Dịch vụ kế toán Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá, dịch vụ kế
toán (DVKT) có thể cung cấp lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế
giới. Tuy nhiên, DVKT là ngành sử dụng lao động có trình độ cao,
ảnh hưởng đến sự xét đoán tính minh bạch thông tin tài chính của
khách hàng, vì vậy nhiều rào cản về dịch vụ được đặt ra với người
lao động thuộc ngành nghề này. Bài viết đề cập đến tình hình phát
triển ngành DVKT hiện nay trên thế giới, tình hình phát triển hoạt
động DVKT tại Việt Nam và những dịch vụ đang được cung cấp tại
Việt Nam về kế toán. Qua đó, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm
thúc đẩy phát triển DVKT tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế.
Bạn đang xem tài liệu "Dịch vụ kế toán Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Dịch vụ kế toán Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
25 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 190- Tháng 3. 2018 Dịch vụ kế toán Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ Phạm Thị Minh Tuệ Ngày nhận: 09/11/2017 Ngày nhận bản sửa: 12/03/2018 Ngày duyệt đăng: 22/03/2018 Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá, dịch vụ kế toán (DVKT) có thể cung cấp lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, DVKT là ngành sử dụng lao động có trình độ cao, ảnh hưởng đến sự xét đoán tính minh bạch thông tin tài chính của khách hàng, vì vậy nhiều rào cản về dịch vụ được đặt ra với người lao động thuộc ngành nghề này. Bài viết đề cập đến tình hình phát triển ngành DVKT hiện nay trên thế giới, tình hình phát triển hoạt động DVKT tại Việt Nam và những dịch vụ đang được cung cấp tại Việt Nam về kế toán. Qua đó, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển DVKT tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Từ khoá: dịch vụ kế toán, kế toán, dịch vụ 1. Tình hình phát triển ngành dịch vụ kế toán trên thế giới heo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development- OECD), thị trường quốc tế cho DVKT bị chi phối bởi các hãng kiểm toán lớn nhất thế giới, còn gọi là nhóm “Big Four”, hiện diện tại nhiều quốc gia trên thế giới, nơi họ là những nhà cung cấp DVKT hàng đầu. Từ năm 2014, OECD sử dụng chỉ số Hạn chế thương mại dịch vụ (Services Trade Restrictiveness Index- STRI) như là một cơ sở cho việc phân tích về tác động của các hạn chế thương mại đến sự phát triển của dịch vụ nói chung cũng như DVKT nói riêng trong xu thế toàn cầu hoá. Năm 2016, OECD đã thực hiện phân tích về các rào cản thương mại dịch vụ ở 44 quốc gia, gồm 35 nước thành viên của OECD và 9 quốc gia khác (Brazil. Trung Quốc, Colombia, Costa Rica, Ấn Độ, Indonesia, Lithuania và Nam Phi). Các quốc gia này thuộc 22 khu vực kinh tế mà hoạt động thương mại dịch vụ ước tính chiếm khoảng 80% giá trị thương mại dịch vụ toàn cầu. Rào cản thương mại dịch vụ của các nước này được mô tả qua Hình 1. Hình 1 cho thấy nhiều nước có chỉ số STRI cao hơn mức trung bình đối với dịch vụ ngoại thương. Các nước có chỉ CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 26 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 190- Tháng 3. 2018 số STRI năm 2016 thấp hơn năm 2014 thể hiện đã có cải cách đáng kể về thủ tục hành chính khi có các quy định minh bạch hơn. DVKT là một ngành nghề đòi hỏi người lao động có tay nghề cao và phải được cấp phép khi tham gia vào thị trường tại một quốc gia nào đó. Nhiều nước có những cải cách thấy rõ đối với DVKT, như Nhật Bản đã bãi bỏ yêu cầu ít nhất một thành viên hội đồng quản trị của tổ chức cung cấp DVKT phải là người cư trú, Hàn Quốc giảm bớt việc kiểm soát vốn. Tuy nhiên, một số nước lại gia Hình 2. Hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu dịch vụ kế toán tại Vương quốc Anh giai đoạn 2006- 2016 Nguồn: “The Accountancy profession in UK”. Hình 1. Chỉ số STRI đối với dịch vụ kế toán năm 2016 tại các nước thành viên OECD và một số quốc gia khác Nguồn: STRI Sector Brief: Accounting services- OECD CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 27Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 190- Tháng 3. 