Đổi mới sáng tạo trong kiểm toán

Bài viết tìm hiểu về đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp kiểm toán và yêu cầu trong đào tạo cử nhân kiểm toán. Trong kiểm toán, đổi mới sáng tạo là một quá trình giúp tạo ra giá trị và thay đổi cách thức kiểm toán. Những thay đổi về cách tiếp cận kiểm toán, công nghệ thực hiện kiểm toán đòi hỏi công tác đào tạo cử nhân kiểm toán thay đổi. Bài viết thực hiện

tìm hiểu việc áp dụng đổi mới sáng tạo trong kiểm toán (kiểm toán báo cáo tài chính) của các công ty kiểm

toán Big 4 và đưa ra những đánh giá về xu hướng mới về công nghệ. Những yêu cầu về học tập liên tục,

cải tiến cách thức làm việc, sử dụng công nghệ tiên tiến và tạo ra nhiều hơn giá trị cho kiểm toán, đáp ứng

được kỳ vọng của xã hội đòi hỏi những ý tưởng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành này.

pdf 7 trang kimcuc 17340
Bạn đang xem tài liệu "Đổi mới sáng tạo trong kiểm toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đổi mới sáng tạo trong kiểm toán

Đổi mới sáng tạo trong kiểm toán
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 33Số 122 - tháng 12/2017
ÑOÅI MÔÙI SAÙNG TAïO TRONG 
KIEÅM TOAÙN
TS. NGUYỄN Tố TÂM*
*Khoa Quản trị Kinh doanh - Đại học Điện lực
Bài viết tìm hiểu về đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp kiểm toán và yêu cầu trong đào tạo cử nhân kiểm toán. Trong kiểm toán, đổi mới sáng tạo là một quá trình giúp tạo ra giá trị và thay đổi cách thức kiểm toán. Những thay đổi về cách tiếp cận kiểm toán, công nghệ thực hiện kiểm toán đòi hỏi công tác đào tạo cử nhân kiểm toán thay đổi. Bài viết thực hiện 
tìm hiểu việc áp dụng đổi mới sáng tạo trong kiểm toán (kiểm toán báo cáo tài chính) của các công ty kiểm 
toán Big 4 và đưa ra những đánh giá về xu hướng mới về công nghệ. Những yêu cầu về học tập liên tục, 
cải tiến cách thức làm việc, sử dụng công nghệ tiên tiến và tạo ra nhiều hơn giá trị cho kiểm toán, đáp ứng 
được kỳ vọng của xã hội đòi hỏi những ý tưởng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành này. 
Từ khóa: Đổi mới sáng tạo, kiểm toán, kiểm toán báo cáo tài chính, đào tạo cử nhân kiểm toán.
Innovation in auditing 
The article explores the innovations in auditing firms and requirements in auditing bachelor training. 
In auditing professional, innovation is a process that helps create value and change the way audits are 
performed. Changes in auditing approach, auditing technology requires the training of auditing bachelors 
to change. The article examines the application of innovations in audit (audit of financial statements) of Big 
Fours and gives an assessment of new trends in technology. The demand for continuous learning, improving 
the way of work, using advanced technology and creating more value for auditing, meeting the expectations 
of society requires the idea of training human resources for this industry. 
key words: Innovation, audit, audit financial reports, training auditing bachelors.
Giới thiệu 
Đổi mới sáng tạo (innovation) là một xu hướng 
mới trong sự phát triển hiện nay. Lĩnh vực kiểm 
toán luôn là lĩnh vực đi đầu trong tiếp nhận những 
xu hướng mới, đôi khi là những nhà tiên phong 
cho những xu hướng này. Bản thân các công ty 
kiểm toán lớn thuộc nhóm Big 4 (Deloitte, KPMG, 
PwC, Ernst & Young) đã bàn luận về đổi mới trong 
cung cấp dịch vụ kiểm toán. Toàn bộ sự đổi mới 
sáng tạo đều hướng đến nâng cao chất lượng dịch 
vụ cho khách hàng và đáp ứng sự kỳ vọng của xã 
hội đối với kiểm toán độc lập.
