Giáo trình Bóng bàn (Phần 1)
MẤU CHỐT CƠ BẢN KHI ĐÁNH BÓNG:
Để đánh bóng tốt,trước tịên cần phải phán đóan hướng bóng đến,điểm rơi của
bóng,tính chất xoáy cuả bóng,lực đánh bóng mạnh hay nhẹ,sau đó nhanh chóng di
chuyển bước chân tạo vị trí thuận lợi và giơ tay đánh bóng.Vì vậy cần phải có năng lực
phản ứng tốt,di chuyển bước chân nhanh,biết nắm vững thời cơ,vận dụng thành thục
các kỹ thuật đánh bóng mới thu được hiệu quả.
* Phán đoán: Muốn đánh bóng tốt phải nâng cao năng lực phán đoán.Ví dụ:Tốc
độ bóng của một quả bạt mạnh có thể đạt tới 50m/s,để đối phó với những quả bóng có
tốc độ trên VĐV cần có 0.06s.Nhưng thực tế thời gian phản xạ của VĐV cấp kiện
tướng cũng chỉ đạt 0,13-0.15s.Rõ ràng nếu không phán đoán trước thì người đỡ chưa
kịp hành động thì bóng đã tới.Mặt khác đối phương bao giờ cũng che giấu ý đồ của
mình nếu sẽ rất khó khăn cho người đỡ bóng.Vì vậy đối phương đánh bóng thì không
chỉ chú ý đến quả bóng mà phải để ý đến động tác đánh bóng của họ(động tác tay khi
vung vợt,hướng chuyển động của vợt,thời điểm tiếp xúc với bóng)cụ thể là:
+Xem phương hướng chuyển động của vợt mà phán đoán tính năng bóng xoáy
+Căn cứ vào góc độ mặt vợt khi tiếp xúc bóng để phán đoán hướng bóng tới và
tầm bóng đến.
+Căn cứ biên độ động tác của cẳng tay,cổ tay và tốc độ lăng tay để phán đoán
bóng đến mạnh hay nhẹ,điểm rơi và mức độ xoáy của bóng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Bóng bàn (Phần 1)
MỤC LỤC Trang GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH ..................................................................2 CHƯƠNG I: NGUỒN GỐC RA ĐỜI – QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN MÔN BÓNG BÀN Ở VIỆT NAM ..................................................................3 I. Nguồn gốc ra đời của môn bóng bàn .............................................................3 II. Bóng bàn qua các giai đoạn phát triển ..........................................................4 III. Quá trình phát triển môn bóng bàn ở Việt Nam ..........................................5 CHƯƠNG II: CÁC ĐẶC ĐIỂM MẤU CHỐT CƠ BẢN KHI ĐÁNH BÓNG ..........................................................................................7 I. Sự phân chia đường vòng cung và nửa quả bóng khi đánh bóng ..................7 II. Mấu chốt cơ bản khi đánh bóng ....................................................................8 CHƯƠNG III: NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT ĐÁNH BÓNG .......................10 I. Khái niệm về kỹ thuật đánh bóng bàn ..........................................................10 II. Phân loại kỹ thuật bóng bàn ........................................................................10 III. Phân tích một số kỹ thuật cơ bản ...............................................................10 1. Kỹ thuật giao bóng .................................................................................10 2. Kỹ thuật líp bóng thuận tay ....................................................................13 3. Kỹ thuật giật bóng thuận tay ..................................................................14 4. Kỹ thuật đẩy bóng trái tay ......................................................................15 5. Kỹ thuật giật bóng trái tay ......................................................................16 6. Kỹ thuật gò bóng ....................................................................................17 7. Kỹ thuật gò bóng thuận tay .....................................................................18 CHƯƠNG IV: MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT CƠ BẢN .......................................20 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................24 1 GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH I/VỊ TRÍ MÔN HỌC: Bóng bàn là một môn thể thao quần chúng được phát triển rộng rãi tại việt nam cũng như các nước khác trên thế giới. Đối với các trường đại học thí môn bóng bàn là môn học