Giá trị hiện thực của mỹ thuật hiện đại Việt Nam giai đoạn 1945-1954
Trong sự phát triển của nhân loại, hiện
thực luôn là người bạn đồng hành với sự
xuất hiện và tiến hóa của con người. Hiện
thực luôn tồn tại một cách khách quan và
chủ quan trong cuộc sống. Đó là mối quan
hệ mang tính tương tác biện chứng mà
thông qua hoạt động nhận thức, cải tạo hiện
thực, con người không chỉ tự khẳng định
mình như những lực lượng bản chất người
mà còn với tính cách là một thực thể tự
nhiên xã hội.
Những năm gần đây, với chính sách
mở cửa, hội nhập thế giới của Đảng và Nhà
nước, song song với sự giao lưu kinh tế là
sự xuất hiện nhiều xu hướng nghệ thuật đa
dạng của các nước phương tây. Điều này đã
tạo cho Mỹ thuật Việt Nam một diện mạo
mới vừa phong phú đa dạng nhưng cũng
không kém phần phức tạp. Một bộ phận
không nhỏ các họa sĩ bị choáng ngợp trước
những cái “cũ người mới ta”. Họ cho rằng
“nghệ thuật” chỉ nên vì “nghệ thuật” và
không cần thiết phải có bóng dáng của hiện
thực trong nghệ thuật. Giá trị hiện thực
trong nghệ thuật lại bị xem là lạc hậu đối
với những họa sĩ cấp tiến bị mất phương
hướng trước nhiều trào lưu nghệ thuật đang
thâm nhập vào nước ta. Thậm chí một số
họa sĩ còn phủ nhận giá trị của dòng nghệ
thuật hiện thực một thời đã ghi đậm những
trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.
Với niềm tự hào về dòng nghệ thuật đã có
nhiều cống hiến to lớn trong quá trình tạo
nên chiến thắng thần kỳ của dân tộc, bài
báo góp phần làm rõ nét mối quan hệ biện
chứng giữa hiện thực và nghệ thuật, phân
tích giá trị độc đáo của dòng nghệ thuật
thấm đẫm tính hiện thực, tính chủ nghĩa
anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam,
khẳng định giá trị hiện thực luôn tồn tại
trong mọi khuynh hướng nghệ thuật.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giá trị hiện thực của mỹ thuật hiện đại Việt Nam giai đoạn 1945-1954
TDMU, số 3(28) – 2016 Nguyễn Thị Kim Ngoan 82 N M N N M O N 45-1954 Nguyễn hị Kim Ngoan Trường Đại học Thủ Dầu Một M Ắ Mỹ thuật Việt Nam hiện đại giai đoạn 1945 – 1954 là một pho sử thi đồ sộ bằng tranh tràn đầy giá trị hiện thực. Thơng qua quá trình sưu tầm các tác phẩm tiêu biểu ra đời trong cuộc kháng chiến chống Pháp, bài báo gĩp phần làm rõ nét mối quan hệ biện chứng giữa hiện thực và nghệ thuật, phân tích giá trị độc đáo của dịng nghệ thuật thấm đẫm tính hiện thực, tính chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam, khẳng định giá trị hiện thực luơn tồn tại trong mọi khuynh hướng nghệ thuật. Từ khĩa: hiện thực, hiện đại, mỹ thuật, Việt Nam . Mở đầu Trong sự phát triển của nhân loại, hiện thực luơn là ngƣời bạn đồng hành với sự xuất hiện và tiến hĩa của con ngƣời. Hiện thực luơn tồn tại một cách khách quan và chủ quan trong cuộc sống. Đĩ là mối quan hệ mang tính tƣơng tác biện chứng mà thơng qua hoạt động nhận thức, cải tạo hiện thực, con ngƣời khơng chỉ tự khẳng định mình nhƣ những lực lƣợng bản chất ngƣời mà cịn với tính cách là một thực thể tự nhiên xã hội. Những năm gần đây, với chính sách mở cửa, hội nhập thế giới của Đảng và Nhà nƣớc, song song với sự giao lƣu kinh tế là sự xuất hiện nhiều xu hƣớng nghệ thuật đa dạng của các nƣớc phƣơng tây. Điều này đã tạo cho Mỹ thuật Việt Nam một diện mạo mới vừa phong phú đa dạng nhƣng cũng khơng kém phần phức tạp. Một bộ phận khơng nhỏ các họa sĩ bị chống ngợp trƣớc những cái “cũ ngƣời mới ta”. Họ cho rằng “nghệ thuật” chỉ nên vì “nghệ thuật” và khơng cần