Giáo trình Cơ sở cắt gọt kim loại - Chương 8: Các biện pháp cải thiện điều kiện cắt gọt

Khái niệm chế độ cắt kinh tế

Chế độ cắt kinh tế là giá trị thông số chế độ cắt (v,s,t) được sử dụng để hoàn thành

nhiệm vụ cắt gọt đã cho một cách kinh tế nhất tức là chi phí cho quá trình cắt đó là nhỏ nhất.

Nhiệm vụ cắt gọt đặt ra những yêu cầu khác nhau tuỳ thuộc vào tính chất cắt gọt. Ví dụ:

nhiệm vụ gia công thô thì yêu cầu là phải hớt bỏ hết lớp lượng dư gia công cơ để đạt kích

thước, hình dáng và vị trí tương quan của chi tiết đã cho trên bản vẽ chế tạo. Khi gia công

tinh, ngoài việc đảm bảo yêu cầu trên còn phải đạt được chất lượng bề mặt yêu cầu.

Chính vì lẽ đó, nội dung, trình tự, phương pháp xác định chế độ cắt cũng phụ thuộc vào

tính chất gia công.

pdf 9 trang kimcuc 3760
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Cơ sở cắt gọt kim loại - Chương 8: Các biện pháp cải thiện điều kiện cắt gọt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Cơ sở cắt gọt kim loại - Chương 8: Các biện pháp cải thiện điều kiện cắt gọt

Giáo trình Cơ sở cắt gọt kim loại - Chương 8: Các biện pháp cải thiện điều kiện cắt gọt
C8 BPCTDKC CGKL 1 GVC NGUYỄN THẾ TRANH - TRẦN QUỐC VIỆT 
Chương 8 
CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN CẮT GỌT 
Hiệu quả của quá trình cắt gọt kim loại được đánh giá trên ba chỉ tiêu: chất lượng, năng 
suất và giá thành gia công sản phẩm đó. Khả năng đạt được của các chỉ tiêu này phụ thuộc 
vào các điều kiện cắt gọt như vật liệu chi tiết, vật liệu dao, hệ thống công nghệ, chế độ cắt gọt, 
trình độ công nhân, trình độ tố chức sản xuất, vấn đề bôi trơn làm nguội khi cắt... 
Giáo trình "Công nghệ chế tạo máy" nghiên cứu một cách toàn diện vấn đề này. 
Để làm cơ sở cho việc tính toán, nghiên cứu tiếp theo, trong tài liệu này chỉ đề cập tới 
hai vấn đề có liên quan, đó là: 
(1) Xác định chế độ cắt kinh tế. 
(2) Bôi trơn và làm nguội trong quá trình cắt. 
8.1. XÁC ĐỊNH CHẾ ĐỘ CẮT KINH TẾ KHI GIA CÔNG. 
Việc xác định chế độ cắt kinh tế khi gia công cơ được tiến hành một cách cụ thể theo 
phương pháp gia công và đặc tính gia công (gia công thô, gia công tinh). Trong phần này sẽ 
lần lượt giới thiệu phương pháp tổng quát nhất. Trên cơ sở chung đó mà vận dụng tính toán cụ 
thể cho từng phương pháp gia công. 
8.1.1. Khái niệm chế độ cắt kinh tế 
Chế độ cắt kinh tế là giá trị thông số chế độ cắt (v,s,t) được sử dụng để hoàn thành 
nhiệm vụ cắt gọt đã cho một cách kinh tế nhất tức là chi phí cho quá trình cắt đó là nhỏ nhất. 
Nhiệm vụ cắt gọt đặt ra những yêu cầu khác nhau tuỳ thuộc vào tính chất cắt gọt. Ví dụ: 
nhiệm vụ gia công thô thì yêu cầu là phải hớt bỏ hết lớp lượng dư gia công cơ để đạt kích 
thước, hình dáng và vị trí tương quan của chi tiết đã cho trên bản vẽ chế tạo. Khi gia công 
tinh, ngoài việc đảm bảo yêu cầu trên còn phải đạt được chất lượng bề mặt yêu cầu. 
