Gắn kết giữa cơ sở đào tạo mỹ thuật ứng dụng với doanh nghiệp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Trong lĩnh vực đào tạo mỹ thuật ứng dụng, doanh nghiệp có vai trò quan

trọng và cần thiết vì sự hỗ trợ về chuyên môn, vật chất cho cơ sở đào tạo cũng như tạo môi

trường hoạt động nghề cho sinh viên trên ghế nhà trường. góp phần để cơ sở đào tạo hoàn

thành tốt sứ mệnh của mình, từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng hiệu quả

nhu cầu của doanh nghiệp. Các cơ sở đà o tạo nặng về chuyên môn, lý thuyết về thiết kế có

tính thẩm mỹ, nghệ thuật cao, đòi hỏi tính ứng dụng và tương tác với xã hội rất lớn, luôn

cần thiết gắn với thực hành và thực tập trong môi trường công việc thực tế, điều này chỉ thật

thuận lợi khi có mối liên kết với các doanh nghiệp và xã hội. Từ góc độ đào tạo nguồn nhân

lực và hoạt động liên kết với doanh nghiệp tại trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí

Minh những năm gần đây để xem xét vai trò, tác động của việc liên kết này nhằm nâng cao

năng lực, hiệu quả trong công tác đào tạo, nghiên cứu giảng dạy, học tập và thực hành của

ngành thiết kế mỹ thuật ứng dụng cũng như nhìn nhận đúng vai trò, trách nhiệm của mỗi bên

từ đó tìm kiếm các giải pháp nhằm mở rộng, khai thác hiệu quả các liên kết, hỗ trợ của các

doanh nghiệp với cơ sở đào tạo trong nhất là trong bối cảnh kỹ thuật công nghệ hiện đại có

những buớc tiến vượt bậc hiện nay.

