Đề tài Nghiên cứu nguyên nhân hư hỏng và tiến hành khắc phục sự cố hệ thống điều hoà không khí của xe fiat trang bị cho bộ môn kỹ thuật ô tô - Trường Đại học Nha Trang

Khái niệm chung.

Kỹ thuật điều hòa không khí là ngành khoa học nghiên cứu các phương pháp,

công nghệ và thiết bị để tạo ra và duy trì một môi trường không khí phù hợp với

công nghệ sản xuất, chế biến hoặc thuận tiện cho sinh hoạt của con người. Các đại

lượng cần tạo ra, duy trì và khống chế trong hệ thống điều hòa không khí bao gồm:

nhiệt độ, độ ẩm, sự lưu thông và tuần hoàn của không khí, khử bụi, tiếng ồn, khí

độc hại và vi khuẩn

Một hệ thống điều không khí đúng nghĩa là hệ thống có thể duy trì trạng thái

của không khí trong không gian cần điều hòa – trong vùng quy định nào đó. Nó

không chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi của điều khí hậu bên ngoài hoặc sự thay đổi

của phụ tải bên trong. Từ đó ta thấy rằng, có một mối liên hệ mật thiết giữa điều

kiện thời tiết bên ngoài không gian cần điều hòa với chế độ hoạt động và các đặc

điểm cấu tạo của hệ thống điều hòa không khí.

Về mặt thiết bị hệ thống điều hòa không khí là một tổ hợp bao gồm các thành

phần sau:

 Máy lạnh

 Bộ phận gia nhiệt và hâm nóng

Hệ thống vận chuyển chất tải lạnh- 4 -

Hệ thống phun ẩm: thường được dùng cho những nơi có nhu cầu gia tăng

độ chứa hơi không khí trong không gian điều hòa.

Hệ thống thải không khí trong không gian cần điều hòa ra ngoài trời hoặc

tuần hoàn trở lại vào hệ thống.

Bộ điều chỉnh và khống chế tự động: để theo dõi, duy trì và ổn định tự động

các thông số chính của hệ thống.

Hệ thống giảm ồn, chống cháy, lọc bụi, khử mùi.

Hệ thống phân phối không khí.

Tuy nhiên, không phải bất kỳ hệ thống điều hòa không khí nào cũng phải có

đầy đủ các thiết bị nêu trên. Ở một số trường hợp có thể có thêm các bộ phận phụ

khác giúp cho hệ thống làm việc ổn định và thích ứng hơn.

pdf 95 trang kimcuc 2960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Nghiên cứu nguyên nhân hư hỏng và tiến hành khắc phục sự cố hệ thống điều hoà không khí của xe fiat trang bị cho bộ môn kỹ thuật ô tô - Trường Đại học Nha Trang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Nghiên cứu nguyên nhân hư hỏng và tiến hành khắc phục sự cố hệ thống điều hoà không khí của xe fiat trang bị cho bộ môn kỹ thuật ô tô - Trường Đại học Nha Trang

