Giáo trình Điều khiển hệ thống khí nén. Thủy lực
Những đặc điểm cơ bản
Hệ thống khí nén được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp lắp ráp, chế biến, đặc
biệt ở những lĩnh vực cần phải đảm bảo vệ sinh, chống cháy nổ hoặc ở môi trường độc
hại. Ví dụ, lĩnh vực lắp ráp điện tử; chế biến thực phẩm; các khâu phân loại, đóng gói sản
phẩm thuộc các dây chuyền sản xuất tự động; các ngành gia công cơ khí, công nghiệp
khai thác khoáng sản
* Các dạng truyền động sử dụng khí nén:
+ Truyền động thẳng: được sử dụng nhiều như trong các thiết bị gá kẹp các chi tiết
khi gia công, các thiết bị đột dập, phân loại và đóng gói sản phẩm Do kết cấu đơn
giản, điều khiển linh hoạt nên hệ thống khí nén có ưu thế hơn hệ thống truyền động điện
trong chuyển động thẳng.
+ Truyền động quay: trong nhiều trường hợp khi yêu cầu tốc độ truyền động cao,
công suất không lớn nhưng cần khả năng chịu quá tải sẽ gọn nhẹ và tiện lợi hơn nhiều so
với các dạng truyền động sử dụng các năng lượng khác, ví dụ các công cụ vặn ốc vít
trong sửa chữa và lắp ráp chi tiết, các máy khoan, mài công suất dưới 3kW, tốc độ yêu
cầu có thể tới hàng chục nghìn vòng/phút. Tuy nhiên, ở những hệ truyền động quay công
suất lớn, chi phí cho hệ thống khí nén sẽ rất cao so với truyền động điện.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Điều khiển hệ thống khí nén. Thủy lực
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ ---------------*****---------------- GIÁO TRÌNH ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG KHÍ NÉN – THỦY LỰC (Lưu hành nội bộ) Biên soạn: TS. Nguyễn Viết Ngư Ths. Nguyễn Phúc Đáo Hưng yên, tháng 09 năm 2013 KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ * ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG KHÍ NÉN-THỦY LỰC Biên soạn: TS. Nguyễn Viết Ngư; Ths. Nguyễn Phúc Đáo 2 MỞ ĐẦU Những năm sau khi cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra, do sự tất yếu của quá trình tự động hóa trong sản xuất, kỹ thuật điều khiển bằng khí nén được phát triển rộng rãi và đa dạng hơn. Hệ thống điều khiển bằng khí nén thường được sử dụng trong các lĩnh vực có nguy cơ xảy ra các nguy hiểm cao do điều kiện vệ sinh môi trường khá tốt và tính an toàn cao. Hệ thống điều khiển bằng khí nén thường được sử dụng trong các lĩnh vực như: các thiết bị phun sơn, các loại đồ gá kẹp chi tiết, lĩnh vực sản xuất các thiết bị điện tử hay trong các thiết bị vận chuyển và kiểm tra... Ứng dụng trong các dụng cụ, máy va đập trong lĩnh vực khai thác than, khai thác đá hoặc trong công trình xây dựng. Truyền động quay với công suất lớn bằng khí nén giá thành rất cao, cao hơn từ 10 đến 15 lần so với động cơ điện. Nhưng ngược lại, thể tích và năng lượng chỉ bằng 2/3 như những dụng cụ vặn vít, máy khoan, máy mài là những dụng cụ có khả năng sử dụng truyền động bằng khí nén. Để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhóm tác giả trong Bộ môn Điều khiển & Tự động hóa, Khoa Điện – Điện tử, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng yên đã tiến hành biên soạn giáo trình Điều khiển hệ thống khí nén – thủy lực cho sinh viên ngành Điện – Điện tử. Nội dung giáo trình liên quan đến hai lĩnh vực điều khiển lớn: Điều khiển bằng khí nén và điều khiển thủy lực. Giúp cho sinh viên có được sự so sánh giữa hai kỹ thuật điều khiển, từ đó rút ra được những ưu nhược và điểm giữa hai kỹ thuật điều khiển này. Trong quá trình biên soạn giáo trình, nhóm tác giả sẽ không tránh khỏi những sai sót, mong được sự đóng góp để lần biên soạn sau được hoàn thiện hơn. Mọi đóng góp xin được liên hệ theo địa chỉ sau: Nguyễn Viết Ngư, Khoa Điện – Điện tử, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng yên; Mail: ngunguyenviet@yahoo.com. Xin trân thành cám ơn. KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ * ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG KHÍ NÉN-THỦY LỰC Biên soạn: TS. Nguyễn Viết Ngư; Ths. Nguyễn Phúc Đáo 3 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KHÍ NÉN 1.1. Những đặc điểm cơ bản Hệ thống khí nén được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp lắp ráp, chế biến, đặc biệt ở những lĩnh vực cần phải đảm bảo vệ sinh, chống cháy nổ hoặc ở