pdf 12 trang kimcuc 8080
Bạn đang xem tài liệu "Gắn kết giữa cơ sở đào tạo mỹ thuật ứng dụng với doanh nghiệp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Gắn kết giữa cơ sở đào tạo mỹ thuật ứng dụng với doanh nghiệp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Gắn kết giữa cơ sở đào tạo mỹ thuật ứng dụng với doanh nghiệp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
21Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
GẮN KẾT GIỮA CƠ SỞ ĐÀO TẠO MỸ THUẬT ỨNG DỤNG 
VỚI DOANH NGHIỆP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 
NGUỒN NHÂN LỰC
ASSOCIATE BETWEEN FINE ART TRAINING FACILITIES APPLICABLE 
TO ENTERPRISES TO IMPROVE HUMAN RESOURCE QUALITY
Võ Thị Thu Thủy*
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 5/4/2019
Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 4/10/2019
Ngày bài báo được duyệt đăng: 24/10/2019
Tóm tắt: Trong lĩnh vực đào tạo mỹ thuật ứng dụng, doanh nghiệp có vai trò quan 
trọng và cần thiết vì sự hỗ trợ về chuyên môn, vật chất cho cơ sở đào tạo cũng như tạo môi 
trường hoạt động nghề cho sinh viên trên ghế nhà trường... góp phần để cơ sở đào tạo hoàn 
thành tốt sứ mệnh của mình, từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng hiệu quả 
nhu cầu của doanh nghiệp. Các cơ sở đà o tạ o nặng về chuyên môn, lý thuyết về thiết kế có 
tính thẩm mỹ, nghệ thuật cao, đòi hỏi tính ứng dụng và tương tác với xã hội rất lớn, luôn 
cần thiết gắn với thực hành và thực tập trong môi trường công việc thực tế, điều này chỉ thật 
thuận lợi khi có mối liên kết với các doanh nghiệp và xã hội. Từ góc độ đào tạo nguồn nhân 
lực và hoạt động liên kết với doanh nghiệp tại trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí 
Minh những năm gần đây để xem xét vai trò, tác động của việc liên kết này nhằm nâng cao 
năng lực, hiệu quả trong công tác đào tạo, nghiên cứu giảng dạy, học tập và thực hành của 
ngành thiết kế mỹ thuật ứng dụng cũng như nhìn nhận đúng vai trò, trách nhiệm của mỗi bên 
từ đó tìm kiếm các giải pháp nhằm mở rộng, khai thác hiệu quả các liên kết, hỗ trợ của các 
doanh nghiệp với cơ sở đào tạo trong nhất là trong bối cảnh kỹ thuật công nghệ hiện đại có 
những buớc tiến vượt bậc hiện nay.
Từ khóa: Mỹ thuật ứng dụng, cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực. 
Abstract: In the fi eld of applied art training, businesses play an important and 
necessary role because of the professional and material support for the training fl ag as 
well as creating a working environment for students on the school chair.... contributing to 
the training facility to fulfi ll its mission, thereby improving the quality of human resources, 
eff ectively meeting the needs of the business. The training institutions are heavy in terms 
of expertise, the theory of aesthetic design, high art, requires great applicability and 
* Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh
Tạp chí Khoa học - Viện Đại học Mở Hà Nội 60 (10/2019) 21-32
22 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
1. Đặt vấn đề
Nhiệm vụ của đà o tạ o hệ đại học và 
cao đẳng về mỹ thuật ứng dụng (MTUD) 
nhẳm cung cấp nguồn nhân lực chất xám 
lành nghề và có chất lượng cao phục vụ nhu 
cầu nhân lực của xã hội và các doanh nghiệp 
(DN). Các cơ sở đà o tạ o về lĩ nh vự c thiết 
kế, nguồn nhân lực có nhiều tố chất về thẩm 
mỹ, nghệ thuật cho mọi lĩnh vực trong cuộc 
sống, nên tính ứng dụng và tương tác với xã 
hội thông qua DN là rất cần thiết, điều đó tác 
động làm thay đổi cơ bản phương thức giảng 
dạy, đào tạo sinh viên (SV) tiếp cận với môi 
trường hoạt động nghề trong học tập và thực 
hành, tư duy sáng tác để sinh viên có những 
kỹ năng, tố chất đáp ứng tốt nhu cầu nguồn 
nhân lực cho phát triển, tiế n bộ của xã hội. 
Tuy nhiên, vấn đề này đến giờ vẫn chưa thật 
sự được quan tâm đúng mực, thiếu cái nhìn 
tổng thể về vai trò, trách nhiệm và sự cần 
thiết có những mối liên kết trong môi trường 
đào tạo với các DN và xã hội. [tr75, 6]
Hội thảo - tọa đàm lần này đã nêu 
chủ đề “Đào tạo đại học cao đẳng ngành 
MTUD gắn với thực tiễn xã hội, đáp ứng 
nhu cầu sử dụng lao động của doanh 
nghiệp” là vấn đề có tính thời sự trong 
thời điểm đào tạo MTUD đang đối diện 
với những thách thức khi cuộc các mạng 
công nghệ biến chuyển nhanh, cũng như 
tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam 
hiện nay. Hợp tác, liên kết giữa các cơ sở 
đào tạo và doanh nghiệp, hướng đến giải 