Đề tài Nghiên cứu nguyên nhân hư hỏng và tiến hành khắc phục sự cố hệ thống điều hoà không khí của xe fiat trang bị cho bộ môn kỹ thuật ô tô - Trường Đại học Nha Trang
Luận văn tốt nghiệp 
Đề tài: “NGHIÊN CỨU NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG 
VÀ TIẾN HÀNH KHẮC PHỤC SỰ CỐ HỆ THỐNG 
ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ CỦA XE FIAT TRANG BỊ 
CHO BỘ MÔN KỸ THUẬT Ô TÔ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC 
NHA TRANG” 
 - 1 - 
LỜI NÓI ĐẦU 
 Trải qua từng giai đoạn tồn tại và phát triển, con người đã có ý thức tự 
thích nghi với môi trường sống. Ý thức được việc phải tạo ra điều hòa không khí 
xung quanh mình – mùa đông thì sưởi ấm, mùa hạ thì thông gió tự nhiên hoặc 
cưỡng bức. 
 Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế, sự tiến bộ của 
khoa học kỹ thuật, nghành điều hòa không khí cũng đã có những bước phát triển 
vượt bậc và ngày càng trở nên quen thuộc trong đời sống và sản xuất 
 Ngày nay, điều hòa tiện nghi không thể thiếu trong các tòa nhà, khách 
sạn, văn phòng, nhà hàng, các dịch vụ du lịch, văn hóa, y tếmà còn trong cả 
các phương tiện đi lại như ôtô, tàu hỏa, tàu thủy 
 Kể từ khi chiếc xe ôtô đầu tiên ra đời, theo thời gian để đáp nhu cầu cuộc 
sống của con người những chiếc xe ôtô ra đời sau này ngày một tiện nghi hơn, 
hoàn thiện hơn, và hiện đại hơn. Một trong những tiện nghi phổ biến là hệ thống 
điều hòa không khí trong ôtô. Đây là một hệ thống mang tính hiện đại và công 
nghệ cao. 
 Với mục đích làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, củng cố và mở 
rộng kiến thức chuyên môn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống điều 
hòa không khí ôtô. Được sự đồng ý của bộ môn, tôi đã được giao thực hiện luận 
văn tốt nghiệp với đề tài: “NGHIÊN CỨU NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG VÀ 
TIẾN HÀNH KHẮC PHỤC SỰ CỐ HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ CỦA 
XE FIAT TRANG BỊ CHO BỘ MÔN KỸ THUẬT Ô TÔ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC 
NHA TRANG”, với các nội dung: 
 Chương 1: Giới thiệu chung về hệ thống điều hoà không khí của xe FIAT 
 Chương 2: Xác định sự cố hoạt động không bình thường của HTĐHKK 
của xe. Lựa chọn giải pháp khắc phục 
 Chương 3: Sửa chữa phục hồi và khắc phục sự cố 
 Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi được thầy giáo hướng dẫn Th.s 
Mai Sơn Hải đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, tạo điều kiện thuận lợi về mặt tinh 
thần cũng như trang thiết bị và tài liệu nghiên cứu. Bên cạnh dó là sự giúp đỡ 
hết sức quý báu của các thầy trong bộ môn đã hỗ trợ để tôi có thể hoàn thành 
tốt nhất luận văn của mình. 
 Luận văn đã hoàn thành. Song, do khả năng còn nhiều hạn chế, thời 
gian thực hiện có hạn, và vì một số lý do khách quan, nên chắc chắn không thể 
tránh khỏi những sự sai sót. Rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý của các 
quí thầy cô và các bạn sinh viên. 
 Nhân đây, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc tới các quí 
thầy cô giáo trong khoa, trong bộ môn , đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn Th.s 
Mai Sơn Hải đã tận tình dạy giúp đỡ, chỉ bảo. 
 - 2 - 
 Xin được cảm ơn và xin nhận được sự góp ý của các quý thầy cô về cuốn 
luận văn này. 
 Nha Trang, tháng 5 năm 2007 
 Sinh viên thực hiện 
 Nguyễn Trường Giang 
 - 3 - 
CHƯƠNG 1 
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ 
HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ CỦA XE FIAT 
1.1. LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ (HỆ 
THỐNG ĐIỆN LẠNH ) TRÊN ÔTÔ. 
1.1.1.Khái niệm chung. 
Kỹ thuật điều hòa không khí là ngành khoa học nghiên cứu các phương pháp, 
công nghệ và thiết bị để tạo ra và duy trì một môi trường không khí phù hợp với 
công nghệ sản xuất, chế biến hoặc thuận tiện cho sinh hoạt của con người. Các đại 
lượng cần tạo ra, duy trì và khống chế trong hệ thống điều hòa không khí bao gồm: 
nhiệt độ, độ ẩm, sự lưu thông và tuần hoàn của không khí, khử bụi, tiếng ồn, khí 
độc hại và vi khuẩn 
Một hệ thống điều không khí đúng nghĩa là hệ thống có thể duy trì trạng thái 
của không khí trong không gian cần điều hòa – trong vùng quy định nào đó. Nó 
không chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi của điều khí hậu bên ngoài hoặc sự thay đổi 
của phụ tải bên trong. Từ đó ta thấy rằng, có một mối liên hệ mật thiết giữa điều 
kiện thời tiết bên ngoài không gian cần điều hòa với chế độ hoạt động và các đặc 
