Giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay

Giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên là một nhiệm vụ quan trọng cho sự tồn tại, phát triển

của mỗi quốc gia, dân tộc. Bởi lẽ, thanh niên là những chủ nhân tương lai của đất nước, mang

trong mình trí tuệ, sức khoẻ, tuổi trẻ, và lòng nhiệt huyết. Tuy nhiên, giáo dục đạo đức cách mạng

cho thanh niên là công việc khó khăn, phức tạp, lâu dài và hệ trọng. Do đó, luận bàn về vai trò của

thanh niên và giáo dục đạo đức cho thanh niên theo tưởng Hồ Chí Minh đã được nhiều công trình

khoa học làm sáng tỏ, song nghiên cứu và khai thác dưới góc độ tiếp cận của Khoa học Chính trị

để làm rõ nội dung giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay dưới ánh

sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh là một hướng đi riêng của các tác giả. Qua việc phân tích, tổng

hợp vấn đề, chúng tôi đi vào khẳng định tính tất yếu; nội dung của giáo dục đạo đức cách mạng

cho thanh niên Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay để thấy rằng, lô gíc

nghiên cứu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi mà vai trò của thanh niên với tính cách là tương lai

của đất nước, là lực lượng tiên phong, chủ lực trong việc thực hiện những nhiệm vụ trọng yếu của

dân tộc hiện nay.

pdf 10 trang kimcuc 5620
Bạn đang xem tài liệu "Giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay

Giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
 ISSN: 1859-2171 
e-ISSN: 2615-9562 
TNU Journal of Science and Technology 225(07): 198 - 207 
198  Email: jst@tnu.edu.vn 
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO THANH NIÊN VIỆT NAM 
 THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 
Vũ Thị Thủy*, Nguyễn Thị Khương 
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên là một nhiệm vụ quan trọng cho sự tồn tại, phát triển 
của mỗi quốc gia, dân tộc. Bởi lẽ, thanh niên là những chủ nhân tương lai của đất nước, mang 
trong mình trí tuệ, sức khoẻ, tuổi trẻ, và lòng nhiệt huyết. Tuy nhiên, giáo dục đạo đức cách mạng 
cho thanh niên là công việc khó khăn, phức tạp, lâu dài và hệ trọng. Do đó, luận bàn về vai trò của 
thanh niên và giáo dục đạo đức cho thanh niên theo tưởng Hồ Chí Minh đã được nhiều công trình 
khoa học làm sáng tỏ, song nghiên cứu và khai thác dưới góc độ tiếp cận của Khoa học Chính trị 
để làm rõ nội dung giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay dưới ánh 
sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh là một hướng đi riêng của các tác giả. Qua việc phân tích, tổng 
hợp vấn đề, chúng tôi đi vào khẳng định tính tất yếu; nội dung của giáo dục đạo đức cách mạng 
cho thanh niên Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay để thấy rằng, lô gíc 
nghiên cứu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi mà vai trò của thanh niên với tính cách là tương lai 
của đất nước, là lực lượng tiên phong, chủ lực trong việc thực hiện những nhiệm vụ trọng yếu của 
dân tộc hiện nay. 
Từ khóa: Thanh niên; đạo đức cách mạng; giáo dục đạo đức; lý tưởng cách mạng; chí khí cách mạng. 
Ngày nhận bài: 10/4/2020; Ngày hoàn thiện: 11/5/2020; Ngày đăng: 25/5/2020 
REVOLUTIONARY EDUCATION FOR VIETNAMESE YOUNG PEOPLE 
FOLLOW HO CHI MINH IDEOLOGY DURING THIS PERIOD 
Vu Thi Thuy
*
, Nguyen Thi Khuong 
 TNU - University of Education 
ABSTRACT 
Educating revolutionary morality for young people is an important task for the survival and 
development of each nation. Because young people are the future owners of the country, carrying 
in their minds, health, youth, and enthusiasm. However, revolutionary ethical education for young 
people is a difficult, complex, long-term and important job. Therefore, the discussion of the role of 
youth and ethical education for young people according to Ho Chi Minh thought has been clarified 
by many scientific works, But research and exploitation from the perspective of political science to 
clarify the content of revolutionary ethics education for young people in the present period under 
the light of Ho Chi Minh's thought is the own direction of the author. By analyzing and 
summarizing the problem, we went into affirming the inevitability; the content of revolutionary 
ethical education for Vietnamese youth following Ho Chi Minh ideology in the current period to 
see that research logic is especially important when the role of young people with personality as 
the future of the country and a leading force in carrying out the important tasks of the nation today. 
Keywords: Youth; revolutionary ethics; moral education; revolutionary ideals; revolutionary spirit. 
Received: 10/4/2020; Revised: 11/5/2020; Published: 25/5/2020 
* Corresponding author. Email: vuthuy.dhsptn@gmail.com 
Vũ Thị Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 198 - 207 
 Email: jst@tnu.edu.vn 199 
1. Đặt vấn đề 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức 
cách mạng cho thanh niên là một hệ thống 
quan điểm nhất quán từ nhận thức đến hành 
động, trong nhiều lĩnh vực từ nhìn nhận, đánh 
giá, dự báo vai trò vị trí, khả năng cách mạng 
của thanh niên đến giáo dục đào tạo lớp người 
kế tục trung thành xuất sắc sự nghiệp của dân 
tộc, của Đảng; Tổ chức, tập hợp thanh niên 
thành lực lượng xung kích cách mạng, đội dự 
bị tin cậy của Đảng đi đầu trong công cuộc 
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. 
Hệ thống quan điểm nêu trên luôn phát triển 
phù hợp với thực tiễn khách quan và giữ 
nguyên giá trị định hướng, là tài sản vô giá 
mà toàn Đảng, toàn dân và thanh niên Việt 
Nam phải học tập noi theo. Tuy nhiên, nội 
dung giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh 
niên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay theo 
tư tưởng Hồ Chí Minh cần phải hướng vào 
giáo dục ý thức đạo đức cách mạng và hành 
vi đạo đức cách mạng. 
2. Nội dung 
2.1. Tính tất yếu của giáo dục đạo đức cách 
