Giải pháp đào tạo và bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở đáp ứng dạy học tích hợp môn Lịch sử và Địa lí

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng tổ chức dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở bậc trung học cơ

sở tại một số tỉnh vùng Đông Nam Bộ, bài báo đánh giá thực tế dạy học Lịch sử và Địa lí ở các

trường trung học cơ sở và việc tổ chức dạy học tích hợp Lịch sử và Địa lí, những thuận lợi và khó

khăn của đội ngũ giáo viên trung học cơ sở các môn khoa học xã hội khi tổ chức dạy học tích hợp 2

môn học Lịch sử và Địa lí, đề xuất những giải pháp đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học

theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

pdf 11 trang thom 08/01/2024 2620
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp đào tạo và bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở đáp ứng dạy học tích hợp môn Lịch sử và Địa lí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp đào tạo và bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở đáp ứng dạy học tích hợp môn Lịch sử và Địa lí

Giải pháp đào tạo và bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở đáp ứng dạy học tích hợp môn Lịch sử và Địa lí
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH 
TẠP CHÍ KHOA HỌC 
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION
JOURNAL OF SCIENCE
ISSN: 
1859-3100 
KHOA HỌC GIÁO DỤC 
Tập 16, Số 1 (2019): 176-186 
EDUCATION SCIENCE
Vol. 16, No. 1 (2019): 176-186
 Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website:  
176 
GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ 
ĐÁP ỨNG DẠY HỌC TÍCH HỢP MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 
Nguyễn Thị Phú 
Viện Nghiên cứu Giáo dục – Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 
Tác giả liên hệ: Email: phunt@hcmue.edu.vn 
Ngày nhận bài: 10-5-2018; ngày nhận bài sửa: 07-11-2018; ngày duyệt đăng: 17-01-2019 
TÓM TẮT 
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng tổ chức dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở bậc trung học cơ 
sở tại một số tỉnh vùng Đông Nam Bộ, bài báo đánh giá thực tế dạy học Lịch sử và Địa lí ở các 
trường trung học cơ sở và việc tổ chức dạy học tích hợp Lịch sử và Địa lí, những thuận lợi và khó 
khăn của đội ngũ giáo viên trung học cơ sở các môn khoa học xã hội khi tổ chức dạy học tích hợp 2 
môn học Lịch sử và Địa lí, đề xuất những giải pháp đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học 
theo chương trình giáo dục phổ thông mới. 
Từ khóa: giáo viên, học sinh, Lịch sử, Địa lí, dạy học tích hợp. 
1. Đặt vấn đề 
Đầu tháng 1 năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố hệ thống Dự 
thảo chương trình các môn học mới. Như vậy, chương trình đã thiết kế lại các môn học 
theo hướng tích hợp. Trong đó môn Lịch sử và môn Địa lí ở bậc trung học cơ sở (THCS) 
sẽ được tích hợp thành môn Lịch sử và Địa lí (LS-ĐL) (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018). 
Chương trình học thay đổi, đòi hỏi các hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học, 
phương pháp đánh giá học sinh (HS) cũng cần phải thay đổi tương ứng. Cho nên, trước khi 
triển khai đại trà chương trình phổ thông mới, song song với việc biên soạn chương trình, 
ngành giáo dục phải xem xét những đối tượng tham gia vào hoạt động dạy học trong môn 
học mới (như giáo viên (GV), HS, nhà trường, cơ sở vật chất) có đáp ứng được yêu cầu 
dạy học hay không và những giải pháp cần phải được nghiên cứu để giúp cho hoạt động 
dạy học được thuận lợi và đạt được hiệu quả như mong muốn. 
2. Thực trạng dạy học tích hợp môn Lịch sử và Địa lí ở một số trường THCS vùng 
Đông Nam Bộ 
Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát GV bằng phiếu hỏi và phỏng vấn trực tiếp77 
cán bộ quản lí và GV, trong đó có 57 GV đang dạy trực tiếp môn Lịch sử và môn Địa lí, ở 
12 trường THCS địa bàn các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước và Thành phố Hồ Chí 
Minh. Trong quá trình khảo sát chúng tôi đã chú ý lựa chọn trường nội thành và trường 
vùng ven để đối tượng khảo sát được đa dạng. Nội dung trình bày dưới đây là kết quả khảo 
sát trên toàn mẫu nghiên cứu và được thể hiện bằng phương pháp xử lí thống kê mô tả. 