2018 tăng rào cản liên quan đến việc rút ngắn thời gian lưu trú của các nhà cung cấp DVKT tại nước sở tại. 37 quốc gia cho phép thời gian lưu trú từ 3- 6 tháng và tối đa không quá 3 năm. Với Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, hai nước có chỉ số STRI cao nhất, rào cản đối với các chuyên gia DVKT nước ngoài là rất lớn khi họ quy định chỉ cấp giấy phép cho những người có quốc tịch trong nước, giấy phép cần phải được thực hành và người được cấp phép phải nắm giữ cổ phần trong công ty kế toán hoặc kiểm toán. Từ các vấn đề trên, OECD hiện đang kêu gọi các quốc gia tiến hành cải cách, dỡ bỏ các rào cản trong lĩnh vực dịch vụ nói chung và DVKT nói riêng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia, củng cố chuỗi giá trị toàn cầu và mang lại lợi nhuận. Tại Vương quốc Anh, ngoài nhu cầu của thị trường trong nước, ngành DVKT Anh thực hiện xuất khẩu ra nước ngoài với giá trị rất lớn. Năm 2016, giá trị xuất khẩu DVKT khoảng 1,8 tỷ bảng Anh, tăng 59% trong vòng năm năm kể từ 2011, gấp đôi con số giá trị DVKT nhập khẩu khoảng 850 triệu bảng Anh[3]. Con số này cho thấy DVKT thúc đẩy tích cực đến cán cân thương mại của Anh. Giá trị của DVKT cung cấp cho nước ngoài cao hơn nhiều so với giá trị DVKT mua từ nước ngoài. Điều này càng làm nổi bật vị thế dẫn đầu ngành DVKT của Vương quốc Anh. Sự phát triển ấn tượng của DVKT ở Vương quốc Anh được mô tả qua Hình 2. 2. Ngành dịch vụ kế toán tại Việt Nam Theo Luật Kế toán 2015, DVKT là dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng, lập báo cáo tài chính, tư vấn kế toán và các công việc khác thuộc nội dung công tác kế toán cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Tại Việt Nam, sự ra đời của hai công ty cung cấp DVKT- kiểm toán đầu tiên năm 1991 đã đánh dấu mốc xuất hiện chính thức của DVKT tại Việt Nam (Công ty Kiểm toán Việt Nam-VACO, nay là Deloitte Việt Nam và Công ty Dịch vụ tư vấn Tài chính kế toán và kiểm toán- AASC). Đến nay, số lượng nhà cung cấp DVKT tại Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Theo số liệu cập nhật đến tháng 10/2017 của Bộ Tài chính, hiện có 259 công ty đủ điều kiện kinh doanh DVKT và kiểm toán, 960 người có chứng chỉ kế toán viên hành nghề DVKT và chứng chỉ kiểm toán viên[6]. Về các công ty có vốn nước ngoài cung cấp DVKT tại Việt Nam, hiện nay có 4 công ty 100% vốn nước ngoài (KPMG, PwC, Grant Thornton và Earnt & Young) và nhiều công ty kiểm toán quốc tế lớn công nhận là thành viên (như A&C, U&I, UHY, DTL, ACA Group...). Doanh thu của DVKT Việt Nam cũng đã có tốc độ phát triển nhanh chóng trong những năm qua. 2.1. Nội dung dịch vụ kế toán tại Việt Nam Tại Việt Nam, DVKT hiện nay bao gồm: - DVKT cho doanh nghiệp nội địa, bao gồm: Dịch vụ soát xét và hoàn thiện chứng từ, sổ sách, lập Báo cáo tài chính; kế toán thuế (lập và nộp báo cáo thuế, kê khai và nộp thuế, dịch vụ hoàn thuế); đánh giá mức độ khách quan, trung thực của báo cáo tài chính, báo cáo kế toán của một chủ thể nhất định phục vụ mục đích nộp thuế, tham gia liên doanh, liên kết, hợp đồng hợp tác kinh doanh...; tư vấn về kế toán và thuế; tư vấn lựa chọn phần mềm kế toán; tư vấn, xây dựng mô hình tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán; tư vấn, xây dựng hệ thống thông tin kinh tế nội bộ phục vụ công tác quản trị doanh nghiệp; rà soát, phân tích, cải tổ, hợp lý hóa bộ máy kế toán đã có sẵn; tư vấn thực hiện công tác kế toán; kiểm tra, soát xét thông tin kế toán phục vụ yêu cầu thanh tra, kiểm tra, quyết toán thuế; cho thuê kế toán trưởng; bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán, cập nhật kiến thức kế toán; tư vấn tài chính; tư vấn áp dụng công nghệ thông tin về kế toán - DVKT cho doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài hoặc doanh nghiệp nội địa cung cấp thông tin kế toán ra nước ngoài. Khi có các thay đổi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như sáp nhập, mua bán lại, mở rộng kinh doanh, áp dụng các CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 28 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 190- Tháng 3. 