quyết không chỉ việc làm cho SV mà còn 
là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 
đáp ứng nhu cầu cho các DN, xã hội. 
Với các tiêu chí cụ thể của hội 
thảo, chắc chắn sẽ là một cơ hội quý báu 
để các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp có 
dịp cùng nhìn lại xem xét vấn đề và tìm 
kiềm những giải pháp, để xuất cụ thể 
là rất thiết thực và hữu ích. Từ góc độ 
làm công tác giảng dạy, chúng tôi muốn 
đề cập đến vai trò, tác động với những 
mặt tích cực và hạn chế của việc liên kết 
này nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả 
trong công tác đào tạo, nghiên cứu giảng 
dạy, học tập của ngành thiết kế ứng dụng 
cũng như nhìn nhận đúng vai trò, trách 
nhiệm của mỗi bên, tìm kiếm các giải 
pháp nhằm thiết lập, khai thác hiệu quả 
các liên kết và hỗ trợ của các DN với cơ 
sở đào tạo trong nhất là trong bối cảnh 
kỹ thuật công nghệ hiện đại, biến đổi 
nhanh chóng như hiện nay.
2. Sự liên kết giữa cơ sở đào tạo 
và doanh nghiệp có tầm và vai trò 
quan trọng
Các cơ sở đà o tạ o bên cạnh việc 
truyền đạt những kiến thức, học thuật, 
interaction with society, always necessary associated with practice and practice in the 
environment. real-world job market, this is only advantageous when having connections with 
businesses and society. From the perspective of training human resources and associated 
activities with enterprises at the Ho Chi Minh City University of Architecture in recent 
years to consider the role and impact of this linkage to improve capacity, eff ectiveness 
in the training, research, learning and practice of applied art design industry as well as 
recognizing the roles and responsibilities of each party from which to seek solutions to 
expand, exploit eff ectively the links and support of enterprises with training institutions, 
especially in the context of modern technology and advances.
Keywords: Applied art, training facility, enterprise, human resource training.
23Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
phương pháp học tập, còn cần tính thực 
tiễn, tính ứng dụng và tương tác với môi 
trường hoạt động nghề thực tế, điều đó 
ngày càng tác động làm thay đổi cơ bản 
phương thức đào tạo. Người học cần sớm 
tiếp cận thực hành, khai triển thiết kế trong 
xưởng, thử nghiệm khai triển sản phẩm 
thật tại cơ sở sản xuất vì có thể tiếp cận 
vật liệu, trang thiết bị sản xuất giúp cho 
quá trình sáng tác thiết kế sát thực tế, có 
tính ứng dụng, qua đó tích hợp những kỹ 
năng, tố chất đáp ứng tốt nhu cầu nguồn 
nhân lực và sự phát triển, tiế n bộ của xã 
hội. Trong lĩnh vực đào tạo, vai trò tá c 
độ ng của doanh nghiệp là quan trọng và 
cấp thiết hiện nay vì thông qua sự liên 
kết, gắn bó với cơ sở đà o tạ o vì sự hỗ trợ 
về chuyên môn và vật chất cũng như tạo 
môi trường hoạt động nghề cho SV từ ghế 
nhà trường... góp phần cùng cơ sở đào tạo 
hoàn thành tốt sứ mệnh của mình, nâng 
cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng 
hiệu quả nhu cầu của doanh nghiệp của 
xã hội.
Các DN trong quá trình hình thành, 
phát triển thành công hay không một 
phần lớn do đội ngũ nhân lực có chuyên 
môn mà DN có được do tuyển dụng từ 
các nguồn và tự đào tạo bồi dưỡng thêm 
để đáp ứng yêu cầu công việc và mục 
tiêu, chiến lược phát triển của mình. Khi 
liên kết với các cơ sở đào tạo, DN có 
thể chủ động nguồn nhân lực cho các 
giai đọan phát triển đồng thời chuyển 
tải những nhu cầu cụ thể về đào tạo như 
kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thực 
tiễn mà SV ra trường cần có. Những 
yêu cầu thiết thực của DN và các nhà 
tuyển dụng giúp cơ sở ĐT cập nhật nhu 
cầu về chất lượng nguồn nhân lực mà 
kịp thời đổi mới, nâng cấp phương thức 
đào tạo... đáp ứng nhu cầu của thị truờng 
nhân lực cho DN và xã hội. Làm được 
việc này DN cũng đã đóng góp phần với 
cộng đồng, xã hội trong xu hướng xã hội 
hóa giáo dục và đào tạo của nhà nước 
hiện nay.
Để sự liên kết hợp tác giữa cơ sở 
đào tạo và DN phát triển và hoạt động 
hiệu quả cần sự hỗ trợ của các cấp, ban 
ngành, DN, cộng đồng xã hội... và chính 
các đối tác trong cuộc, thể hiện vai trò và 
trách nhiệm cùng đóng góp với sự nghiệp 
giáo dục đào tạo nước nhà bên cạnh nhiều 
yếu tố chi phối, tác động đến mối liên kết 
này. [tr 77, 6]
- Vai trò của các cấp chính quyền 
thông việc hỗ trợ, kết nối và tạo điều kiện 
cho các DN và cơ sở đào tạo phát huy năng 
lực, cần phải làm cầu nối, khuyến khích và 
hỗ trợ, thúc đẩy các liên kết này trong khả 
