Dự báo ngập lụt theo các kịch bản nước biển dâng (NBD) tại thành phố Hồ Chí Minh

Vùng hạ lưu sông SG-ĐN thuộc địa bàn các

tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Tp.HCM, Tây

Ninh, Long An, Đồng Tháp, có tổng diện tích

1.040.107 ha. Trong vùng có nhiều phạm vi

rộng lớn đất trũng thấp, cao độ địa hình thấp

hơn 2m chiếm gần 50% diện tích toàn vùng,

trong đó diện tích có cao độ từ 0÷0,5m thường

xuyên bị ngập chiếm khoảng 15% (512.273,8

ha). Khu vực Tp.HCM, nằm trên vùng hạ lưu

của lưu vực sông Đồng Nai, là vùng chuyển tiếp

từ vùng gò đồi Đông Nam Bộ với cao độ địa

hình biến thiên từ +30m (vùng phía bắc quận

Thủ Đức) đến +0,5m (phía nam quận 7, huyện

Nhà Bè), độ dốc địa hình thấp dần từ bắc đông

bắc đến tây tây nam, có diện tích rất lớn thuộc

cao độ thấp hơn 1m. Khi NBD, những vùng

đất trũng thấp ven biển, ven bờ nếu không có

đê ngăn nước sẽ bị ngập nước biển, gây tổn

thất to lớn.

Để đánh giá cụ thể nguy cơ ngập đất do

NBD, bài báo tiến hành dự báo diện tích đất bị

ngập cho toàn vùng hạ lưu sông SG-ĐN, trong

đó có Tp.HCM, theo các kịch bản NBD 15cm,

30cm, 50cm, 75cm và 100cm, nhằm góp thêm

cơ sở để hoạch định chiến lược và biện pháp

ứng phó, giảm thiểu thiệt hại, phục vụ phát triển

bền vững.

pdf 9 trang kimcuc 2560
Bạn đang xem tài liệu "Dự báo ngập lụt theo các kịch bản nước biển dâng (NBD) tại thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Dự báo ngập lụt theo các kịch bản nước biển dâng (NBD) tại thành phố Hồ Chí Minh