2018 chuẩn mực theo yêu cầu quốc tế, soát xét pháp lý hoặc trình bày lại, thông tin kế toán của doanh nghiệp sẽ cần thiết phải được chuyển đổi từ cơ sở Chuẩn mực kế toán quốc gia sang Chuẩn mực kế toán quốc tế, vì vậy, dịch vụ đặc thù cho các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và các doanh nghiệp nội địa cần cung cấp thông tin ra nước ngoài bao gồm dịch vụ chuyển đổi báo cáo tài chính từ VAS sang IFRS. Dịch vụ này chủ yếu tập trung vào các khía cạnh: Quản lý tính phức tạp và sự thay đổi của kế toán và Tư vấn kế toán và hỗ trợ liên quan đến các sự kiện và giao dịch. Các DVKT liên quan đến quản lý tính phức tạp và sự thay đổi của kế toán bao gồm: xác định và định lượng các khác biệt giữa VAS và IFRS; chuyển đổi báo cáo tài chính theo IFRS và/hoặc áp dụng IFRS vào báo cáo; hỗ trợ áp dụng và giải thích các chuẩn mực kế toán mới hoặc các chuẩn mực phức tạp; hỗ trợ xây dựng các sổ tay và thủ tục báo cáo tài chính; đào tạo và hỗ trợ khác trong việc chuyển giao kiến thức liên quan đến IFRS. Các DVKT liên quan đến tư vấn kế toán và hỗ trợ liên quan đến các sự kiện và giao dịch bao gồm: hỗ trợ kế toán trong hoạt động mua lại doanh nghiệp; lập báo cáo tài chính có mục đích đặc biệt (dành cho IPO, niêm yết trên thị trường chứng khoán trong nước và nước ngoài, huy động vốn và bán cổ phần); phân bổ giá mua hoặc tích hợp sau sáp nhập; các giao dịch có cấu trúc phức tạp; dịch vụ khác. - Cung cấp DVKT qua biên giới của doanh nghiệp kinh doanh DVKT nước ngoài. Đây là nội dung nổi bật của DVKT của một quốc gia khi hội nhập kinh tế quốc tế. Đối tượng được cung cấp DVKT này là các doanh nghiệp kinh doanh DVKT nước ngoài có quốc tịch tại quốc gia thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) hoặc của quốc gia, vùng lãnh thổ mà có điều ước quốc tế với Việt Nam về việc được cung cấp DVKT qua biên giới tại Việt Nam. Về phương thức cung cấp DVKT, doanh nghiệp kinh doanh DVKT nước ngoài khi cung cấp DVKT qua biên giới tại Việt Nam phải thực hiện liên danh với doanh nghiệp kinh doanh DVKT tại Việt Nam có đủ điều kiện cung cấp DVKT theo quy định của pháp luật, thông qua hợp đồng liên danh, trong hợp đồng phải phân định rõ trách nhiệm của các bên trong việc cung cấp DVKT qua biên giới. Theo Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS), DVKT được cung cấp giữa các nước tham gia WTO thông qua 2 phương thức: - Phương thức 1- Cung cấp qua biên giới (từ nước ngoài vào Việt Nam). Các công ty kế toán, kiểm toán ở nước ngoài có thể cung cấp DVKT qua biên giới cho các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp ở Việt Nam có thể gửi tài liệu gồm giấy tờ và sổ sách kế toán của mình ra nước ngoài để các công ty kế toán, kiểm toán nước ngoài xem xét và kiểm toán cho mình. Kết quả kiểm toán của các công ty kế toán, kiểm toán nước ngoài sẽ được các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận nếu đáp ứng được các yêu cầu về mặt kỹ thuật theo quy định của pháp luật Việt Nam. - Phương thức 2- Thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam để cung cấp DVKT. Các công ty kế toán, kiểm toán nước ngoài được thành lập tất cả các hình thức hiện diện thương mại tại Việt Nam, trừ hình thức chi nhánh. Ngoài ra, họ không phải chịu bất kỳ hạn chế nào khác và được đối xử như các doanh nghiệp kế toán, kiếm toán của Việt Nam. 2.2. Yêu cầu hội nhập về dịch vụ kế toán Các yêu cầu DVKT của