Giáo trình Cơ sở cắt gọt kim loại - Chương 4: Lực cắt

Trong quá trình cắt kim loại, để tách được phoi và thắng được ma sát cần phải

có lực. Lực sinh ra trong quá trình cắt là động lực cần thiết nhằm thực hiện quá trình

biến dạng và ma sát.

Việc nghiên cứu lực cắt trong quá trình cắt kim loại có ý nghĩa cả lý thuyết lẫn

thực tiễn. Trong thực tế, những hiểu biết về lực cắt rất quan trọng để thiết kế dụng cụ

cắt, đồ gá, tính toán thiết kế máy móc thiết bị,. Dưới tác dụng của lực và nhiệt, dụng

cụ sẽ bị mòn, bị phá huỷ. Muồn hiểu được quy luật mài mòn và phá huỷ dao thì phải

hiểu được quy luật tác động của lực cắt. Muốn tính công tiêu hao khi cắt cần phải biết

lực cắt. Những hiểu biết lý thuyết về lực cắt tạo khả năng chính xác hoá lý thuyết quá

trình cắt. Trong trạng thái cân bằng năng lượng của quá trình cắt thì các mối quan hệ

lực cắt cũng cân bằng.

Lực cắt sinh ra khi cắt là một hiện tượng động lực học, tức là trong chu trình

thời gian gia công thì lực cắt không phải là hằng số mà biến đổi theo quãng đường của

dụng cụ.

Theo cơ học, nghiên cứu về lực nói chung là xác định 3 yếu tố:

• Điểm đặt của lực.

• Hướng (phương và chiều) tác dụng của lực.

• Giá trị (độ lớn) của lực.

Trong cắt gọt kim loại, người ta gọi lực sinh ra trong quá trình cắt tác dụng lên

dao là lực cắt, ký hiệu là Pr ; còn lực có cùng độ lớn, cùng phương nhưng ngược

chiều với lực cắt gọi là phản lực cắt, ký hiệu là Pr ' .

pdf 11 trang kimcuc 4920
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Cơ sở cắt gọt kim loại - Chương 4: Lực cắt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Cơ sở cắt gọt kim loại - Chương 4: Lực cắt

