Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu của nhà ở vùng nông thôn miền núi tỉnh Thái Nguyên

Biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng trở nên trầm trọng và có xu hướng diễn biến theo chiều

hướng tiêu cực, do đó cần phải có các giải pháp thích ứng cho tất cả các lĩnh vực để giảm nhẹ và

ứng phó với các điều kiện cực đoan của biến đổi khí hậu.Trên cơ sở phân tích các tác động của

biến đổi khí hậu đã xảy ra và dựa vào các kịch bản biến đổi khí hậu cho tỉnh Thái Nguyên. Bài báo

sử dụng phương pháp ma trận xác định các tác động của biến đổi khí hậu tác động đến nhà ở nông

thôn miền núi tỉnh Thái Nguyên. Sau đó kiến nghị đưa ra các giải pháp quy hoạch và kiến trúc cho

nhà ở nông thôn thích ứng với các hiện tượng cực đoan của biến đổi khí hậu tại các huyện miền

núi tỉnh Thái Nguyên.

pdf 6 trang kimcuc 3220
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu của nhà ở vùng nông thôn miền núi tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu của nhà ở vùng nông thôn miền núi tỉnh Thái Nguyên

Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu của nhà ở vùng nông thôn miền núi tỉnh Thái Nguyên
Nguyễn Tiến Đức và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 189(13): 211 - 216 
211 
GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA NHÀ Ở 
VÙNG NÔNG THÔN MIỀN NÚI TỈNH THÁI NGUYÊN 
Nguyễn Tiến Đức*, Ngô Thị Thu Huyền, Nguyễn Xuân Thành 
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng trở nên trầm trọng và có xu hướng diễn biến theo chiều 
hướng tiêu cực, do đó cần phải có các giải pháp thích ứng cho tất cả các lĩnh vực để giảm nhẹ và 
ứng phó với các điều kiện cực đoan của biến đổi khí hậu.Trên cơ sở phân tích các tác động của 
biến đổi khí hậu đã xảy ra và dựa vào các kịch bản biến đổi khí hậu cho tỉnh Thái Nguyên. Bài báo 
sử dụng phương pháp ma trận xác định các tác động của biến đổi khí hậu tác động đến nhà ở nông 
thôn miền núi tỉnh Thái Nguyên. Sau đó kiến nghị đưa ra các giải pháp quy hoạch và kiến trúc cho 
nhà ở nông thôn thích ứng với các hiện tượng cực đoan của biến đổi khí hậu tại các huyện miền 
núi tỉnh Thái Nguyên. 
Từ khóa: Biến đổi khí hậu, Giải pháp thích ứng, Nhà ở nông thôn miền núi, Thái Nguyên 
ĐẶT VẤN ĐỀ* 
Việt nam là một trong những nước chịu ảnh 
hưởng nặng nề của thiên tai và biến đổi khí 
hậu, trong những năm gần đây thiên tai mang 
tính cực đoan xảy ra nhiều hơn, gây thiệt hại 
nhiều hơn về người và gây ảnh hưởng đáng 
kể đến nền kinh tế của đất nước [1]. Công tác 
nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của biến đổi 
khí hậu (BĐKH) đến cơ sở hạ tầng, đời sống 
kinh tế - xã hội khác nhau nhằm đưa ra các 
biện pháp ứng phó và thích nghi với các tác 
động của các hiện tượng cực đoan do BĐKH 
đang được thực hiện ở nhiều vùng tại Việt 
Nam trong đó có tỉnh Thái Nguyên. 
