Điều tra thành phần loài và xây dựng bộ mẫu lưỡng cư (Amphibia), bò sát (Reptilia) ở núi nhỏ thành phố Vũng Tàu

Kết quả nghiên cứu về lưỡng cư, bò sát ở núi Nhỏ TP Vũng Tàu đã ghi nhận được 48

loài thuộc 33 giống, 14 họ, 3 bộ, 2 lớp. Trong đó gồm 8 loài lưỡng cư thuộc 8 giống, 4 họ,

1 bộ và 40 loài bò sát thuộc 25 giống, 10 họ, 2 bộ. Trong đó có 6 loài quý hiếm (2 loài

lưỡng cư và 4 loài bò sát) có trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), Danh lục Đỏ IUCN (2014),

Nghị định 32/2006/NĐ - CP (2006) và phụ lục II của Công ước CITES (2006). Xây dựng

bộ mẫu lưỡng cư và bò sát ở núi Nhỏ TP Vũng Tàu để phục vụ cho học tập, nghiên cứu và

giảng dạy Động vật có xương sống của sinh viên, học viên và giảng viên Khoa Sinh học

Trường Đại học Sư phạm TPHCM.

pdf 16 trang kimcuc 6140
Bạn đang xem tài liệu "Điều tra thành phần loài và xây dựng bộ mẫu lưỡng cư (Amphibia), bò sát (Reptilia) ở núi nhỏ thành phố Vũng Tàu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Điều tra thành phần loài và xây dựng bộ mẫu lưỡng cư (Amphibia), bò sát (Reptilia) ở núi nhỏ thành phố Vũng Tàu

Điều tra thành phần loài và xây dựng bộ mẫu lưỡng cư (Amphibia), bò sát (Reptilia) ở núi nhỏ thành phố Vũng Tàu
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 3(81) năm 2016 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
62 
ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI 
 VÀ XÂY DỰNG BỘ MẪU LƯỠNG CƯ (AMPHIBIA), BÒ SÁT 
(REPTILIA) Ở NÚI NHỎ THÀNH PHỐ VŨNG TÀU 
TỐNG XUÂN TÁM*, NGUYỄN DUY HẢI** 
TÓM TẮT 
Kết quả nghiên cứu về lưỡng cư, bò sát ở núi Nhỏ TP Vũng Tàu đã ghi nhận được 48 
loài thuộc 33 giống, 14 họ, 3 bộ, 2 lớp. Trong đó gồm 8 loài lưỡng cư thuộc 8 giống, 4 họ, 
1 bộ và 40 loài bò sát thuộc 25 giống, 10 họ, 2 bộ. Trong đó có 6 loài quý hiếm (2 loài 
lưỡng cư và 4 loài bò sát) có trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), Danh lục Đỏ IUCN (2014), 
Nghị định 32/2006/NĐ - CP (2006) và phụ lục II của Công ước CITES (2006). Xây dựng 
bộ mẫu lưỡng cư và bò sát ở núi Nhỏ TP Vũng Tàu để phục vụ cho học tập, nghiên cứu và 
giảng dạy Động vật có xương sống của sinh viên, học viên và giảng viên Khoa Sinh học 
Trường Đại học Sư phạm TPHCM. 
Từ khóa: núi Nhỏ, TP Vũng Tàu, lưỡng cư, bò sát, bộ mẫu. 
ABSTRACT 
A study of the species composition and build collections of amphibians, reptiles 
from Nho mountain in Vung Tau city 
Findings of amphibians, reptiles from Nho mountain in Vung Tau city were recorded 
48 species of 33 gena, in 14 families, belonging to 3 orders and 2 classes. Among these 
species, 8 species of amphibians of 8 gena, in 4 families, belonging to 1 order and 
40 species of reptiles of 25 gena, in 10 families, belonging to 2 orders. 6 precious species 
(2 species of amphibians and 4 species of reptiles) in the Red Book of Vietnam (2007), in 
the IUCN Red List of Threatened Animals (2014), in the Government Decree No 
32/2006/NĐ-CP (2006) and the CITES appendices (2006). Build specimens of amphibians 
and reptiles from Nho mountain in Vung Tau city to serve the academic, research and 
teaching Vertebrate Animals of students, trainees and instructors Faculty of Biology Ho 
Chi Minh City Pedagogical University. 
Keywords: Nho mountain, Vung Tau city, amphibians, reptiles, specimens. 
1. Mở đầu 
Nghiên cứu khu hệ lưỡng cư, bò sát ở Việt Nam nhìn chung mới chỉ được thực 
hiện ở các khu bảo tồn, vườn quốc gia và một số tỉnh trên diện rộng. Ở núi Nhỏ TP 
Vũng Tàu cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào công bố về thành phần 
loài lưỡng cư, bò sát. 
Núi Nhỏ còn có tên gọi khác là núi Tao Phùng, diện tích khoảng 120 ha và có độ 
cao khoảng 170 m. Núi Nhỏ thuộc phường 2, TP Vũng Tàu, phía Đông và Đông Bắc 
* TS, Trường Đại học Sư phạm TPHCM; Email: tamtx@hcmup.edu.vn 
** HVCH, Trường Đại học Sư phạm TPHCM 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Tống Xuân Tám và tgk 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
63 
giáp với Biển Đông ở bãi Dứa, phía Nam và Tây Nam giáp với Biển Đông ở bãi Sau, 
phía Đông giáp với đất liền là khu dân cư. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia 
thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian này có gió mùa 
Tây Nam. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió mùa 
Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 270C, tháng thấp nhất là 24,80C, tháng cao 
nhất khoảng 28,60C. Số giờ nắng rất cao, trung bình năm khoảng 2400 giờ. Lượng mưa 
trung bình 1300 mm/năm, nằm trong vùng ít hoặc ảnh hưởng của bão không đáng kể. 