năng có thể.
- Vai trò của các cơ sở ĐT trong việc 
thiết lập và khai thác liên kết giữa cơ sở 
đào tạo và doanh nghiệp trong quá trình 
ĐT và chuyển giao nguồn nhân lực đáp 
ứng nhu cầu về nhân lực của DN và xã hội. 
“... các trường đào tạo là nơi sáng tạo ra các 
tri thức mới và giải pháp cho các vấn đề mà 
thực tế đặt ra cho các DN, bên cạnh vai trò 
truyền thống là cung ứng cho nhu cầu về 
nguồn nhân lực chất lượng cao” (2) 
- Vai trò và khả năng đóng góp của 
DN trong quá trình ĐT và tuyển dụng 
nguồn nhân lực tương lai: DN có vai trò 
như một đòn bẩy “... kích thích sự sáng 
tạo và chuyển giao công nghệ, tiếp nhận 
sản phẩm đào tạo, đồng thời là nơi cung 
cấp thêm nguồn lực vật chất cũng như tài 
chính cho nhà trường...” (2) thông qua 
các hình thức tài trợ thông qua các học 
24 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
bổng: ĐT, thực tập, khuyến học... từ đó có 
thể phát triển ý thực khởi nghiệp từ môi 
trường học tập cho SV. 
- Vai trò các trung tâm hỗ trợ SV và 
trung tâm khởi nghiệp cho SV tại các cơ 
sở ĐT; họ là cầu nối nắm bắt nhu cầu của 
DN, xã hội để kết nối, giới thiệu nguồn 
nhân lực đến với DN cũng như hỗ trợ và 
hướng nghiệp cho SV, tạo các cơ hội, hình 
thức kết nối cho cơ sở ĐT, SV với các DN 
và ngược lại. 
- Nhận thức và thái độ của SV về tính 
thực tiễn trong học tập sáng tạo của ngành 
thiết kế, nhu cầu tuyển dụng nhân lực của 
xã hội, DN, liên kết học với hành thông 
qua các hình thức tham quan, thực tập tại 
các DN, cơ sở sản xuất, vừa học vừa làm... 
tham gia các cuộc thi, các chương trình 
khởi nghiệp... Hiện nay, các cựu sinh viên 
có tâm huyết, năng lực, thành đạt đang 
hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, các DN 
đã và đang có nhiều sự quan tâm, kết nối 
cho nhà trường với các DN rất hiệu quả.
3. Các hình thức liên kết giữa cơ 
sở đào tạo với doanh nghiệp và hiệu quả 
Các hình thức về phía doanh 
nghiệp: trong các cơ sở đào tạo đã có 
nhiều liên kết hoạt động với DN thông qua 
các hình thức kiên kết phối hợp hiệu quả 
cho các hoạt động ĐT dưới đây: [tr.77, 6]
+ Tham gia xây dựng chương trình 
ĐT: Hỗ trợ về kinh phí, tư vấn chuyên môn 
cho quá trình xây dựng, nâng cấp chương 
trình giáo trình ĐT, dự án đào tạo Các cơ 
sở đào tạo trong quá trình xây dựng và rà 
soát chương trình ĐT thường kỳ cần tham 
khảo ý kiến tư vấn của DN, qua đó DN có 
chuyển tải được những yêu cầu thực tiễn 
nguồn nhân lực của DN đến cơ sở ĐT.
+ Hỗ trợ cơ sở ĐT và SV có cơ sở 
thực tập, thực hành tại xưởng: Xưởng 
giúp người học thiết kế ứng dụng để gắn 
học đi đôi với hành, tiếp cận quy trình 
gồm sản xuất, tiếp cận thị trường, tiêu thụ 
sản phẩm, khai triển thi công, sản xuất sản 
phẩm như in ấn, tạo mẫu, vật liệu... cho 
các ngành thiết kế Mỹ thuật ứng dụng có 
thể thực hiện một kế hoạch, một dự án, qua 
đó SV có được kiến thức thực tế và bản 
lĩnh nghể nghiệp khi ra trường làm nghề. 
Mô hình xưởng trong trường học đã được 
nước ngoài khai triển từ rất sớm, xưởng 
do trường mở phục vụ dạy học không phải 
cơ sở ĐT nào ở Việt Nam cũng có điều 
kiện đầu tư nên thiết bị thường thiếu và 
lỗi thời do đó khả năng thực hành và tính 
thực tế không cao, do vậy việc phối hợp 
với DN là một giải pháp hữu hiệu. 
+ Tham gia trao đổi, tư vấn chuyên 
môn trong chương trình đào tạo: trao đổi 
kinh nghiệm sản xuất, nghiên cứu ứng 
dụng thực tế với thầy và trò thông qua 
các hội thảo, các chuyên đề, tham gia các 
hình thức đào tạo với tư cách nghệ nhân, 
chuyên gia, cố vấn... DN và các nhà hoạt 
động chuyên môn có thể chia xẻ kinh 
nghiệm, kỹ năng mềm giao tiếp thưong 
lượng khách hàng, quản lý dự án, quản lý 
thi công, kỹ năng làm việc nhóm... từ thực 
tế rất thiết thực và quý báu với SV. 
+ Thiết lập và chia xẻ cơ sở dữ liệu 
và thiết bị công nghệ: Cơ sở ĐT về thiết 
kế rất cần thiết lập thư viện vật liệu và tiếp 
cận các nguồn vật liệu, công nghệ vật liệu 
mới; các nguồn dữ liệu thiết kế từ mạng, 
các dự án, số liệu chuyên ngành, liên kế t 
cá c đơn vị kinh doanh vật liệu xây dựng... 
rất cần cho đào tạo thiết kế. Công nghệ 
vật liệu và vật liệu xây dựng, vật liệu hoàn 
thiện ngày càng tiến bộ và thay đổi nhanh 
25Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
chóng có tác động rất lớn đến quá trình 
hình thành ý tưởng, sáng tạo và tìm giải 
pháp thiết kế. Trong lĩnh vực CNTT thiết 
bị phần cứng, phần mềm thiết kế thường 
thay đổi, trượt giá nhanh... để tránh lãng 