Dự báo ngập lụt theo các kịch bản nước biển dâng (NBD) tại thành phố Hồ Chí Minh
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1+2 - 2019 3 
DỰ BÁO NGẬP LỤT THEO CÁC KỊCH BẢN 
NƯỚC BIỂN DÂNG (NBD) TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
HỒ CHÍ THÔNG,*, ĐẬU VĂN NGỌ*, 
 NGUYỄN KIM PHƯỢNG*, TRẦN THỊ PHI OANH** 
Forecasting flood scenario due to the sea level rise in Ho Chi Minh city 
Abstract: Ho Chi Minh City is located on the downstream of the Sai Gon- 
Dong Nai river basin. If we consider the land area lower than the altitude 
of 2.0m can be affected by the tide, up to 75,6% of the City area may be 
affected by the tides in drainage and will be severely affected under the 
impact of Sea level rise. The paper will do the forecast for the flooded land 
area of the entire downstream of the Saigon-Dong Nai River. The authors 
used caculation model F28 software developed by Asc. Pro. Dr. Le Song 
Giang to study for the Sea level rise scenarios of 15cm, 30cm, 50cm, 75cm 
and 100cm, to contribute more basic to plan strategies and adaptation 
measures for damage mitigation and serving the sustainable development. 
The results of the study indicate that: With the Sea level rise scenario of 
1m and there is no sea dyke, the City's flooded area can be up to 17,84% 
of the city area. In order to come up the impact of Climate change and 
Sea level rise, it is necessary to study flood drainage plan for the 
downstream area of the Saigon River. 
Keywords: flooding, tidal components, Sea level rise, Caculation model. 
1. GIỚI THIỆU* 
Vùng hạ lưu sông SG-ĐN thuộc địa bàn các 
tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Tp.HCM, Tây 
Ninh, Long An, Đồng Tháp, có tổng diện tích 
1.040.107 ha. Trong vùng có nhiều phạm vi 
rộng lớn đất trũng thấp, cao độ địa hình thấp 
hơn 2m chiếm gần 50% diện tích toàn vùng, 
trong đó diện tích có cao độ từ 0÷0,5m thường 
xuyên bị ngập chiếm khoảng 15% (512.273,8 
ha). Khu vực Tp.HCM, nằm trên vùng hạ lưu 
của lưu vực sông Đồng Nai, là vùng chuyển tiếp 
từ vùng gò đồi Đông Nam Bộ với cao độ địa 
hình biến thiên từ +30m (vùng phía bắc quận 
Thủ Đức) đến +0,5m (phía nam quận 7, huyện 
* Khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí - Trường Đại học 
Bách Khoa - Đại học Quốc gia Tp.HCM 
 Email: hochithong@gmail.com 
** Khoa Môi trường và Tài nguyên - Trường Đại học Bách 
Khoa - Đại học Quốc gia Tp.HCM 
Nhà Bè), độ dốc địa hình thấp dần từ bắc đông 
bắc đến tây tây nam, có diện tích rất lớn thuộc 
cao độ thấp hơn 1m. Khi NBD, những vùng 
đất trũng thấp ven biển, ven bờ nếu không có 
đê ngăn nước sẽ bị ngập nước biển, gây tổn 
thất to lớn. 
Để đánh giá cụ thể nguy cơ ngập đất do 
NBD, bài báo tiến hành dự báo diện tích đất bị 
ngập cho toàn vùng hạ lưu sông SG-ĐN, trong 
đó có Tp.HCM, theo các kịch bản NBD 15cm, 
30cm, 50cm, 75cm và 100cm, nhằm góp thêm 
cơ sở để hoạch định chiến lược và biện pháp 
ứng phó, giảm thiểu thiệt hại, phục vụ phát triển 
bền vững. 
2. MÔ HÌNH TÍNH 
2.1. Phương pháp 
2.1.1.Lựa chọn mô hình ứng dụng 
Để phục vụ nghiên cứu chế độ mực nước, 
dòng chảy, trường động lực vận chuyển và bồi 
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1+2 - 2019 4 
tụ bùn cát vùng cửa sông ven biển hiện có nhiều 
hệ thống phần mềm mạnh đã được thương mại 
hóa và sử dụng rộng rãi trên thế giới, ngoài bộ 
mô hình rất nổi tiếng MIKE của Đan Mạch còn 
có các phần mềm khác như TELEMAC, 
SOBEK, UNIBEST, DELFT, FLOW, FINEL, 
HYDROF của các nước Hà Lan, Pháp, Mỹ...vv. 
Ở Việt Nam hiện có phần mềm F28 của Lê 
Song Giang [1],[2]. Đây là sản phẩm của đề tài 
nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc Gia 
Tp.HCM, phần mềm này tương đối mạnh, gần 
như hoàn chỉnh về mô phỏng tính toán thủy 
động lực học và được tích hợp nhiều tính năng 
đã được sử dụng, hiệu chỉnh theo các điều kiện 
thực tế và kiểm chứng qua rất nhiều qua rất 
nhiều công trình nghiên cứu, dự án ở Việt Nam 
và Tp.HCM. F28 có độ ổn định cao trong tính 
toán với hệ thống mã báo lỗi chi tiết thuận tiện 
cho người sử dụng. 
Với những điểm kề trên, trong bài báo này, 
nhóm nghiên cứu sử dụng phần mềm F28 trong 
tính toán thủy lực, vận chuyển chất và vận 
chuyển bùn cát 
2.1.2 Cơ sở toán của mô hình F28 
Để đánh giá nguy cơ ngập lụt vùng hạ lưu sông 
Sài Gòn – Đồng Nai phương pháp mô hình toán 
sẽ được sử dụng. Mô hình được xây dựng bằng 
phần mềm F28 và là mô hình tích hợp 1D-2D. 
Dòng chảy trong các sông nhỏ, rạch được xem là 
dòng một chiều (1D) và được giải từ phương trình 
Saint- Venant (1) (2) (Vreugdenhil,1989): 
(1) 
(2) 
Dòng chảy trên vùng trũng ngập và ngoài biển 
được xem là dòng hai chiều (2D) và được giải từ 
phương trình nước nông (3), (4): 
v
yx q
y
q
x
q
t






; 
(3) 
 qbqqq 






y
g
x
f
t . 
(4) 
trong các phương trình (1), (2), (3), (4):  – 
mực nước; Q, A và K – lưu lượng, diện tích mặt 
cắt ướt và module lưu lượng của dòng 1D; ql và ul 
– lưu lượng nhập lưu 1D và thành phần vận tốc 
dọc trục sông của lưu lượng nhập lưu; q và U – 
lưu lượng đơn vị và vận tốc trung bình chiều sâu 
của dòng 2D ( và 
); D – độ sâu;  – toán tử vi phân; 
 – vector thông lượng của lưu lượng đơn vị; 
qv – lưu lượng nhập lưu; – vector ngoại lực. 
Vector thông lượng F(q) và vector nguồn b(q) 
có dạng sau: 
 
 
yDAq
xDAq
g
f
Hy
Hx
UU
UU
q
q
F
 , (5) 
  
  
xwyby
ywxbx
fqygD
fqxgD
 
 
qb
, (6) 
trong đó: AH - hệ số nhớt rối; f – hệ số 
Coriolis; wx và wy – hai thành phần ứng suất 
tiếp trên mặt do gió; bx và by – hai thành phần 
ứng suất ma sát đáy. 
Ứng suất ma sát đáy được tính toán bằng công 
thức Manning: 
 yxyxbybx uuuu
D
gn
,, 22
3/1
2


