Dịch văn học Việt Nam: Những người dịch Truyện Kiều (Nguyễn Du) và những người dịch Nhật ký trong tù (Hồ Chí Minh)

Cách đây đã gần sáu năm, vào cuối năm 2002, Hội Nhà văn Việt Nam đã có

sáng kiến tổ chức Cuộc gặp gỡ Quốc tế lần thứ nhất những người dịch văn học

Việt Nam. Không phải hội nghị, hội thảo, mà mới chỉ là cuộc gặp gỡ - họp mặt, có

tính chất "hữu nghị" bước đầu. Tuy nhiên, lần ấy cũng đã có mặt khá đông các

dịch giả trong nước bấy nay có tham gia dịch các tác phẩm văn học Việt Nam ra

các ngữ nước ngoài và một số đại biểu, các dịch giả, các nhà nghiên cứu nước

ngoài quan tâm đến văn học Việt Nam, từ các nước Nga, Trung Quốc, Mông Cổ,

Mỹ, Hàn Quốc, Thuỵ Điển. Và ở cuộc gặp gỡ này, những người tham dự đã đề

cập đến bức tranh toàn cảnh, tuy còn sơ sài, còn xa mới được gọi là đầy đủ, về

hoạt động dịch thuật văn học Việt Nam sang các ngữ, tính từ xa xưa đến thời

điểm đó1.

Từ đây hình như nhiều người dần có ý thức hơn cũng như có hứng thú hơn

về công việc dịch văn học Việt Nam ra các ngôn ngữ khác và bạn bè nước ngoài

cũng như nhiều người Việt sinh sống ở các nước hình như cũng quan tâm hơn đến

công việc tìm hiểu các thành tựu văn học Việt Nam và tìm cách dịch các tác phẩm

văn học Việt Nam sang các ngôn ngữ khác, góp phần giới thiệu, quảng bá văn học

Việt Nam đến bạn bè ở các nước ấy, qua đó làm sáng tỏ thêm hình ảnh đất nước

và con người Việt Nam nói chung.

pdf 15 trang kimcuc 4860
Bạn đang xem tài liệu "Dịch văn học Việt Nam: Những người dịch Truyện Kiều (Nguyễn Du) và những người dịch Nhật ký trong tù (Hồ Chí Minh)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Dịch văn học Việt Nam: Những người dịch Truyện Kiều (Nguyễn Du) và những người dịch Nhật ký trong tù (Hồ Chí Minh)