nằm trong chương trình các môn tự chọn không phân biệt chuyên nghành được phân bổ 30 tiết bao gồm lý thuyết và thực hành. II/ MỤC TIÊU: Nhằm đào tạo các sinh viên đại học phát triển toàn diện về mặt thể chất III/YÊU CẦU MÔN HỌC: 1. Chính trị tư tưởng: Cũng như các môn học khác, môn bóng bàn sẽ góp phần giáo dục đạo đức tác phong, góp phần tích cực cho sự phát triển phong trào TDTT cơ sở. 2. Chuyên môn: 2.1 Lý thuyết: -Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất của môn bóng bàn, phương pháp tập luyện và luật bóng bàn. 2.2 Thực hành: - Sinh viên phải thực hiện được một số kỹ thuật cơ bản nhất với một kỹ năng nhất định: Líp bóng thuận tay. Chặn đẩy trái tay. Gò bóng thuận tay Gò bóng trái tay IV. CẤU TRÚC CỦA MÔN HỌC: - Chương trình môn học gồm hai phần: + Lý thuyết: 4 tiết + Thực hành: 24 tiết + Thi kết thúc: 2 tiết V. KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ: Việc kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của sinh viên được tiến hành theo hướng dẫn và quy chế chung về thi và kiểm tra kết thúc môn học của Bộ Giáo dục đào tạo bao gồm các nội dung sau: Kiểm tra kiến thức: nhằm đánh giá mức độ tiếp thu và vận dụng các kiến thức lý luận vào thực tiễn. Kiểm tra kỹ năng thực hành: Nhằm đánh giá năng lực tiếp thu và năng lực thực hành các kỹ thuật cơ bản đã học vào thực tiễn. Kiểm tra ý thức học tập của sinh viên: Nhằm đánh giá đúng ý thức, động cơ học tập (lý thuyết và thực hành môn học) trong quá trình học tập của sinh viên. 2 CHƯƠNG I: NGUỒN GỐC RA ĐỜI - QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN MÔN BÓNG BÀN Ở VIỆT NAM. I. NGUỒN GỐC RA ĐỜI CỦA MÔN BÓNG BÀN: Có nhiều ý kiến khác nhau về sự ra đời của môn bóng bàn. Tuy nhiên, căn cứ vào các tư liệu lịch sử có thể tổng hợp thành một số ý kiến lớn như sau: Có ý kiến cho rằng, bóng bàn có xuất xứ từ môn quần vợt mà ra và được cải biến thành. Theo họ, vào cuối thế kỷ XIX ở nước Anh, môn quần vợt đã khá phát triển trong giới thượng lưu. Trong một lần tổ chức thi đấu môn quần vợt, các trận đấu đang diễn ra gay go, quyết liệt bổng nhiên trời đổ mưa to, cuộc đấu phải tạm dừng, những người tham gia cuộc chơi phải chú mưa trong một nhà căn tin gần đó. Nhưng mưa to và kéo dài, vì thế họ nghĩ ra một cách là mắc lưới trên giữa hai bàn ăn, lấy vợt và banh quần vợt đánh qua, đánh lại giữa hai cái bàn.Từ trò chơi này, họ đã nghĩ ra cách thức chơi mới, là chơi bóng trên bàn để các nhà quý tộc chơi trong nhà và có tên gơi là tennis de table, bóng bàn ra đời có xuất xứ từ trò chơi này. + Có ý kiến khác cho rằng, vào khoảng năm 1895 cũng lối chơi như trên, nhưng bóng được thay bằng bóng nhựa và từ đó bóng nhựa dần dần được phổ biến. tiếng bóng nhựa này trên bàn gỗ phát ra tiếng kêu “ping ping”, “pông pông” do đó bóng bàn còn có tên mới là “ping pông” + có ý kiến cho rằng môn bóng bàn xuất hiện sớm hơn môn quần vợt. Theo kêlen (hunggary) cách đây 2000 năm, trong cung đình Nhật Bản có trò chơi đá cầu lông, bóng bàn có xuất xứ từ trò chơi này cải biến thành. + Cũng có tài liệu nói rằng, bóng bàn đầu tiên được lưu hành trong cung đình nước Anh và Đức nghe nói nữ hoàng Anh đã có lần tặng quà cho vua nước Đức những dụng cụ chơi bóng bàn, sau đó từ cung đình lan rộng ra ngoài trở thành trò chơi phổ biến trong công chúng, mang tính chất giải trí ở các nước Âu Châu. + Theo Ivanốp cựu huấn luyện viên bóng bàn Liên Xô trong cuốn sách về huấn luyện bóng bàn có viết : đấu thế kỷ thứ XIX một số trí thức Nga ở Matxcơva và Lêningrát đã chơi trò chơi có dụng cụ là vợt căng bằng dây và bóng bằng lie có cắm lông, sau đó từ trò chơi này được cải biến thành trò chơi trong nhà, dùng gỗ làm vợt đánh qua đánh lại với nhau giữa hai cái bàn, sau này ghép hai bàn lại với nhau giữa có mắc lưới sợi và đó là tiên thân của môn bóng bàn. Lúc đó chưa có quy tắc chơi thống nhất như bây giờ. + Theo Ông Môngtaga chủ tịnh danh dự hiệp hội bóng bàn thế giới thì khoảng năm 1880 có công ty ở nước Anh bán dụng cụ thể duc thể thaod9a4 đăng