Nhà ở nông thôn miền núi (NONTMN) là loại 
hình quan trọng trong đời sống, NONTMN 
bao gồm các thành phần như khu vực khuôn 
viên nhà ở, cấu trúc nhà, kết cấu móng nhà, 
cấu kiện tường bao che, kết cấu mái nhà, cấu 
kiện chiếu sáng, thông gió, cấu kiện cách âm, 
cách nhiệt, bể chứa nước sạch... Tại Thái 
Nguyên, nhà ở nông thôn tại các huyện miền 
núi: Đại Từ, Định Hóa, Đồng Hỷ và Võ Nhai 
bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các hiện tượng 
khí hậu cực đoan của BĐKH gây ra [2]. 
Nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH tới 
nhà ở tại các khu vực nông thôn miền núi tỉnh 
Thái Nguyên và đề xuất các giải pháp thích ứng 
*
 Tel: 0982 947666, Email: ducnguyentien@tnut.edu.vn 
với các hiện tượng cực đoan do BĐKH gây ra là 
vấn đề cần thiết trong giai đoạn hiện nay. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
Đối tượng 
Khu vực nghiên cứu bao gồm huyện Đại Từ, 
Định Hóa, Đồng Hỷ và Võ Nhai (Hình 1), có 
đặc điểm địa hình chia làm 3 dạng chính: Khu 
vực đất bằng, thung lũng: địa hình lòng chảo, 
xung quanh là đồi núi dễ bị ảnh hưởng bởi lũ 
lụt khi có mưa lớn; Khu vực vùng đồi có độ 
dốc nhỏ: địa hình dạng đồi bát úp, có thể xuất 
hiện lũ và sạt lở khi mưa nhiều, khí hậu rét 
đậm, rét hại về mùa đông; Khu vực vùng 
sườn núi có độ dốc lớn: vùng này có địa hình 
phức tạp, sườn núi có độ dốc lớn dễ xảy ra sạt 
lở đất, lũ quét, lũ ống, ảnh hưởng bởi thời tiết 
cực đoan như mưa đá, sương muối... 
Hình 1. Vị trí huyện Đại Từ, Định Hóa, Đồng Hỷ 
và Võ Nhai [3] 
Đặc điểm NONTMN bao gồm ba dạng: nhà 
sàn, nhà gạch, nhà nửa sàn nửa gạch. Nhà 
Nguyễn Tiến Đức và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 189(13): 211 - 216 
212 
được dựng trên các sườn đồi thấp hoặc trong các thung lũng nhỏ hay trên các cánh đồng. Khuôn 
viên nhà được có hàng rào, trồng các loại cây ăn quả và rau mầu. Nhà có ba gian hai chái, có bốn 
mái. Không gian nội thất được chia theo chiều ngang thành hai phần, bên ngoài là nơi thờ tổ tiên, 
sinh hoạt chung, tiếp khách, bên trong là bếp, phía trên có gác để ngô lúa và vật dụng cần bảo 
quản, kiểu nhà điển hình được giới thiệu trong hình 2. 
a. Khuôn viên công trình 
b. Mặt bằng công trình 
c. Mặt đứng công trình 
Hình 2. Nhà ở nông thôn miền núi tỉnh Thái Nguyên [4] 
Phương pháp nghiên cứu 
Để đưa ra các giải pháp cho NONTMN thích 
ứng với các tác động cực đoan của BĐKH 
cần nghiên cứu thực trạng BĐKH thời gian 
vừa qua và BĐKH trong tương lai theo các 
kịch bản khác nhau để đánh giá các tác động 
của chúng đến NONTMN. Từ các kịch bản 
biến đổi khí hậu đánh giá các tác động của 
chúng đến các thành phần của công trình 
NONTMN bằng các ma trận xác định các 
mức độ rủi ro, khả năng thích ứng và mức độ 
tổn thương. Sau đó xác định các giải pháp 
đảm bảo các yêu cầu dự phòng, bảo vệ, chống 
