Giáo trình Giáo dục quốc phòng an ninh (Phần 1)

Cơ sở phương pháp luận chung nhất của việc nghiên cứu GDQP-AN là học

thuyết Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong đó, những quan điểm của các nhà

kinh điển Mác-Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội, về xây dựng7

LLVTND, về xây dựng nền quốc phòng toàn dân., là nền tảng thế giới quan, nhận

thức luận của sự nghiên cứu, vận dụng đường lối quân sự của Đảng và những vấn đề

cơ bản khác của GDQP-AN.

Việc xác định học thuyết Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở phương

pháp luận, đòi hỏi quá trình nghiên cứu, phát triển GDQP-AN phải nắm vững và vận

dụng đúng đắn các quan điểm khoa học như:

- Quan điểm hệ thống: Đặt ra yêu cầu nghiên cứu, phát triển các nội dung của

GDQP-AN một cách toàn diện, tổng thể, trong mối quan hệ phát triển giữa các bộ

phận, các vấn đề của môn học.

- Quan điểm lịch sử, logíc: Trong nghiên cứu GDQP-AN đòi hỏi phải nhìn thấy

sự phát triển của đối tượng, vấn đề nghiên cứu theo thời gian, không gian với những

điều kiện lịch sử, cụ thể để từ đó giúp ta phát hiện, khái quát, nhận thức đúng những

quy luật, nguyên tắc của hoạt động quốc phòng, an ninh.

- Quan điểm thực tiễn: Chỉ ra phương hướng cho việc nghiên cứu GDQP-AN là

phải bám sát thực tiễn xây dựng quân đội và công an nhân dân, xây dựng nền quốc

phòng toàn dân, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong

giai đoạn mới hiện nay.

pdf 113 trang kimcuc 8820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Giáo dục quốc phòng an ninh (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Giáo dục quốc phòng an ninh (Phần 1)