Dịch văn học Việt Nam: Những người dịch Truyện Kiều (Nguyễn Du) và những người dịch Nhật ký trong tù (Hồ Chí Minh)
Hoàng Thuý Toàn 
 696 
DÞCH V¡N HäC VIÖT NAM: 
NH÷NG NG¦êI DÞCH TRUYÖN KIÒU (NGUYÔN DU) 
Vµ NH÷NG NG¦êI DÞCH NHËT Ký TRONG Tï (Hå CHÝ MINH) 
ThS Hoàng Thuý Toàn* 
Cách đây đã gần sáu năm, vào cuối năm 2002, Hội Nhà văn Việt Nam đã có 
sáng kiến tổ chức Cuộc gặp gỡ Quốc tế lần thứ nhất những người dịch văn học 
Việt Nam. Không phải hội nghị, hội thảo, mà mới chỉ là cuộc gặp gỡ - họp mặt, có 
tính chất "hữu nghị" bước đầu. Tuy nhiên, lần ấy cũng đã có mặt khá đông các 
dịch giả trong nước bấy nay có tham gia dịch các tác phẩm văn học Việt Nam ra 
các ngữ nước ngoài và một số đại biểu, các dịch giả, các nhà nghiên cứu nước 
ngoài quan tâm đến văn học Việt Nam, từ các nước Nga, Trung Quốc, Mông Cổ, 
Mỹ, Hàn Quốc, Thuỵ Điển. Và ở cuộc gặp gỡ này, những người tham dự đã đề 
cập đến bức tranh toàn cảnh, tuy còn sơ sài, còn xa mới được gọi là đầy đủ, về 
hoạt động dịch thuật văn học Việt Nam sang các ngữ, tính từ xa xưa đến thời 
điểm đó1. 
Từ đây hình như nhiều người dần có ý thức hơn cũng như có hứng thú hơn 
về công việc dịch văn học Việt Nam ra các ngôn ngữ khác và bạn bè nước ngoài 
cũng như nhiều người Việt sinh sống ở các nước hình như cũng quan tâm hơn đến 
công việc tìm hiểu các thành tựu văn học Việt Nam và tìm cách dịch các tác phẩm 
văn học Việt Nam sang các ngôn ngữ khác, góp phần giới thiệu, quảng bá văn học 
Việt Nam đến bạn bè ở các nước ấy, qua đó làm sáng tỏ thêm hình ảnh đất nước 
và con người Việt Nam nói chung. 
Năm 1997, Nhà xuất bản Thế giới đã ấn hành tập thơ song ngữ Lễ ca tình yêu 
của tôi (Plaine Chants de mon Amour) của nhà thơ lão thành Đào Anh Kha. Tập thơ 
gồm 42 bài do chính tác giả tuyển chọn và dịch ra tiếng Pháp. Tập thơ đã được 
đánh giá cao, được coi là một đóng góp có ý nghĩa chào mừng Hội nghị thượng 
* Hội Nhà văn Việt Nam. 
KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA 
TIÓU BAN V¨n häc vµ nghÖ thuËt viÖt nam 
DỊCH VĂN HỌC VIỆT NAM: NHỮNG NGƯỜI DỊCH TRUYỆN KIỀU 
 697 
đỉnh các nước sử dụng tiếng Pháp lần thứ 17 tổ chức tại Hà Nội. Cũng thời gian ấy, 
Nhà xuất bản Văn học ấn hành thêm một tập thơ song ngữ Việt - Pháp nữa Cánh 
thời gian (Ailes du Temps) của nhà thơ trào phúng Tú Sót (Chu Thành, 1930 - 2002). 
Bản dịch ra tiếng Pháp cũng của chính tác giả thực hiện. Có thể coi đây là những 
cuốn sách mở đầu cho việc nhiều tác giả khác ở ta bắt đầu coi việc tự giới thiệu các 
thành tựu văn học là một việc cần thiết cấp bách trong xu thế hội nhập toàn cầu. 
Không chờ phải là những tác phẩm đồ sộ, không phải do tổ chức này tổ chức nọ 
đứng ra lo, mà đến lúc mỗi cá nhân có khả năng, trong điều kiện in ấn xuất bản 
thông thoáng cho phép, nhiều người bắt tay vào tự mình hoặc nhờ bạn bè giỏi 
ngoại ngữ dịch tác phẩm của mình sang các tiếng nước ngoài (Pháp, Anh, Nga, 
Trung, thậm chí cả Rumani, Quốc tế ngữ Esperento...) đưa công bố trên báo chí, ra 
sách ở cả trong nước và nước ngoài. Có thể kể ra đây hàng loạt tác phẩm song ngữ 
của cá nhân mới xuất hiện trong những năm gần đây nhất: Ngoạ Vân Yên Tử (Yen 
Tu The Cradle of Clouds) của tác giả Hoàng Quang Thuận do Vũ Anh Tuấn dịch, 
Nhà xuất bản Hội Nhà văn 2005; năm sau 2006, cũng tác phẩm của tác giả này 
được in lại trong một tập đồ sộ hơn của Nhà xuất bản Giáo dục với cái tên: Thi Vân 
Yên Tử (Poetic Clouds of Yen Tu và Les Nuages Poétiques de Yen Tu), tác phẩm đã 
được dịch ra bằng ba thứ tiếng: nguyên bản tiếng Việt - tiếng Anh - tiếng Pháp. 
Bản dịch tiếng Anh do Vũ Anh Tuấn và Nguyễn Đình Tuấn thực hiện, bản dịch 
tiếng Pháp do Hoàng Hữu Đản thực hiện. Thời gian biển khơi (Time and the Sea) của 
Việt Nguyễn, do tác giả tự dịch sang tiếng Anh, Nhà xuất bản Văn nghệ 2006; tập 
thơ Veghea Timpului Versun của Phạm Viết Đào, tác giả tự dịch sang tiếng Rumani, 
Nhà xuất bản Văn học 2006. Tuyển tập thơ của sáu tác giả Dương Tường, Hoàng 
Hưng, Dạ Thảo Phương, Ngô Tự Lập, Phan Huyền Thư, Vi Thuỳ Linh Lục giác 
sông Hồng (L'hexagone Song Hong) do chính một số tác giả trong số đó cùng các 
dịch giả - bạn hữu như Cao Việt Dũng, Châu Diên, Đặng Tiến Lương, Nguyễn 
Liên Bình, Nguyễn Ngọc Giao, Stephane Wattier và Trần Thiệu Đạo thực hiện việc 
dịch sang tiếng Pháp. Một số nhà thơ Pháp tham gia hiệu đính bản dịch (Ban 
Catherine, Muriel Gilardone, Alain Guillemin và Stéphane Wattier), Nhà xuất bản 
Hội Nhà văn, 2007, tập thơ Trinh Thiêng (Virginal and Sacred) của nhà thơ Bùi Minh 