môi trường độc hại. Ví dụ, lĩnh vực lắp ráp điện tử; chế biến thực phẩm; các khâu phân loại, đóng gói sản phẩm thuộc các dây chuyền sản xuất tự động; các ngành gia công cơ khí, công nghiệp khai thác khoáng sản * Các dạng truyền động sử dụng khí nén: + Truyền động thẳng: được sử dụng nhiều như trong các thiết bị gá kẹp các chi tiết khi gia công, các thiết bị đột dập, phân loại và đóng gói sản phẩm Do kết cấu đơn giản, điều khiển linh hoạt nên hệ thống khí nén có ưu thế hơn hệ thống truyền động điện trong chuyển động thẳng. + Truyền động quay: trong nhiều trường hợp khi yêu cầu tốc độ truyền động cao, công suất không lớn nhưng cần khả năng chịu quá tải sẽ gọn nhẹ và tiện lợi hơn nhiều so với các dạng truyền động sử dụng các năng lượng khác, ví dụ các công cụ vặn ốc vít trong sửa chữa và lắp ráp chi tiết, các máy khoan, mài công suất dưới 3kW, tốc độ yêu cầu có thể tới hàng chục nghìn vòng/phút. Tuy nhiên, ở những hệ truyền động quay công suất lớn, chi phí cho hệ thống khí nén sẽ rất cao so với truyền động điện. * Những ưu nhược điểm cơ bản: + Ưu điểm: - Do không khí có khả năng chịu nén (đàn hồi) nên có thể nén và chứa trong bình chứa với áp suất cao thuận lợi, xem như một kho chứa năng lượng. Trong thực tế vận hành, người ta thường xây dựng trạm nguồn khí nén dùng chung cho nhiều mục đích khác nhau như công việc làm sạch, truyền động trong các máy móc - Có khả năng truyền tải đi xa bằng hệ thống đường ống với tổn thất nhỏ; - Khí nén sau khi sinh công cơ học có thể thải ra ngoài mà không gây tổn hại cho môi trường. - Tốc độ truyền động cao, linh hoạt; KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ * ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG KHÍ NÉN-THỦY LỰC Biên soạn: TS. Nguyễn Viết Ngư; Ths. Nguyễn Phúc Đáo 4 - Dễ điều khiển với độ tin cậy và chính xác; - Có giải pháp và thiết bị phòng ngừa quá tải, quá áp suất hiệu quả. + Nhược điểm: - Công suất truyền động không lớn. Ở nhu cầu công suất truyền động lớn, chi phí cho truyền động khí nén sẽ cao hơn 10-15 lần so với truyền động điện cùng công suất, tuy nhiên kích thước và trọng lượng lại chỉ bằng 30% so với truyền động điện; - Khi tải trọng thay đổi thì vận tốc truyền động luôn có xu hướng thay đổi do khả năng đàn hồi của khí nén khá lớn, vì vậy khả năng duy trì chuyển động thẳng đều hoặc quay đều thường là khó thực hiện. - Dòng khí nén được giải phóng ra môi trường có thể gây tiếng ồn. Ngày nay, để nâng cao khả năng ứng dụng của hệ thống khí nén, người ta thường kết hợp linh hoạt chúng với các hệ thống điện cơ khác và ứng dụng sâu rộng các giải pháp điều khiển khác nhau như điều khiển bằng các bộ điều khiển lập trình, máy tính Vài ví dụ về ứng dụng khí nén: Hình 1.1a mô tả thiết bị nạp phôi. Thiết bị phải được điều khiển sao cho các xilanh 1A1, 1A2 khống chế từng cặp hai phôi được chuyển qua. Số lượng phôi được nạp mỗi lần có thể được điều khiển theo ý muốn. Hình 1.1a Thiết bị nạp phôi Hình 1.1b mô tả thiết bị khoan tự động. Các xilanh được điều khiển trình tự trong từng chu trình khép kín hoặc liên tục nhiều chu trình. Xilanh 1A cấp phôi từ kho chứa KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ * ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG KHÍ NÉN-THỦY LỰC Biên soạn: TS. Nguyễn Viết Ngư; Ths. Nguyễn Phúc Đáo 5 phôi và kẹp chặt. Xilanh 2A dẫn tiến khoan, độ sâu lỗ khoan được kiểm soát bằng các đầu đo. Khi độ sâu lỗ khoan đã thỏa mãn, 2A tự động rút lên. Khi 2A đã rút về tới vị trí ban đầu, 1A sẽ được điều khiển rút về và tiếp theo 3A đẩy sản phẩm vào thùng chứa. Hình 1.1b Thiết bị khoan tự động 1.2. Cấu trúc của hệ thống khí nén Hệ thống khí nén thường bao gồm các khối thiết bị: - Trạm nguồn gồm: Máy nén khí, bình tích áp, các thiết bị an toàn, các thiết bị xử lý khí nén ( lọc bụi, lọc hơi nước, sấy khô), - Khối điều khiển gồm: các phần tử xử lý tín hiệu điều khiển và các phần tử điều khiển đảo chiều cơ cấu chấp hành, khống chế lưu lượng, áp suất khí nén. - Khối các thiết bị chấp hành: Xilanh, động cơ khí nén, giác hút Dựa vào dạng năng lượng của tín hiệu dùng cho điều khiển hệ thống, người ta chia ra hai dạng hệ thống khí nén: Hệ thống điều khiển hoàn toàn bằng khí nén, trong