quảng cáo bán các thiết bị chơi bóng bàn .nên bóng bàn ra đời vào năm 1880 ở nước Anh là tương đối chính xác. ngoài ra các tư liệu lịch sử TDTT các nước không có tư liệu nào nói bóng bàn ra đời sớm hơn năm 1880.vì vậy đa số các ý kiến thống nhất môn bóng bàn ra đời vào khoảng năm 1880 ở nước Anh và ban đầu là một hình thức trò chơi giải trí. 3 II. BÓNG BÀN QUA CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN: Thực tiễn đã chứng minh rằng,sự phát triển của môn bóng bàn phụ thuộc chủ yếu vào sự cải tiến các thiết bị dụng cụ chơi, cũng như các quy định về cách thức chơi.Tuy vậy thời gian đầu do dụng cụ chơi và luật lệ chơi đơn giản như : lúc đầu chơi sử dụng cây vợt gỗ bề mặt trơn, nhẳn,cứng nên độ ma sát với bóng ít, năng lực khống chế bóng kém, do vậy thời kỳ này các kỹ thuật phòng thủ thường được sử dụng như cắt,chặn đẩy bóng.Việc đánh giá trình độ VĐV chủ yếu thông qua việc đánh giá tính kiên trì, bền bỉ,dẻo dai,số lần đánh bóng qua lại nhiều hay ít. Qua một thời gian người ta thấy cần phải cải tiến vợt để tăng hiệu xuất đánh bóng bằng cách tăng ma sát với bóng.Vì vậy cây vợt gỗ đã được gián một lớp phủ lên bề mặt một lớp nhung, giấy ráp hoặc lie.Chiếc vợt này đã làm thay đổi một phần về trình độ kỹ thuật.Lúc bấy giờ, hiệu xuất cắt bóng đã đươc tăng lên và đã xuất hiện một vài quả tấn công đơn thuần. Năm 1902, vợt gai cao su ra đời bắt đầu từ VĐV người Anh sau một buổi tập trên đường đi về ngang qua chợ anh bỗng thấy trong hộp đưng tiền của người bán hàng có gián một lớp cao su để hạn chế tiếng kêu và làm cho những đồng su không nhảy ra ra ngoàiSau đó về nhà anh cũng gián lên vợt gỗ của mình một lớp cao su để đánh bóng.Vợt gai cao su ra rời với tíh năng có độ đành hồi lớn hơn, nên có tác dụng tăng ma sát khi chạm bóng, đồng thời nâng cao tốc độ khi đánh bóng.Sự ra 9ời của vợt gai cao su đã giúp cho kỹ thuật bóng bàn phát triển thêm một bước mới, một số kỹ thuật tấn công như vụt,lít bóng đã xuất hiện, phạm vi đánh bóng được mở rộng, hình thành rõ nét các kỹ thuật tấn công và kỹ thuật phòng thủ, sự đối đầu giữ hai hệ thống kỹ thuật này dẫn đến sự phát triển ngày càng cao của môn bóng bàn.Tuy vậy, do quy định của kích thước bàn, lưới, thời gian một ván đấu lúc bấy giờ nên các kỹ thuật phòng thủ có lợi hơn tấn công, các kỹ thuật tấn công chưa được nâng cao, đa số các VĐV sử dụng các kỹ thuật phòng thủ vẫn chiếm ưu thế. Vì vậy trong thi đấu đã xuất hiện nhiều trận đấukéu dài theo kiểu “maraton”.Ván đấu dài nhất trong lịch sử bóng bàn quốc tế là 8giờ giữ hai VĐV hasơnago (Pháp) và hebbecgie (Rumani) tại giải vô địch bóng bàn thế giới năm 1934 tổ chức tại Pari.Để giải quyết hiện tượng này, hiệp hội bóng bàn thế giới đã có những sửa đổi quan trọng. về luật lệ quy định thời gian một ván đấu là một giờ, sau là 30 phút, tiếp đến là 20 phút, rồi 15 phút và bây giờ là 10 phút, nếu chưa hết sẽ áp dụng luật “giải quyết nhanh” còn gọi là luật giao bóng luân lưu. Về cách tính điểm một ván đấu, trước kia là 30 điểm, tiếp đến là 21 điểm, và bây giờ là 11 điểm. Kích thước bàn chiều rộng trước kia là 1,464m và được nới rộng ra là 1,525m, chiều cao của lưới là 17cm rút xống còn 15,25cm, trước đây đánh bóng mềm nay chuyển sang bóng cứng chính sự thay đổi này, là cuộc cách mạng quan trọng giúp cho các VĐV sử dụng các kỹ thuật tấn công được thuận lợi hơn từng bước chiếm dần ưu thế.Do vậy, kỹ thuật tấn công phát triển nhanh ngày càng hoàn thiện. Đến năm 1952,tại giải vô địch bóng bàn lần thứ XIX tổ chức tại Bombay(Ấn độ),đội tuyển Nhật Bản da94 đem đến đại hội một vũ khí mới-Đó là cây vợt mút hòan chỉnh.Với loại vũ khí mới này đội Nhật Bản đã chiếm hầu hết các giải của đại hội(đồng đội nam,đồng đội nữ,đơn nam,đơn nữ.Vợt mút ra đời với tính năng ưu việt làm nâng cao năng lực khống chế bóng,độ ma sát lớn,tốc độ bóng nhanh hơn,độ chính xác cao hơn.,uy lực vụt bóng hơn hẳn vợt cao su,phạm vi đánh bóng được mở rộng hơn..Do vậy,từ lối đánh phòng thủ chuyển sang lối đánh công thủ và tấn công