Quốc do Vũ Anh Tuấn dịch sang tiếng Anh chưa kịp ra sách đã được phổ biến 
rộng rãi trên mạng. Đặc biệt nhất là tập thơ Hình dung (Imagination) của nhà thơ 
thiếu niên 15 tuổi (sinh năm 1993) Đặng Chân Nhân được tác giả tự dịch sang 
tiếng Anh, Nhà xuất bản Hội Nhà văn 2008. 
Một số công trình dịch thuật bắt nguồn từ sáng kiến cá nhân của người này 
người khác trong nước kết hợp với bạn hữu ở nước ngoài, được sử ủng hộ của các 
tổ chức, lần lượt được thực hiện và ra sách. Trước hết, phải kể đến bộ Thơ Thiền Lý 
Trần (Zen Poems From Early Vietnam) được dịch ra ba thứ tiếng Hán - Việt - Anh do 
nhà thơ Nguyễn Duy, dịch giả Nguyễn Bá Chung và nhà thơ Mỹ Kewin Bowen 
dịch trong 5, 6 năm, Nhà xuất bản Văn hoá Sài Gòn xuất bản 2.000 cuốn vào năm 
Hoàng Thuý Toàn 
 698 
2005. (Nguyễn Bá Chung là Việt kiều giảng dạy tại Đại học Massachusetts/ Boston 
(Hoa Kỳ), kiêm Giám đốc điều hành ở Trung tâm William Joiner, còn Kewin 
Bowen là Giám đốc Trung tâm. Ở đây, phải nói ngay tới vai trò của Trung tâm 
William Joiner (WJC): tổ chức nhân đạo mang tên người cựu chiến binh Mỹ trong 
chiến tranh Việt Nam đã được coi là chiếc cầu nối văn hoá đầu tiên giữa Việt Nam 
và Hoa Kỳ. Trong nhiều năm, bắt đầu từ năm 1987 – 1988, WJC từ việc viếng thăm 
đã đi đến việc thực hiện nhiều hoạt động trao đổi văn học, và đặc biệt là đã tổ 
chức hợp tác dịch và xuất bản nhiều sách: Viết giữa hai dòng (Writing Between the 
Lines) - tổng hợp bài của những người đã từng tham dự các cuộc gặp mặt, gặp gỡ, 
hội thảo hàng năm vào mùa hè ở WJC, trong đó có các nhà văn nhà thơ người 
Việt. Tuyển tập thơ Việt Nam, Sông núi (Mountain River - Vietnamese Poetry From 
the Wars - 1948 - 1993) gồm những bài thơ Việt Nam, viết trong thời chiến tranh, 
từ những năm 1948 đến năm 1993, mở đầu bằng bài Nguyên tiêu của Hồ Chí Minh 
và kết thúc với một bài thơ của thế hệ sau chiến tranh - bài Những ví dụ của 
Nguyễn Quang Thiều, tuyển tập gồm khoảng trên 40 nhà thơ với 80 tác phẩm. Sau 
đó là tuyển tập thơ Đường Xa của Nguyễn Duy, chọn lọc những bài được coi là có 
giá trị nhất của tác giả. Tiếp đến là tuyển tập Sáu nhà thơ Việt Nam (Six Vietnamese 
Poets), với ba nhà thơ nữ và ba nhà thơ nam. Ngoài tập Thơ Thiền Lý Trần được 
dịch ra ba thứ tiếng Hán - Việt - Anh như đã nói ở trên, WJC còn thực hiện một số 
tuyển tập khác. Hai người của Trung tâm, nhà thơ Kewin Bowen và nhà thơ 
Nguyễn Bá Chung, còn được mời chủ biên cho hai số chuyên san về Việt Nam của 
tạp chí Manoa – tạp chí chuyên về văn chương thế giới của Đại học Hawaii. Sau 
tập thơ Thơ Thiền Lý Trần, nhóm soạn giả - dịch giả còn chuẩn bị cho ra mắt các 
tập thơ tam ngữ Hán - Việt - Anh tiếp theo: Thơ Thiền Lê Nguyễn, 1000 năm thơ 
Thiền, rồi thơ của các tác giả tiêu biểu như thơ chữ Hán Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, 
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Cao Bá Quát, cho đến Hồ Chí Minh. 
Tiếp theo Thơ nữ Việt Nam từ cổ xưa đến hiện đại, lại là một sáng kiến khác: 
hợp tác giữa Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam với Nhà xuất bản Feminist thuộc 
trường Đại học thành phố New York (Hoa Kỳ) cùng ấn hành ở Mỹ và ở Việt Nam, 
song ngữ Việt - Anh (Vietnamese Feminist Poems), Nhà xuất bản Phụ nữ 2008. Rồi 
thơ Trần Đăng Khoa Từ góc sân nhà em (From a corner of my yard) do Fred 
Marchant và Nguyễn Bá Chung dịch, Lady Borton và Trịnh Ngọc Thái hiệu đính, 
Nhà xuất bản Giáo dục 2006. 
Cùng thời gian này, ta thấy có nhiều chuyên gia Việt Nam học, dịch giả ở 
nhiều nước quan tâm đi sâu hơn trong việc tìm hiểu văn học Việt Nam và có thêm 
các công trình dịch thuật, giới thiệu các thành tựu văn học cổ điển và hiện đại của 
Việt Nam, ở đất nước họ. Ngoài những dịch giả như Bae Yong Soo, Ahn Kyong 
Hwan (Hàn Quốc), Xomon Dashtshevel (Mông Cổ), Norio Kato và Kato Sakae, 
Kawagachi Kenichi, Iumi Takahashi (Nhật Bản), Pino Tagliazucchi (Ý), 
C.Lupeanu, H.Garbea (Rumani), Ivo Vaxilev (Czeck), Karin Liden (Thuỵ Điển), 
DỊCH VĂN HỌC VIỆT NAM: NHỮNG NGƯỜI DỊCH TRUYỆN KIỀU 
 699 
những nhà thơ, nhà văn Mỹ ở Trung tâm William Joiner... lâu nay đã trở nên quen 
biết qua những bản dịch giới thiệu các tác phẩm của Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ 
Xuân Hương đến Hồ Chí Minh, từ Nguyễn Văn Bổng, Nguyễn Khải, Ma Văn 
Kháng, Lê Lựu đến Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Khắc Trường, Lê Minh Khuê, 
Hữu Thỉnh, Nguyễn Trí Huân, Nguyễn Quang Thiều, Bảo Ninh, Phan Thị Vàng 