đó tín hiệu điều khiển là dòng khí nén và do đó kéo theo các phần tử xử lý và điều khiển sẽ tác động bởi dòng khí nén – Gọi là hệ thống điều khiển bằng khí nén (Hình 1.2a). Hệ thống điều khiển điện – khí nén - các phần tử xử lý và điều khiển hoạt động bằng tín hiệu là dòng điện điều khiển hoặc kết hợp tín hiệu điện và khí nén (Hình 1.2b). KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ * ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG KHÍ NÉN-THỦY LỰC Biên soạn: TS. Nguyễn Viết Ngư; Ths. Nguyễn Phúc Đáo 6 Hình 1.2a Cấu trúc hệ thống điều khiển bằng khí nén Hình 1.2b Cấu trúc hệ thống điều khiển bằng điện – khí nén KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ * ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG KHÍ NÉN-THỦY LỰC Biên soạn: TS. Nguyễn Viết Ngư; Ths. Nguyễn Phúc Đáo 7 1.3. Một số cơ sở tính toán trong kỹ thuật khí nén Bảng các đại lượng và đơn vị thường dùng trong kỹ thuật khí nén Đại lượng Đơn vị Ký hiệu Tên gọi Tiếng Anh Tiếng Việt l Length Chiều dài m m Mass Khối lượng Kg T Temperature Nhiệt độ K F Force Lực N A Area Diện tích m2 V Volume Thể tích m3 qV Volumetric flow rate Lưu lượng m 3/s qB Air consumption Khí tiêu thụ l/min qn Nominal flow rate Lưu lượng danh định l/min p Pressure Áp suất Pa; bar pabs Absolute pressure Áp suất tuyệt đối pamb Ambient pressure Áp suất môi trường pe Excess pressure Áp suất dư ∆p Differential pressure Chênh lệch áp suất pn Standard pressure Áp suất tiêu chuẩn Pn= 101325 Pa A Piston surface Diện tích mặt Pittông m2 A’ Annular surface (ring area) Diện tích vành khăn m2 d Piston rod diameter Đường kính cần Pittông m D Cylinder diameter Đường kính trong Xilanh m Feff Effective piston force Lực tác dụng bởi pittông N FF Force of retract spring Lực phản hồi bởi lò xo N FR Friction force Lực ma sát N s Stroke length Giới hạn tác động (của cần piston) cm n Revolutions per minute Tốc độ quay ( cho động cơ) vg/phút (rpm) v Velocity of piston Vận tốc của Pittông m/s KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ * ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG KHÍ NÉN-THỦY LỰC Biên soạn: TS. Nguyễn Viết Ngư; Ths. Nguyễn Phúc Đáo 8 1. Đơn vị đo áp suất * Đơn vị thường dùng là Pascal (Pa). 1 Pascal là áp suất phân bố đều trên bề mặt có diện tích 1 m2 với lực tác dụng vuông góc lên bề mặt đó là 1N. 21 1 N Pa m = Bội số của Pascal là Mpa (Mêga pascal) =106 Pa * Đơn vị bar: 1bar = 105Pa; 1bar ~ 1at * Ngoài ra, người ta còn dùng psi, 1bar = 14,5 psi và 1psi = 0,6895bar . 2. Các định nghĩa về áp suất không khí Hình 1.4 mô tả các dạng áp suất: * Pamb là áp suất môi trường xung quanh hay áp suất khí quyển, nó thường dao động theo địa hình hoặc thời tiết, Pamb ≈ 1bar so với chân không tuyệt đối. * Áp suất tuyệt đối (Pabs) là giá trị áp suất so với chân không tuyệt đối. Như vậy, tại chân không tuyệt đối Pabs=0. * Áp suất tương đối hay áp suất dư (Pe): Pe= Pabs- Pamb Hình 1.4 chỉ rõ hai trường hợp về áp suất dư: Pe>0 khi tại điểm đo, áp suất tuyệt đối cao hơn áp suất khí quyển ; và ngược lại Pe<0 (áp suất chân không). Chú ý: Trong hệ thống khí nén – các thông số kỹ thuật của thiết bị về áp suất đều được biểu diễn ở dạng áp suất dư Pe và ký hiệu ngắn gọn là P. Hình 1.4 Mô tả các dạng áp suất KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ * ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG KHÍ NÉN-THỦY LỰC Biên soạn: TS. Nguyễn Viết Ngư; Ths. Nguyễn Phúc Đáo 9 3. Một số định luật áp dụng trong tính toán về khí nén Hình 1.5 Quá trình nén khí 3.1. Định luật Boyle - Mariottes Khi nhiệt độ không khí trong quá trình nén được giữ không đổi (T = const), thì: Pabs. V = const hoặc Pabs 1.V1 = Pabs 2.V2 Trong đó: Thể tích khí nén V1 [m 3] ở áp suất P1 Thể tích khí nén V2 [m 3] ở áp suất P2 Hình 1.5 mô tả nguyên lý cơ bản của các máy nén khí. 3.2. Định luật 1. Gay - Lussac Khi áp suất được giữ không đổi (P = const), thì: 2T 1T 2V 1V = hoặc const T V = Trong đó: V1 là thể tích khí tại nhiệt độ T1; V2 là thể tích khí tại nhiệt độ T2; T [K], thang nhiệt độ Kelvin. KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ * ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG KHÍ NÉN-THỦY LỰC Biên soạn: TS. Nguyễn Viết Ngư; Ths. Nguyễn Phúc Đáo 10 3.3. Định luật 2. Gay - Lussac Khi giữ thể tích khí nén không đổi (V= const), thì: 2T 1T 2absP 1absP = hoặc const T P = Khi cả ba đại lượng (P, V, T) có thể thay đổi, thì: const .VabsP T = hay 2T 2.V2absP1.V1absP 1T = 4. Lưu lượng Lưu lượng dòng khí nén được tính: t V Q = = [lit/s] hay [lit/min] hoặc [m3/s] hay [m3/min]. Trong đó: Q: lưu lượng, V: thể tích khí chuyển qua tiết diện ngang của đường ống hay buồng xilanh trong 1 đơn vị thời gian t. Lưu lượng dòng khí nén có ý nghĩa quan trọng là yếu tố ảnh hưởng vận tốc làm việc của các cơ cấu chấp hành. 5. Vận tốc làm việc của cơ cấu chấp hành Khi tải trọng của truyền động không đổi, vận tốc của cơ cấu chấp hành được xác định theo quan hệ: A Q v = . Khi Q[m3/s]; A[m2] thì v[m/s], như vậy, trong trường hợp dung tích hành trình của cơ cấu chấp hành và tải trọng không đổi, tốc độ truyền động tỷ lệ thuận với lưu lượng Q. Trong kỹ thuật khí nén, người ta dùng các van tiết lưu (điều tiết lưu lượng) để khống chế vận tốc của cơ cấu chấp hành. Chú ý rằng: Đặc điểm truyền động khí nén là vận tốc của cơ cấu chấp hành phụ thuộc không những vào lưu lượng khí nén mà còn phụ thuộc nhiều vào tải trọng. KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ * ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG KHÍ NÉN-THỦY LỰC Biên soạn: TS. Nguyễn Viết Ngư; Ths. Nguyễn Phúc Đáo 11 6. Lực Hình 1.6 Tính toán lực Lực đẩy hay kéo của Piston (Hình 1.6) gây bởi tác dụng của khí nén có áp suất P được tính theo công thức: P.AF = = [N], trong đó: P là áp suất khí nén [Pa]; A là điện tích bề mặt Piston[m2]; F lực tác dụng vuông góc với bề mặt Piston [N] gần đúng coi là lực đẩy hoặc kéo mà Xilanh thực hiện. Trong hình vẽ, các diện tích A1, A2 khác nhau (A2 = A1 –A3), A3 là diện tích tiết diện của cần piston, nên các lực tác dụng cũng khác nhau tại cùng một nguồn khí nén có áp suất P: F1=P.A1; F2=P.A2 → F1>F2. KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ * ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG KHÍ NÉN-THỦY LỰC Biên soạn: TS. Nguyễn Viết Ngư; Ths. Nguyễn Phúc Đáo 12 Chương 2: CÁC PHẦN TỬ CỦA HỆ THỐNG KHÍ NÉN Trong công nghiệp, tùy theo quy mô sản xuất, hệ thống khí nén có thể có áp suất, lưu lượng khác nhau với những mục đích sử dụng khác nhau, song hệ thống thường bao gồm các khối thiết bị như : - Khối nguồn khí nén: Trạm khí nén với máy nén khí, bình tích áp và các thiết bị xử lý, các bộ điều hoà phục vụ - Hệ thống phân phối khí nén - Các phần tử điều khiển, giám sát các cơ cấu chấp hành thực hiện các quá trình cơ của máy công nghệ. 2.1. Khối nguồn khí nén Yêu cầu tối thiểu, khí nén cũng phải được xử lý sơ bộ đảm bảo các tiêu chuẩn: - Đủ áp suất yêu cầu; - Ổn định; - Khô; - Không lẫn bụi bẩn. Các tiêu chuẩn này mới chỉ đáp ứng các yêu cầu chung và được dùng trong các công việc như làm sạch sản phẩm, môi trường, bơm hơi Để đáp ứng yêu cầu cao hơn, khí nén còn phải được xử lý thêm qua một số khâu quan trọng như lọc hơi nước triệt để hơn; điều chỉnh và ổn định áp suất theo ý muốn; vận chuyển dầu bôi trơntrước khi đưa tới các hệ thống điều khiển và cơ cấu chấp hành. 2.1.1. Máy nén khí Việc lựa chọn máy nén khí dựa theo yêu cầu về áp suất làm việc của các thiết bị chấp hành (Xilanh, động cơ, giác hútvà được lựa chọn theo yêu cầu công nghệ có sử dụng khí nén) và các yêu cầu khác như kích thước, trọng lượng, công suất, mức độ gây tiếng ồn của máy nén khí. Trong thực tế, máy nén khí khá đa dạng, có thể phân nhóm theo nguyên tắc cấu tạo KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ * ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG KHÍ NÉN-THỦY LỰC Biên soạn: TS. Nguyễn Viết Ngư; Ths. Nguyễn Phúc Đáo 13 như sau: - Nhóm máy nén làm việc theo nguyên lý giảm thể tích để tăng áp suất. Nhóm này gồm máy nén kiểu Piston một cấp, nhiều cấp; máy nén kiểu màng; máy nén quay như máy nén cánh gạt; Máy nén kiểu trục vít - Nhóm máy nén lưu lượng: làm việc theo nguyên lý biến động năng dòng khí thành khí có áp suất, gồm các máy nén dạng hướng trục, hướng kính. 1) Máy nén kiểu Piston - Một cấp: áp suất xấp xỉ 600kPa (6 bar) - Hai cấp: áp suất xấp xỉ 1500kPa (15bar), có thể thiết