Giáo trình Công nghệ sản xuất rượu (Phần 1)
Rượu vang:
Ban đầu sản xuất rượu vang là những bí quyết theo kinh nghiệm của từng gia
đình, từng bộ lạc, từng quốc gia, sau đó đã được phát triển ở khắp mọi nơi trên thế
giới. Đến nay rượu vang, rượu màu, rượu mùi đã trở nên quen thuộc không chỉ
trong dịp lễ, tết mà còn được dùng hàng ngày của người dân nhiều quốc gia trên
thế giới.
Định nghĩa của Pháp trong sắc lệnh công bố ngày 3/ 9/ 1907: “ Bất kỳ loại đồ
uống nào có tên gọi là rượu vang nếu sản phẩm này chỉ được lên men hoàn toàn từ
quả nho tươi hoặc từ dịch quả nho tươi” được Pháp sử dụng rất nghiêm túc. Có
nghĩa là rượu vang là loại rượu được lên men từ quả nho tươi hoặc nước ép từ quả
nho tươi thôi.
Theo Tô Việt trong cuốn “ Tìm hiểu về rượu vang”- xuất bản 2005 : Rượu
vang là một sản phẩm nguyên chất thu được từ sự lên men rượu toàn phần hoặc
một phần từ quả nho tươi ép ra nước, hoặc từ nước nho, bã nho ép ra nước. Từ điển
của Viện hàn lâm ẩm thực Pháp định nghĩa rượu vang như sau: “ Là một chất lỏng
sinh động, rượu vang có thể mang bệnh, có thể già và chết”.
Sản xuất rượu vang có thể tóm tắt như sau : Sau khi thu hoạch nho chín, loại bỏ
quả thối, tách cuống, rửa sạch, nghiền nát, có thể để nguyên cả khối hoặc lọc bỏ
bã lấy dịch cho lên men. Đường trong các loại dịch quả sẽ chuyển hóa thành rượu,
các chất dinh dưỡng, chất thơm.cũng được chuyển hóa và hòa tan vào dịch lên
men. Đồng thời các chất chát, sắc tố từ xác quả cũng được chiết vào dịch và tạo
thành màu sắc và hương vị của rượu vang. Khi quá trình lên men kết thúc, người ta
không chưng cất mà để lắng trong tự nhiên, rồi gạn lọc, tàng trữ dài ngày.
Ngày nay khái niệm rượu vang đã được mở rộng, là sản phẩm nhận được từ
quá trình lên men các loại dịch quả tươi và không qua chưng cất, do đó trên thế
giới hiện nay người ta đã đưa ra một khái niệm rộng hơn :
Rượu vang là loại đồ uống có độ cồn thấp, được lên men trực tiếp từ dịch trái
cây và không qua quá trình chưng cất.
Hoặc : Rượu vang là sản phẩm lên men không qua chưng cất từ dịch quả nho
và từ các loại dịch quả khác.
Ở nước ta, nhiều người gọi rượu lên men từ gạo không chưng cất như rượu nếp
hoặc rượu nếp cẩm là rượu vang.
Hiện nay trên thế giới có khoảng 8 triệu héc ta đất trồng nho. Diện tích trồng
nho ở Pháp và Ý đứng thứ 2 trên thế giới sau Tây Ban Nha, nhưng Pháp lại là nước
từng đứng đầu về số lượng và chất lượng vang với nhiều hãng sản xuất nổi tiếng
như : Alsace, Foxon ( Fuagnon ), Bordeaux v.v. Có loại rượu vang được tàng trữ
nhiều năm, thời gian tàng trữ vang được quy ước ghi trên nhãn, mác chai rượu. Giá3
trị của vang không chỉ ở hương vị, khả năng kích thích mà còn thể hiện ở giá trị
dinh dưỡng, giá trị chữa bệnh cho người uống.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Công nghệ sản xuất rượu (Phần 1)
1 LỜI NÓI ĐẦU Loài ngƣời đã biết sản xuất rƣợu từ thời thƣợng cổ, mỗi khu vực, mỗi địa phƣơng lại có phƣơng pháp sản xuất riêng. Nhằm đáp ứng một phần nhu cầu về tài liệu cho học sinh học tập và tham khảo, chúng tôi biên soạn giáo trình “ Công nghệ sản xuất rƣợu ” dành cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp ngành Chế biến và Bảo quản Thực phẩm Môn học “Công nghệ sản xuất rƣợu” là môn học chuyên môn của ngành Chế biến và Bảo quản Thực phẩm. Nội dung môn học trang bị những kiến thức cơ bản về công nghệ và thiết bị sản xuất rƣợu. Giáo trình gồm 75 tiết, đƣợc chia thành 4 phần chính : Phần I : Nguyên liệu Chƣơng I : Quả nguyên liệu Chƣơng II : Nấm men Chƣơng III : Cồn thực phẩm Chƣơng IV : Nƣớc Chƣơng V : Chất phụ gia thực phẩm Phần II : Sản xuất rượu vang Chƣơng VI: Kỹ thuật chế biến dịch lên men sản xuất rƣợu vang Chƣơng VII: Kỹ thuật lên men rƣợu vang Chƣơng VIII: Kỹ thuật hoàn thiện vang sản phẩm Phần III : Sản xuất rượu mùi, rượu màu Chƣơng IX: Kỹ thuật sản xuất hƣơng liệu Chƣơng X: Kỹ thuật pha chế rƣợu mùi, rƣợu màu Phần IV: Kiểm tra sản xuất Phần V: Tham khảo – Mở rộng Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã cố gắng cập nhật những kiến thức mới có liên quan đến môn học và phù hợp đối tƣợng sử dụng, đồng thời lựa