Giáo trình Hạch toán kế toán. Loại tài sản. Tài sản ngắn hạn

Hạch toán kế toán tài sản ngắn hạn cần lưu ý:

1. Kế toán các loại tài sản thuộc tài sản ngắn hạn phải tuân thủ các nguyên tắc đánh giá giá trị quy định cho từng loại tài sản: Vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu, các khoản tạm ứng, các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn, hàng tồn kho

 2. Đối với các loại tài sản ngắn hạn thuộc nhóm đầu tư ngắn hạn, các tài khoản nợ phải thu, hàng tồn kho được đánh giá và phản ánh giá trị trên các tài khoản kế toán theo giá gốc. Cuối niên độ kế toán nếu giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho thấp hơn giá gốc thì được lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, đối với các khoản phải thu đã được phân loại là khoản nợ phải thu khó đòi hoặc có khả năng không thu hồi được thì được lập dự phòng phải thu khó đòi.

Khoản dự phòng giảm giá, dự phòng phải thu khó đòi không được ghi trực tiếp vào các tài sản ngắn hạn mà phải phản ánh trên một tài khoản riêng (Tài khoản dự phòng) và được ghi chép, xử lý theo quy định của chế độ tài chính hiện hành.

 Tài khoản dự phòng giảm giá, dự phòng phải thu khó đòi về tài sản ngắn hạn được sử dụng để điều chỉnh giá trị ghi sổ kế toán của tài sản ngắn hạn nhằm xác định được giá trị thuần có thể thực hiện được của các tài sản ngắn hạn trên Bảng Cân đối kế toán.

 

doc 487 trang kimcuc 3160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Hạch toán kế toán. Loại tài sản. Tài sản ngắn hạn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Hạch toán kế toán. Loại tài sản. Tài sản ngắn hạn

Giáo trình Hạch toán kế toán. Loại tài sản. Tài sản ngắn hạn
Bài giảng môn hạch toán kế toán - Loại tài sản - Tài sản ngắn hạn
M ỤC L ỤC
III- GIẢI THÍCH NỘI DUNG, KẾT CẤU VÀ PHƯƠNG PHÁP GHI CHÉP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
LOẠI TÀI KHOẢN I
TÀI SẢN NGẮN HẠN
Loại tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có, tình hình biến động tăng, giảm tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp.
	Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là những tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong một kỳ kinh doanh hoặc trong một năm. Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có thể tồn tại dưới hình thái tiền, hiện vật (vật tư, hàng hóa), dưới dạng đầu tư ngắn hạn và các khoản nợ phải thu.
	Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm: Vốn bằng tiền; Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn; Các khoản phải thu; Hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác. 
Thuộc loại tài khoản này còn bao gồm tài khoản chi sự nghiệp. 
	Hạch toán kế toán tài sản ngắn hạn cần lưu ý:
1. Kế toán các loại tài sản thuộc tài sản ngắn hạn phải tuân thủ các nguyên tắc đánh giá giá trị quy định cho từng loại tài sản: Vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu, các khoản tạm ứng, các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn, hàng tồn kho
	2. Đối với các loại tài sản ngắn hạn thuộc nhóm đầu tư ngắn hạn, các tài khoản nợ phải thu, hàng tồn kho được đánh giá và phản ánh giá trị trên các tài khoản kế toán theo giá gốc. Cuối niên độ kế toán nếu giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho thấp hơn giá gốc thì được lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, đối với các khoản phải thu đã được phân loại là khoản nợ phải thu khó đòi hoặc có khả năng không thu hồi được thì được lập dự phòng phải thu khó đòi.
	Khoản dự phòng giảm giá, dự phòng phải thu khó đòi không được ghi trực tiếp vào các tài sản ngắn hạn mà phải phản ánh trên một tài khoản riêng (Tài khoản dự phòng) và được ghi chép, xử lý theo quy định của chế độ tài chính hiện hành.