điểm cấu tạo của hệ thống điều hòa không khí. 
Về mặt thiết bị hệ thống điều hòa không khí là một tổ hợp bao gồm các thành 
phần sau: 
 Máy lạnh 
 Bộ phận gia nhiệt và hâm nóng 
 Hệ thống vận chuyển chất tải lạnh 
 - 4 - 
 Hệ thống phun ẩm: thường được dùng cho những nơi có nhu cầu gia tăng 
độ chứa hơi không khí trong không gian điều hòa. 
 Hệ thống thải không khí trong không gian cần điều hòa ra ngoài trời hoặc 
tuần hoàn trở lại vào hệ thống. 
 Bộ điều chỉnh và khống chế tự động: để theo dõi, duy trì và ổn định tự động 
các thông số chính của hệ thống. 
 Hệ thống giảm ồn, chống cháy, lọc bụi, khử mùi. 
 Hệ thống phân phối không khí. 
Tuy nhiên, không phải bất kỳ hệ thống điều hòa không khí nào cũng phải có 
đầy đủ các thiết bị nêu trên. Ở một số trường hợp có thể có thêm các bộ phận phụ 
khác giúp cho hệ thống làm việc ổn định và thích ứng hơn. 
1.1.2.Mục đích của việc điều hoà không khí trên ôtô. 
Một ô tô có trang bị hệ thống điện lạnh (hệ thống điều hoà không khí) 
sẽ giúp cho lái xe và hành khách cảm thấy thoải mái, mát lịm, nhất là trên đường dài 
vào thời tiết nóng bức. 
 Điều hoà không khí trên ô tô để đạt được các mục đích sau: 
- Lọc sạch, tinh khiết khối không khí trước khi đưa vào cabin ôtô. 
- Rút sạch chất ẩm ướt trong khối không khí này. 
- Làm mát lạnh không khí và duy trì độ mát ở nhiệt độ thích hợp. 
1.1.3.Cơ sở lý thuyết của hệ thống điều hòa không khí ôtô. 
 Cuộc sống hàng ngày của chúng ta đã thay đổi một cách nhanh chóng 
và hoàn thiện hơn. Các phương tiện phục vụ cuộc sống nói chung và xe hơi nói 
riêng đóng một vai trò quan trọng trong sự biến đổi đó. 
Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nền công nghiệp ôtô đã 
và đang rất phát triển. Những xe ra đời sau này được cải tiến tiện nghi, an toàn và 
hiện đại hơn những chiếc xe đời cũ. Trên ôtô hiện đại đều được trang bị hệ thống 
điều hòa không khí, hệ thống này góp phần đáng kể vào việc tạo ra sự thoải mái, dễ 
chịu và khỏe khoắn cho hành khách trong xe. Máy điều hòa nhiệt độ điều chỉnh 
không khí trong xe mát mẻ hoặc ấm áp; ẩm ướt hoặc khô ráo; làm sạch bụi, khử 
 - 5 - 
mùi; đặc biệt rất có lợi ở những nơi thời tiết nóng bức hoặc khi bị kẹt xe trên đường 
dài. Và là một trang bị cần thiết giúp cho người lái xe điều khiển xe an toàn. 
Hình 1.1: Các nguồn gây ra sức nóng bên trong xe. 
 Để có thể biết và hiểu được hết nguyên lý làm việc, đặc điểm cấu tạo của hệ 
thống điều hòa không khí trên ôtô, ta cần phải tìm hiểu kỹ hơn về cơ sở lý thuyết 
căn bản của hệ thống điều hòa không khí. 
Qui trình làm lạnh được mô tả như là một hoạt động tách nhiệt ra khỏi vật 
thể - đây cũng chính là mục đích chính của hệ thống làm lạnh và điều hòa không 
khí. Vậy nên, hệ thống điều hòa không khí hoạt động dựa trên những nguyên lý cơ 
bản sau: 
 Dòng nhiệt luôn truyền từ nơi nóng đến nơi lạnh. 
 Khi bị nén chất khí sẽ làm tăng nhiệt độ. 
 Sự giãn nở thể tích của chất khí sẽ phân bố năng lượng nhiệt ra khắp 
một vùng rộng lớn và nhiệt độ của chất khí đó sẽ bị hạ thấp xuống. 
 Để làm lạnh một người hay một vật thể, phải lấy nhiệt ra khỏi người 
hay vật thể đó. 
 Một số lượng lớn nhiệt lượng được hấp thụ khi một chất lỏng thay đổi 
trạng thái biến thành hơi. 
 - 6 - 
 Tất cả các hệ thống điều không khí ôtô đều được thiết kế dựa trên cơ sở lý 
thuyết của ba đặc tính căn bản: Dòng nhiệt, sự hấp thụ nhiệt, áp suất và điểm sôi. 
o Dòng nhiệt: “Nhiệt” truyền từ những vùng có nhiệt độ cao hơn (các phần 
tử có chuyển động mạnh hơn) đến những vùng có nhiệt độ thấp hơn (các phần tử có 
chuyển động yếu hơn). Ví dụ một vật nóng 30 độ Fahrenheit (300F) được đặt kề bên 
vật nóng 80 độ Fahrenheit (800F), thì nhiệt sẽ truyền từ vật nóng 800F sang vật nóng 
300F – chênh lệch nhiệt độ giữa hai vật càng lớn thì dòng nhiệt lưu thông càng 
mạnh. Sự truyền nhiệt có thể được truyền bằng: Dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ hay kết 
hợp giữa ba cách trên. 
Dẫn nhiệt: Là sự truyền có hướng của nhiệt trong một vật hay sự dẫn nhiệt 
xảy ra giữa hai vật thể khi chúng được tiếp xúc trực tiếp với nhau. Ví dụ, nếu nung 
nóng một đầu thanh thép thì đầu kia sẽ dần dần ấm lên do sự dẫn nhiệt. 
Sự đối lưu: Là sự truyền nhiệt qua sự di chuyển của một chất lỏng hoặc một 
chất khí đã được làm nóng hay đó là sự truyền nhiệt từ vật thể này sang vật thể này 
vật thể kia nhờ trung gian của khối không khí bao quanh chúng. Ví dụ, khi nhiệt 