Chính vì lẽ đó, nội dung, trình tự, phương pháp xác định chế độ cắt cũng phụ thuộc vào 
tính chất gia công. 
8.1.2. Xác định chế độ cắt khi gia công thô 
Mục tiêu cơ bản của gia công thô là tách hết lớp lượng dư gia công cơ. Như ta đã biết: 
trong các yếu tố có liên quan đến giá thành gia công thì yếu tố thời gian là quan trọng nhất. Vì 
vậy một cách gần đúng ta có thể quan niệm rằng: gia công thô đạt hiệu quả kinh tế nhất nếu 
chúng ta cắt hết lớp lượng dư gia công cơ trong một thời gian ngắn nhất - hoặc là thể tích 
đơn vị phoi được tách ra là lớn nhất. 
Ta gọi V là thể tích phoi được tách ra trong một đơn vị thời gian (cm3/ph), được tính 
theo biểu thức sau: 
 V = q.v.K = s.t.v.K (cm3/ph) 
Trong đó: q là diện tích tiết diện lớp cắt (mm2) 
 v là tốc độ cắt (m/ph) 
 s là lượng chạy dao (mm/vòng; mm/htk) 
 t là chiều sâu cắt (mm) 
 K là hệ số chuyển đổi đơn vị, ở đây K = 1. 
C8 BPCTDKC CGKL 2 GVC NGUYỄN THẾ TRANH - TRẦN QUỐC VIỆT 
Về nguyên tắc, rõ ràng để V đạt giá trị Vmax thì ta phải hoàn thành nhiệm vụ cắt gọt đã 
cho với : s = smax, t = tmax, v = vmax. 
Tức là: Vmax = smax.tmax.vmax 
Như phần tuổi bền dao đã nêu rõ: khi tăng tốc độ cắt v thì tuổi bền dao T sẽ giảm rất 
nhanh. Vì vậy giá thành của chi tiết gia công sẽ tăng do phải thay và mài lại dao nhiều lần. Từ 
đó rõ rằng việc ưu tiên tăng tốc độ cắt v để đạt hiệu quả kinh tế là không hợp lý. 
Vấn đề còn lại là trong hai yếu tố của diện tích tiết diện lớp cắt q (s và t), nên ưu tiên 
tăng yếu tố nào trước là hợp lý. 
Ta có công thức quen thuộc: 
vv yx
v
ba
Cv 0= (m/ph) hoặc 
vv yx
v
ts
Cv 0= (m/ph) 
Thay v và V ta nhận được: 
(1 ) (1 )0
0. . . .v vv v
x yv
vx y
CV s t C s t
s t
− −= = (cm3/ph) 
Theo thực nghiệm xv > yv, do đó (1-yv) > (1-xv) 
Từ những phân tích trên ta có nhận xét: 
Nếu xuất phát từ mục đích tăng thể tích phoi cắt đơn vị (V) mà vẫn đảm bảo được 
tuổi bền dao (T), trong điều kiện đã cho diện tích tiết diện lớp cắt (q = s.t = constant) thì 
tăng chiều sâu cắt t có lợi hơn tăng lượng chạy dao s. Bởi vì: 
(1) Nếu tăng t hoặc tăng s cùng số lần, thì tăng t dẫn đến V tăng nhanh hơn so với tăng 
s, vì (1-yv) > (1-xv) 
(2) Tương tự như vậy khi tăng t dẫn đến vận tốc v tăng ít hơn khi tăng s. Vì vậy yv < xv. 
Với nhận xét quan trọng trên, ta có thể rút ra kết luận về trình tự xét để tận lượng tăng 
giá trị các yếu tốc chế độ cắt như sau: 
 t → s → v 
1. Vấn đề tận lượng tăng chiều sâu cắt t 
Rõ ràng: chiều sâu cắt t lớn nhất có thể tăng 
được là lượng dư gia công cơ h: 
 tmax = h 
Chọn chiều sâu cắt t bằng lượng dư gia công 
cơ h là một nguyên tắc quan trọng trong gia công 
thô. 