Việt Nam - Yêu cầu về chứng chỉ nghề nghiệp của người cung cấp DVKT: Có chứng chỉ nghề nghiệp được cấp tại nước xuất xứ, đồng thời được cấp phép để đăng ký trở thành kế toán chuyên nghiệp cung cấp DVKT tại các quốc gia khác, nơi chấp nhận chứng chỉ nghề nghiệp và giấy cấp phép đó. - Yêu cầu về kinh nghiệm của người cung cấp DVKT: Người cung cấp DVKT phải đáp ứng được yêu cầu về kinh nghiệm hành nghề hoặc hoạt động trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán theo quy định. - Yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp của kế toán chuyên CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 29Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 190- Tháng 3. 2018 nghiệp: Đáp ứng được Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán và phải đảm bảo không có vi phạm nghiêm trọng liên quan đến đạo đức nghề nghiệp, phải tuân thủ các nguyên tắc đạo đức về tính chính trực, tính khách quan, năng lực chuyên môn và tính thận trọng, tính bảo mật và tư cách nghề nghiệp. - Yêu cầu về trách nhiệm của người cung cấp DVKT: Người cung cấp DVKT phải thực hiện công việc kế toán liên quan đến nội dung DVKT thỏa thuận trong hợp đồng; chịu trách nhiệm trước khách hàng và trước pháp luật về nội dung DVKT đã cung cấp và phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra; thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm, thực hiện chương trình cập nhật kiến thức hàng năm theo quy định của Bộ Tài chính; tuân thủ sự quản lý nghề nghiệp và kiểm soát chất lượng DVKT của Bộ Tài chính hoặc của tổ chức nghề nghiệp về kế toán được Bộ Tài chính ủy quyền; mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của Chính phủ. Tiêu chuẩn kế toán chuyên nghiệp theo Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về DVKT, kiểm toán trong ASEAN Hợp tác kinh tế quốc tế về phương diện kế toán của Việt Nam được khẳng định mốc quan trọng khi Việt Nam ký Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về DVKT, kiểm toán trong ASEAN (MRA) theo Nghị quyết số 62/NQ-CP ngày 23/8/2014. MRA đối với kế toán được ký dưới hình thức một khuôn khổ MRA nhằm khuyến khích các nước ASEAN sẵn sàng để tham gia đàm phán song phương hoặc đa phương về MRA trong lĩnh vực kế toán. Để thực hiện được MRA về DVKT, ASEAN đã thành lập Ủy ban Điều phối Kế toán chuyên nghiệp ASEAN để thực hiện MRA này. Mỗi nước ASEAN thành lập một Ủy ban Giám sát về DVKT tại nước mình để thực hiện quy trình đánh giá và đăng ký, cấp phép kế toán chuyên nghiệp đủ điều kiện theo yêu cầu của ASEAN. MRA này áp dụng cho tất cả các DVKT trừ dịch vụ ký báo cáo kiểm toán độc lập và các dịch vụ yêu cầu cấp phép ở các nước ASEAN. Quy trình đăng ký để được hành nghề tại một nước ASEAN khác như sau: Bước 1: Kế toán chuyên nghiệp đủ điều kiện về trình độ và kinh nghiệm theo quy định trong MRA nộp đơn đăng ký lên Ủy ban Giám sát về DVKT của nước mình để xin cấp chứng nhận kế toán chuyên nghiệp đủ điều kiện theo ASEAN (ACPA); Bước 2: Ủy ban Giám sát xem xét và lập Ban đánh giá, gửi lên Ủy ban Điều phối kế toán chuyên nghiệp ASEAN để quyết định cấp phép hay không; Bước 3: Kế toán chuyên nghiệp đã được cấp chứng nhận ACPA sẽ đủ điều kiện để đăng ký với cơ quan có thẩm quyền quản lý hành nghề kế toán ở một nước ASEAN khác để được cấp phép là kế toán chuyên nghiệp nước ngoài có đăng ký (RFPA) tại nước đó, nhưng phải tuân theo các quy định và pháp luật liên quan của nước đó; Bước 4: Kế toán chuyên nghiệp có RFPA được phép hành nghề nhưng phải phối hợp với kế toán chuyên nghiệp của nước sở tại. Theo MRA, tiêu chuẩn để một kế toán viên của nước thành viên ASEAN có thể trở thành một chuyên gia kế toán của các nước khối ASEAN bao gồm: - Hoàn thành một văn bằng đào tạo nghề nghiệp kế toán được cơ quan quản lý của nước xuất xứ cấp; - Có chứng chỉ nghề nghiệp kế toán được cấp bởi quốc gia thành viên ASEAN phù hợp