Đấu tranh của tù nhân trại lao động đặc biệt núi Bà Rá (1940-1945)

rại lao động đặc biệt Núi Bà Rá là một loại hình nhà tù thực dân Pháp

thiết lập ở Việt Nam từ năm 1940 đến tháng 3-1945. Với tên gọi “trại lao động”,

chính quyền thuộc địa ở Nam Kỳ đã dựng lên ở nơi rừng thiêng nước độc một hệ

thống nhà trại để giam cầm, đày ải những người yêu nước, các chiến sĩ cách mạng

và nhiều đối tượng khác. Bài viết này trình bày hoạt động đấu tranh của tù nhân ở

nhà tù Bà Rá với những trọng điểm nổi bật là: đấu tranh của nữ tù, trừng trị những

tên ác ôn, chống khủng bố, chịu đựng bệnh tật như một hình thức tra tấn - đày ải, tổ

chức và đấu tranh nội bộ, những cuộc vượt ngục. Các hoạt động đấu tranh này là

phần quan trọng trong quá trình tồn tại hoạt động của nhà tù Núi Bà Rá, góp phần

làm rõ thêm lịch sử các nhà tù ở Việt Nam thời thực dân, đế quốc và lịch sử truyền

thống anh dũng của địa phương.

pdf 13 trang kimcuc 10800
Bạn đang xem tài liệu "Đấu tranh của tù nhân trại lao động đặc biệt núi Bà Rá (1940-1945)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đấu tranh của tù nhân trại lao động đặc biệt núi Bà Rá (1940-1945)

