Giáo dục truyền thống dân tộc cho sinh viên trong dạy học môn Giáo dục quốc phòng - an ninh

Giáo dục quốc phòng - An ninh (GDQP-AN) được

Bộ GD-ĐT quy định là môn học bắt buộc đối với tất các

trường đại học. Mục tiêu của môn học giúp “Sinh viên

(SV) có kiến thức cơ bản về quan điểm của Đảng, chính

sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng và an ninh;

xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân,

xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận

an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân

dân; bổ sung kiến thức về phòng thủ dân sự và kĩ năng

quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ

công an bảo vệ Tổ quốc” [1]. Căn cứ vào mục tiêu, nội

dung của môn học, giảng viên lồng ghép những nội dung

giáo dục truyền thống dân tộc giúp SV thêm hiểu biết mà

vẫn đảm bảo được mục tiêu, nhiệm vụ của môn học. Tuy

vậy, để thực hiện được nhiệm vụ giáo dục truyền thống

dân tộc cho SV qua môn GDQP-AN, giảng viên phải xác

định được các mục tiêu, nội dung giáo dục truyền thống

dân tộc, lựa chọn và vận dụng các phương pháp, hình

thức giáo dục và thiết kế hoạt động đánh giá kết quả giáo

dục theo phù hợp với môn học và lồng ghép giáo dục

truyền thống dân tộc cho SV.

Bài viết nghiên cứu về việc lồng ghép, tích hợp giáo

dục truyền thống dân tộc cho SV trong dạy học môn

GDQP-AN ở các nhà trường hiện nay.

pdf 5 trang kimcuc 2680
Bạn đang xem tài liệu "Giáo dục truyền thống dân tộc cho sinh viên trong dạy học môn Giáo dục quốc phòng - an ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo dục truyền thống dân tộc cho sinh viên trong dạy học môn Giáo dục quốc phòng - an ninh