phí các trường có thể kết hợp các cơ sở 
làm dịch vụ hoặc tìm liên kết các doanh 
nghiệp về phương tiện, không gian nhà 
xưởng thực hành để SV thực tập, thể hiện 
trên nền thiết bị, kỹ thuật công nghệ hiện 
đại, giúp SV gắn học với hành thuần thục, 
nắm bắt và thích ứng nhanh với công nghệ 
thiết kế mới, trang thiết bị và môi trường 
hoạt động nghề của DN và xã hội. 
Các cơ sở đào tạo luôn tăng cường 
tì m kiếm và liên kế t vớ i cá c công ty, doanh 
nghiệ p trong và ngoà i nướ c xây dựng 
chuơng trình liên kế t đà o tạ o thự c nghiệ m, 
gử i SV thự c hà nh và tham quan... vớ i uy tí n 
và thương hiệ u mạ nh củ a các cơ sở ĐT thiế t 
nghĩ điề u nà y hoà n toà n khả thi. Các doanh 
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có xu 
hướng liên kết và xã hội hóa cùng tham gia 
đào tạo, hỗ trợ các cơ sở đào tạo, về lâu dài 
để tìm nguồn nhân lực cho mình, đó chính là 
cầu nối đi đến sự liên kết, hợp tác toàn diện 
của các doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo. 
+ Doanh Nghiệp tài trợ các quỹ 
học bổng, hội khuyến học và hỗ trợ SV 
xuất sắc, SV có hoàn cảnh... qua các hoạt 
động tài trợ, trao học bổng cho SV giỏi, 
có tài năng nhằm khuyến khích SV học 
tập nghiên cứu và trau dồi kỹ năng, đạo 
đức. Những hoạt động này có tính chất lâu 
dài, thường xuyên. Tại trường Kiến trúc.
thường xuyên nhận được sự tài trợ lập 
các quỹ học bổng từ các DN lớn như Cty 
Xây dựng Hòa Bình, Tổng cty xây dựng, 
các DN liên kết toàn diện, Ngân hàng, các 
công ty trong lĩnh vực vật liệu, xây dựng, 
các quỹ học bổng của các Gia đình cựu 
KTS đầy hảo tâm Như quỹ HB Huỳnh 
Tấn Phát... tạo được nguồn kinh phí dồi 
dào thường xuyên hỗ trợ cho SV bên cạnh 
nguồn học bổng có từ ngân sách nhà nước.
+ Doanh nghiệp tham gia, đồng 
hành các hoạt động của sinh hoạt ngoại 
khóa, ngày hội việc làm, triển lãm trưng 
bày kết quả sáng tác, học tập và nghiên 
cứu khoa học của SV, các ngày hội truyền 
thống, lễ hội... không chỉ với người học mà 
cả người dạy - tài trợ hoạt động phong trào 
của giảng viên qua các hội thao, văn nghệ, 
hoạt động tình nghĩa ngày nhà giáo...
Hiện nay, với mụ c tiêu và thờ i lượ ng 
đà o tạ o hệ cao đẳng, đại học hiện hành thì 
SV có năng lự c thiết kế sá ng tạ o, mạ nh về 
xây dựng ý tưở ng, cò n tính khả thi và kinh 
nghiệ m thự c tế đò i hỏ i người họ c phả i tiế p 
tụ c thờ i gian trao dồ i, bồ i bổ thêm sau khi ra 
trườ ng, thới kỳ đầ u làm việ c tạ i cá c cơ sở . 
Đây nên được xem như một phầ n trá ch nhi ...  cơ 
sở, DN sử dụng nhân lực cần nhìn nhận 
và chia sẻ vấn đề này để có những chủ 
trương, chính sách góp phần hỗ trợ trong 
quá trình đào tạo cho các cơ sở ĐT và SV 
mới ra trường một giao đọan chuyển tiếp 
khi tiếp nhận nhân lực về làm việc tại cơ 
sở, DN. 
Khoa Kiến trúc Nội thất (KTNT), 
ĐH Kiến trúc TP HCM tháng 12/2017 
phục vụ cho rà soát điều chỉnh chương 
trình ĐT đã thực hiện một khảo sát các 
DN (10 DN đại diện) với câu hỏi “Với 
mục tiêu năng cao chất lượng đào tạo 
của khoa KTNT- ĐH Kiến trúc TPHCM, 
quý DN có thể đóng góp vào những khâu 
nào sau đây?”; trên 60% đề xuất tham gia 
đóng góp ý kiến xây dựng chương trình, 
tham gia giảng dạy, cùng tổ chức seminar, 
hội thảo chuyên đề... và nói chuyện hướng 
nghiệp, cơ hội việc làm, 80% đồng ý nhận 
SV thực tập cũng như đồng ý phản hồi kết 
quả chất lượng đào tạo của SV, kiến trúc 
sư đã ra trường. (3)
 Như vậy việc Liên kết liên kết giữa 
cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong xây 
dựng thiết kế chương trình ĐT cũng như 
bồi bổ kiến thức thực tiễn là một nhu cầu 
cần thiết mà hiện nay không phải cơ sở 
ĐT hay các DN cũng quan tâm đúng mực. 
Cơ sở ĐT khi xây dựng chương trình ĐT 
nhất thiết phải có ý kiến tư vấn của DN 
hoạt động nghề để họ giúp chuyển tải 
những yêu cầu thực tiễn và tố chất cần 
thiết của nguồn nhân lực bên ngoài, co 
như thế người học ra trường mới có thể 
làm và thích ứng ngay với công việc. Tiếp 
cận với cơ sở ĐT DN cũng nắm bắt và 
dự kiến được nguồn nhân lực tương lai để 
có thể đáp ứng ngay và hiệu quả cho hoạt 
động và sự phát triển của DN. 
Hiện nay, xu hướng ĐT nghề nghiệp 
tiếp cận thị trường lao động thông qua 
28 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
mối liên kết giữa nhà trường và DN ngày 
càng được mở rộng và phát triển, kết quả 
tích cực và hiệu quả. Đối với cơ sở ĐT có 
thêm nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất 
để tiếp tục hoàn thiện các kỹ năng thực 
hành cho SV, qua quá trình thực hành, 