mạng cho thanh niên Việt Nam theo tư tưởng 
Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay 
Hiện nay, Việt Nam đang tiếp tục đẩy mạnh 
việc thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng 
trong điều kiện khu vực và thế giới có nhiều 
biến động phức tạp, kẻ thù đang dùng mọi âm 
mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng, hòng 
làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa và làm 
lung lay ý chí cách mạng của thế hệ trẻ. Việc 
quán triệt, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh 
về bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho thanh 
niên là một công việc quan trọng, có ý nghĩa 
lý luận và thực tiễn. Thực hiện công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa, thanh niên Việt 
Nam giữ vai trò rất quan trọng, họ là lực 
lượng nắm bắt, vận dụng các thành tựu khoa 
học công nghệ; là lực lượng xung kích trên 
mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội. Do đó, 
chúng ta cần phải tiếp tục xây dựng thế hệ 
thanh niên Việt Nam trở thành những người 
giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc; kiên 
định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã 
hội; có đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành 
pháp luật, sống có văn hoá, vì cộng đồng; có 
năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế 
để qua đó “hình thành một lớp thanh niên ưu 
tú trên mọi lĩnh vực, kế tục trung thành và 
xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, của 
dân tộc; phấn đấu cho mục tiêu “dân giàu, 
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn 
minh; góp phần to lớn vào sự nghiệp đẩy 
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, 
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội 
chủ nghĩa, sánh vai cùng các nước tiên tiến 
trên thế giới” [1, tr. 43-44]. Để góp phần thực 
hiện tốt điều đó thì việc giáo dục đạo đức 
cách mạng cho thanh niên theo tư tưởng Hồ 
Chí Minh là điều vô cùng quan trọng và có ý 
nghĩa thiết thực, giúp họ hình thành, củng 
cố niềm tin vào công cuộc đổi mới, vào mục 
tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, giúp 
thanh niên biết yêu quê hương đất nước, dân 
tộc mình và tự hào về truyền thống cách 
mạng kiên cường của cha anh. 
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa 
đất nước và toàn cầu hóa hiện nay, khi yếu tố 
con người được đặt biệt coi trọng thì tiềm năng 
trí tuệ cùng với sức mạnh tinh thần và đạo đức 
của con người càng được đề cao và phát huy 
mạnh mẽ trong xã hội. Nhất là hiện nay, vấn 
đề đạo đức của thanh niên không chỉ là vấn đề 
của một đất nước mà là vấn đề mang tính chất 
toàn cầu của thời đại là điều kiện quan trọng 
bảo vệ sự sống còn tương lai của loài người. 
Với ý nghĩa lớn lao đặc biệt này, một lần nữa 
cho thấy tính tất yếu phải tăng cường công tác 
giáo dục đạo đức cho thanh niên theo tư tưởng 
Hồ Chí Minh là nhiệm vụ chính trị căn cốt hết 
sức cần thiết và quan trọng, để họ kế thừa lý 
tưởng của các thế hệ cha anh, biến lý tưởng 
cách mạng thành ý chí cách mạng, thành động 
lực tinh thần mạnh mẽ, đánh bại âm mưu tuyên 
truyền kích động của thế lực thù địch; tích cực 
học tập, lao động sáng tạo, chiến thắng nghèo 
nàn, lạc hậu, hoàn thành sự nghiệp công 
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa Việt 
Nam trở thành quốc gia công nghiệp phát triển 
trên thế giới. 
2.2. Nội dung giáo dục đạo đức cách mạng 
cho thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh 
2.2.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về giáo 
dục đạo đức 
Xét trên bình diện lý luận, nội dung của giáo 
dục đạo đức, nói một cách tổng quát, bao gồm 
giáo dục nhận thức để hình thành và phát triển 
Vũ Thị Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 198 - 207 
 Email: jst@tnu.edu.vn 200 
những xúc cảm, tình cảm đạo đức trong sáng, 
cao quý thuộc về nhân tính của con người; xây 
dựng niềm tin đạo đức dựa trên cơ sở kết hợp 
hài hòa giữa nhận thức và tình cảm đạo đức đã 
đạt được; tập luyện hành vi và trau dồi thói 
quen trong những ứng xử đạo đức hàng ngày 
giữa người với người. Nhu cầu đạo đức và văn 
hóa đạo đức đó chính là nhu cầu cơ bản hàng 
đầu của đời sống tinh thần phong phú của con 
người, là những giá trị và chuẩn mực đạo đức 
mà con người với tư cách là một chủ thể hoạt 
động đã chiếm lĩnh được, đã trở thành sự lựa 
chọn mang tính tự nguyện và khẳng định của 
bản thân mình, coi đó là giá trị và ý nghĩa của 
lẽ sống, biểu hiện và tự biểu hiện ra trong hình 