Giáo dục truyền thống dân tộc cho sinh viên trong dạy học môn Giáo dục quốc phòng - an ninh
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 260-264 
260 
Email: thanhnd@hcmue.edu.vn 
GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC CHO SINH VIÊN 
TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH 
Nguyễn Đắc Thanh - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh 
Phạm Ngọc Anh - Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh 
Ngày nhận bài; 25/04/2019; ngày sửa chữa: 15/05/2019; ngày duyệt đăng: 20/5/2019. 
Abstract: Educating ethnic traditions for university students plays a very important role in the 
current context. One of the main objectives of the National Defense and Security Education subject 
in the undergraduate education curriculum is to educate national traditions for students. The 
research results in this article show the goals, content, methods and forms of ethnic tradition 
education through teaching National Defense and Security Education in university-level training 
curriculum issued by the Ministry of Education and Training. 
Keywords: Traditional education, ethnic traditions, national defense - security. 
1. Mở đầu 
Giáo dục quốc phòng - An ninh (GDQP-AN) được 
Bộ GD-ĐT quy định là môn học bắt buộc đối với tất các 
trường đại học. Mục tiêu của môn học giúp “Sinh viên 
(SV) có kiến thức cơ bản về quan điểm của Đảng, chính 
sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng và an ninh; 
xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, 
xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận 
an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân 
dân; bổ sung kiến thức về phòng thủ dân sự và kĩ năng 
quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ 
công an bảo vệ Tổ quốc” [1]. Căn cứ vào mục tiêu, nội 
dung của môn học, giảng viên lồng ghép những nội dung 
giáo dục truyền thống dân tộc giúp SV thêm hiểu biết mà 
vẫn đảm bảo được mục tiêu, nhiệm vụ của môn học. Tuy 
vậy, để thực hiện được nhiệm vụ giáo dục truyền thống 
dân tộc cho SV qua môn GDQP-AN, giảng viên phải xác 
định được các mục tiêu, nội dung giáo dục truyền thống 
dân tộc, lựa chọn và vận dụng các phương pháp, hình 
thức giáo dục và thiết kế hoạt động đánh giá kết quả giáo 
dục theo phù hợp với môn học và lồng ghép giáo dục 
truyền thống dân tộc cho SV. 
Bài viết nghiên cứu về việc lồng ghép, tích hợp giáo 
dục truyền thống dân tộc cho SV trong dạy học môn 
GDQP-AN ở các nhà trường hiện nay. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Nội dung giáo dục truyền thống dân tộc cho sinh viên 
Qua nghiên cứu giá trị truyền thống con người và dân 
tộc Việt Nam của các tác giả từ trước tới nay, chúng tôi 
xác định các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam 
bao gồm: 
- Truyền thống yêu nước: Trên thế giới, không có dân 
tộc nào phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống xâm 
lược hay đấu tranh để giành lại độc lập cho đất nước như 
dân tộc Việt Nam. Đó là nét đặc trưng nổi bật nhất của 
lịch sử dân tộc. Đồng thời, chính vì sự sống còn của dân 
tộc, của Tổ quốc, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết lại, 
nhất trí đồng lòng, vượt qua mọi hi sinh, gian khổ, phát 
huy mọi tài năng, trí tuệ, chiến đấu dũng cảm giành thắng 
lợi cuối cùng. Chỉ trong kháng chiến bảo vệ đất nước, 
bảo vệ nền độc lập dân tộc, ý thức, tình cảm và tâm hồn 
của những người Việt Nam yêu nước mới trở nên trong 
sáng, chân thành và cao thượng hơn bao giờ hết. Chống 
ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc là nét đặc trưng nổi 
bật nhất của truyền thống yêu nước Việt Nam. Giữa 