Giáo trình Cơ sở cắt gọt kim loại - Chương 4: Lực cắt
C4- LUCCAT CGKL 1 GVC NGUYỄN THẾ TRANH - TRẦN QUỐC VIỆT 
Chương 4 
LỰC CẮT 
4.1. KHÁI NIỆM 
 Trong quá trình cắt kim loại, để tách được phoi và thắng được ma sát cần phải 
có lực. Lực sinh ra trong quá trình cắt là động lực cần thiết nhằm thực hiện quá trình 
biến dạng và ma sát. 
 Việc nghiên cứu lực cắt trong quá trình cắt kim loại có ý nghĩa cả lý thuyết lẫn 
thực tiễn. Trong thực tế, những hiểu biết về lực cắt rất quan trọng để thiết kế dụng cụ 
cắt, đồ gá, tính toán thiết kế máy móc thiết bị,... Dưới tác dụng của lực và nhiệt, dụng 
cụ sẽ bị mòn, bị phá huỷ. Muồn hiểu được quy luật mài mòn và phá huỷ dao thì phải 
hiểu được quy luật tác động của lực cắt. Muốn tính công tiêu hao khi cắt cần phải biết 
lực cắt. Những hiểu biết lý thuyết về lực cắt tạo khả năng chính xác hoá lý thuyết quá 
trình cắt. Trong trạng thái cân bằng năng lượng của quá trình cắt thì các mối quan hệ 
lực cắt cũng cân bằng. 
 Lực cắt sinh ra khi cắt là một hiện tượng động lực học, tức là trong chu trình 
thời gian gia công thì lực cắt không phải là hằng số mà biến đổi theo quãng đường của 
dụng cụ. 
 Theo cơ học, nghiên cứu về lực nói chung là xác định 3 yếu tố: 
• Điểm đặt của lực. 
• Hướng (phương và chiều) tác dụng của lực. 
• Giá trị (độ lớn) của lực. 
Trong cắt gọt kim loại, người ta gọi lực sinh ra trong quá trình cắt tác dụng lên 
dao là lực cắt, ký hiệu là P
r
; còn lực có cùng độ lớn, cùng phương nhưng ngược 
chiều với lực cắt gọi là phản lực cắt, ký hiệu là 'P
r
. 
 Quá trình cắt thực hiện được cần có lực để thắng biến dạng và ma sát, do vậy 
lực cắt theo định nghĩa trên có thể hiểu rằng có nguồn gốc từ quá trình biến dạng và 
ma sát. Biến dạng khi cắt có biến dạng đàn hồi và biến dạng dẻo. Do vậy lực sinh ra do 
biến dạng cũng có lực biến dạng đàn hồi dhP
r
 và lực biến dạng dẻo dP
r
. Những lực này 
cùng với lực ma sát tác dụng lên dao, cụ thể trên mặt trước và mặt sau dao. 
Pdh1 
Pdh2
Pd1
Pd2
Pbd
Fms1 
Fms2 Fms 
Pbd
P
Dao
Phoi
Chi tiết
Trên hình 4.1, trong trường hợp 
cắt tự do, ta có: 
bd1 dh1 d1
bd2 dh2 d2
bd bd1 bd2
ms ms1 ms2
P = P + P
P = P + P
P = P + P
F = F + F
 (4.1)bd m sP = P + F
Hình 4.1- Sơ đồ nguồn gốc của lực cắt 
C4- LUCCAT CGKL 2 GVC NGUYỄN THẾ TRANH - TRẦN QUỐC VIỆT 
 Trên đây hệ lực được xét là hệ lực phẳng, nhưng nói chung trong cắt gọt thực tế 
thì lực cắt là một hệ lực không gian. Để tiện cho việc nghiên cứu, tính toán, đo đạc và 
kiểm tra, ta có thể nghiên cứu lực cắt thông qua các thành phần của chúng. 
 4.2. PHÂN TÍCH CÁC THÀNH PHẦN LỰC CẮT. 
 Tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu, sử dụng người ta có thể phân tích lực cắt 
thành các thành phần tương ứng qua nhiều phương pháp khác nhau. 
 4.2.1. Phân tích lực cắt theo các phương chuyển động. 
 Hệ thống lực cắt khi tiện được mô tả trên hình 4.2. Lực cắt tổng P được phân 
tích thành 3 thành phần theo 3 phương chuyển động v, s và t của chuyển động cắt: tiếp 
tuyến, ngược với chuyển động chạy dao và hướng kính. 