kế số cấp nhiều hơn và P> 15bar. Lưu lượng xấp xỉ 10m3/min, làm việc theo nguyên lý thay đổi thể tích. Piston đi xuống sẽ hút không khí (đã được lọc thô) vào qua van hút. Đến hành trình piston đi lên, van hút được đóng lại, van đẩy được mở để nén không khí vào bình tích áp. Mỗi vòng quay sẽ thực hiện một kỳ hút và một kỳ nén. a) Máy nén khí một cấp Cửa hút Cửa đẩy b) Máy nén khí hai cấp Hình 2.1 Máy nén kiểu Piston Lưu lượng của máy nén khí tính cho một cấp được á ... P được trả lại giá trị ban đầu không đổi. Ngược lại, nếu áp suất đầu ra (P3) tụt xuống (tốc độ cơ cấu chấp hành có xu hướng tăng), chênh lệch áp suất ∆P tăng, kết quả là lực F2 < F1 dẫn đến van tự chỉnh (1) đóng bớt lại cho đến khi lập lại cân bằng F1= F2. Theo nguyên tắc làm việc trên, lưu lượng chuyển qua van này được giữ ổn định và vì vậy vận tốc của các cơ cấu chấp hành sẽ được ổn định khi tải trọng của chúng thay đổi ta có bộ ổn tốc. Ứng dụng van ổn tốc (hình 5.36). KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ * ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG KHÍ NÉN-THỦY LỰC Biên soạn: TS. Nguyễn Viết Ngư, Ths. Nguyễn Phúc Đáo 133 a) Hệ thống làm việc khi có tải b) Hệ thống làm việc khi không có tải Hình 5.36 Ứng dụng van ổn tốc 5.9. Cơ cấu chấp hành 5.9.1. Các xilanh thủy lực Trong hệ thống thủy lực, người ta cũng sử dụng hai loại xilanh cơ bản: - Xilanh tác dụng đơn (Single- acting cylinder) - Xilanh tác dụng kép (Double- acting cylinder) 1) Xilanh tác dụng đơn Xilanh tác dụng đơn thực hiện biến đổi năng lượng thủy lực thành cơ năng chỉ cho một chiều, chiều ngược lại: do lực từ bên ngoài hoặc lò xo phản hồi của nó. Xilanh tác dụng đơn thường được sử dụng làm cơ cấu nâng, bàn nâng, bàn kẹp Hình 5.37 Xilanh tác dụng đơn KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ * ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG KHÍ NÉN-THỦY LỰC Biên soạn: TS. Nguyễn Viết Ngư, Ths. Nguyễn Phúc Đáo 134 2) Xilanh tác dụng kép (xem bảng) Bảng 5.4 Các loại xilanh tác dụng kép Các phương trình thường dùng trong tính toán lựa chọn các xilanh: - Tốc độ truyền động: v= Q/A [m/s]; - Lực tác dụng F = P.A. η [N]; - Hệ số tỷ lệ diện tích piston φ = Ap/Apr . Trong đó: η là hiệu suất tổng hợp của piston (0,85 – 0,95); Ap là diện tích piston phía không có cần và Apr là phía có cần piston. 5.9.2. Động cơ thủy lực Các động cơ thủy lực thuộc vào nhóm các phần tử chấp hành, chúng biến đổi năng lượng thủy lực thành cơ năng và tạo nên chuyển động quay hoặc xoay lắc – đối với các động cơ hạn chế góc quay. Cũng như các xi lanh thuỷ lực, các động cơ thuỷ lực cũng được điều khiển bẳng các van điều khiển đảo chiều. KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ * ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG KHÍ NÉN-THỦY LỰC Biên soạn: TS. Nguyễn Viết Ngư, Ths. Nguyễn Phúc Đáo 135 Động cơ thủy lực cũng có cấu tạo và các thông số tương tự bơm thủy lực, ví dụ về một động cơ thuỷ lực kiểu bánh răng tiếp xúc ngoài được biểu diễn trên hình 5.38. Hình 5.38 Động có thủy lực kiểu bánh răng Các phương trình dùng trong tính toán: p= M/v; Q= n.v. trong đó: p: áp suất [Pa]; M: mô men [Nm]; v: thể tích hành trình [cm3]; Q: Lưu lượng; n: Tốc độ quay [r.p.m- revolutions per minute] hay [1/min]. Công suất cơ trên trục động cơ: P= M.ω[w] với ω là tốc độ góc [rad/s] hay[1/s]. Một động cơ thủy lực của hãng Festo cho trên hình 5.39. Hình 5.39 Động cơ thủy lực (quay hai chiều) 5.10. Các dụng cụ đo lường 4.10.1 Dụng cụ đo áp suất 1) Dụng cụ đo áp suất kiểu ống đàn hồi. KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ * ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG KHÍ NÉN-THỦY LỰC Biên soạn: TS. Nguyễn Viết Ngư, Ths. Nguyễn Phúc Đáo 136 Phần lớn các dụng cụ đo áp suất trong hệ thống thuỷ lực đều sử dụng dụng cụ đo áp suất dựa trên nguyên tắc ống đàn hồi (hình 5.40). Hình 5.40 Dụng cụ đo áp suất Nguyên lý làm việc: Khi dòng thuỷ lực có áp suất P được đưa vào ống đàn hồi, áp lực tác dụng làm giãn ống kéo kim chỉ thị quay một góc tỷ lệ với giá trị áp suất cần đo. Dụng cụ loại này có thể đo áp suất lớn (>100bar). 2) Dụng cụ đo áp suất kiểu màng đàn hồi Trong dụng cụ này, ống đàn hồi được thay bằng màng đàn hồi. Loại dụng cụ này được dùng đo áp suất nhỏ (<25bar). 