những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Chủ tịch 
Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Dân ta có một lòng 
nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu 
của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì 
tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô 
cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, 
khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp 
nước” [2; tr 30-32]. 
- Tinh thần đoàn kết dân tộc: Đoàn kết là một truyền 
thống nổi bật của dân tộc Việt Nam trong suốt quá trình 
lịch sử dựng nước và giữ nước. Đúc kết từ truyền thống 
lịch sử đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh thấu hiểu vai trò đặc 
biệt quan trọng của đại đoàn kết dân tộc và Người rút ra 
một nguyên lí chỉ có đoàn kết dân tộc mới giúp dân tộc 
Việt Nam có được sức mạnh chiến thắng kẻ thù. 
- Đánh giặc, giữ nước: Suốt chiều dài lịch sử dựng 
nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam có những lúc 
thăng, trầm nhưng chưa chịu khuất phục bất cứ kẻ thù 
nào dù đó là giặc ngoại xâm hay thiên nhiên nghiệt ngã 
đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Đồng thời, 
phải thấm nhuần những truyền thống vẻ vang đã được 
trang bị, không ngừng học tập, tìm hiểu hơn nữa về 
truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong lịch sử dựng nước 
và giữ nước. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 260-264 
261 
- Lòng nhân ái, khoan dung, độ lượng: Dân tộc Việt 
Nam từ khi lập quốc đã mở rộng cửa đón nhận ảnh hưởng 
của các nền văn hóa trong khu vực, con người Việt Nam 
đạt tới sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên, cá nhân 
với cộng đồng, gia đình với Tổ quốc, đạo với đời... Đó 
cũng là cơ sở để hình thành nên tinh thần khoan dung 
Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dân tộc ta 
là một dân tộc giàu lòng đồng tình và bác ái” và chính 
Người là tiêu biểu, là tinh hoa của tinh thần khoan dung, 
nhân ái đó; nó biểu hiện ở lòng yêu thương sâu sắc đối 
với con người, ở cái nhìn rộng lượng đối với những giá 
trị khác biệt, ở sự tôn trọng niềm tin của người khác, đề 
cao dân chủ, nhân quyền, không áp đặt ý kiến của mình 
lên người khác, đấu tranh với mọi thái độ kì thị, cuồng 
tín, giáo điều; ngoài ra, còn biểu hiện ở niềm tin của 
Người vào phần tốt đẹp, phần thiện trong mỗi con người, 
dù nhất thời họ có lầm lạc, nhỏ nhen, thấp kém... 
- Hiếu học và tôn sư trọng đạo: Hiếu học, tôn sư trọng 
đạo là một truyền thống, sức mạnh tinh thần của dân tộc 
Việt Nam. Hiếu học đã sản sinh ra nhiều bậc hiền tài, cho 
dù xuất thân trong nhiều hoàn cảnh khác nhau và đã trở 
thành nét văn hóa tiêu biểu của người Việt xưa và nay. 
- Hiếu thảo: Trong những giá trị của đạo lí gia đình 
Việt Nam, lòng hiếu thảo luôn luôn được đề cao. Những 
người con chí hiếu bao giờ cũng có được những phẩm 
chất tốt đẹp trong ứng xử với mọi thành viên trong gia 
đình. Ðặc biệt, việc chăm sóc bố mẹ, ông bà với tất cả sự 
yêu thương kính trọng được coi là tình cảm thiêng liêng, 
trách nhiệm và bổn phận của con cháu thể hiện sự báo 
đáp công lao của ông bà, cha mẹ. 
- Cần cù, chịu khó, yêu lao động, giỏi chịu đựng và 
vượt gian khổ: Cần cù, siêng năng là một trong những giá 
trị đạo đức nổi bật, phẩm chất đáng quý của người Á 
đông, trong đó có Việt Nam. Đối với mỗi người Việt 
Nam, cần cù, siêng năng, sáng tạo trong lao động là điều 
phải làm vì có như vậy mới có của cải vật chất. Phẩm 
chất cần cù, chịu thương, chịu khó trong lao động của 
người Việt Nam luôn gắn với sự dành dụm, tiết kiệm và 
nó trở thành yếu tố quan trọng giúp con người đảm bảo 
được việc duy trì cuộc sống cá nhân. 