Anh,... ta còn thấy xuất hiện những tên tuổi mới, những người bắt đầu say mê văn 
học Việt Nam một cách khá đặc biệt: cô sinh viên Mỹ Martha Lackritz Thạch Thảo, 
25 tuổi, tự mình bươn chải ở Hà Nội để thực hiện một tuyển tập 1000 bài ca dao 
Việt Nam để làm cuốn sách song ngữ Việt – Anh. Trước đó, đã từng có một người 
Mỹ khác. Đó là John Balaban, ông đến Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1971 khi 
Việt Nam đang có chiến tranh để làm công việc của một bác sỹ, và ông đã bắt đầu 
yêu mến Việt Nam. Sau chiến tranh, ông đã trở lại Việt Nam, bắt đầu từ việc sưu 
tầm dân ca Nam Bộ rồi dịch sang tiếng Anh 500 bài...). Một phụ nữ Mỹ khác, chị 
Rosemarry, sau này lấy chồng người Việt, đổi họ là Rosemarry Nguyễn, nói tiếng 
Việt như người Hà Nội. Từ một người làm công việc thông dịch, chị đã trở thành 
dịch giả văn học đương đại, mới hoàn thành bản dịch tiểu thuyết Gia đình bé mọn 
của Dạ Ngân... Một người nữa là anh thanh niên Mỹ gốc Do Thái Jason Pard. Anh 
sinh năm 1971, tốt nghiệp tại Khoa Sử học, Trường Đại học Cornell (New York), 
đã ở Việt Nam 4 năm, tiếp tục làm luận án Tiến sỹ về văn học Việt Nam. Hiện tại, 
anh đi sâu vào nghiên cứu truyện ngắn Việt Nam, bắt tay vào khai thác “mỏ vàng 
văn xuôi” Việt Nam. Nhà thơ Pháp Jean Sary đã bỏ ra nhiều năm để học tiếng Việt 
đến độ có thể cảm thụ được sự tinh tế của âm nhạc Việt Nam, để dịch một lần nữa 
thành công thơ Hồ Xuân Hương sang tiếng Pháp; hay nhà thơ Mỹ Paul Hoover, 
Giáo sư Khoa Sáng tác văn học Đại học California ở San Francisco đã coi Nguyễn 
Trãi như nhà thơ tầm cỡ thế giới, phối hợp với nhà thơ Nguyễn Đỗ cùng tuyển chọn 
và dịch 150 bài thơ hay nhất của Nguyễn Trãi in ra sách. Một tác phẩm có ý nghĩa 
thời đại như Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm đã mau chóng thu hút được sự quan tâm của 
nhiều dịch giả, và trong một thời gian ngắn, tác phẩm này đã được dịch sang các 
thứ tiếng khác nhau: dịch giả Ahn Koyng Hwan dịch sang tiếng Hàn, Lady Borton - 
sang tiếng Anh, Phạm Viết Đào với sự hiệu đính và nhuận sắc của C.Lupeanu và 
H.Garbea đã dịch sang tiếng Rumani và Okada Tai dịch sang tiếng Nhật. 
Trong những năm gần đây, nhờ có sự đóng góp quảng bá sang nhiều ngôn 
ngữ của nhiều dịch giả khác nhau mà văn học Việt Nam đã được bạn đọc các nước 
dần biết đến rộng rãi và đã liên tiếp được đánh giá cao qua các giải thưởng quốc 
tế. Nhiều nhà văn Việt Nam bước sang thiên niên kỷ mới đã lần lượt nhận được 
Giải thưởng văn học Đông Nam Á (SEA write Award). Nhà văn Nguyễn Huy 
Thiệp trong năm 2007 liên tiếp nhận được giải thưởng văn chương Nonino tại Ý, 
huy chương Clevalier des art et des lettres của Pháp, nữ nhà văn Lê Minh Khuê 
tháng 4 năm 2008 đã được nhận giải thưởng mang tên văn hào Hàn Quốc Bylong 
Ju Lee (giải thưởng mới được đặt ra năm 2007, mỗi năm trao cho một nhà văn duy 
Hoàng Thuý Toàn 
 700 
nhất, và Lê Minh Khuê là người đầu tiên được nhận giải thưởng này cho tác phẩm 
Những ngôi sao, trái đất, dòng sông (The Stars, the Earth, the River). Và nhà văn viết 
cho thiếu nhi Nguyễn Ngọc Thuần cũng mới nhận được giải thưởng Peter Pan 
2008 ở Thuỵ Điển cho tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của anh. 
Để bổ sung cho bức tranh hoạt động dịch văn học Việt Nam phác ra ở trên, 
chúng tôi xin được dừng lại, đi sâu hơn một chút về chuyện dịch và những người 
dịch hai tác phẩm cụ thể, cũng chỉ liệt lê qua chứ không đi sâu phân tích: Đó là 
việc dịch Truyện Kiều của Nguyễn Du và Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh, hai tác 
phẩm tiêu biểu ở hai thời điểm khác nhau trong lịch sử phát triển văn học Việt 
Nam, từ xa xưa đến đương đại. 
Truyện Kiều của Nguyễn Du ra đời từ cuối thế kỷ XVIII và bắt đầu được lưu 
truyền rộng rãi kể từ đầu thế kỷ XIX. Từ nửa sau thế kỷ XIX, Truyện Kiều đã được 
người nước ngoài quan tâm, cụ thể là một số trí thức Pháp đi cùng giới thực dân 
Pháp đến Việt Nam. Và năm 1884, tại Paris đã xuất hiện bản dịch Truyện Kiều đầu 
tiên sang tiếng Pháp. Đó là bộ Kim Vân Kiều tân truyện của Abel des Michels (2 tập) - 
Paris 1884 - 1885 (Ernest leroux). Tập I (290 trang) và tập II (300 trang) Truyện Kiều 
được in bằng chữ quốc ngữ có kèm theo bản dịch tiếng Pháp. Kể ra còn tập III (168 
trang) là bản in chữ Nôm. Sách khổ 18 x 28cm, chỉ có 3252 câu - vì từ câu 1067 đến 
câu 1072 (dẫn theo bản Quan Văn Đường Thành Thái Bính Ngọ), bản Abel des 
Michels chỉ có 4 câu mà lẽ ra phải có 6 câu. 