Giáo trình Giáo dục quốc phòng an ninh (Phần 1)
 1 
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG 
------------------ 
BÀI GIẢNG 
GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH 
Học phần I 
(Dùng cho sinh viên khối đại học và cao đẳng sư phạm) 
 GIẢNG VIÊN: HỒ VĂN CƯỜNG 
Quảng Ngãi, 05/2019 
 2 
LỜI NÓI ĐẦU 
 GDQP-AN trong các trường CĐSP, các cơ sở giáo dục đại học là môn học 
chính khóa. Mục tiêu là chuẩn bị cho HS-SV hoàn thiện về tinh thần, thể chất, tự giác 
tham gia, thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và 
ANQG, đất nước ổn định, kinh tế xã hội phát triển. 
 Thực hiện thông tư số: 03/2017/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT về thực hiện 
chương trình GDQP-AN trong các trường CĐSP, các cơ sở giáo dục đại học, nhằm tạo 
điều kiện cho sinh viên có tài liệu để nghiên cứu học tập, đáp ứng yêu cầu đổi mới, 
từng bước nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường, chúng tôi biên soạn và giới 
thiệu đề cương bài giảng GDQP-AN học phần 1 (HP1), với thời lượng 30 tiết, dùng 
cho sinh viên các khối CĐSP và Đại học thuộc trường Đại học Phạm Văn Đồng. 
 Chương trình GDQP-AN HP1 trong đào tạo cử nhân CĐSP và Đại học các 
chuyên ngành, yêu cầu phải hiểu biết và nắm vững kiến thức cơ bản về đường lối quân 
sự của Đảng trong tình hình mới, mục đích giúp cho sinh viên nắm vững đối tượng, 
phương pháp, nội dung nghiên cứu môn học GDQP-AN, trang bị cho họ những quan 
điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo 
vệ tổ quốc; Các quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng nền QPTD, ANND; 
Xây dựng LLVTND, kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường QP-AN và đối 
ngoại; Những vấn đề về lịch sử NTQS Việt Nam, đây cũng là những nội dung chính 
của học phần này. 
 Đề cương bài giảng được biên soạn dựa trên chương trình, giáo trình qui định 
của Bộ GD-ĐT, kết hợp với các tài liệu, sách tham khảo có liên quan, theo hướng tập 
trung vào các vấn đề cơ bản nhất, phù hợp với trình độ khả năng tiếp thu của sinh viên, 
nhưng vẫn đảm bảo nội dung của chương trình. 
 Để tiếp thu tốt nội dung bài giảng, sinh viên cần tự nghiên cứu học tập kết hợp 
với các tài liệu tham khảo, tự giác tích cực trong ôn tập và thảo luận nhóm để nắm chắc 
các nội dung trọng tâm của bài giảng, đồng thời có thể vận dụng vào hoạt động rèn 
luyện học tập của bản thân cũng như trong thực tiễn công tác sau này. 
 3 
 Trong quá trình biên soạn, mặc dù đã rất cố gắng, song không tránh khỏi những 
sơ xuất thiếu sót, chúng tôi chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp chân tình của 
quý thầy cô giáo, các đồng nghiệp và các bạn sinh viên để tập bài giảng ngày càng 
hoàn chỉnh. 
 Xin chân thành cảm ơn! 
 TÁC GIẢ 
 4 
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DÙNG TRONG BÀI GIẢNG 
1 ANND An ninh nhân dân 
2 ANQG An ninh quốc gia 
3 ATXH An toàn xã hội 
4 CĐSP Cao đẳng sư phạm 
5 CNXH Chủ nghĩa xã hội 
6 CTND Chiến tranh nhân dân 
7 CNH-HĐH Công nghiệp hóa-hiện đại hóa 
8 GDQP-AN Giáo dục quốc phòng-an ninh 
9 GD-ĐT Giáo dục-đào tạo 
10 HS-SV Học sinh-sinh viên 
11 KH-CN Khoa học-công nghệ 
12 KT-XH Kinh tế-xã hội 
13 LLVTND Lực lượng vũ trang nhân dân 
14 NTQS Nghệ thuật quân sự 
15 QP-AN Quốc phòng-an ninh 
16 QPTD Quốc phòng toàn dân 
17 THSP Trung học sư phạm 
18 VH-XH Văn hóa-xã hội 
19 XHCN Xã hội chủ nghĩa 
 5 
HỌC PHẦN 1. GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH 
Bài 1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC 
GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH 
1.1. Mục đích, yêu cầu 
1.1.1. Mục đích 
Đây là bài mở đầu (nhập môn) nhằm giới thiệu cho sinh viên hiểu được ý nghĩa 
to lớn của công tác GDQP-AN trong sự nghiệp GDQP-AN toàn dân, đồng thời nắm 
vững đối tượng, phương pháp, nội dung nghiên cứu môn học để sinh viên có cái nhìn 
tổng thể, xác lập phương pháp nghiên cứu, học tập nhằm đạt được mục đích môn học 
đề ra. 
1.1.2. Yêu cầu 
 Mỗi sinh viên cần xác định trách nhiệm, thái độ đúng trong học tập môn học 
GDQP-AN, từ đó tích cực tham gia xây dựng, củng cố nền QPTD, ANND ngay khi 
đang học tập, rèn luyện tại trường học và trong công tác sau này. 
1.2. Đối tượng nghiên cứu 
 Đối tượng nghiên cứu của môn học bao gồm đường lối quốc phòng, quân sự của 
Đảng, công tác quốc phòng, an ninh, quân sự và kỹ năng quân sự cần thiết. 
1.2.1. Nghiên cứu về đường lối quân sự của Đảng 
 Nghiên cứu những quan điểm cơ bản có tính lý luận của Đảng về đường lối 