chọn những nội dung kiến thức cô đọng nhất cho phù hợp với mục đích và yêu cầu đào tạo của Bộ Giáo dục trong hoàn cảnh mới. Mặc dù đã cố gắng nhƣng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót và hạn chế chƣa thoả mãn đƣợc mong muốn của bạn đọc. Chúng tôi mong nhận đƣợc sự chỉ dẫn, góp ý, nhận xét của đồng nghiệp và bạn đọc gần xa để bổ sung và hoàn chỉnh. Tác giả Nguyễn Quang Ánh 2 BÀI MỞ ĐẦU I. Khái quát Căn cứ theo phƣơng pháp sản xuất các loại rƣợu đƣợc chia ra 3 nhóm : Rƣợu vang, rƣợu màu rƣợu mùi và các loại rƣợu khác. 1. Rượu vang: Ban đầu sản xuất rƣợu vang là những bí quyết theo kinh nghiệm của từng gia đình, từng bộ lạc, từng quốc gia, sau đó đã đƣợc phát triển ở khắp mọi nơi trên thế giới. Đến nay rƣợu vang, rƣợu màu, rƣợu mùi đã trở nên quen thuộc không chỉ trong dịp lễ, tết mà còn đƣợc dùng hàng ngày của ngƣời dân nhiều quốc gia trên thế giới. Định nghĩa của Pháp trong sắc lệnh công bố ngày 3/ 9/ 1907: “ Bất kỳ loại đồ uống nào có tên gọi là rƣợu vang nếu sản phẩm này chỉ đƣợc lên men hoàn toàn từ quả nho tƣơi hoặc từ dịch quả nho tƣơi” đƣợc Pháp sử dụng rất nghiêm túc. Có nghĩa là rƣợu vang là loại rƣợu đƣợc lên men từ quả nho tƣơi hoặc nƣớc ép từ quả nho tƣơi thôi. Theo Tô Việt trong cuốn “ Tìm hiểu về rƣợu vang”- xuất bản 2005 : Rƣợu vang là một sản phẩm nguyên chất thu đƣợc từ sự lên men rƣợu toàn phần hoặc một phần từ quả nho tƣơi ép ra nƣớc, hoặc từ nƣớc nho, bã nho ép ra nƣớc. Từ điển của Viện hàn lâm ẩm thực Pháp định nghĩa rƣợu vang nhƣ sau: “ Là một chất lỏng sinh động, rƣợu vang có thể mang bệnh, có thể già và chết”. Sản xuất rƣợu vang có thể tóm tắt nhƣ sau : Sau khi thu hoạch nho chín, loại bỏ quả thối, tách cuống, rửa sạch, nghiền nát, có thể để nguyên cả khối hoặc lọc bỏ bã lấy dịch cho lên men. Đƣờng trong các loại dịch quả sẽ chuyển hóa thành rƣợu, các chất dinh dƣỡng, chất thơm...cũng đƣợc chuyển hóa và hòa tan vào dịch lên men. Đồng thời các chất chát, sắc tố từ xác quả cũng đƣợc chiết vào dịch và tạo thành màu sắc và hƣơng vị của rƣợu vang. Khi quá trình lên men kết thúc, ngƣời ta không chƣng cất mà để lắng trong tự nhiên, rồi gạn lọc, tàng trữ dài ngày. Ngày nay khái niệm rƣợu vang đã đƣợc mở rộng, là sản phẩm nhận đƣợc từ quá trình lên men các loại dịch quả tƣơi và không qua chƣng cất, do đó trên thế giới hiện nay ngƣời ta đã đƣa ra một khái niệm rộng hơn : Rượu vang là loại đồ uống có độ cồn thấp, được lên men trực tiếp từ dịch trái cây và không qua quá trình chưng cất. Hoặc : Rượu vang là sản phẩm lên men không qua chưng cất từ dịch quả nho và từ các loại dịch quả khác. Ở nƣớc ta, nhiều ngƣời gọi rƣợu lên men từ gạo không chƣng cất nhƣ rƣợu nếp hoặc rƣợu nếp cẩm là rƣợu vang. Hiện nay trên thế giới có khoảng 8 triệu héc ta đất trồng nho. Diện tích trồng nho ở Pháp và Ý đứng thứ 2 trên thế giới sau Tây Ban Nha, nhƣng Pháp lại là nƣớc từng đứng đầu về số lƣợng và chất lƣợng vang với nhiều hãng sản xuất nổi tiếng nhƣ : Alsace, Foxon ( Fuagnon ), Bordeaux v.v... Có loại rƣợu vang đƣợc tàng trữ nhiều năm, thời gian tàng trữ vang đƣợc quy ƣớc ghi trên nhãn, mác chai rƣợu. Giá 3 trị của vang không chỉ ở hƣơng vị, khả năng kích thích mà còn thể hiện ở giá trị dinh dƣỡng, giá trị chữa bệnh cho ngƣời uống. 2. Rượu màu rượu mùi Rƣợu màu rƣợu mùi (còn gọi là rƣợu thơm) có màu sắc và hƣơng vị đặc trƣng đƣợc pha chế từ cồn thực phẩm hoặc rƣợu mạnh với nƣớc, đƣờng, axít và các hƣơng liệu. Rƣợu màu, rƣợu mùi khác với rƣợu vang ở một số đặc điểm sau: - Là rƣợu pha chế từ các nguyên liệu. - Không bắt buộc phải có quá trình lên men. 3. Các loại rượu khác Bao gồm các loại rƣợu trắng, rƣợu cần, rƣợu lá, rƣợu thuốc và rƣợu ngâm động thực vật ... II. Phân loại rƣợu vang Có nhiều cách phân loại rƣợu vang, dựa trên các chỉ tiêu khác nhau. Ví dụ: - Độ rƣợu - Độ ngọt - Độ chát - Màu sắc - Hàm lƣợng CO2 - Thời gian tàng trữ. Tuy nhiên việc phân loại rƣợu vang cũng chỉ là tƣơng đối, còn chƣa thống nhất trên toàn thế giới, mỗi nƣớc, mỗi khu vực có thể dùng cách phân loại riêng. Ví dụ: 1. Phân loại rượu vang theo Pháp và các nước Tây Âu Theo chất lƣợng rƣợu