được cấp tại phần đáy một bình chứa khí hay chất lỏng, các phần tử đã được làm 
nóng lên sẽ chuyển động lên phía trên, chất lỏng hay chất khí nặng và lạnh từ những 
vùng xung quanh sẽ chìm xuống để chiếm chỗ chất khí hay chất lỏng đã được làm 
nóng và nổi lên phía trên. 
Sự bức xạ: Là sự phát và truyền nhiệt dưới dạng các tia hồng ngoại, mặc dù 
giữa các vật không có không khí hoặc không tiếp xúc nhau. Ta cảm thấy ấm khi 
đướng dưới ánh sáng mặt trời hay cả dưới ánh đèn pha ôtô nếu ta đứng gần nó. Đó 
là bởi nhiệt của mặt trời hay đèn pha đã được biến thành các tia hồng ngoại và khi 
các tia này chạm vào một vật nó sẽ làm cho các phần tử của vật đó chuyển động, 
gây cho ta cẩm giác nóng. Tác dụng truyền nhiệt này gọi là bức xạ. 
o Sự hấp thụ nhiệt: Vật chất có thể tồn tại ở một trong ba trạng thái: thể 
rắn, thể lỏng, thể khí. Muốn thay đổi trạng thái của vật thể, cần phải truyền dẫn một 
nhiệt lượng. Ví dụ lúc ta hạ nhiệt độ nước xuống đến 320F (00C), nước sẽ đông 
thành đá, nó đã thay đổi trạng thái từ thể lỏng sang thể rắn. 
. 
 - 7 - 
 Áp suất và điểm sôi: Áp suất giữ vai trò quan trọng đối với hoạt động của 
hệ thống điều hòa không khí. Khi tác động áp suất trên mặt chất lỏng thì sẽ làm thay 
đổi điểm sôi của chất lỏng này. Áp suất càng lớn, điểm sôi càng cao có nghĩa là 
nhiệt độ lúc chất lỏng sôi cao hơn so với khi ở áp suất bình thường. Ngược lại nếu 
giảm áp suất tác động lên một vật chất thì điểm sôi của vật chất ấy sẽ hạ xuống. Ví 
dụ điểm sôi của nước ở áp suất bình thường là 1000C. Điểm sôi này có thể tăng cao 
hơn bằng cách tăng áp suất trên chất lỏng đồng thời cũng có thể hạ thấp điểm sôi 
bằng cách giảm bớt áp suất trên chất lỏng hoặc đặt chất lỏng trong chân không. 
 Đơn vị BTU ( British Thermal Unit) 
 Để đo nhiệt độ lượng truyền từ vật thể này sang vật thể kia người ta thường 
dùng đơn vị BTU. Nếu cần nung 1 pound nước ( 0,454 kg) nóng đến 10F ( 0,550C) 
thì cần phải truyền cho nước 1 BTU nhiệt. 
 Năng suất của của một hệ thống điện lạnh ôtô được định rõ bằng 1 BTU/giờ, 
vào khoảng 12000-24000 BTU/giờ. 
1.1.4.Tổng quan về hệ thống điều hòa không khí ôtô. 
“Điều hòa không khí” là thuật ngữ chung để chỉ những thiết bị đảm bảo 
không khí trong phòng ở nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Khi nhiệt độ trong phòng 
cao, nhiệt được lấy đi để giảm nhiệt độ (gọi là “làm lạnh”) và ngược lại khi nhiệt độ 
trong phòng thấp, nhiệt được cung cấp để tăng nhiệt độ (gọi là “sưởi”). Mặt khác, 
hơi nước được thêm vào hay lấy đi khỏi không khí để đảm bảo độ ẩm trong phòng ở 
mức thích hợp. 
Do vậy, trong hệ thống điều hòa không khí trên ô tô nói chung bao gồm một 
bộ thông gió, một bộ hút ẩm, một bộ sưởi ấm và một bộ làm lạnh. Các bộ phận này 
làm việc độc lập hoặc phối hợp, liên kết với nhau tạo ra một không gian được điều 
hòa không khí với những thông số điều hòa thích ứng với các yêu cầu đặt ra của con 
người, tạo nên sự thoải mái, dễ chịu và một bầu không khí trong lành ở cabin ô tô. 
Bộ thông gió: Không khí trong xe phải được lưu thông, thay đổi nhằm tạo ra 
sự trong lành, dễ chịu cho những người ngồi trong xe. Vì vậy, trên ô tô phải có hệ 
thống thông gió, đó là một thiết bị để thổi khí sạch từ môt trường bên ngoài vào bên 
trong xe, và cũng có tác dụng làm thông thoáng xe. 
 - 8 - 
Hình 1.2: Hệ thống thông gió có điều khiển 
Sự thông gió không điều khiển xảy ra khi các cửa sổ được mở; còn sự thông 
gió có điều khiển thông qua một hệ thống thông gió gồm quạt thổi gió và các đường 
ống dẫn không khí để tạo ra sự tuần hoàn của không khí trong xe, không phụ thuộc 
vào tốc độ của xe. Quạt thổi gió cũng là một bộ phận của hệ thống sưởi ấm và điều 
hòa không khí. 
Bộ sưởi ấm: Là một thiết bị sấy nóng không khí sạch lấy từ ngoài vào trong 
cabin ôtô để sưởi ấm gian hành khách, đồng thời làm tan băng kính chắn gió của 
ôtô. Có nhiều kiểu thiết bị sưởi ấm như: bộ sưởi dùng nước làm mát; dùng nhiệt khí 
cháy và dùng khí xả, tuy nhiên kiểu thiết bị sưởi sử dụng nước làm mát thướng 
được sử dụng rộng rãi trên các xe ôtô. Trong đó, nước làm mát tuần hoàn qua két 
sưởi để làm các ống sưởi nóng lên, và quạt thổi gió sẽ thổi không khí qua két sưởi 
để sấy nóng không khí. Tuy nhiên, do nước làm mát đóng vai trò nguồn nhiệt nên 
két sưởi sẽ không được nóng lên khi động cơ vẫn còn nguội vì vậy nhiệt độ khí thổi 
qua giàn sưởi sẽ không tăng. 
 - 9 - 
Hình 1.3: Hệ thống sưởi ấm không khí trên ôtô 
 Bộ sưởi ấm được điều khiển bởi các cần gạt hoặc núm xoay trong bảng điều 