Theo quy hoạch phân khu đô thị đến năm 2020, TP Vũng Tàu sẽ dành hơn 400 ha 
trong tổng diện tích núi Lớn - núi Nhỏ để làm công viên rừng sinh thái. Vì vậy, việc 
điều tra thành phần loài lưỡng cư, bò sát ở núi Nhỏ TP Vũng Tàu nhằm đánh giá tính 
đa dạng sinh học của khu vực này, làm cơ sở đề ra các biện pháp nhằm đảm bảo hài 
hòa giữa khai thác hợp lí tiềm năng đa dạng sinh thái với duy trì, bảo tồn các loài quý 
hiếm có nguy cơ tuyệt chủng là vấn đề cần thiết hiện nay. 
2. Thời gian, địa điểm và phương pháp nghiên cứu 
2.1. Thời gian 
Các đợt thu mẫu từ những chuyến đi thực tế thiên nhiên của sinh viên năm 3, 
Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TPHCM từ năm 2008 - 2012 vào mùa mưa 
(mỗi đợt thu 1 tuần vào tháng 7 hoặc tháng 8 hàng năm) và thu mẫu bổ sung vào 2 đợt: 
mùa mưa (từ ngày 13 - 15/10/2014), mùa khô (từ ngày 16 - 18/01/2015). 
2.2. Địa điểm 
Địa điểm thu mẫu lưỡng cư, bò sát: núi Nhỏ TP Vũng Tàu. 
Địa điểm phân tích: Phòng Thí nghiệm Động vật, Khoa Sinh học - Trường Đại 
học Sư phạm TPHCM (xem Hình 1). 
Hình 1. Địa điểm thu mẫu lưỡng cư, bò sát - núi Nhỏ TP Vũng Tàu 
(Vùng khoanh tròn) (Nguồn: Google Map) 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 3(81) năm 2016 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
64 
2.3. Tư liệu nghiên cứu 
124 mẫu vật và 15 hình ảnh lưỡng cư, bò sát đã quan sát, chụp lại và thu thập 
được từ các đợt thực tế thiên nhiên ở núi Nhỏ TP Vũng Tàu từ năm 2008 đến năm 2012 
của sinh viên năm 3, Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TPHCM. 63 mẫu vật 
và 31 hình ảnh lưỡng cư, bò sát đã quan sát, chụp hình và thu được từ 2 đợt thu mẫu ở 
núi Nhỏ TP Vũng Tàu. Các biểu mẫu phân tích lưỡng cư, bò sát; hình chụp ngoài thực 
địa và trong phòng thí nghiệm; hình chụp các loài lưỡng cư, bò sát và các tài liệu khác 
có liên quan đến đề tài. 
2.3. Phương pháp 
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa 
2.3.1.1. Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa 
- Dụng cụ và thiết bị nghiên cứu ngoài thực địa: gậy bắt rắn, vợt, các loại túi ni - 
lon và túi vải, bơm và kim tiêm, bộ đồ mổ, vải bông, lọ nhựa đựng mẫu vật, hộp nhựa, 
sổ ghi nhật kí, bút, đèn pin, máy ảnh (Canon Power Short ELPH 130IS bản đồ khu vực 
nghiên cứu (KVNC), bộ ảnh màu lưỡng cư, bò sát của Việt Nam; 
- Hóa chất: Cloroform, foocmôn (formandehit); 
- Đi theo tuyến điều tra trong khu vực nghiên cứu, phát hiện mẫu bằng cách quan 
sát sinh cảnh, nghe tiếng kêu, soi đèn, dấu vết để lại (xác lột, dấu chân, dấu trườn); 
- Thu mẫu vào ban ngày từ 7 giờ đến 17 giờ (các loài hoạt động ban ngày) và ban 
đêm từ 18 giờ đến 22 giờ (các loài hoạt động về đêm). Khi thu mẫu, sử dụng tay hoặc 
vợt để bắt lưỡng cư, thằn lằn, rắn nhỏ, rắn không độc; gậy bắt rắn với rắn lớn, rắn có 
độc; 
- Những mẫu quan sát hoặc thu bổ sung được chụp ảnh trạng thái và màu sắc tự 
nhiên của chúng; 
- Mỗi loài thu bổ sung từ 1 - 5 cá thể; 
- Đếm số cá thể của từng loài lưỡng cư, bò sát thu được mỗi lần vào mỗi mùa để 
ghi nhận sự phân bố theo mùa. 
2.3.1.2. Phương pháp xử lí mẫu 
Mẫu sống thu được, gây mê bằng cloroform trong suốt thời gian thu mẫu ngoài 
thực địa sau đó vớt ra định hình, chụp hình rồi ngâm mẫu trong lọ lớn có foocmôn 10% 
tối thiểu trong 24 giờ. Về phòng thí nghiệm, mẫu được rửa sạch dưới vòi nước chảy và 
ngâm bảo quản trong foocmôn 5%. 
2.3.1.3. Phương pháp khác 
- Ghi nhật kí thực địa: Ghi chép lại về phân bố kiểu thực vật, địa hình, khí hậu, đặc 
điểm thủy văn, hoạt động khai thác, phương tiện đánh bắt lưỡng cư và bò sát, đặc điểm 
nhân văn vùng nghiên cứu. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Tống Xuân Tám và tgk 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
65 
- Tiếp xúc cộng đồng: gặp gỡ, phỏng vấn nhân dân KVNC về các loài lưỡng cư và 
bò sát, tình hình khai thác, hiện trạng; tiếp xúc chính quyền địa phương về tình hình 
khai thác, nuôi Điều tra, phỏng vấn người dân về tên các loài lưỡng cư và bò sát (tên 
phổ thông, tên địa phương, môi trường sống,). 