Bản dịch của Abel des Michels có chú thích công phu (mặc dù còn nhiều sai 
sót), và có in kèm theo bản Nôm đã được khảo đính nên có giá trị về mặt lịch sử 
văn bản. Abel des Michels tốt nghiệp bác sỹ y khoa từ 1857, đã ra hành nghề được 
một thời gian nhưng lại quay sang học chữ Hán, chữ Nôm, tiếng Việt để trở thành 
một giáo sư dạy Việt ngữ tại trường Sinh ngữ Phương Đông ở Paris từ năm 1872 
đến năm 1892. 
Cũng ở cuối thế kỷ XIX, năm 1897, Truyện Kiều còn được một người Pháp 
khác dịch, đúng hơn là tóm tắt thành các tiểu mục cho xuất bản. Ông Edmond 
Nordemann trước đó được cử từ Pháp sang Việt Nam làm giáo sư dạy ở trường 
Thông ngôn (Collège des Interprètes). Trường này đã đào tạo những lớp người 
Việt học tiếng Pháp đầu tiên ở nước ta như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, 
Phạm Duy Tốn v.v... E.Nordemann là tác giả cuốn Chrestomathie Annamite nổi 
tiếng xuất bản năm 1898 mà mới đây năm 2006 đã được cụ Nguyễn Bá Mão biên 
dịch và chú thích bổ sung ra sách mang tên Quảng Tập Viêm văn (An Nam văn tập), 
Nhà xuất bản Hội Nhà văn và Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây xuất bản. 
Bản dịch - hay tóm tắt các tiểu mục Truyện Kiều – của E.Nordemann xuất bản ở 
Huế năm 1887. Trong cuốn Quảng Tập Viêm văn ra sau đó một năm, ở phần Từ 
vựng có thể tìm thấy các giải thích từ: Kiều (nàng), Kiều (chuyện), Kim Vân Kiều, tên 
một số nhân vật trong Truyện Kiều... Trong phần giải thích từ Thuý Kiều chẳng hạn, 
tác giả cho biết: "Thuý Kiều (nàng) đàn bà Trung Hoa sống ở thế kỷ XVI của công 
DỊCH VĂN HỌC VIỆT NAM: NHỮNG NGƯỜI DỊCH TRUYỆN KIỀU 
 701 
nguyên chúng ta. Sự hy sinh vì gia đình, tài năng và cuộc sống chìm nổi, khổ sở 
của bà được ca tụng trong một truyện thơ An Nam rất bình dân. Tác phẩm có tên 
là Kim Vân Kiều tân chuyện, câu chuyện mới của Kim, Vân, Kiều. Chúng tôi đã xuất 
bản bản chép lại bằng chữ quốc ngữ, kèm theo một bản đề cương phân tích dịch ra 
tiếng Pháp"2. 
Còn có nhiều người Pháp khác tiếp tục quan tâm đến Truyện Kiều và thêm 
không ít bản dịch khác của họ sang tiếng Pháp. Sự quan tâm này thể hiện cả ở giai 
đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, khi Việt Nam còn là thuộc địa của 
Pháp, lẫn ở giai đoạn sau này, khi Việt Nam đã  ... 
Việt Nam và đã hân hạnh được Chủ tịch Hồ Chí Minh, tác giả Nhật ký trong tù, 
tiếp chuyện cả một buổi. Dựa vào bản dịch nghĩa của hai nhà phiên dịch, một 
người Nga là E.Fedortxev và một người Việt là Nguyễn Tiến Thông, nhà thơ lão 
thành 
P. G. Antokôlxki đã khẩn trương hoàn thành bản dịch ra thơ Nga, kịp ra sách chào 
mừng ngày quốc khánh lần thứ 15 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Bản 
dịch của P. G. Antokôlxki hai lần được in lại ở Việt Nam, Nhà xuất bản Ngoại văn 
1975 và 1985, được bổ sung thêm các bản dịch mới trực tiếp từ Hán văn của nhà 
thơ - dịch giả Hán học Nga A.M. Resits, sau đó công bố nhiều lần trên báo chí Liên 
Xô và ra trong tuyển tập Hồ Chí Minh (Nhà xuất bản Tiến bộ, Moskva, 1979) và Hồ 
Chí Minh, thơ và văn xuôi tuyển chọn (Nhà xuất bản Văn học, Moskva, 1985). Dựa 
vào bản dịch tiếng Nga, Nhật ký trong tù sớm được dịch sang một số tiếng các dân 
tộc trong Liên Xô (trước đây). 
Tiếp theo bản dịch tiếng Nga, Nhật ký trong tù sớm được dịch ra tiếng Anh và 
tiếng Pháp. Chỉ hai năm sau, năm 1962, Nhà xuất bản Ngoại văn ta đã công bố bản 
dịch tiếng Anh của Aileen Palmer (1915 - 1988), nhà văn nữ, nữ trí thức cách mạng 
Australia, và năm sau, 1963, bản dịch tiếng Pháp của Phan Nhuận (1909 - 1963), 
luật sư, Việt kiều yêu nước đã sống ở Paris. Bản dịch tiếng Pháp của Phan Nhuận 
đồng thời được Nhà xuất bản Pierre Seghers ở Paris xuất bản cùng năm ấy. 
Dựa vào bản dịch tiếng Anh của Aileen Palmer, Nhật ký trong tù liền được 
tiến sỹ ngôn ngữ và Vụ trưởng Vụ Văn hoá dân gian Lào Thoong Chăm 
Onmanixỏn dịch sang tiếng Lào, nhà văn Mianma Waung Swaan dịch sang tiếng 
Mianma... Bản dịch tiếng Anh của Aileen Palmer còn được Nhà xuất bản Mỹ 
Bantam Book xuất bản ở New York năm 1971 với số lượng lớn, phát hành rộng rãi 
ở Mỹ và Canada. Dựa vào bản dịch tiếng Pháp của Phan Nhuận, nhiều người ở 
các nước cũng lấy làm căn cứ dịch Nhật ký trong tù sang tiếng nước mình, như ông 
Namsrai, nhà ngoại giao Mông Cổ từng công tác ở Đại sứ quán Mông Cổ tại Paris, 
đã dịch ngay tập thơ này sang tiếng Mông Cổ vào đầu những năm 60 của thế kỷ 
trước. Bản dịch tiếng Pháp của Phan Nhuận từ đó được tái bản nhiều lần, năm 
2007 vừa qua, Nhà xuất bản Thế giới đã phát hành bản in lần thứ 12. 