3) Dụng cụ đo áp suất kiểu piston Piston tác dụng một phía với lò xo phản kháng. Khi áp lực của dòng thuỷ lực làm dịch chuyển piston cân bằng với lực đàn hồi của lò xo - vị trí của piston được xác định qua một cơ cấu chỉ thị tỷ lệ với áp suất cần đo. 4) Sensor áp suất Các sensor đo áp suất chất lỏng hiện nay hầu như cấu tạo dựa trên hiệu ứng áp điện - lực tác dụng làm thay đổi trở kháng của phần tử áp điện. Thông qua một cầu cân bằng, điện áp trên đường chéo của cầu thay đổi tỷ lệ với áp suất cần đo. Bằng phương pháp xử lý kết quả đo khác nhau, ta có tín hiệu ra của sensor là dạng số hay tương tự. 5.10.2. Dụng cụ đo lưu lượng 1) Ống đo lưu lượng kiểu piston Dụng cụ là một ống được ghép nối tiếp vào đường ống cần đo lưu lượng dòng chảy liên tục. Các bộ phận cơ bản gồm: nón cố định, piston, lò xo phản kháng và thang đo (hình 5.41). KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ * ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG KHÍ NÉN-THỦY LỰC Biên soạn: TS. Nguyễn Viết Ngư, Ths. Nguyễn Phúc Đáo 137 Hình 5.41 Dụng cụ đo lưu lượng Nguyên lý làm việc: khi dòng thuỷ lực chảy qua, piston bị đẩy về phía nén lò xo phản kháng, khe hở giữa piston và nón cố định sẽ mở rộng tiết diện cho đến khi có sự cân bằng lực từ phía piston và lực phản hồi lò xo. Giá trị lưu lượng phụ thuộc vào độ chênh lệch áp suất tại khe hở và hành trình của piston. Vị trí của piston phản ánh qua thang đo xác định giá trị lưu lượng cần đo. Sai số của dụng cụ đo 4%. 2) Ống đo lưu lượng kiểu tua bin Dòng thuỷ lực tác dụng lên cánh tua bin (hình 5.42) làm cho tua bin quay. Tốc độ quay của tua bin phản ánh giá trị lưu lượng chảy qua đường ống. Người ta có thể dùng một đầu đo cảm ứng điện từ để xác định số cánh tua bin quét qua đầu đo trong một khoảng thời gian thực. Tức là xác định tốc độ quay của tua bin để thiết lập tốc độ dòng chảy và suy ra lưu lượng cần đo. Hình 5.42 Ống đo lưu lượng kiểu tua bin 3) Sensor lưu lượng Ký hiệu trên sơ đồ thủy lực được mô tả trên hình 5.43. Hình 5.43 Ký hiệu sensor lưu lượng trên sơ đồ thủy lực KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ * ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG KHÍ NÉN-THỦY LỰC Biên soạn: TS. Nguyễn Viết Ngư, Ths. Nguyễn Phúc Đáo 138 Nguyên tắc làm việc dựa trên việc đo tốc độ quay của trục động cơ thủy lực (bằng máy phát tốc hay encoder) trong quan hệ n ~ q. Bằng bộ chuyển đổi hiển thị để có hệ đơn vị [lít/phút] hay [lít/min]. 5.11. Các thí nghiệm xác định đặc tính các phần tử 5.11.1. Thí nghiệm đặc tính của bơm thủy lực Một trong những đặc tính quan trọng của bơm là quan hệ lưu lượng và áp suất Q=f(P) Sơ đồ hệ thống làm thí nghiệm cho trên hình 5.44, thực hiện cho một bơm có áp suất cực đại cho phép là 60 bar và được bảo vệ bằng van an toàn. Hình 5.44 Xác định đặc tính Q = f(p) của bơm Các bước thực hiện: Bước 1: Mở toàn bộ van chắn 1V Bước 2: Khởi động bơm Bước 3: Đóng từ từ van 1V để có áp suất theo các giá trị đã chọn (đọc trên OZ2) và đọc giá trị lưu lượng tương ứng trên lưu lượng kế 1S. Kết quả thí nghiệm ghi trong bảng 5.5 và đồ thị tương ứng trên hình 5.45. Bảng 5.5 Kết quả thí nghiệm KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ * ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG KHÍ NÉN-THỦY LỰC Biên soạn: TS. Nguyễn Viết Ngư, Ths. Nguyễn Phúc Đáo 139 Hình 5.45 Đồ thị đặc tính Q = f(p) của bơm Đặc tính Q= f(P) được xét đoạn tuyến tính. Khi áp suất càng cao thì lưu lượng càng giảm, tức là lượng rò rỉ về thể tích càng lớn. Tương ứng tại mỗi điểm có một giá trị hiệu suất đánh giá tỷ lệ rò rỉ trong bơm. 5.11.2. Thí nghiệm quan hệ áp suất và lưu lượng qua van giới hạn áp suất Để đánh giá chất lượng một van giới hạn áp suất, người ta làm thí nghiệm trên hệ thống cho trên hình 5.46. Các bước tiến hành: Bước 1: Đóng hoàn toàn van chắn 1V1; điều chỉnh lò xo để van giới hạn 1V2 mở sớm nhất. Bước 2: Khởi động bơm. Bước 3: Điều chỉnh đóng từ từ van 1V2 và theo dõi áp suất hệ thống trên OZ2 cho đến khi đạt 50bar. Bước 4: Mở hoàn toàn van chắn 1V1. Bước 5: Đóng từ từ van 1V1 để có các giá trị áp suất mong muốn (theo dõi trên OZ2) cùng với