Di sản với du lịch ở huyện Đảo Lý Sơn - Tiềm năng, thách thức và giải pháp
Tvà thoáng qua, với tư cách là khách vãng lai như bao nhiêu khách du lịch khác. Thế nhưng, ôi đã đến Lý Sơn quá nhiều lần, nhưng hời hợt
lần này, đi với các nhà nghiên cứu địa chất và văn
hóa để chuẩn bị hồ sơ cho công viên địa chất toàn
cầu, theo đó, mục đích rõ ràng hơn, với những cuộc
thăm hỏi hồi cố, ghi chép trực quan qua những
người dân đảo chất phác, vô cùng mến khách, nên
đã thu được kha khá tư liệu mà bài viết này xin trích
ra đôi điều trong số ấy, dưới góc độ tiếp cận di sản
văn hóa và du lịch.
Huyện đảo Lý Sơn có tên gọi cù lao Ré, nằm
chếch về phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ngãi, mất
khoảng gần hai giờ tàu cao tốc từ cảng Sa Kỳ sẽ tới
nơi, nếu là những ngày sóng êm, biển lặng. Huyện
có diện tích 10km2, gồm hai đảo hợp thành: đảo
Lớn (cù lao Ré) và đảo Bé (cù lao Bờ Bãi). Huyện có
3 xã: An Hải, An Vĩnh và An Bình, với tổng số dân
khoảng 23.000 người, tập trung chủ yếu ở đảo Lớn.
Đến với Lý Sơn vào những lần trước, tôi tưởng
đâu, tỏi là cây trồng lâu đời của huyện đảo này, với
300 ha canh tác. Thế nhưng, đó không phải là cây
trồng truyền thống. Hồi cố của những người già
cho hay, tỏi được du nhập vào Lý Sơn khoảng nửa
đầu thập niên 70 của thế kỷ trước. Người Lý Sơn
mạnh về trồng lạc, vừng, đay , để phục vụ cho
nhu cầu buôn bán đối với những thương thuyền,
cũng của chính những người dân đảo, vượt biển
đến những thị trường xa, trao đổi buôn bán. Lúa
nước có diện tích khiêm nhường, chủ yếu phục vụ
bữa ăn hằng ngày. Giờ đây, vết sót của nghề buôn
còn đọng lại qua 28 ngôi nhà rường cổ, mà rất
nhiều người lầm tưởng đó là di sản định cư của dân
biển đảo. Lưu ảnh của ngôi làng nông nghiệp còn
đọng hằn qua cấu trúc nhà ở - tất cả đều quay lưng
ra biển, có cổng và vườn bao quanh, giống như bao
làng quê nông nghiệp khác của Việt Nam. Kinh tế
biển, với thế mạnh là đánh bắt hải sản xa bờ, dường
như cũng đã bị teo tóp do nguồn lợi bị cạn kiệt, bởi
lối săn tìm tận diệt của người nông dân làm ngư
nghiệp bất đắc dĩ. Mặc dầu vậy, kinh tế biển vẫn giữ
vai trò vô cùng quan trọng trong địa chính trị, địa
quân sự, địa kinh tế của huyện đảo tiền tiêu này.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Di sản với du lịch ở huyện Đảo Lý Sơn - Tiềm năng, thách thức và giải pháp
DI SẢN VỚI DU LỊCH Ở HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN - TIỀM NĂNG, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP TÓM TẮT Lý Sơn là một huyện đảo của tỉnh Quảng Ngãi, có nhiều lợi thế về di sản văn hóa và thiên nhiên để phát triển du lịch. Với tiềm năng đó, trong những năm gần đây, du lịch Lý Sơn đã có được một vài khởi sắc, góp phần làm thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội của địa phương, nhưng vẫn còn không ít khó khăn và thách thức. Hướng đến việc bảo vệ và phát huy các giá trị của di sản để phát triển du lịch bền vững tại Lý Sơn, bài viết đề xuất một vài giải pháp mang tính tổng thể để cùng nhau trao đổi. Từ khóa: di sản; du lịch; công viên địa chất toàn