 (7) 
trong đó hệ số nhớt rối AH được tính bằng 
công thức Elder (Hervouet, 2003): 
DuAH *6 , (8) 
trong đó n – hệ số nhám Manning; *u - vận 
tốc ứng suất đáy. 
qvvCHH
yx
CqDS
y
C
D
yx
C
D
x
Cq
y
Cq
xt
DC















, (9) 
trong đó C - nồng độ trung bình chiều sâu của 
chất hòa tan hoặc lơ lửng;
  Uq Dqq Tyx , – 
vector lưu lượng đơn vị trong mô hình 2D; 
 Tyx uu , U – vector vận tốc trung bình chiều 
sâu; D – độ sâu; qv – lưu lượng bổ sung trên 1 
đơn vị diện tích bề mặt; H - hệ số khuếch tán 
rối; Cqv - nồng độ chất tải trong lưu lượng nhập 
lưu; SC - số hạng nguồn, diễn tả tốc độ sản sinh 
hoặc tiêu hủy chất hoà tan (hoặc lơ lửng); 
Vector hệ số khuếch tán rối có dạng: 
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1+2 - 2019 5 
 (10) 
trong đó - số prandtl; AH – hệ số nhớt rối. 
Các phương trình cơ bản được giải bằng phương 
pháp thể tích hữu hạn trong đó lưới tính của mô hình 
2D là phi cấu trúc với các phần tử hình tứ giác. 
2.2 Xây dựng mô hình 
2.2.1. Mạng lưới tính toán sông kênh 
Các sông nhỏ và kênh rạch trong hệ thống 
sông Sài Gòn - Đồng Nai được mô hình hóa 
thành mạng lưới tính toán 1D với 424 nhánh và 
các nhánh lại được chia thành 5.706 đoạn tính 
với chiều dài mỗi đoạn khoảng 300 – 400m. Mô 
hình cũng gồm 91.423 phần tử tứ giác 2D phủ 
lên toàn bộ hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai sau 
các hồ chứa và vùng biển Cần Giờ. Kích thước 
các cạnh của phần tử tứ giác 2D tương đương với 
chiều dài các đoạn sông, kênh 1D, khoảng 300 - 
400m. Hai mô hình 1D và 2D kết nối với nhau 
tại các nút chung, cùng sử dụng chung một mực 
nước và được giải từ phương trình (11). 
  