	Tài khoản dự phòng giảm giá, dự phòng phải thu khó đòi về tài sản ngắn hạn được sử dụng để điều chỉnh giá trị ghi sổ kế toán của tài sản ngắn hạn nhằm xác định được giá trị thuần có thể thực hiện được của các tài sản ngắn hạn trên Bảng Cân đối kế toán.
	Loại tài khoản Tài sản ngắn hạn có 24 tài khoản, chia thành 6 nhóm:
Nhóm Tài khoản 11 – Vốn bằng tiền, có 3 tài khoản:
Tài khoản 111 - Tiền mặt;
Tài khoản 112 - Tiền gửi Ngân hàng;
Tài khoản 113 - Tiền đang chuyển.
Nhóm Tài khoản 12 - Đầu tư tài chính ngắn hạn, có 3 tài khoản:
Tài khoản 121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn;
Tài khoản 128 - Đầu tư ngắn hạn khác;
Tài khoản 129 - Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn.
Nhóm Tài khoản 13 - Các khoản phải thu, có 5 tài khoản:
Tài khoàn 131 – Phải thu của khách hàng;
Tài khoản 133 – Thuế GTGT được khấu trừ;
Tài khoản 136 – Phải thu nội bộ;
Tài khoản 138 – Phải thu khác;
Tài khoản 139 – Dự phòng phải thu khó đòi.
Nhóm Tài khoản 14 – Ứng trước, có 3 tài khoản:
Tài khoản 141 – Tạm ứng;
Tài khoản 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn;
Tài khoản 144 – Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn.
Nhóm Tài khoản 15 – Hàng tồn kho, có 9 tài khoản:
Tài khoản 151 – Hàng mua đang đi đường;
Tài khoản 152 – Nguyên liệu, vật liệu;
Tài khoản 153 – Công cụ, dụng cụ;
Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang;
Tài khoản 155 – Thành phẩm;
Tài khoản 156 – Hàng hóa;
Tài khoản 157 – Hàng gửi đi bán;
Tài khoản 158 – Hàng hóa kho bảo thuế;
 Tài khoản 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Nhóm Tài khoản 16 – Chi sự nghiệp, có 1 tài khoản:
Tài khoản 161 – Chi sự nghiệp.
NHÓM TÀI KHOẢN 111
VỐN BẰNG TIỀN
	Các tài khoản vốn bằng tiền dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại vốn bằng tiền của doanh nghiệp, gồm: Tiền mặt tại quỹ tiền mặt, tiền gửi ở các Ngân hàng và các khoản tiền đang chuyển.
HẠCH TOÁN VỐN BẰNG TIỀN CẦN TÔN TRỌNG 
MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU
	1. Hạch toán vốn bằng tiền phải sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam, trừ trường hợp được phép sử dụng một đơn vị tiền tệ thông dụng khác.
2. Ở những doanh nghiệp có ngoại tệ nhập quỹ tiền mặt hoặc gửi vào Ngân hàng phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch (Tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế, hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh) để ghi sổ kế toán.
	Trường hợp mua ngoại tệ về nhập quỹ tiền mặt, gửi vào Ngân hàng hoặc thanh toán công nợ ngoại tệ bằng Đồng Việt Nam thì được quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá mua hoặc tỷ giá thanh toán. Bên Có các TK 1112, 1122 được quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá trên sổ kế toán TK 1112 hoặc TK 1122 theo một trong các phương pháp: Bình quân gia quyền, Nhập trước, xuất trước; Nhập sau, xuất trước; Giá thực tế đích danh (như một loại hàng hóa đặc biệt).
	Nhóm Tài khoản Vốn bằng tiền có nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam, đồng thời phải hạch toán chi tiết ngoại tệ theo nguyên tệ. Nếu có chênh lệch tỷ giá hối đoái thì phản ánh số chênh lệch này trên các TK doanh thu, chi phí tài chính (nếu phát sinh trong giai đoạn SXKD, kể cả doanh nghiệp SXKD có hoạt động đầu tư XDCB) hoặc phản ánh vào TK 413 (Nếu phát sinh trong giai đoạn đầu tư XDCB - giai đoạn trước hoạt động). Số dư cuối kỳ của các tài khoản vốn bằng tiền có gốc ngoại tệ phải được đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ở thời điểm lập báo cáo tài chính năm.