Với số lượng GV tham gia khảo sát có 51,7% GV đang dạy môn Lịch sử, 39,7% 
đang dạy môn Địa lí và 8,6% đang dạy môn khác. Với câu hỏi GV có khả năng dạy được 
môn học nào, chỉ có 15,8% GV cho ý kiến dạy được cả hai môn Sử và Địa. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Phú 
177 
Biểu đồ 2.1. Khả năng dạy các môn học của GV 
Một bất cập từ kết quả khảo sát: Khi được hỏi GV được đào tạo theo hình thức nào: 
dạy một môn hay đa môn, 44,6% GV trả lời được đào tạo theo hình thức dạy học đa môn 
Sử – Địa. Tuy vậy, chỉ có 15,8% xác nhận có thể dạy học được cả hai môn Sử và Địa. Tuy 
được đào tạo đa môn nhưng thực tế hiện nay, GV chỉ dạy được môn học được phân công. 
Lí do GV nêu ra là thời gian dài chỉ dạy một môn nên kiến thức môn còn lại đã quên. Đối 
với những GV chỉ đang dạy một môn muốn dạy học tích hợp LS-ĐL, GV cho rằng cần 
phải được bồi dưỡng lại. 
Theo Biểu đồ 2.2, khi được hỏi về thiết kế chương trình phổ thông sau 2015, tỉ lệ 
GV biết ít hoặc không biết cụ thể về chương trình chiếm khoảng 45%. Từ đó cho thấy, 
mức độ hiểu biết về thiết kế chương trình phổ thông sau 2018 của GV cũng có khác biệt. 
66,7% GV cho rằng môn LS-ĐL được thiết kế theo hướng mỗi phần Lịch sử và Địa lí có 
nội dung riêng biệt và thiết kế những chủ đề tích hợp giữa hai môn, tỉ lệ GV cho rằng in 
chung một quyển sách nhưng vẫn dạy hai môn riêng biệt và hợp thành một môn với nội 
dung chung tương đương nhau khoảng trên dưới 15%. (Biểu đồ 2.3). 
Biểu đồ 2.2. Hiểu biết về thiết kế chương trình phổ thông 
Môn học
Lịch sử 47,4%
Địa lí 36,8%
Cả hai 15,8%
Hiểu biết về thiết kế chương trình
Biết rất rõ 6,5%
Biết rõ 49,4%
Biết ít 40,3%
Không biết 
3,9%
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 1 (2019): 176-186 
178 
Biểu đồ 2.3. Hiểu biết về chương trình tích hợp môn LS-ĐL 
Bảng 2.4. Tập huấn về dạy học tích hợp liên môn Lịch sử, Địa lí 
Bảng 2.5. Biên soạn và dạy học chủ đề liên môn Lịch sử, Địa lí 
Soạn chủ đề Số lượng chủ đề 
Đã làm Chưa làm 1 chủ đề 2 chủ đề 3 chủ đề trở lên 
31,2 68,8 59,3 37,0 3,7 
Khi được hỏi GV đã được tập huấn chuyên môn về dạy học tích hợp liên môn chưa, 
62,3% GV xác nhận đã tham gia tập huấn, và trong số 62,3% tham gia tập huấn có 40,4% 
tập huấn theo lớp bồi dưỡng và 43,9% tập huấn theo hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn, tự 
học chiếm tỉ lệ rất ít 3,1% và học qua mạng chiếm 13,2%. Trong kết quả phỏng vấn trực 
tiếp GV, khi được hỏi hiệu quả của những chương trình tập huấn các thầy cô tham gia có 
hiệu quả không, sau khi tập huấn các thầy cô có thể thực hiện dạy học tích hợp Sử – Địa 
được không, GV trả lời hiệu quả không như mong muốn. GV có thể thực hiện biên soạn 
bài dạy và dạy theo yêu cầu nhưng chất lượng khó đánh giá được. Trong tổng số GV tham 
gia khảo sát, có 31,2% GV xác nhận đã tham gia biên soạn những chủ đề tích hợp liên môn 
Sử – Địa để dạy học HS, trong 31,2% đã biên soạn có 59,3% GV đã tham gia dạy một chủ 
đề tích hợp hai môn Lịch sử và Địa lí, dạy hai chủ đề chiếm 37% và từ 3 chủ đề trở lên 
chiếm 3,7%. Như vậy, việc thiết kế và dạy học chủ đề tích hợp Lịch sử – Địa lí vẫn chưa 
Hiểu biết về môn học
Hợp thành 1 môn 
13,9%
In chung trong 1 
quyển sách nhưng 
dạy riêng 19,4%
2 môn riêng biệt có 
một số chủ đề tích 
hợp 66,7%
Tập huấn Hình thức tập huấn 
Đã được tập 
huấn 
Chưa được 
tập huấn 
Theo lớp 
Tổ chuyên 
môn 
Tự học Qua mạng 
62,3 37,7 40,4 43,9 3,5 12,3 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Phú 
179 
được triển khai phổ biến ở các trường. Các chủ đề được thiết kế dạy học ở các trường chủ 
yếu được thực hiện trong các chuyên đề thao giảng của trường. 
