì được gọi là hàn hồ quang tự động trong môi trường khí bảo vệ.
	Hàn hồ quang bằng điện cực nóng chảy trong môi trường khí trơ (Ar, He) tiếng anh gọi là phương pháp hàn MIG (Metal Inert Gas ).
Hàn hồ quang bằng điện cực nóng chảy trong môi trường khí hoạt tính ((CO2; CO2 + O2; CO2 + Ar..)) tiếng anh gọi là phương pháp hàn MAG (Metal active gas)
 - Trong nền công nghiệp hiện đại, hàn hồ quang nóng chảy trong môi trường khí bảo vệ chiếm một vị trí rất quan trọng.
 - Nó không những hàn được những loại thép kết cấu thông thường mà còn có thể hàn được các loại thép không gỉ, thép chịu nhiệt, thép bền nóng, các hợp kim đặc biệt, các hợp kim nhôm, magiê, niken, đồng, các hợp kim có ái lực hoá học mạnh với oxy.
2.2. Vật liệu và thiết bị hàn MAG, MIG
 2.3.1 Vật liệu hàn.
 a, Dây hàn.
 - Khi hàn MAG, thường sử dụng dây hàn có đường kính từ 0,8 đến 2,4 mm.
 - Sự ổn định của quá trình hàn, cũng như chất lượng của liên kết hàn phụ thuộc nhiều vào tình trạng bề mặt dây hàn, vì thế cần chú ý đến việc bảo quản, cất giữ và biện pháp làm sạch dây hàn nếu dây hàn bị bẩn , gỉ.
 - Một trong những cách giải quyết đó là sử dụng dây hàn có lớp mạ đồng. Dây mạ đồng có tác dụng nâng cao chất lượng bề mặt và khả năng chống gỉ, đồng thời nâng cao tính ổn định của quá trình hàn. 
b, Khí bảo vệ.
 - Khí Ar tinh khiết thường được dùng để hàn vật liệu kim loại nói chung.
 - Khí He tinh khiết chủ yếu sử dụng khi hàn các vật hàn có kích thước lớn hoặc các vật liệu có tính dẫn nhiệt cao như Al, Mg, Cu
 - Khi hàn các hợp kim chứa Fe có thể bổ sung thêm O2 hoặc CO2 vào Ar để khắc phục các khuyết tật như lõm khuyết, bắn toé và hình dạng mối hàn không đồng đều.
 - CO2 được sử dụng rộng rãi để hàn thép cacbon và thép hợp kim thấp, do giá thành thấp, mối hàn ổn định, cơ tính liên kết hàn đạt yêu cầu, tốc độ hàn cao và độ ngấu sâu.
2.3.2: Thiết bị hàn.
 - Hệ thống thiết bị hàn gồm: Nguồn điện hàn,cơ cấu cấp dây hàn tự động, mỏ hàn hay súng hàn đi cùng các đường dẫn khí, dẫn dây hàn và cáp điện, chai chứa khí bảo vệ kèm theo đồng hồ đo, lưu lượng kế và van khí. ( Hình 1)
Cáp nối mát
Khí hàn MAG
Nguồn cấp điện
Dây hàn
Bộ cấp dây hàn
Mỏ hàn
Phôi hàn
h
Hình 2: Sơ đồ thiết bị hàn MIG, MAG
 + Nguồn điện hàn thông thường là nguồn điện một chiều DC.
 + Bộ cấp dây hàn có nhiệm vụ đưa dây vào vùng hàn với tốc độ tương ứng với dòng điện đã chọn.
Hình 3: Bộ cấp dây
 - Công tắc điều khiển
 - Dây dẫn điện hàn
+ Súng hàn bao gồm các chi tiết sau:	
 - Ống dây dẫn. 
 - Mỏ phun khí
 - Ống dẫn dây điện cực
 - Ống dẫn khí bảo vệ - Ống dẫn nước làm nguội (đối với loại làm nguội bằng nước)	
Hình 4: Súng hàn( Mỏ hàn)
 + Van chỉnh áp khí bảo vệ, thiết bị hàn cần cung cấp khí bảo vệ với áp suất và lưu lượng không đổi. Van chỉnh áp đảm nhiệm vai trò đó. Có các loại van một cấp hoặc hai cấp, có hay không trang bị lưu lượng kế. Loại hai cấp cho áp suất và lưu lượng khí cung cấp đều hơn loại một cấp.
 + Ống dẫn dây hàn là bộ phận định vị và hướng dẫn dây hàn từ bánh xe cấp dây đến contact tip(bép tiếp điên). Trong quá trình hàn cần bảo đảm việc cấp dây điều đặn thì hồ quang mới cháy ổn định. Dây hàn bị vặn xoắn, gấp khúc phải loại bỏ không được dùng để tránh bị kẹt dây. Đường kính và vật liệu ống dẫn dây rất quan trọng đối với quá trình hàn, ống dẫn bằng thép dùng cho các vật liệu cứng như thép, inox trong khi ống nilon được dùng cho các vật liệu mềm như nhôm, magnesium, đồng. khi hàn cần chú ý tránh bẻ gấp khúc ống dẫn để không bị kẹt dây. Đối với mỗi cỡ dây cần dùng ống dẫn thích hợp.