nhiều hơn.Vợt mút ra đời đã giúp cho các VĐV sử dụng kỹ thuật tấn công dần dần chiếm ưu thế,phá vỡ chiến thuật phòng thủ của vợt gai cao su. 4 Đến năm 1961,tại giải vô địch bóng bàn thế giới lần thứ 26 tổ chức tại Bắc Kinh(Trung Quốc),một lần nữa các VĐV Nhật Bản lại mang đến đại hội một thứ vũ khí mới-đó là kỹ thuật giật bóng.Dật bóng với tính năng tạo lực ma sát với bóng lớn,sức xoáy mạnh,tốc độ bóng đi nhanh,độ chuẩn xác cao,có khả năng đánh bóng được ở những “điểm chết” mà các kỹ thuật tấn công khác không sử dụng được.Với kỹ thuật này một thời gian dài,đội Nhật Bản đã “làm mưa làm gió” trên đấu trường Quốc tế,làng bóng bàn thế giới đã phải thốt lên: “Quả bóng ma quỷ Tokyo”.Giật bóng đã uy hiếp mạnh mẽ,phá vỡ chiến thuật của các VĐV phòng thủ.Trong suốt một thời gian dài các VĐV sử dụng kỹ thuật tấn công mà đặc biệt là kỹ thuật dật bóng đã chiếm ưu thế và giữ thành tích cao trong các cuộc thi đấu quốc tế.Để đối phó với sự ưu hiếp của kỹ thuật dật bóng,các VĐV đã nghĩ ra một loại vũ khí mới-đó là cây vợt “chống dật” hay còn gọi là “vợt phản xoáy”.Vợt phản xoáy đầu tiên xuất hiên năm 1972 do các VĐV châu âu sử dụng nhưng hiệu quả chưa cao,đến năm 1973 khi các VĐV Trung Quốc sử dụng mới đưa cây vợt chống dật lên thành một vũ khí nguy hiểm.Đặc điểm nổi bật của vợt chống giật là làm thay đổi quy luật xoáy bóng,quỹ đạo bay của bóng.Do vợt phản xoáy làm ảnh hưởng đến nghệ thuật bóng bàn,phá vỡ các kỹ thuật động tác tấn công,nên giới bóng bàn đã lên tiếng phản đối.Vì vậy liên đoàn bóng bàn thế giới đã đưa ra một số biện pháp(như cấm dậm chân khi giao bóng) hoặc kể từ ngày 1/1/1984 thì vợt thi đấu phải là hai màu khác nhau rõ rệt,một bên màu đen một bên màu đỏ tươi,trên mặt vợt phải có chữ ITTF mới được thi đấu các giải quốc tế.Với quy định này,uy lực của vợt phản xoáy đã giảm đáng kể bởi các VĐV đã phân biệt được nhờ hai màu khác nhau nên đã có điều chỉnh chiến thuật ti đấu cho phù hợp.Đến nay,vợt thi đấu của VĐV sử dụng rất đa dạng để phục vụ cho từng lối đánh sở trường khác nhau. Như vậy,quá trình phát triển của kỹ chiến thuật bóng bàn có quan hệ chặt chẽ với sự phát triển cải tiến của các dụng cụ đánh bóng cũng như những quy định về cách thức chơiSự thay đổi nhằm giải quyết các mâu thuẫn thực tế và đó chính là quy luật đấu tranh của các mặt đối lập dẫn tới sự phát triểncủa môn bóng bàn III. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN MÔN BÓNG BÀN Ở VIỆT NAM. Môn bóng bàn được du nhập vào việt nam vào khoảng năm 1920.Ở miền bắc do các thương gia Hoa Kiều, ở miền Nam do thực dân Pháp du nhập vào, đây cũng là môn thể thao giải trí dành cho giới thượng lưu.Đến năm 1924 bóng bàn đã phát triển mạnh ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hài Phòng, Huế, Sài Gòn.Lúc này đã tổ chức các giải bóng bàn theo miền là Bắc kỳ, Nam Kỳ, Trung kỳ.Lối đánh chủ yếu của thời ký này là dùng kỹ thuật cắt bóng gò lỳ,thỉnh thoảng có cơ hội bóng bổng thì vụt một quả,sau đó lại cắt tiếp Tháng 3/1938 đã tổ chức cuộc thi đấu quốc tế tại Việt Nam giữa vận động viên ke6lenva Srabados người Hunggary (cựu vô địch bóng bàn thế giới)với 2 vận động viên Việt Nam do hội thể thao bắc kỳ tiến cử là : Nguyễn Đình Thi (Nam Định)và Lý Ngọc Sơn (Hà Nội). kết quả mỗi vận động viên của ta đều thắng được 1 ván.Sau đó đội Việt Nam đi Campuchia thi đấu giải vô địch bóng bàn đông dương tại Nông Phênh gồm 3 vận động viên là Lý Ngọc Sơn, Nguyễn Đình Thi, Mai Duy Dưỡng kết quả vận động viên Lý Ngọc Sơn dạt chức vô địch đơn nam, cặp đôi nam Lý Ngọc Sơn và Mai Duy Dưỡng đoạt chức vô địch đôi nam.Với thắng lợi này, có thể nói rằng: Môn bóng bàn đã mang lại thành tích thi đấu quốc tế sớm nhất cho thể thao Việt Nam 5 Năm 1949 tổ chức thi đấu giao hữu bóng bàn quốc tế lần 2 giữa 2 danh thủ Pháp Hansơnagơ ( Cựu vô địch thế giới) Amauretti (cây vợt số 2 của Pháp)với các tay vợt Việt Nam. Kế quả Vận động viên Mai Văn Hòa đã thắng vận động viên Amau retti với tỉ số 3/2 trong một trận đấu đầy kịch tính.Từ đây thành