Ngoại tệ được kế toán chi tiết theo từng loại nguyên tệ trên Tài khoản 007 “Ngoại tệ các loại” (Tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán).
3. Đối với vàng, bạc, kim khí quý, đá quý phản ánh ở nhóm tài khoản vốn bằng tiền chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh vàng, bạc, kim khí quý, đá quý.
Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý phải theo dõi số lượng, trọng lượng, quy cách, phẩm chất và giá trị của từng thứ, từng loại. Giá trị vàng, bạc, kim khí quý, đá quý được tính theo giá thực tế (Giá hoá đơn hoặc giá được thanh toán) khi tính giá xuất vàng, bạc, kim khí quý, đá quý có thể áp dụng 1 trong 4 phương pháp tính giá hàng tồn kho. 
Nhóm tài khoản 11 – Vốn bằng tiền, có 3 tài khoản:
Tài khoản 111 – Tiền mặt;
Tài khoản 112 – Tiền gửi Ngân hàng;
Tài khoản 113 – Tiền đang chuyển.
TÀI KHOẢN 111
TIỀN MẶT
Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tại quỹ doanh nghiệp bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý.
HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG 
MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU
1. Chỉ phản ánh vào TK 111 “Tiền mặt” số tiền mặt, ngoại tệ thực tế nhập, xuất quỹ tiền mặt. Đối với khoản tiền thu được chuyển nộp ngay vào Ngân hàng (không qua quỹ tiền mặt của đơn vị) thì không ghi vào bên Nợ TK 111 “Tiền mặt” mà ghi vào bên Nợ TK 113 “Tiền đang chuyển”.
2. Các khoản tiền mặt do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như các loại tài sản bằng tiền của đơn vị. 
3. Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký của người nhận, người giao, người cho phép nhập, xuất quỹ theo quy định của chế độ chứng từ kế toán. Một số trường hợp đặc biệt phải có lệnh nhập quỹ, xuất quỹ đính kèm.
4. Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập quỹ tiền mặt, ngoại tệ và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm. 
5. Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt. Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch.
6. Ở những doanh nghiệp có ngoại tệ nhập quỹ tiền mặt phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để ghi sổ kế toán.
Trường hợp mua ngoại tệ về nhập quỹ tiền mặt ngoại tệ bằng Đồng Việt Nam thì được quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá mua hoặc tỷ giá thanh toán. Bên Có TK 1112 được quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá trên sổ kế toán TK 1112 theo một trong các phương pháp: Bình quân gia quyền; Nhập trước, xuất trước; Nhập sau, xuất trước; Giá thực tế đích danh (như một loại hàng hoá đặc biệt).
Tiền mặt bằng ngoại tệ được hạch toán chi tiết theo từng loại nguyên tệ trên TK 007 “Ngoại tệ các loại” (TK ngoài Bảng Cân đối kế toán).
7. Đối với vàng, bạc, kim khí quý, đá quý phản ánh ở tài khoản tiền mặt chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh vàng, bạc, kim khí quý, đá quý. Ở các doanh nghiệp có vàng, bạc, kim khí quý, đá quý nhập quỹ tiền mặt thì việc nhập, xuất được hạch toán như các loại hàng tồn kho, khi sử dụng để thanh toán chi trả được hạch toán như ngoại tệ.
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA 
TÀI KHOẢN 111 – TIỀN MẶT
Bên Nợ:
- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý nhập quỹ;
- Số tiền mặt, ngoại tệ vàng bạc, kim khí quý, đá quý thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê;
- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (đối với tiền mặt ngoại tệ).