Hình 5: Ống dẫn dây hàn
2.4, Các dạng khuyết tật xảy ra khi hàn MIG/MAG và cách phòng ngừa.
2.4.1 Khó mồi hồ quang:
 * Nguyên nhân:
 - Nối điện hoặc mát không tốt.
 - Hết gas.
 - Sai cực tính.
 - Chưa mở Gas.
 - Mạch điều khiển hỏng. (Electrode +, Chi tiết -).
 * Phòng ngừa:
- Kiểm tra van khí.
 - Thay bình khí mới.
 - Cực tính phải là DCEP.
 - Kiểm tra mạch điều khiển, thay các linh kiện bị hỏng.
 - Kiểm tra mát.
2.4.2 Cháy dây và hồ quang thất thường.
 * Nguyên nhân:
 - Bánh xe cấp dây không đúng cỡ, bánh xe ép dây không đủ áp lực.
 - Bánh xe ép dây căng quá.
 - Tốc độ cấp dây quá chậm.
 - Điện áp nguồn không ổn định.
 - Sai cực tính.
 - Súng hàn bị nóng.
 - Ống dẫn dây bị dơ hoặc mòn.
 * Phòng ngừa:
 - Kiểm tra cỡ bánh xe cấp dây và hiệu chỉnh áp lực cho đúng.
 - Tăng áp lực hoặc giảm áp lực phù hợp.
 - Tăng tốc độ cấp dây.
 - Kiểm tra điện áp cung cấp.
 - Kiểm tra cực tính là DCEP (Dây hàn +, Chi tiết -).
 - Thay súng có công suất lớn hơn (Hầu hết súng có dòng lớn hơn 200 amps phải làm nguội bằng nước).
 - Kiểm tra hê thống nước làm nguội
Bô lọc hoặc nguồn cấp nước
 - Thay ống dẫn dây
2.4.3 Rỗ Khí.
 * Nguyên nhân: 
 - Khí cấp không đủ.
 - Dây hàn bị bẩn, ôxy hóa.
 - Khí bảo vệ ẩm, dây dẫn khí bị bẩn.
 - Chi tiết bị dính dầu.
 - Tốc độ nguội mối hàn lớn.
 * Phòng ngừa:
 - Điều chỉnh lưu lượng khí phù hợp.
 - Bảo quản dây hàn nơi khô thoáng.
 - Thay ống dẫn mới.
 - Làm sạch chi tiết trước khi hàn.
 - Giảm tốc độ nguội cho mối hàn.
2.4.4 Mối hàn bị bẩn.
 * Nguyên nhân:
 - Không đủ khí bảo vệ.
 - Dây hàn bị bẩn.
 - Chi tiết hàn bị bẩn.
 * Phòng ngừa:
 - Tăng lưu lượng khí bảo vệ. 
 - Bảo quản dây hàn nơi khô thoáng
 - Làm sạch chi tiết trước khi hàn.
2.4.5 Mối hàn không ngấu.
 * Nguyên nhân:
 - Tốc độ hàn nhanh.
 - Dòng hàn quá thấp.
 - Hồ quang quá dài.
 - Góc độ không đúng.
 * Phòng ngừa: 
 - Giảm tốc độ hàn.
 - Tăng dòng hàn hợp lý.
 - Giảm chiều dài cột hồ quang.
 - Điều chỉnh góc độ hàn hợp lý.
2.4.6 Dây cấp nguồn hàn quá nóng.
 * Nguyên nhân:
 - Cỡ dây cung cấp không đủ lớn.
 - Dây cấp nguồn quá dài.
 - Làm nguội không đủ.
 - Các chỗ nối dây bị lỏng.
 * Phòng ngừa:
 - Kiểm tra và thay thế cỡ dây phù hợp.
 - Kiểm tra và dùng cỡ dây phù hợp.
 - Tăng lưu lượng nước làm nguội.
 - Kiểm tra và siết chặt.
2.5. Những quy định an toàn trong hàn MIG, MAG
 - Phải đặt các bình khí cách vị trí hàn và các nguồn nhiệt khác có ngọn lửa hở một khoảng cách ít nhất là 10m.
 - Cấm sử dụng các chai bị nứt, bị hỏng..
 - Cấm dùng các chai có ren hở khí.
 - Cấm dùng các van giảm áp có ren không thích hợp ở những chỗ có mối ghép bằng ren.
 - Loại bỏ những vật liệu dễ cháy ra khỏi vị trí làm việc.