tích thi đấu quốc tế của các vận động viên Việt Nam dần dần đươc khẳng định có thể điểm qua một số thành thích đáng kể sau: Năm 1951 tại vô địch giải Bóng bàn thế giới lần thứ 18 tổ chúc tại Viên (Áo)đồng đội nam Việt Nam xếp thứ 5 trong tổng số 27 đội. Năm 1952 tại giải vô địch bóng bàn thế giới lần thứ 19 tổ chức tại Bom Bay (Ấn Độ), đồng đội nam Việt Nam xếp thứ 8 trong tổng số 19 đội. Năm 1953 tại giải vô địch bóng bàn Châu Á lần thứ 2 vận động viên Mai Văn Hòa đoạt chức vô địch đơn nam và cùng với Trần Cảnh Được đoạt chức vô địch đôi nam Châu Á. Năm 1954 tại giải vô địch bóng bàn Châu Á lần thứ 3 tại singapore, một lần nữa vận động viên Mai Văn Hòa đoạt chức vô địch đơn nam, rất tiếc ở giải đôi nam cặp đôi Hòa – Được đã bị thua trong trân chung kết đành nhận huy chương bạc. Cùng năm này tại giải vô địch bóng bàn thế ... ơi xuống(giai đoạn 3-4 của đường vòng cung) vợt nhanh chóng lăng từ sau ra trước lên trên, sang trái. Lực tốc độ vào bóng là hợp lực đột biến của đạp chân,xoay hông,gập cẳng tay, miết cổ tay tạo ma sát lớn. Khi chạm bóng vợt phải đạt tu tối đa.Vợt tiếp xúc giữa trên hay giữa dưới phụ thuộc vào kỹ thuật giật xung hay giật vòng. - Giai đoạn kết thúc: Sau khi tiếp xúc bóng tốc độ vợt chậm dần và kết thúc ở ngang đuôi mắt trái.Trọng tâm cơ thể đã chuyển dịch sang chân trái, sau đó nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị * Những điểm cần chú ý khi giật bóng: - Phải sử dụng vợt mút để có độ ma sát cao - Phải phán đoán tốt tính chất xoáy của bóng,mức độ xoáy,điểm rơi, tốc độ bay của bóng để có góc độ và khoảng cách dùng lực thích hợp. - Tiếp xúc bóng phải chính xác( do khả năng tiếp xúc của giật bóng nhỏ) 14 Lực đánh vào bóng phải tập trung tạo ra lực đột biến nhanh Chú ý chuyển động trọng tâm, nếu chuyển trọng tâm quá nhiều do dùng lực mạnh có thể sẽ mất trọng tâm, khó thực hiện quả đánh tiếp theo. Sau khi giật xong cần nhanh chóng thả lõng và về tư thế chuẩn bị 4. Kỹ thuật đẩy bóng trái tay: a. Đặc điểm kỹ thuật: Là hình thức phòng thủ tích cực,tốc độ bóng đi nhanh,dễ nắm quyền chủ động.Đối phó với lối đánh tấn công nhanh gần bàn,bóng đánh sang mang tính chất bóng xoáy lên,thường được dùng cho lối đánh đẩy trái,vụt phải. b. Phân tích kỹ thuật. - Giai đoạn chuẩn bị: Người đứng ở 1/3 bàn bên trái cách bàn khoảng 30-40cm.Chân phải đứng hơi chếch lên trước,chân trái đứng sau,khoảng cách hai chân rộng bằng vai.Hai đầu gối hơi khuỵu,cánh tay để cạnh lườn,cẳng tay đưa sang trái.Góc giữa hai cánh tay và cảnh tay khoảng 1000.Mặt vợt để thẳng góc so với hướng bóng tới,mặt vơi hơi úp về phía trước,đầu vợt hơi chúc xuống,vợt để cách hông 20-30cm.Góc độ mặt vợt nghiêng so với bàn một góc khoảng 600. - Giai đoạn đánh bóng: Khi bóng đối phương đánh sang chạm bàn nảy lên,cánh tay,cẳng tay và cổ tay dùng sức cầm vợt đưa từ sau ra trước,lên trên và sang phải.Khuỷu tay hơi nâng lên.Dùng sức của cổ tay và cẳng tay nhanh chóng đẩy vợt về phía trước.Cổ tay điều chỉnh góc độ mặt vợt.Thời điểm đẩy bóng ở phía trên và hơi trước mặt một chút tại điểm nảy cao nhất.Khi vợt tiếp xúc bóng cổ tay cầm vợt xoay nhanh đẩy bóng tạo vòng cung bóng qua lưới. 15 - Giai đoạn kết thúc: Theo quán tính,trọng tâm chuyển dần từ chân sau ra chân trước,người hơi lao về phía trước,mắt nhìn phía trước.Vợt kết thúc ở phía trước hơi sang phải gần ngang vai sau đó nhanh chóng trở về tư thế ban đầu để chuẩn bị quả sau. 5. Kỹ thuật giật bóng trái tay: a. Đặc điểm kỹ thuật : Kỹ thuật giật bóng trái tay ra đời khoảng cuối những năm 60 và đầu những năm 70, do yêu cầu của lối đánh hai bên.Đây là kỹ thuật độc đáo của các VĐV sử dụng vợt ngang, cho đến nay kỹ thuật này đã trở thành phổ biến của các VĐV có đẳng cấp cao.Giật bóng trái tay có sức xoáy lớn, chủ yế đối phó với bóng xoáy xuống của đối phương,đặc biệt sử dụng trong khi tấn công giao bóng rất có hiệu quả. b. Phân tích kỹ thuật: - Giai đoạn chuẩn bị: Chân phải đứng trước,chân trái đứng sau,khoảng cách hai chân rộng bằng vai,đầu gối hơi khuỵu,trọng tâm hạ thấp dồn sang chân trái.Góc độ giữa người và bàn khoảng 40-500,góc độ giữa cẳng tay và cánh tay khoảng 120-1300,vợt để dọc đùi bên trái. - Giai đoạn đánh bóng: Khi bóng của đối phương đánh sang(nếu giật sung thì đánh bóng ở giai đoạn 3-4 của đường vòng cung,nều giật vồng thì đánh ở giai đoạn 5 của đường vòng cung)vợt nhanh chóng lăn từ sau ra trước lên trên và sang phải.