i L
il
i
i
J
i
dlqQ
t
W


, (11) 
trong đó: WJ - thể tích nút sông thứ J; Qi – lưu 
lượng chảy theo chiều ra khỏi nút ngang qua 
phần mặt cắt kiểm soát của nút vào nhánh sông 
thứ i; Li - chiều dài đoạn sông của nhánh sông 
thứ i được tính vào thể tích nút. 
560000 580000 600000 6 20000 640000 660000 6 80000 700000 720000 7 40000 760000 780000
1140000
1160000
1180000
1200000
1220000
1240000
1260000
1280000
1300000
Tri An
Phuoc Hoa
Dau Tieng
Vam Co Dong
Vam Co Tay
Vung Tau
Go Cong
Hình 1: Lưới tính 1D và 2D của mô hình hạ lưu 
sông Sài Gòn - Đồng Nai cho tính ngập. 
2.2.2. Thông số đầu vào 
 Mặt cắt các sông, kênh được xây dựng từ 
các tài liệu tham khảo [3], [4], [5], [6]. 
 Cao độ đáy miền 2D được xác định theo 
các bản đồ địa hình 1/2.000 Tp.HCM. 
 Bản đồ địa hình 1/10.000 Đồng Nai, Bình 
Dương và Tây Ninh; bản đồ địa hình 1/25.000 
dùng cho phần còn lại. Các bản đồ này được thiết 
lập bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường. 
 Cao độ đáy biển Cần Giờ được xây dựng 
từ Hải Đồ 1/100.000 do Hải quân Nhân dân Việt 
Nam xuất bản năm 1980. 
2.2.3. Mô hình toán cho thuỷ triều biển Đông 
Phân tích chuỗi số liệu thủy triều đo đạc 
nhiều năm tại Vũng Tàu nhận thấy có sự gia 
tăng biên độ thủy triều. Sự thay đổi này là do 
biến đổi đặc tính động học của khối nước đại 
dương (do gia tăng khối lượng) và tốc độ lan 
truyền sóng triều cũng như biến dạng triều ở 
vùng nước nông [2],[7]. 
Từ các phân tích trên, Lê Song Giang đã rút 
ra công thức ứng dụng tính toán thủy triều tại 
các trạm trong điều kiện nước biển dâng như 
sau [8]: 
  10ttt ’ (12) 
trong đó: – đại lượng gia tăng mực nước 
biển;  – mực nước triều khi mực nước biển gia 
tăng một đại lượng ;  – mực nước triều chưa 
xét tới gia tăng mực nước biển; – gia tăng biên 
độ triều (xác định từ đồ thị Hình 2); t0 – thời gian 
sớm pha (xác định từ đồ thị Hình 3). 
-1.00%
0.00%
1.00%
2.00%
3.00%
4.00%
5.00%
6.00%
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Nước biển dâng (cm)
G
ia
 tă
n
g
 b
iê
n
 đ
ộ
 tr
iề
u
 (
%
)
VamKenh An Thuan
BenTrai DaNang
QuyNhon TruongSa
VungTau PhanThiet
Hình 2: Ảnh hưởng NBD tới 
biên độ triều [8] 
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1+2 - 2019 6 
-5
0
5
10
15
20
25
30
0 20 40 60 80 100
Nước biển dâng (cm)
T
h
ờ
i g
ia
n
 s
ớ
m
 p
h
a
 (
p
h
ú
t)
VamKenh An Thuan
BenTrai DaNang
QuyN ho n TruongSa
VungTau Phan Thiết
Hình 3: Thay đổi pha triều tại các 
trạm quan trắc [8] 
2.2.4. Điều kiện biên 
Các điều kiện biên của mô hình như sau: 
+ Mô hình có 6 nút biên thượng lưu áp đặt 
lưu lượng là Trị An, Phước Hoà, Dầu Tiếng, 
Kênh Đông, Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. 
Trong các biên này lưu lượng ở Trị An, Phước 
Hoà, Dầu Tiếng, Kênh Đông là lưu lượng từ các 
hồ, còn lưu lượng đầu nguồn sông Vàm Cỏ Đông 
và Vàm Cỏ Tây được xác định theo tương quan 
với lưu lượng về Dầu Tiếng. 
+ Mực nước tại các nút 2D trên biên biển từ 
Vũng Tàu qua Gò Công được nội suy từ mực nước 
triều tại 3 điểm Vũng Tàu, điểm ngoài khơi Gò 
Công và Gò Công. Vũng Tàu có trạm quan trắc hải 
văn trong khi 2 điểm kia ở gần đó nhưng không có 
trạm quan trắc nên mực nước tại 2 điểm này được 
tính từ tương quan với mực nước tại Vũng Tàu. 
2.2.5. Thông số mô hình 