 * Thành phần Py hay Pt: tác dụng trong mặt phẳng nằm ngang và vuông góc với 
đường tâm chi tiết (vuông góc với mặt phẳng sau khi gia công). Thành phần này gọi là 
lực hướng kính có tác dụng làm cong chi tiết (biểu thị bằng độ võng), ảnh hưởng đến 
độ chính xác của chi tiết gia công, độ cứng vững của máy và dụng cụ cắt. 
 Sau khi xác định được các lực thành phần Px, Py và Pz , thì lực cắt tổng P được 
tính theo công thức: 
 x y zP P P P= + +
r r r r
 và 2 2 2x y zP P P P= + + 
 Đây là phương pháp phân tích lực cắt phổ biến nhất, bởi vì phương các chuyển 
động cắt là hoàn toàn xác định nên việc đo các thành phần lực cắt được tiến hành dễ 
dàng. Mặt khác từ vận tốc chuyển động theo các phương và lực cắt thành phần tương 
ứng theo các phương đó ta có thể tính được công suất cắt và rõ ràng nếu xác định được 
các lực thành phần ta cũng dễ dàng xác định được giá trị lực cắt tổng. 
 4.2.2. Phân tích lực cắt theo các mặt chịu tải. 
 Khi nghiên cứu bản chất động lực học của quá trình cắt kim loại, lực cắt còn 
được phân tích thành các thành phần theo các mặt chịu tải. Khảo sát quá trình bào tự 
do, ta có sơ đồ trên hình 4.3. 
Hình 4.2 - Hệ thống lực cắt khi tiện 
* Thành phần Pz hay Pv: nằm theo 
hướng chuyển động chính (hướng tốc 
độ cắt), thành phần này gọi là lực tiếp 
tuyến, lực cắt chính. Giá trị lực Pz cần 
thiết để tính toán công suất của 
chuyển động chính, tính độ bền của 
dao, của chi tiết cơ cấu chuyển động 
chính và của những chi tiết khác của 
máy công cụ. 
* Thành phần Px hay Ps: tác dụng 
ngược hướng chay dao, gọi là lực 
chiều trục hay lực chạy dao. Biết lực 
này để tính độ bền của chi tiết trong 
chuyển động chạy dao, độ bền của 
dao và công suất tiêu hao của cơ cấu 
chạy dao.
C4- LUCCAT CGKL 3 GVC NGUYỄN THẾ TRANH - TRẦN QUỐC VIỆT 
Dựa vào lực cắt chính Pv và lực chạy dao Ps trong mô hình cắt tự do trên đây 
xây dựng vòng tròn Thales, nhờ đó ta vẽ và xác định được các lực: 
 4.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LỰC CẮT. 
 Để xác định lực cắt ta có thể dùng nhiều phương pháp sau: 
• Phương pháp đo trực tiếp. 
• Phương pháp xác định thông qua đo công suất cắt. 
• Phương pháp bảng và biểu đồ. 
• Phương pháp tính toán theo công thức. 
4.3.1. Phương pháp đo trực tiếp lực cắt. 
Việc đo lực cắt được tiến hành bằng cách dùng dụng cụ đo trực tiếp xác định 
giá trị các thành phần lực cắt theo các phương chuyển động cắt. 
Tuỳ thuộc vào cấu tạo của thiết bị đo lực ta có thể xác định lực cắt qua độ lớn 
tức thời hay độ lớn cực đại của nó. 
Thiết bị đo lực cắt được chế tạo trên cơ sở nhiều nguyên lý khác nhau, đó là: 
- Theo nguyên lý cơ học, 
- Theo nguyên lý thuỷ khí, 
- Theo hiệu ứng về điện, 
- Theo nguyên lý biến dạng dẻo. 
1. Dụng cụ đo lực cắt theo nguyên lý cơ học. 
Dụng cụ đo dựa trên nguyên lý đàn hồi của lò xo. 
Dao 1 được kẹp trên cơ cấu kẹp dao 5 nhờ các vít 8; cơ cấu 5 và lò xo 2 
có thể quay quanh các chốt quay tương ứng 4 và 6 của chúng gắn trên thân dụng 
cụ 7. Dưới tác dụng của lực cắt Pz, dao và bộ kẹp 5 chuyển vị, độ lớn chuyển vị 
đọc được đo trên đồng hồ so 9. Từ độ lớn chuyển vị trên 9 ta suy ra được lực Pz 