thức độc đáo của cá thể ở trong lối sống và nếp 
sống hàng ngày. Đó là kết quả tổng hợp của 
toàn bộ nội dung và quá trình giáo dục đạo đức 
đã nêu trên, trong đó cần phải đặc biệt nhấn 
mạnh tới vai trò của bồi dưỡng tình cảm đạo 
đức và trau dồi, tập luyện các hành vi, thói 
quen đạo đức. Giáo dục đạo đức không dừng 
lại ở nhận thức, tức là cung cấp những hiểu 
biết để hình thành ý thức và niềm tin cho con 
người về sự cần thiết phải có đạo đức, sống 
phù hợp với những giá trị và chuẩn mực đạo 
đức mà xã hội đòi hỏi đồng thời tham gia vào 
cuộc đấu tranh vì một đời sống đạo đức tốt đẹp 
của con người và xã hội. 
Phương diện giáo dục nhận thức đạo đức tuy 
rất quan trọng nhưng nó chỉ là điều kiện cần 
chứ chưa đủ. Nghĩa là, người có hiểu biết lý 
trí đạo đức chưa hẳn là người có đạo đức nếu 
nó không thể hiện sự hiểu biết đạo đức đó 
thành hành vi, hành động đạo đức trong thực 
tiễn. Hơn nữa, sự thực hành đạo đức của mỗi 
cá nhân thường được thúc đẩy và dẫn dắt bởi 
động cơ và động lực quan trọng về mặt tinh 
thần, đó là những xúc cảm và tình cảm đạo 
đức đã trở thành một thuộc tính tâm lý ổn 
định và bền vững trong đời sống cá nhân và 
cũng là mặt phẩm chất của nhân cách. Bồi 
dưỡng và làm nảy nở không ngừng những xúc 
cảm và tình cảm đạo đức lành mạnh, trong 
sáng ở mỗi cá nhân, có thể xem đó là hạt nhân 
của giáo dục đạo đức. Sự hình thành và phát 
triển nhu cầu đạo đức, văn hóa đạo đức ở mỗi 
người diễn ra như thế nào - điều đó phụ thuộc 
một phần lớn ở sức mạnh thúc đẩy tình cảm 
đạo đức ở người đó. Phải có những tình cảm 
đạo đức mãnh liệt, con người mới tự mình có 
những thôi thúc nội tâm bên trong để hình 
thành cho chính mình nhu cầu đạo đức và văn 
hóa đạo đức, từ đó mới có thể chuyển từ giáo 
dục sang tự giáo dục, thực hiện đồng nhất 
giữa đối tượng giáo dục và chủ thể giáo dục 
trong chính bản thân mình. 
Như vậy, theo bản chất nhân văn, giáo dục 
đạo đức đặc biệt chú trọng tới thực hành đạo 
đức trong hoạt động thực tiễn của con người. 
Tình cảm đạo đức, có thể nói chứa đựng trong 
nó cả cái Chân,Thiện, Mỹ, chúng kết hợp và 
thúc đẩy lẫn nhau một cách hài hòa. Những 
cử chỉ hành vi đạo đức tốt đẹp bao giờ cũng 
bắt nguồn từ những xúc cảm, tình cảm trong 
sáng, vô tư, vị tha, đức hy sinh quên mình, 
không một chút tính toán vụ lợi nào. Người 
có đạo đức thường làm việc tốt bởi sự thúc 
đẩy của lòng mong muốn trở nên tốt đẹp và 
tốt đẹp hơn, làm điều tốt, việc tốt vì người 
khác, cho người khác. 
Với Hồ Chí Minh khi đề cập đến giáo dục đạo 
đức cách mạng cho thanh niên là giáo dục cho 
họ nhận thức, nâng cao ý thức đạo đức đến 
bồi dưỡng niềm tin và tình cảm đạo đức, là 
giáo dục mục đích, động cơ, lẽ sống gắn liền 
với giáo dục lý tưởng cách mạng. Giáo dục 
đạo đức phải gắn liền với thực hành đạo đức, 
từ lẽ sống trở thành lối sống và nếp sống hằng 
ngày, củng cố và phát triển nhu cầu đạo đức, 
thực hành các chuẩn mực, các quy tắc ứng xử 
đạo đức, làm cho giá trị đạo đức và văn hóa 
đạo đức trở nên bền vững. Chính bởi lẽ đó mà 
mối quan tâm hàng đầu của Người là luôn 
quan tâm chăm lo mọi mặt cho thanh thiếu 
niên, bồi dưỡng cho thanh niên trở thành đội 
hậu bị vững chắc của Đảng. Người luôn nhắc 
nhở Đảng và Nhà nước phải giáo dục lý 
tưởng, đạo đức cách mạng, văn hóa, khoa học 
kỹ thuật, rèn luyện năng lực thực tiễn cho 
thanh niên Để họ kế thừa và phát triển 
được những kinh nghiệm của thế hệ già. 
Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo 
dục, đào tạo thanh niên, vấn đề cơ bản và nổi 
bật là quan điểm giáo dục toàn diện. Trong 
giáo dục toàn diện, Hồ Chí Minh luôn coi 
trọng cả “đức” và “tài” và thường nhấn mạnh 
mối quan hệ không thể tách rời của hai mặt 
Vũ Thị Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 198 - 207 
 Email: jst@tnu.edu.vn 201 
đó trong sự hoàn thiện nhân cách con người 
mới, để có được một người cán bộ vừa 
“hồng” vừa “chuyên”. Bởi một điều rất chân 
thật, “Đạo đức Hồ Chí Minh mang tính nhân 
văn cao cả, là đạo đức của chủ nghĩa tập thể, 
vì tập thể, do tập thể và kiên quyết loại bỏ chủ 
nghĩa cá nhân” [2, tr. 61]. Theo đó, Người 
luôn yêu cầu: “Thanh niên phải có đức, có tài. 
Có tài mà không có đức ví như một anh làm 
kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt 
két thì chẳng những không làm được gì ích 
lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa. 
Nếu có đức mà không có tài thì ví như ông 
Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi 
gì cho loài người” [3, tr. 172]. Có khi Người 