quân sự như: Những vấn đề cơ bản của học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh 
về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc; Quan điểm của Đảng về xây dựng nền 
QPTD, CTND bảo vệ Tổ quốc, xây dựng LLVTND, ANND; Về kết hợp phát triển 
kinh tế, xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh và một số nội dung cơ bản 
về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam qua các thời kỳ. Nghiên cứu đường lối quân sự 
của Đảng góp phần hình thành niềm tin, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng và lý 
tưởng cho sinh viên. 
1.2.2. Nghiên cứu về công tác quốc phòng, an ninh 
 6 
 Nghiên cứu những quan điểm cơ bản về nhiệm vụ, nội dung công tác quốc 
phòng, an ninh của Đảng hiện nay như: Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng 
dự bị động viên và động viên công nghiệp, phòng tránh, đánh trả chiến tranh có sử 
dụng vũ khí công nghệ cao của đối phương, đánh bại chiến lược “Diễn biến hòa bình”, 
bạo loạn lật đổ của các thế lực thù đối với cách mạng Việt Nam trong tình hình mới; 
Một số vấn đề về dân tộc, tôn giáo và đấu tranh phòng chống lợi dụng vấn đề dân tộc, 
tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam; Những vấn đề cơ bản về bảo vệ ANQG và 
giữ gìn trật tự an toàn xã hội; Xây dựng, bảo vệ chủ quyền biển đảo, biên giới quốc gia 
trong tình hình mới; Phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội; Xây dựng phong trào toàn 
dân bảo vệ an ninh tổ quốc; An ninh phi truyền thống và đấu tranh phòng chống ở Việt 
Nam. 
1.2.3. Nghiên cứu về quân sự và kỹ năng quân sự cần thiết 
 Nghiên cứu các kiến thức cơ bản về bản đồ địa hình quân sự, các phương tiện 
chỉ huy chiến thuật và chiến đấu; Tính năng, cấu tạo, tác dụng, sử dụng và bảo quản 
các loại vũ khí bộ binh AK; Tính năng, kỹ thuật sử dụng lựu đạn; Phòng chống vũ khí 
hủy diệt lớn; Một số vấn đề về điều lệnh đội ngũ và chiến thuật chiến đấu bộ binh; Ba 
môn quân sự phối hợp. 
 Kiến thức về quân sự trong môn học là những kiến thức phổ thông, sinh viên 
cần nghiên cứu đặc điểm, nguyên lý, tác dụng, tính năng..., hiểu rõ bản chất các nội 
dung kỹ thuật, chiến thuật bộ binh; Về khả năng sát thương, với các phương pháp 
phòng tránh đơn giản, hiệu quả. Trên cơ sở đó, nghiên cứu thực hành các bài tập sát 
với thực tế, thành thạo các thao tác kỹ thuật, chiến thuật trong chiến đấu. Đồng thời có 
thể ứng dụng kỹ thuật này khi tham gia dân quân, tự vệ theo qui định của pháp luật. 
1.3. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu 
1.3.1. Cơ sở phương pháp luận 
 Cơ sở phương pháp luận chung nhất của việc nghiên cứu GDQP-AN là học 
thuyết Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong đó, những quan điểm của các nhà 
kinh điển Mác-Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội, về xây dựng 
 7 
LLVTND, về xây dựng nền quốc phòng toàn dân..., là nền tảng thế giới quan, nhận 
thức luận của sự nghiên cứu, vận dụng đường lối quân sự của Đảng và những vấn đề 
cơ bản khác của GDQP-AN. 
 Việc xác định học thuyết Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở phương 
pháp luận, đòi hỏi quá trình nghiên cứu, phát triển GDQP-AN phải nắm vững và vận 
dụng đúng đắn các quan điểm khoa học như: 
 - Quan điểm hệ thống: Đặt ra yêu cầu nghiên cứu, phát triển các nội dung của 
GDQP-AN một cách toàn diện, tổng thể, trong mối quan hệ phát triển giữa các bộ 
phận, các vấn đề của môn học. 
 - Quan điểm lịch sử, logíc: Trong nghiên cứu GDQP-AN đòi hỏi phải nhìn thấy 
sự phát triển của đối tượng, vấn đề nghiên cứu theo thời gian, không gian với những 
điều kiện lịch sử, cụ thể để từ đó giúp ta phát hiện, khái quát, nhận thức đúng những 
quy luật, nguyên tắc của hoạt động quốc phòng, an ninh. 
 - Quan điểm thực tiễn: Chỉ ra phương hướng cho việc nghiên cứu GDQP-AN là 
phải bám sát thực tiễn xây dựng quân đội và công an nhân dân, xây dựng nền quốc 
phòng toàn dân, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong 
giai đoạn mới hiện nay. 
1.3.2. Các phương pháp nghiên cứu 
 Với tư cách là bộ môn khoa học nằm trong hệ thống khoa học quân sự, phạm vi 
nghiên cứu của GDQP-AN rất rộng, đa dạng, được cấu trúc theo hệ thống từ thấp đến 
cao, từ đơn giản đến phức tạp luôn có sự kế thừa và phát triển. Vì vậy, GDQP-AN 
được tiếp cận nghiên cứu với nhiều cách thức, phù hợp với tính chất của từng nội dung 
và vấn đề nghiên cứu cụ thể. 
 Trong nghiên cứu phát triển nội dung GDQP-AN với tư cách là một bộ môn 
khoa học cần chú ý sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học. 