vang : chia 3 loại chính Vang bàn ăn Rƣợu vang làm từ dịch quả nho lên men, đƣợc sản xuất phổ biến ở miền nam nƣớc Pháp và thƣờng đƣợc đấu trộn với các loại vang vùng. Độ rƣợu của vang bàn ăn trong khoảng 9 15 %. Vang vùng Là các loại rƣợu vang làm từ quả nho, không khác nhiều vang bàn ăn nhƣng có chất lƣợng cao hơn. Vùng để sản xuất loại vang này đƣợc qui định theo vị trí địa lý, từ đó tạo cho ngƣời tiêu dùng một lòng tin. Vang vùng có uy tín cao, là biểu tƣợng của vùng sản xuất. Vang vùng có hƣơng thơm đặc biệt, sản phẩm của từng vùng khác nhau về hình thơm, vị uống dễ chịu đặc trƣng. Vang có chất lượng cao 1.3.1. Vang chất lượng cao không giới hạn : Chỉ các loại vang chất lƣợng cao. Chất lƣợng của rƣợu vang phụ thuộc giống nho, thời điểm thu hoạch và kỹ thuật sản xuất. Sản xuất loại rƣợu vang này có 4 những qui định khá chặt chẽ và luôn đƣợc kiểm tra từ khâu thu hoạch, làm dập, lên men, tàng trữ, để sản xuất loại vang chất lƣợng cao cần nhiều điều kiện. 1.3.2. Vang có tên gọi theo nguồn gốc đã kiểm tra : Là các loại rƣợu vang chất lƣợng hảo hạng, đƣợc sản xuất từ những giống nho xác định và đƣợc trồng theo các hƣớng dẫn qui định cụ thể. Sản xuất theo giấy phép. Giấy phép phụ thuộc vào các điều kiện nhƣ : Diện tích trồng nho hạn chế, năng suất giới hạn, hàm lƣợng đƣờng của nho, sản lƣợng nho, kích thƣớc của cây nho, phƣơng pháp trồng nho, thành phần hóa học của quả nho, phƣơng pháp sản xuất rƣợu vang, chất lƣợng rƣợu vang đƣợc đánh giá và kiểm tra nhiêm ngặt, vận chuyển rƣợu vang loại này phải có hóa đơn hoặc giấy chứng nhận. Tóm lại rƣợu vang loại này đƣợc kiểm tra chặt chẽ, chất lƣợng rƣợu nho phụ thuộc thời vụ, giống nho và kỹ thuật sản xuất và các điều kiện tàng trữ. Đây là rƣợu vang có chất lƣợng cao nhất. Các loại rƣợu vang thƣờng phải đặt một nhãn hiệu, mang tên nguồn gốc sản xuất, địa lý là tên các xã, hoặc tên tỉnh, hoặc tên vùng, cũng có thể mang tên đặc trƣng riêng. Ngoài ra còn gọi tên rƣợu vang theo các đặc tính nhƣ : * Phân loại rượu vang theo hàm lượng đường sót trong sản phẩm: - Vang khô : hàm lƣợng đƣờng < 2 g/l. - Vang nửa khô : hàm lƣợng đƣờng 20 30 g/l. - Vang nửa ngọt : hàm lƣợng đƣờng 30 50 g/l. - Vang ngọt : hàm lƣợng đƣờng > 50 g/l. * Phân loại rượu vang theo đặc tính : - Vang trắng khô. - Vang trắng ngọt - Vang hồng khô - Vang hồng nửa ngọt. - Vang đỏ khô - Vang đỏ ngọt - Champagne - Liqueur 2. Phân loại rượu vang theo Nga và các nước Đông Âu : Chia ra 2 nhóm chính : Rƣợu vang không ga và rƣợu vang có ga TT Loại rƣợu vang Độ cồn Hàm lƣợng đƣờng g/l I. Rƣợu vang không ga 1. Vang bàn ăn 1.1. Khô 9 14 < 3 1.2. Nửa khô 9 12 10 25 1.3. Nửa ngọt 9 12 30 80 2. Vang cao độ 2.1. Tráng miệng 14 16 2.2. Ngọt 12 17 140 200 5 2.3. Nửa ngọt 15 17 50 120 2.4. Liqueur 16 18 210 350 2.5. Cao độ 17 20 10 140 3. Vang có bổ sung hương 60 160 II. Rƣợu vang có ga 1. Sâm banh 1.1. Hảo hạng 10,5 12,5 < 3 1.2. Rất khô 10,5 12,5 8 1.3. Khô 10,5 12,5 30 1.4. Nửa khô 10,5 12,5 50 1.5. Ngọt 10,5 12,5 80 2. Vang bọt 2.1. Đỏ 11 13,5 70 80 2.2. Hồng 10,5 12,5 60 70 2.3. Muxcat 10,5 12,5 90 120 6 PHẦN I : NGUYÊN LIỆU Chƣơng I : QUẢ NGUYÊN LIỆU BÀI 1. ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI I. Đặc điểm Trƣớc kia chỉ dùng quả nho để sản xuất rƣợu vang, ngày nay ngƣời ta dùng nhiều loại quả để sản xuất các loại rƣợu vang khác nhau. Để sản xuất rƣợu vang có thể dùng nhiều loại quả khác nhau về giống và chủng loại, khác nhau về cấu tạo, tính chất và thành phần hóa học. Tức là có thể dùng các loại quả trồng hoặc quả rừng ( quả dại) để sản xuất các loại rƣợu vang. Yêu cầu nguyên liệu để sản xuất rƣợu vang phải có các đặc điểm: Trong thành phần của chúng có chứa các chất lên men cho ra rƣợu vang và sản phẩm đặc trƣng hấp dẫn, cơ thể ngƣời có thể dễ dàng hấp thụ và không gây độc hại. Các chất trong quả nguyên liệu để sản xuất rƣợu vang thƣờng có cấu tạo đơn giản, gồm các chất có bản chất là các gluxit, các axit hữu cơ, các hợp chất có cấu trúc glucozit, các hợp chất poliphenol, các chất tạo hƣơng đặc trƣng....mà cụ thể là sau khi lên men cho ra sản phẩm có màu sắc, hƣơng, vị