lại nói về “tài” và “đức” ở góc độ khác, hình 
thức khác: Chính trị là linh hồn, chuyên môn 
là cái xác. Có chuyên môn mà không có chính 
trị thì chỉ còn cái xác không hồn. Phải có 
chính trị trước rồi có chuyên môn... chính trị 
là đức, chuyên môn là tài. 
Với nhận thức này, Người cho rằng: “đức” và 
“tài”, “chính trị” và “chuyên môn” có mối 
quan hệ hữu cơ, thống nhất, không thể tách 
rời trong mỗi con người, giáo dục đạo đức 
cho thanh niên phải chú trọng cả hai mặt này, 
đó là phương châm chỉ đạo để dẫn tới xây 
dựng con người phát triển toàn diện, biểu hiện 
ở các phương diện: phẩm chất đạo đức, tri 
thức khoa học và năng lực nghề nghiệp 
chuyên môn. 
Điểm nổi bật trong giáo dục đạo đức cho 
thanh niên của Hồ Chí Minh, Người luôn coi 
đức là gốc, là nền tảng để luyện tài, để xây 
dựng con người mới: “Cũng như sông thì có 
nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông 
cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây 
héo. Người cách mạng phải có đạo đức, 
không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng 
không lãnh đạo được nhân dân” [4, tr. 292]. 
Trong công tác giáo dục thanh niên, chúng ta 
đã có lúc chưa chú trọng đúng mức tới “đức 
dục” bên cạnh việc chăm lo công tác “trí dục”. 
Tronghội nghị tổng kết phong trào thi đua dạy 
tốt, học tốt của ngành giáo dục (tháng 8-1963), 
Người nhắc nhở: “Nội dung giáo dục cần chú 
trọng hơn nữa về đức dục” [5, tr. 746]. 
Hồ Chí Minh coi “đức là gốc” nhưng nhìn 
nhận đức và tài trong mối quan hệ biện chứng, 
như hai mặt không thể tách rời trong việc xây 
dựng một nhân cách hoàn thiện. Quan điểm 
đức là gốc được hiểu theo hai khía cạnh: 
Thứ nhất, đạo đức là bộ phận cốt yếu nhất của 
nhân cách: Sự khác nhau giữa nhân cách này 
với nhân cách khác, trước hết là sự khác nhau 
ở mặt đức của nó, ở hệ thống các phẩm chất 
xã hội của con người. Chính vì thế đạo đức là 
tiêu chí hàng đầu khi xem xét, đánh giá nhân 
cách của một con người; là thước đo bản chất 
người của một con người. 
Thứ hai, đạo đức là cơ sở cho việc định 
hướng và phát triển năng lực của mỗi cá nhân 
 Để hoàn thiện nhân cách, theo Hồ Chí Minh, 
người thực sự có đức thì bao giờ cũng cố 
gắng học tập, nân ... c theo khoa học là một chuẩn 
mực đạo đức, chuẩn mực này làm chuyển biến 
và thúc đẩy sự tiến bộ của nền văn hoá Việt 
Nam vốn trước đây còn chưa phát triển. Đặc 
biệt, Người đã gắn giáo dục tri thức với giáo 
dục đạo đức, thông qua việc dạy chữ để dạy 
người: Trong giáo dục, không những phải có 
tri thức phổ thông mà phải có đạo đức cách 
mạng, có tài phải có đức và thường xuyên nhắc 
nhở cần phải giáo dục thế hệ trẻ tình yêu lao 
động, quý trọng người lao động, có thái độ trân 
trọng đối với lao động trí óc cũng như lao động 
chân tay, bởi một điều lao động là nghĩa vụ 
thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc 
của chúng ta. Trong xã hội ta, không có nghề 
nào thấp kém, chỉ những kẻ lười biếng, ỷ lại 
mới đáng xấu hổ. Người nói: Người nấu bếp, 
người quét rác cũng như thầy giáo, kỹ sư, nếu 
làm trọn trách nhiệm thì đều vẻ vang như 
nhau. Ai sợ khó, sợ khổ, muốn “ngồi mát ăn 
bát vàng”, người đó mới là kém vì không phải 
là người xã hội chủ nghĩa. Mỗi người phải tự 
giác giữ vững kỷ luật lao động. Thanh niên 
càng phải xung phong hăng hái thực hiện khẩu 
hiệu nơi đâu cần là thanh niên có, nơi đâu khó 
có thanh niên. Do đó, Người phát động phong 
trào “Người mới, việc mới”, “người tốt, việc 
tốt” nhằm tạo điều kiện cho mọi người có cơ 
hội tham gia lao động, thấy được ý nghĩa của 
lao động, tác dụng của lao động, góp phần 
nâng cao sức khoẻ, phát triển trí tuệ và tài 
năng, tăng cường đạo đức của mọi người. 
Người còn yêu cầu giáo dục cho thanh niên 
kỷ luật lao động, ý thức bảo vệ của công, thực 
hành tiết kiệm, tinh thần dám nghĩ, dám làm, 
không sợ khó, không sợ khổ, cần cù nhẫn nại, 
sáng tạo trong lao động. Mỗi thứ của cải 
chúng ta làm ra phải tốn bao nhiêu mồ hôi và 
sức lao động. Chúng ta chỉ có thể xây dựng 
chủ nghĩa xã hội bằng cách tăng gia sản xuất 
và thực hành tiết kiệm. Sản xuất mà không 
tiết kiệm thì khác nào gió vào nhà trống. Cho 
nên phải biết giữ gìn của công. Tham ô, lãng 
phí tài sản của Nhà nước, của tập thể, của 
nhân dân là hành động trộm cắp, mà ai cũng 
phải thù ghét, phải trừ bỏ. Phải biết quý trọng 
sức người là vốn quý nhất của ta. Chúng ta 
cần hết lòng chăm sóc sức khoẻ và sử dụng 
Vũ Thị Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 198 - 207 
 Email: jst@tnu.edu.vn 205 