 - Kiểm tra độ bền, độ kín của các chai khí, van khí.
 - Để những chai khí tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.
 - Trang bị bảo hộ lao động đầy đủ , an toàn.
 - Sau khi làm việc phải khóa chặt các van khí, vệ sinh phân xưởng sạch sẽ
Bài 02: VẬN HÀNH THIẾT BỊ HÀN MIG, MAG
Giới thiệu:
	Vận hành thiết bị hàn MIG/MAG là một bài tập cơ bản nằm trong hệ thống các bài thuộc môđun Hàn MIG/MAG cơ bản của chương trình môn học nghề hàn hệ trung cấp nghề. Bài học cung cấp cho người học nguyên lý, cách kết nối, vận hành máy hàn MIG/MAG. Trong quá trình học, người học phải tiếp thu kiến thức về nguyên lý hàn MIG/MAG, kết nối hệ thống hàn MIG/MAG, cách vận hành máy hàn MIG/MAG TA 350i, công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp.
Mục tiêu bài học:
Sau khi học xong bài này người học sẽ có khả năng:
 - Chuẩn bị được đầy đủ dụng cụ để vận hành.
Trình bày đúng nguyên lý làm việc của thiết bị hàn MIG, MAG
Vận hành, sử dụng thành thạo máy hàn, dụng cụ hàn MIG, MAG
Chọn được chế độ hàn: Đường kính dây hàn, cường độ dòng điện, điện thế hồ quang, tốc độ hàn, lưu lượng khí bảo vệ phù hợp với chiều dày và tính chất của vật liệu.
Thao tác tháo lắp dây, mỏ hàn, van giảm áp, ống dẫn khí, chai chứa khí, chuẩn bị đầu dây hàn thành thạo.
Nội dung chính:
 	 - Sơ đồ nguyên lý hàn MIG/MAG
 - Kết nối hệ thống hàn MIG/MAG
 - Chế độ hàn MIG/MAG
 - Vận hành thiết bị hàn MIG/MAG
 - An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.
1. Công tác chuẩn bị:
1.1, Nguyên vật liệu.
 	 - Thép tấm CT3, S = 5 mm
 	 - Dây hàn MAG, khí CO2
	1.2. Thiết bị, dụng cụ:
- Cơ cấu cấp dây hàn tự động.
 	- Mỏ hàn hay súng hàn đi cùng các đường dẫn khí. 
- Dẫn dây hàn và cáp điện.
- Chai chứa khí bảo vệ kèm theo đồng hồ đo, lưu lượng kế và van khí.
 - Kìm rèn
 - Mỏ lết
 - Mặt nạ hàn
 - Găng tay, 
 - Tuốc nơ vít, 
 - Kìm cắt dây, 
 - Bàn ghế hàn, 
 - Phôi hàn
	1.3. Điều kiện an toàn:
	- Mặt bằng thực tập bố trí gọn gàng, nơi làm việc có đủ ánh sáng.
	- Nền xưởng khô ráo, máy hàn đảm bảo các đầu nối tiếp điện an toàn.
	- Bảo hộ lao động đầy đủ, an toàn.
2. Trình tự thực hiện:
	2.1: Sơ đồ nguyên lý hàn MIG/MAG
Hình 2-1: Sơ đồ nguyên lý hàn MIG/MAG
	Dây hàn được cấp tự động vào vùng hồ quang thông qua cơ cấu cấp dây, khí bảo vệ được dẫn theo dây cấp khí đi qua chụp khí bảo vệ mối hàn, còn sự dịch chuyển hồ quang dọc theo chiều dài mối hàn được thao tác bằng tay thì gọi là hàn hồ quang bán tự động trong môi trường khí bảo vệ. Nếu tất cả chuyển động cơ bản được cơ khí hoá thì được gọi là hàn hồ quang tự động trong môi trường khí bảo vệ. 
	2.2 Kết nối hệ thống hàn MIG/MAG
a, Đấu nguồn điện vào.
 	- Trước khi đấu ta phải kiểm tra công tắc nguồn.
 	- Tiến hành đấu dây vào nguồn 380V
 	- Lắp dây mát vào vị trí tương ứng.
 	- Kẹp mát vào bàn hàn.
 b, Lắp dây hàn.
 - Lắp ... n vào bản vẽ ta thấy:
Chiều dài của chi tiết là 250±1
Chiều rộng của tấm đáy là 60±1
Chiều rộng của tấm vách là 30 ±1
Chiều dày vật liệu 5±0.1
Khoảng cách khe hở giữa 2 phôi là 0,8÷1 (mm)
Cạnh mối hàn góc k = 6÷8 (mm)
	* Yêu cầu kỹ thuật:
- Mối hàn sâu ngấu.
- Liên kết ít biến dạng.
- Đúng kích thước bản vẽ.