Tuy nhiên ta cũng cần chú ý hai trường hợp cụ thể sau đây: 
(1) Khi kết cấu của dao không cho phép (hình 8.1) thì không thể chọn t = h. 
(2) Khi h quá lớn mà hệ thống công nghệ không đủ cứng vững để gia công thì ta cũng 
phải phân ra cắt từ 2 đến 3 lần chuyển dao với t1, t2, t3 (t1 + t2 + t3 = h). Sẽ giới thiệu cụ thể 
trong công nghệ chế tạo máy. 
2. Vấn đề tận lượng tăng lượng chạy dao s 
h t m
ax
a 
b 
h 
t m
ax
Hình 8.1 - Chọn t 
C8 BPCTDKC CGKL 3 GVC NGUYỄN THẾ TRANH - TRẦN QUỐC VIỆT 
Với chiều sâu cắt t đã được lựa chọn, việc tăng lượng chạy dao s sẽ bị hạn chế bởi lực 
cắt, vì nếu lực cắt quá lớn sẽ làm cho hệ thống công nghệ biến dạng quá lớn dẫn đến sai số gia 
công vượt quá giới hạn cho phép. 
Thường trong lý lịch các máy (hoặc trong sổ tay cắt gọt) người ta có quy định giá trị 
cho phép của lực tác dụng lên máy, lên dao và lên chi tiết. 
Vậy việc lựa chọn lượng chạy dao s phải chú ý thoả mãn: lực cắt thực tế sinh ra với chế 
độ cắt lựa chọn phải nhỏ hơn (hoặc tối đa là bằng) lực cắt cho phép Pϕ = [P] 
Trong phần phân tích lực cắt đã chỉ rõ: 
Thành phần lực cắt chính Pv tác dụng lên dao, nếu lực cắt chính vượt quá giới hạn bền 
của dao sẽ làm phá huỷ dao. Muốn đảm bảo dao làm việc được thì: 
 ][... vpv
yx
pvv PKstCP
pvpv ≤= 
Từ công thức trên ta tính được: 
 pv
pv
y
pv
x
pv
v
KtC
Ps
..
][
1 ≤ (mm/vòng) 
Thành phần lực cắt theo phương chạy dao Ps tác dụng lên máy. 
Nếu Ps quá lớn sẽ làm phá huỷ các cơ cấu yếu của máy đó là cơ cấu chạy dao. Như vậy, 
để máy làm việc an toàn thì: 
 ][... sps
yx
pss PKstCP psps ≤= 
Từ công thức trên ta có: 
 ps
ps
y
ps
x
ps
s
KtC
Ps
..
][
2 ≤ (mm/vòng) 
Thành phần lực cắt theo phương chiều sâu cắt Pt tác dụng lên chi tiết gia công làm 
cho chi tiết bị biến dạng một lượng f. Để đảm bảo kích thước gia công thì biến dạng do lực cắt 
gây nên phải nhỏ hơn biến dạng cho phép [f] - tức là: 
 f ≤ [f] 
[f] được cho dựa trên cơ sở giới hạn sai lệch cho phép - trong gia công thô tương đương 
với IT13. 
Từ quan hệ f ≤ [f] ta tính được lực giới hạn [Pt]. Tức là Pt ≤ [Pt]. 
Ta có: ][... tpt
yx
ptt PKstCP ptpt ≤= 
Suy ra lượng chạy dao s3. 
 yt
pt
y
pt
x
pt
t
KtC
Ps
..