thực tập họ có dịp trải nghiệm và áp dụng 
những kiến thức từ giảng đường vào thực 
tế, có thêm kỹ năng và kinh nghiệm cần 
thiết cho hoạt động nghề khi ra trường. 
Mối liên kết này cần có sự bình đẳng, hai 
bên cùng có lợi, không nên nhìn nhận và 
liên kết ngắn hạn như mời gọi DN hỗ trợ 
một chiều cho những sự kiện, dự án nào 
đó. Ở các nước phát triển, có nhiều cộng 
đồng DN, hiệp hội nghề nghiệp đã hỗ trợ 
cho các cơ sở ĐT có uy tín thông qua việc 
thành lập và đỡ đầu cho những viện, trung 
tâm nghiên cứu, sáng tạo ra nhiều thành 
tựu về kỹ thuật và công nghệ phục vụ theo 
nhu cầu của DN và xã hội.
Các DN liên kết tham gia các hoạt động, 
trao học bổng, giải thưởng đồ án hàng 
năm cho SV Khoa KTNT
Mối liên kết giữa SV-DN-cơ sở ĐT: 
tìm kiếm và khuyến khích các hình thức 
tham gia hỗ trợ đa dạng của DN trong quá 
trình ĐT qua các hội thảo, workshop, tham 
quan, thực tập tại DN... từ đó chuyển tải 
các nhu cầu về nhân lực, định hướng tuyển 
dụng nhân lực của các DN thông qua các 
mối quan hệ, cách thức kết nối, tạo nguồn 
dự tuyển cho DN khi SV ra trường. Hiện 
nay, trường kiến trúc mỗi năm có vài “ngày 
hội việc làm” với sự tham gia tài trợ chính 
từ các DN có liên kết toàn diện với trường 
là nơi giao tiếp tìm nguồn nhân lực cho DN 
và cơ hội việc làm cho SV của trường. 
Trong đầu học kỳ 2 NK 2019, chúng 
tôi có dịp đưa SV đi thăm quan nhà xưởng 
sản xuất, văn phòng làm việc của các công 
ty thiết kế tại thành phố Hồ Chí Minh, qua 
tiếp xúc đã thấy rõ những thiện chí và 
mong muốn được phối hợp với các cơ sở 
đào tạo của các doanh nghiệp trong lĩnh 
vực này, vấn đề là chưa có nhiều dịp kết 
nối và chia xẻ để có nhiều cơ hội hợp tác, 
phát triển. Các đợt chấm tốt nghiệp vừa 
qua, khoa KTNT đã mời các nhà thiết kế 
và DN tham gia hội đồng chấm đồ án tốt 
nghiệp, qua đó khoa và SV được tiếp nhận 
các nhận xét đánh giá, nhu cầu của xã hội 
thông qua các DN và họ cũng được tiếp 
cận chất lượng ĐT của Trường: SV năm 
cuối - nguồn nhân lực tiềm năng.
SV KTNT tham quan kho vật liệu và các 
dây chuyền sản xuất đồ nội thất ở xưởng 
Công ty Nem (3/2019) (7)
Các cơ sở đào tạo kết nối, liên kết từ 
mọi nguồn với doanh nghiệp, các tổ chức, 
hiệp hội, nhà thiết kế... trong các lĩnh vực 
liên quan để tạo những cơ hội cho SV có 
29Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
môi trường thực tập, thực hành, tham quan 
và tổ chức những buổi sinh hoạt học thuật, 
triển lãm, workshop, giao lưu với nhà thiết 
kế nổi tiếng... tạo một môi trường hoạt 
động trường nghề thường xuyên, năng 
động và chuyên nghiệp cho SV qua đó kết 
nối với môi trường xã hội để giới thiệu 
nhân lực và đề tài lĩnh vực nghiên cứu của 
mình cho các cơ sở, DN, tạo nguồn đầu 
ra cung ứng nhân lực ổn định và đa dạng 
cho cơ sở ĐT, SV khi ra trường. Cũng từ 
sự liên kết này các cơ sở ĐT sẽ nhận được 
những phản hồi về chất lượng đào tạo và 
yêu cầu của DN, xã hội về nhân lực đã đào 
tạo, từ đó cơ sở ĐT có thể thẩm định chất 
lượng ĐT của mình cũng như kịp thời rà 
soát điều chỉnh chương trình, nội dung và 
kế hoạch ĐT của cơ sở cập nhật, phù hợp 
với tình hình thực tế. 
Mối liên kết giữa SV-DN-CSĐT còn 
tạo thêm những cơ hội đưa các ý tưởng 
sáng tạo từ quá trình học tập và nghiên 
cứu vào ứng dụng, thực nghiệm thực tế, 
như một kênh chuyển giao công nghệ rất 
cần thiết cho ngành đào tạo có đặc thù về 
thiết kế, ý tưởng, có thể chuyển giao và 
ứng dụng ngay những ý tưởng tốt mang 
lại hiệu quả và lợi ích cao cho xã hội cũng 
như kích thích sự nghiên cứu, sáng tạo của 
người học, người nghiên cứu trong cơ sở 
ĐT, hoàn toàn có lợi cho các bên trong 
mối liên kết ba nhóm đối tượng này.
Cho đến nay các hoạt động liên kết 
với DN tại trường ĐH Kiến trúc đã thật 
sự mang lại nhiều hiệu quả và đóng góp 
không nhỏ vào các hoạt động đào tạo 
giảng dạy gắn với thực tế nhiều hơn, đẩy 
mạnh các hoạt động ngoại khóa, trưng 
bày triển lãm, trao đổi học thuật, liên kết 
thực hiện nhiều cuộc thi thiết kế, tài trợ 
về vật chất, quỹ học bổng định kỳ khá lớn 
hàng năm... kịp thời hỗ trợ nhà trường và 
sinh viên, tạo sự đa dạng, nhộn nhịp cho 
hoạt động chuyên môn của trường, hình 
thành môi trường học tập chuyên nghiệp 
và đặc thù của ngành thiết kế. Về phía 
DN có nhiều điều kiện tiếp xúc với môi 
trường học thuật, tư vấn và các giải pháp 
thiết kế thiết kế và tiếp cận nguồn nhân 
lực tương lại, bên cạnh sự hỗ trợ DN còn 
giới thiệu các sản phẩm, năng lực DN cho 