chịu và sẵn sàng cho NONTMN. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Biến đổi khí hậu tại Thái Nguyên 
Thay đổi về nhiệt độ 
Nhiệt độ trung bình trên địa bàn tỉnh Thái 
Nguyên có xu thế tăng lên rất rõ rệt, nhiệt độ 
trung bình hàng năm đã và đang tăng dần. 
Phân tích chuỗi số liệu nhiệt độ tại hai trạm 
Thái Nguyên và Định Hóa trong khoảng 20 
năm từ năm 1980 đến năm 1999 cho thấy tại 
trạm Thái Nguyên nhiệt độ trung bình năm 
tăng khoảng gần 0,7ºC, và tại trạm Định Hóa 
tăng khoảng 0,2ºC [2]. 
Thay đổi về lượng mưa 
Với lượng mưa khá lớn, trung bình 1.500-
2.500 mm, tổng lượng nước mưa tự nhiên của 
tỉnh Thái Nguyên dự tính lên tới 6,4 tỷ 
m3/năm. Tuy nhiên, lượng mưa phân bố 
không đều theo thời gian và không gian. Theo 
không gian lượng mưa tập trung nhiều ở 
thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ, trong 
khi đó tại huyện Võ Nhai, Phú Lương lượng 
mưa tập trung ít hơn [2]. 
Lũ quét 
Từ năm 1994 trở lại đây, trung bình xuất hiện 
4 trận lũ/năm và diện tích chịu ảnh hưởng từ 
10 - 40 km2. Các thung lũng vùng đá vôi ở 
huyện Võ Nhai, Định Hoá thường xuyên bị 
ngập lụt do mưa lớn kèm theo lũ quét ở 
thượng nguồn các sông Chợ Chu, sông 
Nghinh Tường [2]. 
Lũ bùn đá 
Lũ bùn đá xuất hiện ở một số sông suối thuộc 
vùng núi Tam Đảo như: La Bằng, Quân Chu, 
Ký Phú, Văn Yên... Đây là các nơi có địa 
hình rất dốc, có điều kiện địa chất công trình 
dễ gây trượt sạt lở trọng lực, lớp phủ thực vật 
đã bị khai thác mạnh, mưa tập trung với một 
cường độ lớn [2]. 
Sạt lở đất 
Các hiện tượng sạt ở đất thường xảy ra ở các 
sườn dốc, có cấu tạo bởi sản phẩm phong hoá 
của đá biến chất, xâm nhập, đặc biệt ở các 
huyện Định Hoá, Đại Từ. Sạt lở xảy ra chủ 
yếu ở các sườn có dốc, có kích thước khối sạt 
lở dài từ 5 - 20 m, rộng 1 - 10 m, sâu 1 - 3 m, 
cự ly dịch chuyển từ 1 - 5 m, các khối sạt lở 
thường phát triển vào mùa mưa và mang tính 
cục bộ [2]. 
Nguyễn Tiến Đức và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 189(13): 211 - 216 
213 
Hình 3. Biểu đồ tỉ lệ bốc hơi tăng 
theo các kịch bản BĐKH tại Thái 
Nguyên [2] 
Hình 4. Biểu đồ tỉ lệ nhiệt độ 
tăng theo các kịch bản BĐKH tại 
Thái Nguyên [2] 
Hình 5. Biểu đồ tỉ lệ lượng mưa 
tăng theo các kịch bản BĐKH 
tại Thái Nguyên [2] 
Các kịch bản BĐKH tại tỉnh Thái Nguyên 
Theo kịch bản của Bộ tài nguyên và Môi 
trường (2016), sự gia tăng của nhiệt độ tại 
Thái Nguyên mạnh dẫn tới lượng bốc hơi có 
xu hướng tăng dần ở tất cả các kịch bản: kịch 
bản phát thải cao (A2), kịch bản phát thải thấp 
(B1) và kịch bản phát thải trung bình (B2) 
[2],[5] (Hình 3). 
Theo kịch bản B2, đối với nhiệt độ tại Thái 
Nguyên trong giai đoạn từ 2020 đến 2099 nhiệt 
độ trung bình hàng năm tăng so với thời kỳ nền. 
Nhiệt độ trung bình mùa lũ và nhiệt độ trung 
bình mùa kiệt cho thấy mức tăng lần lượt là: 2,5 
ºC, 2,3 ºC và 1,5 ºC [2],[5] (Hình 4). 
Lượng mưa trung bình năm có xu hướng tăng 