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 
Mẫu vật sau khi phân tích các số liệu về hình thái, được định tên khoa học dựa 
vào khóa định loại lưỡng cư, bò sát của Đào Văn Tiến (1977, 1978, 1979, 1981), 
Bourret R. (1936, 1941, 1942, 1943), Smith M. A. (1943), Campden - Main S. M. 
(1970), tham khảo thêm tài liệu của Phạm Văn Hòa (2005); Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu 
Cúc và Nguyễn Quảng Trường (2005), Hoàng Thị Nghiệp (2012); Hoàng Xuân Quang, 
Hoàng Ngọc Thảo, Ngô Đắc Chứng (2012), Hoàng Xuân Quang (2012), đối chiếu trên 
các website để bổ sung, tu chỉnh tên loài và hệ thống phân loại cho chính xác hơn. 
2.3.3. Phương pháp xây dựng bộ mẫu lưỡng cư, bò sát 
Sau khi định loại, cho lưỡng cư, bò sát vào lọ nhựa có kích thước phù hợp, đặt 
mẫu vật lưỡng cư, bò sát sao cho mẫu vật có dáng tự nhiên; đổ dung dịch foocmôn 8 - 
10 % ngập mẫu vật để mẫu vật không bị hư hỏng trong quá trình trưng bày lâu dài về 
sau này; đậy nắp kín. 
Bên ngoài lọ nhựa phải dán nhãn để trưng bày, nhãn gồm các thông tin: Tên khoa 
học (tên Latin), tên phổ thông, tên địa phương (nếu có) của loài, tên giống, họ (phân 
họ), bộ (phân bộ), địa điểm thu mẫu, ngày phân tích, người thu mẫu, người phân tích. 
Sau đó xếp các lọ chứa mẫu vật vào các ngăn tủ kính để trưng bày. 
2.3.4. Phương pháp xác định mối quan hệ tương đồng giữa các khu hệ 
Đế xác định mối quan hệ thành phần loài lưỡng cư, bò sát ở núi Nhỏ TP Vũng 
Tàu so với một số khu hệ khác trong nước Việt Nam, chúng tôi sử dụng công thức tính 
hệ số gần gũi của Sorensen (Magurran, 1988): 
2CQ
A B
=
+
Trong đó: 
Q: Hệ số gần gũi của 2 khu hệ (từ 0 đến 1,0), Q < 0,5 - hai khu hệ không tương 
đồng; Q ≥ 0,5 - hai khu hệ tương đồng; A: Số loài của khu hệ A; B: Số loài của khu hệ 
B; C: Số loài chung của 2 khu hệ. 
3. Kết quả và bàn luận 
3.1. Thành phần lưỡng cư, bò sát ở núi Nhỏ TP Vũng Tàu 
3.1.1. Danh sách các loài lưỡng cư và bò sát ở núi Nhỏ TP Vũng Tàu 
Kết quả nghiên cứu đã xác định được 48 loài thuộc 33 giống, 14 họ, 3 bộ, 2 lớp. 
Trong đó gồm 8 loài lưỡng cư thuộc 8 giống, 4 họ, 1 bộ và 40 loài bò sát thuộc 25 
giống, 10 họ, 2 bộ (Bảng 3.1). Riêng việc phân tích từ 124 mẫu vật và 15 hình ảnh 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 3(81) năm 2016 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
66 
lưỡng cư, bò sát đã quan sát, chụp lại và thu được từ những đợt thực tế thiên nhiên ở 
núi Nhỏ TP Vũng Tàu từ năm 2008 đến năm 2012 của sinh viên năm 3 - Khoa Sinh 
học - Trường Đại học Sư phạm TPHCM đã định danh được 37 loài thuộc 26 giống, 12 
họ, 3 bộ, 2 lớp (gồm 5 loài lưỡng cư thuộc 5 giống, 4 họ, 1 bộ và 37 loài bò sát thuộc 
22 giống, 10 họ, 2 bộ). Từ việc phân tích 63 mẫu vật và 31 hình ảnh quan sát, chụp lại 
và thu được từ 2 đợt thu mẫu ở núi Nhỏ TP Vũng Tàu đã định danh được 22 loài thuộc 
14 giống, 8 họ, 2 bộ, 2 lớp (gồm 6 loài lưỡng cư thuộc 5 giống, 4 họ, 1 bộ và 16 loài bò 
sát thuộc 8 giống, 4 họ, 1 bộ) đã bổ sung 11 loài thuộc 10 giống, 6 họ, 2 bộ, 2 lớp (gồm 
3 loài lưỡng cư thuộc 3 giống, 2 họ, 1 bộ và 8 loài bò sát thuộc 7 giống, 4 họ, 1 bộ) cho 
khu hệ lưỡng cư, bò sát ở núi Nhỏ TP Vũng Tàu (xem Bảng 1). 