thiết phải cĩ bĩng dáng của hiện thực trong nghệ thuật. Giá trị hiện thực trong nghệ thuật lại bị xem là lạc hậu đối với những họa sĩ cấp tiến bị mất phƣơng hƣớng trƣớc nhiều trào lƣu nghệ thuật đang thâm nhập vào nƣớc ta. Thậm chí một số họa sĩ cịn phủ nhận giá trị của dịng nghệ thuật hiện thực một thời đã ghi đậm những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Với niềm tự hào về dịng nghệ thuật đã cĩ nhiều cống hiến to lớn trong quá trình tạo nên chiến thắng thần kỳ của dân tộc, bài báo gĩp phần làm rõ nét mối quan hệ biện chứng giữa hiện thực và nghệ thuật, phân tích giá trị độc đáo của dịng nghệ thuật thấm đẫm tính hiện thực, tính chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam, khẳng định giá trị hiện thực luơn tồn tại trong mọi khuynh hƣớng nghệ thuật. 2. Mối quan hệ biện chứng giữa nghệ thuật và hiện thực Trong sự tồn tại và phát triển, con ngƣời luơn cĩ mối quan hệ gắn bĩ mật thiết với hiện thực. Hiện thực chính là mảnh đất màu mỡ tạo nên sự thăng hoa cho sáng tạo nghệ thuật. Thơng qua quá trình lao động con ngƣời đã tạo ra một sản phẩm chƣa Tạp chí Khoa học TDMU Số 3(28) – 2016, Tháng 6 – 2016 ISSN: 1859 - 4433 TDMU, số 3(28) – 2016 Giá trị hiện thực của mỹ thuật hiện đại Việt Nam... 83 từng cĩ trong thiên nhiên, sản phẩm đặc biệt của sự sáng tạo là đỉnh cao của giá trị thẩm mỹ. Hiện thực cuộc sống chính là cội nguồn của nội dung nghệ thuật. Cái đẹp trong nghệ thuật chính là tấm gƣơng phản chiếu cái đẹp trong cuộc sống. Tác phẩm nghệ thuật là nơi mối quan hệ thẩm mỹ giữa con ngƣời và hiện thực đƣợc thể hiện ở mức độ cao nhất. Nếu phủ nhận hiện thực, nghệ thuật sẽ mất đi các đối tƣợng thẩm mỹ một trong những yếu tố quan trọng gĩp phần tạo nên trƣờng thẩm mỹ cho ngƣời nghệ sỹ trong quá trình sáng tạo. Trong cơng trình nghiên cứu về sáng tạo nghệ thuật, hiện thực, con ngƣời đạt giải thƣởng quốc gia Liên Xơ năm 1980 của M.B. Khraptrenko đã phản đối mạnh mẽ quan niệm nhân đơi thế giới bằng hình tƣợng nghệ thuật của M. Kagan. Quan niệm này cho rằng: “nghệ thuật bao giờ cũng là sự nhân đơi hƣ ảo và là sự tiếp tục của hành động sống thực tế” [20, tr.164]. M.B. Khraptrenko đã khơng thừa nhận sự thốt ly những mâu thuẩn của cuộc sống, phủ nhận cuộc sống với tƣ cách là đối tƣợng sáng tác là mơ hình nghệ thuật của hiện thực. Theo ơng “sự lãng quên ngọn nguồn cuộc sống của sáng tác nghệ thuật khơng chỉ dẫn đến, cả trong bản thân nghệ thuật cũng nhƣ trong lý thuyết nghệ thuật, sự đánh mất những cơ sở nội dung phong phú của nghệ thuật, mà cịn dẫn đến sự thủ tiêu đặc trƣng của nĩ” [20, tr.157]. Hiện thực luơn cĩ sự chi phối đặc biệt đối với nghệ thuật tạo hình từ giai đoạn cổ đại đến giai đoạn hiện đại. Tùy theo từng giai đoạn lịch sử, cĩ lúc tính hiện thực trong các tác phẩm nghệ thuật đƣợc đề cao tạo thành một trào lƣu sáng tác chính thống, cĩ lúc lắng đọng đằng sau những phƣơng pháp khác. Nhƣng nhìn chung, cho dù nghệ thuật cĩ phát triển theo bất cứ khuynh hƣớng, trào lƣu sáng tác nào cũng đều chịu sự chi phối của hiện thực ở một mức độ nhất định. Nghệ thuật khơng thể thốt ly hiện thực. 3. ình hình xã hội và sự chuyển hướng trong quan điểm nghệ thuật giai đoạn 45-1954 Cách mạng Tháng Tám 1945 thành cơng, nƣớc Việt Nam Dân chủ cộng hịa vừa ra đời thì thực dân Pháp trở lại xâm lƣợc nƣớc ta lần thứ hai. Hƣởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ khơng chịu mất nƣớc, chứ nhất định khơng làm nơ lệ”, các nghệ sĩ yêu nƣớc