với chính sách của quốc gia xuất xứ về đăng ký, cấp phép và chứng nhận hành nghề kế toán; - Có kinh nghiệm thực tế liên quan đến nghề nghiệp trong thời gian không dưới 3 năm (cộng dồn trong khoảng thời gian 5 năm); - Được quốc gia xuất xứ cấp chứng nhận ... thuận lợi thứ nhất là DVKT đã được đề cập đến trong Luật Kế toán năm 2003. Năm 2015, Luật Kế toán mới được ban hành thay thế Luật Kế toán 2003 đã có những thay đổi đáng kể tác động trực tiếp đến ngành DVKT bao gồm: bổ sung chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp quy định và hướng dẫn về nguyên tắc, nội dung áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với người làm nghề kế toán, kế toán viên hành nghề, doanh nghiệp và hộ kinh doanh DVKT, quy định này góp phần đảm bảo tính tuân thủ khi hành nghề DVKT của người làm DVKT; bổ sung quy định về kế toán viên hành nghề và các điều kiện kinh doanh DVKT. - Thuận lợi thứ hai là việc mở rộng các quy định theo hướng mở, cải cách. Điển hình là việc ban hành bộ Chuẩn mực kế toán Việt Nam với 26 Chuẩn mực với lộ trình ban hành từ năm 2001 đến 2006. Quyết định công bố áp dụng hệ thống VAS cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh và các công ty kiểm toán hoạt động tại Việt Nam theo Quyết định 30/2000/QĐ-BTC ngày 14/3/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính đã đề cập rõ nguyên tắc xây dựng hệ thống VAS, trong đó bao gồm: (i) dựa trên các cơ sở các chuẩn mực quốc tế về kế toán do Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) công bố; (ii) phù hợp với điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường Việt Nam, phù hợp với hệ thống luật pháp, trình độ, kinh nghiệm kế toán của Việt Nam. Các nguyên tắc này đã hướng việc xây dựng bộ VAS vừa có ý nghĩa thiết thực với thị trường DVKT Việt Nam trong điều kiện một nước đang phát triển, vừa có hàm ý tiệm cận dần tới IFRS. - Các quy định pháp lý về DVKT được ban hành nhằm điều chỉnh hoạt động DVKT bao gồm: Quyết định 32/2007/ QĐ-BTC ngày 15/5/2007 (ban hành quy chế kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán) áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có cung cấp DVKT và người hành nghề kế toán; Thông tư 70/2015/TT- BTC ngày 8/5/2015 (ban hành Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán) có áp dụng cho đối tượng là doanh nghiệp DVKT trong đó đề cập đến các nguyên tắc đạo đức cơ bản, các nguy cơ và biện pháp bảo vệ, các vấn đề liên quan đến xung đột về lợi ích, về đạo đức, những tình huống mà doanh nghiệp cung cấp DVKT cần thảo luận với ban quản trị của khách hàng; Thông tư 296/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 (hướng dẫn về cấp, thu hồi và quản lý giấy chứng nhận hành nghề DVKT) quy định rõ trách nhiệm của kế toán viên hành nghề và doanh nghiệp kinh doanh DVKT, góp phần kiểm soát cao hơn nữa chất lượng của các đơn vị cung cấp DVKT; Thông tư 297/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 (hướng dẫn về cấp, quản lý và sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh DVKT) quy định rõ các vấn đề liên quan đến cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh DVKT, tạm ngừng, đình chỉ, chấm dứt kinh doanh DVKT...; Thông tư 292/2016/ TT-BTC ngày 15/11/2016 (hướng dẫn cập nhật kiến thức hàng năm cho kế toán viên hành nghề và người đăng ký hành nghề DVKT) quy định rõ đối tượng, nội dung, tài liệu, thời gian, hình thức, giảng viên giảng dạy, tính giờ cập nhật kiến thức. - Thực hiện ký kết các văn kiện và cam kết quan trọng với quốc tế về hợp tác DVKT, điển hình là Nghị quyết số 62/ NQ-CP ngày 23/8/2014 ký kết thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về DVKT, kiểm toán trong ASEAN. - Về quy định đối với chứng chỉ nghề nghiệp: Chứng chỉ nghề nghiệp kế toán, kiểm toán (CPA) là một trong những hành trang cần thiết mà người thực hiện DVKT phải trang bị khi tham gia cung CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 31Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 190- Tháng 3. 