lên ở cả 3 kịch bản A2, B1, B2. Tuy nhiên, 
lượng mưa không tăng đều ở tất cả các tháng 
mà có xu hướng tăng lên rất mạnh vào mùa 
mưa và giảm vào mùa khô [2],[5] (Hình 5). 
Các tác động do BĐKH đối với các khu vực 
miền núi bao gồm Huyện Đại Từ, Định Hóa, 
Đồng Hỷ và Võ Nhai chịu tác động lớn của 
các hiện tượng bão lốc, rét đậm, rét hại, sạt lở 
đất, đá, lũ quét do địa hình có độ dốc lớn, 
mức độ tổn thương từng khu vực thể hiện 
trong hình 6 [2], [5]. 
Các tác động của BĐKH đến NONTMN tại 
Thái Nguyên 
Tác động của nắng nóng đến NONTMN 
Hiện tượng nắng nóng tác động đến hầu hết 
các thành phần của NONTMN, gây nên 
những ảnh hưởng xấu cho người sử dụng và 
tuổi thọ của các công trình, làm cho nhu cầu 
làm mát và các nhu cầu sử dụng nước tăng 
lên. Nắng nóng tác động lớn đến các cấu trúc 
tường bao che, mái nhà và các cấu kiện cách 
âm, cách nhiệt của nhà. 
Ghi chú: Mức độ ảnh hưởng của BĐKH giảm 
dần từ mầu đỏ đến mầu xanh lá cây 
Hình 6. Bản đồ phân vùng mức độ tổn thương đối 
với BĐKH tại tỉnh Thái Nguyên [2] 
Tác động của bão lốc đến NONTMN 
Bão lốc tác động đến hầu hết các thành phần 
trong NONTMN, bão lốc gây nguy hiểm cho 
con người, nhà ở và vật nuôi của toàn bộ khu 
vực. Trong đó, bão lốc tác động lớn nhất đến 
toàn khu nhà ở, cấu trúc nhà, kết cấu tường và 
kết cấu mái nhà (Bảng 1). 
Tác động của mưa lớn đến NONTMN 
Nhiệt độ tăng dẫn đến lượng bốc hơi tăng làm 
chu trình mưa nhanh hơn và lớn hơn kèm theo 
bão, lốc gia tăng và hệ quả là sạt lở đất, đá và 
cây cối đổ, ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như 
tính mạng của các cư dân và phá hủy các 
công trình, cây cối, hoa màu. Mưa lớn tác 
động lớn đến giao thông khu vực và mái nhà 
(Bảng 1). 
Tác động của lũ quét, lụt đến NONTMN 
Lũ quét, lụt là yếu tố nguy hiểm nhất đối với 
nhà ở nông thôn miền núi. Lũ quét, lụt tác động 
Nguyễn Tiến Đức và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 189(13): 211 - 216 
214 
lớn đến toàn bộ khu nhà ở, giao thông khu vực, 
khuôn viên nhà ở, các cấu kiện thông gió chiếu 
sáng và bể nước sạch (Bảng 1). 
Tác động của hạn hán đến NONTMN 
Hạn do nhiệt độ tăng cao và nắng nóng kéo 
dài dẫn đến ảnh hưởng đến đời sống con 
người, vật nuôi. Hạn hán tác động lớn đến 
khuôn viên nhà ở (Bảng 1). 
Tác động của rét đậm, rét hại đến NONTMN 
Rét đậm, rét hại kéo dài kết hợp với gió mùa 
Đông Bắc làm ảnh hưởng đến đời sống của cư 
dân bị ảnh hưởng và cây trồng, vật nuôi dẫn 
đến nhu cầu sưởi ấm tăng lên. Trong đó, tác 
động của rét đậm, rét hại ảnh tác động lớn 
nhất đến toàn bộ khu ở ảnh hưởng đến tiện 
nghi vi khí hậu của người dân trong khu vực 
nhà ở (Bảng 1). 
Tác động của sạt nở đất, đá, cây đổ đến 
NONTMN 
Sạt nở đất, đá, cây đổ ảnh hưởng lớn đến toàn 
bộ các thành phần của NONTMN trong đó tác 
động lớn nhất đến toàn bộ khu nhà ở, giao 