Đổi mới sáng tạo trong kiểm toán bằng sự thúc 
đẩy các công nghệ tiên tiến, phân tích dữ liệu và 
các mô hình dịch chuyển trong cung cấp dịch vụ. 
Đổi mới sáng tạo có nghĩa là cung cấp các cuộc 
kiểm toán có chất lượng cao - cùng với đó là sự 
hiểu biết sâu sắc và có giá trị cao đối với khách 
hàng (Deloitte, 2016). Các nhà lãnh đạo các công 
ty kiểm toán Big 4 nói riêng, các công ty kiểm toán 
khác đều nhận định ảnh hưởng của đổi mới sáng 
tạo làm công việc của kiểm toán viên sẽ bớt phức 
tạp, gia tăng giá trị. 
Sự phát triển nghề nghiệp kiểm toán ngày nay 
đang tạo ra những thay đổi thú vị và chưa từng có 
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN34 Số 122 - tháng 12/2017
về cơ bản trong vai trò của kiểm toán viên và cách 
thức thực hiện các cuộc kiểm toán. Những đổi mới 
sáng tạo trong các lĩnh vực công nghệ thông tin đã 
giúp cho quá trình làm việc được tự động hoá, việc 
phân tích dữ liệu lớn được thực hiện dễ dàng đối 
với kiểm toán viên.
Theo số liệu của VAA (2016), hiện đến tháng 
10/2016, ở Việt Nam có 142 công ty đủ điều kiện 
cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập với 3.837 nhân 
sự có Chứng chỉ Kiểm toán viên Việt Nam và nhân 
sự có Chứng chỉ kế toán, kiểm toán quốc tế ngày 
càng tăng, ví dụ như ACCA là 900 người, cung cấp 
dịch vụ cho khoảng 36.000 doanh nghiệp, tổ chức 
thuộc các loại hình cũng như các thành phần kinh 
tế khác nhau. Những con số này có xu hướng tăng 
qua các năm và chắc chắn sẽ vẫn còn tiếp tục tăng 
lên để đáp ứng nhu cầu dịch vụ của thị trường và 
của nền kinh tế.
Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa đã và 
đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay thì nhu cầu sử 
dụng dịch vụ tư vấn kế toán và kiểm toán còn tăng 
cao hơn nữa và chắc chắn điều đó sẽ mở ra nhiều 
cơ hội thành lập các doanh nghiệp kiểm toán và đó 
cũng là cơ hội việc làm cho các sinh viên ngành này 
trong tương lai không xa. Các hội nghề nghiệp đều 
đánh giá cần tăng cường phát triển kiểm toán độc 
lập, nhân sự cho ngành kiểm toán được đánh giá có 
khả quan. Tuy nhiên, việc đào tạo ngành kiểm toán 
cần theo hướng thay đổi của xu thế toàn cầu, công 
nghệ áp dụng của ngành kiểm toán, những yêu cầu 
đổi mới sáng tạo trong kiểm toán để áp dụng các 
phần mềm tiên tiến, giúp giảm thiểu thời gian thực 
hiện kiểm toán.
Bài viết tập trung một số nội dung lý thuyết 
về đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực kiểm toán và 
những áp dụng cụ thể của đổi mới sáng tạo trong 
kiểm toán (cụ thể kiểm toán báo cáo tài chính) và 
từ đó đưa ra một số đề xuất trong giảng dạy kết hợp 
với thực hành về các phần mềm tiên tiến tại các 
công ty kiểm toán.