cầu; Lý Sơn. ABSTRACT Lý Sơn is a district island of Quảng Ngãi province, with many advantages in cultural heritage and nature to develop tourism. On the basis of these advantages, recently Lý Sơn tourism has been thriving, contribute to change local socio-economic situations, but there are lots of difficulties and challenges. For the protection and promotion of heritage values in the sustainable tourism development of Lý Sơn, the paper proposes some so- lutions to discuss. Key words: Heritage; Tourism; Global Geography Park; Lý Sơn Island. 11 Tôi đã đến Lý Sơn quá nhiều lần, nhưng hời hợtvà thoáng qua, với tư cách là khách vãng lainhư bao nhiêu khách du lịch khác. Thế nhưng, lần này, đi với các nhà nghiên cứu địa chất và văn hóa để chuẩn bị hồ sơ cho công viên địa chất toàn cầu, theo đó, mục đích rõ ràng hơn, với những cuộc thăm hỏi hồi cố, ghi chép trực quan qua những người dân đảo chất phác, vô cùng mến khách, nên đã thu được kha khá tư liệu mà bài viết này xin trích ra đôi điều trong số ấy, dưới góc độ tiếp cận di sản văn hóa và du lịch. Huyện đảo Lý Sơn có tên gọi cù lao Ré, nằm chếch về phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ngãi, mất khoảng gần hai giờ tàu cao tốc từ cảng Sa Kỳ sẽ tới nơi, nếu là những ngày sóng êm, biển lặng. Huyện có diện tích 10km2, gồm hai đảo hợp thành: đảo Lớn (cù lao Ré) và đảo Bé (cù lao Bờ Bãi). Huyện có 3 xã: An Hải, An Vĩnh và An Bình, với tổng số dân khoảng 23.000 người, tập trung chủ yếu ở đảo Lớn. Đến với Lý Sơn vào những lần trước, tôi tưởng đâu, tỏi là cây trồng lâu đời của huyện đảo này, với 300 ha canh tác. Thế nhưng, đó không phải là cây trồng truyền thống. Hồi cố của những người già cho hay, tỏi được du nhập vào Lý Sơn khoảng nửa đầu thập niên 70 của thế kỷ trước. Người Lý Sơn mạnh về trồng lạc, vừng, đay, để phục vụ cho nhu cầu buôn bán đối với những thương thuyền, cũng của chính những người dân đảo, vượt biển đến những thị trường xa, trao đổi buôn bán. Lúa nước có diện tích khiêm nhường, chủ yếu phục vụ bữa ăn hằng ngày. Giờ đây, vết sót của nghề buôn còn đọng lại qua 28 ngôi nhà rường cổ, mà rất nhiều người lầm tưởng đó là di sản định cư của dân biển đảo. Lưu ảnh của ngôi làng nông nghiệp còn đọng hằn qua cấu trúc nhà ở - tất cả đều quay lưng ra biển, có cổng và vườn bao quanh, giống như bao làng quê nông nghiệp khác của Việt Nam. Kinh tế biển, với thế mạnh là đánh bắt hải sản xa bờ, dường như cũng đã bị teo tóp do nguồn lợi bị cạn kiệt, bởi lối săn tìm tận diệt của người nông dân làm ngư nghiệp bất đắc dĩ. Mặc dầu vậy, kinh tế biển vẫn giữ vai trò vô cùng quan trọng trong địa chính trị, địa quân sự, địa kinh tế của huyện đảo tiền tiêu này. Đến với Lý Sơn lần này, tôi thấy kinh tế du lịch khởi sắc, qua những câu chuyện của lãnh đạo địa phương, qua quan sát từ những người dân đảo đang chuyển đổi cách làm ăn và qua lượng khách đến ngày một đông. Du lịch Lý Sơn đầy tiềm năng và hứa hẹn, nhưng cũng không ít thách thức phải đương đầu. Nếu vượt qua được, chắc chắn du lịch* Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia 12 !"