2.1. Những thuận lợi khi dạy học tích hợp môn LS-ĐL 
Bảng 2.6. Những thuận lợi khi dạy học tích hợp các môn Lịch sử và Địa lí 
Ý kiến Rất 
đồng ý 
Đồng 
ý 
Bình 
thường 
Không 
đồng ý 
Hoàn toàn 
không 
đồng ý 
1. Bản thân có nền tảng kiến thức các môn 
khoa học xã hội, năng lực chuyên môn, 
nghiệp vụ vững vàng, có khả năng sáng tạo 
13,0 49,4 37,7 0 0 
2. Đã thực hiện tốt việc dạy học tích hợp 
liên môn Lịch sử, Địa lí 3,9 29,9 58,4 5,2 2,6 
3. Có sự hợp tác tốt giữa giáo viên 2 môn 
Lịch sử và Địa lí 6,5 41,6 44,2 6,5 1,3 
4. Cơ sở vật chất, thiết bị, phòng học bộ 
môn đầy đủ 5,2 33,8 42,9 14,3 3,9 
5. Nhà trường quan tâm đến dạy học phát 
triển năng lực học sinh 26,0 54,5 16,9 2,6 0 
6. Học sinh có hứng thú với việc vận dụng 
kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề 
thực tiễn 
11,7 45,5 36,4 5,2 1,3 
7. Thành thạo ứng dụng CNTT trong dạy 
học và nghiên cứu 15,6 44,2 40,3 0 0 
8. Nhà trường tạo điều kiện để giáo viên 
được tập huấn, bồi dưỡng dạy học tích hợp 35,1 53,2 11,7 0 0 
Số liệu Bảng 2.6 cho thấy, tỉ lệ GV các trường THCS lựa chọn mức độ đồng ý với 
việc bản thân có nền tảng kiến thức các môn khoa học xã hội (KHXH), năng lực chuyên 
môn, nghiệp vụ vững vàng và có khả năng sáng tạo chiếm 62,3%, 37,7% còn lại đánh giá 
kiến thức, năng lực chuyên môn của bản thân bình thường. Tuy nhiên, 58,4% GV xác nhận 
thực hiện việc dạy học liên môn LS-ĐL ở mức độ trung bình và 7,8% GV không đồng ý 
với việc có thể thực hiện tốt việc dạy học tích hợp liên môn. Như vậy, trong tổng số GV 
tham gia khảo sát, chỉ 1/3 GV tự tin với việc có thế thực hiện tốt việc dạy học tích hợp 
(DHTH) liên môn Sử – Địa. Khoảng 50% GV đánh giá việc hợp tác của GV trong thiết kế 
bài dạy cũng như thực hiện việc dạy học ở mức độ trung bình. Cơ sở vật chất của nhà 
trường cũng là một yếu tố GV đánh giá chưa đáp ứng tốt nhất để thực hiện DHTH LS-ĐL. 
Khi được hỏi về mức độ đáp ứng năng lực của học sinh khi dạy tích hợp LS-ĐL, khoảng 
gần 50% GV cho rằng năng lực HS là một trở ngại lớn trong dạy học theo hình thức này, 
con số tương tự đánh giá HS chưa tự chủ trong việc học tập và năng lực tổng hợp, đánh 
giá, giải quyết vấn đề của HS còn yếu. Nhìn chung, nhà trường rất quan tâm đến việc 
DHTH môn LS-ĐL, chú ý trang bị cơ sở vật chất, tiến hành các bước tổ chức cho GV tham 
gia các chương trình tập huấn về DHTH, tích hợp liên môn để GV bước đầu làm quen với 
việc dạy học môn học LS-ĐL trong tương lai. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 1 (2019): 176-186 
180 
2.2. Những khó khăn khi dạy học tích hợp môn LS-ĐL 
Bên cạnh những thuận lợi, thì khi thay đổi một mô hình dạy học luôn có rất nhiều 
khó khăn mà nhà trường phải trải qua và từng bước khắc phục. Khi khảo sát đề tài ở các 
tỉnh, chúng tôi may mắn được khảo sát một trường THCS đã tiến hành thực nghiệm dạy 
học theo mô hình VNEN, và khi dạy học mô hình này, các môn Lịch sử và Địa lí được tích 
hợp dạy cùng nhau. Trường tổ chức dạy học theo hình thức GV môn nào thì dạy nội dung 
của riêng môn đó, thực hiện dạy học ở phòng bộ môn, đến nội dung môn nào GV môn đó 
phụ trách dạy. Bên cạnh đó có thiết kế một số chủ đề DHTH hai môn này. GV cho biết là 
tổ chức dạy học theo mô hình VNEN làm GV vất vả hơn, vì là giai đoạn thử nghiệm nên 
sự kết hợp giữa các GV bộ môn chưa được tốt. Mô hình VNEN được trường thực nghiệm 
trong một năm rồi kết thúc vì một số lí do như chất lượng HS khác biệt so với dạy bình 
thường. Tuy vậy, GV cũng rút được nhiều kinh nghiệm để dạy học tích hợp môn LS-ĐL. 