Bảng 1. Danh sách các loài lưỡng cư và bò sát thu được mẫu 
 ở núi Nhỏ - TP Vũng Tàu 
STT 
Tên khoa học 
(1) 
Tên Việt 
Nam 
(2) 
Số 
mẫu 
thu 
được 
(3) 
Số 
mẫu 
thu 
được 
(2008 
- 
2012) 
(4) 
Số mẫu thu bổ 
sung (2014 - 
2015) 
Giá trị bảo tồn 
Mùa 
mưa 
năm 
2014 
(5) 
Mùa 
khô 
năm 
2015 
(6) 
NĐ 
32 
(7) 
SĐ
VN 
(8) 
IUCN 
(9) 
CITES 
(10) 
 AMPHIBIA 
LỚP 
LƯỠNG 
CƯ 
 A. ANURA 
BỘ 
KHÔNG 
ĐUÔI 
 I. Bufonidae Họ Cóc 
 1. Duttaphrynus Frost, et al, 2006 Giống Cóc 
1 
Duttaphrynus 
melanostictus 
(Schneider, 1799) 
Cóc nhà 6 3 2 1 LC 
 2. Bufo Laurenti, 1768 Giống Cóc pagiô 
2 Bufo pageoti Bourret, 1937 Cóc pagiô 3 0 3 0 NT 
 3. Ingerophrynus Frost, et al, 2006 
Giống Cóc 
rừng 
3 Ingerophrynus galeatus Günther, 1864 Cóc rừng 2 0 2 0 R LC 
 II. Dicroglossidae Họ Lưỡng 
cư thực 
 4. Fejervarya Bolkay, 1915 
Giống 
Ngoé 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Tống Xuân Tám và tgk 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
67 
4 Fejervarya limnocharis (Gravenhorst, 1829) Ngoé 7 0 7 0 LC 
 5. Hoplobatrachus Peters, 1863 
Giống Ếch 
đồng 
5 
Hoplobatrachus 
rugulosus (Wiegmann, 
1834) 
Ếch đồng 2 2 0 0 LC 
 6. Limnonectes Fitzinger, 1843 
Giống Ếch 
rừng 
6 Limnonectes kuhlii (Tschudi, 1838) 
Ếch nhẽo, 
Ếch trơn 1 1 0 0 LC 
 III. Microhylidae Họ Nhái bầu 
 7. Kaloula Gray, 1831 Giống Ễnh 
ương 
7 Kaloula pulchra Gray, 1831 
Ễnh ương 
thường 3 2 1 0 LC 
 IV. Rhacophoridae Họ Ếch cây 
 8. Polypedates Rschudi, 1838 
Giống 
Chẫu 
chàng 
8 Polypedates mutus (Smith, 1940) 
Chẫu 
chàng mép 
trắng 
8 7 1 0 LC 
 REPTILIA LỚP BÒ SÁT 
 A. SQUAMATA BỘ CÓ VẢY 
 LACERTILIA 
PHÂN BỘ 
THẰN 
LẰN 
 I. Gekkonidae Họ Tắc kè 
 1. Cyrtodactylus Gray, 1827 
Giống 
Thạch sùng 
ngón 
9 Cyrtodactylus irregularis (Smith, 1921) 
Thạch sùng 
ngón vằn 
lưng 
1 0 0 1 
2. Dixonius 
Bauer, Good & Branch, 
1997 
Giống 
Thạch sùng 
lá 
10 Dixonius melanostictus Taylor, 1962 
Thạch sùng 
lá đen 2 0 0 2 
11 Dixonius siamensis Boulenger, 1898 
Thạch sùng 
lá xiêm 1 0 1 0 
 3. Gehyra Gray, 1834 Giống Thạch sùng 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 3(81) năm 2016 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
68 
cụt 
12 Gehyra mutilata (Wiegmann, 1834) 
Thạch sùng 
cụt 1 0 1 0 
 4. Hemidactylus Oken, 1817 
Giống 
Thạch sùng 
13 Hemidactylus bowringi (Gray, 1845) 
Thạch sùng 
bao rin 2 0 0 2 
14 Hemidactylus frenatus Schelegel, 1836 
Thạch sùng 
đuôi sần 10 3 4 3 LC 
15 Hemidactylus garnoti Dumeril & Bibron, 1863 
Thạch sùng 
dẹp 3 2 1 0 
16 Hemidactylus platyurus (Schneider, 1797) 
Thằn lằn 
đuôi dẹp 3 2 0 1 
 II. Agamidae Họ Nhông 
 5. Calotes Daudin, 1802 Giống Nhông 
17 Calotes emma Gray, 1845 
Nhông 
emma 37 31 3 3 
18 Calotes mystaceus Dumeril & Bibron, 1937 Nhông xám 3 0 0 3 
19 Calotes versicolor (Daudin, 1802) 
Nhông 
xanh 21 15 3 3 
 6. Draco Linnaeus, 1758 
Giống 
Thằn lằn 
bay 
20 Draco taeniopterus Günther, 1861 
Thằn lằn 
bay 1 1 0 0 LC 
 7. Leiolepis Cuvier, 1758 
Giống 
Nhông cát 
21 Leiolepis belliana (Gray, 1827) 
Nhông cát 
beli 1 1 0 0 
22 
Leiolepis guentherpetersi 
Darevsky and 
Kupriyanova, 1993 
Nhông cát 
sọc 3 3 0 0 
 8. Phisignathus Cuvier, 1829 
Giống 
Rồng đất 
23 Physignathus cocincinus Cuvier, 1829 Rồng đất 5 5 0 0 VU 
 III. Scincidae Họ Thằn lằn bóng 
 9. Eutropis Fitzinger, 1843 
Giống 
Thằn lằn 
bóng 
24 Eutropis longicaudata (Hallowell, 1856) 
Thằn lằn 
bóng đuôi 
dài 
9 4 3 2 LC 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Tống Xuân Tám và tgk 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