thật hợp lý sức lao động của nhân dân ta. 
Đồng thời, Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh đến 
tính kỷ luật cả trong học tập và lao động. 
“Tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải có khoa 
học và kỷ luật”, “Phải giữ gìn kỷ luật”, “Đoàn 
kết tốt, kỷ luật tốt”. 
Thứ ba, giáo dục lòng yêu nước, thương nòi 
Ngoài tri thức đạo đức thì tình cảm đạo đức 
cũng là nội dung quan trọng trong giáo dục 
đạo đức. Những giá trị đạo đức thu nhận được 
bằng lý trí dù có tốt đẹp đến đâu, nếu không 
được một tình cảm đạo đức trong sáng và sâu 
sắc thôi thúc thì cũng chỉ dừng lại ở mức độ 
thu nhận thông tin, chưa đủ cơ sở để biến 
thành hành vi đạo đức. Vì vậy, theo Hồ Chí 
Minh giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh 
niên rất cần phải giáo dục lòng yêu nước, 
thương nòi. Đó là giáo dục ý thức và tình cảm 
dân tộc, truyền thống lịch sử của dân tộc, 
truyền thống cách mạng trong lịch sử vẻ vang 
của Đảng ta. Trong tình hình hiện nay, giáo 
dục lòng yêu nước đối với thanh niên là giáo 
dục ý thức bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, 
chủ quyền toàn vẹn của quốc gia; kiên định lý 
tưởng, mục tiêu và con đường phát triển của 
đất nước “Độc lập d n tộc g n liền với chủ 
ngh a hội”, trách nhiệm xây dựng chủ 
nghĩa xã hội gắn liền với bảo vệ Tổ quốc; bảo 
vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn 
xã hội, bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhân dân. 
Điều này giải thích tại sao trong giáo dục đạo 
đức cho thanh niên, ngoài các giá trị đạo đức, 
Hồ Chí Minh còn đặc biệt chú trọng đến bồi 
dưỡng tình cảm đạo đức. Người khẳng định 
nhiệm vụ “cốt nhất” của nhà trường là: phải 
dạy cho học trò biết yêu nước, thương nòi. 
Phải dạy cho họ có ý chí tự lập, tự cường, 
quyết không chịu thua kém ai, quyết không 
chịu làm nô lệ. Huấn thị tại Đại hội sinh viên 
lần thứ II năm 1958, Người dạy thanh niên 
phải có sáu cái yêu: Yêu Tổ quốc, nhân dân, 
xã hội chủ nghĩa, lao động, khoa học và kỹ 
thuật. Trong đó, yêu Tổ quốc, nhân dân được 
Người đặt lên hàng đầu. Yêu Tổ quốc thì 
thanh niên phải làm sao cho Tổ quốc ta giàu 
mạnh. Muốn cho Tổ quốc giàu mạnh thì phải 
ra sức lao động, ra sức tăng gia sản xuất, thực 
hành tiết kiệm. Yêu nhân dân thì phải hiểu rõ 
sinh hoạt của nhân dân, biết dân còn cực khổ 
như thế nào, biết chia sẻ những lo lắng, tủi 
buồn, những công việc nặng nhọc với nhân 
dân. Theo Hồ Chí Minh, cách tốt nhất để bồi 
dưỡng lòng yêu nước thương nòi cho thanh 
niên là giáo dục truyền thống dân tộc, truyền 
thống cách mạng. Thông qua giáo dục truyền 
thống, những giá trị tốt đẹp, như: lòng tự hào 
dân tộc, ý thức và hành vi sẵn sàng xả thân 
bảo vệ độc lập và chủ quyền quốc gia sẽ được 
củng cố, được nâng lên, làm cho thanh niên 
thấy được giá trị lớn lao, ý nghĩa đích thực 
của cuộc sống hòa bình, tự do, độc lập. 
Những giá trị ấy trở thành tình cảm, động lực 
thôi thúc thanh niên vượt qua mọi khó khăn, 
hy sinh gian khổ để bảo vệ độc lạp chủ quyền 
quốc gia, vươn lên trong sự nghiệp xây dựng 
cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc. 
Cũng theo Hồ Chí Minh, giáo dục lòng yêu 
nước, thương nòi cũng cần phải giáo dục sự 
giác ngộ xã hội chủ nghĩa cho thế hệ trẻ là 
giáo dục sự nhận thức đúng đắn về chủ nghĩa 
xã hội, phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng dân 
tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, 
giải phóng con người, phấn đấu vì lý tưởng 
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. 
Như vậy, với quan điểm luôn tin tưởng vào 
bản chất và sức mạnh của thanh niên nhưng 
phải giáo dục để họ trở thành lực lượng kế tục 
sự nghiệp cách mạng. Theo Chủ tịch Hồ Chí 
Minh, thanh niên phải được giáo dục vừa 
“hồng”, vừa “chuyên”. Với một tầm nhìn 
chiến lược, ngày 22/7/1926, Người đã viết thư 
gửi Ủy ban Trung ương Đoàn thanh niên 
Cộng sản Lênin xin phép gửi một số thiếu nhi 
Việt Nam sang Liên Xô học tập để các em 
được tiếp thu một nền giáo dục cộng sản chủ 
nghĩa tốt đẹp. 
Hơn một tháng sau khi giành được chính 
quyền, Người đã yêu cầu Chính phủ thực hiện 
cấp tốc việc nâng cao dân trí, xem việc diệt 
giặc dốt cũng cấp bách như diệt giặc đói và 
giặc ngoại xâm. Bồi dưỡng thế hệ thanh niên 
là công việc hết sức công phu và bền bỉ, là sự 
nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. 
Thanh niên phải được giáo dục một cách toàn 
diện. Người yêu cầu: Trong việc giáo dục và 
học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức 
cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn 
hoá, kỹ thuật, lao động và sản xuất. Người 
Vũ Thị Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 198 - 207 
 Email: jst@tnu.edu.vn 206 
đặc biệt coi trọng giáo dục đạo đức, xem đó là 
nền tảng của con người cách mạng. 
Thứ tư, giáo dục lý tưởng cách mạng, niềm 
tin đối với sự nghiệp cách mạng do Đảng 
Cộng sản Việt Nam l nh đạo 
Lý tưởng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong 
đời sống con người. Lý tưởng là trạng thái 
hoàn hảo nhất mà người ta mong muốn đạt 
tới, lý tưởng sẽ thôi thúc con người hành 
động để thỏa mãn các nhu cầu, lợi ích. Trong 
đó, thanh niên là lớp người trẻ tuổi đang phát 
triển để hoàn thiện nhân cách. Thanh niên 
luôn khao khát lý tưởng và hành động thực 
hiện lý tưởng, hướng tới các giá trị xã hội, 
nhưng lại chưa đủ kinh nghiệm và sự từng trải 
để có suy xét, đánh giá các giá trị, lựa chọn 
giá trị theo sự chỉ dẫn sáng suốt của lý trí. Vì 
thế, thanh niên rất cần đến những tác động 
của giáo dục xã hội để định hướng cho họ 
thực hiện lý tưởng mà Đảng và dân tộc đã lựa 
chọn. Lý tưởng cách mạng mà Chủ tịch Hồ 
Chí Minh quan tâm giáo dục cho thanh niên 
là phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập, 
cho chủ nghĩa xã hội toàn thắng trên đất nước 
Việt Nam và thế giới. Theo Hồ Chí Minh, có 
giác ngộ lý tưởng thì mới giúp thanh niên 
hiểu được lý tưởng đó cao đẹp như thế nào, 
thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc thực 
hiện lý tưởng. Với ý nghĩa đó, giáo dục lý 
tưởng cách mạng chính là giáo dục cho thanh 
niên lý tưởng sống và niềm tin vào sự nghiệp 
do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. 
Song song với việc giáo dục lý tưởng, Hồ Chí 
Minh cũng yêu cầu phải bồi dưỡng chí khí 
cách mạng cho thanh niên. Đó là ý chí, nghị 
lực, khí phách, khí tiết của người cách mạng, 
là tính kiên trì, nhẫn nại, vượt khó. Không có 
chí khí cách mạng thì thanh niên không vượt 
qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh mất mát 
trên con đường cách mạng để thực hiện lý 
tưởng và như thế không thể trở thành một hình 
mẫu lý tưởng trung với nước, hiếu với dân. 
Để thanh niên kiên định mục tiêu, lý tưởng, 
ngoài bồi dưỡng chí khí cách mạng, cần phải 
hình thành niềm tin vào tương lai cách mạng 
cho thanh niên. Niềm tin chỉ được hình thành, 
củng cố trên cơ sở của lý trí, của tri thức khoa 
học. Chủ nghĩa Mác - Lênin, đỉnh cao của tri 
thức nhân loại, được Đảng ta lựa chọn làm 
nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi 
hành động. Đây là cơ sở khoa học để Đảng ta 
xác đinh mục tiêu, đề ra đường lối, chủ 
trương cho cách mạng Việt Nam. Do đó, tạo 
lập niềm tin của thanh niên vào tương lai cách 
mạng thì phải giáo dục thanh niên thấm nhuần 
chủ nghĩa Mác – Lênin. Cần trang bị cho 
thanh niên thế giới quan duy vật, phương 
pháp luận biện chứng và nhân sinh quan cách 
mạng làm cho họ nhận thức rõ con đường 
phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam là 
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. 
Như vậy, giáo dục thanh niên nắm bắt và 
nhận thức đúng đắn đường lối, chủ trương, 
chính sách của Đảng và Nhà nước là tạo lập 
niềm tin cho thanh niên tin vào sự nghiệp 
lãnh đạo của Đảng, vào tính tất thắng của sự 
nghiệp cách mạng. Điều đó giúp thanh niên 
không giao động, bi quan khi gặp khó khăn, 
luôn giữ vững lập trường quan điểm, có thêm 
ý chí, nghị lực để vượt qua mọi gian khổ trên 
bước đường cách mạng, quyết tâm đưa cách 
mạng đến thắng lợi cuối cùng. 
Thứ năm, giáo dục thái độ tận tụy phục vụ, 
cống hiến cho Tổ quốc, nh n d n 
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một mẫu mực về 
tinh thần làm việc trách nhiệm, hết lòng, hết 
sức cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp cách 
mạng của Đảng và dân tộc. Người định nghĩa 
về tinh thần trách nhiệm bằng những từ ngữ 
rất giản dị, dễ hiểu: “Tinh thần trách nhiệm 
là: n m vững chính sách, đi đúng đường lối 
quần chúng, làm tròn nhiệm vụ” [9, tr. 249]. 
Nhận thức sâu sắc trách nhiệm, bổn phận của 
mình trước dân tộc, nhân dân và trước Đảng, 
trong suốt quá trình hoạt động cách mạng sôi 
nổi, đầy cam go, thử thách, Nguyễn Ái Quốc - 
Hồ Chí Minh đã nêu cao tinh thần trách 
nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, 
phục vụ nhân dân và tinh thần ấy đã được 
Người hun đúc cho thanh niên. Vì vậy, trong 
giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, 
Người luôn đề cao tinh thần trách nhiệm, thực 