Với 66,3% GV đồng ý với việc GV được đào tạo đơn môn nên kiến thức chuyên 
môn của môn học khác GV không dạy được. Có lẽ, khó khăn lớn nhất mà các GV gặp phải 
đó là các thầy cô được đào tạo đơn môn, GV Lịch sử không có kiến thức chuyên môn về 
Địa lí và ngược lại. Đây là một trong những khó khăn mà hầu hết GV đều băn khoăn khi 
chương trình 2018 được đưa ra thực hiện. GV phải tham gia đào tạo lại là việc bắt buộc 
nếu dạy học tích hợp môn LS-ĐL. Trong 44,6% GV xác nhận được đào tạo đa môn (Sử–
Địa) thì nhiều năm chương dạy học đơn môn nên kiến thức liên ngành được đào tạo trước 
đó đã rơi rụng, không còn vững vàng để dạy học. Khó khăn thứ hai, đó là làm thế nào để 
việc phối hợp của GV trong dạy học được hiệu quả. GV cũng băn khoăn là khi triển khai 
chương trình mới, một GV sẽ dạy cả kiến thức Lịch sử và Địa lí hay chỉ phần chuyên môn 
riêng được đào tạo? 
Có 72,6% GV đồng ý với việc GV chưa có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức hoạt 
động trải nghiệm cho HS trong và ngoài lớp học. Với việc đào tạo HS ứng dụng kiến thức 
vào thực tiễn, năng động sáng tạo thì việc tổ chức hoạt động trải nghiệm rất quan trọng. 
Bài học không chỉ được thực hiện trên bục giảng, với hình thức DHTH đòi hỏi HS phải có 
năng lực đánh giá, giải quyết vấn đề thực tiễn nhiều hơn. Cho nên, khi tổ chức bồi dưỡng 
GV cần phải chú ý đến yếu tố này. 
Dạy học chương trình giáo dục phổ thông mới bắt buộc dạy học theo hướng tích hợp 
phát triển năng lực HS, làm thế nào để vừa cung cấp kiến thức vừa phát triển năng lực của 
HS, làm thế nào để đánh giá HS được chính xác theo đúng năng lực các em thể hiện cũng 
như phát huy hơn nữa năng lực thông qua đánh giá là việc khó mà hầu như gần 100% GV 
xác nhận. Khoảng 50% GV đồng ý với việc tâm lí ngại thay đổi cũng là một điều khó khăn 
để GV có thể tiếp cận và thực hiện đổi mới dạy học. 
Trở ngại thứ hai đó là người học – HS của chúng ta. GV cho rằng xưa nay HS học 
các môn riêng lẻ đã thành thói quen, bây giờ học tích hợp kiến thức HS sẽ gặp khó khăn 
trong tiếp nhận. Khoảng 90% GV tham gia khảo sát đồng ý với việc HS chưa quen với 
việc học tập tích hợp giải quyết vấn đề, thụ động trong các hoạt động học tập và trải 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Phú 
181 
nghiệm. Khi DHTH, năng lực tự học của HS là điều kiện bắt buộc, HS phải tự học, tự nghiên 
cứu, tự đề ra kế hoạch học tập theo những chủ đề mà GV cung cấp, bên cạnh học tập trên lớp 
thì học tập trải nghiệm cũng là một trong những yêu cầu khi dạy học phát triển năng lực HS. 
Tuy nhiên, chúng ta chưa hình thành cho HS những thói quen học tập này, nếu triển khai 
chương trình mới, cần phải có thời gian trang bị cho HS những năng lực trên. 
Khó khăn thứ ba là vấn đề đánh giá. Ở trường thực nghiệm, chương trình dạy tích 
hợp LS-ĐL, GV xác nhận môn nào kiểm tra riêng môn đó trong một đề chung. Nghĩa là, 
một đề có phần câu hỏi của môn Lịch sử và phần câu hỏi môn Địa lí riêng biệt, chưa thực 
hiện tích hợp đánh giá HS kết hợp giữa Lịch sử và Địa lí. GV cũng chưa được hướng dẫn 
đánh giá tích hợp LS-ĐL là sẽ đánh giá theo tiêu chí nào. 