Hệ số nhám Manning cho mặt cắt sông và 
miền tính 2D được xác định trong quá trình hiệu 
chỉnh mô hình. 
Bước thời gian tính cho mô hình được lấy 
bằng 1,0 giây để đảm bảo mô hình chạy ổn định. 
2.3 Hiệu chỉnh mô hình 
2.3.1 Hiệu chỉnh mực nước 
Hệ số nhám Manning (n) trong công thức (7) 
là thông số cần được hiệu chỉnh. Để hiệu chỉnh 
mực nước tại các trạm, thực hiện thử dần hệ số 
nhám Manning cho đến khi mực nước phù hợp 
với số liệu thực đo. Mực nước tính toán dùng để 
hiệu chỉnh là từ 0 giờ ngày 1/3/2012 đến 0 giờ 
ngày 15/3/2012. Sau khi hiệu chỉnh mô hình, kết 
quả hiệu chỉnh hệ số nhám Manning cho ở Bảng 
1. Với hệ số nhám hiệu chỉnh, mực nước tại vị trí 
các trạm: Biên Hòa, Bến Lức, Tân An, Phú An, 
Nhà Bè cho ở các hình từ hình 5 đến hình 9. 
Bảng 1: Bảng hiệu chỉnh hệ số nhám Manning 
Trạm Nút ID mặt cắt HSN ban đầu HSN hiệu chỉnh 
Biên Hoà 186 164 - 186 0.035 0.045 
Bến Lức 470 470 - 494 0.034 0.02 
Tân An 495 495 - 528 0.034 0.02 
Phú An 30084 11 0.025 0.035 
Nhà Bè 29490 10 0.020 0.033 
Mô hình hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai 
được hiệu chỉnh và kiểm định theo số liệu đo 
mực nước tại các trạm thủy văn quốc gia là Nhà 
Bè, Phú An, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Bến Lức 
và số liệu đo mực nước và lưu lượng tham khảo 
từ các tài liệu [4], [6], [8]. Hình 4 đến Hình 11 
giới thiệu một trong số các kết quả tính hiệu 
chỉnh vào tháng 3/2012. Kết quả tính mực nước 
tại các trạm thủy văn quốc gia Nhà Bè, Phú An, 
Thủ Dầu Một, Biên Hòa và lưu lượng tại 4 mặt 
cắt Nhà Bè, Lòng Tàu, Soài Rạp và Vàm Cỏ 
khá phù hợp với số liệu đo đạc. Điều đó cho 
thấy mô hình toán sử dụng trong nghiên cứu là 
tin cậy. 
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1+2 - 2019 7 
- 1.5
- 1.0
- 0.5
0.0
0.5
1.0
1.5
3/23/08 0:00 3/24/08 0:00 3/25/08 0:00 3/26/08 0:00 3/27/08 0:00
H_NhaBe H_NhaBe_tính
- 1.5
- 1.0
- 0.5
0.0
0.5
1.0
1.5
3/23/08 0:00 3/24/08 0:00 3/25/08 0:00 3/26/08 0:00 3/27/08 0:00
H_PhuAn H_PhuAn_tính
Hình 4: Kết quả hiệu chỉnh mực nước 
tại trạm Nhà Bè 
Hình 5: Kết quả hiệu chỉnh mực nước 
 tại trạm Phú An 
- 1.5
- 1.0
- 0.5
0.0
0.5
1.0
1.5
2.0
3/23/08 0:00 3/24/08 0:00 3/25/08 0:00 3/26/08 0:00 3/27/08 0:00
H_BienHoa H_B ienHoa_tính
- 1.5
- 1.0
- 0.5
0.0
0.5
1.0
1.5
3/23/08 0:00 3/24/08 1:49 3/25/08 3 :38 3/26/08 5:28
H_Th uDau1
H_Th uDau1_tín h
Hình 6: Kết quả hiệu chỉnh mực nước 
tại trạm Biên Hoà 
Hình 7: Kết quả hiệu chỉnh mực nước 
tại trạm Thủ Dầu Một 
-20 000
-15 000
-10 000
-5 000
0
5 000
10 000
15 000
20 000
3/2 3/20 08 0:0 0 3/24 /200 8 0:00 3/2 5/20 08 0:0 0 3/2 6/20 08 0:00
Q_NhaB e_t inh
Q_NhaB e
-120 00
-80 00
-40 00
0
40 00
80 00
120 00
3/2 3/08 0:0 0 3/24 /08 0:0 0 3/2 5/08 0:00 3/2 6/08 0:00
Q-Lo n gTau tinh
Q_Lo ngTa u
Hình 8: Kết quả hiệu chỉnh lưu lượng 
tại trạm Nhà Bè 
Hình 9: Kết quả hiệu chỉnh lưu lượng 
tại trạm Lòng Tàu 
-12 000
-8 000
-4 000
0
4 000
8 000
12 000
3 /23/08 0:00 3/24/0 8 0:00 3 /25/0 8 0:00 3/26 /08 0:0 0
Q_So aiRap tinh
Q_So aiRap
-12 000
-8 000
-4 000
0
4 000
8 000
12 000
3 /23/08 0:00 3/24/0 8 0:00 3/25 /08 0:0 0 3/2 6/08 0:00
Q_VamC o tinh
Q_VamC o
Hình 10: Kết quả hiệu chỉnh lưu lượng 
tại trạm Soài Rạp 
Hình 11: Kết quả hiệu chỉnh lưu lượng 
 tại trạm Vàm Cỏ 
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1+2 - 2019 8 