 Trước hết, cần sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết như phân tích, 
tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa, mô hình hóa, giả thuyết..., nhằm thu thập thông tin 
khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu về quốc phòng, an ninh để rút ra 
 8 
kết luận khoa học cần thiết, không ngừng bổ sung, phát triển làm phong phú nội dung 
GDQP-AN. Cùng với phương pháp nghiên cứu lý thuyết, cần nghiên cứu sử dụng các 
phương pháp nghiên cứu thực tiễn như quan sát, điều tra, khảo sát thực tế, nghiên cứu 
các sản phẩm quốc phòng, an ninh, tổng kết kinh nghiệm, thí nghiệm, thực nghiệm..., 
nhằm tác động trực tiếp vào đối tượng trong thực tiễn từ đó khái quát bản chất, quy luật 
của các hoạt động quốc phòng, an ninh, bổ sung làm phong phú nội dung cũng như 
kiểm định tính sát thực, tính đúng đắn của các kiến thức QP-AN. 
 Trong nghiên cứu lĩnh hội các kiến thức, kỹ năng quốc phòng, an ninh cần sử 
dụng kết hợp các phương pháp dạy học lý thuyết và thực hành nhằm bảo đảm cho 
người học vừa có nhận thức sâu sắc về đường lối, nghệ thuật quân sự, nắm chắc lý 
thuyết kỹ chiến thuật, vừa rèn luyện phát triển được các kỹ năng công tác quốc phòng, 
thuần thục các thao tác, hành động quân sự. 
 Đổi mới phương pháp dạy học GDQP-AN theo hướng tăng cường vận dụng các 
phương pháp dạy học tiên tiến, kết hợp với sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học 
hiện đại. Trong quá trình học tập nghiên cứu các vấn đề, các nội dung GDQP-AN cần 
chú ý sử dụng các phương pháp tạo tình huống, nên vấn đề, đối thoại, tranh luận sáng 
tạo, tăng cường thực hành, thực tập sát với thực tế chiến đấu, công tác quốc phòng, 
tăng cường tham quan thực tế, viết thu hoạch, tiểu luận, tăng cường sử dụng các 
phương tiện kỹ thuật, thiết bị quân sự hiện đại phục vụ cho các nội dung học tập, đẩy 
mạnh nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất 
lượng học tập, nghiên cứu môn học GDQP-AN. 
1.4. Giới thiệu môn học 
1.4.1. Đặc điểm môn học 
 GDQP-AN là môn học được luật định, nó được thể hiện rất rõ trong đường lối 
giáo dục của Đảng và được thể chế hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà 
nước, nhằm giúp cho sinh viên thực hiện mục tiêu “Hình thành và bồi dưỡng nhân 
cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo 
vệ Tổ quốc”. 
 9 
Kế tục và phát huy những kết quả đã thực hiện Chương trình huấn luyện quân 
sự phổ thông (theo NĐ 219/CP của Chính phủ năm 1961), Giáo dục quốc phòng (năm 
1991), trong những năm qua, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình 
hình mới và phù hợp với quy chế GD-ĐT trình độ đại học, năm 2013 chương trình 
môn học tiếp tục được bổ sung, sửa đổi. Như vậy, trong từng giai đoạn cách mạng, 
chương trình môn học GDQP-AN đều có những đổi mới phục vụ cho sự nghiệp Giáo 
dục nói chung và công tác quốc phòng an ninh nói riêng trong từng thời kỳ, gắn kết 
chặt chẽ các mục tiêu của GD-ĐT với quốc phòng - an ninh. 
GDQP-AN là môn học bao gồm kiến thức khoa học xã hội, nhân văn, khoa học 
tự nhiên và khoa học kỹ thuật quân sự và thuộc nhóm các môn học chung, có tỷ lệ lý 
thuyết chiếm trên 70% chương trình môn học. Nội dung bao gồm những kiến thức cơ 
bản về đường lối quốc phòng, quân sự của Đảng, công tác quản lý Nhà nước về quốc 
phòng, an ninh, về kỹ năng quân sự, an ninh cần thiết đáp ứng yêu cầu xây dựng, củng 
cố nền QPTD, ANND. 
 GDQP-AN góp phần xây dựng, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong khoa 
học cho sinh viên đang học tập trong nhà trường và khi ra công tác. Giảng dạy và học 
tập tốt môn học GDQP-AN là góp phần đào tạo cho đất nước một đội ngũ cán bộ khoa 
học kỹ thuật, cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ có ý thức, năng lực sẵn sàng tham 
gia thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trên mọi cương vị 
công tác. 
1.4.2. Chương trình 
Chương trình môn học GDQP-AN cho sinh viên thực hiện theo Thông tư số: 
03/2017/TT-BGDĐT ban hành ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo 
dục và Đào tạo. Chương trình được xây dựng trên cơ sở phát triển trình độ các cấp học 
dưới, bảo đảm liên thông, logic, mỗi học phần là những khối kiến thức tương đối độc 
lập, tiện cho sinh viên tích lũy trong quá trình học tập. Kết cấu chương trình gồm 4 học 
phần: 
 Học phần 1: Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng, 30 tiết. 
 10 
 Học phần 2: Công tác quốc phòng, an ninh, 30 tiết. 
 Học phần 3: Quân sự chung, chiến thuật, kỹ thuật bắn súng, sử dụng lựu đạn, 
85 tiết. 