hành chủ nghĩa tập thể. 
Tinh thần trách nhiệm mà Hồ Chí Minh đề 
cập ở đây là thanh niên phải nói và làm đúng 
với chủ trương, đường lối của Đảng và chính 
sách, pháp luật của Nhà nước; chống chủ 
nghĩa cá nhân, không được vì lợi ích cá nhân 
Vũ Thị Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 198 - 207 
 Email: jst@tnu.edu.vn 207 
mà nói sai, làm sai. Nắm vững mục tiêu lý 
tưởng của Đảng trong toàn bộ tiến trình cách 
mạng và được cụ thể hóa bằng đường lối, chủ 
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của 
Nhà nước trong từng giai đoạn để thực hiện 
cho đúng, để tuyên truyền, giáo dục, vận động 
Nhân dân làm theo cho đúng. Đồng thời, đề 
cao tinh thần trách nhiệm Hồ Chí Minh luôn 
đòi hỏi thanh niên cần kiên quyết bảo vệ chân 
lý, bảo vệ cái đúng, cái tích cực; dũng cảm 
đấu tranh với những cái sai, khuyết điểm, cái 
tiêu cực; nghiêm khắc tự phê bình, phê bình, 
thẳng thắn nhìn nhận khuyết điểm của cá 
nhân và tổ chức mình, cầu thị, tích cực sửa 
chữa hạn chế, khuyết điểm. Muốn vậy thanh 
niên phải luôn luôn đặt nghĩa vụ lên trên 
quyền lợi, phải ra sức lao động, học tập để 
cống hiến chứ không phải chỉ biết có đòi hỏi. 
Trong mọi công việc, thanh niên cần phải nêu 
cao tinh thần đâu cần thanh niên có, việc gì 
khó có thanh niên, gian khổ thì đi trước, 
hưởng thụ nhận sau mọi người. Trong mối 
quan hệ giữa cá nhân và xã hội, Hồ Chí Minh 
đòi hỏi thanh niên phải tự hỏi mình đã làm gì 
cho nước nhà, chứ không phải hỏi là nước 
nhà đã cho mình những gì. Với Hồ Chí Minh, 
cống hiến cho Tổ quốc, phục vụ cho nhân dân 
là nét đẹp của đạo đức cách mạng. Bởi lẽ, 
“Thanh niên là lớp người trẻ, khoẻ, có nhiệt 
tình cách mạng, nhạy cảm với cái mới, cái 
tiến bộ” [10, tr. 58]. Theo đó,. Muốn hết lòng 
hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân 
thì thanh niên cần phải đấu tranh chống lại 
chủ nghĩa cá nhân. Vì chủ nghĩa cá nhân là 
“chỉ biết mình béo, mặc thiên hạ gầy”, chỉ 
muốn “mọi người vì mình” mà không biết 
“mình vì mọi người”. Mặt khác, thanh niên 
còn phải ra sức rèn luyện và thực hành chủ 
nghĩa tập thể. Nói chuyện với học sinh các 
trường trung học ở Hà Nội, Người chỉ rõ 
nhiệm vụ chính của thanh niên học sinh là 
học tập. Mục đích của việc học không phải vì 
danh vọng của cá nhân, cốt được mảnh bằng 
để làm ông nọ, bà kia. Thanh niên cần phải 
xác định động cơ, mục đích học tập cho đúng. 
Học là phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, 
làm cho dân giàu, nước mạnh. 
3. Kết luận 
Hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục 
đạo đức cách mạng cho thanh niên là một hệ 
thống các quan điểm của Người về vai trò của 
thanh niên và về tầm quan trọng, nội dung, 
phương pháp giáo dục đạo đức cách mạng 
cho thanh niên nhằm giúp thanh niên hình 
thành lý tưởng cao đẹp, những phẩm chất đạo 
đức, lối sống mới đáp ứng được các yêu cầu 
của sự nghiệp cách mạng. Vì vậy, trong giai 
đoạn cách mạng hiện nay, tư tưởng của Người 
vẫn còn nguyên giá trị trong thực tiễn, là một 
định hướng chính trị rất lớn để Đảng và Nhà 
nước có những chiến lược đúng đắn để hình 
thành lớp người trẻ tuổi gánh vác trọng trách 
lớn của dân tộc. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1]. H. L. Do, “President Ho Chi Minh with the issue 
of revolutionary ethics,” Journal of Political 
Theory, vol. 59-63, no. 5, pp. 43-44, 2019. 
[2]. Communist Party of Vietnam, Document of the 
Seventh Conference of the Central Executive 
Committee, Session X, National Publishing 
House Publishing House, Hanoi, 2008. 
[3]. Ho Chi Minh Complete episode, episode 9. 
National Political Publishing House, Hanoi, 2011. 
[4]. Ho Chi Minh Complete episode, episode 5. 
National Political Publishing House, Hanoi, 2011. 
[5]. Ho Chi Minh Complete episode, episode 14. 
National Political Publishing House, Hanoi, 2011. 
[6]. Ho Chi Minh Complete episode, episode 3. 
National Political Publishing House, Hanoi, 2011. 
[7]. Ho Chi Minh Complete episode, episode 13. 
National Political Publishing House, Hanoi, 2011. 
[8]. Ho Chi Minh Complete episode, episode 11. 
National Political Publishing House, Hanoi, 2011. 
[9]. Ho Chi Minh Complete episode, episode 7. 
National Political Publishing House, Hanoi, 2011. 
[10]. M. T. Nguyen, “Ethical education for 
Vietnamese youth today and some effective 
solutions,” Journal of Political Theory, vol. 
56-64, no. 2, pp. 58, 2020. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_duc_dao_duc_cach_mang_cho_thanh_nien_viet_nam_theo_tu_t.pdf