2.2, Chuẩn bị phôi
 - Nắn thẳng và làm sạch phôi sau khi cắt.
 - Làm sạch bavia, gỉ sắt bằng phương pháp cơ khí như dùng bàn chải sắt, giấy nhám.
- Kiểm tra kích thước phôi
 250x30x5 
 250x60x5
- Số lượng 2 phôi/ 1 học sinh.
Hình 6-2: Chuẩn bị phôi
2.3, Chọn chế độ hàn
Theo bảng 3-5, trang 101, sách giáo trình công nghệ hàn (chế độ hàn góc bán tự động trong môi trường khí bảo vệ là khí co2), với dây hàn 0,8 mm thì chế độ hàn như sau : 
 - Số lớp hàn: 1
 - Cường độ dòng điện hàn: 60÷120 (A)
 - Điện áp hàn 18÷20 (V)
 - Tốc độ hàn: 16 ÷20 (m/h)
 - Tầm với điện cực: 8÷12 (mm).
 - Lưu lượng khí bảo vệ: 6÷8 (l/ph).
2.4,Gá phôi hàn. 
 - Đặt chi tiết vào đồ gá, định vị và kẹp chặt phôi.
 - Gá sao cho 2 tấm đảm bảo vuông góc với nhau
 - Giữ khoảng cách khe hở giữa 2 phôi là 1÷2 (mm).
 - Bật công tắc nguồn.
 - Hàn đính mặt thứ nhất theo thứ tự các điểm 1, 2
 - Chiều dài mối hàn đính 15÷20 (mm).
 - Khoảng cách giữa các mối hàn đính từ 180÷200 (mm).
 - Khoảng cách từ đầu mút chi tiết vào mối hàn đính 
10÷15 (mm).
Hình 6-3: Gá phôi hàn
2.5, Hàn. 
a, Hàn mặt thứ hai.
 - Đặt phôi hàn lên bàn hàn sao cho mối hàn được thực hiện ở vị trí hàn bằng.
 - Dùng kìm nhọn để cắt dây hàn đảm bảo tầm với điện cực từ 8÷12 (mm). 
Chụp khí
Pép tiếp điện
Tầm với điện cực hàn
Dây hàn
Hình 6-4: Tầm với điện cực hàn
- Cầm mỏ hàn ở tư thế ngón trỏ bóp cò, cầm mỏ hàn sao cho dây hàn duỗi thẳng không bị gấp hay rối dây.
 - Đeo găng tay và kính hàn trước khi gây hồ quang.
 - Khi bắt đầu gây hồ quang tựa chụp khí vào vật hàn sao cho đầu dây hàn cách vật hàn từ 1÷2 mm.
- Gây hồ quang ở vị trí đầu của đường hàn từ phải qua trái.
 (Sử dụng phương pháp hàn trái dể hàn)
 - Tiến hành bóp cò, gây hồ quang cách điểm bắt dầu hàn từ 10 ÷15 mm, sau khi hồ quang phát sáng thì đưa nhanh mỏ hàn về vị trí đầu của đường hàn và giữ góc độ mỏ hàn α = 750÷800
β = 450 
α = 750 ÷ 800 
Hình 6-5: Góc độ mỏ hàn
 - Mỏ hàn nằm trong mặt phẳng phân giác của góc hàn b = 450
 - Di chuyển mỏ hàn theo hình bán nguyệt hoặc hình răng cưa.
Hình 6-6: Dao động que hàn theo hình bán nguyệt .
Hình 6-7: Dao động que hàn theo hình răng cưa.
- Khi hàn nối, gây hồ quang ở điểm thấp nhất của vũng hàn sau đó đưa lên điểm cao nhất của vũng hàn và dịch chuyển mỏ hàn theo hình răng cưa hoặc hình bán nguyệt.
 - Đến cuối đường hàn dịch chuyển mỏ hàn ngược về sau 5÷10 mm để lấp đầy vũng hàn.
b, Hàn mặt thứ nhất: Thực hiện tương tự hàn mặt thứ hai.
3, Làm sạch và kiểm tra.
 - Tiến hành làm sạch mối hàn bằng bàn chải sắt, dũa.
 - Dùng mắt quan sát và kiểm tra chất lượng mối hàn. 
 - Dùng dưỡng kiểm tra kích thước mối hàn.
4, Các dạng sai hỏng – Nguyên nhân – Cách phòng ngừa.
4.1, Mối hàn không ngấu. 
 	* Nguyên nhân:
 	 - Dòng điện hàn quá nhỏ hoặc tốc độ hàn quá nhanh.
 	 - Góc độ hàn không hợp lý.
 	- Chiều dài cột hồ quang lớn.
* Phòng ngừa:
 	- Tăng cường độ dòng hàn hợp lý và giảm tốc độ hàn.
 	 - Điều chỉnh góc độ mỏ hàn hợp lý 
 	 - Rút ngắn cột hồ quang hợp lý.
