Giải pháp xác định ranh giới vùng ảnh hưởng do khai thác hầm lò các vỉa than chưa tiến hành quan trắc

Bài báo trình bày giải pháp xác định ranh giới vùng ảnh hưởng (VAH) cho

các khu vực khai thác hầm lò chưa tiến hành quan trắc dịch động. Thực

nghiệm được thực hiện tại khu vực khai thác lò chợ vỉa G9CĐ mỏ Mông

Dương. Các góc dịch động biên được tính toán từ dữ liệu lỗ khoan địa chất

của mỏ theo phương pháp Kazakowski, đồng thời các góc này cũng được

tính toán từ số liệu quan trắc tại khu vực khai thác vỉa I12 trong cùng mỏ và

có điều kiện địa chất, phương pháp khai thác tương đồng với vỉa G9. Kết quả

cho thấy các thông số góc xác định bằng hai phương pháp này cho độ lệch là

7.7% và chủ yếu là về phía xuôi dốc. Dùng các góc dịch động vừa tìm được

từ hai phương pháp để xác định VAH khu vực khai thác vỉa G9CĐ. Sau đó tiến

hành so sánh VAH về hình dạng và diện tích, kết quả cho thấy các đường

ranh giới rất sát nhau, sai lệch về diện tích là 6.9%. Do vậy, góc dịch động

biên được xác định theo phương pháp Kazakowski đáng tin cậy, có thể dùng

để xác định VAH cho các khu vực mới chỉ có kế hoạch khai thác hoặc đã khai

thác nhưng chưa được quan trắc.

pdf 8 trang kimcuc 3320
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp xác định ranh giới vùng ảnh hưởng do khai thác hầm lò các vỉa than chưa tiến hành quan trắc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp xác định ranh giới vùng ảnh hưởng do khai thác hầm lò các vỉa than chưa tiến hành quan trắc