nhờ bảng đối chiếu đã lập sẵn. 
Ưu điểm của dụng cụ đo này là đơn giản về kết cấu, dễ dàng sử dụng, 
nhưng có nhược điểm là độ chính xác thấp do có ma sát tại các khớp quay. 
* Trên mặt trước dao: 
Lực ép trên mặt trước dao N1 
Lực ma sát trên mặt trước dao F1 
* Trên mặt sau dao: 
Lực ép trên mặt sau dao N2 
Lực ma sát trên mặt sau dao F2 
* Trên mặt trượt: 
Lực tách phoi Pc 
Lực ép lên vùng cắt Pe N1 
F1
P
Pv 
Pe Pc
Ps
a
af 
γ
α 
v 
s
Hình 4.3 - Vòng tròn xác định lực trên các mặt chịu tải 
C4- LUCCAT CGKL 4 GVC NGUYỄN THẾ TRANH - TRẦN QUỐC VIỆT 
2. Dụng cụ đo lực cắt theo nguyên lý thuỷ khí. 
Dưới tác dụng của lực cắt trên đầu dụng cụ, chốt đỡ sẽ ép lên màn chắn tạo nên 
áp lực dầu có giá trị được ghi nhận trên áp kế, từ giá trị áp suất suy ra được lực tác 
dụng trên đầu dụng cụ khi cắt. 
Loại dụng cụ đo này có ưu điểm lớn là nhạy, độ chính xác cao, nhưng có nhược 
điểm là kết cấu phức tạp và chịu ảnh hưởng của nhiệt độ lớn. 
Pz 
1 
2 
3 
6 5 4 
7 8 9 
1 – Dao; 2 – Lò xo; 3 - Chốt tỳ; 4 - Chốt quay của lò xo; 5 – Cơ cấu kẹp dao; 
6 - Chốt quay của cơ cấu kẹp dao; 7 – Thân; 8 – Vít kẹp; 9 - Đồng hồ so. 
Hình 4.4- Dụng cụ đo lực cắt dùng lò xo 
Hình 4.5- Lực kế theo nguyên lý thuỷ khí 
C4- LUCCAT CGKL 5 GVC NGUYỄN THẾ TRANH - TRẦN QUỐC VIỆT 
3. Dụng cụ đo lực cắt bằng điện. 
Ngày nay các loại lực kế sử dụng rộng rãi nhất là dùng các phần tử chuyển đổi 
từ các biến dạng cơ khí sang tín hiệu điện. Các dạng khác nhau của thiết bị điện được 
dùng như: điện dung, điện môi, điện cảm, tenxow cảm biến. Việc thay đổi điện dung 
do thay đổi khoảng cách khe hở không khí được chuyển đổi sang dòng điện bằng việc 
sử dụng các thiết bị điện thích hợp. 
4. Dụng cụ đo lực theo nguyên lý biến dạng dẻo. 
Hình 4.6- Bộ chuyển đổi điện trở kiểu chiết áp 
Hình 4.7- Bộ chuyển đổi điện trở than 
Hình 4.8- Bộ chuyển đổi điện trở lỏng 
Hình 4.9- Bộ chuyển đổi điện từ 
D 
d 
P 
Hình 4.10- Nguyên lý biến dạng dư 
Theo sức bền vật liệu, nếu có lực P tác 
dụng lên quả cầu đường kính D, quả cầu sẽ 
ép lên bề mặt vật liệu tạo biến dạng, khi bỏ 
tải trọng lực P, do có biến dạng dư nên trên 
bề mặt tồn tại lõm cầu có đường kính d. Ta 
có thể thấy rằng giá trị d phụ thuộc vào lực P, 
đường kính quả cầu cứng D và tính chất vật 
liệu của bề mặt. 
Với tính chất bề mặt và đường kính 
quả cầu D cho trước ta có thể lập được mối 
quan hệ giữa d và lực P. 
 d = f(P) 
Từ quan hệ này ta có thể ứng dụng để 
chế tạo lực kế đo lực cắt. Dụng cụ đo lực 
theo nguyên lý biến dạng dư này cho ta xác 
định được lực cắt lớn nhất. 
C4- LUCCAT CGKL 6 GVC NGUYỄN THẾ TRANH - TRẦN QUỐC VIỆT 
4.3.2. Phương pháp đo lực cắt thông qua đo công suất. 
Lực cắt có thể xác định thông qua đo công suất cắt. 
Ta có mối quan hệ giữa lực P, tốc độ v và công suất N như sau: 
 .
60.1000
P vN = với N theo KW, P theo N và v theo m/ph 
hoặc: .
60.102
P vN = với N theo KW, P theo kG và v theo m/ph 
Trong quá trình cắt gọt, ta đã biết lực cắt có thể được phân thành 3 thành phần 
theo 3 phương chuyển động v, s, t. Công suất tương ứng la: 