khiển của hệ thống. Thường có 3 sự điều khiển cơ bản: điều khiển chức năng, điều 
khiển nhiệt độ và điều khiển tốc độ thổi gió. Điều khiển chức năng xác định ngõ ra 
nào sẽ phát khí nóng. Điều khiển nhiệt độ là điều tiết nhiệt độ của không khí và điều 
khiển tốc độ thổi gió là điều khiển tốc độ quạt thổi. 
Sự làm lạnh và làm mát không khí trong ôtô: máy điều hòa không khí trên 
xe ôtô là một hệ thống làm lạnh cơ khí kiểu khí nén. Sự làm lạnh được tạo ra bằng 
cách nén khí sau khi hấp thụ nhiệt bên trong xe (gian hành khách). Sau đó nhiệt 
được truyền qua hệ thống lam lạnh ra không khí bên ngoài. 
Vị trí của các bộ phận trong hệ thống điều hòa không khí ôtô: 
1. Giàn sưởi ấm. 
2. Máy nén. 
 3. Giàn nóng. 
4. Giàn lạnh. 
5. Quạt lồng sóc. 
6.Cửa không khí tuần hoàn trở lại. 
 7. Cửa lấy không khí từ bên ngoài xe. 
 8. Bảng điều khiển. 
9. Ống phân phối luồng không khí lạnh. 
10. Hộp thông gió. 
Hình 1.4: Vị trí các bộ phận trong hệ thống ĐHKK ôtô 
 - 10 - 
Một chu trình làm lạnh cơ bản bao gồm các bước sau đây nhằm truất nhiệt, 
làm lạnh khối không khí và phân phối luồng khí mát trong cabin ôtô: 
 Môi chất lạnh được bơm đi từ máy nén dưới áp suất cao và nhiệt độ cao, 
giai đoạn này môi chất lạnh được bơm đến bộ ngưng tụ ở thể hơi. 
 Tại bộ ngưng tụ nhiệt độ của môi chất rất cao, được quạt gió thổi mát giàn 
 nóng, môi chất đang ở thể hơi được giải nhiệt, ngưng tụ thành lỏng dưới áp suất 
cao nhiệt độ thấp. 
 Môi chất lạnh ở dạng thể lỏng tiếp tục lưu thông đến bình lọc/hút ẩm, tại 
đây môi chất lạnh được làm tinh khiết hơn nhờ được hút hết hơi ẩm và tạp chất nhờ 
các lưới lọc và các hạt hút ẩm bên trong bình chứa. 
 Và được van giãn nở hay van tiết lưu điều tiết lưu lượng của môi chất lỏng 
phun vào bộ bốc hơi hay giàn lạnh, làm hạ thấp áp suất của môi chất lạnh. Do giảm 
áp nên nhiệt độ sôi của môi chất giảm xuống, cùng với sự tác động của nhiệt độ 
không khí bên trong cabin xe đã làm cho môi chất sôi lên, nên trạng thái của môi 
chất lúc này là từ thể lỏng biến thành thể hơi trong bộ bốc hơi. 
 Trong quá trình bốc hơi, môi chất lạnh hấp thu nhiệt rất mạnh làm cho 
toàn bộ giàn lạnh giảm nhiệt độ xuống, rồi nhờ quạt gió dàn lạnh hút khối không khí 
bên trong cabin ôtô thổi qua bộ bốc hơi và ra lại cabin nhờ các của sổ dẫn gió – làm 
lạnh khối không khí bên trong cabin ôtô. 
 Bước kế tiếp là môi chất lạnh ở trạng thái hơi áp suất thấp được hồi về 
máy nén nhờ chu trình hút của máy nén,  ... ết bị kiểm tra xì ga để phát hiện chỗ xì. Sử lý sửa 
chữa. 
e. Sauk hi khắc phục xong vị trí xì hở, lại phải xả hết môi chất 
lạnh và tiến hành rút chân không trở lại. 
 - 83 - 
o Mở cả hai van đồng hồ, số đo chân không phải đạt được 28 -29 
inHg ( 710 – 740 mmHg; 94 kPa abs). 
o Sau khi đồng hồ phía áp suất thấp chỉ xấp xỉ 28 -29 inHg tiết tục 
rút chân không trong vòng 15 phút nữa. 
o Bây giờ khoá kín cả hai van đồng hồ thấp áp và cao áp trước khi 
tắt máy bơm chân không. 
Hình 3.8. Phương pháp hút chân không 
hệ thống điện lạnh: 
1. Cửa thử phấp áp trên máy nén. 
2. Cửa thử cao áp trên máy nén. 
3. Mở van đồng hồ. 
4. Bơm hút chân không. 
Hình 3.9. Lắp ráp thiết bị chuyên dung 
vào hệ thống để rút chân không: 
1.Máy nén. 
2.Đồng hồ cao áp. 
3.Ống nối màu đỏ. 
4.Bộ áp kế. 
5.Máy hút chân không. 
6.Đồng hồ thấp áp. 
7.Đầu nối lắp ráp áp kế vào máy nén 
 - 84 - 
3.5. Kỹ thuật nạp môi chất. 
Nạp môi chất lạnh vào hệ thống điện lạnh ô tô là việc làm quan trọng, phải 
được thực hiện đúng phương pháp, đúng yêu cầu kỹ thuật nhằm tránh làm hỏng 
máy nén. Nạp môi chất lạnh là nạp vào hệ thống điện lạnh ô tô đúng loại và đúng 
lượng môi chất cần thiết. Thông thường trong khoang động cơ ô tô cũng như trong 
cẩm nang sửa chữa của chủng loại ô tô đó có ghi rõ loại môi chất lạnh và lượng môi 
chất cần nạp vào. Lượng môi chất nạp có thể được cân đo theo đơn vị pound hay 
Kg. Ví dụ một ô tô chở khách lớn có thể cần nạp vào 1,5 Kg môi chất R-12. Ô tô du 
lịch cần lượng môi chất ít hơn. 
Tuỳ theo dung tích bình chứa môi chất và đặc điểm thiết bị chuyên dung ta 
có 3 trường hợp nạp môi chất: Nạp từ bình chứa nhỏ dung tích khoảng 0,5 Kg; nạp 
từ bình chứa lớn có sức chứa 13,6 Kg và nạp từ một thiết bị nạp môi chất đa năng 
(air – conditioner charging station). Thiết bị nạp đa năng như giới thiệu trên hình 
102a bao gồm bình chứa môi chất lạnh, một xi lanh đo giúp theo dõi lượng môi 
chất đã nạp, một bơm rút chân không và bộ áp kế. Đôi khi thiết bị nạp có trang bị 