#$%%% sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện đào tiền tiêu này. 1. Tiềm năng di sản Huyện đảo Lý Sơn có 5 ngọn núi lửa đã tắt, gồm núi Thới Lới, núi Giếng Tiền, hòn Vung, hòn Sỏi, hòn Tai, được hình thành do sự phun trào nham thạch của núi lửa cách đây khoảng 25 - 30 triệu năm. Địa hình núi lửa chiếm tới 70% diện tích huyện đảo. Cũng do cấu tạo địa hình núi lửa, nên ở đây có nhiều thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp: vách đá, hang động, cổng đá và bãi đá, chứa đựng nhiều huyền tích hấp dẫn. Tiêu biểu nhất là các di tích miệng núi lửa có dạng hình phễu, dốc thoai thoải, với những bậc đá tựa như hàng ghế ngồi trong sân vận động Olympic của nền văn minh Hy - La rực rỡ. Bên cạnh đó là “cổng tò vò” - một kiến tạo tự nhiên từ núi lửa, hay những ruộng bậc thang nhân tạo của những cánh đồng tỏi, được xếp bằng những viên đá của núi lửa phun trào, tạo nên phong cảnh quyến rũ của một Đồng Văn (Hà Giang) thu nhỏ giữa đảo xa. Còn rất nhiều, rất nhiều thắng cảnh kỳ vĩ của tự nhiên ở huyện đảo này đang được làm hồ sơ cho một công viên địa chất toàn cầu, sẽ được kết nối với nhau và với các di sản văn hóa trên đảo, cùng với xã Bình Châu - duyên hải, nơi “chôn nhau cắt rốn” của lớp cư dân muộn Lý Sơn, cũng có vô số những di sản tự nhiên và văn hóa đang còn ngủ yên, chưa được đánh thức. Bên cạnh di sản thiên nhiên, huyện đảo Lý Sơn còn đậm đặc di tích lịch sử - văn hóa, đã tạo nên cho nơi đây một quần thể di tích vừa độc đáo, vừa đa dạng. Với diện tích 10km2, huyện đảo Lý Sơn có 56 di tích. Như vậy, 1km2 có hơn 5 di tích. Đó là một mật độ hiếm nơi nào có được trên đất liền, nói chi tới những hòn đảo xa bờ. Những nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa đã tạm chia di sản văn hóa Lý Sơn thành những loại hình sau đây: - Di tích khảo cổ học, ngoài báo dẫn về di tích hậu kỳ Đá cũ, cách đây 30 vạn năm, thì Lý Sơn còn hai di tích, được biết cho tới nay, thuộc văn hóa Sa Huỳnh nổi tiếng. Đó là Xóm Ốc và Suối Chình, có niên đại cách đây khoảng 3000 - 2500 năm, với nhiều di tồn văn hóa của cư dân biển đảo nằm trong tầng văn hóa mà các nhà khảo cổ học đã phát hiện. Đây có thể coi là lớp cư dân đầu tiên ra khai thác và sinh sống ở Lý Sơn. - Lớp cư dân tiếp theo là người Chăm, với khá nhiều dấu tích, có niên đại sớm nhất, cách ngày nay khoảng 2000 năm và kéo dài tới tận thế kỷ XVI - XVII. Dấu ấn để lại rõ nét nhất là các đền thờ nữ thần Thiên Y A Na, đền thờ thần bò Na Đin. Dưới nền chùa Hang - nay là chùa thờ Phật của người Việt, còn nhiều di vật Champa và rất nhiều trong số đó đã được sử dụng lại, làm ban thờ cho Phật điện. Đó là các bệ thờ của người Chăm bằng đá cát, có hoa văn trang trí đặc trưng của nghệ thuật Champa thế kỷ XII - XIV. - Lớp văn hóa kế tiếp là của người Việt. Đó là lớp cư dân ra khai khẩn, lập làng trên đảo vào thế kỷ XVI- XVII. Họ là những cư dân ở xã Bình Châu vừa nhắc tới ở trên, cùng với người ở An Hải, Sa Kỳ của huyện Bình Sơn, gồm 15 vị tiền hiền của 15 dòng họ lớn, di cư ra đảo này, để rồi, đến