Ngoài bản dịch tiếng Anh của Aileen Palmer, còn có các bản dịch tiếng Anh 
khác của một số dịch giả khác nhau. Bản dịch Prison Diary của Đặng Thế Bính 
(1923 - 2001), Nhà xuất bản Ngoại văn, 1985 - tái bản lần thứ 12, Nhà xuất bản Thế 
giới, 2006), bản dịch Prison Diary của 3 dịch giả Jenkins Christopher, Trần Khanh 
Tuyết và Huỳnh Sanh Thông in chung với Prison notes của Phan Bội Châu, do ông 
David G.Marr (Volume 1 Southeast Asia Translation Series) đứng tên, Ohio 
University Press, Athens, Ohio, 1978. Vào những năm 80 (thế kỷ trước), nhà thơ, 
dịch giả, cây bút tiểu luận phê bình văn học Mỹ nổi tiếng Kennesth Rexroth (1905 - 
1982) cũng bắt tay vào dịch và đã để lại hơn 10 bản dịch các bài thơ trong Nhật ký 
trong tù của Hồ Chí Minh. Gần đây nhất, một người Mỹ khác, ông Steve Bradbury, 
Hoàng Thuý Toàn 
 706 
GS. TS. Trường Đại học Hawaii, Manoa, dạy tại Trung tâm Đại học Tổng hợp Dân tộc 
ở Đài Loan, nhà dịch thuật Hán văn, đã công bố bản dịch tập thơ Nhật ký trong tù của 
Hồ Chí Minh sang tiếng Anh (do Tinfish Press ấn hành ngày 20 tháng giêng 2004). 
Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh được dịch không phải một lần ở nhiều 
nước khác nhau. Ở Tiệp Khắc trước đây chẳng hạn: từ những năm 1960 - 1961 đã 
có các bản dịch của Dương Tất Từ và Jan Noha sang tiếng Czeck công bố trên các 
báo Tvorba (Sáng tạo), Kvery (Những bông hoa), Rude pravo (Quyền lợi đỏ),... bản 
dịch của Antonim Kolek (Nhà xuất bản Miền Trung Tiệp Khắc và Nhà sách Praha, 
1973), bản dịch của Ivo Vaxiliep và Vlađimia Corsak (Nhà xuất bản Kzasne 
Literatury, Praha, 1985) và bản dịch ra tiếng Slovakia của Jan Mucka in trong 
Koneny bambus neunvira (Cây tre bị thương nhưng không chết), Bratislava, 1973. 
Ở Mông Cổ, ngoài bản dịch dựa vào bản tiếng Pháp của Namsarai, Ulan Bato, 
1962, còn có bản dịch trực tiếp từ tiếng Hán và tham khảo tiếng Việt của 
S.Dashtshevel, Ulan Bato, 1995 và bản của S.Dashtshevel và Tx Bararagtsaa, Ulan 
Bato, 2000. Hay ở Lào: sau bản dịch của Thoong Chăm Onmanixỏn là bản dịch của 
nhà thơ Xổm xỉ Đexakhamphu, Hội Hữu nghị Lào - Việt, 1985, Cục Xuất bản phát 
hành Lào, 1990 và Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (Hà Nội) và Phát hành Lào, 1998. 
Bản dịch Nhật ký trong tù sang tiếng Nhật được phổ biến rộng rãi trong giai đoạn cao 
trào ủng hộ Việt Nam chiến đấu chống xâm lược Mỹ: bản dịch của Akiyoshi Kikuo 
Gokuchu Nikki (Nhật ký trong tù), Nhà xuất bản Ziznka 1969, Ho Chi Minh no shi to niki 
(Thow vaf Nhật ký trong tù), Nhà xuất bản Asahi Shlimbun, Tokyo, 1970. 
Vào năm 2003, báo chí ở ta đã thông báo rộng rãi về bản dịch sang tiếng Hàn 
của Ahn Kyong Hwan, Nhà xuất bản Jo Myco Minhnasa, Soeul 2003. Trước đó, tại 
Hàn Quốc cũng đã có một bản dịch trực tiếp Nhật ký trong tù từ nguyên bản Hán văn 
sang tiếng Hàn của Kim Sang II, Nhà xuất bản "Suy nghĩ về tình yêu", Dongkuk, 
2000. 
Các nẻo đường mà dịch giả ở nhiều nước trên khắp hành tinh đã tìm đến với 
tác phẩm Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh thật muôn màu muôn vẻ. Chẳng hạn 
việc hai ông bà Erchard và Helga Sherner đã thực hiện bản dịch Nhật ký trong tù 
sang tiếng Đức. Hai ông bà là chuyên gia Hán học, đã từng sống và làm việc ở 
Trung Quốc, có dịp đi thăm miền Nam Trung Quốc và được biết câu chuyện Chủ 
tịch Hồ Chí Minh từng bị quân Quốc dân Đảng Tưởng Giới Thạch bắt bớ, giam 
cầm trong 2 năm 1942 - 1943. Năm 1961, tình cờ đọc được 4 bài thơ trích trong 
Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh đăng trên tạp chí Thi ca (Bắc Kinh) Nghe gà gáy, 
Không ngủ được, Cảm tưởng đọc "Thiên gia thi" và Mới ra tù, tập leo núi cùng lời giới 
thiệu về hoàn cảnh ra đời của các bài thơ, ông bà Sherner đã nảy ra ý định dịch 
thơ Hồ Chí Minh. Ông bà đã dịch ngay cả 4 bài thơ đưa vào tập Thơ Hồ Chí Minh, 
do Nhà xuất bản "Cuộc sống mới" Berlin ấn hành năm 1970. Từ đó, ông bà Sherner 
quyết tâm dịch toàn bộ tập Nhật ký trong tù trên cơ sở nguyên bản tiếng Hán do 
Nhà xuất bản Nhân dân Bắc Kinh ấn hành năm 1960, có tham khảo bản tiếng Pháp 
DỊCH VĂN HỌC VIỆT NAM: NHỮNG NGƯỜI DỊCH TRUYỆN KIỀU 
 707 
của Nhà xuất bản Ngoại văn Hà Nội ấn hành năm 1971, bản tiếng Việt (kèm theo 
bản tiếng Hán của Nhà xuất bản Văn hoá, Hà Nội, 1960). Bản dịch của ông bà 
Sherner đã được Nhà xuất bản Volt và Welt, Berlin xuất bản năm 1976. 
Người dịch Nhật ký trong tù sang tiếng Hung lại là một nhà thơ nổi tiếng - 
Weores Sandor (1913 - 1989). Weores Sandor đã từng nhiều lần được ứng cử giải 