Cơ sở vật chất của nhà trường hiện tại có 68,8% GV đánh giá chưa đáp ứng yêu cầu 
DHTH LS-ĐL. GV giải thích khi dạy học tích hợp LS-ĐL cần sử dụng nhiều dụng cụ, tài 
liệu, mô hình minh họa hơn là khi chỉ dạy đơn môn. Cho nên, việc đánh giá lại cơ sở vật 
chất là cần thiết khi triển khai chương trình. 
Bảng 2.7. Những khó khăn khi dạy học tích hợp môn LS-ĐL 
Ý kiến Rất 
đồng ý 
Đồng 
ý 
Không 
rõ 
Không 
đồng ý 
Rất không 
đồng ý 
1. GV được đào tạo dạy đơn môn nên 
kiến thức chuyên môn và phương pháp 
dạy học môn khác khó thực hiện 
32,5 33,8 23,4 10,4 0 
2. Khả năng hợp tác, phối hợp dạy học 
giữa các GV từng môn trong dạy tích 
hợp môn Lịch sử và Địa lí còn hạn chế 
18,2 49,4 24,7 7,8 0 
3. GV chưa có kinh nghiệm trong việc 
tổ chức hoạt động trải nghiệm cho HS 
trong và ngoài lớp học 
18,2 54,5 19,5 6,5 1,3 
4. Khó khăn trong việc vừa cung cấp 
kiến thức vừa phát triển năng lực HS 6,5 55,8 32,5 2,6 2,6 
5. Khó khăn trong việc thực hiện kiểm 
tra, đánh giá HS theo hướng tích hợp và 
đánh giá theo năng lực 
7,8 51,9 37,7 2,6 0 
6. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học chưa 
đầy đủ và phù hợp để dạy tích hợp các 
môn KHXH 
11,7 57,1 22,1 6,5 2,6 
7. Đời sống khó khăn nên dành ít thời 
gian chuẩn bị bài giảng kĩ lưỡng trước 
khi lên lớp 
13,0 35,1 28,6 14,3 9,1 
8. HS đã quen với việc học những môn 
khoa học xã hội riêng lẻ, chưa biết 
phương pháp học tập tích hợp nên khó 
khăn khi triển khai dạy học tích hợp 
18,2 59,7 15,6 6,5 0 
9.HS còn thụ động trong các hoạt động 
học tập và trải nghiệm thực tế 22,1 58,4 13,0 3,9 2,6 
10.Tâm lí ngại thay đổi của GV trước 
những đổi mới của ngành GD 9,1 48,1 26,0 16,9 0 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 1 (2019): 176-186 
182 
2.3. Mức độ đáp ứng GV khi triển khai dạy học tích hợp môn LS-ĐL 
Bảng 2.8. Mức độ đáp ứng của HS, GV 
và nhà trường khi triển khai dạy học tích hợp môn LS-ĐL 
Ý kiến Rất tốt Tốt Trung bình 
Không 
Tốt 
Rất 
không tốt 
1. Năng lực của GV về dạy tích hợp liên 
môn Lịch sử – Địa lí 10,4 40,3 44,2 5,2 0 
2. Sự hợp tác giữa GV các môn học Lịch sử, 
Địa lí khi dạy tích hợp 10,4 40,3 42,9 6,5 0 
3. Trình độ chuyên môn của GV Lịch sử, 
Địa lí 20,8 55,8 22,1 1,3 0 
4. Khả năng tự học, tự nghiên cứu của GV, 
sáng tạo trong dạy học 11,7 62,3 24,7 1,3 0 
5. Khả năng thực hiện kiểm tra, đánh giá HS 
theo năng lực 11,7 48,1 37,7 2,6 0 
44,2% GV đánh giá năng lực DHTH LS-ĐL của bản thân chỉ đạt mức trung bình, 
42,9% cho rằng GV hợp tác với nhau trong dạy học ở mức trung bình, đánh giá năng lực 
tốt và hợp tác tốt chiếm 50,7%. 22,1% GV đánh giá trình độ chuyên môn của bản thân ở 
mức trung bình, còn lại khoảng gần 80% GV đánh giá năng lực chuyên môn vững vàng, có 
năng lực tự học, tự nghiên cứu tìm tòi sáng tạo trong dạy học. Đó là một trong những yếu 
tố tích cực giúp cho việc đổi mới dạy học đạt hiệu quả. 