ngày hôm nay, nhiều kiến trúc đình làng, nhà thờ họ, chùa, lăng, miếu, nhà gỗ cổ mang đậm truyền thống văn hóa của người Việt vùng duyên hải Quảng Ngãi. Những di tích trên đây hoặc đã được xếp hạng quốc gia, hoặc đã được xếp hạng cấp tỉnh, hoặc còn đang làm hồ sơ xếp hạng, nhưng tất cả vẫn đang được gìn giữ trong cộng đồng, dẫu rằng, sự phát huy từ chúng chưa thật sự đúng tầm, trong nhiều thập niên về trước. - Nhiều lớp cư dân cư trú trong nhiều nghìn năm, theo đó, đã tạo nên nhiều giá trị văn hóa phi vật thể trên huyện đảo này. Tiêu biểu nhất là lễ “Khao lề Thế lính Hoàng Sa” - gắn với Hải đội Hoàng Sa có từ thời vua Nguyễn, lễ hội đua thuyền tứ linh truyền thống, lễ hội cầu ngư, lễ tế Thiên Y A Na, lễ xuống nghề và lên nghề Cửa Vạn, lễ ra quân đánh bắt hải sản, lễ hội các đình làng An Hải, An Vĩnh với những sinh hoạt tín ngưỡng, như lễ động thổ, cầu an, lễ tế tiền hiền, lễ tế xuân thu nhị kỳ. Ngoài di tích lịch sử - văn hóa, cùng di sản văn hóa phi vật thể, ở Lý Sơn còn có di tích cách mạng, đó là nhà tù, nay là ngọn hải đăng, nơi trước đây người Pháp đã giam giữ những người dân đảo nổi dậy chống thực dân. Rồi còn khá nhiều tàn tích của những con tàu cổ bị đắm, khi hòn đảo này từng là điểm dừng chân của những tàu buôn trên hải trình Đông - Tây mà các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế gọi bằng cái tên “con đường tơ lụa trên biển”, “con đường gốm sứ”, qua hàng chục thế kỷ thông thương. Những tàn tích như thế đã, đang và sẽ được phát hiện ngày một nhiều hơn, là những điểm tham quan dưới đáy biển kỳ thú cho khách du lịch trong tương lai. Bảo tàng Trường Sa - Hoàng Sa là một công trình hiện đại và là một điểm đến của du khách, nếu muốn tìm hiểu về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Những tóm lược trên đây, hẳn chưa nói được nhiều điều về tính hấp dẫn của di sản thiên nhiên và lịch sử - văn hóa, được coi là tiềm năng của huyện đảo này. Tuy nhiên, nếu đi sâu vào từng di tích, từng chi tiết, từng vấn đề, rồi đặt chúng trên nền cảnh địa chính trị, địa quân sự, địa văn hóa, địa kinh tế của vùng đất này trên bình diện Quảng Ngãi nói riêng, biển đảo Việt Nam nói chung, chắc chắn di sản sẽ là những sản phẩm đích thực cho du lịch biển - đảo mà Lý Sơn cần khai thác tối đa. 2. Tín hiệu khả quan - khó khăn và thách thức Lý Sơn, hai năm trở lại đây, du khách thăm viếng tăng lên với tốc độ vô cùng nhanh chóng, do những tiềm năng của di sản thiên nhiên và di sản văn hóa bắt đầu được đánh thức và khai thác, đặc biệt là công viên địa chất toàn cầu, với những tiên cảnh mê hồn, quyến rũ của tự nhiên được đăng tải trên thông tin đại chúng. Bên cạnh đó là điện lưới quốc gia đã phủ kín nơi đảo Lớn, nhìn về đêm như một hạm đội, canh giữ và hỗ trợ cho Trường Sa - Hoàng Sa - nơi địa đầu thiêng liêng của tổ quốc. Lý Sơn có một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng, theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt chương trình “Biển Đông hải đảo”, gắn phát triển kinh tế với quốc phòng cho các đảo trong cả nước, trong đó có Lý Sơn. Cùng