1. Đổi mới sáng tạo trong kiểm toán
Đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp được xác 
định là một quá trình. Đổi mới sáng tạo là một 
quá trình bao gồm phát minh (xuất hiện ý tưởng), 
phát triển (xây dựng ý tưởng) và thực hiện ý tưởng 
(chấp nhận rộng rãi sự đổi mới sáng tạo) (Raghu 
Garud và cộng sự, 2013). 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 35Số 122 - tháng 12/2017
Đây là quá trình doanh nghiệp phát triển các 
sản phẩm, dịch vụ, quy trình hay hệ thống quản lý 
mới để đáp ứng các yêu cầu do sự thay đổi của môi 
trường kinh doanh, công nghệ hay mô hình cạnh 
tranh. Đổi mới sáng tạo gồm nhiều công đoạn, từ 
nghiên cứu, lập kế hoạch đến tìm kiếm các giải 
pháp kỹ thuật và thương mại hóa. Nói cách khác, 
chỉ khi doanh nghiệp biến một phát minh thành 
sản phẩm, dịch vụ mới bán được ra thị trường (đáp 
ứng nhu cầu khách hàng) và mang lại lợi nhuận thì 
mới được coi là đổi mới sáng tạo (Phùng Xuân Nhạ 
và Lê Quân, 2013).
Trong quá trình kinh doanh, ba yếu tố cạnh 
tranh cơ bản trong các sản phẩm gồm: giá cả, chất 
lượng và dịch vụ. Sự khác biệt của các yếu tố này 
được thực hiện bằng cách đổi mới sáng tạo. Đó là 
một quá trình bắt đầu từ một ý tưởng và kết thúc 
bằng việc triển khai thị trường thương mại thành 
công (Richard, 2006). Một ý tưởng sáng tạo trong 
hầu hết các trường hợp xuất phát từ một nhu cầu 
để cạnh tranh tốt hơn trên thị trường. Nguồn 
của ý tưởng đổi mới sáng tạo rất đa dạng, có thể 
đến từ bên trong hoặc bên ngoài doanh nghiệp 
(Lundvall, 2002).
Các nghiên cứu đã chỉ ra có hai hướng chính 
là đổi mới sáng tạo về sản phẩm, dịch vụ và đổi 
mới sáng tạo về quy trình. Đổi mới sản phẩm liên 
quan đến các thay đổi và điều chỉnh chức năng sản 
phẩm được thương mại hóa, đổi mới về quy trình 
liên quan đến cách thức cung ứng dịch vụ, trong đó 
trọng tâm là chất lượng và giá thành (Phùng Xuân 
Nhạ và Lê Quân, 2013). 
Theo Björkdahl and Börjesson (2012), đổi mới 
sáng tạo được xem xét như là một sự đổi mới sáng 
tạo của tổ chức và được xem xét như một cách 
thức nhằm đạt được sự hiểu biết sâu sắc hơn về 
trạng thái một công ty đối với sáng tạo đổi mới và 
thiết lập sự thay đổi nhanh chóng năng lực của một 
công ty. Nghiên cứu đã đưa ra cái nhìn tổng quan 
về năng lực và kinh nghiệm của một tổ chức nhằm 
đạt đến sự đổi mới sáng tạo. Nghiên cứu cũng đánh 
giá năng lực phù hợp về đổi mới sáng tạo trong một 
doanh nghiệp lớn và công cụ tương ứng để đánh 
giá năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp. 
Đối với lĩnh vực kiểm toán, đổi mới sáng tạo về 
quy trình được coi là nội dung quan trọng nhằm 
nâng cao chất lượng kiểm toán, đáp ứng yêu cầu 
của người quan tâm. Việc cung cấp dịch vụ đảm 
bảo cho các bên quan tâm, kiểm toán tạo dựng 
lòng tin cho các bên sử dụng thông tin do kiểm 
toán cung cấp điều này đòi hỏi sự không ngừng 
có những ý tưởng và thực hiện đổi mới sáng tạo 
để nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp bằng quy 
trình mới, phù hợp xu thế và tận dụng lợi thế về 
công nghệ hiện tại.