2.3.2 Xác định các thông số thủy triều tại 
Vũng Tàu 
Theo kịch bản biến đổi khí hậu của Bộ Tài 
nguyên & Môi trường, tới năm 2100, mực nước 
biển tại Vũng Tàu có thể dâng thêm 100cm so với 
thời kỳ 1990 - 2000 [9],[10]. Kèm theo nước biển 
dâng, sự gia tăng biên độ triều tại Vũng Tàu phụ 
thuộc vào mức độ gia tăng mực nước biển trung 
bình [11]. Những sự thay đổi đó sẽ có ảnh hưởng 
nhất định tới chế độ thủy lực và xâm nhập mặn trên 
hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai. Để làm rõ quá 
trình truyền triều và truyền mặn trên hệ thống sông 
ở 6 kịch bản, hai hệ số (gia tăng biên độ triều) và 
t0 (thời gian sớm pha) trong công thức (12) cần xác 
định đưa vào mô hình được tính tóan làm cơ sở cho 
các phân tích. Trong các kịch bản này, kịch bản 
 =0 là kịch bản cơ sở (hiện trạng), được đại diện 
bằng năm 2005 là năm mặn xâm nhập tương đối 
sâu [12],[13]. Các kịch bản còn lại được xây dựng 
theo kịch bản cơ sở. Kết quả xác định hai thông số 
trên cho theo các kịch bản ở bảng 2. 
Bảng 2. Các kịch bản tính toán 
Kịch bản 
dâng cao 
mực nước 
biển (cm) 
Lượng gia tăng 
mực nước biển 
trung bình tại 
Vũng Tàu (cm) 
Lượng gia tăng 
biên độ triều tại 
Vũng Tàu (%) 
 =0 0 0 
 =15 15 0.4 
 =30 30 0.7 
 =50 50 1.16 
 =75 75 1.8 
 =100 100 2.5 
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
Ngày 20/10/2013, mực nước đỉnh triều trên 
sông Sài Gòn - Đồng Nai đạt mức kỷ lục, gây 
ngập trên diện rộng. Mực nước này là kết quả 
của tổ hợp mực nước triều cao tại Vũng Tàu 
và gió chướng mạnh ngoài cửa sông. Mô hình 
giả thiết rằng tổ hợp này lặp lại vào các năm 
2030, 2050, 2070 và 2100 và chồng thêm 
nước biển dâng theo kịch bản trung bình cao 
[11]. Gia tăng mực nước biển trung bình Δ và 
các thông số biến đổi thủy triều tại Vũng Tàu 
được lấy theo bảng 3. Ngoài ra, mô hình giả 
thiết rằng trong suốt thời gian này hiện tượng 
lún mặt đất là không đáng kể và không có san 
lấp các ô trũng. 
Bảng 3. Lượng gia tăng mực nước biển 
trung bình Δ và các thông số biến đổi 
thủy triều Vũng Tàu 
 , cm 15 30 50 75 
 , % 0,17 0,43 0,73 1,29 
t0, phút 0,30 0,75 1,29 2,28 
Nguồn: TLTK [8] 
Kết quả dự báo được thể hiện chi tiết ở diện 
tích bị ngập nước với các độ sâu khác nhau 
(bảng 4) và các sơ đồ phân bố ngập (các hình 12 
÷ 17) trên vùng hạ lưu sông SG-ĐN theo các 
kịch bản NBD. 
Hình 12: Sơ đồ phân bố ngập trên vùng hạ lưu 
sông Sài Gòn - Đồng Nai khi =0cm. 
Hình 13: Sơ đồ phân bố ngập trên vùng hạ lưu 
sông Sài Gòn - Đồng Nai khi =15cm. 
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1+2 - 2019 9 
Hình 14: Sơ đồ phân bố ngập trên vùng hạ lưu 
sông Sài Gòn - Đồng Nai khi =30cm. 
Hình 15: Sơ đồ phân bố ngập trên vùng hạ lưu 
sông Sài Gòn - Đồng Nai khi =50cm. 
Hình 16: Sơ đồ phân bố ngập trên vùng hạ lưu 
sông Sài Gòn - Đồng Nai khi =75cm. 
Hình 17: Sơ đồ phân bố ngập trên vùng hạ lưu 
sông Sài Gòn - Đồng Nai khi =100cm 
Từ các hình trên, mô hình tính được diện tích ngập trên toàn khu vực, kết quả được trình bày ở 
Bảng 4. 
Bảng 4: Diện tích ngập trên vùng hạ lưu sông SG-ĐN theo các kịch bản NBD (km2) 
Kịch bản nước biển dâng (cm) 
Độ sâu ngập 
 =0 =15 =30 =50 =75 =100 
 0,1- 0,2m 3.836,46 4.150,98 4.334,00 4.637,30 5.183,63 5.976,82 