Điểm tiếp xúc giữa vợt và bóng là giữa trên(giật xung),giữa dưới(giật vồng),cơ cấu chính của động tác là duỗi cẳng tay khi tiếp xúc bóng ,cổ tay miết nhiều vào bóng để tăng lực ma sát tạo thành vòng cung đưa bóng qua lưới.Vợt lăng tới đâu,trọng tâm của cơ thể được chuuyển dịch tương ứng để phối hợp lực một cách đồng bộ. 16 - Giai đoạn kết thúc: Khi tiếp xúc với bóng xong,vợt theo quán tính chuyển động chậm dần và kết thúc ngang đuôi mắt phải,trọng tâm của cơ thể chuyển sang chân phải.Đánh bóng xong nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị để tiếp tục quả sau. *Những điểm cần chú ý khi giật bóng trái tay: - Phán đoán tốt tính chất và mức độ xoáy của bóng đối phương. - Khoảng cách dùng lực phải thích hợp - Tiếp xúc với bóng phải chính xác. - Lực đánh bóng phải tập trung tạo ra lực đột biến nhanh - Trọng tâm cơ thể phải tương ứng với lực và hướng lăng của vật. - Sau khi đánh xong phải chuẩn bị đánh quả tiếp theo hoặc phối hợp với các kỹ thuật khác. 6. Kỹ thuật gò bóng: a. Đặc điểm kỹ thuật: - Gò bóng là cơ sở của kỹ thuật cắt bóng.Gò bóng sử dụng bóng xoáy xuống nhằm đối phó bóng xoáy xuống của đối phương làm hạn chế khả năng tấn công của đối phương,đồng thời tranh thủ tấn công đối phương nếu có cơ hội. - Gò bóng được phân chia thành gò nhanh và gò chậm,ngoài ra các VĐV còn sử dụng gò xoáy ,gò không xoáy và gò bóng xoáy ngang. - Gò bóng bao gồm gò thuận tay và gò trái tay.Các tư thế của kỹ thuật thuận và trái tay về cơ bản là giống nhau nhưng ngược nhau. + Gò chậm: là kỹ thuật chủ yếu sử dụng cho các VĐV có lối đánh phòng thủ và thường sử dụng thủ pháp gò xoáy và không xoáy. + Gò nhanh: thích hợp cho lối đánh tấn công,nhằm đưa đối phương vào thế bị động để tranh thủ phản công. - Kỹ thuật gò bóng không thể thiếu đối với bất kì VĐV bóng bàn nào. b. Phân tích kỹ thuật gò bóng chậm trái tay: - Giai đoạn chuẩn bị: Chân trái đứng trước,chân phải đứng sau,khoảng cách hai chân rộng bằng vai.Người đứng cách bàn khoảng 50cm.Trọng tâm hạ thấp ra chân trái,gối hơi khuỵu,vợt để chếch sang bên trái,ngang ngực,góc độ giữa cẳng tay và cánh tay khoảng 90-1000,giữa cánh tay và thân người khoang 300,vai phải thả lỏng. - Giai đoạn đánh bóng: Khi bóng của đối phương đánh sang qua điểm cao nhất rơi xuống,vợt nhanh chóng lăn từ sau ra trước,xuống dưới và sang phải.Điểm tiếp xúc giữa vợt và bóng.Cơ cấu chính của động tác là duỗi cẳng tay phối hơp với cổ tay.Vợt lăn tới đâu thì trọng tam của cơ thể được chuyển dịch tương ứng. 17 - Giai đoạn kết thúc: Sau khi tiếp xúc với bóng,theo quán tính,vợt chuyển động chậm dần và kết thúc ở ngang lường bên phải.Trọng tâm của cơ thể cũng kết thúc ở chân phải. 7. Kỹ thuật gò bóng thuận tay : - Các tư thế của kỹ thuật về cơ bản là giống nhau nhưng ngược lại 18 * Những điểm cần chú ý khi gò bóng: - Phán đoán tốt mức độ xoáy của bóng đối phương để điều chỉnh mặt vợt hợp lý. - Khi gò bóng phải thấp điểm rơi,phải hạn chế tối đa sự tấn công của đối phương. - Gặp điều kiện thuận lợi phải tranh thủ phản công để dành quyền chủ động hoặc ăn điểm * Những sai lầm thường mắc của người tập khi đánh bóng bàn: Trong quá trình tập luyện kỹ thuật học sinh thường mắc nhiều những sai lầm khi thực hiện kỹ thuật một cách đa dạng. Tuy nhiên qua tổng hợp và nghiên cứu người ta thấy người tập thường mắc các lỗi chính sau đây: - Giai đoạn chuẩn bị: ¾ Vị trí đứng chưa thích hợp xa hoặc gần quá ¾ Góc độ thân người so với bàn chưa hợp lý ¾ Điểm chuẩn bị của vợt cao hoắc thấp quá so với mặt bàn ¾ Góc độ mặt vợt chưa hợp lý ¾ Điểm đặc trọng tâm cơ thể chưa đúng ¾ Tư thế thân người chưa hợp lý - Giai