Bên Có:
- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý xuất quỹ;
- Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý thiếu hụt ở quỹ phát hiện khi kiểm kê;
- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (đối với tiền mặt ngoại tệ).
Số dư bên Nợ:
Các khoản tiền mặt, ngoại tệ,vàng bạc, kim khí quý, đá quý còn tồn quỹ tiền mặt.
Tài khoản 111 – Tiền mặt, có 3 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1111 – Tiền Việt Nam: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền Việt Nam tại quỹ tiền mặt.
- Tài khoản 1112 – Ngoại tệ: Phản ánh tình hình thu, chi, tăng, giảm tỷ giá và tồn quỹ ngoại tệ tại quỹ tiền mặt theo giá trị quy đổi ra Đồng Việt Nam.
- Tài khoản 1113 – Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý: Phản ánh giá trị vàng, bạc, kim khí, đá quý nhập, xuất, tồn quỹ.
PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN 
MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU
1. Thu tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp lao vụ, dịch vụ nhập quỹ tiền mặt của đơn vị:
- Trường hợp bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt (Tổng giá thanh toán)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Giá bán chưa có thuế GTGT);
Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ (Giá chưa có thuế GTGT).
- Khi bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Tổng giá thanh toán) 
Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ (Tổng giá thanh toán).
2. Khi nhận được tiền của Ngân sách Nhà nước thanh toán về khoản trợ cấp, trợ giá bằng tiền mặt, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3339).
3. Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ (như: Thu lãi đầu tư ngắn hạn, dài hạn, thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ,...) bằng tiền mặt nhập quỹ, ghi: 
Nợ TK 111- Tiền mặt (Tổng giá thanh toán)
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính (Giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 711- Thu nhập khác (Giá chưa có thuế GTGT).
4. Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT bằng tiền mặt, khi nhập quỹ, ghi:
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
Có TK 711 – Thu nhập khác. 
5. Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt; vay dài hạn, ngắn hạn, vay khác bằng tiền mặt (Tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ), ghi:
Nợ TK 111 – Tiền mặt (1111, 1112)
Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (1121, 1122)
Có các TK 311, 341,...
6. Thu hồi các khoản nợ phải thu và nhập quỹ tiền mặt của doanh nghiệp, ghi:
	Nợ TK 111 - Tiền mặt (1111, 1112)
 Có TK 131 - Phải thu của khách hàng
Có TK 136 - Phải thu nội bộ
Có TK 138 - Phải thu khác (1388)
Có TK 141 - Tạm ứng.
7. Thu hồi các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản ký cược, ký quỹ hoặc thu hồi các khoản cho vay nhập quỹ tiền mặt, ghi:
	Nợ TK 111 - Tiền mặt (1111, 1112)
Có TK 121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn; hoặc
Có TK 128 - Đầu tư ngắn hạn khác
Có TK 138 - Phải thu khác
Có TK 144 - Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn
Có TK 244 - Ký quỹ, ký cược dài hạn
Có TK 228 - Đầu tư dài hạn khác.
8. Nhận khoản ký quỹ, ký cược của các đơn vị khác bằng tiền mặt, ngoại tệ, ghi:
	Nợ TK 111 – Tiền mặt (1111, 1112)
	Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (Khoản ký quỹ, ký cược ngắn hạn)
	Có TK 344 – Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn.
9. Các khoản thừa quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân, ghi:
	Nợ TK 111 – Tiền mặt
	Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3381).
10. Khi nhận được vốn do được giao, nhận vốn góp bằng tiền mặt, ghi:
	Nợ TK 111 – Tiền mặt
	Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh.
11. Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại Ngân hàng, ghi:
	Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng
	Có TK 111 – Tiền mặt.
12. Xuất quỹ tiền mặt mua chứng khoán ngắn hạn, dài hạn hoặc đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, góp vốn liên doanh, ghi:
Nợ TK 121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
Nợ TK 221 - Đầu tư vào công ty con
Nợ TK 222 - Vốn góp liên doanh
Nợ TK 223 - Đầu tư vào công ty liên kết
Nợ TK 228 - Đầu tư dài hạn khác
 	Có TK 111 - Tiền mặt.