4.2. Mối hàn rỗ khí
 	* Nguyên nhân: 
 	- Khí cấp không đủ.
 	- Dây hàn bị bẩn, ôxy hóa.
 	- Khí bảo vệ ẩm, dây dẫn khí bị bẩn.
 	- Chi tiết bị dính dầu.
 	- Tốc độ nguội mối hàn lớn.
 	* Phòng ngừa:
 	- Điều chỉnh lưu lượng khí phù hợp.
 	- Bảo quản dây hàn nơi khô thoáng.
 	- Thay ống dẫn mới.
 	- Làm sạch chi tiết trước khi hàn.
 	- Giảm tốc độ nguội cho mối hàn.
Bài 07: HÀN GÓC CÓ VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ HÀN BẰNG (MIG/MAG)
Giới thiệu:
	Hàn góc có vát mép ở vị trí hàn bằng MIG/MAG là một bài tập cơ bản nằm trong hệ thống các bài thuộc môđun Hàn MIG/MAG cơ bản của chương trình môn học nghề hàn hệ trung cấp nghề. Bài tập này được thực hiện sau khi học sinh đã thực hiện được các thao tác hàn góc không vát mép thành thạo, bài tập này nhằm cung cấp cho người học kiến thức, kỹ năng cần thiết khi thực hiện mối hàn góc có vát mép ở vị trí hàn bằng MIG/MAG. Trong quá trình học, người học phải tiếp thu kiến thức cơ bản về hàn góc có vát mép ở vị trí hàn bằng MIG/MAG, phải luyện tập các thao tác hàn góc có vát mép ở vị trí bằng (MIG/MAG) thành thạo, tuân thủ công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp.
Mục tiêu bài học:
 Sau khi học xong bài này người học sẽ có khả năng:
- Chuẩn bị được phôi hàn, thiết bị và dụng cụ hàn MIG/MAG đầy đủ, hợp lý.
- Chọn được chế độ hàn, lưu lượng khí phù hợp với chiều dày vật liệu, kiểu liên kết hàn góc.
- Thực hiện được các thao tác hàn góc thành thạo. 
- Hàn được mối hàn góc có vát mép ở vị trí hàn bằng (MIG/MAG) đảm bảo độ sâu ngấu, đúng kích thước bản vẽ, liên kết ít biến dạng, không rỗ khí, lẫn xỉ.
- Thực hiện tốt công tác an toàn, vệ sinh công nghiệp.
Nội dung chính:
 	 - Đọc bản vẽ
 - Chuẩn bị phôi hàn góc có vát mép
 - Chọn chế độ hàn MIG/MAG
	- Gá phôi hàn góc
 - Kỹ thuật hàn góc có vát mép ở vị trí hàn bằng.
 - An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.
1. Công tác chuẩn bị:
1.1, Nguyên vật liệu.
 	 - Thép tấm CT3, s = 5mm
 	 - Khí co2 và hỗn hợp của chúng co2 + o2...
 	 - Dây hàn MIG/MAG.
	1.2. Thiết bị, dụng cụ:
- Cơ cấu cấp dây hàn tự động.
 	- Mỏ hàn hay súng hàn đi cùng các đường dẫn khí. 
- Dẫn dây hàn và cáp điện.
- Chai chứa khí bảo vệ kèm theo đồng hồ đo, lưu lượng kế và van khí.
 - Máy hàn MIG/MAG TA 350i
 - Kìm rèn
 - Kìm cắt dây
 - Mỏ lết
 - Tuốc nơ vít
 - Mặt nạ hàn
 - Găng tay
 - Thước lá
 - Bàn ghế hàn
 - Đồ gá hàn
 - Dưỡng kiểm tra kích thước mối hàn
	1.3. Điều kiện an toàn:
	- Mặt bằng thực tập bố trí gọn gàng, nơi làm việc có đủ ánh sáng.
	- Nền xưởng khô ráo, máy hàn đảm bảo các đầu nối tiếp điện an toàn.
	- Bảo hộ lao động đầy đủ, an toàn.
2. Trình tự thực hiện.
	2.1 Đọc bản vẽ:
Hình 7-1: Bản vẽ chi tiết hàn
Nhìn vào bản vẽ ta thấy:
Chiều dài của chi tiết là 250±1
Chiều rộng của tấm đáy là 60±1
Chiều rộng của tấm vách là 30 ±1
Chiều dày vật liệu 5±0.1
Khoảng cách khe hở giữa 2 phôi là 0,8÷1 (mm)
Cạnh mối hàn góc k = 10÷12(mm)
	* Yêu cầu kỹ thuật:
- Mối hàn sâu ngấu.
- Liên kết ít biến dạng.
- Đúng kích thước bản vẽ.
2.2, Chuẩn bị phôi
 - Nắn thẳng và làm sạch phôi sau khi cắt.