đoạn đánh bóng: ¾ Thời điểm đánh bóng chưa thích hợp ¾ Cự ly đánh bóng chưa hợp lý ¾ Phương hương và biên độ khi dùng lực không hợp lý ¾ Góc độ mặt vợt,điểm tiếp xúc bóng không hợp lýđộng tác tay,chân,thân di chuyển chưa đúng có bộ phận ảnh hưởng đến sự phối hợp. - Giai đoạn kết thúc: ¾ Vị trí kết thúc của vợt chưa đúng ¾ Vị trí trọng tâm cơ thể sai ¾ Tư thế so với bàn chưa hợp lý * Các bước sửa chữa kỹ thuật cho người tập: Trên thực tế mỗi một sai lầm khi thực hiện kỹ thuật của học sinh thì tương ứng sẽ có một phương pháp sửa chữa đặc hiệu.Tuy vậy cũng có một số phương pháp cơ bản để sửa chữa kỹ thuật là: Bước 1: Phân tích lại kỹ thuật đặc biệt từ điểm ai của học sinh Bước 2: Cho tập động tác lăng tay ngoài bàn không bóng Bước 3: Tập bóng cho từng quả,đặc biệt từ chỗ sai của kỹ thuật để thực hiện(tập đánh bóng tại chỗ) Bước 4: Tập đánh bóng trên một đường cơ bản sau đó mới phối hợp giữa đường và điểm trong quá trình thực hiện cần nghiêm túc,không nóng vội,giáo viên phải giám sát chặt chẽ từng bước và sửa chữa ngay những sai sót cả cũ lẫn mới của học sinh. 19 CHƯƠNG IV MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT CƠ BẢN 1/Bàn bóng: - Phần mặt trên của bàn gọi là mặt đánh bóng(mặt bàn).Hình chữ nhật dài 2m74,rộng 1m5,25 nằm trong một mặt phẳng nằm ngang cao 76cm tính từ mặt đất. - Mặt bàn không bao gồm các cạnh bên của mặt bàn. - Mặt bàn có thể làm bằng bất cứ chất liệu nào và phải có một độ nảy đồng đều khoảng 23cm khi để quả bóng tiêu chuẩn rơi từ độ cao 30cm xuống mặt bàn đó. - Mặt phải có màu sẫm đồng đều và mờ,xung quanh mặt bàn có một đường vavh5 kẻ trắng rộng 2cm,mỗi vạch theo chiều dài 2m74 của bàn gọi là đường biên dọc,mỗi vạch theo chiều rộng là 1m525 của bàn gọi là đường biên ngang(đường cuối bàn) - Mặt chia thành hai phần bằng nhau bởi một cái lưới thẳng đứng song song với đường cuối bàn và căng suốt trên toàn bộ diện chia đôi hai bên phần bàn. - Để đánh đôi mỗi phần mặt bàn lại chia thành hai phần nhỏ bằng nhau bởi một đường vạch giữa màu trắng rộng 30mm song song với các đường biên dọc.Đường vạch giữa được coi như thuộc về phần bên phải của mỗi nửa bàn. 2 /Lưới: - Bộ phận lưới gồm có chính cái lưới,dây căng và các cọc lưới.Bao gồm cả các cái kẹp để cặp cọc lưới vào bàn. - Lưới được căng bằng một sợi dây nhỏ,buộc mỗi đầu vào cọc lưới có chiều cao 15,25cm.Khoảng cách giới hạn ngoài đường biên dọc với cọc lưới là 15,25cm. - Mép trên của lưới suốt chiều dài phải cao 15,25cm so với mặt bàn. 20 - Mép dưới suốt chiều dài của lưới cần phải sát với mặt bàn và những cạnh bên của lưới cần phải sát với cọc lưới. 3/ Bóng: - Quả bóng hình cầu có đường kính 40mm. - Quả bóng nặng 2,7g. - Quả bóng được làm bằng xenlulô hoặc chất nhựa dẻo tương tự,có màu trắng hay màu da cam và mờ. 4/ Vợt: - Vợt có thể có kích thước,hình dáng và trọng lượng bất kì nhưng cốt vợt phải phẳng và cứng. - Ít nhất 85% bề dày cốt vợt phải bằng gỗ tự nhiên - Mặt phủ cốt vợt hoặc mắt cốt vợt. - Một mặt là màu đỏ tươi và mặt kia là màu đen. - Trước lúc bắt đầu trận đấu hay khi thay vợt trong trận đấu,đấu thủ sẽ đưa vợt mà mình sử dụng cho đối phương và trọng tài xem và kiểm tra. 5/ Bóng trong cuộc: - Bóng ở trong cuộc được tính từ thời điểm cuối cùng khi bóng nằm yên trong lòng bàn tay tự do(tay không cầm vợt).Trước khi được tung có chủ ý lên lúc giao bóng cho đến khi loạt đường bóng đánh qua lại được quyết định là đánh lại hay tính một điểm. 6/ Giao bóng tốt: - Lúc bắt đầu khi giao bóng,quả bóng được nằm yên trong lòng bàn tay mở phẳng của tay không cầm vợt. - Sau đó người giao bóng tung bóng lên theo phương thẳng đứng,không được tạo ra bóng xoáy sao cho khi ra khỏi lòng bàn tay của tay không cầm vợt,quả bóng lên cao 21 được ít nhất 16cm rồi rơi xuống mà không được chạm bất cứ một vật gì trước khi được đánh đi - Khi quả bóng rơi xuống người giao bóng phải đánh bóng sao cho bóng chạm vào bên mặt bàn mình trước rồi sau đó mới nảy qua hoặc vòng qua bộ phận lưới và chạm trược tiếp vào bên mặt bàn