Nv = Pv.v.K 
Ns = Ps.vs.K trong đó K là hệ số chuyển đổi đơn vị. 
Nt = Pt.vt.K 
 Công suất cắt sẽ là: 
 Nc = Nv + Ns + Nt 
 Thực tế ta có: khi cắt vt = 0 nên Nt = 0 
 v >>vs và Pv >> Ps 
 Một cách gần đúng, để đơn giản trong tính toán ta có thể xem như 
Nc = Nv = Pv.v.K 
 Mặt khác, khi cắt công suất của động cơ sản sinh ra một phần để thực hiện việc 
cắt gọt (Nc), một phần để thắng ma sát và lực cản quán tính trong động cơ và máy (có 
thể gọi là công suất chạy không tải Nck, tương ứng với hiệu suất của máy η). 
 Như vậy nếu mở máy nhưng không cắt thì công suất đo được từ động cơ sản 
sinh ra sẽ là công suất tổn thất hay công suất chạy không Nck. Khi thực hiện việc cắt 
gọt thì công suất đo được từ động cơ sẽ bao gồm công suất cắt Nc và công suất chạy 
không Nck. Ta có: 
 Nđc = Nc + Nck suy ra: . .c dc ck vN N N P v K= − = 
Do vậy từ việc đo công suất ta có: 
.
dc ck
v
N NP
v K
−= 
 4.3.3. Xác định lực cắt bằng phương pháp tính. 
 Xác định lực cắt bằng phương pháp tính toán đã được rất nhiều nhà nghiên cứu 
quan tâm thực hiện trong hơn một thế kỷ qua và đã đạt được rất nhiều kết quả quan 
trọng. 
 Việc tính toán lực cắt nói chung được tiến hành theo 2 hướng: 
- Tính toán lực cắt bằng nghiên cứu lý thuyết. 
- Tính toán lực cắt bằng những công thức thực nghiệm. 
1. Tính toán lực cắt bằng nghiên cứu lý thuyết. 
Qua nghiên cứu lý thuyết về cơ học và biến dạng trong quá trính tách phoi và 
hình thành bề mặt gia công các nhà nghiên cứu đã thiết lập các công thức tính toán lực 
cắt. Các nghiên cứu này thực hiện theo 2 phương pháp phân tích: 
a. Phương pháp dựa trên cơ sở phân tích về cơ học quá trình cắt. 
Thực hiện nghiên cứu qui luật xuất hiện mặt trượt OM (thông qua góc tách phoi 
β), nghiên cứu ứng lực sinh ra khi tách phoi với diện tích thiết diện phoi cắt xác định 
và từ tính chất cơ học của vật liệu chi tiết gia công ngưới ta đã xác định được lực cần 
thiết để tách được một đơn vị diện tích phoi cắt (tính cho 1mm2), lực này được gọi là 
lực cắt đơn vị, ký hiệu là p, đơn vị tính là N/mm2. 
Kết quả nghiên cứu của phần lớn các nhà khoa học cho ta công thức tính lực cắt 
đơn vị p như sau: 
 [ ]1 1( )cp tg ctgσ ψ β β= − + [N/mm2] 
C4- LUCCAT CGKL 7 GVC NGUYỄN THẾ TRANH - TRẦN QUỐC VIỆT 
Trong đó: σc là ứng suất cắt sinh ra trong mặt trượt OM, [N/mm2], 
 ψ là góc giữ phương trượt và phương lực tác dụng đối với một loại 
 vật liệu xác định, phụ thuộc vào vật liệu gia công, 
 β1 là góc tách phoi. 
 Lực cắt được tính theo công thức sau: 
 P = p.q [N] 
Trong đó: q là diện tích tiết diện lớp cắt được tách ra. 
 Ta có: q = s.t = atb.b [mm2] 
 b. Phương pháp dựa trên cơ sở phân tích về biến dạng. 
Theo lý thuyết cân bằng lực thì tổng lực tác dụng vào phần tử phoi cắt phải 
bằng không: 
 e cN + F + P + P = 0
r r r r
Chiếu hệ lực này trên hai trục của hệ toạ độ XOY trên hình 4.11, ta có: 
e 1 c 1
e 1 c 1
N cos Fsin P sin P cos 0
Nsin Fcos P cos P sin 0
γ γ β β
γ γ β β
+ − − =
− + − = 
 Ta có trên mặt trước dao: F = μN 
Từ quan điểm biến dạng kim loại trên mặt trượt, ta có thể xác định: 