phần tử nung nóng. Khi bật công tắc phần tử này, môi chất lạnh được nung nóng tạo 
điều kiện bôc hơi giúp nạp nhanh hơn. 
Hình 102b giới thiệu thiết bị nạp môi chất chuyên dung ROBINAIR. Khả 
năng của thiết bị này là rút xả môi chất lạnh từ hệ thống điện lạnh ô tô làm tinh 
Hình 3.10a. Thiết bị chuyên dung hay 
trạm nạp môi chất lạnh kiểu di động: 
1.Bộ áp kế. 
2.Áp kế theo dõi áp suất của môi chất 
lạnh cần nạp. 
3.Xi lanh đo lường môi chất lạnh. 
4.Bơm rút chân không. 
5.Công tắc bơm chân không. 
 - 85 - 
khiết lượng môi chất cũ để có thể dung trở lại. Trên thiết bị còn có bơm hút chân 
không, cũng như các phương tiện chuyên dung cho môi chất R-12 và môi chất R-
134a . 
Dù thao tác với bất cứ phương tiện nào trong 3 trường hợp kể trên, kỹ thuật 
nạp ga vẫn được tiến hành theo một trong hai phương pháp cơ bản sau đây: 
o Nạp môi chất lạnh vào hệ thống điện lạnh ô tô trong lúc máy nén 
đang bơm. 
o Nạp môi chất lạnh vào hệ thống điện lạnh ô tô trong lúc máy nén 
không bơm. 
3.5.1. Nạp môi chất lạnh vào hệ thống điện lạnh trong lúc động cơ 
ngừng, máy nén không bơm. 
Phương pháp này thích ứng cho việc nạp môi chất lạnh vào một hệ thống 
lạnh trống rỗng đã được rút chân không. Môi chất ở thể lỏng và được nạp vào từ 
phía cao áp trong lúc máy nén không bơm. Trong quá trình nạp, khi ta lật ngược 
thẳng đứng bình chứa môi chất, môi chất sẽ được nạp vào hệ thống ở dạng thể lỏng. 
phương pháp này giúp nạp nhanh nhưng khá nguy hiểm vì có thể làm hỏng máy nén 
nếu thao tác sai kỹ thuật. 
Trong quá trình nạp môi chất lạnh vào một hệ thống điện lạnh ô tô theo 
phương pháp này, chúng ta phải tuân thủ các quy định an toàn sau đây: 
- Không bao giờ được phép nổ máy động cơ ôtô và cho máy nén hoạt động 
trong lúc đang tiến hành nạp gas theo phương pháp này. 
Hình 3.10b. Thiết bị Robinair chuyên dung để 
xả, thu hồi, xử lý và tái sử dụng môi chất lạnh. 
Dùng cho môi chất lạnh R-12 và R-134a. 
 - 86 - 
- Không đươcj mở van đồng hồ thấp áp trong lúc hệ thống đang được nạp 
với môi chất lạnh lỏng. 
- Sau khi hoàn tất nạp gas phải dùng tay quay trục máy nén vài vòng nhằm 
đảm bảo gá môi chất lỏng không chui vào các xylanh máy nén. phải kiểm 
tra khâu này trước khi khởi động ôtô và cho máy nén hoạt động. 
- Chúng ta thao tác như sau : để nạp môi chất lạnh vào hệ thống điện lạnh 
ôtô trong lúc động cơ dùng máy nén không bơm: 
1. Bộ đồng hồ đã được lắr ráp vào hệ thống từ trước cho việc rút 
chân không, hai van đồng hồ vẫn còn khoá kín 
2. Lắp ráp đầu ống màu vàng vào bình chứa môi chất lạnh 
3. Xả không khí trong ống nối màu vàng bằng cách mở van bình 
chứa môi chất nới lỏng rắc co đầu ống màu vàng tại bộ đồng hồ 
cho gá tống hết không khí ra ngoài. Siết kín rắc co này lại. 
4. Mở lớn hết mức van đồng hồ phía cao áp 
5. Lật ngược và đặt thẳng đứng bình chứa môi chất cho phép môi 
chất lạnh thể lỏng nạp vào hệ thống. 
6. Sau khi đã nạp đủ lượng môi chất vào hệ thống, khoá kín van đồng 
hồ phía cao áp. 
7. Tháo tách rời ống giữa màu vàng ra khỏi bình chứa môi chất. 
8. Quay tay trục máy nén vài ba vòng để bảo đảm môi chất lạnh thể 
lỏng không đi vào phía thấp áp của máy nén và ứ đọng trong xy 
lanh. 
9. Nếu không thể quay trục máy nén được, chứng tỏ có môi chất lạnh 
lỏng len vào ứ đọng trong các xy lanh máy nén, lúc này nếu cho 
máy nén hoạt động sẽ phá hỏng máy nén. phải chờ đợi một lúc cho 
môi chắt lạnh lỏng bốc hơi. 
 - 87 - 
3.5.2. kiểm tra lượng môi chất lạnh trong hệ thống. 
Muốn trắc nghiệm kiểm trãem môi chất lạnh có được nạp đầy đủ vào hệ 
thống không, ta thao tác như sau: 
1. Khởi động động cơ, nổ ở vận tốc 1500 vòng/phút 
2. Bật công tắc máy lạnh A/C đến vị trí vận hành “ON”. 
3. Chỉnh núm nhiệt độ ở chế độ lạnh tối đa. 
4. Cho quạt gió lồng sóc cho quay với vận tốc nhanh nhất. 
5. Sau khi hệ thống điện lạnh hoạt động được 5 phút, hãy quan sát tình hình 
dòng môi chất lỏng đang chảy qua kính cửa sổ(mắt gas) của bình lọc/hút 
ẩm 
 - 88 - 
CHƯƠNG 4 
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 
Qua quá trình tìm hiểu, xác định nguyên nhân hư hỏng và tiến hành biện 
khắc phục hệ thống điều hòa không khí của xe FIAT, có thể rút ra những kết luận 
sau: 
 Hầu hết hệ thống điều hòa không khí được lắp trên các loại xe ôtô đều có nguyên 
lý hoạt động và cấu tạo của các thiết bị sử dụng trong hệ thống là tương tự nhau. 
Tuy nhiên, ở mỗi hãng chế tạo ôtô khác nhau thì cũng có một vài đặc điểm khác 
nhau về tính năng sử dụng và đặc điểm cấu tạo của các thiết bị được sử dụng trong 