69 
25 Eutropis macularia (Blyth, 1853) 
Thằn lằn 
bóng đốm 7 2 2 3 
26 Eutropis multifasciata (Kuhl, 1820) 
Thằn lằn 
bóng hoa 5 3 1 1 
 10. Lygosoma Hardwicke & Gray, 1828 
Giống 
Thằn lằn ri 
ô 
27 Riopa bowringii (Günther, 1864) 
Thằn lằn ri 
ô bao rin 1 1 0 0 
28 Riopa punctata (Gmélin, 1799) 
Thằn lằn 
riô chấm 2 0 0 2 
 11. Scincella Mittleman, 1950 
Giống 
Thằn lằn 
cổ 
39 Scincella reevesii (Gray, 1838) 
Thằn lằn 
cổ rivơ 1 1 0 0 
 SERPENTES PHÂN BỘ RẮN 
 IV. Typhlopidae Họ Rắn giun 
 12. Ramphotyphlops Fitzinger, 1843 
Giống Rắn 
giun 
thường 
30 Ramphotyphlops braminus (Daudin, 1803) 
Rắn giun 
thường 1 1 0 0 LC 
 V. Xenopeltidae Họ Rắn mống 
 13. Xenopeltis Reinwardt, 1827 
Giống Rắn 
mống 
31 Xenopeltis unicolor Reinwardt, 1827 Rắn mống 1 1 0 0 LC 
 VI. Uropeltidae ... 0 0 IB EN VU II 
 IX. Viperidae Họ Rắn lục 
 23. Calloselasma Cope, 1859 
Giống Rắn 
choàm 
quạp 
45 Calloselasma rhodostoma (Kuhl, 1824) 
Rắn choàm 
quạp 2 2 0 0 LC 
 24. Trimeresurus Lacépède, 1804 
Giống Rắn 
lục 
46 Trimeresurus albolabris Gray, 1842 
Rắn lục 
mép trắng 1 1 0 0 LC 
47 Trimeresurus vogeli David, Vial & Pauwels, 
Rắn lục 
vôgen 1 1 0 0 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Tống Xuân Tám và tgk 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
71 
2001 
 B. TESTUDINATA BỘ RÙA 
 X. Trionychidae Họ Ba ba 
 25. Pelodiscus Fitzinger, 1835 
Giống Ba 
ba trơn 
48 Pelodiscus sinensis (Wiegmann, 1834) Ba ba trơn 1 1 0 0 VU 
Chú thích 
Cột (7): NĐ 32 = Nghị định 32/2006/NĐ – CP về quản lí thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, ban hành 
ngày 30/3/2006. Chính phủ, số 32/2006/NĐ; IB = Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại [24]. 
Cột (8): SĐVN = Sách Đỏ Việt Nam (2007) mô tả các loài động vật bị đe dọa cấp quốc gia; EN = Nguy cấp; VU 
= Sẽ nguy cấp; T = Bị đe dọa; R = Hiếm [4]. 
Cột (9): IUCN = Danh lục Đỏ thế giới (2014) liệt kê các loài động vật hoang dã đã bị đe dọa cấp toàn cầu năm 
2014; VU = Sẽ nguy cấp; NT = Sắp bị đe dọa; LC = Đang cân nhắc vào Danh lục Đỏ [33]. 
Cột (10): CITES (2006) danh mục các loài thực vật, động vật hoang dã đã quy định trong các phụ lục của Công 
ước CITES, ban hành kèm theo Quyết định số 54/2006/QĐ/BNN, Hà Nội; II = Các loài được phép buôn bán có kiểm 
soát [10]. 
3.1.2. Đa dạng về thành phần loài 
Hình 2. Biểu đồ tỉ lệ % các họ, giống, loài trong các bộ lưỡng cư và bò sát ở KVNC 
28,57 
24,24 
16,67 
64,29 
72,72 
81,25 
7,14 
3,04 2.08 
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
Họ Giống Loài
ANURA SQUAMATA TUESTUDINES
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 3(81) năm 2016 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
72 
Hình 3. Biểu đồ tỉ lệ % giống loài trong các bộ lưỡng cư và bò sát ở KVNC 
Nhận xét 
- Về bậc bộ: có 3 bộ. 
Trong 3 bộ lưỡng cư và bò sát đã xác định được ở khu vực nghiên cứu, thì bộ Có 
vảy (Squamata) có nhiều họ nhất với 9 họ, chiếm 64,29%; tiếp đến là bộ Không đuôi 
(Anura) có 4 họ, chiếm 28,57%; cuối cùng là bộ Rùa (Testudinata) có 1 họ, chiếm 
7,14%. 
- Về bậc họ: có 14 họ. 
Họ Rắn nước (Colubridae) nhiều họ nhất với 7 giống, chiếm 21,21%; tiếp đến là 
các họ Tắc kè (Gekkonidae) và họ Nhông (Agamidae) với 4 giống, chiếm 12,12%; họ 
Cóc (Bufonidae), họ Lưỡng cư thực (Dicroglossidae) và họ Thằn lằn bóng (Scincidae) 
cùng được 3 giống, chiếm 9,09%; riêng họ Rắn lục (Viperidae) có 2 giống chiếm 
6,06%; các họ còn lại cùng được 1 giống, chiếm 3,03%. 
- Về bậc giống: có 33 giống. 