 0,2–0,3m 2.687,46 2.993,98 3.249,14 3.504,30 4.088,63 5.020,62 
 0,3–0,4m 1.835,66 2.136,28 2.376,49 2.616,70 3.191,73 4.202,32 
 0,4–0,6m 1.254,36 1.512,68 1.725,59 1.938,50 2.468,63 3.484,02 
 0,6–0,8m 520,56 711,48 861,54 1.011,60 1.417,63 2.224,02 
 0,8–1m 193,56 292,58 389,99 487,40 766,03 1.363,42 
 1–1,5m 84,76 114,48 155,84 197,20 338,23 738,02 
 1,5–2m 25,54 27,06 28,53 30,00 37,93 66,12 
 2,0-3m 12,36 12,77 13,26 13,75 15,02 19,01 
 3,0m 0,35 0,35 0,61 1,10 1,10 1,10 
Tổng cộng 10.451,07 11.987,29 13.136,27 14.437,36 17.508,56 23.095,47 
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1+2 - 2019 10 
Từ kết quả nêu trên dễ dàng nhận thấy khu 
vực Tp, HCM có nguy cơ bị ngập cao nhất 
trong vùng hạ lưu sông SG-ĐN khi NBD, Theo 
kịch bản NBD 100 cm, khoảng 17,84% diện 
tích Tp,HCM có nguy cơ bị ngập [14]. Bảng 5 
cho thấy nhóm các quận/huyện vùng trũng thấp 
như Bình Chánh, Nhà Bè, Quận 7 có nguy cơ 
ngập cao, trong đó Bình Chánh có nguy cơ cao 
nhất, ngập tới 36,43% diện tích. Đối với nhóm 
các quận/huyện có sông Sài Gòn và Đồng Nai 
chảy qua như Củ Chi, Hóc Môn, Quận 12, 
Quận 2, Quận 9, Thủ Đức và Quận Bình Thạnh 
thì nguy cơ ngập lụt cao hơn nhiều, trong đó 
quận Bình Thạnh có nguy cơ ngập cao nhất là 
80,78%, đây là quận trung tâm nên ảnh hưởng 
sẽ không nhỏ. Việc phần lớn các vùng trung 
tâm của Thành phố có mật độ xây dựng cao 
được dự báo bị ngập do BĐKH-NBD sẽ gây 
tổn thất to lớn về đất canh tác, quỹ đất xây 
dựng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động 
sản xuất, đời sống của một bộ phận lớn dân cư 
của Thành phố. 
Bảng 5: Tỷ lệ ngập (%) theo diện tích các quận/huyện của Tp,HCM khi NBD 100cm 
STT Quận Tỷ lệ ngập (%) STT Quận/huyện Tỷ lệ ngập (%) 
1 Quận 1 < 1 13 Bình Chánh 36,43 
2 Quận 10 < 1 14 Nhà Bè 15,29 
3 Quận 11 2,55 15 Quận 7 15,83 
4 Quận 3 < 1 16 Củ Chi 19,31 
5 Quận 4 < 1 17 Hóc Môn 31,71 
6 Quận 5 < 1 18 Quận 12 16,58 
7 Quận 6 3,10 19 Quận 2 26,64 
8 Quận 8 10,91 20 Quận 9 21,59 
9 Gò Vấp 6,45 21 Thủ Đức 22,12 
10 Phú Nhuận < 1 22 Bình Thạnh 80,78 
11 Tân Bình < 1 23 Cần Giờ 8,72 
12 Tân Phú 5,1 24 Bình Tân 4,7 
Toàn Thành phố 17,84 
Nguồn: TLTK[14] 
4. KẾT LUẬN 
1. Có sự tương đồng khá tốt giữa kết quả chạy 
mô hình và kết quả thực đo mực nước, tuy số số 
liệu tính toán có biên độ hơi nhỏ hơn so với số 
liệu thực, nhưng luôn đồng pha. Với kịch bản 
NBD 1m, diện tích ngập trên vùng hạ lưu sông 
SG-ĐN tăng từ 10.451 km2 lên hơn 23.095km2, 
trong đó diện tích lớn đất đai khu vực Tp.HCM 
sẽ bị ngập khi NBD nếu không có đê biển. Ứng 
với kịch bản NBD 1m, diện tích bị ngập của 
Thành phố lên tới 17,84% diện tích thành phố. 
2. Để đưa ra các giải pháp thích ứng và ứng 
phó với tác động của Biến đổi khí hậu và nước 
biển dâng, Tp.HCM cần xác định có hay không 
xây dựng hệ thống đê biển để ứng phó với 
BĐKH-NBD, quy hoạch hệ thống đê này nếu 
thấy cần thiết. Ngoài ra cần nghiên cứu mức độ 
hạn và lũ cực hạn có thể xảy ra và cần xây 
dựng quy hoạch thoát lũ cho vùng hạ lưu sông 
Sài Gòn. 
Lời cám ơn: Nghiên cứu được tài trợ bởi 
Trường Đại Học Bách Khoa -Đại Học Quốc Gia 
Tp.HCM trong khuôn khổ Đề tài mã số T-
ĐCDK-2018-41. 
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1+2 - 2019 11 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] L.S. Giang, "Building computational models 