đặc trƣng hấp dẫn. II. Phân loại quả Đặc điểm riêng của các loại quả rất khác nhau. Để phân biệt các loại nguyên liệu quả, có nhiều quan điểm và phƣơng pháp phân loại . Ví dụ : 1. Phân loại theo đặc điểm thực vật Căn cứ vào đặc điểm về đặc tính thực vật đặc trưng ngƣời ta phân chia theo loài, giốngđể gọi tên theo thuộc tính, đặc điểm. 2. Phân loại theo tính chất cảm quan Căn cứ vào đặc điểm về cảm quan về màu sắc, hình dáng, mùi vị, độ chua - ngọt... của quả, của ruột quả có cách phân loại nhƣ : Cam ngọt, cam chua, bƣởi ngọt, bƣởi chua, bƣởi hồng đào v.v.... 3. Các cách phân loại khác Căn cứ vào đặc điểm về giống mà địa phương trồng nổi tiếng, hoặc phân loại, đặt tên theo ngƣời lai ghép tạo giống mới, hoặc theo các ký hiệu, thứ tự qui luật cứu. Ví dụ nhƣ : cam Bố hạ, bƣởi Đoan hùng, nho Mỹ, nho Pháp, vải Thanh Hà, vải Lục ngạn v.v... Các phƣơng pháp phân loại quả chỉ là tƣơng đối, phụ thuộc mục đích sử dụng các loại quả, có thể chỉ có ý nghĩa thƣơng hiệu. Để phục vụ cho sản xuất và lựa chọn sử dụng thiết bị phù hợp theo đặc tính thực vật của các loại quả ngƣời ta chia ra thành từng nhóm các loại nguyên liệu. Ví dụ nhƣ : Nhóm các loại quả có nhiều ruột mềm và nhóm các loại quả có nhiều hạt nhỏ. 7 Trong quá trình lựa chọn, phân loại, chế biến với mỗi loại quả nguyên liệu phải lựa chọn một phƣơng pháp công nghệ thích hợp riêng, bởi nếu làm nát vỏ quả chanh quả cam, vỡ hạt quả mơ quả mận ...sẽ gây ảnh hƣởng xấu cho sản phẩm sau này. Đặc điểm quan trọng về chất lƣợng của mỗi loại quả là tỷ lệ phần tạo ra dịch quả, hƣơng vị đặc trƣng của mỗi loại quả và các phần cứng của của quả nhƣ vỏ, sơ, hạt... Trong công nghiệp, ngƣời ta đã sử dụng đƣợc tất cả các phần của quả, ví dụ : - Phần vỏ quả : tách tinh dầu dùng pha chế các loại hƣơng liệu sản xuất hàng thực phẩm, hàng công nghiệp nhƣ : rƣợu mùi, nƣớc giải khát, hƣơng liệu bánh kẹo, xà phòng... - Phần ruột mềm, thịt quả : qua các khâu xử lý có thể sản suất nƣớc quả, ép lấy dịch lên men vang, pha chế nƣớc quả, chế biến nƣớc giải khát, làm chất liệu sản xuất bánh kẹo cao cấp... - Phần hạt cứng: Nhiều loại hạt đƣợc dùng để chế biến ra các loại hóa chất cần thiết nhƣ : tinh dầu, phenol...phục vụ cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp, ytế Phân loại nguyên liệu, lựa chọn các phƣơng pháp công nghệ chế biến các loại quả phù hợp sẽ cho chất lƣợng sản phẩm tốt, hiệu quả kinh tế cao. BÀI 2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC Các chỉ số về thành phần hóa học của mỗi loại quả xác định giá trị dinh dƣỡng, giá trị cảm quan và giá trị công nghệ đặc trƣng của quả. Thành phần hóa học của mỗi loại quả phụ thuộc các yếu tố : 1 - Đặc tính thực vật của loại quả. 2 - Điều kiện khí hậu, đất trồng. 3 - Phƣơng pháp gieo trồng canh tác, thời điểm thu hoạch, chế độ bảo quản Quan điểm và ý nghĩa vị trí 3 yếu tố trên không thể thay đổi. I. Nƣớc Nƣớc là dung môi cho các quá trình trao đổi chất, ý nghĩa lớn nhất của nƣớc là khả năng hòa tan các chất và làm hoạt hóa các hoạt động của enzim có trong quả. Trong các loại quả thƣờng có hàm lƣợng nƣớc rất cao, trung bình khoảng 80 90%, một số loại quả hàm lƣợng có đến 93 97% trọng lƣợng quả. Nƣớc trong quả chủ yếu ở dạng tự do có hòa tan các chất, chỉ một phần nhỏ (khoảng 5 7%) ở dạng liên kết trong các hệ keo của tế bào. Có khoảng 80 90% nƣớc ở trong dịch bào, phần còn lại ở trong chất nguyên sinh và gian bào. Ở màng tế bào, nƣớc liên kết với protopectin, hemixenluloza và xenluloza. Chính vì vậy, khi sấy rau quả đến độ ẩm 12 14% không phải là khó khăn, nhƣng nếu sấy rau quả đến độ ẩm < 5% thì phải dùng đến các phƣơng pháp sấy đặc biệt. Cũng tƣơng tự, trong quá trình đông lạnh phần lớn nƣớc có thể đóng 8 băng ở - 50C, nhƣng để đóng băng hầu hết các phần nƣớc còn lại cần phải giảm nhiệt độ xuống <- 350C, có một số loại quả phải giảm nhiệt độ xuống tới - 500C. Lƣợng nƣớc phân bố không đều trong các phần khác nhau của quả, nƣớc trong mô bào có ít hơn trong nhu mô. Ví dụ: Trong cam, quýt... hàm lƣợng nƣớc có trong vỏ khoảng 50,2 74,7%, còn lƣợng nƣớc có ở trong múi có tới 86,2 87,7%. Do tỷ lệ nƣớc cao, các quá trình chuyển hóa của quả xảy ra mạnh mẽ làm tăng cƣờng độ hô hấp, tiêu tốn chất dinh dƣỡng, sinh nhiệt, bốc hơi nƣớc khi tồn trữ và bảo quản, do đó làm các loại quả hầu nhƣ đều giảm khối lƣợng, héo nhanh. Bảo quản không phù hợp vi sinh vật dễ xâm nhập và phát triển làm quả chóng hƣ hỏng. Khi hái quả, tách quả khỏi môi trƣờng sống và cây mẹ ( tức là sau khi thu hoạch quả), lƣợng nƣớc trong quả mất đi không đƣợc bù đắp nên bản thân chúng một mặt phải tự hạn chế bốc hơi, mặt khác nhiệt sinh ra chỉ mất đi bằng con đƣờng bức xạ nhiệt ra xung quanh. Sự bốc hơi nƣớc của rau quả trong quá trình tồn trữ, bảo quản là nguyên nhân chủ yếu làm giảm khối lƣợng rau quả. Khi hàm lƣợng nƣớc giảm còn ảnh hƣởng xấu đến quá trình trao đổi chất bình thƣờng trong quả, làm giảm tính trƣơng nguyên sinh chất, làm quả bị héo. Sự héo dần của quả lại làm tăng quá trình phân huỷ các chất, làm phá huỷ cân bằng năng lƣợng, làm giảm sức đề kháng của các loại quả. II. Các chất gluxit Gluxit là chất dự trữ năng lƣợng cho các quá trình sống của quả tƣơi khi tồn trữ. Các chất gluxit là hợp phần chủ yếu của các chất khô có trong các loại quả. Các chất gluxit vừa là vật liệu xây dựng tế bào vừa là thành phần tham gia chính vào các quá trình trao đổi chất của các loại quả. Các chất gluxit trong quả chín chủ y ... trình chuyển hóa tiếp theo của rƣợu vang sau lên men ? Đó là câu hỏi đƣợc nhiều ngƣời quan tâm. Nhiều ngƣời đã làm thí nghiệm, tranh cãi trên các quan điểm khác nhau, và cùng xem xét vai trò của oxy trong thời kỳ chín tới của rƣợu vang, cũng giống nhƣ nhiều sản phẩm tự nhiên khác cần oxy trong thời kỳ chín tới. Vậy thì, sự có mặt của oxy trong rƣợu vang và ảnh hƣởng của nó tới hoạt động sống của rƣợu vang ra sao? Hai nhà bác học Bertlo và Bucxenko đƣa ra lý luận sau : “Oxy trong tất cả mọi trƣờng hợp không cần cho rƣợu sau khi lên men, rƣợu càng ít tiếp xúc với oxy càng tốt”. Bằng những nghiên cứu thực nhiệm, Pasteur đã chứng minh rằng trong nhiều trƣờng hợp oxy không những không gây hại, mà còn có ảnh hƣởng cần thiết cho nhiều quá trình phát triển và hoàn thiện chất lƣợng của rƣợu vang. Đặc biệt thời kỳ chín tới và hoàn thiện của rƣợu vang là quá trình oxy hoá cần đến oxy, nếu thiếu oxy thì quá trình này không xảy ra và rƣợu vang vẫn cứ là rƣợu vang non. Oxy của không khí tham gia vào tất cả mọi hoạt động xảy ra trong rƣợu vang. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình hoà tan oxy ở trong rƣợu vang : - Thành phần của rƣợu vang ảnh hƣởng rất ít đến quá trình hoà tan oxy. Thành phần của rƣợu vang phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào, phƣơng pháp công nghệ mà đặc biệt là quá trình lên men. - Sự hoà tan oxy trong rƣợu vang còn phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất và các điều kiện tác động. Ví dụ: 107 Nhiệt độ : Ở nhiệt độ khác nhau sự hoà tan oxy vào rƣợu vang cũng khác nhau. Ví dụ: ở nhiệt độ 200C bão hoà 5,6 6 ml/lít, còn ở 120C bão hoà 6,3 6,7 ml/lít. Khi nhiệt độ giảm đến giới hạn nhất định (gần điểm đông tụ) sự hoà tan oxy vào rƣợu vang tăng dần. Áp suất : Áp suất khác nhau sự hoà tan oxy vào rƣợu vang cũng khác nhau. Áp suất tăng sự hoà tan oxy vào rƣợu vang thƣờng tăng. Các điều kiện khác nhƣ: lắc, bơm chuyển cũng ảnh hƣởng đến sự hoà tan oxy vào rƣợu vang. Ví dụ : “Khi lắc mạnh với không khí thì rƣợu vang sẽ bão hoà oxy nhanh hơn, có thể giải thích là trong vang có cồn etylic, khi lắc mạnh tạo thành dung dịch dạng nhũ tƣơng làm tăng bề mặt tiếp xúc của dung dịch với không khí nên hoà tan oxy tốt hơn”. Rƣợu qua bão hòa oxy có thể hoà tan oxy tính theo ml/lít ở nhiệt độ 200C sau thời gian lắc tính theo giây nhƣ sau: 1 giây 2,2 2 giây 3,1 5 giây 4,6 10 giây 5,9 30 giây 5,9 Vậy để bão hoà oxy trong rƣợu chỉ cần lắc mạnh trong không khí 1/2 phút. Hàm lượng CO2 : Khi lƣợng CO2 có trong rƣợu vang ít, không thể hiện rõ nét đến ảnh hƣởng đến sự hoà tan oxy trong rƣợu. Đối với loại rƣợu vang vừa lên men xong hàm lƣợng CO2 còn đáng kể thì có ảnh hƣởng rõ nét hơn. Cụ thể : Một lít rƣợu có chứa 100mg CO2 khi lắc mạnh với không khí