thông, khuôn viên nhà ở, cấu trúc nhà, kết cấu 
tường bao che và kết cấu mái nhà (Bảng 1).
Bảng 1. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến NONTMN tại Thái Nguyên [6],[7] 
Một số giải pháp thích ứng với BĐKH của NONTMN tại Thái Nguyên 
Giải pháp cho vùng đất bằng, thung lũng 
Quy hoạch các công trình nhà ở dọc theo hướng dòng chảy, bố trí thành từng hàng, nhằm giảm 
tổn thương khi lũ đổ về. Kiến trúc của nhà ở theo kiểu nhà sàn, để trống tầng 1 nhằm giảm tác 
động của dòng lũ đến công trình. Kết cấu cột tầng 1 cần đảm bảo vững chắc bằng BTCT hay 
gạch. Với trường hợp xây vách tầng 1 cần xây xuôi theo dòng lũ. Phần thân nhà cần xây theo cấu 
trúc lớp với lớp trong là phần nhà ở, lớp ngoài là hành lang được che chắn bằng vật liệu địa 
phương như tre, nứa.. nhằm giảm thiểu các tác động như nhiệt độ cao, sương muối...(Hình 7). 
Hình 7. Giải pháp cho vùng đất bằng, thung lũng 
Nguyễn Tiến Đức và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 189(13): 211 - 216 
215 
Giải pháp cho vùng đồi có độ dốc nhỏ 
Cần lựa chọn khu đất xây dựng tại vùng có 
địa hình có độ dốc nhỏ, gần đường dân sinh, 
các khu dân cư có sẵn để thuận lợi trong việc 
xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Vị trí công trình 
nằm ở đường đồng mức khác nhau phải có 
khoảng cách phù hợp đảm bảo và có kè chắn 
đất để tránh được sạt lở đất ảnh hưởng đến 
công trình. Bố trí nhiều đường giao thông dọc 
theo đồi dốc để dễ cho việc thoát lũ, trồng và 
bảo vệ cây trên các sườn đồi nhằm hạn chế 
việc sạt lở đất. Lựa chọn kiến trúc nhà kiểu 
nhà sàn nhằm hạn chế ảnh hưởng của lũ tới 
công trình. Kết cấu tầng trệt cần gia cố chắc 
chắn bằng bê tông cốt thép hay các thanh 
giằng để đảm bảo vững chắc. Lựa chọn nhà 
có kích thước vừa phải phù hợp với địa chất 
khu vực (Hình 8). 
Hình 8. Giải pháp cho vùng đồi có độ dốc nhỏ 
Giải pháp cho vùng sườn núi có độ dốc lớn 
Quy hoạch nhà ở nằm ngang theo đường đồng 
mức, công trình tại các đồng mức khác nhau 
thẳng hàng nhau tránh chặn dòng lũ, tập 
chung thành khu nhằm dễ cảnh báo khi có 
thiên tai, trồng và bảo vệ rừng tại các sườn 
đồi, sườn núi. Hạn chế xây nhà vùng đất có 
độ dốc lớn, dễ sạt lở. Xây tường vách chống 
sạt lở đất trực tiếp đến công trình và cách 
công trình bằng độ cao tường vách. Kết cấu 
nhà cần xây chắc chắn thành các hệ vách dọc 
theo hướng dòng lũ. Móng công trình cần 
được gia cố chắc chắn. Các công trình cũ đã 
xây dựng cần phải gia cố chắc chắn các cột 
bằng các thanh giằng, mái nhà cần gia cố chắc 
chắn bằng giằng hoặc tôn tránh tác động của 
mưa đá. Xây dựng công trình nhà có kích 
thước nhỏ (Hình 9). 
Hình 9. Giải pháp cho vùng sườn núi có độ dốc lớn 
KẾT LUẬN 
BĐKH ngày càng trở nên trầm trọng, có xu 
hướng đi theo chiều hướng tiêu cực do đó cần 
phải có các giải pháp ứng phó với các hiện 
tượng cực đoan thích hợp và hiệu quả. Nghiên 