Kiểm toán báo cáo tài chính với dữ liệu lớn, 
việc thực hiện kiểm toán cần nhiều thời gian 
nhưng đôi khi với sức ép thời gian phát hành báo 
cáo kiểm toán dẫn đến công tác kiểm toán thiếu 
hiệu quả, gây ra rủi ro cho kiểm toán viên và công 
ty kiểm toán. Các nghiên cứu trước đây hầu hết 
tập trung vào kiểm toán, quá trình kiểm toán hơn 
là công cụ thực hiện cuộc kiểm toán. Có rất nhiều 
ví dụ về kiểm toán, trong đó mục đích trực tiếp 
hoặc gián tiếp tập trung vào sự phát triển và cải 
tiến, như xác định các lĩnh vực cải tiến, tạo lập 
một cơ sở cho các kế hoạch hành động và cải tiến 
(Adams và cộng sự, 2006). 
Đổi mới sáng tạo trong kiểm toán sẽ ảnh hưởng 
đến cuộc kiểm toán, kiểm toán viên và ngành kiểm 
toán (Helena Karlsson, 2015). Thực hiện đổi mới 
sáng tạo trong kiểm toán trong các lĩnh vực khác 
nhau, mỗi lĩnh vực có các chỉ tiêu đánh giá để 
khẳng định sự đổi mới sáng tạo trong kiểm toán 
tạo ra giá trị gia tăng hơn cho cuộc kiểm toán và 
khách hàng kiểm toán. Helena Karlsson (2015) tiếp 
cận đổi mới sáng tạo dựa trên quy trình thực hiện 
kiểm toán. 
Helena Karlsson (2015) cho rằng hầu hết các 
cuộc kiểm toán chỉ giải quyết một một phần nhỏ 
công việc của quá trình kiểm toán, thường là công 
việc đánh giá. Các nghiên cứu về đổi mới sáng tạo 
trong kiểm toán thường được thực hiện cả sau và 
trước khi đánh giá, điều này đem lại nhiều lợi ích 
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN36 Số 122 - tháng 12/2017
cho kiểm toán. Các nhiệm vụ sau khi đánh giá như 
diễn giải kết quả kiểm toán, xây dựng kế hoạch 
hành động, thực hiện phát triển các hoạt động và 
giám sát thường được đề cập nhưng không xem 
xét đến quan điểm thực hiện. Việc thực hiện đổi 
mới sáng tạo theo quy trình kiểm toán theo ba giai 
đoạn, bao gồm ba giai đoạn: Giai đoạn tiền đánh 
giá, giai đoạn đánh giá và giai đoạn sau khi đánh 
giá. Việc hiểu biết quá trình kiểm toán và những 
yêu cầu của quá trình kiểm toán để làm rõ cách 
thức hỗ trợ quy trình kiểm toán.
David Y. Chan and Miklos A. Vasarhelyi (2011) 
cho rằng cách thức kiểm toán truyền thống đã lỗi 
thời. Đổi mới sáng tạo của quá trình kiểm toán 
truyền thống là cần thiết để hỗ trợ đảm bảo thời 
gian thực hiện kiểm toán. Các kiểm toán viên và 
các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu quá trình kiểm 
toán liên tục như là một sự kế thừa tiềm năng cho 
cách thức kiểm toán truyền thống. Việc sử dụng 
công nghệ và tự động hóa, phương pháp kiểm toán 
liên tục nâng cao hiệu quả và hiệu lực của quá trình 
kiểm toán để hỗ trợ đảm bảo thời gian thực hiện 
kiểm toán. 
Theo Ken Tysiac (2017), đổi mới sáng tạo trong 
một công ty kiểm toán nên: Bắt đầu với một ý 
tưởng, nguồn lực công nghệ. Và từ đó, đổi mới sáng 
tạo giúp thực hiện kiểm toán dễ dàng, bắt kịp xu 
hướng công nghệ thời đại và tìm được tài năng phù 
hợp cho công việc kiểm toán. 