9,09 
9,09 
3,03 
3,03 
12,12 
12,12 
9,09 
3,03 
3,03 
3,03 
21,21 
3,03 
6,06 
3,03 
6,25 
6,25 
2,08 
2,08 
16,67 
14,59 
12,5 
2,08 
2,08 
2,08 
22,92 
2,08 
6,25 
2,08 
0 5 10 15 20 25
BUFONIDAE
DICROGLOSSIDAE
MICROHYLIDAE
RHACOPHORIDAE
GEKKONIDAE
AGAMIDAE
SCINCIDAE
TYPHLOPIDAE
XENOPELTIDAE
UROPELTIDAE
COLUBRIDAE
ELAPIDAE
VIPERIDAE
TRIONYCHIDAE
Loài Giống 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Tống Xuân Tám và tgk 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
73 
Trong 33 giống lưỡng cư, bò sát của KVNC thì có 7 giống đa loài (chiếm 21,21% 
tổng số giống) còn 26 giống chỉ có 1 loài (chiếm 78,79% tổng số loài). Trong đó, giống 
Rắn bồng (Enhydris) có nhiều loài nhất (5 loài), chiếm 10,42%; giống Thạch sùng 
(Hemidactylus) có 4 loài, chiếm 8,33%; giống Nhông (Calotes) và giống Thằn lằn bóng 
(Eumeces) cùng có 3 loài, chiếm 6,25%; các giống Thạch sùng lá (Dixonius), Nhông 
cát (Leiolepis) và Rắn lục (Trimeresurus) cùng có 2 loài, chiếm 4,17%; còn lại các 
giống khác chỉ có 1 loài. 
- Về bậc loài: tại KVNC đã xác định được 48 loài. 
Trong 48 loài thuộc các bộ khác nhau thì bộ Có vảy (Squamata) có số loài nhiều 
nhất với 39 loài, chiếm 81,25%; bộ Không đuôi (Anura) có 8 loài, chiếm 16,67%; còn 
bộ Rùa (Testudinata) chỉ có 1 loài, chiếm 2,08%. 
3.1.3. So sánh khu hệ lưỡng cư, bò sát ở núi Nhỏ TP Vũng Tàu với các khu hệ lưỡng 
cư, bò sát khác 
Thông qua chỉ số Sorensen, cho ta thấy: Khu hệ lưỡng cư và bò sát ở núi Nhỏ TP 
Vũng Tàu với vùng đồi núi thấp phía Đông huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương (Đông 
Nam Bộ) có hệ số gần gũi cao nhất là 0,46; thứ hai là khu hệ lưỡng cư, bò sát rừng 
tràm Trà Sư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang (Tây Nam Bộ) với hệ số gần gũi là 0,44; 
cuối cùng là khu hệ lưỡng cư, bò sát Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu, 
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với hệ số gần gũi là 0,37 (xem Bảng 2). 
Bảng 2. So sánh thành phần loài lưỡng cư, bò sát ở núi Nhỏ 
 và các khu hệ lưỡng cư, bò sát khác 
STT Khu hệ so sánh 
Tên công trình nghiên 
cứu, năm công bố 
Diện 
tích Số loài 
Số 
loài 
chung 
Chỉ 
số Q 
(**) 
1 Núi Nhỏ TP Vũng Tàu 
“Xây dựng bộ mẫu lưỡng cư 
(Amphibia) và bò sát 
(Reptilia) ở núi Nhỏ TP 
Vũng Tàu”, 2015 
120 ha 48 
2 
Vùng đồi núi 
thấp phía 
Đông huyện 
Tân Uyên, 
tỉnh Bình 
Dương 
“Nghiên cứu thành phần 
loài và đặc điểm phân bố 
của lưỡng cư, bò sát ở vùng 
đồi núi thấp phía Đông 
huyện Tân Uyên, tỉnh Bình 
Dương”, 2014 
10.332,0
1 ha 42 21 0,46 
3 
Rừng tràm Trà 
Sư, huyện 
Tịnh Biên, 
tỉnh An Giang 
“Nghiên cứu thành phần 
loài và đặc điểm phân bố 
của lưỡng cư, bò sát ở rừng 
tràm Trà Sư, huyện Tịnh 
Biên, tỉnh An Giang”, 2014 
845 ha 42 20 0,44 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 3(81) năm 2016 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
74 
4 
Khu Bảo tồn 
Thiên nhiên 
Bình Châu - 
Phước Bửu, 
tỉnh Bà Rịa - 
Vũng Tàu 
“Thành phần loài lưỡng cư, 
bò sát tại Khu bảo tồn thiên 
nhiên Bình Châu - Phước 
Bửu, tỉnh Bà Rịa - Vũng 
Tàu ”, 2013 
10.537,3 
ha 75 21 0,37 
Chú thích 
(**): Chỉ số Sorensen (Magurran, 1988) 
3.1.4. Các loài lưỡng cư, bò sát quý hiếm ở núi Nhỏ TP Vũng Tàu 
Trong tổng số 48 loài lưỡng cư, bò sát đã xác định ở núi Nhỏ TP Vũng Tàu thì có 
6 loài lưỡng cư, bò sát quý hiếm (chiếm 12,5% tổng số loài), trong đó gồm 2 loài lưỡng 
cư (chiếm 4,17% tổng số loài) và 4 loài bò sát (chiếm 8,33% tổng số loài). Cụ thể: 
Theo Sách Đỏ Việt Nam (2007) có 4 loài quý hiếm (chiếm 8,33% tổng số loài) gồm 1 
loài thuộc cấp độ R, 1 loài thuộc cấp độ T, 1 loài thuộc cấp độ VU và 1 loài thuộc cấp 
độ EN; theo Danh lục đỏ IUCN (2014) có 3 loài (chiếm 6,25% tổng số loài), gồm 1 
loài thuộc cấp độ NT và 2 loài thuộc cấp độ VU; theo Nghị định 32/2006/NĐ - CP có 1 
loài (chiếm 2,08 % tổng số loài) ghi tên trong phụ lục IB và có 1 loài (chiếm 2,08% 
tổng số loài) ghi tên trong phụ lục II của Công ước CITES (2006) (xem Bảng 1). 