- Sáng tạo và linh hoạt: Người Việt là dân tộc chịu 
thương, chịu khó, luôn có tính sáng tạo, linh hoạt. Tính linh 
hoạt của dân tộc Việt Nam thường mang bản chất sáng tạo. 
- Tự lập, tự cường: Với ý chí sắt đá, kiên định bảo vệ 
độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc, làm thất bại mọi 
âm mưu của kẻ thù, góp phần quan trọng vào công cuộc 
giữ vững chính quyền nhân dân, chủ quyền dân tộc. 
Trong cuộc đấu tranh với quân thù, chỉ bằng “súng kíp, 
gậy tầm vông”, quân và dân ta vẫn giương cao ngọn cờ 
tiến công dù địch mạnh, ta yếu. Quân và dân ta chủ động 
đánh địch bằng mọi cách thức, như quân sự, chính trị, 
binh vận, vừa tác chiến, vừa phá hoại kinh tế địch, áp 
dụng rộng khắp cách đánh du kích, tập kích, kết hợp lực 
lượng, thiết lập thế trận và tranh thủ thời cơ để làm tiêu 
hao sinh lực địch, từng bước thay đổi so sánh về tương 
quan lực lượng trên chiến trường. 
- Dũng cảm, bất khuất: Giá trị lớn nhất của con người 
Việt Nam là ý chí tự cường bất khuất. Suốt trong quá 
trình lịch sử chưa có một dân tộc nào chiến đấu gian nan, 
bền bỉ dẻo dai như dân tộc Việt Nam. 
- Cởi mở, lạc quan, yêu đời: Bản chất con người Việt 
Nam rất lạc quan, thường được yêu mến vì luôn có nụ 
cười. Nụ cười làm cho con người trở nên cởi mở, bao 
dung, lạc quan yêu đời và suy nghĩ tích cực về tương lai. 
2.2. Mục tiêu giáo dục truyền thống dân tộc qua môn 
Giáo dục Quốc phòng - An ninh 
Dựa vào chương trình do Bộ GD-ĐT quy định [1], 
xét trên khía cạnh giáo dục truyền thống dân tộc, chúng 
tôi xác định sau khi học xong môn học GDQP-AN, SV 
có khả năng: 
- Nhận thức đúng đắn về truyền thống yêu lao động, 
cần cù, chịu khó, chịu đựng, vượt gian khổ, tiết kiệm, 
thấu hiểu giá trị kết hợp sức lao động. 
- Hiểu và có thể trình bày được nội dung về truyền 
thống yêu nước của dân tộc; tự hào về truyền thống dân 
tộc, chủ động chuẩn bị, sẵn sàng đối phó có hiệu quả với 
mọi tình huống; trình bày được nội dung tinh thần đoàn 
kết của dân tộc Việt Nam. 
- Nâng cao nhận thức, ý thức về tinh thần truyền thống 
yêu nước của dân tộc Việt Nam; nhận thức về những quan 
điểm cơ bản của Đảng trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ 
Tổ quốc, xây dựng tinh thần đoàn kết dân tộc. 
- Giáo dục phẩm chất chính trị, lòng yêu nước, yêu 
chủ nghĩa xã hội, tạo niềm vui, hứng thú trong học tập 
môn học; giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc trong cuộc 
sống; giáo dục ý thức về tinh thần nhân ái, khoan dung 
độ lượng, tinh thần đoàn kết dân tộc, yêu thương con 
người của ông cha ta, tình yêu thương con người của dân 
tộc Việt Nam. 
- Hiểu được các kiến thức cơ bản về nền quốc phòng 
toàn dân và an ninh nhân dân, truyền thống chống giặc 
ngoại xâm của dân tộc, nghệ thuật quân sự, nghệ thuật 
đánh giặc giữ nước của dân tộc; hiểu biết về hiếu học và 
tôn sư trọng đạo, nét đẹp của dân tộc Việt Nam, đề cao vai 
trò của giáo dục đối với việc xây dựng bảo vệ đất nước 
- Tự hào truyền thống giữ nước của dân tộc Việt 
Nam, phân tích, xử lí dữ liệu lịch sử, phát huy được tinh 
thần thượng võ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ 
quốc xã hội chủ nghĩa. 
- Rèn luyện bản lĩnh chính trị tư tưởng vững vàng, có 
ý thức trong tổ chức kỉ luật, có tinh thần trách nhiệm, 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 260-264 
262 
nghĩa vụ với Tổ quốc; rèn đức tình cần cù, yêu lao động 
giỏi chịu đựng và vượt gian khổ của dân tộc Việt Nam, 
có trách nhiệm, ý thức tổ chức kỉ luật trong lao động sản 
xuất; phát triển kĩ năng thu thập dữ liệu lịch sử, phân tích, 
giải thích, chứng minh, kĩ năng làm việc, thảo luận. 
- Có phẩm chất chính trị và lòng nhân ái, khoan dung 