Như vậy, đổi mới sáng tạo trong kiểm toán có 
thể tiếp cận theo quy trình, các công cụ thực hiện 
một cuộc kiểm toán dưới bằng việc sử dụng những 
ứng dụng công nghệ tiên tiến.
2. Áp dụng đổi mới sáng tạo trong kiểm toán
Theo Jon Raphael (2017), sự đổi mới sáng tạo 
giúp các kiểm toán viên có thể cung cấp những 
hiểu biết sâu sắc cho những nghiệp vụ kiểm toán 
mà trước đây cách thức kiểm toán truyền thống 
khó thực hiện được một cách thấu đáo. Những 
thay đổi này có thể nâng cao chất lượng kiểm toán 
và mang lại giá trị cao hơn cho các bên sử dụng kết 
quả kiểm toán.
2.1. Đổi mới sáng tạo nâng cao chất lượng 
kiểm toán
Theo Jon Raphael (2017), tự động hoá và sự 
đổi mới sáng tạo tiên tiến làm giảm khối lượng 
thu thập dữ liệu thủ công và giảm thời gian thực 
hiện cuộc kiểm toán. Lợi ích lớn hơn của đổi mới 
sáng tạo trong kiểm toán là khả năng tạo ra các loại 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 37Số 122 - tháng 12/2017
thông tin chi tiết mới làm tăng giá trị của kiểm toán 
và mang chất lượng kiểm toán đến một cấp độ mới. 
Được hỗ trợ bởi các công nghệ đổi mới sáng tạo và 
được hỗ trợ bởi phương pháp dựa trên rủi ro, kiểm 
toán viên hiện có nhiều nguồn lực, công cụ và thời 
gian hơn để áp dụng một cách chiến lược các kỹ 
năng quan trọng nhất của họ - đó là sự hoài nghi 
nghề nghiệp và phán đoán chuyên nghiệp - đối với 
các vấn đề kinh doanh, kiểm soát và rủi ro. Hơn 
nữa, kiểm toán viên được trang bị các công cụ phân 
tích tiên tiến để cung cấp những hiểu biết sâu sắc 
hơn, bao gồm các lĩnh vực trước đây vượt giới hạn 
của một cuộc kiểm toán truyền thống.
Ví dụ, sử dụng các công nghệ mới nhất, kiểm 
toán viên có thể phân tích bộ dữ liệu hoàn chỉnh 
hơn là chỉ sử dụng mẫu cho việc phân tích. Các 
công cụ nâng cao có thể được áp dụng cho tất cả 
các hợp đồng trong lĩnh vực kiểm toán. Điều này 
có thể làm giảm rủi ro kiểm toán bằng cách làm 
giảm rủi ro từ các giao dịch bất thường ảnh hưởng 
đến kết quả kiểm toán. Ngoài ra, với tính chất 
chuyển đổi thông tin của công nghệ và phân tích 
tiên tiến, các công cụ đổi mới sáng tạo trong kiểm 
toán có thể dễ dàng phát hiện những hiểu biết có 
giá trị về kinh doanh cho khách hàng, ví dụ như sự 
thiếu hiệu quả trong hoạt động và các lĩnh vực phát 
triển tiềm năng.
2.2. Đổi mới sáng tạo thay đổi cách thức thực 
hiện kiểm toán (công cụ thực hiện kiểm toán)
Công nghệ và sự đổi mới sáng tạo đang tiến 
triển với tốc độ chóng mặt với sức mạnh tính toán 
chưa từng có để chuyển đổi kiểm toán. Những 
công nghệ tiên tiến này, đôi khi được gọi là “số 
mũ”, đại diện cho các bước đột phá về công nghệ 
ở giao lộ của công nghệ thông tin và khoa học, và 
chúng ngày càng trở thành động lực thúc đẩy đổi 
mới sáng tạo kiểm toán( Jon Raphael, 2017). Có thể 
kể thể những bước đột phá trên như:
(i) Trí tuệ nhân tạo: Phù hợp với kiểm toán để 
giúp một hệ thống có thể đọc và hiểu được các 
khái niệm cơ bản trong các chứng từ điện tử. Khi 
bằng chứng về kiểm toán ngày càng trở nên số 
hóa, các công nghệ này, kết hợp với tự động hóa 
quy trình làm việc, cho phép kiểm toán viên phân 
tích nhiều hơn trong thời gian ít hơn. Điều này có 
thể cho phép kiểm toán viên dành nhiều thời gian 
hơn cho các nhiệm vụ làm tăng thêm giá trị cho 
cuộc kiểm toán. 