tb
1
a .bP
sinc c
σβ= 
Trong đó σc là ứng suất cắt sinh ra trong mặt trượt OM, [N/mm2], 
Từ đó ta có thể tính được: 
Với K là hệ số co rút phoi, sau khi biến đổi lực N được tính như sau: 
2 2
c tb
2
.a .b[(K - sin ) cos ]N = 
cos (sin cos ) (cos + sin )(K - sin )cos
σ γ γ
γ γ μ γ γ μ γ γ γ
+
− + 
Ta cũng có thể tính được các thành phần Pe và F tương ứng. 
v 
c 1 1 1
1
P ( o s sin )N
(s in o s )+ (co s + sin )
c tg
tg c
β β β
β γ μ γ γ μ γ
+= −
 Nghiên cứu quá trình 
tạo phoi khi cắt, qua phân tích 
biến dạng lớp cắt khi các phần 
tử kim loại phoi cắt di chuyển 
theo mặt trước của dao thì 
trong phương trượt xuất hiện 
ứng suất cắt và ứng suất nén. 
Tổng các ứng suất này tại mặt 
trượt OM được thể hiện bằng 
các lực Pc và Pe trên hình 4.11. 
 Trong quá trình phoi 
dịch chuyển trượt trên mặt 
trước dao sẽ chịu tác dụng của 
áp lực pháp N và lực ma sát F . 
γ 
X 
α β1 
Pc 
F N Pe 
Y 
Hình 4.11- Sơ đồ lực tác dụng trên phoi cắt 
O 
phần tử phoi 
M 
C4- LUCCAT CGKL 8 GVC NGUYỄN THẾ TRANH - TRẦN QUỐC VIỆT 
2. Tính toán lực cắt bằng công thức thực nghiệm. 
Dựa vào các kết quả thực nghiệm khi nghiên cứu về cắt gọt, ta xây dựng nên 
các công thức tính toán lực cắt. Công thức thực nghiệm tính toán lực cắt cũng được 
thiết lập theo 2 phương pháp. 
a. Phương pháp dựa vào lực cắt đơn vị và diện tích tiết diện phoi cắt. 
Ta có lực cắt P theo lực cắt đơn vị và diện tích phoi cắt như sau: 
 P = p.q [N] 
Trong đó: q là diện tích tiết diện phoi cắt. 
 p là lực cắt đơn vị, là hằng số phụ thuộc vào vật liệu gia công. 
Theo các nhà nghiên cứu về cắt gọt thì lực cắt dơn vị p có thể biểu diễn gần 
đúng trong mối quan hệ với độ bền σb của vật liệu (nếu là vật liệu dẻo) hoặc độ cứng 
HB của vật liệu (nếu là vật liệu dòn). 
Thực tế khi cắt với dao một lưỡi cắt, từ thực nghiệm ta có: 
 p = (2,5 – 4,5)σb đối với vật liệu dẻo. 
 p = (0,5 – 1,0)HB đối với vật liệu dòn 
Trong đó giá trị hệ số nhỏ dùng khi cắt với chiều dày cắt a lớn và ngược lại. 
Để thuận tiện cho việc tra cứu khi tính toán lực cắt, trong các sổ tay cắt gọt 
người ta thường cho lực cắt đơn vị dưới dạng các đồ thị quan hệ: p = f(atb). 
b. Phương pháp thiết lập công thức thực nghiệm dạng hàm mũ. 
Công thức thực nghiệm tính toán lực cắt được xây dựng trên cơ sở khảo sát 
bằng thực nghiệm mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cắt gọt đến lực cắt. Bằng các kết 
quả thực nghiệm thu được thông qua thống kê xử lý số liệu ta nhận được công thức 
thực nghiệm. 
Nhiều nhà nghiên cứu đã đề xuất công thức tính toán lực cắt dưới dạng hàm mũ 
đối với các yếu tố cắt gọt chính: 
 p p p
x y z
p pP C t s v K= 
Trong đó: 
Cp là hằng số lực cắt; xp, yp, zp là các số mũ; Kp là hệ số điều chỉnh 
được xác định từ thực nghiệm cắt gọt. 
Trong cắt gọt kim loại, yếu tố cắt gọt ảnh hưởng đến độ lớn lực cắt có rất nhiều, 
để tiện khảo sát và nghiên cứu ta có thể phân chúng 5thành 3 nhóm: 
• Nhóm yếu tố ảnh hưởng từ chi tiết gia công, 
• Nhóm yếu tố ảnh hưởng từ các điều kiện cắt, 
• Nhóm yếu tố ảnh hưởng từ dụng cụ cắt. 
1) Ảnh hưởng của chi tiết gia công đến lực cắt. 