3. Giải pháp đào tạo bồi dưỡng giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu dạy học theo 
chương trình giáo dục phổ thông mới 
Với thực trạng năng lực giáo viên được khảo sát từ kết quả trên, việc đào tạo, bồi 
dưỡng giáo viên đang đứng lớp là điều bắt buộc. Một vấn đề đặt ra là trong đổi mới giáo 
dục sau 2015, các trường phổ thông đi trước hay các trường sư phạm đi trước? Mặc dù, 
hiện nay chưa có chương trình giáo dục phổ thông sau 2015, nhưng định hướng tích hợp là 
rõ ràng. Giáo viên dạy tích hợp cần có kiến thức chuyên môn sâu, kiến thức xã hội rộng, vì 
thế, vẫn cần thiết phải trang bị kiến thức các phân môn khoa học, nhưng đồng thời có các 
chuyên đề liên môn. Điểu này đòi hỏi các bộ môn khoa học phải liên kết sâu trong xây 
dựng chương trình và biên soạn nội dung môn học. 
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 
Thứ nhất, GV đang dạy học ở các trường phổ thông chưa được đào tạo chính quy về 
việc dạy học tích hợp môn LS-ĐL. Trước năm 1975, việc một GV (giáo viên) dạy cả 2 môn 
như Vật lí – Hóa học, Lịch sử – Địa lí rất phổ biến. Trong chương trình đào tạo GV đa môn ở 
các trường sư phạm hiện nay, nội dung mỗi môn Lịch sử, Địa lí được dạy riêng biệt, chưa 
được đào tạo để dạy tích hợp các nội dung có liên quan của hai môn học này. Nhiều GV hiện 
nay cảm thấy khó khăn khi dạy môn tích hợp là do chương trình đào tạo sư phạm và thiết kế 
chương trình giáo dục phổ thông dạy đơn môn trong mấy chục năm gần đây. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Phú 
183 
Thứ hai, dù chương trình sách giáo khoa sau 2015 chưa được đưa ra thực hiện nhưng 
GV ở các trường hiện nay đã áp dụng dạy học tích hợp dẫn đến việc chương trình, sách 
giáo khoa và đánh giá HS của GV chưa thống nhất, GV bỡ ngỡ khi chưa có nhiều tài liệu 
hướng dẫn để nghiên cứu về lĩnh vực này. 
3.2. Biện pháp thực hiện 
Để đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD&ĐT đã có kế 
hoạch xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng GV dạy học tích hợp. 
Các trường sư phạm đang xây dựng chương trình đào tạo GV Lịch sử và Địa lí và 
chương trình bồi dưỡng GV đơn môn để dạy các môn học này. Theo dự thảo về kế hoạch 
đào tạo, bồi dưỡng GV của Bộ GD&ĐT, GV dạy môn Lịch sử và môn Địa lí trong chương 
trình hiện hành sẽ học khoảng 20 tín chỉ (khoảng 300 tiết) về phương pháp DHTH LS-ĐL, 
về cách thiết kế chuyên đề, bài dạy, về phương pháp đánh giá HS theo hướng tích hợp LS-
ĐL phát triển năng lực để dạy môn Lịch sử và Địa lí ở THCS. Tuy nhiên, khi phỏng vấn 
Ban Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Địa lí của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí 
Minh, Khoa Sư phạm Khoa học xã hội của Đại học Sài Gòn và tham khảo một số trường 
cao đẳng, hiện tại các đơn vị vẫn chỉ mới họp bàn về kế hoạch đào tạo, chưa thiết kế 
chương trình đào tạo cũng như những nội dung sẽ đào tạo, bồi dưỡng GV. 
Việc phát triển năng lực dạy học tích hợp môn LS-ĐL ngoài việc được bồi dưỡng 
theo các đợt tập huấn thì vai trò tự thân của GV trong việc tự học, tự nghiên cứu để hoàn 
thiện mình lại có vai trò rất lớn. Các đợt tập huấn, bồi dưỡng với thời gian có hạn chắc 
chắn không thể trang bị hết những kiến thức, kĩ năng cho GV. Do đó, từ những nội dung và 
phương pháp cơ bản, GV phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, 
nghiệp vụ. 
GV cần tìm hiểu những kiến thức: thế nào là dạy học tích hợp, dạy học tích hợp môn 
LS-ĐL. GV cũng phải có những hiểu biết về kiến thức, về nội dung các môn học, nghiên 
cứu định hướng dạy học của chương trình mới yêu cầu một GV dạy kiến thức Lịch sử và 
Địa lí riêng biệt hay dạy cả hai, để đề xuất tham gia đào tạo, bồi dưỡng. Bên cạnh đó, GV 
cần tham gia hoạt động chia sẻ kinh nghiệm, tham gia các tiết thao giảng của nhà trường, 
các đơn vị bạn điển hình để thực hành thiết kế nội dung và tổ chức dạy học. 