Giải pháp xác định ranh giới vùng ảnh hưởng do khai thác hầm lò các vỉa than chưa tiến hành quan trắc
 Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất Tập 59, Kỳ 4 (2018) 19-26 19 
Giải pháp xác định ranh giới vùng ảnh hưởng do khai thác hầm 
lò các vỉa than chưa tiến hành quan trắc 
Nguyễn Quốc Long *, Lê Văn Cảnh 
Khoa Trắc địa - Bản đồ và Quản lý đất đai, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam 
THÔNG TIN BÀI BÁO 
TÓM TẮT 
Quá trình: 
Nhận bài 15/6/2018 
Chấp nhận 20/7/2018 
Đăng online 31/8/2018 
 Bài báo trình bày giải pháp xác định ranh giới vùng ảnh hưởng (VAH) cho 
các khu vực khai thác hầm lò chưa tiến hành quan trắc dịch động. Thực 
nghiệm được thực hiện tại khu vực khai thác lò chợ vỉa G9CĐ mỏ Mông 
Dương. Các góc dịch động biên được tính toán từ dữ liệu lỗ khoan địa chất 
của mỏ theo phương pháp Kazakowski, đồng thời các góc này cũng được 
tính toán từ số liệu quan trắc tại khu vực khai thác vỉa I12 trong cùng mỏ và 
có điều kiện địa chất, phương pháp khai thác tương đồng với vỉa G9. Kết quả 
cho thấy các thông số góc xác định bằng hai phương pháp này cho độ lệch là 
7.7% và chủ yếu là về phía xuôi dốc. Dùng các góc dịch động vừa tìm được 
từ hai phương pháp để xác định VAH khu vực khai thác vỉa G9CĐ. Sau đó tiến 
hành so sánh VAH về hình dạng và diện tích, kết quả cho thấy các đường 
ranh giới rất sát nhau, sai lệch về diện tích là 6.9%. Do vậy, góc dịch động 
biên được xác định theo phương pháp Kazakowski đáng tin cậy, có thể dùng 
để xác định VAH cho các khu vực mới chỉ có kế hoạch khai thác hoặc đã khai 
thác nhưng chưa được quan trắc. 
© 2018 Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Tất cả các quyền được bảo đảm. 
Từ khóa: 
Ranh giới ảnh hưởng 
Vỉa I12 
Vỉa G9CĐ 
Khai thác mỏ hầm lò 
Góc dịch động biên 
1. Mở đầu 
Việc xác định chính xác ranh giới vùng ảnh 
hưởng (VAH) lên bề mặt theo kế hoạch khai thác 
mỏ hầm lò có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhằm 
cảnh báo sớm những khu vực có thể chịu ảnh 
hưởng bởi quá trình khai thác, đưa ra các biện 
pháp bảo vệ công trình phù hợp trong vùng bị ảnh 
hưởng hoặc điều chỉnh kế hoạch khai thác hợp lý 
nhằm giảm thiểu tác động rủi ro tới công trình. 
Ngoài ra VAH có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong 
công tác đánh giá tác động môi trường phục vụ 
việc đánh giá tính khả thi của các dự án mỏ dự kiến 
khai thác. Những nghiên cứu về biến dạng bề mặt 
mỏ rất phổ biến tại các nước Anh, Đức, Ba Lan, 
Nga, Bỉ và Pháp v.v... (Xu & et al, 2013; Hu & Cui, 
2011; Salustowicz, 1991; Yang & Xia, 2013). Một 
số nghiên cứu về dịch chuyển ở mỏ theo hướng 
hiện đại như ứng dụng mạng trí tuệ nhân tạo cũng 
phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây 
(Tomaž & Goran, 2003; LI & et al, 2013; Kim & et 
al, 2009; Nguyễn Quốc Long, 2016; Vo Chi My và 
nnk, 2014). Việc nghiên cứu dự báo mức độ ảnh 
hưởng và các chỉ số dịch chuyển biến dạng cũng 
được nhiều nhà khoa học quan tâm (Nguyen Quoc 
Long, 2016; Nguyen Quoc Long và nnk, 2016). Dù 
nghiên cứu hiện đại hay truyền thống thì góc dịch 
_____________________ 
*Tác giả liên hệ 
E-mail: nguyenquoclong@humg.edu.vn 
20 Nguyễn Quốc Long, Lê Văn Cảnh/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 59 (4), 19-26 
động biên phục vụ xác định VAH chủ yếu vẫn được 
xác định bằng các phương pháp như nghiên cứu 
trong phòng thí nghiệm, xác định từ số liệu quan 
trắc và phương pháp vùng tương tự. Phương pháp 
nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho độ tin cậy 
không cao, ít được áp dụng (Nguyễn Đình Bé & 
Vương Trọng Kha, 2000). Phương pháp quan trắc 
thực địa cho phép xác định chính xác các góc dịch 
động biên, mức độ và phạm vi của VAH trên bề 
mặt. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ xác định 
được VAH sau khi đã xảy ra dịch chuyển và biến 
dạng lên tới bề mặt. Đối với các mỏ đang khai thác 
nhưng chưa có trạm quan trắc hoặc các mỏ mới 
chỉ có kế hoạch khai thác cần xác định VAH để 
phục vụ đánh giá tác động môi trường nhằm đánh 
giá tính khả thi của dự án, thì phương pháp này 
không khả dụng. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn 
trên, Kazakowski đã đề xuất phương pháp xác 
VAH bằng góc dịch động biên được xác định dựa 
trên dữ liệu địa chất mỏ. Theo phương pháp này 
góc dịch động biên của các mỏ chưa được nghiên 
cứu được xác định dựa trên các điều kiện về cấu 
tạo địa chất, tính chất cơ lý đá và góc dịch chuyển 
theo phương của vỉa (Edward & Karol, 1990; 
Nguyễn Đình Bé & Vương Trọng Kha, 2000). 
Phương pháp này có ưu điểm nổi bật là xác định 
nhanh chóng thông số các góc dịch dộng biên từ 
dữ liệu địa chất, kế hoạch khai thác. Điều đó cho 
phép xác định sớm VAH cho các khu vực mỏ chưa 
có dữ liệu quan trắc nhằm phục vụ bảo vệ các công 
trình trên bề mặt mỏ. Xác định VAH theo kế hoạch 
phai thác của các mỏ mới phục vụ đánh giá tác 
động môi trường, điều chỉnh thiết kế mỏ và lập kế 
hoạch khai thác mỏ an toàn, hiệu quả. 
2. Phương pháp xác định VAH 
2.1. Vùng ảnh hưởng do khai thác hầm lò 
Khi khai thác khoáng sản bằng phương pháp 
hầm lò, đất đá phía trên khoảng trống khai thác 
dưới sự tác động của trọng lực và trọng lượng sẽ 
sụt xuống lấp vào khoảng trống khai thác, quá 
trình này lan dần lên bề mặt và tạo ra một vùng sụt 
lún hay còn gọi là vùng ảnh hưởng do khai thác 
(Hình 1). Để xác định VAH do khai thác hầm lò, cần 
tiến hành xác định các góc dịch động biên theo 
hướng dốc (hướng B-B) và hướng đường phương 
của vỉa (hướng A-A). 
2.2. Góc dịch động biên 
Góc dịch động biên là góc nằm ngoài vùng 
trống khai thác, cùng với góc dịch chuyển trong 
lớp đất bồi φ (được sử dụng khi lớp đất phủ dày 
hơn 5m) để xác định phạm vi VAH trên bề mặt do 
khai thác hầm lò. Trên các mặt cắt chính của VAH 
góc này được tạo bởi đường nối biên giới vùng 
trống đã khai thác đến các điểm giới hạn dịch 
chuyển trên mặt đất với các đường thẳng nằm 
ngang. Phân biệt các góc dịch động biên như sau: 
βo (về phía vách, phía ranh giới dưới của lò chợ); 
β01 (về phía trụ, phía ranh giới dưới của lò chợ); 
𝛾𝑜: (về phía ranh giới trên của lò chợ) (Hình 2a); 
δo: (theo phương của vỉa) (Hình 2b). 
2.3. Nguyên lý xác định ranh giới VAH theo 
góc dịch động biên 
Để xác định ranh giới VAH trên mặt đất do 
ảnh hưởng của quá trình khai thác khoáng sản
Hình 1. Vùng ảnh hưởng do khai thác hầm lò (Unlu Tugrul, Akcin Hakan, & Yilmaz Ozgur, 2013). 
 Nguyễn Quốc Long, Lê Văn Cảnh/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 59 (4), 19-26 21 
 bằng phương pháp hầm lò, trên bản đồ ta vạch 
một số hướng đặc trưng I-I, II-II, v.v... và theo các 
hướng đó xây dựng các mặt cắt (Hình 3). 
Trên mặt cắt đứng để xác định ranh giới vùng 
chịu ảnh hưởng do khai thác cần dựa vào các góc 
βo, γo, δo, φ. Tại ranh giới khai thác của lò chợ, dựng 
các góc dịch động biên βo, γo về phía ngoài khu khai 
thác và dựng góc dịch chuyển φ trong lớp đất bồi 