với đó là nghị quyết của Tỉnh ủy Quảng Ngãi, định hướng phát triển kinh tế mũi nhọn của tỉnh là du lịch. Đó là động lực để du lịch Lý Sơn phát triển, đổi thay từng ngày mà bất cứ ai đều nhận thấy. Tuy nhiên, cơ hội đến với Lý Sơn quá nhanh và bất ngờ, khiến cho thế bị động trở thành thách thức và khó khăn đang đặt ra với ngành Du lịch nơi đây. Cho đến nay, Lý Sơn chưa có được một quy hoạch tổng thể, theo đó, những khu dân cư, những cánh đồng trồng tỏi, những khu dịch vụ du lịch, những “thành phố mộ” mọc lên vẫn tùy tiện và tự phát. Đã có những khách sạn 4 tầng, 7 tầng được xây dựng để đáp ứng nhu cầu trước mắt, nhưng không phù hợp chút nào với sinh cảnh vùng biển đảo. Những cánh đồng trồng tỏi rộng tới 300 ha, đã lấy đi những dải san hô ven bờ làm phân bón và hút cạn những túi nước sâu tới hàng trăm mét để tưới tỏi, làm mặn hóa nguồn nước ngọt dự trữ ở nơi đây, mà cảnh báo của các nhà khoa học rằng, Lý Sơn sẽ sớm trở thành “đảo chết”, nếu không có một chiến lược giữ gìn. Thuốc trừ sâu trên những cánh đồng tỏi tràn lan và bất tận, làm cho du khách cay xè đôi mắt, ngột ngạt vào buổi hoàng hôn khi tản bộ. Dân số bùng nổ, trong khi quỹ đất có hạn, cộng với tập tục hung táng, khiến cho làng và mộ quyện vào nhau, khó thể phân biệt, gây phản cảm và phá hủy môi trường nước. Nhà ở bám vào đường, quay lưng ra biển và một số đã biến thành Homestay tự phát, thiếu trang bị kiến thức nên chẳng khác nào một ngôi nhà trọ cấp thấp ở đất liền. Rừng tự nhiên trên các ngọn núi lửa, được thấy qua những bức ảnh chụp vào mấy chục năm trước còn khá xanh tươi, như một thảm thực vật để cung cấp nước cho các dòng suối nhỏ ở đảo, nay không còn. Suối Chình của cư dân cổ Sa Huỳnh đã biến mất, cho dù, vài chục năm trước vẫn còn là một nguồn cảm hứng cho các nhà khảo cổ phục dựng đời sống của nhóm cư dân này. Rác thải xả vô tội vạ khiến cho huyện đảo không còn những bãi tắm công cộng, trong khi nhà máy chế biến ở đây không đủ công suất. Đê chắn sóng liền sát với đường giao thông ven biển, cao quá đầu người, che hết tầm nhìn của du khách đối với biển cả, làm mất đi sự hưởng thụ thú vị đối với nét đẹp tự nhiên bao la của biển cả. Đó là những ghi nhận về con người và tự nhiên ở huyện đảo Lý Sơn, còn về phát huy giá trị di sản tự nhiên và di sản văn hóa cũng có nhiều điều bất cập, đáng để lạm bàn. Người bạn đồng nghiệp của tôi kể lại rằng, anh có chứng kiến buổi giới thiệu của hướng dẫn viên du lịch ở hang Câu - một địa điểm kỳ vĩ của núi lửa, qua tác động của sóng biển để tạo nên những mái vòm sắp lớp, với bao câu chuyện của tự nhiên kiến tạo, thế nhưng, người hướng dẫn viên du lịch chẳng biết nói gì, không quá 5 phút, khiến anh phải nói lại. Đoàn tham quan là cán bộ của một huyện ở tỉnh Quảng Nam, lắng nghe anh tới nửa giờ và tấm tắc khen hay, ghi âm để nghe lại. Hướng dẫn viên về núi lửa, địa chất - hẳn còn trống thiếu kiến thức trong lĩnh vực còn mới mẻ này, nhưng do nhu cầu tự phát của du lịch, vẫn phải đáp ứng, hẳn cũng là một thách thức cần phải vượt qua từ đào tạo. Còn với tôi, vào một buổi