người đỡ giao bóng; trong đánh đôi , bóng phải chạm liên tiếp từ nữa mặt bàn bên phải của người giao bóng sang nữa mặt bàn bên phải của người đỡ giao bóng - Kể từ lúc bắt đầu giao bóng cho tới khi bóng được đánnh đi quả bóng phải ở phía bên trên mặt bàn và đằng sau đường biên cuối bàn của người giao bóng và bóng không được che dấu người đỡ giao bóng bằng bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể hoặc quần áo của người giao bóng hoặc của người cùng đánh đôi với mình - Trách nhiệm của người giao bóng là làm sao cho trọng tài hoặc trợ lý trọng tài có thể thấy được là mình đã tuân thủ những yêu cầu đối với quả giao bóng tốt - Nếu trong trường hợp không có trợ lý trọng tài và người trọng tài nghi ngờ về tính hợp lệ của quả giao bóng, thì đối với lần đầu tiên của một trận đấu trọng tài cảnh cáo người giao bóng mà không tình điểm - Nếu tiếp tục trong trận đấu, quả giao bóng của đấu thủ đó hoặc của đấu thu cùng đánh đôi bị nghi ngờ về tính hợp lệ vì cùng lý do như trên hay bất ký lý do nào khác thì bên đỡ giao bóng sẽ được ghi một điểm. - Trường hợp khác thường trọng tài có thể nới lỏng những yêu cầu đối với quả giao bóng tốt khi trọng tài được xác định rằng việt tuân theo nhưng yêu cầu đó bị hạn chế do khuyết tật cơ thể của đối thủ 7 /Một điểm được tính: - Trừ khi là quả đánh lại một đấu thủ sẽ được tính một điểm - Nếu đối phương không giao bóng tốt - Nếu sau khi VĐV đã thực hiện một quả giao bóng tốt hay trả lại bóng tốt quả bóng chạm vào bất kỳ vật gì ngoại trừ bộ phận lưới trước khi được đối phương đánh đi. - Nếu sau khi đối thủ đánh bóng bay qua phấn bàn mình hay vượt quá đường cuối bàn mà bóng không chạm vào phần bàn của mình - Nếu đối thủ cản bóng. - Nếu đối thủ đánh bóng hai lần - Nếu đối thủ đành bóng bằng một mặt cốt vợt mà mặt này không tuân theo đúng với những quy định về vợt - Nếu đối thủ của anh ta ( chị ta) hoặc bất cứ vật gì người đó mặc hay mang trên người làm sê dịch mặt bàn thi đấu - Nếu đối thủ của anh ta ( chị ta) hoặc bất cứ vật gì người đó mặc hay mang trên người chạm vào bộ phận lưới - Nếu bàn tay không cầm vợt của đối thủ chạm vào mặt bàn đấu. - Nếu đối thủ của anh ta,chị ta hoặc bất cứ vật gì mà người đó mặc hay mang trên người làm xê dịch mặt bàn thi đấy. 22 - Nếu đối thủ của anh ta,chị ta hoặc bất cứ vật gì người đó mặc hay mang trên người chạm vào bộ phận lưới. - Nếu bàn tay không cầm vợt của đối thủ chạm vào mặt bàn đấu. - Nếu đôi đối phương đánh bóng sai trình tự đã được xác định bởi người giao bóng đầu tiên và người đỡ giao bóng đầu tiên - Như điều kiện đã quy định ở phương pháp đánh khẩn trương. 8/Phương pháp đánh khẩn trương: - Phương pháp đánh khẩn trương sẽ được áp dụng nếu khi đã thi đấu hết 10 phút mà chưa kết thúc xong một ván, ngoại trừ cả hai đấu thủ hoặc hai đôi đấu thủ đã đạt được ít ra tới 9 điểm hoặc là ở bất ký thời điểm nào sớm hơn theo yêu cầu của 2 đấu thủ hoặc cả hai đôi đấu thủ. - Nếu bóng đang ở trong cuộc mà đã đến thời gian giới hạn thì trọng tài dừng trận đấu sẽ được tiếp tục với quả giao bóng bởi đấu thủ đã giao bóng của lần đánh bóng mà đã bị dừng lại - Nếu bóng không ở trong cuộc khi đến thời gian giới hạn thì trận đấu sẽ tiếp tục với quả giao bóng thuộc về đấu thủ đỡ giao bóng ngay tức thì sau lần đánh bóng qua lại trước đó. - Sau đó mỗi đấu thủ sẽ luân phiên giao bóng cho từng điểm một và nếu đấu thủ hay cắp đôi đỡ trả bóng tốt 13 lần thì bên đỡ giao bóng sẽ được tính một điểm. - Một khi mà phương phát đánh khẩn trương sẽ được áp dụng thì nó sẽ tiến hành cho tới cuối trận đấu. 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Văn Inh, 2001, Bóng bàn, NXB trẻ TP. HCM 2. Khâu Trung Huệ - Từ Dần Sinh, 2001, Bóng bàn hiện đại, NXB TDTT Hà Nội 3. Trương Huệ Khâm – Tô Khảm, 2001, Huấn luyện kỹ - chiến thuật bóng bàn hiện đại, NXB TDTT Hà Nội 4. Nguyễn Danh Thái – Vũ Thành sơn,1999, Bóng bàn, NXB TDTT Hà Nội 5. Ủy ban TDTT, 2003, Luật bóng bàn, NXB TDTT Hà Nội. 24
File đính kèm:
- giao_trinh_bong_ban_phan_1.pdf