Nobel, nhưng mãi cuối đời và thậm chí sau khi ông mất năm 1989, tài năng sáng 
tạo của ông mới được đánh giá đầy đủ. Vào những năm 60 của thế kỷ trước, trong 
cao trào ủng hộ Việt Nam chiến đấu, Giám đốc Nhà xuất bản Châu Âu của 
Hungari Đamokot Yanos đã thực hiện một chương trình lớn, dịch và giới thiệu 
văn học Việt Nam, từ Truyện Kiều, thơ Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh, đến các tác giả 
đương đại như Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, và cả Trần Đăng Khoa... Ông 
Giám đốc Nhà xuất bản Châu Âu mời Weores Sandor dịch tác phẩm Nhật ký trong 
tù của Hồ Chí Minh. Trong lúc sáng tác của chính mình bị hạn chế xuất bản, nhà 
thơ nhận đơn đặt hàng và dành toàn bộ tâm huyết của mình cho việc hoàn thành 
bản dịch. Bản dịch của ông đã được ấn hành một cách trang trọng và được bạn 
đọc hoan nghênh, trở thành một sự kiện văn hoá lớn ở Hungari lúc đó. 
Tiếp đến là nhà thơ Cuba Felix Pita Rodriguez. 
Ngay trong chuyến thăm Việt Nam đầu tiên vào đầu những năm 1960, nhà 
thơ lớn Cuba Feliz Pita Rodriguez (1909 - 1992) được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh, 
ông có cảm hứng và đã sáng tác rất nhiều tác phẩm về Người. Những bài thơ của 
ông sáng tác về Người lập tức trở nên nổi tiếng, được đông đảo bạn đọc ghi nhớ: 
Hồ Chí Minh - tên Người là cả một niềm thơ (Hoàng Hiệp dịch ra tiếng Việt) hay sau 
này là bài thơ Thủ đô Hà Nội nhớ Bác Hồ (Xuân Diệu dịch). Và cũng ngay sau lần gặp 
ấy, nhà thơ Cuba đã bắt tay vào dịch tập thơ Nhật ký trong tù của Người. Nhà thơ 
dựa vào bản dịch tiếng Pháp của Phan Nhuận vừa được Nhà xuất bản Ngoại văn 
xuất bản (1963). Nhưng ông đề nghị Hội Nhà văn Việt Nam cử cho một chuyên gia 
Hán học giúp ông để ông có thể hiểu sâu và thật chính xác nguyên bản của Hồ Chủ 
tịch. Không ai khác là nhà thơ và nhà Hán học nổi tiếng Nam Trân đã tình nguyện 
cộng tác với Rodriguez. Suốt một tuần lễ, hai nhà thơ Cuba và Việt Nam đã ở tịt 
trong phòng khách sạn Thống Nhất (nay là khách sạn Sofitel) miệt mài làm việc. 
Bản dịch của Rodriguez đã hoàn thành sau khi ông trở về Cuba một thời gian và 
năm 1969 được xuất bản, được in lại và phổ biến ở Chilê và các nước châu Mỹ 
Latinh năm 2004, vừa đây, năm 2006, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội cũng lại in lại. 
Người dịch Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh sang tiếng Rumani lại là nhà 
ngoại giao đã nghỉ hưu, Constantin Lupeanu. Ông nguyên là Đại sứ nhiều năm 
công tác tại Việt Nam. Trong những năm công tác ở đây, ông đặc biệt thể hiện sự 
nhiệt tình, năng nổ và hoạt động không mệt mỏi trong việc tìm mọi biện pháp 
thúc đẩy các mối quan hệ hữu nghị nhiều mặt và đã đạt được nhiều thành công, 
Hoàng Thuý Toàn 
 708 
đặc biệt là trong lĩnh vực văn hoá - thông tin, giao lưu văn học - nghệ thuật. Giỏi 
tiếng Việt, có nhiều mối quan hệ thân tình với các nhà văn, nhà thơ Việt Nam, yêu 
văn thơ Việt Nam, ông cũng sớm bắt tay vào công việc nghiên cứu và dịch văn 
học Việt Nam. Ông đã từng dịch thành công thơ Hồ Xuân Hương sang tiếng 
Rumani. Và cuối cùng ông hoàn thành bản dịch Nhật ký trong tù năm 2005, bản 
dịch mới đây đã được xuất bản tại đất nước ông. Trong một hội thảo về Nhật ký 
trong tù được tổ chức tại Bucarest thủ đô Rumani, ở đó bản dịch của C.Lupeanu đã 
được đánh giá cao, được bạn đọc Rumani nồng nhiệt đón nhận. 
Còn có thể nói về nhiều người dịch đáng kính khác, như dịch giả Nhật ký 
trong tù sang tiếng Italia, nữ nhà văn, học giả, nhà hoạt động phong trào phụ nữ 
cánh tả Italia nổi tiếng Joyee Lussu (1912 - 1998); dịch giả dịch Nhật ký trong tù 
sang tiếng Đan Mạch Vaga Sodergaard, năm nay đã 85 tuổi vẫn minh mẫn, hứng 
thú nhắc đến những ngày dịch tác phẩm này vào năm 1969 - 1970, trong những 
ngày tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa qua đời. Hay nhà thơ chiến sỹ Hy Lạp 
Yannis Ritsos (1909 - 1990). 
Nhìn lại đôi nét nêu trên về công việc dịch văn học Việt Nam trong những 
năm gần đây, kết hợp với bức tranh dịch văn học Việt Nam nói chung mà trước 
đây chúng tôi đã có dịp đưa thông tin trong tham luận tại Cuộc gặp gỡ Quốc tế 
lần thứ nhất những người dịch văn học Việt Nam tổ chức vào tháng 12 năm 20025 
và đôi nét chúng tôi dừng lại kỹ hơn một chút về chuyện dịch ở hai tác phẩm tiêu 
biểu ở hai thời điểm trong lịch sử phát triển của văn học Việt Nam: Truyện Kiều 
của Nguyễn Du và Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh, đến đây chúng tôi hy vọng 