	 13. Xuất quỹ tiền mặt đem đi ký quỹ, ký cược, ghi:
Nợ TK 144 – Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn
Nợ TK 244 – Ký quỹ, ký cược dài hạn
	Có TK 111 – Tiền mặt.
14. Xuất quỹ tiền mặt mua TSCĐ đưa ngay vào sử dụng: 
- Trường hợp mua TSCĐ về sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 211 - Tài sản cố định hữu hình (Giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (Giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
Có TK 111 - Tiền mặt. 
 - Trường hợp mua TSCĐ về sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc sử dụng cho hoạt động sự nghiệp, dự án được trang trải bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, dự án hoặc sử dụng cho hoạt động văn hoá, phúc lợi được trang trải bằng quĩ khen thưởng, phúc lợi, ghi:
Nợ các TK 211, 213,.... (Tổng giá thanh toán)
Có TK 111 - Tiền mặt (Tổng giá thanh toán).
	Nếu TSCĐ mua sắm bằng nguồn vốn đầu tư XDCB hoặc Quỹ Đầu tư phát triển và được dùng vào sản xuất, kinh doanh, kế toán ghi tăng nguồn vốn kinh doanh, khi quyết toán vốn đầu tư XDCB được duyệt, ghi:
	Nợ các TK 441, 414,...
	Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh.
 ... ại, ghi:
Nợ TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
4 - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế thu nhập hiện hành, ghi:
+ Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch, ghi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
	Có TK 8211– Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
+ Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch, ghi:
Nợ TK 8211– Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
	Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
II - Phương pháp ghi chép các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan đến chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
1- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả (Là số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm), ghi:
	Nợ TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
	Có TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả.
2- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm từ việc hoàn nhập tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại đã ghi nhận từ các năm trước (Là số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm), ghi:
Nợ TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Có TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại.
3 - Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm), ghi:
Nợ TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
	Có TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
	4 - Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm), ghi:
	Nợ TK 347 – Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả
Có TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
5 - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và số phát sinh bên Có TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại:
+ Nếu TK 8212 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có, thì số chênh lệch ghi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
	Có TK 8212– Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
+ Nếu TK 8212 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có, thì số chênh lệch ghi:
Nợ TK 8212– Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
	Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
LOẠI TÀI KHOẢN 9
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
TÀI KHOẢN 911
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
Tài khoản này dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán năm. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác.
1. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán (Gồm cả sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư, như: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý, nhượng bán bất động sản đầu tư), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. 
2. Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính. 
3. Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản chi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG
 MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU
1. Tài khoản này phải phản ánh đầy đủ, chính xác các khoản kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ kế toán theo đúng quy định của chính sách tài chính hiện hành.
2. Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động (Hoạt động sản xuất, chế biến, hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ, hoạt động tài chính...). Trong từng loại hoạt động kinh doanh có thể cần hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành hàng, từng loại dịch vụ.
3. Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là số doanh thu thuần và thu nhập thuần.
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA
TÀI KHOẢN 911 - XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
Bên Nợ: 
- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán;
- Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác;
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp;
- Kết chuyển lãi.
Bên Có:
- Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán trong kỳ;
- Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Kết chuyển lỗ.
Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ.
PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN 
MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU
1. Cuối kỳ kế toán, thực hiện việc kết chuyển số doanh thu bán hàng thuần vào Tài khoản Xác định kết quả kinh doanh, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nợ TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
2. Kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư, như chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý nhượng bán bất động sản đầu tư, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.
3. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính và các khoản thu nhập khác, ghi:
Nợ TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
Nợ TK 711 - Thu nhập khác
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
4. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí hoạt động tài chính và các khoản chi phí khác, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 635 - Chi phí tài chính
Có TK 811 - Chi phí khác.
5. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
	Có TK 8211– Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
6. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và số phát sinh bên Có TK 8212 “Chi phí thuế thu nhập hoãn lại”:
+ Nếu TK 8212 có số phát sinh bên Nợ lớn hơn số phát sinh bên Có, thì số chênh lệch, ghi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
	Có TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập hoãn lại. 
+ Nếu số phát sinh Nợ TK 8212 nhỏ hơn số phát sinh Có TK 8212, kế toán kết chuyển số chênh lệch, ghi:
Nợ TK 8212– Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
	Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
7. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 641 - Chi phí bán hàng.
8. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp.
9. Tính và kết chuyển số lợi nhuận sau thuế TNDN của hoạt động kinh doanh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối.
10. Kết chuyển số lỗ hoạt động kinh doanh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
Đối với các đơn vị kế toán có lập báo cáo tài chính giữa niên độ (cuối quí) thì các bút toán (từ 1 đến 10) được ghi chép cho kỳ kế toán quí.
CÁC TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
LOẠI TÀI KHOẢN 0
Các tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán dùng để phản ánh những tài sản hiện có ở doanh nghiệp nhưng không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp như: Tài sản thuê ngoài; Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công; Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi. Đồng thời, loại tài khoản này còn phản ánh một số chỉ tiêu kinh tế đã được phản ánh ở các Tài khoản trong Bảng Cân đối kế toán, nhưng cần theo dõi để phục vụ yêu cầu quản lý như: Nợ khó đòi đã xử lý; Ngoại tệ (chi tiết theo nguyên tệ); Dự toán chi sự nghiệp, dự án.
Về nguyên tắc, các tài khoản thuộc loại này được ghi chép theo phương pháp ghi “Đơn", nghĩa là khi ghi vào một tài khoản thì không ghi quan hệ đối ứng với tài khoản khác.
Trị giá tài sản, vật tư, tiền vốn ghi trong các Tài khoản này theo giá hợp đồng, hoặc giá quy định ghi trong biên bản giao nhận, hoặc giá hoá đơn hay các chứng từ khác. Tài sản cố định thuê ngoài được ghi theo giá trị trong hợp đồng thuê tài sản cố định.
Tất cả các tài sản, vật tư, hàng hoá phản ánh trên các tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán cũng phải được bảo quản và tiến hành kiểm kê thường kỳ như tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
Loại Tài khoản 0 - Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán, gồm 6 tài khoản:
Tài khoản 001 - Tài sản thuê ngoài;
Tài khoản 002 - Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công; 
Tài khoản 003 - Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược;
Tài khoản 004 - Nợ khó đòi đã xử lý;
Tài khoản 007 - Ngoại tệ các loại:
Tài khoản 008 - Dự toán chi sự nghiệp, dự án.
TÀI KHOẢN 001
TÀI SẢN THUÊ NGOÀI
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của tất cả tài sản (bao gồm TSCĐ, BĐS đầu tư và công cụ, dụng cụ) mà doanh nghiệp thuê của đơn vị khác.
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA
TÀI KHOẢN 001 - TÀI SẢN THUÊ NGOÀI
Bên Nợ:
Giá trị tài sản thuê ngoài tăng.
Bên Có:
Giá trị tài sản thuê ngoài giảm.
Số dư bên Nợ:
Giá trị tài sản thuê ngoài hiện còn.
 Tài khoản này chỉ phản ánh giá trị tài sản thuê ngoài theo phương thức thuê hoạt động (Thuê xong trả lại tài sản cho bên cho thuê). Tài khoản này không phản ánh giá trị tài sản thuê tài chính.