Học phần 4: Hiểu biết chung về quân binh chủng, 20 tiết. 
 Việc nghiên cứu môn học GDQP-AN đòi hỏi phải nắm vững cơ sở phương pháp 
luận, phương pháp nghiên cứu cụ thể phù hợp với đối tượng, phạm vi và tính chất đa 
dạng của nội dung môn học này. 
1.5. Đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất thiết bị dạy học 
 (Tham khảo thông tư số: 03/2017/TT-BGDĐT ban hành ngày 13 tháng 01 năm 
2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) 
1.6. Tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập 
 Thực hiện theo quy định tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập bộ môn 
GDQP-AN hiện hành (Thông tư liên tịch số 18/2015/TT-BGDĐT-BLĐTBXH, ngày 
08/9/2015; V/v Quy định tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn học 
GDQP-AN trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học). 
Bài 2. QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN, TƯ 
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHIẾN TRANH, QUÂN ĐỘI VÀ BẢO VỆ 
TỔ QUỐC 
PHẦN A: Ý ĐỊNH GIẢNG DẠY 
2.1. Mục đích, yêu cầu 
 - Trang bị cho sinh viên (SV) một số quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê 
nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội 
chủ nghĩa. 
 - Trên cơ sở đó, bồi dưỡng thế giới quan, phương pháp luận khoa học cách 
mạng cho người học, giúp họ nhận thức đúng và quán triệt quan điểm cơ bản của Đảng 
về chiến tranh, xây dựng quân đội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc trong tình 
hình hiện nay. 
 11 
 - Hiểu đúng, nắm chắc nội dung của bài, phát huy trí sáng tạo của tuổi trẻ, tích 
cực hoạt động, góp phần bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong 
tình hình hiện nay. 
2.2. Nội dung, thời gian 
2.2.1. Nội dung: Gồm 3 phần, 6 mục, thực hiện trong 6 tiết. 
 - Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến 
tranh. 
 - Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về quân 
đội. 
 - Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ 
tổ quốc Việt Nam XHCN. 
2.2.2. Trọng tâm 
 Quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ tổ quốc 
Việt Nam XHCN. 
2.3. Tổ chức, phươ ...  xác các tình huống trong tác chiến chiến dịch... 
 Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, nghệ thuật chiến dịch đã có bước phát triển 
vượt bậc, đó là: Xác định đúng phương châm tác chiến chiến dịch, việc thay đổi 
phương châm tác chiến từ "Đánh nhanh, thắng nhanh" sang "Đánh chắc, tiến chắc" 
thể hiện sự phân tích khoa học, khách quan tình hình địch, ta và địa hình. Xây dựng thế 
trận chiến dịch vững chắc, thực hiện bao vây rộng lớn, chia cắt và cô lập Điện Biên 
Phủ với các chiến trường khác. Phát huy cao nhất sức mạnh tác chiến hiệp đồng các 
binh chủng, tập trung ưu thế binh hỏa lực đánh dứt điểm từng trận then chốt, tiêu diệt 
từng bộ phận địch, phá vỡ từng mảng phòng ngự của chúng. Vận dụng sáng tạo cách 
đánh chiến dịch, dựa vào hệ thống trận địa, thực hành vây hãm kết hợp với đột phá, 
kết hợp đánh chính diện với các mũi thọc sâu, luồn sâu, tạo thế chia cắt địch, kết hợp 
 105 
các đợt đánh lớn, đánh vừa và thường xuyên vây lấn, ngày càng siết chặt vòng vây, tạo 
thời cơ thực hành tổng công kích tiêu diệt toàn bộ quân địch. 
 Trong kháng chiến chống Mỹ, nghệ thuật chiến dịch đã kế thừa những kinh 
nghiệm của kháng chiến chống Pháp và nâng lên một tầm cao mới. Nghệ thuật chiến 
dịch đã chỉ đạo chiến thuật đánh bại tất cả các chiến lược quân sự, biện pháp, thủ 
đoạn tác chiến của quân Mỹ, ngụy và chư hầu. Đặc biệt, trong cuộc Tổng tiến công và 
nổi dậy mùa xuân 1975, nghệ thuật chiến dịch đã có bước phát triển nhảy vọt, được 
thể hiện ở các nội dung sau: 
 Nghệ thuật tạo ưu thế lực lượng, đảm bảo đánh địch trên thế mạnh, hình thành 
sức mạnh áp đảo địch trong chiến dịch. Nghệ thuật vận dụng sáng tạo cách đánh chiến 
dịch (vận dụng hai cách đánh lần lượt và đồng loạt). Nghệ thuật phát huy sức mạnh 
của các binh chủng, quân chủng trong tác chiến hiệp đồng quy mô lớn. Nghệ thuật kết 
hợp tiến công với nổi dậy, phối hợp tác chiến ba thứ quân, lấy đòn đánh lớn của chủ 
lực làm trung tâm phối hợp. Nghệ thuật chỉ đạo vận dụng chiến thuật sáng tạo để thực 
hiện thắng lợi nhiệm vụ chiến dịch. Nghệ thuật khuếch trương kết quả của trận then 
chốt trước với trận then chốt sau trong chiến dịch tiến công. 
 Như vậy, cách đánh chiến dịch của ta là cách đánh chiến dịch của CTND phát 
triển cao, là vận dụng tổng hợp cách đánh của nhiều lực lượng, kết hợp nhiều phương 
thức, quy mô tác chiến (đánh du kích, đánh vận động, đánh trận địa, đánh phân tán và 