cứu đã đánh giá các tác động của BĐKH đến 
NONTMN và đề xuất các giải pháp thích ứng 
với các điều kiện khí hậu cực đoan. Tuyên 
truyền, giáo dục nâng cao nhận thức thích ứng 
với BĐKH của NONTMN. Cũng cần chuẩn 
bị các giải pháp dự phòng để giải cứu, thoát 
nạn cho dân cư khi các vấn đề khí hậu cực 
đoan như bão, động đất, lũ quét xẩy ra. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi 
trường (2010), Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về 
quản lý rủi ro thiên tai và các hiện tượng cực 
đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí 
hậu, Nxb Tài Nguyên – Môi trường và Bản đồ 
Việt Nam 
2. Sở tài nguyên và môi trường – Thái Nguyên 
(2011), Kế hoạch hành động ứng phó với Biến đổi 
khí hậu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Thái 
Nguyên 
3. Sở Tài nguyên và Môi trường – Thái Nguyên 
(2015), Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên, 
Thái Nguyên 
4. Hội kiến sư Việt Nam (2002), Nhà ở dân gian 
các vùng nông thôn Việt Nam, Tài liệu lưu hành 
nội bộ. 
5. Bộ tài nguyên và môi trường (2016), Kịch bản 
BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam, Nxb Tài 
Nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. 
6. Viện khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi 
khí hậu (2015), Biến đổi khí hậu và tác động ở 
Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật. 
7. Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường 
(IMHEN) (2011), Tài liệu hướng dẫn đánh giá tác 
động và xác định các giải pháp thích ứng, Nxb Tài 
nguyên – Môi trường và bản đồ Việt Nam.
Nguyễn Tiến Đức và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 189(13): 211 - 216 
216 
ABSTRACT 
SOLUTIONS FOR ADAPTATION TO CLIMATE CHANGE OF HOUSING IN 
RURAL MOUNTAINOUS AREAS IN THAI NGUYEN PROVINCE 
Nguyen Tien Duc
*
, Ngo Thu Huyen, Nguyen Xuan Thanh 
University of Technology - TNU 
Global climate change is becoming more serious and tends to evolve in a negative way, so 
adaptive solutions for all sectors are needed to mitigate and respond to the extreme conditions of 
climate change. Based on the analysis of the impacts of climate change and the climate change 
scenarios for Thai Nguyen province. The paper is based on a matrix approach to determine the 
effects of climate change on housing in rural mountainous areas in Thai Nguyen. Then provide 
planning and architectural solutions for rural housing to adapt to the extreme phenomena of 
climate change in mountainous areas of Thai Nguyen province. 
Key words: Climate change, Adaptive Solutions, Housing in rural mountainous , Thainguyen 
Ngày nhận bài: 07/11/2018; Ngày hoàn thiện: 26/11/2018; Ngày duyệt đăng: 30/11/2018 
*
 Tel: 0982 947666, Email: ducnguyentien@tnut.edu.vn 

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_thich_ung_voi_bien_doi_khi_hau_cua_nha_o_vung_nong.pdf