đã tham gia vào cuộc chiến, quyết đem một phần sức lực của mình bảo vệ quê hƣơng. Trong quá trình tham gia các chiến dịch trên mọi nẻo đƣờng đất nƣớc, hiện thực của cuộc kháng chiến đã tạo nên sự chuyển biến rất lớn trong quan điểm sáng tác của các nghệ sĩ giai đoạn này. Nếu nhƣ mỹ thuật giai đoạn đầu thế kỷ XIX đã phản ánh hiện thực cuộc sống nhƣng chƣa diễn tả đƣợc những vấn đề lớn mang tính thời đại, chƣa đến đƣợc với đơng đảo quần chúng lao động thì trong giai đoạn này mỹ thuật hình thành và phát triển dƣới chính quyền cách mạng, theo đƣờng lối văn nghệ của Đảng, vì sự nghiệp cao cả của Tổ quốc. Sau một số hội nghị văn hĩa, văn nghệ và các cuộc tranh luận tại chiến khu Việt Bắc, phƣơng pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa xuất phát từ Liên Xơ đã đƣợc phổ biến và vận dụng một cách phù hợp vào đƣờng lối văn nghệ Việt Nam. Đặc biệt, tháng 7-1948 tại Đại hội Văn hĩa tồn quốc, Tổng Bí thƣ Trƣờng Chinh đã thơng qua báo cáo quan trọng “Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hĩa Việt Nam”[4]. Khái niệm hiện thực xã hội chủ nghĩa đƣợc giải thích một cách cụ thể. Tại Đại hội văn nghệ lần hai, Trƣờng Chinh tiếp tục nhấn mạnh “tăng cƣờng tính Đảng, đi sâu vào cuộc TDMU, số 3(28) – 2016 Nguyễn Thị Kim Ngoan 84 sống mới để phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng tốt hơn nữa” [4, tr.218] nhằm mục đích nâng cao và phát triển quan điểm sáng tác trong văn nghệ sĩ, yêu cầu đƣa nghệ thuật đi sâu vào cách mạng, phục vụ nhân dân. Những đổi mới về quan điểm của Đảng trong đƣờng lối lãnh đạo văn hĩa, văn nghệ đã tác động rất lớn đối với nhận thức của các nghệ sĩ. Triển lãm hội họa năm 1951 với gần 200 tác phẩm hội họa cĩ giá trị đã chứng tỏ sự chuyển hƣớng trong quan niệm sáng tác của họ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi một bức thƣ với lời khẳng định “Văn hĩa nghệ thuật là một mặt trận. Anh chị em nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy” [19, tr. 349]. Giờ đây giới văn nghệ sĩ đã ý thức đƣợc trách nhiệm đối với đất nƣớc, họ đã nhận ra rằng hiện thực cuộc chiến rất đỗi hào hùng của dân tộc mới chính là sự thăng hoa tuyệt vời cho các tác phẩm nghệ thuật. Và cơng chúng thƣởng thức hơm nay khơng phải là tầng lớp thƣợng lƣu mà chính là những ngƣời lao động chân lấm tay bùn, những bác cơng nhân, những anh chiến sĩ. Vì vậy đã tạo nên những chuyển biến lớn về mặt hình thức và nội dung sáng tác, hình thành nên một dịng nghệ thuật cách mạng chính thống theo bút pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa phản ánh một cách sinh động cuộc chiến hào hùng của dân tộc. 4. uộc đấu tranh trường kỳ chống Pháp của dân tộc iệt Nam qua các tác phẩm mỹ thuật tiêu biểu (1945-1954) Khi nhận xét về chủ thể thẩm mỹ, đối tƣợng sáng tạo nghệ thuật Tố Hữu cho rằng: “Tơi khơng tin cĩ thiên tài nào ở ngồi “cái ổ” của cuộc sống vĩ đại, cuộc sống lao động, đấu tranh đau khổ và cũng dũng cảm của muơn triệu ngƣời làm nên lịch sử. Thiên tài là gì nếu khơng phải là hƣơng của hoa, núi của đất, là sự kết tụ ở mức độ nào đĩ trí tuệ của lồi ngƣời? Nghệ sĩ là con đẻ tồn diện của hồn cảnh nĩ đã sống nhƣ đứa con mang máu thịt và cái mùi riêng của cha mẹ” [14, tr.303]. Cĩ thể nhận thấy hiện thực của cuộc kháng chiến chống Pháp chính là khách thể thẩm mỹ tác động một cách trực tiếp vào nhận thức của ngƣời nghệ sĩ tạo nên cảm xúc thẩm mỹ, tiền đề cho quá trình sáng tạo nghệ thuật. Các tác phẩm mỹ thuật giai đoạn 