3.2. Phân bố lưỡng cư, bò sát ở núi Nhỏ TP Vũng Tàu theo mùa 
Do các đợt thu mẫu từ những chuyến đi thực tế thiên nhiên của sinh viên năm 3, 
Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TPHCM từ năm 2008 - 2012 vào mùa mưa, 
trong khi chúng tôi chỉ thực hiện một đợt thu mẫu vào mùa khô nên chúng tôi không 
thể lấy số liệu về tất cả các loài lưỡng cư, bò sát thu được vào mùa mưa đem đi so sánh 
với mùa khô được. Chúng tôi chỉ lấy số liệu các loài lưỡng cư và bò sát thu được vào 2 
đợt thu mẫu mà chúng tôi đã thực hiện tương ứng với 2 mùa mưa và mùa khô để ghi 
nhận về sự phân bố theo mùa của lưỡng cư, bò sát ở núi Nhỏ TP Vũng Tàu. 
Bảng 3. Sự phân bố lưỡng cư, bò sát ở KVNC theo mùa 
Nhóm 
Đơn vị 
phân 
loại 
Mùa mưa Mùa nắng Tổng cộng 2 mùa 
Số 
lượng % 
Số 
lượng % 
Số 
lượng % 
Lưỡng 
cư 
Họ 4 100 1 25 4 100 
Giống 5 100 1 20 5 100 
Loài 6 100 1 16,67 6 100 
Thằn 
lằn 
Họ 3 100 3 100 3 100 
Giống 5 83,33 6 100 6 100 
Loài 9 60 12 80 15 100 
Rắn 
Họ 1 100 0 0 1 100 
Giống 1 100 0 0 1 100 
Loài 1 100 0 0 1 100 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Tống Xuân Tám và tgk 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
75 
Tổng 
cộng bò 
sát 
Họ 4 100 3 75 4 100 
Giống 6 85,71 6 85,71 7 100 
Loài 10 62,5 12 75 16 100 
Tổng 
cộng 
lưỡng 
cư và bò 
sát 
Họ 8 100 4 50 8 100 
Giống 9 90 7 70 10 100 
Loài 16 72,72 13 59,09 22 100 
Nhận xét 
Lưỡng cư: mùa mưa ghi nhận được sự có mặt của 6 loài (chiếm 100% tổng số 
loài thu được vào cả 2 mùa) thuộc 5 giống, 4 họ. Mùa khô hầu như lưỡng cư không ghi 
nhận được vào mùa khô chỉ có loài Cóc nhà nhờ trú ẩn trong các hốc tối ở nhà dân nên 
tránh được cái nóng, hanh khô của mùa khô nên còn phân bố vào mùa này (chiếm 
16,67% tổng số loài thu được vào cả 2 mùa). Như vậy yếu tố mùa ảnh hưởng sâu sắc 
đến sự có mặt của các loài lưỡng cư (xem Bảng 3). 
Bò sát: Số lượng loài phân bố vào mùa mưa và mùa nắng tương đương nhau; 
mùa mưa với 10 loài (chiếm 62,5% tổng số loài thu được vào cả 2 mùa) thuộc 6 giống, 
4 họ; còn mùa khô với 12 loài (chiếm 75% tổng số loài thu được vào cả 2 mùa) thuộc 6 
giống, 3 họ. Như vậy, yếu tố mùa ảnh hưởng không nhiều đến sự phân bố của các loài 
bò sát (xem Bảng 3). 
3.3. Bộ mẫu lưỡng cư và bò sát ở núi Nhỏ TP Vũng Tàu 
Sau khi phân tích và định loại 187 mẫu vật lưỡng cư và bò sát chúng tôi tiến hành 
xây dựng bộ mẫu vật lưỡng cư và bò sát ở núi Nhỏ TP Vũng Tàu gồm 48 loài lưỡng cư 
và bò sát thuộc 33 giống, 14 họ, 3 bộ, 2 lớp. Trong đó, có 8 loài lưỡng cư thuộc 8 
giống, 4 họ, 1 bộ và 40 loài bò sát thuộc 25 giống, 10 họ, 2 bộ. Các mẫu vật được bảo 
quản bằng foocmôn 8 - 10 % trong các lọ nhựa có dán nhãn mang thông tin của mẫu 
vật đồng thời chúng tôi cũng chụp lại hình mẫu vật để tiện tra cứu. Các lọ nhựa mang 
mẫu vật này được xếp vào các ngăn trong tủ kính để trưng bày, phục vụ cho học tập, 
nghiên cứu và giảng dạy Động vật có xương sống của sinh viên, học viên và giảng viên 
Khoa Sinh học. 
3.4. Cơ sở dữ liệu về lưỡng cư và bò sát ở núi Nhỏ TP Vũng Tàu 
Sau khi phân tích, định loại, đối chiếu, so sánh, tu chỉnh, tổng hợp và xây dựng 
bộ mẫu vật, chúng tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu về lưỡng cư, bò sát ở núi Nhỏ TP 
Vũng Tàu gồm 48 loài lưỡng cư và bò sát thuộc 33 giống, 14 họ, 3 bộ, 2 lớp. Cơ sở dữ 
liệu của mỗi loài bao gồm: Tên khoa học, tên đồng vật (synonym) chính, tên Việt Nam, 
tên tiếng Anh, tên địa phương (nếu có), số mẫu vật, mô tả hình thái, nơi sống, giá trị sử 
dụng, công cụ đánh bắt, tình trạng bảo tồn và biện pháp bảo vệ. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 3(81) năm 2016 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
76 
4. Kết luận và kiến nghị 
4.1. Kết luận 
- Từ kết quả nghiên cứu đã xác định được ở núi Nhỏ TP Vũng Tàu có 48 loài (8 
loài lưỡng cư và 40 loài bò sát) thuộc 33 giống, 14 họ, 3 bộ, 2 lớp. Trong đó có 6 loài 
(2 loài lưỡng cư và 4 loài bò sát) quý hiếm, chiếm 12,24% tổng số loài ghi trong Sách 
Đỏ Việt Nam (2007), Danh lục Đỏ IUCN (2014), Nghị định 32/2006/NĐ - CP (2006) 
và phụ lục II của Công ước CITES (2006). 