đánh tập trung hiệp đồng quan binh chủng) trong đó tác chiến hiệp đồng ngày càng giữ 
vai trò chủ yếu. 
 Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến dịch đã hoàn thành 
tốt nhiệm vụ do chiến lược vạch ra, tạo sự chuyển hóa chiến lược to lớn, góp phần 
quyết định giành thắng lợi trong chiến tranh. Các chiến dịch Điện Biên Phủ, Tây 
Nguyên, Huế- Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, đã để lại nhiều kinh nghiệm quý giá, có thể 
vận dụng vào chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ngày nay và tương lai. 
 - Chiến thuật 
 106 
 "Chiến thuật là lý luận và thực tiễn về tổ chức, thực hành trận chiến đấu của phân 
đội, binh đội, binh đoàn lực lượng vũ trang, bộ phận hợp thành của NTQS Việt Nam". 
 Chiến thuật hình thành, phát triển gắn liền với lịch sử xây dựng, chiến đấu và 
trưởng thành của quân đội ta. Sự phát triển đó là kết quả của sự chỉ đạo chiến lược, chiến 
dịch, nghệ thuật tổ chức và thực hành các trận chiến đấu của bộ đội ta trước một đối 
tượng địch, địa hình cụ thể. Nội dung của chiến thuật được thể hiện: 
 + Vận dụng các hình thức chiến thuật vào các trận chiến đấu 
 Giai đoạn đầu của hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, lực lượng, vũ 
khí, trang bị của ta còn hạn chế, do đó, tư tưởng tác chiến của bộ đội ta là "Quán triệt 
tư tưởng tiến công, triệt để dùng du kích chiến, vận động chiến để tiêu diệt địch". Các 
trận chiến đấu ở giai đoạn này chủ yếu diễn ra ở quy mô trung đội, đại đội, tiểu đoàn, 
lấy đánh địch ngoài công sự là phổ biến. Chiến thuật thường vận dụng là tập kích, phục 
kích, vận động tiến công trong đó, phục kích có lợi hơn tập kích. 
 Các giai đoạn sau của hai cuộc kháng chiến, bộ đội ta đã trưởng thành, không 
những đánh giỏi vận động chiến (đánh địch ngoài công sự), mà từng bước vận dụng 
công kiên chiến (đánh địch trong công sự). 
 Giai đoạn cuối của hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ do yêu cầu của 
chiến lược, chiến dịch, phải đánh bại cuộc hành quân lấn chiếm của địch để giữ vững 
vùng giải phóng, chiến thuật phòng ngự xuất hiện. Chiến thuật phòng ngự được vận 
dụng như phòng ngự đồi A1 trong chiến dịch Điện Biên Phủ, phòng ngự Quảng Trị 
năm 1972, phòng ngự Thượng Đức năm 1974... Ngoài ra, các đơn vị còn vận dụng các 
hình thức chiến thuật truy kích, đánh địch đổ bộ đường không, hoàn thành nhiệm vụ 
cấp trên giao. 
 + Quy mô lực lượng tham gia trong các trận chiến đấu 
 Giai đoạn đầu của hai cuộc kháng chiến, lực lượng tham gia các trận chiến đấu 
chủ yếu trong biên chế và được tăng cường một số hỏa lực như như súng cối 82mm, 
DKZ... Các giai đoạn sau, quy mô lực lượng tham gia các trận chiến đấu ngày càng 
lớn, đã có nhiều trận đánh hiệp đồng binh chủng giữa bộ binh, xe tăng, pháo binh, 
 107 
phòng không.... Hiệp đồng chiến đấu giữa các lực lượng bộ đội chủ lực, bộ đội địa 
phương và dân quân tự vệ ngày càng nhiều. 
 + Cách đánh 
 Là nội dung quan trọng nhất của lý luận chiến thuật. Mỗi binh chủng, mỗi hình 
thức chiến thuật đều có những cách đánh cụ thể, phù hợp với đối tượng và địa hình. 
Nội dung cách đánh trong từng hình thức chiến thuật phát triển từ cách đánh của lực 
lượng bộ binh là chủ yếu đến cách đánh hiệp đồng binh chủng. Cách đánh của ta thể 
hiện tính tích cực, chủ động tiến công, bám thắt lưng địch, chia địch ra mà đánh, trói 
địch lại mà diệt. Kết hợp chặt chẽ giữa hành động tiến công và phòng ngự của ba thứ 
quân để hoàn thành nhiệm vụ của cấp trên giao. 
 Như vậy, trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến thuật là một trong ba 
bộ phận hợp thành NTQS Việt Nam đã phát triển rất phong phú, đa dạng và hoàn 
thành tốt mọi nhiệm vụ do chiến lược, chiến dịch đặt ra, và đã để lại nhiều kinh 
nghiệm có giá trị to lớn thực tiễn trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ngày nay. 
7.7.3. Vận dụng một số bài học kinh nghiệm về NTQS vào sự nghiệp bảo vệ Tổ 
quốc trong thời kỳ mới và trách nhiệm của sinh viên 
 NTQS Việt Nam đã hình thành, phát triển trong quá trình dựng và giữ nước của 
dân tộc. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, 
NTQS ngày càng phát triển, đó là nghệ thuật CTND, nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy 
ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh... Những bài học kinh nghiệm về NTQS vẫn còn 
nguyên giá trị để chúng ta tiếp tục nghiên cứu và vận dụng vào sự nghiệp bảo vệ Tổ 
quốc trong thời kỳ mới. 
7.7.3.1. Quán triệt tư tưởng tích cực tiến công 