1945-1954 chính là sự phản ánh chân thực cuộc đấu tranh trƣờng kỳ chống Pháp của dân tộc Việt Nam thể hiện qua những tác phẩm tiêu biểu. Thật vậy cái khí thế hào hùng pha chất sử thi của dân tộc Việt Nam khi đi vào cuộc chiến đã đƣợc thể hiện rõ nét qua áp phích “Hà Nội vùng đứng lên” [H4.1] của họa sĩ Tơ Ngọc Vân. Hình ảnh cơ thiếu nữ với mái tĩc dài và tà áo tung bay phấp phới tràn ngập cả mặt tranh. Những nốt nhạc và dịng chữ Hà Nội vùng đứng lên nhƣ một lời tuyên thệ nƣớc Việt Nam dù rất ơn hịa, dịu dàng nhƣng vẫn sẵn sàng đi vào cuộc chiến để bảo vệ độc lập, tự do, nhất định khơng chịu làm dân tộc nơ lệ. Đến với tác phẩm “Bộ đội Nam tiến”[H4.2] của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung, chúng ta nhƣ sống lại những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Những ngƣời thanh niên Hà Nội tham gia vào cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc đã ra đi trên mọi nẻo đƣờng đất nƣớc. Họ hiện lên vững chãi giữa tranh trong màu áo xanh quân phục, súng nặng trĩu trên vai, gƣơng mặt rắn rỏi đanh lại, ánh mắt tràn đầy sự quyết tâm vào một ngày mai tất thắng dù trong lịng vẫn cịn vấn vƣơng những kỷ niệm về mảnh đất nơi mình đã ra đi. Trong số những ngƣời thanh niên đã ra đi từ mảnh đất nổi tiếng ngàn năm văn vật ấy cịn cĩ những nhà thơ, nhạc sĩ, họa sĩ với tâm hồn nhạy cảm của ngƣời nghệ sĩ, họ nhanh chĩng hịa nhập vào cuộc đấu tranh trƣờng kỳ của dân tộc và hàng TDMU, số 3(28) – 2016 Giá trị hiện thực của mỹ thuật hiện đại Việt Nam... 85 loạt tác phẩm đã ra đời từ những cảm xúc chân thật trong chiến tranh. Đĩ là hình ảnh của những ngƣời hùng dân tộc đƣợc thể hiện qua các tác phẩm “Tiểu đội pháo” của họa sĩ Nguyễn Tƣ Nghiêm, “Quân binh xƣởng khu 5” của họa sĩ Văn Giáo, “Trận Tầm Vu” của họa sĩ Nguyễn Hiêm, “Du kích hậu địch” của họa sĩ Trịnh Bá Phịng. Họ hiện lên thật oai dũng với khí thế tấn cơng của những con ngƣời đi vào cuộc chiến bằng lịng căm thù vơ hạn đối với những kẻ đã dày xéo quê hƣơng mình. Bên cạnh việc phản ánh lại cuộc chiến đấu ngoan cƣờng của đất nƣớc, các tác phẩm giai đoạn này cịn phơi bày tội ác của giặc Pháp và khát vọng chiếm lĩnh tri thức của dân tộc Việt Nam trong kháng chiến. Đến với tác phẩm “Giặc đốt làng tơi’’[H4.3], một bức tranh cĩ bố cục và màu sắc đẹp. Bằng chất liệu sơn dầu với những nhát cọ mạnh bạo, chắc khỏe, họa sĩ Nguyễn Sáng đã tái hiện lại khung cảnh gặp nhau giữa đồn bộ đội và những ngƣời dân chạy loạn. Đĩ là cái khơng khí hối hả của đồn ngƣời bồng bế, dắt díu nhau rời bỏ ngơi làng thân thƣơng sắp trở thành tro bụi dƣới ngọn lửa tàn ác của kẻ thù. Những em bé đã sớm mất đi nét thơ ngây, hồn nhiên của lứa tuổi. Bà lão dân tộc bƣớc đi với nét mặt đăm chiêu, trầm tƣ. Một ngƣời phụ nữ Thái trắng địu con thơ trên lƣng, tay chỉ về hƣớng ngơi làng cịn đang bốc cháy của mình trút cạn những nổi đau thƣơng với anh bộ đội trong sự ngậm ngùi. Anh bộ đội lặng ngƣời trƣớc nổi đau của đồng bào mình. Đồn quân phía sau anh vẫn đều bƣớc nhƣng gƣơng mặt hiện lên nét đau khổ, căm thù. Tình yêu thƣơng và những nổi mất mát đã chuyển thành lịng căm thù đối với quân xâm lƣợc. Áp phích “Giặc giết hiếp” [H4.4] của họa sĩ Tơ Ngọc Vân là lời tố cáo đanh thép đối với quân xâm lƣợc. Nĩ khơi dậy sự căm phẩn từ hàng triệu trái tim của những ngƣời dân Việt Nam yêu nƣớc. Tác phẩm “Chạy giặc trong rừng” [H4,5] của họa sĩ Tơ Ngọc Vân với sự phối hợp các sắc thái của màu xanh trên nền sơn mài vàng son đã