][
3 ≤ 
Sau khi đã có s1, s2, s3 ta so sánh và chọn giá trị smin trong ba giá trị s đã tính làm lượng 
chạy dao tính toán hợp lý, tức là: 
 st = stính = smin = min (s1, s2, s3 ) 
C8 BPCTDKC CGKL 4 GVC NGUYỄN THẾ TRANH - TRẦN QUỐC VIỆT 
Dựa trên stính tra trong lý lịch máy ta chọn giá trị lượng chạy dao kinh tế (schọn = sc) 
Cần lưu ý rằng: từ st, tìm sc = sm (lượng chạy dao thực tế có trên máy) sẽ có thể xuất 
hiện 3 khả năng: st = sm; st sm. 
Nếu st = sm thì sc = sm 
Nếu st < sm thì ta chú ý đảm bảo S.n ≈ constant tức là nếu sc < sm thì tăng một cấp n và 
ngược lại sc > sm thì giảm n một cấp (n là số vòng quay của trục chính máy được chọn sau khi 
tính vận tốc v) 
Cũng cần đặc biệt chú ý: nếu s1, s2, s3 khác nhau qua lớn, nếu chọn smin sẽ không sử 
dụng hết khả năng của hệ thống công nghệ. Chính vì vậy, trước khi chọn smin ta cần tìm mọi 
cách để làm cho s1, s2, s3 có giá trị gần nhau, bằng cách chọn hợp lý hệ thống công nghệ, cải 
thiện điều kiện cắt như tưới dung dịch trơn nguội... 
3. Tính tốc độ cắt kinh tế: 
Sau khi xác định và s ta tiến hành tính toán tốc độ cắt kinh tế theo công thức tuổi bền 
dao. 
Tiếp tục để đảm bảo máy đã chọn có thể đảm bảo thực hiện gia công, ta cần kiểm 
nghiệm công suất động cơ. Công thức kiểm nghiệm là: 
 Nc ≤Nđc . η (KW) 
6120
.vPN vc = (KW) trong đó: Pv (KG); v(m/ph) 
η là hiệu suất của máy (η = 0,6 - 0,8) 
Tóm lại, xác định chế độ cắt kinh tế khi gia công thô được tiến hành theo trình tự sau: 
(1) Lựa chọn phương pháp gia công dựa vào hình 
dạng, kích thước chi tiết gia công đã cho trên 
bản vẽ. 
(2) Lựa chọn dao (hình dáng và vật liệu) trên cơ sở 
biết chi tiết và phương pháp gia công. 
(3) Chọn chiều sâu cắt t trên cơ sở lượng dư gia 
công h và hình dáng dao. 
(4) Tra các thành phần lực cho phép [Ps], [Pt], [Pv] 
trong lý lịch máy. 
(5) Tính toán lượng chạy dao hợp lý và xác định 
lượng chạy dao chọn 
(6) Tính tốc độ cắt kinh tế với t, s đã biết và điều 
kiện cắt khác đã chọn. 
(7) Kiểm nghiệm công suất động cơ. 
Để dễ thấy trình tự, cơ sở và quan hệ của các bước 
tiến hành ta xây dựng sơ đồ hình 8.2 
8.1.3. Xác định chế độ cắt khi gia công tinh 
Đối với gia công tinh ngoài yêu cầu tách lớp lượng dư gia công cơ trong thời gian ngắn, 
yêu cầu đảm bảo độ bóng bề mặt ghi trên bản vẽ là yêu cầu quan trọng. 
Chi tiết gia công 
 máy 
Chọn 
dao 
t 
[P] 
s 
v 
NC ≤N®c 
Hình 8.2 – Sơ đồ tính chế độ cắt 
C8 BPCTDKC CGKL 5 GVC NGUYỄN THẾ TRANH - TRẦN QUỐC VIỆT 
Khi xác định độ lớn nhấp nhô, trước hết cần chú ý vật liệu gia công, hình dáng hình học 
của dao, và lượng chạy dao, đồng thời cần thấy rõ: nếu tốc độ cắt càng cao thì độ bóng đạt 
được càng cao. 
Do đặc điểm gia công tinh như trên, nên việc xác định chế độ cắt kinh tế khi gia công 
tinh cần thay đổi một ít so với gia công thô. Cụ thể trình tự tính toán như sau: 
(1) Chọn phương pháp gia công trên cơ sở bản vẽ chế tạo chi tiết đã cho (đặc biệt chú 
trọng yêu cầu độ bóng bề mặt). 