 - Làm sạch bavia, gỉ sắt bằng phương pháp cơ khí như dùng bàn chải sắt, giấy nhám.
Hình 7-2: Chuẩn bị phôi
- Kiểm tra kích thước phôi
 250x30x5 
 250x60x5
- Số lượng 2 phôi/ 1 học sinh.
2.3, Chọn chế độ hàn
Theo bảng 3-5, trang 101, sách giáo trình công nghệ hàn (chế độ hàn góc bán tự động trong môi trường khí bảo vệ là khí co2), với dây hàn 0,8 mm thì chế độ hàn như sau : 
 - Số lớp hàn: 3
 - Cường độ dòng điện hàn: 60÷120 (A)
 - Điện áp hàn 18÷20 (V)
 - Tốc độ hàn: 16 ÷20 (m/h)
 - Tầm với điện cực: 8÷12 (mm).
 - Lưu lượng khí bảo vệ: 6÷8 (l/ph).
2.4,Gá phôi hàn. 
 - Đặt chi tiết vào đồ gá, định vị và kẹp chặt phôi.
 - Gá sao cho 2 tấm đảm bảo vuông góc với nhau
 - Giữ khoảng cách khe hở giữa 2 phôi là 1÷2 (mm).
 - Bật công tắc nguồn.
 - Hàn đính mặt thứ nhất theo thứ tự các điểm 1, 2
 - Chiều dài mối hàn đính 15÷20 (mm).
 - Khoảng cách giữa các mối hàn đính từ 180÷200 (mm).
 - Khoảng cách từ đầu mút chi tiết vào mối hàn đính 10÷15 (mm).
Hình 7-3: Gá phôi hàn
2.5, Hàn. 
a, Hàn mặt thứ hai. 
 * Hàn lớp thứ nhất:
 - Đặt phôi hàn lên bàn hàn sao cho mối hàn được thực hiện ở vị trí hàn bằng.
 - Dùng kìm nhọn để cắt dây hàn đảm bảo tầm với điện cực từ 8÷12 (mm). 
Chụp khí
Pép tiếp điện
Tầm với điện cực hàn
Dây hàn
Hình 7-4: Tầm với điện cực hàn
 - Cầm mỏ hàn ở tư thế ngón trỏ bóp cò, cầm mỏ hàn sao cho dây hàn duỗi thẳng không bị gấp hay rối dây.
 - Đeo găng tay và kính hàn trước khi gây hồ quang.
 - Khi bắt đầu gây hồ quang tựa chụp khí vào vật hàn sao cho đầu dây hàn cách vật hàn từ 1÷2 mm.
 - Sử dụng phương pháp hàn trái để hàn.
 - Tiến hành bóp cò, gây hồ quang cách điểm bắt dầu hàn từ 10 ÷15 mm, sau khi hồ quang phát sáng thì đưa nhanh mỏ hàn về vị trí đầu của đường hàn và giữ góc độ mỏ hàn α = 750÷800
β = 450 
α = 750 ÷ 800 
Hình 7-5: Góc độ mỏ hàn
 - Mỏ hàn nằm trong mặt phẳng phân giác của góc hàn b = 450
 - Di chuyển mỏ hàn theo đường thẳng.
 - Khi hàn nối, gây hồ quang ở điểm thấp nhất của vũng hàn sau đó đưa lên điểm cao nhất của vũng hàn và dịch chuyển mỏ hàn theo hình răng cưa hoặc hình bán nguyệt.
 - Đến cuối đường hàn dịch chuyển mỏ hàn ngược về sau 5÷10 mm để lấp đầy vũng hàn.
* Hàn lớp thứ hai: 
 Thực hiện các kỹ thuật hàn tương tự hàn lớp thứ nhất nhưng chú ý một số điểm như sau:
Hình 7-6: Góc độ mỏ hàn khi hàn lớp thứ 2
500
Góc độ mỏ hàn như hình vẽ.
Phương pháp di chuyển mỏ hàn theo hình răng cưa hoặc hình bán nguyệt.
Thực hiện hàn ngược chiều so với đường hàn thứ nhất.
Hình 7-7: Dao động que hàn theo hình bán nguyệt.
Hình 7-8: Dao động que hàn theo hình răng cưa.
* Hàn lớp thứ 3: 
 Thực hiện các kỹ thuật hàn tương tự lớp thứ 2 nhưng khác về góc độ mỏ hàn.
 - Góc độ mỏ hàn khi hàn lớp thứ 3 như hình vẽ.
300
Hình 7-9: Góc độ mỏ hàn khi hàn lớp thứ 3
 - Thực hiện hàn ngược chiều so với đường hàn thứ hai.
b, Hàn mặt thứ nhất: Thực hiện tương tự các lớp hàn mặt thứ hai.
3, Làm sạch và kiểm tra.
 - Tiến hành làm sạch mối hàn bằng bàn chải sắt, dũa.