(ii) Tự động hoá quá trình làm việc: Các công việc 
của kiểm toán trước đây làm thủ công có thể được 
tự động hoá và điều này làm giảm sự buồn tẻ, sự 
máy móc trong một cuộc kiểm toán. Với sự tự động 
hoá, công việc thực hiện của kiểm toán viên với dữ 
liệu tài chính lớn được giảm thiểu và ứng dụng một 
cách rộng rãi. Thay vì mất nhiều thời gian làm việc 
trên các giấy tờ kiểm toán thủ công, các kiểm toán 
viên sử dụng công nghệ mới để thực hiện công việc 
của mình nhanh chóng. Do đó, phần thời gian tiết 
kiệm họ có thể sử dụng để nâng cao các hoạt động 
của họ, hướng tới hoạt động kiểm toán cấp cao và 
nâng cao chất lượng công việc kiểm toán.
Ví dụ, Công ty kiểm toán Deloitte đã sử dụng 
phần mềm Argus để phân tích và đánh giá giá trị 
các công cụ tài chính, các hoá đơn, chứng từ khác 
trong quá trình thực hiện kiểm toán (Argus, 2014). 
Các kiểm toán viên đã đánh giá đây là phần mềm 
giúp giảm thời gian phân tích, đánh giá một khu 
vực có nhiều rủi ro trong doanh nghiệp. Bên cạnh 
đó, sự phân tích cho cả mẫu lớn các nghiệp vụ, các 
đối tượng kiểm toán làm giảm thiểu rủi ro kiểm 
toán (rủi ro chọn mẫu).
(iii) Sự phân tích và hình ảnh hoá: Sự phân tích 
và sự hiển thị dữ liệu giúp kiểm toán viên phát hiện 
những thông tin chi tiết trong bộ dữ liệu tài chính 
của doanh nghiệp và tốt hơn cho quá trình đánh 
giá rủi ro trong kiểm toán. Với một đối tượng kiểm 
toán thông thường, kiểm toán viên thực hiện các 
thử nghiệm trên tổng thể các bút toán để xác định 
rủi ro và các khoản mục cho mục đích của cuộc 
kiểm toán. Kiểm toán viên sử dụng những thông 
tin này có ảnh hưởng lớn đến chức năng kế toán, 
nghiệp vụ kinh doanh và quy trình kiểm soát nội 
bộ, ví dụ như nhiều nghiệp vụ được ghi chép thủ 
công với số tiền nhỏ. Được hỗ trợ bởi công nghệ 
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN38 Số 122 - tháng 12/2017
tiên tiến, kiểm toán viên không chỉ kiểm tra hàng 
triệu bút toán được phản ánh trên phần mềm kế 
toán mà còn hình ảnh hoá tổng thể các bút toán 
thông qua một cú nhấp chuột và chia sẻ sự đầy đủ 
các bút toán phản ánh số liệu nhỏ, thông qua phân 
tích Benford nhằm phát hiện các gian lận trên báo 
cáo tài chính (Derryck Coleman, 2014).
(iv) Thiết bị di động: Sử dụng các thiết bị di động 
ảnh hưởng lớn đến công tác kiểm toán, như công 
tác chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho, xác nhận số 
dư khách hàng. Sự chính xác và kịp thời của các 
bằng chứng kiểm toán từ việc sử dụng công nghệ 
tiên tiến được đánh giá tiến bộ hơn.
(v) Công nghệ chuỗi khối (blockchain): Kiểm 
toán viên phải đáp ứng những xu hướng mới đặc 
biệt trong lĩnh vực tài chính (như giao dịch Bitcoin) 
để thực hiện kiểm toán các giao dịch tài chính lớn. 
2.3. Đào tạo cử nhân kiểm toán đáp ứng yêu 
cầu đổi mới sáng tạo
Việt Nam thì chỉ trong vài năm gần đây, giáo 
dục mới thực sự quan tâm đến ngành kiểm toán, 
tại các trường đại học đã có sự chú trọng phát triển 
đào tạo nhân lực kiểm toán với việc tách riêng 
chuyên ngành kiểm toán. Số lượng kiểm toán viên 
được cấp chứng chỉ hành nghề hiện nay còn quá ít, 
đồng thời tuổi nghề của họ cũng chưa nhiều. Điều 
này đòi hỏi cần có những định hướng nghề nghiệp 
đúng đắn cho thế hệ trẻ hiện nay, đặc biệt đối với 
các sinh viên được đào tạo chuyên ngành kế toán 
- kiểm toán. Bởi đây chính là 
nguồn lực đông đảo và mạnh 
mẽ góp phần thúc đẩy sự phát 
triển của nghề kiểm toán trong 
tương lai.
Như vậy, để đào tạo cử nhân 
kiểm toán đáp ứng yêu cầu đổi 
mới sáng tạo, các trường đại 
học cần quan tâm:
(i) Chương trình đào tạo: 
Để bắt kịp xu hướng thời đại 
cần điều chỉnh chương trình 
đào tạo kiểm toán đáp ứng những yêu cầu của thực 
tiễn. Trong thực tế, việc đầu tư phần mềm kiểm 
toán chuyên nghiệp, sử dụng nguồn lực lớn là điều 
khó thực hiện vì chi phí lớn tại các trường đại học 
đào tạo chuyên ngành kiểm toán. Do đó, chương 
trình đào tạo cần thay đổi theo hướng tăng cường 
kỹ năng công nghệ, vận dụng phần mềm kiểm 
toán. Đào tạo cử nhân kiểm toán tăng cường thực 
hành và có những cam kết với công ty kiểm toán 
cung cấp những công nghệ tiên tiến, cách thức 
kiểm toán tiên tiến cho sinh viên kiểm toán.
(ii) Kết hợp giữa Nhà trường và công ty kiểm 
toán: Bên cạnh đó, đổi mới sáng tạo tại Big 4 và tại 
các doanh nghiệp kiểm toán khác có những đầu tư 
khác nhau. Sự kết hợp chặt chẽ giữa trường đại học 
với doanh nghiệp kiểm toán sẽ đem lại lợi ích cho 
cả hai. Chúng ta có thể tham khảo mô hình 2U2I 
hoặc 3U1I của Malaysia để hoà nhập chương trình 
học thuật và thực hành tại doanh nghiệp. Chương 
trình học tập tại doanh nghiệp vẫn dựa trên sự đề 
xuất của các trường đại học. 
(iii) Giảng viên: Giảng viên giảng dạy kiểm toán 
cần phải được đào tạo, có thể có kiến thức, kinh 
nghiệm thực tế trong kiểm toán. Việc giao lưu, 
kết nối giữa công ty kiểm toán và giảng viên, nhà 
trường và sinh viên cần được tiến hành sâu hơn để 
đảm bảo những yêu cầu về đổi mới sáng tạo được 
thực hiện.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 39Số 122 - tháng 12/2017
kết luận
Đối với kiểm toán, đổi mới sáng tạo giúp tạo 
ra giá trị và thay đổi cách thức kiểm toán, cung 
cấp công cụ kiểm toán tiên tiến. Việc xác định xu 
hướng mới tác động tới kiểm toán viên, công ty 
kiểm toán và đào tạo kiểm toán, như: Kiểm toán 
viên liên tục học tập, cải tiến cách thức làm việc, 
áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ tin 
học hoá, ứng dụng phần mềm tiên tiến trong phân 
tích, kiểm toán các nghiệp vụ phức tạp hoặc tổng 
thể lớn. Công ty kiểm toán đầu tư nguồn lực, thay 
đổi môi trường tiếp cận cuộc kiểm toán, sử dụng 
công cụ tiên tiến hỗ trợ cuộc kiểm toán; Đào tạo cử 
nhân kiểm toán thay đổi tiếp thu những công nghệ 
tiên tiến, cách thức kiểm toán tiên tiến cho sinh 
viên kiểm toán. Việc tăng cường giao lưu, kết nối 
giữa công ty kiểm toán và giảng viên, nhà trường 
và sinh viên cần được tiến hành sâu. 