chiều thăm hỏi điền dã ở một ngôi đền trên đảo, chờ cả giờ đồng hồ mới thấy vị thủ từ xuất hiện trong một bộ trang phục lão nông. Ông nặng tai và ít nói, hỏi đền thờ ai, sắc phong để ở đâu, bia ký có những gì, tất cả đều nhận được một cái lắc đầu, không rõ. Cần có một đội ngũ hướng dẫn viên có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ ở nơi này để truyền tải tới du khách những giá trị lịch sử, văn hóa đích thực và hấp dẫn, chứ đừng để tình trạng này, hay những hướng dẫn viên 13 nước ngoài xuyên tạc lịch sử ở một huyện đảo có vị trí địa chính trị vô cùng lớn lao như Lý Sơn. Tôi cũng đã từng đến Lý Sơn ba năm trước, khi nó còn thưa vắng khách viếng thăm. Năm nay, đông đúc hơn rất nhiều, theo đó, hàng quán đã lấn sâu vào đường lên chùa, xe điện chạy tít mù trên cù lao Bờ Bãi, chỉ một đoạn từ cầu cảng vào di tích (không quá 800m), trên những đoạn đường bê tông, chẳng ăn nhập gì với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ của hòn đảo nhỏ. Cạnh di tích, hàng loạt quán xá tạm bợ mọc lên, te tua và lụp xụp, gây không ít phản cảm cho du khách. Những chuyên gia núi lửa của công viên địa chất từ Nhật Bản, Philippin, Malaysia đi bên tôi lắc đầu và thốt lên rằng, “hãy sớm cứu lấy Đảo Bé”. Tôi nói với ông Phó Giám đốc Sở, đi bên cạnh về những quán xá đang tiến dần vào đường lên chùa Hang, ông có nhắc nhở, nhưng dường như đó chỉ là giải pháp tình huống, nếu như không có những quy chế ngặt nghèo. Du lịch Lý Sơn đang phát triển nóng và dường như đang có sự mâu thuẫn giữa phát triển và bảo tồn, trong khi tiềm năng lại chính là công việc bảo tồn và phát huy, để du lịch Lý Sơn phát triển bền vững hơn. Muốn như thế cần phải có những giải pháp tổng thể, mà dưới đây, xin mạo muội góp bàn, mong nhận được sự sẻ chia của các cấp, các ngành và đồng nghiệp. 3. Một vài giải pháp tổng thể - Trước hết, Lý Sơn cần sớm có một quy hoạch tổng thể. Theo đó, trước khi có quy hoạch, mọi phương án tình huống, đáp ứng nhu cầu trước mắt, rất cần được cân nhắc kỹ. Quy hoạch Lý Sơn, theo tôi phải lưu ý tới quy hoạch khu dân cư, quy tập các khu mộ địa. Cơ cấu cây trồng cũng phải thay đổi để giảm thiểu tối đa diện tích trồng tỏi - một loại cây trồng có lợi ích kinh tế không cao, nhưng môi trường bị phá hủy ghê gớm. Tỏi nên được coi là một trong những sản phẩm của du lịch với lợi ích giá trị gia tăng. Quy hoạch cũng cần quan tâm tới hệ thống bể dự trữ nước mưa để bổ sung cho nguồn nước ngầm ngày một cạn kiệt. Hồ nước trên núi Thới Lới không phát huy tác dụng và đã phá đi một miệng núi lửa rất quan trọng của công viên địa chất toàn cầu. Rừng trên đảo cũng cần được phục hồi, các khu bảo tồn biển cũng phải được trả lại sau một thời gian bị phá hủy, do san hô được khai thác làm phân bón. Đây là một quy hoạch có thể lồng ghép được trong quy hoạch hệ thống bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020, khi Lý Sơn là một trong mười sáu khu bảo tồn biển Việt Nam, theo đó, chắc chắn nhận được sự hỗ trợ của nhà nước cho công tác này. Hệ thống cầu cảng, sân bay, khách sạn, nhà nghỉ cũng cần