sẽ nhận được các điểm A, B, C, D, v.v. .. Triển các 
điểm đó lên bản đồ và nối chúng lại với nhau, 
đường nối này sẽ là ranh giới VAH do khai thác 
theo hướng vuông góc với phương của vỉa. 
Tương tự như vậy dựng mặt cắt V-V và dùng 
các góc δo và φ xác định các điểm biên giới T, T1 
theo phương của vỉa, sau đó biểu thị các điểm này 
lên bản đồ. 
Sau khi làm xong công việc đó ta có ranh giới 
VAH trên bề mặt do khai thác hầm lò. Xác định vị 
trí các công trình nằm trong phạm vi đó, xét hạng 
bậc công trình, hệ số an toàn và kết quả tính toán 
biến dạng dự báo trên mặt đất mà chọn các 
phương pháp hợp lý để bảo vệ các công trình đó. 
3. Xác định ranh giới VAH do khai thác hầm 
lò các vỉa than chưa tiến hành quan trắc 
3.1. Lựa chọn khu vực nghiên cứu 
G9 là một trong những vỉa cho sản lượng 
chính tại mỏ Mông Dương. Theo kế hoạch khai 
thác mới nhất của mỏ Mông Dương được duyệt 
bởi tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản 
Hình 2. Góc dịch động biên. (a) Góc theo hướng dốc; (b) Góc theo đường phương. 
Hình 3. Khoanh vùng ảnh hưởng do khai thác. 
22 Nguyễn Quốc Long, Lê Văn Cảnh/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 59 (4), 19-26 
Việt Nam từ 2016 đến 2022 vỉa G9 sẽ khai thác từ 
mức -100m tới -250m. Hiện tại, trên bề mặt mỏ 
khai thác lò chợ cánh đông của vỉa này (G9CĐ) 
chưa có trạm quan trắc dịch chuyển biến dạng. Do 
vậy, chưa thể xác định VAH do khai thác vỉa này 
bằng phương pháp quan trắc thực địa. Tuy nhiên, 
tại khu vực cánh đông có 2 lỗ khoan thăm dò địa 
chất, với nghiên cứu chi tiết đảm bảo xác định 
được chính xác tính cơ lý đất đá của khu vực mỏ. 
Vì vậy, hoàn toàn có thể xác định thông số các góc 
dịch động biên từ dữ liệu địa chất theo phương 
pháp Kazakowski (góc dịch động lý thuyết). Mặt 
khác, trong mỏ Mông Dương vỉa I12 đã khai thác, 
sự dịch chuyển biến dạng do ảnh hưởng khai thác 
đã lan tới mặt đất và đã được quan trắc bằng 
phương pháp trắc địa. Vỉa I12 có đặc điểm cơ lý 
đất đá và phương pháp khai thác tương đồng với 
vỉa G9. Vì vậy, có thể dùng các góc dịch động biên 
được xác định từ số liệu quan trắc vỉa I12 (góc dịch 
động quan trắc) để làm cơ sở đánh giá tính khả 
dụng của các góc dịch động và độ tin cậy VAH xác 
định theo phương pháp Kazakowski. Từ các phân 
tích nêu trên cho thấy vỉa G9CĐ mỏ Mông Dương 
có dữ liệu phù hợp với yêu cầu thực nghiệm của 
bài báo. 
3.2. Đặc điểm khu vực nghiên cứu 
Mỏ Mông Dương thuộc địa phận thành phố 
Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thành 
phố khoảng 10km về hướng Bắc. Phía Bắc, Đông 
Bắc giáp với sông Mông Dương và biển. Phía Nam 
giáp với mỏ than Bắc Quảng Lợi và Bắc Cọc Sáu. 
Phía Tây giáp với mỏ Khe Chàm. Vỉa G9 là một 
trong các vỉa cho trữ lượng lớn của mỏ. Việc xác 
định ranh giới ảnh hưởng của khai thác hầm lò 
trên bề mặt có ý nghĩa đặc biệt quan khi trên bề 
mặt khu mỏ vẫn có một số khu dân cư sinh sống 
và nhiều công trình quan trọng của mỏ như: Giếng 
chính và nhà trục giếng chính, giếng phụ và nhà 
trục giếng phụ, trạm quạt gió, băng tải than và 
Bunke rót than, nhà sửa chữa cơ khí, nhà tắm, sấy, 
nhà ăn, nhà để xe, trạm chuyển tải, trạm tời dồn 
toa, trạm sửa chữa ôtô, trạm điện điêzen, nhà văn 
phòng, nhà sinh hoạt và nhà cứu hoả, hệ thống cấp, 
thải nước, hệ thống sân ga đường sắt khổ 
1000mm được nối ra tuyến đường sắt Cao Sơn - 
Cửa Ông. 
3.3. Xác định các giá trị góc dịch động biên 
3.3.1. Xác định các góc dịch động biên theo phân 