(2) Lựa chọn vật liệu hình dáng hình học dao trên cơ sở đã biết chi tiết gia công (vật 
liệu), phương pháp gia công, độ bóng bề mặt chi tiết. Chú ý khi gia công tinh cần 
chọn vật liệu dao cho phép cắt ở tốc độ cao. 
(3) Chọn chiều sâu cắt xuất phát từ lượng dư gia công và kết cấu của dao. 
(4) Tra bảng trong sổ tay cắt gọt để chọn lượng chạy dao theo độ bóng bề mặt, vật 
liệu gia công, hình dáng hình học của dao với sự lưu ý đến các gá trị tốc độ cắt 
thường dùng đối với vật liệu dao đã chọn. 
(5) Tính độ cắt theo tuổi bền dao. Nếu tốc độ cắt tính ra không đảm bảo yêu cầu độ 
bống thì cần giảm lượng chạy dao và tính lại đến khi nào thoả mãn yêu cầu thì 
thôi. 
(6) Kiểm nghiệm công suất động cơ trên cơ sở tính lực cắt chính Pv và tốc độ cắt đã 
tính ở bước 5 
Những nguyên tắc xác định chế độ cắt kinh tế khi gia công thô và gia công tinh đã nêu ở 
trên là phổ biến cho tất cả các phương pháp gia công. 
Việc tính toán xác định chế độ cắt kinh tế là một bước quan trọng khi lập quy trình công 
nghệ gia công chi tiết. Cụ thể là: 
Trong sản xuất hàng loạt, sau khi xác định chế độ cắt kinh tế, ta lựa chọn trong phân 
xưởng những máy có khả năng hoàn thành việc gia công với chế độ cắt đã cắt một cách kinh 
tế nhất. 
Trong sản xuất hàng khối, trên cơ sở cắt kinh tế đã được xác định (số liệu hướng dẫn 
theo thống kê cho trong các bảng của sổ tay cắt gọt) ta tiến hành lựa chọn hoặc thiết kế máy 
theo yêu cầu. 
 8.2. BÔI TRƠN VÀ LÀM NGUỘI KHI CẮT. 
Một trong những biện pháp quan trọng nhằm cải thiện điều kiện cắt là tưới dung dịch 
trơn nguội vào vùng cắt trong quá trình gia công. Tưới dung dịch trơn nguội vào vùng cắt có 
ba tác dụng. 
(1) Tác dụng bôi trơn để tăng độ bóng bề mặt đã gia công. 
(2)Tác dụng làm nguội vùng cắt để tăng tuổi bền dao và giảm tác dụng xấu của nhiệt 
cắt đến hệ thống công nghệ. 
(3) Đẩy phoi ra khỏi vùng cắt (nhất là khi gia công phoi vụn, khoan lỗ sâu) 
Tác dụng bôi trơn và làm nguội là những mục tiêu cơ bản của việc tưới dung dịch trơn 
nguội. 
8.2.1. Cơ sở của vấn đề bôi trơn làm nguội khi cắt 
1. Cơ sở làm nguội bằng cách tưới dung dịch. 
Dung dịch được tưới vào vùng cắt lan truyền trên các bề mặt đã được đốt nóng do nhiệt 
cắt. Một phần dung dịch đã nhận bớt nhiệt lượng ở vùng cắt, phần khác bị bốc hơi cũng mang 
C8 BPCTDKC CGKL 6 GVC NGUYỄN THẾ TRANH - TRẦN QUỐC VIỆT 
một nhiệt lượng nhất định đi khỏi vùng cắt. Như vậy lượng dung dịch đưa vào đã chia xẻ bớt 
nhiệt lượng sinh ra trong vùng cắt nhờ vậy làm giảm nhiệt độ của vùng cắt. Điều này có lợi 
cho tuổi bền của dao, đồng thời cũng làm giảm bớt tác dụng nhiệt đến hệ thống công nghệ. 