Kế toán tài sản thuê ngoài phải theo dõi chi tiết theo từng tổ chức, cá nhân cho thuê và từng loại tài sản. Khi thuê tài sản phải có biên bản giao nhận tài sản giữa bên thuê và bên cho thuê. Đơn vị thuê tài sản có trách nhiệm bảo quản an toàn và sử dụng đúng mục đích tài sản thuê ngoài. Mọi trường hợp trang bị thêm, thay đổi kết cấu, tính năng kỹ thuật của tài sản phải được đơn vị cho thuê đồng ý. Mọi chi phí có liên quan đến việc sử dụng tài sản thuê ngoài được hạch toán vào các tài khoản có liên quan trong Bảng Cân đối kế toán.
TÀI KHOẢN 002
VẬT TƯ, HÀNG HOÁ NHẬN GIỮ HỘ, NHẬN GIA CÔNG
Tài khoản này phản ánh giá trị tài sản, vật tư, hàng hoá của đơn vị khác nhờ doanh nghiệp giữ hộ hoặc nhận gia công, chế biến. Giá trị của tài sản nhận giữ hộ hoặc nhận gia công, chế biến được hạch toán theo giá thực tế khi giao nhận hiện vật. Nếu chưa có giá thì tạm xác định giá để hạch toán. 
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA
TÀI KHOẢN 002 - VẬT TƯ, HÀNG HOÁ NHẬN GIỮ HỘ, 
NHẬN GIA CÔNG
Bên Nợ:
Giá trị tài sản, vật tư, hàng hoá nhận gia công, chế biến hoặc nhận giữ hộ.
Bên Có:
- Giá trị tài sản, vật tư, hàng hoá đã xuất sử dụng cho việc gia công, chế biến đã giao trả cho đơn vị thuê;
- Giá trị vật tư, hàng hoá không dùng hết trả lại cho người thuê 
- Giá trị tài sản, vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ đã xuất chuyển trả cho chủ sở hữu thuê giữ hộ.
Số dư bên Nợ:
Giá trị tài sản, vật tư, hàng hoá còn giữ hộ hoặc còn đang nhận gia công, chế biến chưa xong.
Các chi phí liên quan đến việc gia công, chế biến, bảo quản tài sản, vật liệu, hàng hoá nhận gia công, chế biến, nhận giữ hộ không phản ánh vào tài khoản này mà phản ánh vào tài khoản tập hợp chi phí trong Bảng Cân đối kế toán.
Kế toán tài sản, vật tư, hàng hoá nhận gia công, chế biến hoặc nhận giữ hộ phải theo dõi chi tiết cho từng loại vật tư, hàng hoá, từng nơi bảo quản và từng người chủ sở hữu. Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ không được phép sử dụng và phải bảo quản cẩn thận như tài sản của đơn vị, khi giao nhận hay trả lại phải có chứng từ giao nhận của hai bên.
TÀI KHOẢN 003
HÀNG HOÁ NHẬN BÁN HỘ, NHẬN KÝ GỬI, KÝ CƯỢC
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược của các đơn vị và cá nhân khác.
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHÁN ÁNH CỦA
TÀI KHOẢN 003 - HÀNG HOÁ NHẬN BÁN HỘ, NHẬN KÝ GỬI
Bên Nợ:
Giá trị hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược.
Bên Có:
- Giá trị hàng hoá đã bán hộ hoặc đã trả lại cho người nhờ ký gửi, ký cược.
- Giá trị tài sản nhận ký cược đã phát mại do đối tác vi phạm hợp đồng kinh tế.
Số dư bên Nợ:
Giá trị hàng hoá còn nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược.
Khi nhận hàng hoá để bán hộ, hai bên giao nhận phải cân, đo, đong, đếm, xác định số lượng, chất lượng hàng hoá. Kế toán hàng hoá nhận bán hộ phải chi tiết theo từng mặt hàng, từng người gửi bán, từng nơi bảo quản và từng người chịu trách nhiệm vật chất. Hàng hoá khi đã bán được hoặc trả lại hàng ký gửi, ký cược, ngoài việc ghi Có TK 003 theo giá hợp đồng còn phải ghi các bút toán trên các tài khoản trong Bảng Cân đối kế toán phản ánh các nghiệp vụ bán hàng và thanh toán với tổ chức, cá nhân có hàng gửi bán.