for integrated urban drainage calculations.” The 
summary report the results of scientific and 
technological themes available HCM city - 
Vietnam Nation University, Nov, 2011. 
[2] Hoàng Văn Huân, “Nghiên cứu, điều tra, 
khảo sát, đánh giá ảnh hưởng và đề ra các giải 
pháp khắc phục, hạn chế sạt lở bờ do khai thác 
cát trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - Báo 
cáo tổng hợp đề tài NCKH cấp Sở KHCN 
Tp.HCM”, Sở Khoa học công nghệ Tp.HCM, 
Tp.HCM, 2011. 
[3] L.S. Giang và V.L.Diệu, "Thuỷ triều khu 
vực ven biển Nam bộ trong điều kiện nước biển 
dâng." Tuyển tập công trình Hội nghị Cơ học 
Thủy khí Toàn quốc năm 2011, Cửa Lò, 21 - 23 
Jul, 2011. 
[4] Vũ Văn Nghị, “Đánh giá mức độ khan 
hiếm tài nguyên nước ngọt cho Tp.HCM bằng 
chỉ số áp lực về nước WSI theo các kịch bản 
quy hoạch phát triển đến năm 2030 trong điều 
kiện BĐKH khi nước biển dâng và đề xuất các 
giải pháp tổng thể giảm thiểu - Báo cáo tổng 
hợp đề tài NCKH cấp Sở KHCN Tp.HCM”, Sở 
Khoa học công nghệ Tp.HCM, TpHCM, 2016. 
[5] Hoàng Văn Huân,”Báo cáo Thuyết minh 
dự án Đánh giá tác động dòng chảy sông Đồng 
Nai đoạn từ cầu Hóa An đến cầu Ghềnh thuộc 
thành phố Biên Hòa, Tp. Hồ Chí Minh”, Viện 
Khoa học Thủy lợi miền Nam, Tp,HCM, 2009. 
[6] N.N. Anh và nkk, “Nghiên cứu lập quy 
trình điều hành hệ thống liên hồ chứa trên lưu 
vực sông Đồng Nai - Sài Gòn nhằm chống ngập 
úng cho khu vực thành phố Hồ Chí Minh," Mã 
số: ĐTĐL.2009T/01, Viện Quy hoạch Thủy lợi 
miền Nam, 2012. 
[7] IPCC, “Climate Change 2007: Synthesis 
report”, Valencia, Spain, 12-17 Nov, 2007. 
[8] L.S. Giang (2011), “Development of an 
integrated software for calculation of urban 
flood flow”, Report B2007-20-13TĐ-VNU-
HCM, Tp.HCM, 2011. 
[9] Bộ Tài nguyên và Môi trường, Kịch bản 
biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt 
Nam, 2012, Hà Nội, Việt Nam: NXB Tài 
nguyên môi trường và bản đồ Việt Nam, 2012, 
Các thuật ngữ chính, trang vi-viii. 
[10] Bộ Tài nguyên và Môi trường, Kịch bản 
biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt 
Nam, 2012, Hà Nội, Vietnam: NXB Tài nguyên 
môi trường và bản đồ Việt Nam, 2012.1, Biểu 
hiện của BĐKH-NBD, trang 3-10. 
[11] T.D.Thanh và nkk, Bách Khoa Thư Địa 
chất, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 
Hà Nội, 2016. 
[12] Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam. 
“Nghiên cứu lập quy trình điều hành hệ thống liên 
hồ chứa trên lưu vực sông Đồng Nai-Sài Gòn 
nhằm chống ngập úng cho khu vực thành phố Hồ 
Chí Minh" . Mã số: ĐTĐL.2009T/01, 2012. 
[13] Đậu Văn Ngọ, “Nghiên cứu sự dịch 
chuyển ranh giới nhiễm mặn ở hạ lưu sông 
Đồng Nai khi xuất hiện các công trình thủy 
công”, Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa 
học ĐCCT toàn quốc với sự công nghiệp 
hóa và hiện đại hóa đất nước, Quyển 1, tr. 
155-161, 1998. 
[14] Bộ Tài nguyên và Môi trường, Kịch bản 
biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt 
Nam, 2016, Hà Nội, Vietnam: NXB Tài nguyên 
môi trường và bản đồ Việt Nam, 2016, V, Kịch 
bản BĐKH cho Việt Nam -VI, Kịch bản NBD 
cho Việt Nam, trang 46-82. 
Người phản biện: GS, TS. NGUYỄN VIẾT KỲ 

File đính kèm:

  • pdfdu_bao_ngap_lut_theo_cac_kich_ban_nuoc_bien_dang_nbd_tai_tha.pdf