 Trong lịch sử chiến tranh giữ nước, NTQS của cha ông ta trước đây luôn nhấn 
mạnh tư tưởng tích cực, chủ động tiến công địch. Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của 
Đảng, NTQS của ta càng có điều kiện phát huy mặt mạnh của mình, khoét sâu chỗ yếu 
của địch, tiến công địch vào đúng thời cơ, thời điểm thích hợp 
 108 
 Trên cơ sở đánh giá đúng mạnh, yếu của địch và ta, chúng ta phải biết phát huy 
sức mạnh của mọi lực lượng, vận dụng linh hoạt mọi hình thức và quy mô tác chiến, 
mọi cách đánh, mới tiến công địch một cách liên tục mọi lúc, mọi nơi. Không chỉ tiến 
công trên mặt trận quân sự, mà phải tiến công toàn diện trên mọi mặt trận, đặc biệt là 
mặt trận chính trị, binh vận, thực hiện "Mưu phạt công tâm", đánh vào lòng người, góp 
phần thay đổi cục diện chiến tranh. 
 Như vậy, trên cơ sở không ngừng nâng cao cảnh giác cách mạng, phát huy lòng 
dũng cảm, trí thông minh sáng tạo giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa con người và 
vũ khí, nắm vững tư tưởng tích cực tiến công, chúng ta hoàn toàn có thể giành quyền 
chủ động trên chiến trường và kết thúc chiến tranh trong điều kiện có lợi nhất. 
7.7.3.2. Nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc 
 Đây là sự kế thừa và phát huy lên một trình độ mới từ NTQS truyền thống của 
dân tộc. Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, NTQS chỉ đạo mọi hoạt 
động tác chiến của LLVTND. Đó là một nguyên tắc trong NTQS của toàn dân đánh 
giặc, thể hiện cụ thể trong việc xác định phương hướng, mục tiêu, đối tượng và thời cơ 
tiến công.., trong kế hoạch chiến lược, chiến dịch, cũng như từng trận đánh cụ thể. 
 Trong hoạt động tác chiến của các lực lượng vũ trang, kết hợp đánh phân tán 
với đánh tập trung, kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa và đánh lớn. Mỗi lực lượng, mỗi thứ 
quân đều có vị trí tác dụng và có những quy luật hoạt động riêng. Vì vậy, cần phải phối 
hợp tác chiến của các lực lượng, các thứ quân cả về chiến lược cũng như trong chiến 
dịch và chiến đấu. Trên cơ sở đó, thực hiện những đòn đánh quyết định, tạo sự thay đổi 
trên chiến trường có lợi cho ta. 
7.7.3.3. Nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp bằng lực, thế, thời, mưu 
 Trong đấu tranh vũ trang, trước một đối tượng có sức mạnh vượt trội về quân 
sự, khoa học công nghệ phải biết kết hợp chặt chẽ các yếu tố: Lực lượng, thế trận, thời 
cơ và mưu trí, sáng tạo. Dùng lực phải dựa vào thế có lợi, dùng đúng nơi, đúng lúc mới 
đạt hiệu quả cao, lực nhỏ hóa lớn, yếu hóa mạnh. Tạo thế, tạo lực để sẵn sàng đánh 
địch khi thời cơ có lợi nhất. Muốn đánh thắng, còn phải dùng mưu kế, hạn chế cái 
 109 
mạnh của địch, phát huy thế mạnh của ta. Luôn chú ý lừa địch và giữ bí mật, bất ngờ, 
nhất là trong điều kiện lực lượng quân sự địch mạnh, có vũ khí công nghệ cao. 
 NTQS của ta còn phải biết đánh giá đúng và triệt để khai thác các yếu tố "Thiên 
thời, địa lợi, nhân hòa". Đó là nghệ thuật nắm bắt và phát huy sức mạnh của thời đại, 
phát huy tiềm năng, thế mạnh của đất nước, con người Việt Nam, trong đó, cần đặc 
biệt chú trọng "Nhân hòa". Chỉ có kết hợp chặt chẽ lực, thế, thời, mưu và các yếu tố 
khác, ta mới có thể tạo ra sức mạnh tổng hợp, đánh thắng kẻ thù có kinh tế, quân sự 
mạnh khi chúng liều lĩnh xâm lược nước ta. 
7.7.3.4. Quán triệt tư tưởng lấy ít đánh nhiều, biết tập trung ưu thế lực lượng cần thiết 
để đánh thắng địch 
 Vận dụng tư tưởng lấy ít đánh nhiều, ta phải phát huy được khả năng đánh giặc 
của toàn dân, của cả ba thứ quân, tạo ra sức mạnh tổng hợp để đánh thắng địch trong 
mọi tình thế. Mặt khác, phải tận dụng địa hình, yếu tố bí mật, bất ngờ, tiết kiệm lực 
lượng để đánh lâu dài, càng đánh càng mạnh, đánh là thắng. 
7.7.3.5. Kết hợp tiêu hao, tiêu diệt địch với bảo vệ vững chắc các mục tiêu 
 Từng trận đánh, từng chiến dịch có mục đích cụ thể khác nhau, nhưng mục đích 
chung nhất của mọi hoạt động tác chiến trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là tiêu diệt 
lực lượng địch phải đi đôi với bảo vệ vững chắc mục tiêu. Muốn giành thắng lợi triệt 
để trong chiến tranh, chúng ta phải kết hợp đánh tiêu hao với đánh tiêu diệt lớn quân 
địch. Đánh tiêu hao rộng rãi bằng đánh nhỏ, đánh vừa của CTND địa phương, sẽ tạo 
điều kiện cho tác chiến tập trung của chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực, thực 
hiện đánh lớn, tiêu diệt quân địch. Đi đôi với tiêu hao, tiêu diệt lực lượng của địch, 
phải bảo vệ vững chắc mục tiêu của ta, là vấn đề có tính quy luật trong CTND bảo vệ 
Tổ quốc. 