TÀI KHOẢN 004
NỢ KHÓ ĐÒI ĐÃ XỬ LÝ
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu đã được xoá sổ, nhưng cần theo dõi để tiếp tục đòi nợ. Các khoản nợ khó đòi tuy đã xoá sổ trong Bảng Cân đối kế toán nhưng không có nghĩa là xoá bỏ khoản nợ đó, tuỳ theo chính sách tài chính hiện hành mà theo dõi để truy thu sau này nếu tình hình tài chính của người mắc nợ có thay đổi.
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA
TÀI KHOẢN 004 - NỢ KHÓ ĐÒI ĐÃ XỬ LÝ
Bên Nợ:
Số nợ khó đòi đã được xoá sổ trong Bảng Cân đối kế toán để tiếp tục theo dõi ngoài Bảng.
Bên Có:
- Số đã thu được về các khoản nợ khó đòi;
- Số nợ khó đòi được xoá sổ theo quyết định của cơ quan hoặc cấp có thẩm quyền, không phải theo dõi ngoài Bảng Cân đối kế toán.
Số dư bên Nợ:
 Số còn phải thu về nợ khó đòi cần tiếp tục theo dõi.
Khi thu được khoản nợ khó đòi đã được xoá sổ thì ghi tăng thu nhập khác của doanh nghiệp (nghiệp vụ trong Bảng Cân đối kế toán), đồng thời ghi Có TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý". Trường hợp khoản nợ khó đòi đã xác định chắc chắn không thể đòi được nữa thì trình cấp có thẩm quyền quyết định xoá nợ. Khi có quyết định của cấp có thẩm quyền, ghi Có TK 004.
Kế toán chi tiết tài khoản này phải theo dõi cho từng đối tượng nợ và từng khoản nợ.
TÀI KHOẢN 007
NGOẠI TỆ CÁC LOẠI
Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thu, chi và còn lại theo nguyên tệ của từng loại ngoại tệ ở doanh nghiệp.
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA 
TÀI KHOẢN 007 – NGOẠI TỆ CÁC LOẠI
Bên Nợ:
Số ngoại tệ thu vào (Nguyên tệ).
Bên Có:
Số ngoại tệ xuất ra (Nguyên tệ).
Số dư bên Nợ:
Số ngoại tệ còn lại tại doanh nghiệp (Nguyên tệ).
	Trên tài khoản này không quy đổi các ngoại tệ ra đồng Việt Nam
Kế toán chi tiết TK 007 theo từng loại ngoại tệ.
TÀI KHOẢN 008
DỰ TOÁN CHI SỰ NGHIỆP, DỰ ÁN
Tài khoản này dùng để phản ánh số dự toán chi sự nghiệp, dự án được cấp có thẩm quyền giao và việc rút dự toán ra sử dụng trong kỳ của các đơn vị được Ngân sách Nhà nước cấp, số dự toán còn lại cuối kỳ.
Tài khoản này phải được theo dõi hạch toán chi tiết: dự toán chi sự nghiệp, dự toán chi dự án.
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA 
TÀI KHOẢN 008 – DỰ TOÁN CHI SỰ NGHIỆP, DỰ ÁN
Bên Nợ:
Số dự toán chi sự nghiệp, dự án được giao.
Bên Có:
Rút dự toán chi sự nghiệp, dự án ra sử dụng.
Số dư bên Nợ:
Dự toán chi sự nghiệp, dự án còn lại chưa rút.
	Cuối năm, số dự toán chi sự nghiệp, dự án còn lại sẽ bị huỷ bỏ hoặc được chuyển sang năm sau theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Đối với các doanh nghiệp có nhiều loại dự toán thì mở sổ theo dõi chi tiết dự toán chi sự nghiệp và dự toán chi dự án chi tiết cho từng dự án.

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_hach_toan_ke_toan_loai_tai_san_tai_san_ngan_han.doc