độ lượng của dân tộc; có phẩm chất hiếu học, tôn sư trọng 
đạo, phát huy tinh thần truyền thống hiếu học của dân 
tộc, từ đó tạo sự hứng thú trong học tập. 
2.3. Nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục 
truyền thống dân tộc qua môn Giáo dục Quốc phòng - 
An ninh 
Theo chương trình GDQP-AN tại Thông tư số 
03/2017/TT-BGDĐT ban hành ngày 13/01/2017 [1] và 
các nội dung cần giáo dục truyền thống dân tộc cho SV, 
chúng tôi xây dựng các nội dung, phương pháp và hình 
thức để giáo dục truyền thống dân tộc cho SV thông qua 
môn GDQP-AN như sau (xem bảng 1): 
Bảng 1. Nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục truyền thống dân tộc cho SV qua môn GDQP-AN 
TT Tên bài Nội dung Phương pháp Hình thức 
1 
Chiến tranh nhân 
dân bảo vệ Tổ 
quốc Việt Nam xã 
hội chủ nghĩa 
Quan điểm cơ bản của Đảng về chiến tranh 
nhân dân bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ 
nghĩa 
Thuyết trình 
Kể chuyện 
Nêu gương 
Tổ chức hoạt 
động ngoại khóa 
cho SV, tham 
quan nhà truyền 
thống 
2 
Xây dựng và bảo 
vệ chủ quyền biển 
đảo, biên giới 
quốc gia trong 
tình hình mới 
Quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng 
và bảo vệ chủ quyền, biên giới quốc gia 
Thuyết trình 
Kể chuyện 
Đàm thoại 
Tổ chức thi tìm 
hiểu về nội dung 
tìm hiểu chủ đề về 
chủ quyền, lãnh 
thổ, biển đảo 
3 
Những vấn đề cơ 
bản về lịch sử 
nghệ thuật quân 
sự Việt Nam 
Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc của ông 
cha ta 
Kể chuyện 
Thuyết trình 
Nêu gương 
Đàm thoại 
Tổ chức SV diễn 
kịch về lịch sử 
nghệ thuật quân 
sự 
4 
Xây dựng nền 
quốc phòng toàn 
dân, an ninh nhân 
dân bảo vệ Tổ 
quốc Việt Nam xã 
hội chủ nghĩa 
Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh 
nhân dân vững mạnh để bảo vệ Tổ quốc Việt 
Nam xã hội chủ nghĩa 
Thuyết trình 
Kể chuyện 
Giao việc 
Tổ chức hoạt 
động tuyên truyền 
cổ động giới thiệu 
về lịch sử của 
quân đội, công an 
5 
Những vấn đề cơ 
bản về bảo vệ an 
ninh quốc gia và 
bảo đảm trật tự, an 
toàn xã hội 
Quan điểm: “Công tác bảo vệ an ninh quốc gia, 
giữ gìn trật tự, an toàn xã hội phải đặt dưới sự 
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản 
lí thống nhất của Nhà nước, huy động sức mạnh 
tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc, 
lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, 
giữ gìn trật tự, an toàn xã hội làm nòng cốt”. 
Thuyết trình 
Kể chuyện 
Giao việc 
Đàm thoại 
Thuyết trình 
Kể chuyện 
6 
Xây dựng phong 
trào toàn dân bảo 
vệ an ninh Tổ 
quốc 
Nội dung, phương pháp xây dựng phong trào 
toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc 
Thuyết trình 
Kể chuyện 
Nêu gương 
Hoạt động ngoại 
khóa: mời các anh 
hùng, nhân chứng 
lịch sử kể chuyện 
7 
Xây dựng lực 
lượng dân quân tự 
vệ, lực lượng dự bị 
động viên và động 
viên công nghiệp 
quốc phòng 
Xây dựng dân quân tự vệ theo hướng “vững 
mạnh, rộng khắp, coi trọng chất lượng là chính” 
Thuyết trình 
Kể chuyện 
Nêu gương 
Tham quan lực 
lượng vũ trang, 
các đơn vị quân 
đội 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 260-264 
263 
8 
Xây dựng lực 
lượng vũ trang 
nhân dân Việt 
Nam 
Những quan điểm nguyên tắc cơ bản xây dựng 
lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kì mới. 
Thuyết trình 
Kể chuyện 
Đàm thoại 
Tổ chức hoạt 
động ngoại khóa 
về nội dung quan 
điểm, nguyên tắc 
9 
Quan điểm cơ bản 
của chủ nghĩa 
Mác - Lênin, tư 
tưởng Hồ Chí 
Minh về chiến 
tranh, quân đội và 
bảo vệ Tổ quốc 
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng 
Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ 
nghĩa. 
Thuyết trình 
Kể chuyện 
Nêu gương 
Đàm thoại 