Từ phân tích trên, rõ ràng tác dụng làm nguội chỉ là tác dụng đơn thuần về mặt vật lý. 
Thật vậy khi hệ số dẫn nhiệt, nhiệt dung, nhiệt hoá hơi của dung dịch càng lớn thì tác dụng 
làm nguội càng tăng. 
Ở đây cần lưu ý tới khả năng gây ẩm ướt của dung dịch. Hình 8.3 cho ta phân biệt một 
giọt dung dịch trên bề mặt và gây ẩm trên bề mặt. Hình 8.3.a biểu thị một giọt chất lỏng trên 
bề mặt hình 8.3.b biểu thị gây ẩm trên bề mặt. 
Khả năng gây ẩm phụ thuộc vào sức căng bề mặt của dung dịch. Những dung dịch có 
sức căng bề mặt lớn thì trong thời gian ngắn không dễ dàng đi vào các lỗ hổng nhỏ. Điều đó 
cho ta giải thích được khi tưới bằng nước có pha dung dịch gây ẩm có tác dụng làm nguội tốt 
hơn khi tưới là nước thường. 
Mặt khác ta thấy rằng bốc nhiệt bằng cách bốc hơi sẽ tăng lên nếu dung dịch được đưa 
vào vùng cắt với áp lực lớn, điều đó được giải thích bằng tác dụng liên tục hơn của màn 
sương dung dịch phun vào. 
Thực nghiệm cho thấy, nếu sử dụng hợp lý loại dụng dịch và phun với áp lực phù hợp 
nhiệt độ cắt có thể được giảm 100 - 1500C. 
2. Cơ sở việc bôi trơn bằng cách tưới dung dịch: 
Tác dụng bôi trơn khi tưới dung dịch thể hiện ở việc làm giảm ma sát giữa mặt trước 
dao và phoi, giữa bề mặt sau dao và chi tiết. Trong đó việc giảm ma sát giữa mặt trước dao và 
phoi có tác dụng lớn đến việc nâng cao tuổi bền dao. 
Như ra đã biết: các chất hoạt tính bề mặt quyết định tác dụng bôi trơn của dung dịch. 
Ta biết rằng: khi tưới một chất lỏng lên bề mặt rắn, thì trên bề mặt vật rắn sẽ được phủ 
bởi một màng mỏng chất lỏng. Nếu cho vật rắn tiếp xúc và chuyển động tương đối với vật rắn 
khác, thì màng mỏng chất lỏng chính là màng đệm có tác dụng làm giảm ma sát giữa hai bề 
mặt tiếp xúc. 
Khi cắt giữa các bề mặt tiếp xúc trong vùng cắt có áp suất lớn và nhiệt độ cao. Do vậy 
dung dịch dùng để tưới vào muốn tạo được màng đệm cần phải được các chất hoạt tính bề mặt 
như mỡ, dầu thực vật, axit béo no... 
Các khu vực khi tiếp xúc cắt gọt có thể biểu diễn bằng mô hình ở hình 8.4. Khi cắt tại 
các vùng tiếp xúc bao giờ cũng xuất hiện các lỗ hỗng nhỏ. Nguyên nhân hình thành các lỗ 
τ τ 
Hình 8.3 - Sức căng bề mặt của chất lỏng 
V
Hình 8.4 – Mô hình cắt
β1
a. b. 
C8 BPCTDKC CGKL 7 GVC NGUYỄN THẾ TRANH - TRẦN QUỐC VIỆT 
hổng do sự xuất hiện và mất đi một cách đột ngột của các khối lẹo dao, cũng có thể do sự rạn 
nứt đột ngột của các bề mặt tiếp xúc. Vì nguyên nhân xuất hiện như vậy, nên khi mới hình 
thành các lỗ hổng này là những lỗ chân không . Khi tưới dung dịch trơn nguội được hút vào 
các lỗ hổng chân không đó bằng những đường mao dẫn (vết nứt tế vi). Đó chính là các 
nguyên nhân đưa dung dịch vào các vùng tiếp xúc và hình thành các màng đệm. 