tái hiện lại những gian khổ mà ngƣời dân Việt Nam phải gánh chịu khi đất nƣớc bị xâm lƣợc. Tác phẩm “Ở hang” [H4,6] của họa sĩ Trần Văn Cẩn đƣợc thể hiện trên nền lụa mềm mại, ĩng ả đã phản ánh phút giây bình yên giữa cuộc chiến tranh nĩng bỏng. Gĩc hang ấy nhƣ tách ly khỏi thế giới bên ngồi với hình ảnh của những ngƣời phụ nữ đang ngồi bên nhau thật đầm ấm. Họ cùng chia sẻ với nhau những gian nan nguy hiểm và cĩ cùng một mơ ƣớc cháy bỏng đƣợc thốt khỏi gĩc hang tuy bình yên nhƣng tăm tối đĩ để cĩ thể đĩn ánh dƣơng chiếu rạng giữa bầu trời cao rộng. Đĩ chính là ánh sáng của độc lập, tự do, thế nhƣng đối với những ngƣời dân bị mất nƣớc thì vùng trời cao rộng ngồi chốn hang sâu tăm tối đã trở thành mối đe dọa của những trận bom, những trận càn quét cĩ thể cƣớp đi sự sống của bản thân và những ngƣời thân yêu bên cạnh. Chiến tranh đã cƣớp đi của ngƣời Việt Nam những phút giây bình yên, thế nhƣng niềm khát khao đƣợc tồn tại, đƣợc phát triển vẫn bừng lên một cách mãnh liệt. Phong trào “xĩa nạn mù chữ" đƣợc tồn thể nhân dân hƣởng ứng mạnh mẽ. Tác phẩm “Cùng nhau học tập”[H4.7] của họa sĩ Trần Văn Cẩn với sự cách tân tranh khắc gỗ trên nền truyền thống dân tộc đã phản ánh đƣợc tinh thần say mê học tập của thanh thiếu niên trong chiến tranh. Chiến tranh đã cƣớp đi của họ những giờ học bình yên nơi mái trƣờng yêu dấu nhƣng khơng ngăn đƣợc khát vọng khám phá kiến thức của họ giữa mƣa bom bão đạn. Hình ảnh hai cơ thiếu nữ ngồi học bên nhau say sƣa nhƣ một niềm TDMU, số 3(28) – 2016 Nguyễn Thị Kim Ngoan 86 hy vọng mãnh liệt của đất nƣớc vào tƣơng lai của thế hệ trẻ mai sau. Họ nhƣ những bơng hoa, những mầm xanh của dân tộc Viêt Nam luơn rực rỡ dù hồn cảnh khắc nghiệt. Khát vọng học tập khơng chỉ dừng lại ở lớp trẻ mà nĩ là tinh thần chung của nhân dân. Tác phẩm “Đốt đuốc đi học” [H4.8] đƣợc vẽ bằng thuốc nƣớc của họa sĩ Tơ Ngọc Vân thể hiện hình ảnh ơng lão một tay ơm sách vở, một tay cầm bĩ đuốc sáng rực trong tay trên đƣờng đến lớp học. Sự tấn cơng và đàn áp của kẻ thù vẫn khơng thể dập tắt đƣợc nhu cầu học tập, chiếm lĩnh nguồn tri thức của những ngƣời dân bị xâm lƣợc. Cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam đã liên kết đƣợc các giai cấp trong tồn xã hội từ cơng nhân, nơng dân đến tầng lớp trí thức. Tất cả đều sát cánh bên nhau hy sinh lợi ích riêng tƣ để đạt đến lợi ích chung to lớn của tồn dân tộc. Trong chiến tranh ác liệt, tình quân dân càng thắm thiết hơn, nồng nàn hơn, bộ đội gặp dân nhƣ cá gặp nƣớc, bộ đội luơn bám rể và phát triển trong lịng dân. Hiện thực đĩ cũng chính là cảm xúc thẩm mỹ cho những sáng tạo nghệ thuật của các họa sĩ. Cĩ thể nĩi các tác phẩm mỹ thuật giai đoạn này đã phản ánh hiện thực xã hội một cách chân thực, sống động đây “là quá trình tìm tịi khám phá để hiểu biết đối tƣợng nghệ thuật, tức là quá trình tƣ duy hình tƣợng về tự nhiên, xã hội, con ngƣời của nghệ sĩ. Hiểu biết đối tƣợng và tái hiện, tái tạo hay tƣởng tƣợng ngơn ngữ nghệ thuật”[4, tr.205]. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, những ngƣời chiến sĩ cách mạng đã ra đi bỏ lại sau lƣng hậu phƣơng thân thƣơng, nơi cĩ mái nhà ấm cúng in đậm hình bĩng vợ con yêu dấu, cĩ láng giềng thân thuộc với mái đình, cây đa, bến nƣớc, con đị. Sự gặp gỡ giữa cuộc chiến ác liệt cho dù là tình cảm gia đình với những rung cảm riêng tƣ hay sự gặp gỡ giữa những ngƣời đồng chí mới quen cũng thắm thiết tình quân dân nhƣ cá nƣớc sum vầy. Phút giây gặp gỡ giữa cha và con, vợ và chồng, đơi lứa yêu nhau, những ngƣời đồng hƣơng, những cơ dân cơng gặp những anh bộ đội, những cơ thanh niên xung phong gặp những anh lính xe tăng vui tính hay sự gặp gỡ tình cờ giữa các binh chủng khác nhau cũng đều hịa quyện một thứ tình cảm đặc biệt pha trộn giữa gia đình và đất nƣớc. Cái riêng và cái chung đã trở thành một thể thống nhất, gắn bĩ mật thiết khơng phủ định lẫn nhau, đĩ là một trong những nét đẹp của tình quân dân đƣợc thể hiện rõ nét trong các tác phẩm mỹ thuật giai đoạn này. Họa sĩ Mai Văn Hiến với chất liệu bột màu trong trẻo, hịa sắc tƣơi tắn, đậm đà đã thể hiện một cuộc “Gặp gỡ”[H4.9] cảm động diễn ra giữa vùng đồi núi bao la hoang vắng. Khơng gian u tịch bỗng nhộn nhịp hẳn lên trƣớc sự xuất hiện của những cơ dân cơng duyên dáng và những anh bộ đội vui tính. Họ cùng đi về một hƣớng lẫn cả vào nhau hồ hởi và vội vã. Một anh bộ đội vai nặng trĩu ba lơ, súng khốc trên vai đột nhiên tách ra khỏi hàng quay lại hƣớng về phía cơ dân cơng cĩ khuơn mặt trịn trĩnh chít khăn mỏ quạ, áo bà ba giản dị, đơi bồ nơng vẫn chƣa kịp đặt xuống chân. Họ lặng lẽ trao cho nhau ánh mắt dịu dàng, đằm thắm, một cách biểu đạt tình cảm hết sức Á Đơng khơng dồn dập, vội vã mà lắng đọng, thâm trầm. Niềm vui gặp gỡ khơng chỉ tràn ngập trong ánh mắt của cơ dân cơng và anh bộ đội mà cịn lan tỏa khắp nơi trong lịng tất cả mọi ngƣời. Niềm vui riêng của họ đã hịa với niềm vui chung của tập thể. Sự biệt ly sau đĩ khơng hề mang nỗi buồn cơ đơn mà nĩ đã trở nên ấm áp hơn bởi sự chia sẻ của tập thể. Bên cạnh những cuộc gặp gỡ in đậm niềm vui và nỗi mất TDMU, số 3(28) – 2016 Giá trị hiện thực của mỹ thuật hiện đại Việt Nam... 87 mát, các tác phẩm mỹ thuật giai đoạn này cịn phản ánh một cách sinh động những cuộc gặp gỡ chứa đựng tình cảm cao cả giữa quân và dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp qua các tác phẩm “Bát nƣớc” hay “Tình quân dân” của họa sĩ Sĩ Ngọc. Khơng chỉ phản ánh cuộc đấu tranh dân tộc, phơi bày tội ác của quân xâm lƣợc, các tác phẩm giai đoạn này cịn thể hiện hình ảnh Bác Hồ, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc với một niềm tơn kính, yêu thƣơng. Một trong những tác phẩm của nhà điêu khắc Vũ Cao Đàm sáng tác tại Pháp đã thể hiện thành cơng “Chân dung Bác Hồ” vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Chiến tranh với sự tàn phá hủy diệt của nĩ luơn bao phủ khắp nơi, tồn dân tộc Việt Nam đã chiến đấu bằng nhiều hình thức với mục đích sau cùng là giải phĩng đất nƣớc và cuộc chiến bằng trí ĩc là cuộc chiến âm thầm nhƣng cịn nguy hiểm hơn cả mƣa bom bão đạn bởi vì nĩ quyết định vận mệnh của tồn dân tộc. Tác phẩm “Bác Hồ làm việc ở Bắc Bộ phủ” [H4.10] của họa sĩ Tơ Ngọc Vân đƣợc thể hiện bằng chất liệu sơn dầu với hình ảnh chính là Bác Hồ, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc đang ngồi làm việc chăm chú trên chiếc bàn, xung quanh mọi vật đều rất đơn sơ từ chiếc ghế dựa đến khung tranh ở bức tƣờng phía sau. Bác ngồi đĩ dáng vẻ rất ung dung nhƣng hàng ngàn suy tính đang diễn ra trong bộ ĩc của nhà lãnh đạo tài ba ấy. Một quyết định thơng minh, sáng suốt của ngƣời cĩ thể đảo ngƣợc tình thế mang lại những thắng lợi vẻ vang, giúp tồn dân tộc tin vào một ngày mai tất thắng. Để tạo nên cuộc kháng chiến thần kỳ thì ngồi lịng dũng cảm, sự đồn kết một lịng, một dạ giữa quân và dân, niềm tin tƣởng tuyệt đối vào vị lãnh tụ của mình cũng chính là một yếu tố vơ cùng quan trọng. Tác