7.7.3.6. Trách nhiệm của sinh viên 
 Nghiên cứu NTQS của các thế hệ ông cha, chúng ta có quyền tự hào về tinh 
thần dũng cảm, ý chí kiên cường trong chống giặc ngoại xâm để bảo vệ sự tồn vong 
của đất nước. Ngày nay, đất nước đang đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo 
 110 
của Đảng và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nhưng kẻ thù vẫn đang tìm mọi thủ 
đoạn để xóa bỏ chế độ XHCN ở nước ta. Do vậy, trách nhiệm của sinh viên rất nặng nề 
đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trước hết, mỗi sinh viên cần phát huy 
tinh thần tự lực, vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, đặc biệt là 
không ngừng bồi đắp lòng yêu quê hương, đất nước. Đồng thời, phải phấn đấu, tu 
dưỡng để trở thành những công dân tốt, sẵn sàng làm nhiệm vụ khi Tổ quốc cần. 
7.7.4. Kết luận 
 NTQS Việt Nam hình thành, phát triển, gắn liền với các yếu tố địa lý, kinh tế, 
chính trị xã hội. Từ khi có Đảng lãnh đạo, NTQS Việt Nam phát triển dựa trên nền 
tảng lý luận quân sự Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tinh hoa truyền thống quân 
sự dân tộc. 
 Nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên được hình thành và phát triển qua các tư 
tưởng, kế sách đánh giặc, nghệ thuật CTND, toàn dân đánh giặc, nghệ thuật lấy nhỏ 
đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh và sự phối hợp giữa các mặt trận 
quân sự, chính trị, ngoại giao, binh vận trong khởi nghĩa và chiến tranh đã góp phần 
đánh bại các thế lực xâm lược, bảo vệ non sông bờ cõi, tổ tiên giống nòi. 
 Từ khi có Đảng lãnh đạo, NTQS Việt Nam đã kế thừa nghệ thuật đánh giặc giữ 
nước của tổ tiên và đã không ngừng phát triển, góp phần quyết định giành thắng lợi 
trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. 
 Nghiên cứu, học tập NTQS Việt Nam, chúng ta tự hào về truyền thống dựng 
nước, giữ nước của dân tộc. Với thế hệ trẻ, phải nhận rõ trách nhiệm để luôn giữ gìn, 
kế thừa và phát triển truyền thống đó, hoàn thành mọi nhiệm vụ góp phần tích cực vào 
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt nam XHCN. 
PHẦN C: KẾT THÚC GIẢNG DẠY 
7.8. Hệ thống nội dung đã giảng dạy 
 - Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc của cha ông ta. 
 - Nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo. 
 111 
 - Vận dụng một số bài học kinh nghiệm về NTQS vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc 
trong thời kỳ mới và trách nhiệm của sinh viên. 
7.2.2. Trọng tâm 
 - Nghệ thuật đánh giặc của cha ông ta. 
 - Nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo. 
7.9. Hướng dẫn nội dung ôn tập, thảo luận 
 - Tập trung vào các vấn đề: Nghệ thuật đánh giặc của cha ông ta. Nghệ thuật 
quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo. 
7.10. Câu hỏi ôn tập, thảo luận 
 Câu 1. Phân tích nghệ thuật đánh giặc của Tổ tiên. 
 Câu 2. Trình bày những nét đặc sắc về NTQS Việt Nam từ khi có Đảng Cộng 
sản Việt Nam lãnh đạo. 
7.11. Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học 
 - Về ý thức, thái độ học tập. 
 - Việc chấp hành quy chế, thời gian, số lượng sinh viên tham gia giờ học. 
 - Kiểm tra (nếu có), xuống lớp hoặc chuyển nội dung học. 
 112 
* TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Đồng Xuân Bách và nhóm tác giả (2005), Giáo dục quốc phòng, (Đại học và Cao 
đẳng, sách dùng cho giáo viên), tập 1; NXB Giáo dục, Hà Nội. 
[2] Đào Duy Hiệp và nhóm tác giả (2009),Giáo trình giáo dục quốc phòng-an ninh, 
(dùng cho sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng), tập 1; NXB Giáo dục, Hà Nội. 
[3] Bộ Giáo dục và đào tạo (2013, 2015, 2017, 2018), Tài liệu tập huấn giáo viên, 
giảng viên giáo dục quốc phòng-an ninh; Hà Nội. 
 113 
MỤC LỤC 
NỘI DUNG TRANG 
Bìa 1 
Lời nói đầu 2-3 
Danh mục từ viết tắt dùng trong bài giảng 4 
Bài 1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu môn học GDQP-AN. 5-10 
Bài 2. Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh 
về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc. 
10-30 
Bài 3. Xây dựng nền QPTD, ANND bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. 30-40 
Bài 4. Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. 40-51 
Bài 5. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. 51-62 
Bài 6. Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố QP-AN 62-85 
Bài 7. Những vấn đề cơ bản về nghệ thuật quân sự Việt Nam 85-111 
Tài liệu tham khảo 112 
Mục lục 113 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_giao_duc_quoc_phong_an_ninh_phan_1.pdf