được quy hoạch sao cho có ngôn ngữ đặc trưng, riêng biệt, tránh sự đơn điệu, phá hủy cảnh quan tự nhiên trên đảo. Tôi cho rằng, phát triển hệ thống Homestay ở Lý Sơn là thích hợp nhất đối với du lịch. Tuy nhiên, nó phải bài bản, chuyên nghiệp và đúng nghĩa, chứ không phải là một thứ nhà nghỉ trọ như hiện nay. Thị trấn huyện là một đô thị loại 4, được xây dựng với đường bê tông rộng thênh thang, đèn cao áp san sát, nhà tầng giống như bao thị trấn khác, không mang đặc trưng gì của một huyện hải đảo, rất cần được điều chỉnh. Hệ thống đê chắn sóng cũng cần được cải tạo, sao cho cảnh quan biển cả mênh mông được đến với du khách khi dạo ngắm trên con đường ven biển. Rất cần một nhà máy chế biến rác thải có quy mô đủ để giải quyết lượng rác của dân địa phương và khách du lịch gia tăng. Quy hoạch tổng thể Lý Sơn chắc chắn sẽ còn nhiều vấn đề liên quan tới chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, môi trường, cảnh quan, mà bài viết này không thể nói hết. Những gợi ý nêu trên, chủ yếu quan tâm tới cảnh quan, môi trường - những yếu tố vô cùng cần thiết đối với phát triển du lịch cho Lý Sơn trong tương lai. - Để du lịch Lý Sơn phát triển, tiềm năng tự nhiên và lịch sử, văn hóa ở đây cần được đánh thức với sự kết nối hài hòa, thông qua một cơ quan quản lý chuyên nghiệp. Tôi biết rằng, một ban quản lý công viên địa chất toàn cầu cấp tỉnh đã được thành lập. Cơ quan ấy đang xúc tiến phối hợp với các nhà khoa học xây dựng hồ sơ, để sớm trình Unesco công nhận núi lửa là đặc trưng nổi bật của công viên này. Tuy nhiên, ngay từ bây giờ, cần phải có phương án kết nối giữa di sản thiên nhiên với di sản văn hóa, để tạo nên những geosite, làm phong phú cho tuyến hành trình tham quan công viên. Và, cũng ngay từ bây giờ, một đội ngũ cán bộ chuyên sâu cũng cần sớm được đào tạo để quản lý, bảo tồn và phát huy các di sản nêu trên một cách có hiệu quả, đáp ứng cho nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài. Việc phát huy ý thức cộng đồng để bảo vệ và quảng bá di sản, như là một trong những yếu tố !"#$%%% 14 tiên quyết để công viên sớm được công nhận, cũng là trách nhiệm của ban quản lý với sự giúp đỡ của chính quyền các cấp địa phương, trong đó Lý Sơn là nhân tố vô cùng quan trọng. Một mô hình công tư kết hợp cũng đang được tỉnh Quảng Ngãi triển khai dựa trên kinh nghiệm của Tràng An (Ninh Bình), Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), với sự sớm vào cuộc từ những ngày đầu của một công ty tư nhân, nhưng chắc chắn sẽ còn nhiều vấn đề cần được tháo gỡ, từ quan điểm đến cơ chế, chính sách. Những chuyên gia trong nước và quốc tế nói rằng, chỉ riêng di sản núi lửa ở đảo Lớn và Bé tại Lý Sơn cũng đủ cấu thành một công viên địa chất với nhiều đặc điểm nổi bật toàn cầu. Thế nhưng, cũng có quan điểm cần mở rộng hơn công viên này - lên tới huyện miền núi Trà Bồng, bao gồm 3 huyện và thành phố Quảng Ngãi. Ý kiến của lãnh đạo tỉnh, chỉ nên ở Lý Sơn và xã duyên hải Bình Châu, nơi đậm đặc di sản tự nhiên và di sản văn hóa, là đủ tầm mức quy mô của một công viên. Tôi