phẩm “Thiếu nhi Trung, Nam, Bắc” hay “Bác Hồ và thiếu nhi” [H4.11] đƣợc vẽ bằng máu trên nền lụa trong trẻo của họa sĩ Diệp Minh Châu đã gợi cho ngƣời xem một nổi xúc động bồi hồi. Với lối bố cục chặt chẽ, cơ đọng nét bút thống tràn đầy tình cảm, hình ảnh Bác Hồ với gƣơng mặt hiền hịa, phúc hậu và ba em thiếu nhi đại diện cho ba miền Nam, Trung, Bắc ngộ nghĩnh, đáng yêu hiện lên giữa tranh nhƣ một niềm khát khao đất nƣớc thống nhất của tồn dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành lại chủ quyền đất nƣớc. Dịng màu đỏ thấm sâu, hịa quyện vào từng sớ lụa trắng tinh khơi đã tạo nên chất liệu đặc biệt cho tác phẩm. Đĩ chính là niềm tin, là tình cảm thƣơng nhớ vơ bờ của họa sĩ Diệp Minh Châu đại diện cho miền Nam ruột thịt dành cho vị lãnh tụ yêu quí của mình. Hình ảnh Bác Hồ qua phản ánh của mỹ thuật cĩ lúc thì uy nghi, cao cả, cĩ lúc thì gần gũi thân quen nhƣ một vị cha già, một ngƣời ơng thân thiết. Ký họa “Bác Hồ với thiếu nhi” [H4.12] của họa sĩ Lƣơng Xuân Nhị đã thành cơng trong chủ đề phản ánh tình cảm thân thƣơng sâu đậm của Bác Hồ dành cho các cháu thiếu niên nhi đồng. Bằng những nét đen mềm mại Bác Hồ đƣợc diễn tả nhƣ một ơng bụt hiền từ và các cháu thiếu nhi đang quấn quyt xung quanh. Một số em đang ơm chầm lấy Bác, cĩ em đang múa võ, cĩ em đang tung tăng với bĩ hoa và lá cờ đỏ sao vàng trên tay. Tất cả các em đều vui đùa tung tăng bên Bác nhƣ một đàn chim sáo. Bác nhìn các cháu thiếu nhi với cái nhìn trìu mến của một ngƣời ơng đối với đàn cháu thơ ngây. Ƣớc mơ trong những lần “băn khoăn giấc chẳng thành” của Bác chính là tìm thấy độc lập, tự do để các em thơ khơng phải đi học thời chiến với những nguy hiểm cận kề mà đƣợc tung tăng cắp sách đến trƣờng trong ánh nắng ban mai của bầu trời hịa bình cao lồng lộng. TDMU, số 3(28) – 2016 Nguyễn Thị Kim Ngoan 88 5. Kết luận Cĩ thể khẳng định rằng chính hiện thực đã giúp cho nền mỹ thuật Việt Nam vẫn liền mạch dù trải qua bƣớc ngoặt lịch sử từ chế độ tƣ bản thuộc địa sang chế độ dân chủ cộng hịa. Bắt nguồn từ trƣờng thẩm mỹ gắn liền với hiện thực sinh động của cuộc kháng chiến trƣờng kỳ giải phĩng dân tộc, những nghệ sĩ đã nhận thức đƣợc một vấn đề quan trọng trong quan niệm sáng tác, đĩ chính là nghệ thuật khơng chỉ vị nghệ thuật mà nghệ thuật cịn phải vị nhân sinh. Mỹ thuật hiện đại Việt Nam giai đoạn 1945- 1954 đã phản ánh một cách trung thực những bƣớc chuyển mình của lịch sử Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp chuẩn bị nền tảng cho sự phát triển đỉnh cao của mỹ thuật giai đoạn 1954-1975. Vận dụng linh hoạt tính hiện thực trong quá trình sáng tạo nghệ thuật sẽ giúp ngƣời nghệ sĩ cĩ đủ bản lĩnh tiếp thu một cách cĩ chọn lọc những khuynh hƣớng nghệ thuật đa dạng đã và đang du nhập vào nƣớc ta. Lịch sử nhân loại đang chuyển sang một giai đoạn mới, nghệ thuật tạo hình cũng cần cĩ sự đổi mới đĩ là một qui luật tất yếu. Tuy nhiên dù nghệ thuật cĩ chuyển sang bất cứ một khuynh hƣớng, một phong cách nào thì ngƣời nghệ sĩ vẫn khơng thể thốt ly đƣợc hiện thực, các tác phẩm vẫn mang đặc trƣng riêng về quê hƣơng, đất nƣớc, con ngƣời nơi họ đang tồn tại. Đĩ chính là điểm tạo nên sự khác nhau giữa các nền văn hĩa, tạo nên hƣơng sắc riêng cho nền nghệ thuật của mỗi nƣớc. Các họa sĩ trẻ hơm nay cĩ quyền tìm kiếm thêm nhiều giống hoa lạ ở bất kỳ nơi nào trên vƣờn hoa thế giới để tơ điểm cho vƣờn hoa nghệ thuật Việt Nam thêm rực rỡ sắc màu nhƣng đừng bao giờ quên đi những lồi