2018 cấp các sản phẩm DVKT sang các thị trường quốc tế. Thực hiện tinh thần của Luật Kiểm toán độc lập khuyến khích mở rộng đầu vào dự thi để tăng số lượng người có chứng chỉ CPA và quốc tế hoá đội ngũ nhân lực có chứng chỉ CPA tại Việt Nam, Thông tư 91/2017/ TT-BTC ngày 31/8/2017 (quy định về việc thi, cấp, quản lý chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên) đã có những điểm mới cải tiến mạnh mẽ so với các quy định trước đây: (i) yêu cầu về thời gian công tác của đối tượng dự thi còn 36 tháng (thay vì 60 tháng hoặc 48 tháng đối với trợ lý kiểm toán như trước đây); (ii) mở rộng các chuyên ngành được phép tham gia thi lấy chứng chỉ CPA, bao gồm bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán, hoặc đại học các chuyên ngành khác với tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) đối với các môn tài chính, kế toán, kiểm toán, phân tích hoạt động tài chính, thuế từ 7% trở lên trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khoá học (thay vì 10% như trước đây); và đặc biệt nổi bật là cho phép dự thi với đối tượng có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khóa học do Tổ chức nghề nghiệp được công nhận cấp (thay vì trước đây chỉ cho phép với đại học chuyên ngành Tài chính, Kế toán, Kiểm toán) (iii) cho phép người có CPA của các tổ chức nghề nghiệp nước ngoài được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận dự thi sát hạch kiến thức về luật pháp Việt Nam để thực hiện chuyển đổi sang CPA Việt Nam. Hiện nay, Bộ Tài chính công nhận 3 tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán, bao gồm: Hiệp hội kế toán công chứng Vương quốc Anh (ACCA), Viện kế toán công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) và Hiệp hội kế toán viên công chứng Australia (CPA Australia). → Về sự tham gia của các doanh nghiệp cung cấp DVKT có vốn đầu tư nước ngoài: Nhờ có các chính sách thuận lợi và cởi mở về DVKT mà thực tế hoạt động DVKT trở nên sôi động và mang tính cạnh tranh ngày càng cao tại Việt Nam, tạo nhiều cơ hội chọn lựa nhà cung cấp cho các khách hàng. Ngay từ những ngày đầu xuất hiện của ngành DVKT, các ông lớn nhóm Big Four của ngành DVKT thế giới đã tham gia vào thị trường Việt Nam. Hiện nay, ngày càng nhiều công ty là thành viên của những công ty kiểm toán thế giới tham gia vào cung cấp DVKT trên thị trường Việt Nam, điều này chứng tỏ sức thu hút mạnh mẽ của thị trường DVKT Việt Nam, tạo sức cạnh tranh cao cho Việt Nam, góp phần tăng cơ hội xét đoán chất lượng và so sánh chi phí đối với dịch vụ này cho khách hàng, đồng thời đòi hỏi chất lượng ngày càng tăng của các doanh nghiệp cung cấp DVKT trong nước. Theo công bố của Bộ Tài chính tính đến tháng 10/2017, ngoài các công ty kiểm toán cung cấp DVKT, trong số các công ty đăng ký cung cấp DVKT, hiện có khoảng 34% công ty có vốn nước ngoài, chủ yếu là đến từ các nước châu Á như Nhật Bản (Công ty TNHH I-Glocal, Công ty TNHH Es Networks Việt Nam, Công ty TNHH Accounting Office Clear Việt Nam, Công ty TNHH Can International advisory Việt Nam...), Hàn Quốc (Công ty TNHH DVKT Yang mun, Công ty TNHH Kế toán Seou Việt Nam, Công ty TNHH Woori Thuế và Kế toán), một số công ty khác đến từ Úc, Pháp (Công ty TNHH Mazars Việt Nam, Công ty TNHH Odyssey Resources). Trong số này có nhiều công ty đã có thời gian hoạt động DVKT tại Việt Nam khá lâu (như Công ty TNHH Mazars Việt Nam từ năm 1994, Công ty TNHH I-Glocal từ 2003). → Về hoạt động của Hội nghề nghiệp: VACPA – Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam đã xác định rõ ràng lộ trình hoạt động trong nhiều năm qua, hướng tới mục tiêu hội nhập, mở cửa và được quốc tế thừa nhận. VACPA xây dựng phần mềm quản lý hội viên hai chiều nhằm theo dõi cả quá trình hoạt động của hội viên từ khi được cấp chứng chỉ nghề nghiệp theo đúng yêu cầu quốc tế. VACPA cũng thực hiện nâng cấp chương trình cập nhật kiến thức hàng năm, tăng cường kiểm soát chất lượng hội viên và quản lý đạo đức nghề nghiệp. CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 32 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 190- Tháng 3. 