các nhà thiết kế tương lai, tạo cơ hội hợp 
tác cho các phía từ mối liên kết này. Trong 
bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay, sự 
liên kết này được xem là một xu thế, một 
yếu tố bảo đảm sự tồn tại và phát triển bền 
vững của cơ sở đào tạo và DN. 
4. Một số giải pháp và kiến nghị
Cuộc cách mạng công nghệ hiện 
nay không ngừng biến đổi và tác động đến 
mọi lĩnh vực nhất là trong hoạt động đào 
tạo về thiết kế, sự chuyển dịch về cách tư 
duy thiết kế, sáng tạo, thúc đẩy sự đổi mới 
mô hình, chiến lược đào tạo. Cơ sở đào 
tạo trang bị cho người học không chỉ kiến 
thức, phương pháp tư duy mà còn dần 
hình thành phẩm chất, năng lực, khả năng 
vận dụng, thích nghi và giải quyết vấn đề 
khi cọ sát với môi trường làm việc, với 
thực tế, để phát huy tối đa tiềm năng cá 
nhân, hình thành nguồn nhân lực có trình 
độ chuyên môn và kỹ năng chuyên nghiệp 
cho DN và xã hội. 
Các cơ sở ĐT đã và đang hướng đến 
tự chủ về tài chính theo chủ trương của 
nhà nước, sẽ mở rộng và đa dạng loại hình 
đào tạo trong và ngoài nước. Để quá trì nh 
đào tạo gắn với thự c hà nh, nâng cao tí nh 
ứ ng dụ ng trong chương trì nh đế n lú c cầ n 
phả i mở rộng sự liên kết, hợp tác để khai 
thác tiềm năng của các cơ sở, DN, các tổ 
30 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
chức, cộng đồng xã hội liên quan đến lĩnh 
vực ĐT nhằm thu hút được tiến bộ khoa 
học, nguồn lực tài chính, phương tiện kỹ 
thuật hiện đại... từ bên ngoài cùng chung 
tay hỗ trợ cho đào tạo, có vậy mới đáp ứng 
các chiến lược, mục tiêu và hướ ng phát 
triển đà o tạ o: Nâng cao chấ t lượ ng đà o 
tạ o trong thờ i kỳ hộ i nhậ p quố c tế . Cần 
nhận thức rằng “liên kết giữa nhà trường 
và DN là yêu cầu khách quan” xuất phát từ 
nguyên lý giáo dục “học đi đôi với hành, 
giáo dục kết hợp với sản xuất...” và nhà 
trường phải ĐT cái xã hội cần chứ không 
phải đào tạo cái nhà trường có” (5) do vậy 
rất cần có những nhìn nhận và giải pháp 
cụ thể:[tr.81, 6]
+ Xây dựng mục tiêu phát triển 
và đào tạo của các cơ sở ĐT, các khoa, 
chuyên ngành gắn với nhu cầu doanh 
nghiệp, phối hợp với DN trong biên soạn 
chương trình, nội dung và phương pháp 
học tập... trong một số lĩnh vực, các môn 
học có phần thực hành có thể gắn kết với 
hoạt động chuyên môn của DN như phát 
triển ý tưởng, thiết kế theo loại hình công 
trình, sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh của 
DN. Cần có sự phố i hợ p, liên kế t chương 
trì nh đà o tạ o gắn với nhu cầu doanh 
nghiệp nhất là mảng thực nghiệm, ứng 
dụng nhằ m đế n sự đa dạ ng về chương 
trì nh, nâng cao chấ t lượ ng và tính thực 
tiễn cho người họ c. 
+ Đề ra mục tiêu, chương trình 
và khối lượng cụ thể về những đầu mục 
nghiên cứu khoa học, chuyển giao công 
nghệ, mở rộng các hình thức liên kết với 
DN nhằm, nâng cao tính thực tiễn và ứng 
dụng kết quả đào tạo, NCKH vào thực 
tiễn. Phối hợp với DN các khóa đào tạo 
ngắn hạn nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn 
theo yêu cầu tại các DN, cơ sở tuyển dụng 
thường xuyên bồi dưỡng và nâng cấp nhân 
lực của mình cập nhật và thích ứng nhanh 
với những biến đổi thời kỳ công nghệ, kỹ 
thuật hiện đại.
+ Cần mở rộng và đa dạng các hình 
thức đào tạo giúp người học chủ động về 
thời gian, không gian học tập, tiết kiệm thời 
gian, chi phí học tập, tham gia những khóa 
học trực tuyến người học có thời gian đi 
làm, thực hành, trải nghiệm... có thời lượng 
thực hành, thực tập cao hơn để người học 
có nhiều sự lựa chọn. Trong khóa học, 
người học có thể tạm dừng thời gian giữa 
các học phần để thực hiện một vài chương 
trình thực tập vấn đề mình quan tại các DN 
cách học tập linh hoạt này giúp người học 
chủ động về thời gian, tăng tính thực hành 
ứng dụng và khả năng tương tác với môi 
trường công việc tốt hơn. 
+ Các trường cần đẩy mạnh năng 
lực và hiệu quả của phòng ban đào tạo hợp 
tác, phòng cộng tác SV có các bộ phận 
chuyên trách về liên kết hợp tác với các 
DN để kết nối thường xuyên và điều phối 
các thông tin, kế hoạch, nội dung, nhu cầu 
cần hỗ trợ trong ĐT đến DN cũng như tiếp 
xúc tìm hiểu nhu cầu nhân lực làm cơ sở 
DN, phản hồi thông tin để cơ sở ĐT điều 
chỉnh các chuẩn đầu ra, chương trình đào 
tạo cho phù hợp.
+ Cơ sở ĐT cần thường xuyên tìm 
kiếm, hợp tác, liên kết với các đối tác 
trong các mảng đào tạo của mình để phối 
hợp cùng nhau, qua đó cả hai bên có thể 
phát triển bền vững và hiệu quả hơn. DN 
trong quá trình đầu tư phát triển, thực hiện 