các giá trị lưu lượng tương ứng đọc trên lưu lượng kế 1S. Các số liệu ghi vào bảng 5.6 Và đồ thị tương ứng cho trên hình 5.46. KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ * ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG KHÍ NÉN-THỦY LỰC Biên soạn: TS. Nguyễn Viết Ngư, Ths. Nguyễn Phúc Đáo 140 Hình 5.45 Xác định đặc tính Q = f(p) của van giới hạn áp suất Bảng 5.6 Quan hệ giá trị áp suất và lưu lượng qua van giới hạn áp suất Hình 5.47 Đặc tính của một van giới hạn áp suất Chú ý: Do độ nhạy của van, lưu lượng chảy qua van bắt đầu ngay từ khi áp suất tăng đến giá trị xấp xỉ 45bar cho đến 50bar thì hầu như lưu lượng được phân nhánh hoàn toàn. Lưu lượng chảy qua van không thể tăng tới giá trị xấp xỉ 60 bar vì ở giá trị này van an toàn đã mở phân nhánh để bảo vệ an toàn cho bơm. KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ * ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG KHÍ NÉN-THỦY LỰC Biên soạn: TS. Nguyễn Viết Ngư, Ths. Nguyễn Phúc Đáo 141 5.11.3. Thí nghiệm xác định tổn thất áp suất trên các phần tử điều khiển thủy lực Sơ đồ mạch thí nghiệm cho trên hình 5.48. Hình 5.48 Xác định tổn thất áp suất trên van Các bước thực hiện: Bước 1: Chọn giá trị giới hạn cho van OV1 bằng van chắn OV3. Bước 2: Mở hoàn toàn van chắn OV3; thay lần lượt các van 1V1 – 1V4 vào vị trí ô trống và cho chúng mở hoàn toàn. Bước 3: Điều chỉnh một giá trị lưu lượng cho van ổn định lưu lượng OV2 để phục vụ cho thí nghiệm xác định tổn thất áp suất ∆P trên các van. Ví dụ chọn giá trị lưu lượng Q=2 l/min cho van ổn định bằng việc theo dõi lưu lượng kế 1S. Bước 3: Ứng với mỗi van (1V1-1V4), đọc các giá trị áp suất tương ứng trên các đồng hồ OZ3; OZ4, khi đó ∆P = POZ3 – POZ4 . Kết quả thí nghiệm cho một số các phần tử thủy lực của hãng Festo ghi trong bảng 5.7. KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ * ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG KHÍ NÉN-THỦY LỰC Biên soạn: TS. Nguyễn Viết Ngư, Ths. Nguyễn Phúc Đáo 142 Bảng 5.7 Kết quả thí nghiệm cho một số các phần tử thủy lực của hãng Festo 5.11.4 Tính toán thông số làm việc của cơ cấu chấp hành 1. Một số tính toán cho Xilanh a) Mô hình công nghệ b) Mạch điều khiển Hình 5.49 Xác định tổn thất áp suất trên van Một hệ thống được mô tả trên hình 5.49(a) phục vụ đóng mở lắp của một lò nung. Lắp và các bộ phận kèm theo làm tải cho xi lanh có khối lượng 9 kg. KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ * ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG KHÍ NÉN-THỦY LỰC Biên soạn: TS. Nguyễn Viết Ngư, Ths. Nguyễn Phúc Đáo 143 Giả sử đã lựa chọn các phần tử: - Xi lanh tác dụng một phía – không cần lò xo phản hồi, điều khiển bằng van 3/2 hoặc 4/2 làm việc như van 3/2 – điều khiển bằng tay. Các thông số của xilanh: - AP = 2cm 2; Độ dài cần piston L = 200 mm. - Bộ nguồn thủy lực, bảo vệ bằng van an toàn, Pmax = 60bar; bơm có Q=2l/phút. - Van giới hạn áp suất khi van điều khiển 1V khóa: P= 50 bar. - Van một chiều bảo vệ bơm OV1, có áp suất mở P =1bar. - Các đồng hồ chỉ thị áp suất (OZ1; OZ2; OZ3 và 1Z1). Giả thiết lưu lượng không đổi; 1Z1 chỉ khi nâng 8 bar, khi hạ 0bar, hãy tính: Tốc độ nâng của xi lanh (vN), Thời gian nâng hết hành trình (tN); Áp suất gây nên bởi tải trọng (PT); Trở lực; Điều kiện nâng tải trọng Giải: * Tốc độ nâng: 3 2 2 2000 2 60min 0.17 2 2N N cml q msv A cm cm s = = = = ; * Thời gian: 200 0.2 1.2 0.17 0.17 N N S mm m t s m mv s s = = = = ; * Áp suất tải: 2 2 90 45 4.5 2 G T N F N N P bar A cm cm = = = = ; * Trở lực = (Áp suất khi nâng) – (Áp suất tải) = 8 bar – 4.5 bar = 3.5 bar. * Điều kiện để nâng tải là: Áp suất đối lực (back pressure) phải nhỏ hơn đáng kể so với trở lực. Phần lớn các trường hợp, khi nâng tải trong, áp suất đối lực đưa về áp suất bể chứa. 2. Một số tính toán cho động cơ thủy lực Các phương trình dùng trong tính toán: p= M/v; Q= n.v; trong đó: p: áp suất [Pa]; M: mô men [Nm]; v: thể tích hành trình [cm3]; Q: Lưu lượng; n: Tốc độ quay [r.p.m- revolutions per minute] hay [1/min]; KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ * ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG KHÍ NÉN-THỦY LỰC Biên soạn: TS. Nguyễn Viết Ngư, Ths. Nguyễn Phúc Đáo 144 Công suất cơ trên trục động cơ: P=M.