- Có 6 loài lưỡng cư (chiếm 100% tổng số loài lưỡng cư ghi nhận được vào cả 2 
mùa), 10 loài bò sát (chiếm 62,5% tổng số loài bò sát ghi nhận được vào cả 2 mùa) ghi 
nhận được vào mùa mưa và 1 loài lưỡng cư (chiếm 16,67% tổng số loài lưỡng cư ghi 
nhận được vào cả 2 mùa), 12 loài bò sát (chiếm 75% tổng số loài bò sát ghi nhận được 
vào cả 2 mùa) ghi nhận vào mùa khô. Như vậy, yếu tố mùa ảnh hưởng sâu sắc đến sự 
phân bố của các loài lưỡng cư nhưng lại ảnh hưởng không nhiều đến sự phân bố của 
các loài bò sát. 
- Thông qua chỉ số Sorensen, cho thấy: Khu hệ lưỡng cư và bò sát ở núi Nhỏ TP 
Vũng Tàu biểu thị mức độ tương đồng cao nhất với vùng đồi núi thấp phía Đông huyện 
Tân Uyên, tỉnh Bình Dương (Đông Nam Bộ); thứ hai là khu hệ lưỡng cư, bò sát rừng 
tràm Trà Sư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang (Tây Nam Bộ) và kém tương đồng nhất 
với khu hệ lưỡng cư, bò sát Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu, tỉnh Bà 
Rịa - Vũng Tàu. 
- Xây dựng bộ mẫu vật lưỡng cư và bò sát ở núi Nhỏ TP Vũng Tàu gồm 48 loài 
lưỡng cư và bò sát thuộc 33 giống, 14 họ, 3 bộ, 2 lớp để phục vụ cho học tập, nghiên 
cứu và giảng dạy Động vật có xương sống của sinh viên, học viên và giảng viên Khoa 
Sinh học. 
- Xây dựng được cơ sở dữ liệu lưỡng cư và bò sát ở núi Nhỏ TP Vũng Tàu gồm 48 
loài lưỡng cư và bò sát thuộc 33 giống, 14 họ, 3 bộ, 2 lớp. Cơ sở dữ liệu của mỗi loài 
bao gồm: Tên khoa học, tên đồng vật (synonym) chính, tên Việt Nam, tên tiếng Anh, 
tên địa phương (nếu có), số mẫu vật, mô tả hình thái, nơi sống, giá trị sử dụng, công cụ 
đánh bắt, tình trạng bảo tồn và biện pháp bảo vệ. 
4.2. Kiến nghị 
Tiếp tục nghiên cứu bổ sung thêm về thành phần loài (nếu có) và đặc điểm phân 
bố lưỡng cư, bò sát ở núi Nhỏ TP Vũng Tàu và có thể mở rộng sang núi Lớn - TP Vũng 
Tàu. 
Nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm sinh học, sinh thái, quy trình nhân nuôi của 
những loài lưỡng cư, bò sát có giá trị cao về thực phẩm, làm cảnh, làm thuốc. 
Nghiên cứu các giải pháp kết hợp hài hòa về du lịch sinh thái với bảo tồn và phát 
triển đa dạng sinh học các lưỡng cư, bò sát ở núi Nhỏ. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Tống Xuân Tám và tgk 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
77 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách Đỏ 
Việt Nam, Phần I: Động vật, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 515 tr. 
2. Chính phủ nước Cộng hòa, xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định về quản lí 
thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, ban hành ngày 30/3/2006, Chính phủ số 
32/2006/NĐ - CP. 
3. Đỗ Thu Hiền (2014), Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố của lưỡng 
cư, bò sát ở vùng núi thấp phía Đông huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, Luận văn 
Thạc sĩ chuyên ngành Sinh thái học, Trường Đại học Sư phạm TPHCM, 84 tr. 
4. Trần Ngọc Thái Hòa (2014), Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố của 
lưỡng cư, bò sát ở rừng tràm Trà Sư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Luận văn 
Thạc sĩ chuyên ngành Sinh thái học, Trường Đại học Sư phạm TPHCM, 79 tr. 
5. Nguyễn Ngọc Hùng, Hoàng Minh Đức (2013), “Thành phần loài lưỡng cư, bò sát tại 
Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”, Báo cáo 
khoa học, Hội nghị Khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 5, 
Hà Nội, 18/10/2013, 510 tr. 
6. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường (2005), Danh lục lưỡng cư 
và bò sát Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 
7. American Museum of Natural History, Amphibian Species of the World 6.0 Online 
Reference,  Truy cập ngày 
10/3/2015. 
8. IUCN (2014), IUCN Red List of Threatened Species. Version 2011.1, 
 International Union for Conservation 
of Nature and Natural Resources, Truy cập lúc 21h00 ngày 05/09/2014. 
9. The Reptile Database (2015), The Reptile Database,  - 
database.org, Truy cập ngày 5/3/2015. 
10. Science Zone of the asa, Amphibiaweb,  Truy cập vào ngày 
15/11/2014. 
11. CITES (2015), Convention on Internatinal Trade in Endangered Species of Wild 
Fauna ang Flora,  Truy cập vào ngày 
10/03/2015. 
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 20-01-2016; ngày phản biện đánh giá: 15-3-2016; 
ngày chấp nhận đăng: 17-3-2016) 

File đính kèm:

  • pdfdieu_tra_thanh_phan_loai_va_xay_dung_bo_mau_luong_cu_amphibi.pdf