dự án có thể hợp tác với đội ngũ giáo viên, 
sinh viên... tham gia các dự án, các chiến 
lược phát triển của DN qua đó tăng cường 
hiệu quả công việc cho DN và người dạy, 
31Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
người học có điều kiện thường xuyên tiếp 
cận, cập nhật với thực tiễn công việc và 
dịp thực hiện hiệu quả những sáng tạo của 
mình. Thường xuyên kết nối, mời DN và 
các nhà thiết kế chuyên gia, nghệ nhân 
của họ tham gia giao lưu chia sẻ, giảng 
dạy các chuyên đề, các kỹ năng làm việc 
nhóm, tư vấn, đàm phán... trong lĩnh vực 
chuyên môn nhằm trang bị cho người học 
kiến thức, năng lực sáng tạo và ứng dụng 
linh hoạt trong thực tiễn, qua đó DN có 
điều kiện tiếp cận các cơ sở ĐT và tìm 
kiếm nhân lực cho mình trong tương lai. 
+ Cơ sở ĐT cần tích cực tìm kiếm, 
ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với 
DN có ngành nghề hoạt động phù hợp với 
các lĩnh vực ĐT của cơ sở mình ở mọi cấp 
trường, khoa, viện... để có sự hỗ trợ và đầu 
tư của DN vào xây dựng cơ sở vật chất, 
DN có thể chuyển giao công nghệ thiết kế 
đã qua sử dụng cho bên đào tạo thành lập 
xưởng, thiết bị thực tập thực hành... tạo 
môi trường học tập, thực hành đa dạng, 
cập nhật được với những tiến bộ của khoa 
học công nghệ. 
+ Cần thiết thà nh lậ p cá c việ n, trung 
tâm hướ ng nghiệ p, giớ i thiệ u việ c là m, 
xú c tiế n thuơng mạ i về cung cầ u chấ t xá m, 
nhân lự c, giớ i thiệ u việ c là m ngắ n hạ n cho 
SV và cơ hộ i thự c tậ p. Liên kế t, hợ p tá c 
cá c đơn vị sả n xuấ t, nhà thiết kế dự á n...
cung cấ p cá c dị ch vụ cho SV thự c hà nh, 
dã ngoạ i, thự c tậ p cho SV, như vậ y giả m 
gá nh nặ ng cho cá c cơ sở đào tạo phả i gá nh 
vá c việ c nà y. Mặt khác tạo điều kiện cho 
các DN tùy khả năng của mình cùng tham 
gia quá trình ĐT nhân lực, qua đó thể hiện 
vai trò, trách nhiệm với cộng đồng về lĩnh 
vực chuyên môn, trong suốt quá trình hoạt 
động phát triển của DN mình.
+ Cấp lãnh đạo và các ban ngành 
cần khuyến khích và tăng cường sự kết nối 
thông qua việc xây dựng các kế hoạch, dự 
án phát triển và trong quá trình triển khai 
và tạo điều kiện cho các cơ sở nghiên cứu, 
ĐT được tham gia, có những tác động, kết 
nối các DN với cơ sở ĐT. Để khích lệ các 
sự liên kết này cần có những chính sách, 
ưu đãi dành cho những DN có những liên 
kết, đóng góp thường xuyên và thiết thực 
cho cơ sở ĐT trong địa bàn của mình.
Hơn bao giờ hết rất cần sự gắn kết 
hợp tác giữa các cơ sở đào tạo và doanh 
nghiệp như là một mắt xích quan trọng, là 
mối liên kết có tính cộng sinh, mang lại lợi 
ích cho cả hai bên, góp phần tạo nên nguồn 
nhân lực chất lượng cao, có đủ phẩm chất, 
năng lực như mục tiêu giáo dục đại học 
đặt ra cũng như đáp ứng nhu cầu về nhân 
lực để thực hiện các chiến lược phát triển 
của các doanh nghiệp và xã hội. Để làm 
được điều này rất cần có sự quan tâm, 
chung tay của các ban ngành, các cơ sở, 
doanh nghiệp... nhận thức được vai trò và 
trách nhiệm của mình để có những hành 
động thiết thực, đồng hành với cơ sở đào 
tạo thông qua liên kết, hỗ trợ cho nguồn 
nhân lực tương lai của đất nước, góp phần 
thu hẹp dần khoảng cách về nhân lực với 
các nước trong khu vực và thế giới.
Tài liệu tham khảo:
1. Đỗ Văn Dũng, tham luận “Đào tạo mỹ 
thuật ứng dụng ở Việt Nam trước những thách 
thức hiện nay”, T/c Khoa học và đào tạo số 
1/2018, (tr 16-24).
2. Vũ Tiến Dũng, bài viết “Một số giải pháp 
tăng cường liên kết đào tạo giữa các trường 
đại học và doanh nghiệp”, T/c Lý luận và 
chính trị 5/2016.
3. Khoa Kiến trúc Nội thất; “Bảng tổng hợp 
32 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
phiếu khảo sát làm minh chứng cho đợt rà soát, 
điều chỉnh chương trình 2017”, tháng 12/2017.
4. Kỷ yếu hội thảo khoa học trường ĐH Kinh 
tế TP. HCM “Liên kết giữa nhà trường và 
doanh nghiệp trong việc giải quyết việc làm 
cho sinh viên sau tốt nghiệp”, NXB Kinh tế 
TP. HCM, tháng 1/2019.
5. Đỗ Lệnh Hồng Tú, bài viết “Hiện trạng và 
giải pháp đổi mới đào tạo mỹ thuật ứng dụng 
ở Việt Nam hiện nay” T/c Khoa học và đào tạo 
số 1/2018, (tr 75- 84.)
6. Võ Thị Thu Thủy, Bài viết “Mối liên kết 
giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong đào 
tạo thiết kế hệ đại học”, Kỷ yếu HTKH trường 
ĐH Kinh tế TP. HCM,1/2019
Hình ảnh minh họa trong bài từ 
nguồn tác giả
Địa chỉ tác giả: Trường Đại học Kiến trúc 
Tp. HCM
Email: thuylylyvo @yahoo.com

File đính kèm:

  • pdfgan_ket_giua_co_so_dao_tao_my_thuat_ung_dung_voi_doanh_nghie.pdf