hoa cúc, hoa sen, hoa hồng quen thuộc của dân tộc. Đĩ cũng là cái riêng để tạo nên vẻ đẹp của nền nghệ thuật nƣớc ta trong vƣờn hoa nghệ thuật của nhân loại. THE REALISTIC VALUE OF VIETNAMESE MODERN ART DURING THE 1945 – 1954 PRIOD Nguyen Thi Kim Ngoan ABSTRACT The Vietnamese Modern Art is a colossal illustrated epic full of great realistic value. Through a collection of symbolic works of art appeared during the war of resistance against the French colonialists, the article has taken its part in making it clear the dialectic relation between realism and art, analyzing the unique value of the stream of art impregnated with the realistic characteristics, giving prominence to the heroism of the revolution of the Vietnamese people, and affirming the ever-lasting realistic value in all art forms and tendencies. À L M K ẢO [1] Ban Biên tập NXB Văn hĩa (1975), Nghệ thuật tạo hình Việt Nam, NXB Văn hĩa. [2] Nguyễn Lƣơng Tiểu Bạch (2005), Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, NXB Hà Nội. [3] Hà Huy Bính (1997), “Nghệ thuật phản ánh hiện thực”, Những vấn đề Mỹ thuật, NXB Mỹ thuật. [4] Bộ Văn hĩa Thơng tin (1995), Đường lối văn hĩa văn nghệ của Đảng cộng sản Việt Nam, NXB Văn hĩa – Thơng tin. TDMU, số 3(28) – 2016 Giá trị hiện thực của mỹ thuật hiện đại Việt Nam... 89 [5] Bộ Văn hĩa Thơng tin (2003), Tuyển tập Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ XX, NXB Văn hĩa – Thơng tin. [6] Phạm Thị Chỉnh (2004), Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam, NXB Đại học Sƣ phạm. [7] Phạm Văn Đồng (1976 ), Về văn hĩa – văn nghệ, NXB Văn hĩa. [8] Lê Sĩ Giáo chủ biên (2002), Dân tộc học đại cương, NXB Giáo dục. [9] Bảo Hân (2010), “Mỹ thuật hiện đại Việt Nam trên mảnh đất nghìn năm văn hiến: Thăng Long – Hà Nội sự kiện và bình luận", Tạp chí Mỹ thuật Việt Nam. [10] Nguyễn Phi Hoanh (1970), Lược sử Mỹ thuật Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội. [11] Nguyễn Phi Hoanh (1975), Văn minh nhân loại - Mỹ thuật và nghệ sĩ, NXB TP. HCM. [12] Nguyễn Phi Hoanh (1984), Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam, NXB TP. HCM. [13] Nguyễn Phi Hoanh (1993), Mỹ thuật và nghệ sĩ, NXB TP. HCM. [14] Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2003), Mỹ học Mác Lênin, NXB Chính trị Quốc gia. [15] Hội Mỹ thuật Việt Nam (1994), 50 năm tranh tượng về lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng, NXB Văn hĩa. [16] Hội Mỹ thuật Việt Nam (1996), Tranh sơn dầu Việt Nam, NXB Hà Nội. [17] Hội Mỹ thuật Mỹ thuật Việt Nam (1997), Tranh Lụa Việt Nam, NXB Hà Nội. [18] Hội Mỹ thuật Việt Nam (1998), Các họa sĩ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đơng Dương, NXB Hà Nội. [19] Hồ chí Minh (1977), Về cơng tác văn hĩa văn nghệ, NXB Sự thật. [20] M.B.Khraptrenko (1985), Sáng tạo nghệ thuật hiện thực con người, tập hai, NXB Khoa học Xã hội. [21] Nguyễn Quân (1982), Nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại, NXB Văn hĩa. [22] Nguyễn Quân (2010), Mỹ thuật Việt Nam thể kỷ 20, NXB Tri thức [23] Quang Phịng - Quang Việt (2000), Mỹ Thuật thủ đơ Hà Nội thế kỷ XX, NXB Mỹ thuật Bài nhận ngày: 24/04/2016 Chấp nhận đăng: 30/05/2016 Liên hệ: Nguyễn hị Kim Ngoan Khoa Kiến trúc – Đơ thị – Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một. Số 6 Trần Văn Ơn, Phú Hịa – Thủ Dầu Một – Bình Dƣơng Email: kimngoanngoan@gmail.com
File đính kèm:
- gia_tri_hien_thuc_cua_my_thuat_hien_dai_viet_nam_giai_doan_1.pdf