Tổ chức hoạt 
động ngoại khóa 
làm băng rôn, áp 
phích tuyên 
truyền cổ động 
10 
Những vấn đề cơ 
bản về đấu tranh 
phòng chống tội 
phạm và tệ nạn xã 
hội 
Chủ trương, quan điểm và các quy định của 
pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội 
Thuyết trình 
Kể chuyện 
Nêu gương 
Tổ chức hoạt 
động ngoại khóa 
làm băng rôn, áp 
phích tuyên 
truyền cổ động 
11 
Kết hợp phát triển 
KT-XH với tăng 
cường quốc 
phòng, an ninh và 
đối ngoại 
- Kết hợp phát triển KT-XH với tăng cường 
củng cố quốc phòng - an ninh và đối ngoại ở 
nước ta hiện nay 
- Thực hiện kết hợp phát triển KT-XH gắn với 
tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh ở Việt 
Nam hiện nay 
Thuyết trình 
Kể chuyện 
Tổ chức hoạt 
động ngoại khóa 
giao lưu với lực 
lượng vũ trang 
12 
Tham quan các 
học viện, nhà 
trường, đơn vị, 
bảo tàng... 
- Giáo dục tuyên truyền về lí tưởng cách mạng, 
truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc truyền 
thống lịch sử vẻ vang trong xây dựng và chiến đấu 
trưởng thành của Quân đội nhân dân anh hùng 
- Phối hợp với đơn vị, nhà trường tổ chức chương 
trình tuyên truyền về lịch sử truyền thống quân 
đội, những tấm gương anh hùng quân đội 
Quan sát 
Kể chuyện 
Đàm thoại 
Tổ chức cho SV 
làm hướng dẫn 
viên du lịch 
13 
Lịch sử truyền 
thống quân, binh 
chủng (theo 4 
nhóm ngành) 
Quân binh chủng trong quân đội nhân dân Việt 
Nam đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp mọi 
mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, một quân đội 
kiểu mới, quân đội của dân do Chủ tịch Hồ Chí 
Minh tổ chức, giáo dục và rèn luyện nhằm nhiệm 
vụ giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc. Quân 
đội mang bản chất giai cấp công nhân, tính dân 
tộc và tính nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân 
dân mà chiến đấu, có mục tiêu chiến đấu, vì chủ 
nghĩa xã hội, hạnh phúc của nhân dân 
Thuyết trình 
Kể chuyện 
Quan sát 
Tổ chức hoạt 
động ngoại khóa 
giao lưu với chiến 
sĩ trong Quân đội 
nhân dân Việt 
Nam 
14 
Trung đội bộ binh 
trong chiến đấu 
tiến công 
- Nghệ thuật giáo dục quân sự truyền thống của 
dân tộc ta luôn nhấn mạnh tư tưởng tích cực, 
chủ động tiến công địch 
- Ngày nay với sức mạnh của toàn dân tộc, dưới 
sự lãnh đạo của Đảng cần nắm được chỗ yếu 
của địch để kiên quyết không ngừng thế tiến 
công địch đúng thời cơ 
Quan sát 
Xử lí tình 
huống 
Tập luyện 
Rèn luyện 
SV xem phim tài 
liệu, mô hình 
chiến thuật. 
Xem phim diễn 
tập 
15 
Trung đội bộ binh 
trong chiến đấu 
phòng ngự 
Giáo dục truyền thống đánh giặc của ông cha ta 
sáng tạo trong nghệ thuật phòng ngự “lấy ít địch 
nhiêu, lấy yếu chống mạnh” nhưng biết tập 
Quan sát 
Xử lí tình 
huống 
SV xem phim tài 
liệu, mô hình 
chiến thuật. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 260-264 
264 
trung ưu thế lực lượng trong thời điểm quan 
trọng để đánh thắng địch 
Tập luyện 
Rèn luyện 
Xem phim diễn 
tập 
16 
Kĩ thuật bắn súng 
ngắn 
Trong chiến tranh Việt Nam, súng bộ binh góp 
phần quan trọng trong giáo dục nghệ thuật quân 
sự của dân tộc ta lên một tầm cao mới trong 
chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc 
Quan sát 
Xử lí tình 
huống 
Tập luyện 
Rèn luyện 
Xem phim diễn 
tập, mô hình minh 
chứng, hình ảnh 
minh họa 
17 
Thực hành sử 
dụng một số loại 
lựu đạn Việt Nam 
Giáo dục cách đánh truyền thống tiêu diệt địch 
của dân tộc Việt Nam khi sử dụng một số lựu 
đạn trong và ngoài công sự của chiến tranh 
Quan sát 
Xử lí tình 
huống 
Tập luyện 
Rèn luyện 
Xem phim diễn 
tập, mô hình minh 
chứng, hình ảnh 
minh họa 
2.4. Hình thức và phương pháp đánh giá kết quả giáo 
dục truyền thống dân tộc thông qua dạy học môn Giáo 