 Bản chất biến dạng và ma sát của quá trình cắt kim loại cho ta thấy rằng: chi tiết 
gia công có ảnh hưởng lớn đến quá trính cắt, đặc biệt đến lực cắt. 
 Thực nghiệm ghi nhận chi tiết gia công ảnh hưởng đến lực cắt bởi các yếu tố 
sau: 
* Độ bền, độ cứng của vật liệu, 
* Thành phần hoá học, 
* Cấu trúc kim loại của vật liệu, 
* Phương pháp chế tạo phôi 
C4- LUCCAT CGKL 9 GVC NGUYỄN THẾ TRANH - TRẦN QUỐC VIỆT 
 Thực tế nếu tiến hành khảo sát ảnh hưởng của từng yếu tố trên đến lực cắt thì 
rất phức tạp và khó khăn; do vậy trong các công thức thực nghiệm tính toán lực cắt 
người ta biểu thị mức độ ảnh hưởng của vật liệu cụ thể đến lực cắt trong điều kiện cắt 
gọt xác định bằng độ lớn lực cần thiết để tách 1mm2 diện tích tiết diện phoi cắt khỏi 
chi tiết gia công. Theo phân tích trên đây chính là lực cắt đơn vị p. Tuy vậy đối với 
một loại vật liệu thì p còn phụ thuộc vào chiều dày cắt a. Vì vậy để phân biệt trong 
khảo sát trong công thức kinh nghiệm: Lực cắt đơn vị p được định nghĩa là lực cần 
thiết để tách một lớp phoi tiết diện 1mm2 có chiều dày trung bình atb=1mm và 
chiều rộng b=1mm trong điều kiện dao tiêu chuẩn. 
Như vậy lực cắt đơn vị đặc trưng cho một loại vật liệu xác định được gọi là 
hằng số lực cắt, thường ký hiệu là Cp. 
Xét thành phần lực Pv, ta có: 
Cpv = Pv = p trong điều kiện a=1mm. B=1mm và dao Tiêu chuẩn 
Trong thực tế, hảng số lực cắt Cp được xác định bằng thực nghiệm và cho theo bảng 
trong các sổ tay cắt gọt. 
Bảng 4.1- Hằng số lực cắt Cp khi cắt vật liệu dẻo 
σb (N/mm2) 300-400 400-500 500-600 600-700 700-800 
Cpv (N) 1270 1390 1490 1630 1840 
Bảng 4.2- Hằng số lực cắt Cp khi cắt vật liệu dòn 
HB (N/mm2) 1400-1600 1600-1800 1800-2000 
Cpv (N) 920 990 1050 
Từ các bảng trên ta có nhận xét: 
• Khi vật liệu có độ bền hoặc độ cứng càng cao thì lực cắt càng lớn bởi vì 
công thực hiện biến dạng cũng như thắng ma sát càng phải lớn. 
• Lực cắt cần thiết để cắt gang (vật liệu dòn) nhỏ hơn khi cắt thép (vật liệu 
dẻo) bởi vì khi cắt gang công biến dạng nhỏ và hệ số ma sát của gang cũng 
nhỏ hơn của thép. 
 2) Ảnh hưởng của điều kiện cắt đến lực cắt. 
 Điều kiện cắt gọt bao gồm nhiều yếu tố như chế độ cắt v, s, t; độ cứng vững của 
hệ thống công nghệ; có hay không tưới dung dịch trơn nguội vào vùng cắtỞ đây ta 
chỉ khảo sát ảnh hưởng của chế độ cắt đến lực cắt. 
 Khảo sát ảnh hưởng của các thông số v, s, t đến lực cắt trong quá trình cắt. Sử 
dụng nguyên lý cọng tác dụng, khi nghiên cứu ảnh hưởng của một thông số nào đó, 
trong thí nghiệm ta cho tất cả các yếu tố khác không thay đổi và chỉ cho yếu tố đang 
xét thay đổi, sau đó tổng hợp lại ta nhận được ảnh hưởng đồng thời của các yếu tố xét 
đến lực cắt. 
• Ảnh hưởng của chiều sâu cắt t đến lực cắt. 
Vì chiều rộng cắt b = t/sinϕ có ý nghĩa vật lý trong quá trình cắt nên ta sẽ khảo 
sát ảnh hưởng của b đến lực cắt Pv. 
Thực hiện cắt thử nghiệm với các yếu tố khác không đổi, cho b thay đổi các giá 
trị khác nhau, ta đo được các giá trị lực cắt Pv tương ứng như trên đồ thị. 