3.3. Giải pháp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên 
Từ kết quả nghiên cứu thực trạng dạy và học các môn KHXH ở bậc THCS, cần phải 
có những giải pháp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên để chuẩn bị nguồn lực để việc triển khai 
dạy học chương trình mới được thuận lợi. Cụ thể: 
 Đối với GV đang dạy môn Lịch sử, Địa lí 
- Cần đạo tạo bồi dưỡng những tín chỉ về kiến thức lịch sử, kiến thức địa lí; 
- Cần đào tạo bồi dưỡng năng lực đánh giá chương trình môn học: Năng lực đánh giá 
các nội dung tích hợp, các kiến thức lịch sử, địa lí và các kiến thức tổng hợp để dạy môn 
LS-ĐL; 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 1 (2019): 176-186 
184 
- Cần đào tạo bồi dưỡng năng lực đánh giá và thiết kế bài dạy theo chủ đề trong môn 
LS-ĐL; 
- Cần đào tạo bồi dưỡng phương pháp DHTH môn LS-ĐL kết hợp với phương pháp 
đánh giá HS môn LS-ĐL theo hướng phát triển năng lực. 
- Tổ chức bồi dưỡng các chuyên đề dạy học tích hợp và rèn luyện năng lực dạy học 
tích hợp cho GV THCS. Đối với các sinh viên đã tốt nghiệp, các giáo viên ở trường THCS, 
trường có thể tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên đề về nội dung, phương pháp và hình thức 
tổ chức dạy học tích hợp theo nhóm các phân môn KHXH. 
Việc đào tạo bồi dưỡng nên được tổ chức để GV học trực tiếp từ các chuyên gia, 
không nên tổ chức đào tạo bồi dưỡng theo hướng phân tầng (cán bộ chủ chốt đi đào tạo bồi 
dưỡng về dạy lại) để đảm bảo mỗi GV đều được tiếp cận và thực hành đúng tinh thần dạy 
học mà môn học yêu cầu. 
Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng GV cần được thiết kế và tiến hành ngay từ bây giờ để 
GV có thể đáp ứng kịp thời khi triển khai chương trình. 
 Đối với các trường sư phạm 
Mặc dù chương trình giáo dục phổ thông mới lùi lại so với dự kiến, nhưng đây là 
chương trình bắt buộc thực hiện nên các trường sư phạm phải nghiên cứu xây dựng chương 
trình đào tạo GV theo chương trình này. Việc đào tạo bồi dưỡng lực lượng GV đang dạy 
học các môn Lịch sử, Địa lí ở các trường THCS trên toàn quốc là nhiệm vụ cấp bách để 
đưa chương trình vào triển khai đại trà hơn là xây dựng chương trình đào tạo GV mới. 
- Các trường sư phạm cần nghiên cứu chương trình của Bộ GD&ĐT tạo về môn 
LS-ĐL, những nghị quyết, thông tư liên quan đến việc triển khai chương trình và đào tạo 
bồi dưỡng GV để xây dựng nội dung bồi dưỡng để GV dạy được môn tích hợp LS-ĐL theo 
chương trình đổi mới; 
- Thiết kế lại chương trình đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu DHTH môn LS-ĐL để 
cung cấp nguồn nhân lực lâu dài. Chương trình đào tạo cần chú trọng hình thành và phát 
triển năng lực cho sinh viên sư phạm. Hướng tiếp cận của chương trình giáo dục đổi mới 
chuyển từ mục tiêu kiến thức sang mục tiêu phát triển năng lực người học, cho nên, bên 
cạnh kiến thức chuyên môn và xã hội, sinh viên sư phạm cần được hình thành và phát triển 
các năng lực: năng lực tự học, tự nghiên cứu; năng lực thiết kế các giáo án tích hợp; năng 
lực tổ chức các hoạt động dạy học; năng lực giải quyết vấn đề một cách chủ động, sáng 
tạo; năng lực hợp tác Bộ môn Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm trong thời điểm này có ưu 
thế năng động trong việc rèn luyện và phát triển năng lực sư phạm cho sinh viên. 
- Đổi mới đồng bộ nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo hướng 
phát triển năng lực người học. Đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học đối với sinh viên sư 
phạm, tăng tính thực tế, thực hành. Đối với SV được đào tạo để dạy học môn Khoa học xã 
hội ở THCS thì tăng cường tổ chức học tập, nghiên cứu tại thực địa, tham gia các hoạt 
động xã hội, tổ chức dạy học theo các phương pháp tích cực, dạy học dự án Kiểm tra, 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Phú 
185 
đánh giá chú trọng đến cả kết quả và quá trình, kết hợp nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá 
như quan sát, vấn đáp, bài viết kiểm tra, bài luận. 
 Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo 
- Cần giao cho các đơn vị đào tạo nhiệm vụ thiết kế chương trình bồi dưỡng GV đang 
giảng dạy hai môn Lịch sử, Địa lí để dạy môn LS-ĐL càng sớm càng tốt; 
- Cần có kế hoạch cụ thể về thời gian triển khai chương trình, về kế hoạch và thời gian 
đào tạo bồi dưỡng GV đang dạy phổ thông; 
- Cần xây dựng những tiêu chí để đánh giá GV đang dạy hai môn Lịch sử, Địa lí ở các 
trường THCS để xem xét năng lực của từng người, mức độ đáp ứng dạy học môn LS-ĐL 
đến đâu và mỗi GV cần phải được đào tạo, bồi dưỡng thêm những gì. 
4. Kết luận 
Để đáp ứng được yêu cầu của việc đổi mới dạy học, GV không những cần tìm hiểu 
về đặc điểm, nội dung, phương pháp dạy học tích hợp môn LS-ĐL, đánh giá được những 
thuận lợi, khó khăn khi giảng dạy, hiểu được vai trò của môn học, nội dung môn học và 
những ứng dụng thực tế khi dạy học môn học mà GV còn phải tự nâng cao năng lực của 
mình thông qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng của cơ quan, đơn vị và quá trình tự học của 
bản thân. Để dạy học tích hợp môn LS-ĐL, bản thân GV cần phải có sự đổi mới, 
Bộ GD&ĐT cần phải xây dựng một chương trình theo hướng phát triển năng lực, hệ thống 
phương pháp, những điều kiện cần và đủ để dạy học tích hợp môn LS-ĐL và xây dựng tiêu 
chí đánh giá theo hướng phát triển năng lực để đánh giá đúng và khách quan năng lực của 
HS khi dạy học tích hợp môn LS-ĐL. 
Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục cần đổi mới từ quản lí đến chương trình, nội 
dung dạy học, phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá, trang thiết bị dạy học, cơ sở 
vật chất phục vụ việc dạy học (Quốc hội, 2013). Trong đó, GV đóng vai trò quan trọng 
trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, vì vậy, cần sự đổi mới từ mỗi GV, 
nhất là những GV đang dạy các môn khoa học xã hội – nhân văn – những môn học đang 
không được chú ý ở nhà trường phổ thông. Đây là một yếu tố không thuận lợi, có tác động 
không nhỏ đến tâm tư, tình cảm của giáo viên đang đứng lớp. 
Tuy nhiên, việc nâng cao vai trò, vị trí của các môn khoa học xã hội – nhân văn trong 
trường phổ thông phụ thuộc rất lớn vào sự nỗ lực của đội ngũ GV. GV phải luôn học hỏi, 
nâng cao trình độ để làm giàu thêm tri thức chuyên môn và phương pháp; luôn phấn đấu 
hoàn thiện bản thân, để làm việc hiệu quả, thực hiện tốt chức phận nhà giáo trong bối cảnh 
đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. HS, sản phẩm của giáo dục trong thế kỉ XXI phải được 
chú trọng phát triển cao nhất các năng lực khi còn ngồi trên ghế nhà trường để tiếp tục tự 
học, tự hoàn thiện mình khi đã rời ghế nhà trường. Vì thế, việc thay đổi hình thức tổ chức 
dạy học theo chương trình mới cần phải được chuẩn bị đầy đủ, kĩ lưỡng để khi chương 
trình tiến hành đạt được hiệu quả như mong muốn. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 1 (2019): 176-186 
186 
 Tuyên bố về quyền lợi: Tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí. 
Quốc hội. (2013). Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo 
dục và đào tạo. 
SOLUTIONS FOR TRAINING AND IMPROVEMENTS 
OF SECONDARY SCHOOL TEACHERS TO FULFIL THE REQUIREMENTS 
OF INTEGRATED TEACHING OF HISTORY AND GEOGRAPHY 
Nguyen Thi Phu 
Institute for Education Research – Ho Chi Minh City University of Education 
Corresponding author: Email: phunt@hcmue.edu.vn 
Received: 10/5/2018; Revised: 07/11/2018; Accepted: 17/01/2019 
ABSTRACT 
By investigating the actual state of History and Geography teaching in secondary schools in 
Southeast Vietnam, the article assesses the teaching status and operation of integrated teaching of 
these subjects. It also examines advantages and disadvantages of secondary school teachers when 
integrating History with Geography in teaching and offers solutions for teacher training agencies 
to meet the requirements of new common education curriculum. 
Keywords: teachers, students, History, Geography, integrated teaching. 

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_dao_tao_va_boi_duong_giao_vien_trung_hoc_co_so_dap.pdf