Kết quả thí nghiệm cho thấy: nếu sử dụng hợp lý dung dịch bôi trơn, lực cắt sẽ giảm 
đượ chúng tôi 0 - 30%, mài mòn dao sẽ giảm và nhờ đó cho phép tăng tốc độ cắt 10 - 40%, độ 
bóng bề mặt gia công tăng được 1 - 2 cấp. 
8.2.2. Các loại bôi trơn làm nguội 
1. Các yêu cầu của chất bôi trơn - làm nguội. 
Để đạt được mục đích bôi trơn và làm nguội khi cắt, các chất bôi trơn - làm nguội phải 
đáp ứng được các yêu cầu sau: 
(1) Giảm được ma sát 
(2) Giảm được nhiệt độ. 
(3) Có khả năng giảm mài mòn 
(4) Làm tăng độ bóng bề mặt chi tiết 
(5) Tạo điều kiện đẩy phoi ra dễ dàng 
(6) Không gây tác hại đến sản phẩm gia công (như ăn mòn) 
(7) Không làm tổn hại đến hệ thống công nghệ 
(8) Không gây hại cho sức khoẻ con người. 
2. Các chất bôi trơn làm nguội - khi cắt 
Tuỳ thuộc vào vật liệu gia công, đặc điểm phương pháp gia công thiết bị gia công, có 
thể sử dụng các loại chất bôi trơn - làm nguội sau: 
(1) Thể khí như CO2. (2) Thể lỏng như nước, nước xà phòng... 
(3) Thể rắn (như than chì, disulfatmôluypden) 
 Trong cắt gọt kim loại thường dùng loại thể lỏng - được gọi là dụng dịch trơn - nguội. 
Dung dịch trơn nguội được phân làm ba nhóm chính: 
(1) Nhóm 1 là nhóm có tác dụng làm nguội là chủ yếu (các dung dịch nước điện ly). 
(2) Nhóm 2 là nhóm dung dịch làm nguội; một phần có tác dụng bôi trơn như dung dịch 
nước xà phòng, dung dịch emulxi. 
(3) Nhóm 3 là nhóm có tác dụng bôi trơn, một phần có tác dụng làm nguội như các chất 
dầu, mỡ... 
3. Một số kinh nghiệm khi sử dụng dung dịch trơn - nguội 
Về nguyên tác chung, muốn chọn sử dụng hợp lý dung dịch trơn - nguội ta căn cứ vào 
ba yếu tố: 
(1) Vật liệu chi tiết gia công 
(2) Phương pháp gia công và tính chất gia công 
(3) Loại thiết bị gia công 
Một cách cụ thể theo kinh nghiệm ta có: 
C8 BPCTDKC CGKL 8 GVC NGUYỄN THẾ TRANH - TRẦN QUỐC VIỆT 
Chọn theo vật liệu gia công 
Khi gia công vật liệu dòn (gang, đồng thanh) thường không nên dùng dung dịch trơn - 
nguội chủ yếu ở đây là bảo vệ hệ thống công nghệ, bởi vì khi cắt vật liệu dòn sẽ tạo ra phoi 
vụn, dung dịch trơn nguội dễ cuốn vào các khe hở lắp ghép của mát, đồ gá, làm tổn hại thiết 
bị. Cùng gia công vật liệu dòn, nhưng nếu hệ thống che chắn và bảo vệ tốt, dẫn dung dịch trơn 
nguội vào vùng cắt bằng những phương pháp tiên tiến như dẫn bên trong (khi khoan lỗ sâu), 
tưới, thổi (thể khí) với áp lực lớn thì khi sử dụng chất trơn - nguội cho phép tăng tốc độ cắt 
lên 15-30% so với không bôi trơn làm nguội. 
Khi chọn loại dung dịch trơn - nguội cần đặc biệt chú ý tránh gây phản ứng hoá học 
giữa dung dịch trơn - nguội và vật liệu gia công. 