2018 Những thách thức cần tháo gỡ → CPA Việt Nam có được quốc tế công nhận không? Đối với chứng chỉ nghề nghiệp kế toán, kiểm toán CPA Việt Nam, kỳ thi cấp chứng chỉ vẫn chưa thực sự phù hợp với việc cấp chứng chỉ cho những người làm việc trong môi trường quốc tế, do một số hạn chế như: CPA Việt Nam hiện vẫn còn nặng về lý thuyết, thiếu những bài thi thực hành và bài tập tình huống, đây là điều rất cần thiết để đánh giá năng lực của người dự thi lấy chứng chỉ CPA Việt Nam nhưng còn tồn tại trong việc soạn thảo chương trình CPA Việt Nam, quá trình giảng dạy, ôn thi và soạn thảo đề thi. Hiện nay, ACCA và CPA Australia thừa nhận từng phần CPA Việt Nam như miễn một số môn khi thi các chứng chỉ này, một số người có CPA Việt Nam sau một số năm làm việc, đạt trình độ và kinh nghiệm nhất định cũng được CPA Australia thừa nhận. ICAEW cũng có chính sách cho phép cá nhân có CPA Việt Nam chuyển đổi sang chứng chỉ ICAEW (cấp độ CFAB), theo đó người có CPA Việt Nam chỉ cần hoàn thành phần thi liên quan môn học Management Information và Accounting. Việt Nam kỳ vọng với mục tiêu hội nhập, đến năm 2020 đạt được 7.000 người có CPA Việt Nam, nhưng điều này không dễ đạt được. → Chứng chỉ CPA của các tổ chức quốc tế (như ACCA, CPA Australia, ICAEW...) là những chứng chỉ có giá trị công nhận trình độ của người hành nghề DVKT và được coi như tấm hộ chiếu quốc tế trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Hoàn thành chương trình đào tạo của các chứng chỉ này, người sở hữu chúng vừa được trang bị kiến thức kế toán, kiểm toán theo IAS và IFRS, vừa có vốn ngoại ngữ thông thạo để tham gia vào việc cung cấp DVKT ra nước ngoài. Tuy nhiên, hiện nay số lượng các chuyên gia có chứng chỉ CPA quốc tế tại Việt Nam không nhiều, vì thế, điều kiện để Việt Nam thực hiện xuất khẩu DVKT sang các nước trong khu vực và thế giới còn gặp nhiều trở ngại. 3. Giải pháp phát triển dịch vụ kế toán Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Từ khi nước ta thực hiện chính sách hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt từ khi gia nhập WTO, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng chuyển biến về chất và đi vào chiều sâu. Về hợp tác song phương, Việt Nam đã mở rộng quan hệ thương mại và ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA), Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ (BTA), với Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU), Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định chống đánh thuế hai lần. Về hợp tác đa phương và khu vực, Việt Nam đẩy mạnh tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới, tổ chức thương mại quan trọng trong khu vực và thế giới, thiết lập quan hệ bình thường với các tổ chức quốc tế (IMF, WTO, ADB), gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN); ký kết thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) Để thúc đẩy DVKT nước ta phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, cần có các giải pháp sau: Về chính sách pháp luật: - Quy định của Nhà nước cần cho phép thi chuyển đổi từ chứng chỉ hành nghề trong nước sang chứng chỉ hành nghề kế toán, kiểm toán đối với các tổ chức nghề nghiệp (ACCA, CPA Australia, ICAEW, các tổ chức nghề nghiệp của IFAC); - Môi trường pháp luật thông thoáng, bình đẳng, hội nhập với khu vực và thế giới; - Khung pháp lý về DVKT phải phù hợp với thông lệ quốc tế, cập nhật các Chuẩn mực kế toán để rút ngắn khoảng cách giữa VAS và IAS/IFRS; - Các Hội nghề nghiệp được tham vấn các vấn đề chuyên môn trong quá trình soạn thảo, cập nhật IAS/IFRS, quản lý hành nghề - Cung cấp thông tin kịp thời cho người lao động về cơ hội việc làm và các tiêu chuẩn thực hiện. Về trình độ, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm, đạo đức nghề nghiệp, quy mô, phạm vi hoạt động của cá nhân, tổ chức hành nghề DVKT: - Các kế toán chuyên nghiệp và doanh nghiệp cung cấp DVKT cần đạt được quy mô và năng lực tài chính tốt để CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 33Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 190- Tháng 3. 