dục quốc phòng - An ninh 
Dựa vào mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình 
thức dạy học môn GDQP-AN nhằm giáo dục truyền 
thống dân tộc cho SV, chúng tôi xác định các hình thức 
và phương pháp đánh giá kết quả có thể sử dụng gồm: 
Viết bài thu hoạch cá nhân (sau tham quan, sau diễn đàn, 
sau tham dự hội thảo); trắc nghiệm khách quan; đánh 
giá qua vấn đáp, trao đổi, trò chuyện; đánh giá qua bài thi 
tự luận; đánh giá sản phẩm dự án về chủ đề truyền thống 
dân tộc; đánh giá kết quả trình diễn, đóng kịch, thi thuyết 
trình, kể chuyện về chủ đề truyền thống dân tộc; đánh 
giá kết quả báo cáo nhóm; đánh giá kĩ năng thực hành về 
quân sự, quốc phòng; đánh giá quan sát; đánh giá kết quả 
tham gia các gameshow về chủ đề truyền thống dân tộc; 
đánh giá qua thi viết về chuyên đề giáo dục truyền thống 
dân tộc. 
3. Kết luận 
Công tác giáo dục truyền thống dân tộc cho SV là một 
trong những mục tiêu giáo dục phẩm chất quan trọng 
trong xu thế giáo dục gắn với phát triển xã hội hiện nay. 
Nội dung, kết quả nghiên cứu xác định được các mục 
tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức và đánh giá kết 
quả giáo dục truyền thống dân tộc cho SV thông qua dạy 
học môn GDQP-AN. Đây là những căn cứ rất quan trọng 
giúp cho giảng viên GDQP-AN tại các trường cao đẳng, 
đại học sử dụng để giáo dục truyền thống dân tộc cho SV, 
nhằm thực hiện được song song hai nhiệm vụ vừa giáo 
dục truyền thống dân tộc vừa đáp ứng mục tiêu giảng dạy 
của môn học. Từ những kết quả nghiên cứu này mở ra 
những hướng nghiên cứu sâu trong lĩnh vực này như giáo 
dục từng nội dung giáo dục truyền thống dân tộc cụ thể 
hoặc nghiên cứu sâu về từng phương pháp, từng hình 
thức giáo dục truyền thống dân tộc cho SV qua môn học 
GDQP-AN. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Bộ GD-ĐT (2017). Thông tư số 03/2017/TT-
BGDĐT ngày 13/01/2017 Ban hành chương trình 
Giáo dục Quốc phòng và an ninh trong trường 
trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở 
giáo dục đại học. 
[2] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh 
toàn tập, tập 7. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. 
[3] Nguyễn Đức Đăng - Nguyễn Tiến Hải - Nguyễn 
Hữu Hảo - Phan Tân Hưng - Nguyễn Đình Lưu - 
Nguyễn Thanh Nghị - Nguyễn Văn Quý - Lê Đình 
Thi (2013). Giáo trình Giáo dục Quốc phòng - an 
ninh, tập 2. NXB Giáo dục Việt Nam. 
[4] Trần Văn Giàu (1993). Giá trị tinh thần truyền thống 
của dân tộc Việt Nam. NXB Khoa học xã hội. 
[5] Đào Huy Hiệp - Nguyễn Mạnh Hưởng - Lưu Ngọc 
Khải - Nguyễn Hoàng Minh - Lê Đại Nghĩa - Đỗ 
Xuân Thảo - Hoàng Khắc Thông - Lê Doãn Thuật - 
Tạ Ngọc Văng - Nguyễn Từ Vượng - Nguyễn Trọng 
Xuân (2013). Giáo trình Giáo dục Quốc phòng - An 
ninh, tập 1. NXB Giáo dục Việt Nam. 
[6] Phan Huy Lê (1996). Truyền thống và hiện đại vài 
suy nghĩ và đề xuất. Tạp chí Cộng sản, số 18, tr 
30-32. 
[7] Thái Duy Tuyên (2005). Những vấn đề chung của 
Giáo dục học. NXB Đại học Sư phạm, tr 59-66. 
[8] Vũ Thanh Tùng (2011). Quản lí hoạt động dạy học 
môn Giáo dục quốc phòng - An ninh ở các trường 
đại học. Tạp chí Giáo dục, số 256, tr 7-8; 15. 
[9] Trương Hùng Sơn (2016). Nâng cao chất lượng 
giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên ở trung 
tâm Giáo dục quốc phòng - An ninh Hà Nội 2. Tạp 
chí Giáo dục, số đặc biệt kì 3 tháng 6, tr 74-76. 
[10] Nguyễn Đức Đăng (2014). Quản lí sinh viên ở các 
Trung tâm Giáo dục quốc phòng - An ninh theo tiếp 
cận quản lí chất lượng tổng thể. Tạp chí Giáo dục, 
số 348, tr 12-14. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_duc_truyen_thong_dan_toc_cho_sinh_vien_trong_day_hoc_mo.pdf