tích địa tầng các lỗ khoan địa chất 
Tại khu vực cánh đông của mỏ Mông Dương 
có địa tầng lỗ khoan 11 và M2; các lỗ khoan này 
đều là các lỗ khoan sâu được thực hiện tại vị trí đặc 
trưng về điều kiện địa chất của mỏ. Tiến hành 
phân tích địa tầng lỗ khoan địa chất trên và tính 
toán hệ số cứng địa tầng đất đá mỏ theo công thức: 
𝑓 =
30. 𝑓𝑐 + 70. 𝑓𝑚
100
Trong đó: fc - Độ cứng đất đá cứng; fm - độ 
cứng đất đá mềm 
Từ công thức (1) tính được độ cứng đất đá 
của khu vực cánh đông mỏ Mông Dương theo địa 
tầng lỗ khoan 11 cho kết quả f = 4,80 và lỗ khoan 
M2 có f = 4,55; hệ số cứng đất đá trung bình của 
khu vực này là f ≈ 4.67. 
Với độ cứng đất đá f = 4.67, theo lý thuyết 
được đề xuất bởi Kazakowski khu vực cánh đông 
mỏ Mông Dương được phân loại thuộc nhóm mỏ 
số 6 trong bảng phân hạng về mỏ theo mức độ 
nghiên cứu dịch chuyển (Viện VNIMI, 1981). 
Nhóm mỏ này có góc dịch động biên theo lý thuyết 
là 𝛿𝑜 = 65
𝑜; 𝛾𝑜 = 65
𝑜 𝑣à 𝛽𝑜 = 39
𝑜; cũng theo 
dữ liệu các lỗ khoan, lớp đất bồi của khu vực luôn 
ẩm ướt, có tính chất ngậm nước, chiều dày từ 5 ÷ 
25m. Do vậy, góc dịch chuyển trong lớp đất bồi 
trong khu vực này là φ = 45o. 
3.3.2. Xác định góc dịch động biên từ số liệu quan 
trắc thực địa tại vỉa I12 
Trạm quan trắc gồm 3 tuyến được bố trí trên 
trên khu vực khai thác vỉa I12 có vị trí tại khu vực 
cánh Đông của mỏ. Tuyến P được bố trí dọc theo 
hướng đường phương, tuyến D1 và tuyến D2 
được bố trí theo hướng dốc của vỉa khai thác, sơ 
đồ các tuyến quan trắc được thể hiện trên Hình 4. 
Quá trình quan trắc tiến hành quan trắc với 12 chu 
kỳ đo, khoảng thời gian quan trắc giữa 2 chu kỳ 
xấp xỉ 3 tháng. Thiết bị quan trắc là máy thủy 
chuẩn Leica B20, độ chính xác đo đạc thỏa mãn 
tiêu chuẩn Việt Nam ngành Trắc địa mỏ với sai số 
đo đạc ≤20√L (mm) (Viện tiêu chuẩn quốc gia 
Việt Nam, 2015). 
Từ số liệu quan trắc vỉa I12 xác định được các 
vị trí xuất hiện giá trị biến dạng tiêu chuẩn, biến 
dạng ngang tiêu chuẩn là 2.10−3, độ nghiêng tiêu 
chuẩn là 4.10−3 độ cong tiêu chuẩn là 0,2.10−3 
(Nguyễn Đình Bé & Vương Trọng Kha, 2000), từ 
các vị trí này kẻ đường thẳng nối với ranh giới lò 
(1) 
 Nguyễn Quốc Long, Lê Văn Cảnh/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 59 (4), 19-26 25 
Bảng 1. So sánh góc dịch động. 
khai thác hợp với phương nằm ngang phía ngoài 
vùng khai thác ta được các góc dịch động biên 
𝛽0, 𝛾0, 𝛿0 (Hình 1). Các giá trị góc dịch động biên 
tính được từ số liệu quan trắc vỉa I12 là 𝛿𝑜 =
65𝑜; 𝛾𝑜 = 65
𝑜 𝑣à 𝛽𝑜 = 36
𝑜; 
Tên góc 
Góc dự kiến 
(độ) 
Quan trắc 
(độ) 
Độ lệch 
(%) 
o 65 65 0.0 
o 65 65 0.0 
o 39 36 7.7 
Giá trị các thông số góc dịch động lý thuyết và 
các góc dịch động quan trắc được thể hiện trên 
Bảng 1. So sánh các thông số góc dịch động biên 
trên Bảng 1 có thể thấy được các giá trị góc này có 
giả trị tương đồng, các góc 𝛾0, 𝛿0 có giá trị bằng 
nhau, góc dịch động biên về hướng xuôi dốc 𝛽0 
lệch nhau 7,7%. Từ đây có thể khẳng định rằng các 
góc dịch động biên xác định từ dữ liệu địa chất của 
mỏ theo phương pháp Kazakowski là đáng tin cậy. 
3.4. Xác định ranh giới dịch chuyển biến dạng 
do ảnh hưởng khai thác G9CĐ mỏ Mông 
Dương 
Để xác định phạm vi ranh giới dịch động do 
khai thác hầm lò vỉa G9CĐ tại lò chợ mức -250 ÷ -
100m ta tiến hành lập các trục mặt cắt theo hướng 
dốc và hướng đường phương của vỉa khai thác. 
Càng nhiều mặt cắt thì mức độ chi tiết xác định 
ranh giới dịch động do khai thác hầm lò càng tăng. 