Từ đó, đổi mới sáng tạo đem đến nhiều giá 
trị cho kiểm toán, đáp ứng được kỳ vọng của xã 
hội, giảm thiểu rủi ro kiểm toán.Việc vận dụng 
đổi mới sáng tạo trong kiểm toán cần triển khai 
liên tục nhưng phải gắn với nguồn lực của công 
ty kiểm toán, nguồn nhân lực đào tạo trong quá 
trình thực hiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adams, R.,Bessant,J.& Phelps, R. (2006), 
Innovation management measurement: 
A review, International Journal of 
Management Reviews 8, 21-47. 
2. Argus (2014), Argussoftware - Valuation 
and Cash Flow Analysis, 
argussoftware.com/argus-enterprise/valua-
tion-and-cash-flow-analysis.
3. Björkdahl and Börjesson (2012), Assessing 
firm capabilities for innovation, Int.J. 
Knowlegement Studies 5.
4. David Y. Chan and Miklos A. Vasarhelyi 
(2011), Innovation and practice of 
continuous auditing, International Journal 
of Accounting Information Systems, Volume 
12, Issue 2, June 2011, Pages 152-160
5. Deloitte (2016) https://www2.deloitte.com/
us/en/pages/audit/articles/audit-innova-
tion-helps-private-companies-improve-per-
formance.html;
6. Derryck Coleman, 2014, Benford’ s Law 
and financial Statements, 
auditanalytics.com/blog/benfords-law-and-
financial-statements/;
7. Helena Karlsson (2015), Innovation 
auditing the audit and the auditor, 
Arkitektkopia,Västerås, Sweden; 
8. Jon Raphael (2017), Rethinking the 
audit - Innovation is transforming how 
audits are conducted-and even what 
it means to be an auditor, 
journalofaccountancy.com/issues/2017/
apr/rethinking-the-audit.html;
9. Ken Tysiac (2017), How to enable audit 
innovation- Ideas, strategic alliances, and 
user-friendly tools help Deloitte make 
technological improvements, 
journalofaccountancy.com/issues/2017/apr/
audit-innovation.html;
10. Lundvall, B.-Å., Johnson, B., Andersen, 
E., Dalum, B. (2002), “National 
Systems of Production, Innovation and 
Competence-building”, Research Policy 
31 (2). 
11. PwC (2016) 
press-releases/2016/pwc-audit-through-in-
novation-press-release.html;
12. Phùng Xuân Nhạ và Lê Quân (2013), Đổi 
mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam, 
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và 
Kinh doanh, Tập 29, Số 4 (2013) 1-11;
13. Raghu Garud, Philipp Tuertscher and 
Andrew H.Van de Ven (2013), Prospectives 
on Innovation Processes, The Academy 
of Management Annals , Vol. 7, No. 1, 
773–817, 
20.2013.791066;
14. Richard, J. G (2006). “Competition 
and Innovation”, Journal of Industrial 
Organization Education. 
15. VAA (2016), 
Tin-chi-tiet/newsid/4090/Moi-truong-
phap-ly-ve-Dich-vu-Kiem-toan-Doc-lap-o-
Viet-Nam.

File đính kèm:

  • pdfdoi_moi_sang_tao_trong_kiem_toan.pdf