trong 5 phút cũng chỉ hoà tan đƣợc 3 4 ml/lít O2. Khi có sự tiếp xúc của không khí với bề mặt thoáng của rƣợu vang thì oxy xâm nhập dần vào rƣợu vang làm tăng lƣợng oxy có trong rƣợu vang lên. Thời gian càng lâu thì hàm lƣợng oxy có trong rƣợu càng nhiều. Tốc độ oxy hoà tan vào rƣợu vang giảm dần khi hàm lƣợng oxy trong rƣợu vang tăng lên. 2. Sự hoà tan oxy vào rượu vang trong điều kiện sản xuất: Đa số các công đoạn chế biến nhƣ : rót đầy, chuyển thùng và lọc đều dẫn đến hoà tan oxy vào rƣợu vang, khi thay thùng bằng bơm có áp suất thì rƣợu sẽ hòa tan oxy ít hơn khi thay thùng bằng ống xi - phông. Khi thay thùng bằng bơm hàm lƣợng oxy trong rƣợu vang đạt 4 5 ml/lít. Hàm lƣợng oxy có thể đạt tới bão hoà nếu có kết hợp ống bơm không khí và rƣợu vang đƣợc bơm từ dƣới lên trên. Quá trình lọc khả năng hoà tan oxy cũng tƣơng tự. Oxy hoá rượu: Tốc độ kết hợp rƣợu vang với oxy hoặc tốc độ oxy hoá rƣợu là hoàn toàn không đổi đối với một loại rƣợu vang đã cho nó mang một tính chất nhất định, tính chất này goị là độ oxy hoá của rƣợu. 108 Độ oxy hoá của rƣợu đƣợc xác định bằng lƣợng oxy tự do bị giảm đi trong rƣợu. Khả năng oxy hoá của rƣợu vang không chỉ phụ thuộc vào cách đƣa oxy vào rƣợu vang ở công đoạn trƣớc, mà do trong thành phần rƣợu còn có khả năng dự trữ và biến đổi riêng gọi là khả năng oxy hoá của rƣợu. Chỉ số biểu thị khả năng oxy hoá là tổng nguyên tố oxy hoá của rƣợu vang đƣợc biểu thị bằng đơn vị oxy (mg/lít) và gọi là số oxy hóa. Đây là chỉ số biểu thị mức độ oxy hoá và thế năng của quá trình oxy hoá-khử trong điều kiện không đƣa oxy vào rƣợu vang. Muốn nghiên cứu bản chất của quá trình oxy hoá- khử, phải xét hoạt tính xảy ra ở bất kỳ môi trƣờng nào của quá trình oxy hoá- khử, đó là nguyên nhân chuyển các điện tử bằng năng lƣợng và có thể biểu diễn dƣới dạng thế năng oxy hoá khử (OK). Thế năng oxy hoá- khử càng cao thì cƣờng độ quá trình oxy hoá- khử xảy ra càng mạnh, rƣợu càng oxy hoá nhiều do thế năng oxy hoá - khử trong rƣợu cao. Nếu để rƣợu thoáng khí, thế năng oxy hoá khử khoảng 350 400 ml/lit, rƣợu trong chai nút kín thế năng oxy hoá khử 150 180 ml/lit. Oxy hoá rượu trong điều kiện sản xuất: Trong nhiều thế kỷ, khi nghiên cứu sản xuất rƣợu vang ngƣời ta đã đƣa ra những vấn đề lý luận về tàng trữ rƣợu vang. Dựa vào những nghiên cứu của Pasteur và các kết quả thực nghiệm về quá trình oxy hoá - khử, xét vai trò của oxy khi rƣợu chín và hoàn thiện trong điều kiện sản xuất. Tàng trữ nhằm mục đích tăng chất lƣợng cho rƣợu vang. Trong điều kiện sản xuất thực tế cho thấy sau ít năm (2 4 năm) tàng trữ rƣợu vang trong những thùng gỗ sồi hoặc gỗ cây cao su, sau đó rót vào chai nút kín giữ ở phòng lạnh thì chất lƣợng rƣợu vang sẽ đƣợc tăng lên rất nhiều. Sự oxy hoá rượu vang khi tàng trữ trong thùng gỗ. Sau tách cặn, thƣờng tàng trữ rƣợu vang trong thùng gỗ, tuỳ theo từng giai đoạn sản xuất có thể đặt thùng ở trạng thái đứng hoặc nằm. Khi đặt đứng thùng, không khí xâm nhập vào rƣợu vang qua các mí ghép và qua bề mặt thoáng bằng khuyếch tán. Nếu đặt nằm thùng thì oxy xâm nhập vào rƣợu chỉ qua kẽ nhỏ của mí ghép. Trong trƣờng hợp này rƣợu vang hầu nhƣ không đƣợc oxy hoá. Lƣợng oxy hoá vào rất ít chỉ bằng 6% so với bình thƣờng. Qua các nghiên cứu cho thấy khi tàng trữ rƣợu trong thùng gỗ, hầu nhƣ nƣớc không bay hơi qua lỗ nhỏ của các mí ghép, mà nƣớc chỉ bay hơi qua không khí bề mặt của rƣợu mà thôi. Kết quả thực nghiệm cũng cho thấy khi tàng trữ rƣợu trong thùng gỗ có dung tích 225 lít đặt đứng trong một năm thay thùng 4 lần lƣợng nƣớc bay hơi nhƣ sau : 109 - Qua bề mặt tự do là 18% - Qua lỗ nhỏ của mí ghép 3% Nhƣ vậy, một lần nữa khẳng định rằng thùng gỗ đặt nằm lƣợng oxy xâm nhập vào đạt tối thiểu. Ngoài ra ngƣời ta còn thấy rằng : gỗ sồi có những mao quản đặc biệt, những mao quản này có khả năng điều tiết lƣợng oxy xâm nhập vào rƣợu tuỳ theo cƣờng độ chuyển hóa xảy ra trong rƣợu. Khi rƣợu vang đã tạo những hƣơng vị đặc trƣng ổn định chứng tỏ rƣợu vang đã tới thời kỳ chín hoàn thiện. Bởi sự tích luỹ những hƣơng vị đặc trƣng đã đƣợc bắt đầu ngay từ thời kỳ rƣợu còn non, hƣơng