Tại vỉa G9CĐ dựng 4 mặt cắt P theo phương và 4 
mặt cắt D theo dốc, các mặt cắt được dựng tại các 
vị trí đặc trưng của lò chợ. Tại các vị trí ranh giới 
trên và dưới của lò chợ, dựng các góc dịch động 
biên đã được xác định được ở Bảng 1, giao điểm 
của các đường này với phần đáy lớp đất phủ được 
Hình 4. Sơ đồ trạm quan trắc trên khu vực khai thác vỉa I12. 
26 Nguyễn Quốc Long, Lê Văn Cảnh/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 59 (4), 19-26 
Bảng 2. So sánh diện tích vùng dịch chuyển 
biến dạng 
xác định (Hình 5, 6). Từ phần đáy lớp đất phủ 
dựng góc dịch chuyển φ = 45o, giao điểm của 
đường này với bề mặt địa hình đây chính là điểm 
nằm trên đường giới hạn phạm vi ảnh hưởng của 
khai thác (Hình 7). 
Ranh giới VAH được xác định đồng thời từ 
thông số góc dịch động lý thuyết và thông số góc 
dịch động quan trắc; so sánh VAH được xác định 
bằng cả 2 phương pháp này về cả hình dáng và 
diện tích, dễ dàng nhận thấy các đường này rất sát 
nhau, diện tích các vùng ảnh hưởng nằm trong các 
đường ranh giới này và độ lệch của chúng được 
thể hiện trên Bảng 2, ranh giới dịch vùng ảnh 
hưởng do khai thác hầm lò vỉa G9CĐ được thể hiện 
trên Hình 7.
Vùng 
ảnh 
hưởng 
Xác định theo 
góc dịch động 
lý thuyết (m2) 
Xác định theo 
góc dịch động 
trắc (m2) 
Độ 
lệch 
(%) 
Diện 
tích 
269748 289587 6.9 
4. Kết luận 
Kết quả thực nghiệm cho thấy, tại điều kiện cụ 
thể của mỏ Mông Dương giá trị góc dịch động biên 
được xác định theo phương pháp Kazakowski 
Hình 5. Mặt cắt theo dốc D1-D1. 
Hình 6. Mặt cắt theo phương P1-P1. 
 Nguyễn Quốc Long, Lê Văn Cảnh/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 59 (4), 19-26 25 
tương đồng với kết quả xác định từ số liệu quan 
trắc thực địa. Vì vậy, với những mỏ chưa có kết quả 
quan trắc thì có thể sử dụng phương pháp này để 
xác định sơ bộ góc dịch động biên nhằm đánh giá 
phạm vi dịch động do ảnh hưởng của khai thác 
hầm lò. 
Ranh giới VAH được xác định bằng các góc 
dịch động biên tính toán từ dữ liệu địa chất theo 
phương pháp Kazakowski cho kết quả sát với 
ranh giới VAH được tính toán từ số liệu quan trắc 
thực tế của vỉa nằm trong cùng khu vực. Độ lệch 
về diện tích của VAH được xác định bằng 2 
phương pháp là 6.9%. Sự sai lệch đến chủ yếu từ 
phần diện tích ảnh hưởng phía xuôi dốc vỉa. Do 
vậy, cần lưu ý nhiều hơn đến phía xuôi dốc của vỉa. 
Có thể áp dụng phương pháp Kazakowski để 
xác định ranh giới VAH cho những mỏ hầm lò 
không có số liệu quan trắc trực tiếp hoặc xác định 
VAH theo kế hoạch khai thác cho dự án khai thác 
hầm lò mới nhằm đưa ra những căn cứ ban đầu 
phục vụ cho việc đánh giá tác động tới môi trường, 
đánh giá khả thi dự án. 
Tài liệu tham khảo 
Edward, P., Karol, G., 1990. Wplyw eskploatacji 
gorniczej na powierzchnie I gorotwor. Krakow, 
Poland: Wydawnictwo AGH. 
Hu, Q., Cui, X., 2011. Key technology of predicting 
dynamic surface subsidence based on Knothe 
time function. Journal of Software. 
Kim, K., Lee, S., & Oh, H., 2009. Prediction of 
ground subsidence in Samcheok City, Korea 
using artificial neural networks and GIS. 
Environmental Geology, 61-70. 
Li, B., Zhang, L., & Zhang, W., 2013. Surface 
Subsidence Prediction Model based on BP 
Neural Network. Journal of Convergence 
Information Technology, 8(6). 
Hình 7. Ranh giới dịch động do khai thác vỉa G9CĐ mỏ Mông Dương. 
26 Nguyễn Quốc Long, Lê Văn Cảnh/Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 59 (4), 19-26 
Nguyễn Đình Bé, Vương Trọng Kha, 2000. Dịch 