2018 mở rộng thị phần sang các quốc gia trên thế giới; - Kế toán chuyên nghiệp phải tự đào tạo, cập nhật nhằm đạt được trình độ thông thạo, hiểu biết sâu sắc về IAS/IFRS và thông lệ kế toán tại nước sở tại; - Thực hiện cập nhật kiến thức hàng năm các quy định của pháp luật về kế toán, thuế của các quốc gia; chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp kế toán; các quy định của pháp luật có liên quan về kinh tế, tài chính, kiểm toán; các quy định về kỹ năng quản lý, kỹ năng thực hành kế toán; các kiến thức, thông tin khác liên quan đến nghề nghiệp; - Trình độ ngoại ngữ thông thạo, bao gồm tiếng Anh và ngôn ngữ của nước sở tại. Về chất lượng đào tạo: - Đổi mới chương trình đào tạo tại các cơ sở đào tạo phù hợp với đào tạo lao động chuyên ngành kế toán, kiểm toán trong môi trường hội nhập, trang bị cho người học kiến thức chuyên môn liên quan tới các thông lệ kế toán quốc tế; - Quy trình đào tạo, thi và cấp chứng chỉ kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề, quy trình quản lý và kiểm soát chất lượng DVKT phù hợp với thông lệ quốc tế. Về quản lý Nhà nước đối với DVKT: - Nhà nước cấp, cấp lại hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hành nghề DVKT và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh DVKT; Tài liệu tham khảo 1. Bộ Tài chính (2016), Thông tư 292/2016/TT-BTC, ngày 15/11/2016, Hướng dẫn cập nhật kiến thức hàng năm cho kế toán viên hành nghề và người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán. 2. Bộ Tài chính (2016), Thông tư 296/2016/TT-BTC, ngày 15/11/2016, Hướng dẫn về cấp, thu hồi và quản lý giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán. 3. Oxford Economics (2017), The Accountancy profession in the UK. 4. OECD (2016), STRI Sector Brief: Accounting services. 5. 6. Thông tin tác giả Phạm Thị Minh Tuệ, Tiến sĩ Khoa Kế toán- Kiểm toán, Học viện Ngân hàng Email: tueptm@gmail.com Summary Accounting services in the international economic integration In the international economic integration and globalization, accounting services can provide among countries in the world. However, accounting services is an industry that employs are highly qualified staffs, affecting the judgment of financial transparency of customers, so many barriers to service are posed to workers. The article discusses the current situation of the development of the accounting services in Vietnam and the world. Accordingly, the paper proposes measures to promote the development of accounting services in Vietnam in the context of international economic integration. Key words: accounting services, accounting, services. Tue Thi Minh Pham, PhD Faculty of Accounting- Auditing, Banking Academy - Quy định việc thi, cấp, thu hồi và quản lý chứng chỉ kế toán viên; - Kiểm tra kế toán, kiểm tra hoạt động DVKT, giám sát việc tuân thủ chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán; - Quy định việc cập nhật kiến thức cho kế toán viên hành nghề; - Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học về kế toán và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kế toán; - Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về kế toán; - Kiểm soát chất lượng DVKT; - Hợp tác quốc tế về kế toán. ■
File đính kèm:
- dich_vu_ke_toan_viet_nam_thoi_ky_hoi_nhap_kinh_te_quoc_te.pdf