vị lúc rƣợu vang còn ở giai đoạn chín tới có thể còn thô chƣa hài hòa, sau dần dần đƣợc hài hòa, tinh khiết, hoàn chỉnh và hấp dẫn hơn. Đó là thời kỳ trƣởng thành hay chín hoàn toàn của rƣợu vang, sau thời kỳ này rƣợu vang sẽ chuyển sang thời kỳ chín hoàn thiện. II. Thời kỳ hoàn thiện và tàng trữ rƣợu vang Ngƣời ta thấy rằng ngay đầu thời kỳ chín tới, rƣợu vang đã đạt đƣợc chất lƣợng khá tốt, song sự phát triển của nó vẫn đòi hỏi quá trình oxy hoá. Nhƣng khi rƣợu vang đã chín hoàn toàn nếu tiếp tục cho oxy vào thì chất lƣợng rƣợu kém đi. Đây cũng là lúc cần phải biết để đƣa rƣợu đi đóng chai. Thời kỳ rƣợu vang chín hoàn thiện là thời kỳ dài nhất, sự phát triển của nó kèm theo những phản ứng xảy ra trong điều kiện không cần oxy và thế năng oxy hoá khử thấp dần. Một trong những phản ứng nói trên là sự tác dụng tƣơng hỗ của cồn với các axit hữu cơ có trong rƣợu tạo ra các este: C2H5OH + CH3 COOH CH3COOC2H5 + H2O (CH3)2CHCH2CH2OH + CH3COOH CH3COOCH2CH2CH(CH3)2 + H2O izôamylíc axetat izomyl Rƣợu vang khi đã đƣợc tách biệt với oxy (trong chai đã nút kín) nhƣng vẫn phát triển và hoàn thiện hƣơng vị gọi là thời kỳ rƣợu vang chín hoàn thiện. Theo quan niệm về hƣơng vị ngƣời ta phân ra làm hai loại : - Mùi vị tự nhiên nhƣ mùi vị tinh dầu của các loại quả đem chế biến gọi là chất lƣợng hƣơng vị bậc nhất. - Mùi vị bậc hai gồm những mùi vị đƣợc tạo ra ở thời kỳ ủ chín, tàng trữ và thời kỳ rƣợu vang chín hoàn thiện. BÀI 2. LÀM TRONG, CHIẾT RÓT RƢỢU VANG Sau thời gian tàng trữ dài ngày ở nhiệt độ thấp và ổn định, thành phần hóa học và tính chất cảm quan của rƣợu vang đã tƣơng đối hoàn chỉnh, nhƣng do quá trình lên men vẫn tiếp tục, quá trình chuyển hóa vẫn xảy ra, các sản phẩm của chúng vẫn đƣợc tạo thành. Vì thế rƣợu vang chƣa đạt mức độ trong nhƣ mong muốn, nhiều sản phẩm đƣợc tạo ra trong quá trình lên men phụ và tàng trữ có mức độ ổn định 110 không cao gây ảnh hƣởng đến thành phần, màu sắc và hƣơng vị của rƣợu vang. Vì vậy cần phải xử lý qua 2 công đoạn sau : 1. Làm trong để tăng giá trị cảm quan, ổn định thành phần của rƣợu vang. 2. Chiết rƣợu vào chai để dễ vận chuyển và bảo quản. III. Làm trong rƣợu vang 1. Mục đích Trong quá trình ủ chín và tàng trữ, rƣợu vang đã đƣợc làm trong một cách tự nhiên nhƣng chƣa đạt đến mức mong muốn. Màu đục của rƣợu vang đƣợc lý giải bằng sự có mặt của tế bào lên men, sự lên men vẫn tiếp tục và quá trình chuyển hóa vẫn xảy ra, các sản phẩm của chúng vẫn đƣợc tạo thành, các hạt phân tán cơ học, các hạt chất keovẫn tồn tại lơ lửng trong rƣợu vang Mục đích của làm trong là tách hết các chất keo, các cặn nhỏ li ti còn tồn tại sau khi tàng trữ để rƣợu vang thành phẩm trong, ổn định thành phần, ổn định màu sắc và hƣơng vị. 2. Phương pháp làm trong rượu vang: Có nhiều phƣơng pháp làm trong rƣợu vang. Ví dụ khi phân chia theo chu trình có: làm trong liên tục, làm trong bán liên tục, làm trong gián đoạn. Hoặc cũng có thể phân chia căn cứ vào dụng cụ, máy và thiết bị làm trong, phƣơng thức làm trong. Có thể dùng một số loại máy để lọc rƣợu vang nhƣ : máy lọc bông, máy lọc tấm bản, máy lọc đĩa có kết hợp dùng chất trợ lọc. Ở các cơ sở sản xuất hiện đại còn dùng máy lọc ly tâm, màng vi lọc v.v... Chất lƣợng rƣợu vang phụ thuộc nhiều ở dụng cụ và phƣơng pháp làm trong. Mỗi loại rƣợu vang thích ứng với dụng cụ và phƣơng pháp làm trong nhất định. Do vậy cần chọn dụng cụ và phƣơng pháp làm trong phù hợp, đảm bảo chất lƣợng tƣơng ứng và cho hiệu quả kinh tế cao. Yêu cầu sau khi làm trong rƣợu vang phải giữ đƣợc màu sắc, hƣơng vị đặc trƣng và không gây mùi vị lạ cho rƣợu vang thành phẩm. IV. Chiết rót và hoàn thiện sản phẩm Chiết rót và hoàn thiện sản phẩm là công đoạn cuối cùng của sản xuất rƣợu vang. Công đoạn chiết rót và hoàn thiện giúp cho quá trình vận chuyển và bảo quản tốt những tính chất của sản phẩm đƣợc tạo ra trong quá trình sản xuất. Có thể chiết rƣợu vang vào chai hoặc các túi polyme có tráng các lớp bảo vệ. Chai đựng rƣợu vang đƣợc chế tạo từ các loại thuỷ tinh chất lƣợng cao, thƣờng có màu xanh nhạt, màu càfe hoặc màu nâu nhạt. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì thuỷ tinh màu xanh nhạt, màu càfe, màu nâu nhạt có khả năng cản trở các tia bức xạ của mặt trời, tránh đƣợc các phản ứng quang hóa. Các nhà khoa học đã chứng minh đƣợc rằng khi đựng rƣợu vang trong các chai thuỷ tinh màu thì độ trong, độ bền, của rƣợu vang giữ đƣợc lâu hơn so với các loại chai màu trắng. 111 Độ dày của vỏ chai phải đồng đều, không đƣợc phép có bọt khí, phải chịu đƣợc áp suất cao, nhiệt độ cao ( p 10kg/cm2, t0 1050C), thành của chai phải nhẵn, phẳng. Cần kiểm tra chất lƣợng, rửa sạch, vô trùng và để khô chai trƣớc khi chiết. Nút chai rƣợu vang thƣờng đƣợc dùng là loại vật liệu đặc biệt, các cơ sở sản xuất của ta thƣờng phải nhập ngoại. Tiến hành : - Kiểm tra bao bì (chai, hộp) trƣớc khi ngâm rửa để loại bỏ những chai rạn nứt, sứt miệng, những hộp móp, méo, bong, xƣớc vecni. - Ngâm rửa cho sạch và tráng lại nhiều lần chai, bao bì. - Sấy khô ở 100 0C hoặc nhúng nƣớc sôi để khử trùng. - Nút cần đƣợc ngâm rửa và khử trùng kỹ. - Chai sau khi rửa phải đảm bảo sạch, trong, lành lặn và vô trùng. - Tiến hành chiết rót theo định lƣợng qui định. - Đóng nút, bọc ngoài nút đúng kỹ thuật. - Bảo quản ở điều kiện tiêu chuẩn. - Kiểm tra chất lƣợng. - Dán nhãn, đóng hộp. V. Tàng trữ rƣợu vang sản phẩm Quá trình tàng trữ rƣợu vang thực hiện trong các hầm rƣợu. Ở Châu Âu hầm rƣợu thƣờng đƣợc đào sâu trong lòng đất để có đƣợc các điều kiện sau: - Ít ánh sáng, bởi vì ánh sáng sẽ làm cho rƣợu chóng bị già, tức là sự chuyển hoá của rƣợu sẽ xảy ra nhanh hơn. - Độ ẩm cao (65 75%), vì nếu không khí quá khô, nút bấc sẽ bị teo đi, quá trình trao đổi khí sẽ nhiều hơn, cũng làm rƣợu chóng bị già. - Nhiệt độ thấp và ổn định (13 150C). Nếu nhiệt độ quá cao, quá trình chuyển hóa nhanh hơn, thì rƣợu chóng bị già. Nhiệt độ chênh lệch giữa các mùa trong năm không nên vƣợt quá 5 70C - Không ảnh hƣởng nhiều bởi tiếng ồn và độ rung Cửa hầm rượu quay ra hƣớng Bắc, cửa thông gió ra hƣớng Nam để khí lạnh luân chuyển trong hầm. Nếu không có điều kiện làm hầm rƣợu dƣới lòng đất, thì có thể dùng máy điều hoà nhiệt độ hay tủ mát chuyên dùng để chứa đựng và tàng trữ rƣợu kiểu Eurocave. Sàn hầm rượu nên dải một lớp cát mỏng, trên lớp cát là một lớp đá dăm để hút ẩm và giữ cho sàn luôn đƣợc khô ráo. Trong trƣờng hợp không khí trong hầm quá khô, thì có thể thỉnh thoảng tƣới nƣớc lên sàn. Đó là ở châu Âu, còn ở Việt Nam độ ẩm không khí thƣờng xuyên cao nên không cần thiết phải làm nhƣ vậy. Phải rất chú ý để trong hầm rƣợu nói chung và khu vực bảo quản rƣợu nói riêng, không có các loại thực phẩm hay hoá chất nặng mùi nhƣ hành, tỏi, sơn vec- ni, xăng dầu, hoá chất tẩy rửa Giá kệ để rượu: Nên dùng kệ bằng gạch thô, gạch xỉ hoặc xây bằng xi măng. Tránh sử dụng gỗ ván ép vì ván ép thƣờng đã đƣợc xử lý chống mối, chống mọt bằng hoá chất, dễ ảnh hƣởng tới mùi rƣợu, đặc biệt là mùi nút chai. 112 Rƣợu bao giờ cũng đƣợc đặt ở vị trí nằm ngang trên giá, để rƣợu luôn tiếp xúc với nút bấc và trao đổi khí oxy đƣợc dễ dàng. SƠ ĐỒ TỔNG QUÁT CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT RƯỢU VANG Các loại Chọn Rửa, Làm sạch Làm dập quả phân loại Ép Quả chƣa đủ tiêu chuẩn Dịch quả Bã Làm trong Men giống Pha chế 1 Nhân giống Cặn Lắng cặn Hãm cồn Lên men Thanh trùng Men Thay thùng Vang bán lần 1 thành phẩm Tàng trữ 1 Pha chế 2 Nút chai Tàng trữ 2 Rửa Thay thùng Vô trùng lần 2 Dập nút Chiết chai Lọc Tàng trữ dài Pha chế lại Kiểm tra Dán nhãn Xếp hộp Vang thành phẩm 113 CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Đặc điểm thời kỳ chín tới của rƣợu vang ? 2. Vai trò của oxy trong thời kỳ chín tới của rƣợu vang ? 3. Trình bày những yếu tố ảnh hƣởng đến thời kỳ chín tới của rƣợu vang? 4. Trình bày đặc điểm sự hoà tan oxy trong rƣợu vang trong điều kiện sản xuất ? 5. Trình bày đặc điểm sự oxy hoá rƣợu vang khi tàng trữ trong thùng gỗ ? 6. Trình bày đặc điểm thời kỳ chín hoàn thiện của rƣợu vang ? 7. Trình bày mục đích và phƣơng pháp làm trong rƣợu vang ? 8. Trình bày mục đích, phƣơng pháp chiết rót và hoàn thiện vang sản phẩm?
File đính kèm:
- giao_trinh_cong_nghe_san_xuat_ruou_phan_1.pdf