Từ đồ thị ta nhận thấy rằng khi tăng b thì lực cắt cũng tăng. Nếu như cắt với 
chiều dày cắt atb = 1mm thì lực cắt chính Pv được tính bằng: 
C4- LUCCAT CGKL 10 GVC NGUYỄN THẾ TRANH - TRẦN QUỐC VIỆT 
• Ảnh hưởng của lượng chạy dao s đến lực cắt. 
Vì chiều dày cắt a = s.sinϕ có ý nghĩa vật lý trong quá trình cắt nên ta sẽ khảo 
sát ảnh hưởng của a (qua atb) đến lực cắt Pv. 
Thực hiện cắt thử nghiệm với các yếu tố khác không đổi với b=1mm, cho a thay 
đổi các giá trị khác nhau, ta đo được các giá trị lực cắt Pv tương ứng. 
Bằng cách xử lý các số liệu đo ta có thể biểu diễn mối quan hệ giữa lự cắt và a 
như sau: 
 . pv
v
y
v pP C a= 
Từ đồ thị ta nhận thấy rằng khi tăng chiều dày cắt a thì lực cắt cũng tăng, nhưng 
không tăng nhiều như đối với b, vì rằng khi tăng a thì sẽ tăng độ lớn của góc tách phoi 
dẫn đến giảm lực cắt đơn vị, mặt khác khi tăng a thì không làm tăng chiều dài làm việc 
thực tế của lưỡi cắt một cách tuyến tính như khi tăng chiều rộng cắt b. 
Kết hợp cho thay đổi đồng thời chiều rộng cắt b và chiều dày cắt a, mối quan hệ 
giữa lực cắt Pv và b, a được viết như sau: 
 . .p pv v
v
x y
v pP C b a= 
Hoặc có thể viết theo s, t: 
' . .p pv v
v
x y
v pP C t s= 
Trong đó ta nhận thấy: 
v vp p
x y> 
• Ảnh hưởng của tốc độ cắt v đến lực cắt. 
chiều rộng cắt b (mm) 
lự
c 
cắ
t P
v (
N
) 
. pv
v
x
v pP C b= 
Kết quả xử lý số liệu đo 
được như đồ thị ta nận 
được: 
 1
vp
x ≈ 
Từ đồ thị (logPv-loga) 
có dạng tuyến tính, ta 
có thể xác định được số 
mũ: 
vp
y tgθ= 
Theo thực tế: 
 1
vp
y < 
 Khi cắt thép thì 
 0,75
vp
y ≈ 
loga 
lo
gP
v
θ 
C4- LUCCAT CGKL 11 GVC NGUYỄN THẾ TRANH - TRẦN QUỐC VIỆT 
Qua thực nghiệm ta thấy rằng: ở tốc độ cắt thấp mối quan hệ giữa tốc độ cắt v 
với lực cắt P rất phức tạp và khó xác định qui luật. Tuy nhiên khi cắt với tốc độ phổ 
biến ở phạm vi tốc độ cao như ngày nay đang sử dụng thì nhận thấy rằng khi tăng tốc 
độ cắt v , lực cắt hầu như không thay đổi hoặc thay đổi không đáng kể. Do vậy để đơn 
gian trong công thức tính lực cắt ta thường bỏ qua yếu tố v. 
3) Ảnh hưởng của dụng cụ cắt đến lực cắt. 
Thực tế cho thấy vật liệu chế tạo dao và thông số hình học của dao có ảnh 
hưởng trực tiếp đến lực cắt. 
Qua khảo sát bằng thực nghiệm ảnh hưởng của các yếu liên quan của dụng cắt 
đến lực cắt được biểu thị qua các hệ số điều chỉnh trong công thức kinh nghiệm tính 
lực cắt. 
 KPv= Kγ.Kϕ.KR.KΔ.Kl 
với Kγ, Kϕ, KR, KΔ, Kl là các hệ số điều chỉnh liên quan đến góc trước, góc 
nghiêng chính lưỡi cắt, bán kính mũi dao, độ lớn mài mòn mặt sau dao và việc tưới 
dung dịch trơn nguội vào khu vực cắt. 
Tổng hợp ta có thể lập được phương trình kinh nghiệm tính lực cắt như sau: 
 ' . . .p pv v
v v
x y
v p pP C t s K= 
Tương tự ta cũng nhận được phương trình tính các thành phần lực Ps và Pt có 
dạng như trên. 
Các giá trị hằng số lực cắt Cp, các số mũ xp, yp và các hệ số điều chỉnh K được 
cho trong các sổ tay tra cứu về cắt gọt. 
 --------------------------------------------------------------------------- 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_co_so_cat_got_kim_loai_chuong_4_luc_cat.pdf