chuyển và biến dạng đất đá trong khai thác mỏ. 
Nhà xuất bản Giao thông vận tải. Hà Nội. 
Nguyễn Quốc Long, 2016. Đánh giá khả năng ứng 
dụng mạng nơ-ron nhân tạo dự báo lún bề mặt 
mỏ do khai thác hầm lò. Tạp chí Khoa học Kỹ 
thuật Mỏ - Địa chất, 55. 
Nguyen Quoc Long, 2016. Sectional diagram of 
dynamic subsidence trough at the Mong 
Duong coal mine: Evaluation and prediction. 
Journal of Mining and Earth Sciences, 56. 
Nguyen Quoc Long, Vo Chi My, Bui Khac Luyen, 
2016. Divegency verification of predicted 
values and monitored deformation indicators 
in specific condition of Thong Nhat 
underground coal mine (Vietnam). The Journal 
of Polish Academy of Arts and Sciences 
(Geoinformatica Plonica), 15, 15-22. 
doi:10.4467/21995923GP.16.002.5479. 
Salustowicz. A., 1991. Mechanika górotworu, 
Wyd. Górnicz-Hutnicze, Katowice. 
Tomaž, A., Goran, T., 2003. Prediction of 
subsidence due to underground mining by 
artificial neural networks. Computers & 
Geosciences, 29(5), 627-637. 
Tugrul, U., Hakan, A., & Ozgur, Y., 2013. An 
integrated approach for the prediction of 
subsidence for coal mining basins. Engineering 
Geology, 166, 186-203. 
Viện tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam, 2015. Tiêu 
chuẩn Việt Nam ngành Trắc Địa Mỏ. Hà Nội. 
Viện VNIMI, 1981. Qui tắc bảo vệ công trình và đối 
tượng thiên nhiên chống ảnh hưởng có hại của 
khai thác hầm lò. Liên bang Nga: Viện VNIMI. 
Vo Chi My, Nguyen Tri Thanh, Nguyen Quoc Long, 
Bui Khac Luyen, 2014. Applicability of neural 
networks on surface subsidence prediction 
caused by underground mining. Hanoi: 
Publishing house for science and technology 
Xu, N., Kulatilake, P., Tian, H., Wu, X., Nan, Y., & Wei, 
T., 2013. Surface subsidence prediction for the 
WUTONG mine using a 3-D finite defference 
method. Computer and Geotechnics. 
Yang, W., Xia, X., 2013. Prediction of mining 
subsidence under thin bedrocks and thick 
unconsolidated layers based on field 
measurement and artificial neural networks. 
Computers & Geosciences, 49, 199-203. 
ABSTRACT 
An approach of determining influence boundary area due to 
underground mining of the seams without monitoring 
Long Quoc Nguyen, Canh Van Le 
Faculty of Geomatics and Land Administration, Hanoi University of Mining and Geology, Vietnam 
The paper presents the approach to determine the influence boundary areas due to underground 
mining of the seams without monitoring. The case study was held at the area underground mining G9CĐ 
seam of Mong Duong coal mine. The fracture angles are determined from geology data of mine following 
Kazakowski method, afterwards they are determined based on the subsidence observation over the 
extracting area of I12 seam, which is located at the same mine and has the similar geology conditions with 
G9 seam. Comparing the angles obtained from both methods for deviation of 7.7% and mainly 
downstream. Using these fracture angles to determine the influence boundary area due to underground 
mining G9CĐ. The differences in shape and size of determining influence areas using above two methods 
was small, about 6.9%. Therefore, the fracture angles are determined by Kazakowski method are reliable, 
they can be used to determine the influence areas due to mining of the seams, which only has a plan or 
mining without monitoring. 

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_xac_dinh_ranh_gioi_vung_anh_huong_do_khai_thac_ham.pdf