được cùng mọi người rút ra những kết luận cần thiết. 
Trước hết, qua đây, chúng ta có thể khẳng định một điều là: Văn học Việt 
Nam ta có nhiều thành tựu đáng kể, đáng được giới thiệu với bạn bè thế giới và 
thực tế là chính bạn bè thế giới cũng đã bắt đầu nhận ra điều đó. 
Nhiều bạn bè khắp nơi không những quan tâm và nhận ra mà đã đóng góp 
công sức nghiên cứu, dịch giới thiệu các thành tựu văn học Việt Nam của chúng ta. 
Ngay bản thân nhiều người trong chúng ta cũng đã ý thức rõ ràng về việc tự 
bản thân chúng ta cũng cần phải quảng bá, giới thiệu các thành tựu của văn học 
nước nhà, thành tựu của chung và của chính từng người chúng ta. 
Điều kiện đã chín muồi để đẩy mạnh công việc dịch văn học Việt Nam giới 
thiệu càng ngày càng nhiều các thành tựu văn học của ta cho bạn bè thế giới, góp 
phần làm giàu thêm cho kho tàng văn hoá nhân loại. 
Có điều, để tiến hành công việc rõ ràng thì mọi việc phải được bàn cụ thể và 
đã đến lúc không phải chỉ là việc làm đa phần là tự phát như hiện trạng mà cần có 
một chủ trương rộng lớn và có sự đầu tư xứng đáng. Thực ra, tôi chỉ là người nhắc 
lại ý kiến của không ít chuyên gia có uy tín đã phát biểu nhiều lần công khai, đưa ra 
những biện pháp cụ thể, hoặc giới thiệu kinh nghiệm ở khắp nơi người ta đã làm. 
DỊCH VĂN HỌC VIỆT NAM: NHỮNG NGƯỜI DỊCH TRUYỆN KIỀU 
 709 
Xin nhắc lại hai bài báo cùng đăng trên một trang Văn nghệ cách đây mới gần 2 
năm6. Giáo sư – dịch giả, chuyên gia ngữ văn Huy Liên trong bài Những điều kiện 
tiên quyết để đưa văn chương Việt Nam ra thế giới đã tóm tắt trong hai điểm: 
1) Có kinh phí và nguồn tài trợ lớn dành cho dịch thuật và giới thiệu văn 
chương Việt Nam. 
2) Có một đội ngũ các chuyên gia giỏi về ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam 
cũng như ngôn ngữ và văn hoá thế giới (trong xu thế toàn cầu hoá về kinh tế – văn 
hoá, không thể giao tiếp với thiên hạ nếu không hiểu người ta đến một trình độ 
nhất định). Về kinh tế, Huy Liên đã cho một con tính cụ thể: Muốn có một bản 
dịch tác phẩm khoảng 300 trang sang tiếng Anh thì kinh phí cho người dịch tối 
thiểu phải bỏ ra là 20.000.000đ. Và muốn bản dịch được bạn đọc nước ngoài đón 
nhận thì phải có bàn tay của chuyên gia ngữ văn – nhà văn. Đó là kinh nghiệm từ 
thành công của bản dịch tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh do nhà văn 
Úc Frank Palmos thực hiện, và từ việc làm của Nhà xuất bản Curbstone và nhà 
văn Mỹ Waynle Kerin Trong bài Rumani 200.000 EURO cho xuất bản văn chương, 
nhà văn – dịch giả Phạm Viết Đào đã nêu kinh nghiệm Rumani. Hội Nhà văn 
Rumani đã khởi xướng nhiều dự án văn chương nhằm tôn vinh văn hoá đọc, tôn 
vinh giới cầm bút và tạo điều kiện cho các nhà văn Rumani có điều kiện giao lưu 
với thế giới bên ngoài, đồng thời nhằm quảng bá hình ảnh Rumani ra với thế giới. 
Việc Hội Nhà văn Việt Nam có sáng kiến và tổ chức được cuộc gặp gỡ quốc 
tế đầu tiên những người dịch văn học Việt Nam vào năm 2002, ít nhiều cũng đã có 
ích. Từ đó đến nay đã được 6 năm rồi. Tại sao không rút kinh nghiệm từ một hoạt 
động hữu ích ấy mà tiếp tục tổ chức những hoạt động tương tự, để tác động đến 
việc tập hợp động viên đội ngũ những người dịch văn học Việt Nam ở khắp nơi, 
cùng với những hoạt động khoa học như các hội thảo quốc tế Việt Nam học như 
thế này, góp phần đẩy mạnh hơn nữa công việc quảng bá các thành tựu văn học 
của chúng ta, cũng như hình ảnh chung của đất nước Việt Nam ta? 
CHÚ THÍCH 
1 Đến với bạn bè: Kỷ yếu cuộc gặp gỡ quốc tế lần thứ nhất những người dịch văn học Việt Nam, 
Hà Nội, 2002 (18 - 21/12/2002), Hội đồng Văn học dịch, Hội Nhà văn Việt Nam, 2003. 
2 E. Nordemann, Quảng Tập Viêm văn, NXB Hội Nhà văn – Trung tâm Văn hoá, Ngôn ngữ 
Đông Tây, Hà Nội, 2006, tr. 362. 
3 Phạm Đan Quế, “Truyện Kiều” và những kỷ lục, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2005, tr.41. 
4 Xem bản thống kê, Thư mục bản dịch “Nhật ký trong tù” dịch và xuất bản ở các nước, trong: 
Thuý Toàn, Những người dịch và đôi điều quanh chuyện dịch “Nhật ký trong tù”, NXB Nghệ 
An, 2007, tr. 371 – 374, và, Thuý Toàn, Đi tìm tác giả những bản dịch “Nhật ký trong tù” 
sang tiếng Anh, Văn nghệ công an, số 80 (180),19/5/2008. 
Hoàng Thuý Toàn 
 710 
5 Đến với bạn bè: Kỷ yếu cuộc gặp gỡ quốc tế lần thứ nhất những người dịch văn học Việt Nam, 
tlđd, tr. 17 – 34. 
6 Văn nghệ, số 40, 7/10/2006, tr. 13. 

File đính kèm:

  • pdfdich_van_hoc_viet_nam_nhung_nguoi_dich_truyen_kieu_nguyen_du.pdf