hệ thống, tùy theo công suất và yêu cầu sử dụng của mỗi loại xe. Đề tài này giới 
thiệu một cách tổng quát, những nguyên nhân hư hỏng và biện pháp khắc phục môt 
số hư hỏng thường gặp nhất của hệ thống điều hoà không khí. Từ đó, có thể vận 
dụng một cách tốt nhất các kiểu hệ thống điều hòa không khí được lắp trên ôtô của 
các hãng chế tạo. 
 Trong hệ thống điều hòa không khí ôtô hiện đại chỉ sử dụng môi chất lạnh 
R134a (tất cả các loại xe ra đời sau ngày 01.01.19). Do vậy, trong quá trình sử 
dụng, bảo quản và sửa chữa cần tuân thủ theo những quy định cần thiết đối với mỗi 
loại môi chất lạnh được sử dụng trong hệ thống. Nhằm nâng cao tuổi thọ, độ tin cậy 
và bảo đảm tận dụng hết năng suất lạnh thiết kế cũng như an toàn đối với người sử 
dụng và người bảo trì sửa chữa hệ thống điện lạnh ô tô 
 Các loại xe đang lưu hành phần lớn cũng được trang bị hệ thống điều hòa không 
khí, nên việc cần thiết cập nhật kiến thức về cấu tạo và tính năng sử dụng của máy 
điều hòa trên ôtô là sự cần thiết. Nhằm mục đích vận hành, bảo quản và sử dụng 
hiệu quả hơn khi tiếp cận với công nghệ tiên tiến này. 
 Để sinh viên ngành Cơ khí kỹ thuật Ôtô, Trường đại học Nha Trang không khỏi 
bỡ ngỡ và sớm nắm bắt các kết cấu, tính năng mới cũng như hiểu biết một cách chi 
tiết về ôtô, đặc biệt là với hệ thống điều hòa không khí – hệ thống mang lại sự tiện 
 - 89 - 
nghi và thoải mái. Bộ môn Kỹ thuật Ôtô - Khoa cơ khí trường ĐHNT nên có nhiều 
hơn những chương trình học ngoại khóa giúp cho sinh viên có điều kiện được tiếp 
cận với thực tế; các cuộc hội thảo, giao lưu và nói chuyện chuyên đề về chuyên 
ngành giúp cho việc học tập, nghiên cứu của sinh viên ngày càng được cải thiện 
hơn. 
 Mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng với kiến thức có hạn, lại thực hiện trong thời 
gian ngắn mà kỹ thuật ngày càng phát triển, đề tài này còn nhiều vấn đề chưa thấu 
đáo như các ứng dụng của kỹ thuật điện tử trong việc bảo vệ thiết bị và điều khiển 
nhiệt độ điều hòa trong ôtô, các kết cấu vật liệu mới dùng trong hệ thống,sửa chữa 
và phục hồi một số vi mạch điện tử của các rơle . Nếu khoa Cơ khí và bộ môn 
sớm có định hướng tăng thời gian thực tập nhiều hơn và tăng cường thêm trang thiêt 
bị thì sẽ có kết quả khả quan hơn. 
 - 90 - 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Châu Ngọc Thạch – Nguyễn Thành Trí. 
KỸ THUẬT SỬA CHỮA HỆ THỐNG TRÊN ÔTÔ 
Nhà Xuất Bản Trẻ - 2000. 
2. Nguyễn Oanh. 
ÔTÔ THẾ HỆ MỚI – ĐIỆN LẠNH ÔTÔ. 
Nhà Xuất Bản Đồng Nai – 1999. 
3. Công Ty Ôtô Toyota Việt Nam. 
TÀI LIỆU ĐÀO TẠO KỸ THUẬT GIAI ĐOẠN II – TẬP 18 
4. Công Ty Ôtô Toyota Việt Nam. 
TÀI LIỆU ĐÀO TẠO KỸ THUẬT GIAI ĐOẠN III– TẬP 12 
5. Nguyễn Đức Lợi – Phạm Văn Tùng. 
MÁY VÀ THIẾT BỊ LẠNH. 
Nhà Xuất Bản Giáo Dục – 1999. 
6. Nippondenso. 
TRAINING MANUAL CAR AIR CONDITIONER (HFC – 134A) 
BASIC COURSE. 
7. Nippondenso. 
CAR AIR CONDITIONER NEW R134A 
REFRIGERANT EDITION 
SERVICE MANUAL. 
8. Nippondenso. 
AIR – CONDITIONING COMPRESSER 10PA17C. 
9. Nguyễn Văn Chất – Vũ Quang Hồi – Nguyễn Văn Bổng. 
CẤU TẠO VÀ SỬA CHỮA ĐIỆN ÔTÔ. 
Nhà Xuất Bản Giáo Dục – 1993. 
10. Mai Sơn Hải. 
PHẦN MỀM TÌM HIỂU HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ ÔTÔ. 
Khoa cơ khí – Đại Học Nha Trang. 
 - 91 - 
 -85- 
MỤC LỤC 
Trang 
LỜI NÓI ĐẦU. ............................................................................................. 1 
CHƯƠNG 1: 
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG 
KHÍ CỦA XE FIAT . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .3 
1 .1. LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG 
KHÍ (HỆ THỐNG ĐIỆN LẠNH ) TRÊN ÔTÔ . . . . . . . . . . . . . . . . . .3 
1.1.1.Khái niệm chung ............................................................................ ... 3 
1.1.2.Mục đích của việc điều hoà không khí trên ôtô............................... ... 4 
1.1.3.Cơ sở lý thuyết của hệ thống điều hòa không khí ôtô.......................... 4 
1.1.4.Tổng quan về hệ thống điều hòa không khí ôtô................................... 7 
1.1.5. Môi chất lạnh sử dụng trên hệ thống điều hoà không khí ôtô. ............ 14 
1.2. KẾT CẤU VÀ HOẠT ĐỘNG CÁC BỘ PHẬN CỦA 
 HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN XE FIAT ............... 16 
 1.2.1. Kết cấu của hệ thống điều hòa không khí trên xe FIAT ..................... 16 
1.2.2. Nguyên lý hoạt động chung của hệ thống điều hòa 