Chọn vật liệu theo phương pháp gia công: cần lưu ý: 
(1) Khi gia công thô: nhiệt cắt, lực cắt và công suất cắt lớn - Vì vậy làm nguội là yêu 
cầu chủ yếu, bên cạnh đó cũng cần giảm bớt lực cắt bằng cách giảm ma sát. Vì vậy nên chọn 
nhóm 2. 
(2) Khi gia công mục đích chính là làm tăng độ bóng bề mặt và đảm bảo tuổi bền dao. 
Thích hợp gia công tinh nên chọn nhóm 3. 
(3) Khi cắt ở tốc độ cao bằng dao hợp kim cứng thường không nên tưới dung dịch trơn 
nguội để tránh gây nứt vỡ hợp kim cứng đồng thời tránh gây bắn dung dịch tung toé ra xung 
quanh. Cũng cần lưu ý rằng: nhiều trường hợp vẫn phải cần tưới dung dịch trơn nguội, lúc đó 
cần chú ý tưới liên tục và lượng tưới lớn. 
Chọn thiết bị gia công cần lưu ý tránh việc thâm nhập của dung dịch vào thiết bị. 
Để tiện việc lựa chọn sử dụng xin giới thiệu 2 bảng sau: 
Bảng 8.1. Các dung dịch trơn nguội thường dùng. 
Nhóm Tên gọi Công dụng Thành phần% 
Nước 98 
Cacbonatcanxi 2 
Nước 99 
Ninatrifotfat 0,8 
1 Dung dịch nước Làm nguội 
Nitritnatri 0,2 
Nước 98,2 
Xà phòng 0,9 
Trinatrifotfat 0,5 
Dung dịch nước 
và xà phòng 
Chủ yếu 
làm nguội 
có tác dụng bôi trơn 
Nitritnatri 0,4 
Nước 90 
2 
10% Emulxi 
Emulxi 10 
Dầu cọc sợi số 3 80 
Nigron 180 Sulfattfrezon 
Lưu huỳnh 2 
Sulfofrezon 70 
3 
Dầu phức hợp 
Chủ yếu bôi trơn có 
tác dụng làm nguội 
Dầu thực vật 30 
C8 BPCTDKC CGKL 9 GVC NGUYỄN THẾ TRANH - TRẦN QUỐC VIỆT 
Bảng 8.2. Kinh nghiệm sử dụng dung dịch trơn - nguội 
Vật liệu 
gia công 
Loại 
dung dịch Dùng trong các phương pháp gia công 
 tiện phay khoan dao cắt ren 
Cắt 
răng chuốt 
Thép 
Thép 
dụng cụ 
Emulxi 
Sulfofrezon 
Dầu thực vật 
+ 
+ 
+ 
+ 
+ + 
+ 
+ 
+ 
+ 
+ 
+ 
+ 
+ 
+ 
Thép đúc 
Emulxi 
Dầu thực vật 
Sulfofrezon 
+ 
+ 
+ + 
+ 
+ 
+ 
+ 
+ 
+ 
+ 
+ 
Gang 
Không dùng 
Dầu mỏ 
+ + + 
+ 
+ 
+ 
+ 
+ 
+ 
+ 
Thép đúc 
Đặc biệt Emulxi 
+ + + + + + 
Đồng 
Không dùng 
Emulxi 
Không khí 
+ 
+ 
+ 
+ 
+ 
+ 
+ 
+ + + + 
Nhôm 
Không dùng 
Emulxi 
Dầu mỏ 
+ 
+ 
+ 
+ 
+ 
+ 
+ 
+ 
+ 
 + 
+ 
+ 
Dura 
Không dùng 
Dầu mỏ 
Emulxi 
+ 
+ 
+ 
Silimin 
Emulxi 
Dầu 
Dầu mỏ 
+ 
+ 
+ + 
+ 
+ 
+ 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_co_so_cat_got_kim_loai_chuong_8_cac_bien_phap_cai.pdf