 - Dùng mắt quan sát và kiểm tra chất lượng mối hàn. 
 - Dùng dưỡng kiểm tra kích thước mối hàn.
4, Các dạng sai hỏng – Nguyên nhân – Cách phòng ngừa.
4.1, Mối hàn không ngấu. 
 	* Nguyên nhân:
 	 - Dòng điện hàn quá nhỏ hoặc tốc độ hàn quá nhanh.
 	 - Góc độ hàn không hợp lý.
 	- Chiều dài cột hồ quang lớn.
* Phòng ngừa:
 	- Tăng cường độ dòng hàn hợp lý và giảm tốc độ hàn.
 	 - Điều chỉnh góc độ mỏ hàn hợp lý 
 	 - Rút ngắn cột hồ quang hợp lý.
4.2. Mối hàn rỗ khí
 	* Nguyên nhân: 
 	- Khí cấp không đủ.
 	- Dây hàn bị bẩn, ôxy hóa.
 	- Khí bảo vệ ẩm, dây dẫn khí bị bẩn.
 	- Chi tiết bị dính dầu.
 	- Tốc độ nguội mối hàn lớn.
 	* Phòng ngừa:
 	- Điều chỉnh lưu lượng khí phù hợp.
 	- Bảo quản dây hàn nơi khô thoáng.
 	- Thay ống dẫn mới.
 	- Làm sạch chi tiết trước khi hàn.
 	- Giảm tốc độ nguội cho mối hàn.
Bài 08: HÀN GẤP MÉP KIM LOẠI MỎNG Ở VỊ TRÍ HÀN BẰNG (MIG/MAG).
Giới thiệu:
	Hàn gấp mép kim loại mỏng ở vị trí hàn bằng MIG/MAG là một bài tập nâng cao nằm trong hệ thống các bài thuộc môđun Hàn MIG/MAG cơ bản của chương trình môn học nghề hàn hệ trung cấp nghề. Bài tập này được thực hiện sau khi học sinh đã thực hiện được các thao tác hàn góc có vát mép thành thạo, bài tập này nhằm cung cấp cho người học kiến thức, kỹ năng cần thiết khi thực hiện mối hàn gấp mép kim loại mỏng ở vị trí hàn bằng MIG/MAG. Trong quá trình học, người học phải tiếp thu kiến thức cơ bản về gấp mép kim loại mỏng ở vị trí hàn bằng MIG/MAG, phải luyện tập các thao tác hàn gấp mép kim loại mỏng ở vị trí bằng (MIG/MAG) thành thạo, tuân thủ công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp.
Mục tiêu bài học:
 Sau khi học xong bài này người học sẽ có khả năng:
 Sau khi học xong bài học này người học sẽ có khả năng:
 - Chuẩn bị được phôi hàn, thiết bị và dụng cụ hàn MIG/MAG đầy đủ, hợp lý.
 - Chọn được chế độ hàn, lưu lượng khí phù hợp với chiều dày vật liệu, vị trí hàn.
 - Hàn được mối hàn gấp mép kim loại mỏng ở vị trí hàn bằng (MAG/MAG) đảm bảo độ sâu ngấu, đúng kích thước bản vẽ, liên kết ít biến dạng.
 - Thực hiện tốt công tác an toàn, vệ sinh công nghiệp.
Nội dung chính:
 	 - Đọc bản vẽ
 - Chuẩn bị phôi hàn gấp mép
 - Chọn chế độ hàn MIG/MAG
	- Gá phôi hàn gấp mép
 - Kỹ thuật hàn gấp mép kim loại mỏng ở vị trí hàn bằng MIG/MAG.
 - An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.
1. Công tác chuẩn bị:
1.1, Nguyên vật liệu.
 	 - Thép tấm CT3, s = 2mm
 	 - Khí co2 và hỗn hợp của chúng co2 + o2...
 	 - Dây hàn MIG/MAG.
	1.2. Thiết bị, dụng cụ:
- Cơ cấu cấp dây hàn tự động.
 	- Mỏ hàn hay súng hàn đi cùng các đường dẫn khí. 
- Dẫn dây hàn và cáp điện.
- Chai chứa khí bảo vệ kèm theo đồng hồ đo, lưu lượng kế và van khí.
 - Máy hàn MIG/MAG TA 350i
 - Kìm rèn
 - Kìm cắt dây
 - Mỏ lết
 - Tuốc nơ vít
 - Mặt nạ hàn
 - Găng tay
 - Thước lá
 - Bàn ghế hàn
 - Đồ gá hàn
 - Dưỡng kiểm tra kích thước mối hàn
	1.3. Điều kiện an toàn:
	- Mặt bằng thực tập bố trí gọn gàng, nơi làm việc có đủ ánh sáng.
	- Nền xưởng khô ráo, máy hàn đảm bảo các đầu nối tiếp điện an toàn.