 không khí trên xe FIAT..................................................................... 17 
1.2.3. Cấu tạo và hoạt động của từng bộ phận trong hệ thống 
 điều hòa không khí trên xe FIAT. ........................................................ 19 
1.2.3.1. Máy nén. ................................................................................... 19 
1.2.3.2. Bộ ly hợp điện từ....................................................................... 21 
1.2.3.3. Thiết bị ngưng tụ. ...................................................................... 23 
1.2.3.4. Bình lọc và hút ẩm. ................................................................... 25 
1.2.3.5. Van tiết lưu ( van giãn nở )........................................................ 27 
1.2.3.6.Giàn lạnh ................................................................................... 28 
1.2.4. Một số thiết bị khác ........................................................................... 30 
1.2.4.1. Công tắc áp suất ........................................................................ 30 
1.2.4.2.Cửa sổ kính (mắt ga) .................................................................. 32 
 1.2.4.3. Thiết bị giúp cho động cơ không bị ngừng máy ở chế 
độ cầm chừng ............................................................................................................ 32 
 1.2.4.4.Thiết bị dùng trong chế độ chạy không tải của động cơ .............. 33 
 1.2.4.5.Thiết bị bảo vệ máy nén ............................................................. 34 
 1.2.4.6.Hệ thống ống dẫn và các loại ống mềm ...................................... 35 
1.2.4.7. Điều khiển và phân phối không khí đã được điều hoà trên ô tô......... 36 
 -85- 
CHƯƠNG 2: 
XÁC ĐỊNH SỰ CỐ HOẠT ĐỘNG KHÔNG BÌNH THƯỜNG CỦA HỆ 
THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ CỦA XE. LỰA CHỌN GIẢI PHÁP 
KHẮC PHỤC ................................................................................................. 40 
2.1.Quy trình xác định sự cố hoạt động không bình thường của 
 hệ thống điều hoà không khí ô tô.......................................................... 40 
 2.1.1. Quan sát ............................................................................................ 40 
 2.1.2. Dụng cụ, thiết bị kiểm tra và sửa chữa hệ thống 
 điều hoà không khí ôtô ..................................................................... 41 
 2.1.3. Phương pháp lắp ráp bộ áp kế vào hệ thống điều 
 hoà không khí .................................................................................. 48 
 2.1.4. Thao tác đo kiểm áp suất của hệ thống điều hoà không khí................ 49 
2.2 . Chẩn đoán, sử lý các trường hợp hỏng hóc thông thường ................ 49 
2.3. Những trường hợp hỏng hóc thường gặp nhất của hệ thống 
 điều hoà không khí............................................................................... 53 
2.3.1. Nguyên nhân và biện pháp sửa chữa những hỏng 
 hóc thường gặp ................................................................................. 53 
2.3.2. Sự cố hoạt động không bình thường của xe FIAT 
 có tại xưởng cơ khí ........................................................................... 58 
CHƯƠNG 3: 
SỬA CHỮA PHỤC HỒI VÀ KHẮC PHỤC SỰ CỐ .................................... 
 3.1. An toàn kỹ thuật ................................................................................... 62 
3.2. Xả ga hệ thống điện lạnh ...................................................................... 62 
3.3. Sửa chữa khắc phục sự cố của xe FIAT có tại xưởng cở khí .............. 66 
3.4. Rút chân không hệ thống điện lạnh ô tô .............................................. 74 
3.5. Kỹ thuật nạp môi chất .......................................................................... 77 
3.5.1. Nạp môi chất lạnh vào hệ thống điện lạnh trong lúc động cơ ngừng, máy 
nén không bơm................................................................................. 78 
 3.5.2. kiểm tra lượng môi chất lạnh trong hệ thống ..................................... 79 
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN ............................................................. 81 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 83 
MỤC LỤC....................................................................................................... 91-
92 

File đính kèm:

  • pdfde_tai_nghien_cuu_nguyen_nhan_hu_hong_va_tien_hanh_khac_phuc.pdf