cho rằng, quan điểm của tỉnh là phù hợp, để Bình Châu như là một điểm lưu trú cho du khách tham quan trong những ngày Lý Sơn biển động. Quy mô ấy cũng tránh được mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển sau này và cũng tập trung ưu tiên cho Bình Châu - Lý Sơn phát triển du lịch. - Để Lý Sơn phát triển du lịch bền vững và có nề nếp ngay từ lúc này, tỉnh và huyện cần có những văn bản pháp quy quản lý chặt chẽ hơn. Chắc sẽ có nhiều loại văn bản, nhưng với di sản văn hóa, tôi cho rằng, quy chế về hoạt động buôn bán quanh di tích rất cần được quan tâm. Việc xây dựng những công trình mới ngay trong các khu vực bảo vệ di tích cũng cần cụ thể hóa qua các văn bản quy phạm pháp luật. Một pho tượng Phật cực lớn bằng đá dựng trước chùa Đục, gần miệng núi lửa Giếng Tiền, đã phá vỡ đi toàn bộ phong cảnh sơn thủy tuyệt đẹp của không gian ngôi chùa này do cha ông để lại. Gần đây, lại có một dự án xây dựng khu tưởng niệm nghĩa sĩ Hoàng Sa tại lưng chừng núi Thới Lới, ngay trên nóc chùa Hang. Phác thảo đã được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phê duyệt, địa điểm cũng đã được đặt viên đá đầu tiên (cuối năm 2015). Tưởng niệm những nghĩa sĩ đã hy sinh cho Tổ quốc là việc làm cần được tôn vinh, nhưng nội dung, hình thức của nó đang khiến giới mỹ thuật Trung ương băn khoăn, nơi đặt nó bị các nhà địa chất học phản đối vì vi phạm tới di sản tự nhiên. Còn những người làm di sản thì phàn nàn về sự xâm phạm của công trình, khi cả một quần thể bê tông đặt trên nóc ngôi chùa, có kết cấu từ những lớp bụi núi lửa xếp lớp, chẳng bền vững chút nào. Đó là chưa kể, công trình tách biệt khỏi cộng đồng làng xóm, vốn không phải tâm lý truyền thống của người Việt, khó khăn về độ cao đối với du khách thăm viếng và vô cùng xa lạ với truyền thống tượng đài - thường đặt tại các quảng trường và công viên. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi quan tâm tới dư luận này và đã có cuộc họp lấy ý kiến của các nhà khoa học, với gợi ý nên đặt ở Công viên Hoàng Sa, rộng khoảng 8 ha ở Lý Sơn, đã được ngành Văn hóa địa phương quy hoạch. Lẽ đương nhiên, gợi ý ấy nếu được tỉnh chấp thuận, thì nội dung, hình thức, quy mô khu tưởng niệm sẽ phải làm lại, hài hòa với cảnh quan và phù hợp với một quảng trường nhỏ - nơi sẽ diễn ra lễ “Khao lề Thế lính Hoàng Sa”, sẽ được tổ chức quy mô hơn hiện nay. Mượn đôi câu chuyện trên để nói về những quy chế cần có đối với mọi lĩnh vực trong đời sống của Lý Sơn hôm nay, hẳn mới chỉ là điển hình, nhưng vô cùng thời sự, dẫu rằng, người đọc phần nào có cảm giác hơi xa với đầu đề bài viết. Tuy nhiên, tác giả còn muốn nói nhiều hơn thế, để Lý Sơn đi đúng hướng, nếu coi du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của huyện đảo này, bên cạnh kinh tế biển vốn đã được Trung ương và tỉnh định hướng mang ý nghĩa chiến lược từ rất lâu rồi./. (Ngày nhận bài: 11/7/2016; ngày phản biện đánh giá: 17/7/2016; ngày duyệt đăng bài: 02/08/2016). 15 &'()*)+,-. /0 12 34567)
File đính kèm:
- di_san_voi_du_lich_o_huyen_dao_ly_son_tiem_nang_thach_thuc_v.pdf