ω[w] với ω là tốc độ góc [rad/s] hay [1/s]. Ví dụ cho trên hình 5.50. Cuộn đường ống mềm dẫn dầu/xăng của một xe xitec được truyền động bằng một động cơ thủy lực. Ống dẫn được tời ra, dừng khi đủ độ dài cần thiết hoặc cuộn lại. Ngoài ra, tốc độ thực hiện cũng cần phải được điều chỉnh thích hợp. Để thực hiện chức năng đó, mạch điều khiển thủy lực cần có như hình 5.56. Như vậy: Van 4/3 (1V) có vị trí giữa xả tải máy bơm, các vị trí còn lại phục vụ đảo chiều động cơ. Van OV tiết lưu hai chiều đặt chỉnh tốc độ động cơ. Các dụng cụ đo áp suất, lưu lượng cần cho đo lường, khảo sát và hiệu chỉnh khi bảo trì. a) Mô hình công nghệ b) Mạch điều khiển Hình 5.50 Quan hệ lưu lượng và tốc độ của động cơ Người ta tiến hành thí nghiệm quan hệ lưu lượng và tốc độ của động cơ. Kết quả tham khảo bảng 5.8 và đồ thị hình 5.51. Các bước tiến hành: Bước 1: Van 4/3 đưa về trạng thái trung gian; khởi động bơm; điều chỉnh van tiết lưu và theo dõi, ghi giá trị lưu lượng từ lưu lượng kế. Bước 2: Chọn một chiều quay cho động cơ bằng van 4/3; đếm số vòng quay của động cơ, dùng đồng hồ bấm giây theo dõi thời gian. KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ * ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG KHÍ NÉN-THỦY LỰC Biên soạn: TS. Nguyễn Viết Ngư, Ths. Nguyễn Phúc Đáo 145 a) b) Hình 5.51 Quan hệ lưu lượng và tốc độ của động cơ Nếu ứng với lưu lượng cung cấp cho động cơ (ví dụ bằng 1.5l/min) và đo được áp suất tương ứng ở đầu vào của động cơ (ví dụ 45bar- bằng dụng cụ OZ2) thì: - Công suất đưa ra đầu trục động cơ, kí hiệu PM là: 3 3 5 2 10 P . 45.10 .1,5 112,5[W] 60M M M N m p q m s − = = = . - Mô men động cơ đưa ra trục: P P .60 112,5.60 M 5,6[ ] 2 2 .190, 4 M M M Nm nω π π = = = = . 5.12. Thiết kế sơ đồ hệ thống thủy lực 5.12.1. Hệ thống điều khiển tuần tự ứng dụng các van giới hạn áp suất 1. Thiết bị khoan chi tiết. Hình 5.52 Mô hình công nghệ của thiết bị khoan chi tiết KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ * ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG KHÍ NÉN-THỦY LỰC Biên soạn: TS. Nguyễn Viết Ngư, Ths. Nguyễn Phúc Đáo 146 Hình 5.53 Sơ đồ hành trình bước của thiết bị khoan chi tiết Hình 5.54 Sơ đồ hệ thống điều khiển của thiết bị khoan chi tiết KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ * ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG KHÍ NÉN-THỦY LỰC Biên soạn: TS. Nguyễn Viết Ngư, Ths. Nguyễn Phúc Đáo 147 2. Thiết bị lắp ráp chi tiết. Hình 5.55 Mô hình công nghệ của thiết bị lắp ráp chi tiết Hình 5.56 Sơ đồ hành trình bước của thiết bị lắp ráp chi tiết KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ * ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG KHÍ NÉN-THỦY LỰC Biên soạn: TS. Nguyễn Viết Ngư, Ths. Nguyễn Phúc Đáo 148 Hình 5.57 Sơ đồ hệ thống điều khiển của thiết bị lắp ráp chi tiết 5.12.2. Hệ thống sử dụng bộ phân phối lưu lượng Hình 5.58 Mô hình công nghệ sử dụng bộ phân phối lưu lượng KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ * ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG KHÍ NÉN-THỦY LỰC Biên soạn: TS. Nguyễn Viết Ngư, Ths. Nguyễn Phúc Đáo 149 Hình 5.59 Sơ đồ hệ thống điều khiển sử dụng bộ phân phối lưu lượng 5.12.3. Hệ thống sử dụng van ổn tốc Hình 5.60 Mô hình công nghệ sử dụng van ổn tốc KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ * ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG KHÍ NÉN-THỦY LỰC Biên soạn: TS. Nguyễn Viết Ngư, Ths. Nguyễn Phúc Đáo 150 Hình 5.61 Sơ đồ hành trình bước của hệ thống điều khiển sử dụng van ổn tốc Hình 5.62 Sơ đồ hệ thống điều khiển sử dụng van ổn tốc KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ * ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG KHÍ NÉN-THỦY LỰC Biên soạn: TS. Nguyễn Viết Ngư, Ths. Nguyễn Phúc Đáo 151 Tài liệu tham khảo [1] Hệ thống bài tập thực hành trên thiết bị FESTO DIDACTIC- Khoa Điện – Điện tử, ĐHSPKT HY. [2] TS. Nguyễn Ngọc Phương – Hệ thống điều khiển khí nén - thuỷ lực – 1999. [3] PGS.TS Bùi Hải Triều- Truyền động khí nén-thuỷ lực-2005. [4] FESTO DIDACTIC – Document.
File đính kèm:
- giao_trinh_dieu_khien_he_thong_khi_nen_thuy_luc.pdf