	- Bảo hộ lao động đầy đủ, an toàn.
2. Trình tự thực hiện.
	2.1 Đọc bản vẽ: (có bản vẽ kèm theo)
Nhìn vào bản vẽ ta thấy:
Chiều dài của chi tiết là 250±1
Chiều rộng của chi tiết là 60±1
Chiều rộng của phôi là 40 ±1
Chiều dày vật liệu 2±0.1
Bề rộng mối hàn góc 4+0.5(mm)
	* Yêu cầu kỹ thuật:
- Mối hàn sâu ngấu.
- Liên kết ít biến dạng.
- Đúng kích thước bản vẽ.
2.2, Chuẩn bị phôi
 - Nắn thẳng phôi sau khi cắt.
 - Kiểm tra kích thước phôi 250x40x2 
 - Số lượng 2 phôi/ 1 học sinh.
2.3, Chọn chế độ hàn
Theo bảng 3-5, trang 101, sách giáo trình công nghệ hàn (chế độ hàn góc bán tự động trong môi trường khí bảo vệ là khí co2), với dây hàn 0,8 mm thì chế độ hàn như sau : 
 - Số lớp hàn: 1
 - Cường độ dòng điện hàn: 70÷120 (A)
 - Điện áp hàn 18÷21 (V)
 - Tốc độ hàn: 18 ÷25 (m/h)
 - Tầm với điện cực: 8÷12 (mm).
 - Lưu lượng khí bảo vệ: 10÷12 (l/ph).
2.4 Gá phôi, hàn Hàn đính 
Đặt phôi lên mặt phẳng bàn hàn, chỉnh cho khe hở giữa hai tấm phôi đã gấp mép đúng khe hở kẹp chặt và hàn đính. 
Gá hai tấm phôi hàn phải đảm bảo thẳng, phẳng không bị so le
Hàn đính chắc chắn, mối hàn đính không cao quá làm ảnh hưởng tới đường hàn
2.5 Hàn
 - Đặt phôi hàn lên bàn hàn sao cho mối hàn được thực hiện ở vị trí hàn bằng.
 - Dùng kìm nhọn để cắt dây hàn đảm bảo tầm với điện cực từ 8÷12 (mm).
Chụp khí
Pép tiếp điện
Tầm với điện cực hàn
Dây hàn
Hình 8-1: Tầm với điện cực hàn
 - Cầm mỏ hàn ở tư thế ngón trỏ bóp cò, cầm mỏ hàn sao cho dây hàn duỗi thẳng không bị gấp hay rối dây.
 - Đeo găng tay và kính hàn trước khi gây hồ quang.
 - Gây hồ quang tại vị trí đầu của đường hàn 
 - Sử dụng phương pháp hàn trái để hàn.
 - Tiến hành bóp cò, gây hồ quang cách điểm bắt dầu hàn từ 10 ÷15 mm, sau khi hồ quang phát sáng thì đưa nhanh mỏ hàn về vị trí đầu của đường hàn và giữ góc độ mỏ hàn α = 300÷400
- Di chuyển mỏ hàn theo đường thẳng.
 Làm sạch và kiểm tra chất lượng mối hàn:
 3.1 Làm sạch mối hàn 
 Hàn xong chờ cho phôi hàn nguội, gõ sạch xỉ, dùng bàn chải sắt đánh sạch xung quanh đường hàn 
 3.2 Kiểm tra chất lượng mối hàn 
Kiểm tra bề rộng, chiều cao mối hàn, độ đều của vảy hàn 
Kiểm tra khuyết tật của mối hàn.
4. Các khuyết tật thường gặp của mối hàn gấp mép ở vị trí hàn bằng:
4.1 Mối hàn không ngấu.(hình 51a)
Nguyên nhân: do cường độ dòng điện hàn yếu, mép hàn không sạch 
Biện pháp phòng ngừa: Làm sạch mép hàn, đều chỉnh lại dòng điện, trước khi hàn phải hàn thử để kiểm tra chế độ hàn.
Hình 4a: Mối hàn không ngấu
4.2 Mối hàn bị lệch sang một bên 
Nguyên nhân: góc độ của que hàn không đúng, mép gấp và khe hở không đều
Hình 4b: Mối hàn bị lệch
Biện pháp phòng ngừa: Điều chỉnh đúng góc độ que hàn, sữa lại cho đúng khe hở và mép gấp.
4.3 Mối hàn rỗ khí ngậm xỉ: 
Nguyên nhân: Mối hàn không sạch, que hàn bị ẩm,dòng điện hàn yếu
Hình 4c: Mối hàn rỗ khí, lẫn xỷ
Biện pháp phòng ngừa: làm sạch phôi, sấy khô que hàn trước khi hàn, chọn đúng cường độ dòng điện hàn.

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_han_migmag_co_ban.doc