Đấu tranh của tù nhân trại lao động đặc biệt núi Bà Rá (1940-1945)
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 3(46)-2020 
 ĐẤU TRANH CỦA TÙ NHÂN TRẠI LAO ĐỘNG ĐẶC BIỆT 
 NÚI BÀ RÁ (1940-1945) 
 Hà Minh Hồng(1), Lưu Văn Quyết(1) 
 (1) Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (VNU-HCM) 
 Ngày nhận bài 17/02/2020; Ngày gửi phản biện 15/02/2010; Chấp nhận đăng 20/05/2020 
 Liên hệ email: luuvanquyet@hcmussh.edu.vn 
 https://doi.org/10.37550/tdmu.VJS/2020.01.033 
Tóm tắt 
 Trại lao động đặc biệt Núi Bà Rá là một loại hình nhà tù thực dân Pháp 
thiết lập ở Việt Nam từ năm 1940 đến tháng 3-1945. Với tên gọi “trại lao động”, 
chính quyền thuộc địa ở Nam Kỳ đã dựng lên ở nơi rừng thiêng nước độc một hệ 
thống nhà trại để giam cầm, đày ải những người yêu nước, các chiến sĩ cách mạng 
và nhiều đối tượng khác. Bài viết này trình bày hoạt động đấu tranh của tù nhân ở 
nhà tù Bà Rá với những trọng điểm nổi bật là: đấu tranh của nữ tù, trừng trị những 
tên ác ôn, chống khủng bố, chịu đựng bệnh tật như một hình thức tra tấn - đày ải, tổ 
chức và đấu tranh nội bộ, những cuộc vượt ngục. Các hoạt động đấu tranh này là 
phần quan trọng trong quá trình tồn tại hoạt động của nhà tù Núi Bà Rá, góp phần 
làm rõ thêm lịch sử các nhà tù ở Việt Nam thời thực dân, đế quốc và lịch sử truyền 
thống anh dũng của địa phương. 
Từ khóa: bệnh tật, chế độ lao tù, tù chính trị, vượt ngục 
Abstract 
 POLITICAL PRISONERS’ STRUGGLE AT BA RA MOUNTAIN 
 FORCED LABOR CAMP (1940 -1945) 
 The Ba Ra Mountain Forced Labor Camp was the political prison which was 
established in unwholesome environment by the French colonial government in 
Vietnam from 1940 to March 1945. With the name "labor camp", the colonial 
government built to imprison revolutionary patriots and many others. This paper 
presents the prisoners’ struggles with the highlights of: women's struggles, 
punishing evil people, combating terrorism, suffering from disease as a form. 
torture - exile, organization and internal struggle, escapes. These fighting activities 
are an important part of the operation of Ba Ra mountain prison. The paper 
accounts the history of prisons in Vietnam during the colonial period, imperialism. 
1. Giới thiệu 
 Trại lao động đặc biệt Núi Bà Rà là một trong những nhà tù điển hình của 
thực dân Pháp ở Nam Kỳ, được chính quyền thực dân thiết lập năm 1940 tại quận 
 33 
 https://doi.org/10.37550/tdmu.VJS/2020.03.032 
Núi Bà Rá, tỉnh Biên Hòa (nay thuộc thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước). Tuy chỉ 
tồn tại trong một thời gian ngắn (1940-1945), “Trại lao động đặc biệt" Núi Bà Rá 
thực chất là một nhà tù khét tiếng giam cầm, đày ải những người yêu nước, các 
chiến sĩ cách mạng và nhiều đối tượng khác. Cũng như các nhà tù ở Việt Nam thời 
Pháp thuộc, nhà tù Bà Rá đã trở thành nơi có phong trào đấu tranh cách mạng quyết 
liệt với chính quyền thực dân, đế quốc. Tù nhân ở đây gồm nhiều đối tượng, ngoài 
số chính trị phạm (nam và nữ) - những người hoạt động yêu nước và cách mạng 
chống chế độ cai trị của thực dân đế quốc giành tự do độc lập cho dân tộc, còn 
nhiều đối tượng chống đối khác. Tất cả họ đều bị giam cầm, bị tước đoạt quyền tự 
do, bị đối xử thậm tệ và bị bộ máy bạo lực của nhà tù hành hạ thường xuyên. Vì vậy 
đấu tranh của tù nhân là tất yếu; tùy theo các khả năng và mục đích khác nhau, mỗi 
tù nhân đều có nhiều hình thức phản kháng và đem lại cho họ kết quả thiết thực 
nhất. Đấu tranh của tù nhân luôn luôn là hoạt động phổ biến trong hệ thống nhà tù 
dưới chế độ thực dân, bởi chế độ lao tù khắc nghiệt không thể giam giữ đày ải được 
ý chí tranh đấu của những người yêu nước và các chiến sĩ cách mạng vì lý tưởng 
sống và chiến đấu của mình cho độc lập tự do. Điển hình là các hoạt động đấu tranh 
chống chế độ lao tù hà khắc, đấu tranh của nữ tù, chống bệnh tật, vượt ngục 
2. Tổng quan tài liệu 
 Đấu tranh trong các nhà tù ở Việt Nam thời thực dân, đế quốc vốn là chủ đề 
thu hút giới nghiên cứu lịch sử từ nhiều năm qua. Các công trình nghiên cứu lịch sử 
nhà tù dưới chế độ thực dân Pháp (và đế quốc Mỹ) đều dành một dung lượng thích 
đáng để viết về các hoạt động đấu tranh của tù nhân chống chế độ lao tù, biến nhà tù 
thành chiến trường cách mạng, đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng, bảo vệ 
khí tiết của người yêu nước, tinh thần bất khuất, dũng cảm, thông minh sáng tạo của 
các thế hệ người Việt Nam yêu nước bị giam cầm trong các "địa ngục trần gian" của 
quân xâm lược. Đến nay, hầu hết các nhà tù thời Pháp - Mỹ đều đã được viết thành 
những trang sử quý giá. Nhà tù Côn Đảo (1862-1945) đã có hàng chục ấn phẩm, là 
những quyển sách "gối đầu giường" cho các thế hệ hôm nay và mai sau (Ban Chấp 
hành Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 2001), (Lê Hữu Phước, 2006), (Bùi Văn 
Toản, 1996, 1997, 2020, 2003) Nhà tù Sơn La, Nhà lao Vinh, Trại giam tù binh 
Phú Quốc đều có những ấn phẩm phản ánh cuộc đấu tranh của tù nhân như một 
phần không thể thiếu của phong trào đấu tranh cách mạng Việt Nam (Sóng Hồng, 
1973), (Nguyễn Văn Trân, 2005), (Trần Văn Kiêm, 2009) Kế thừa thành tựu 
nghiên cứu về lịch sử nhà tù nói chung, về hoạt động đấu tranh của các thế hệ tù 
nhân trong các nhà lao thực dân, đế quốc nói riêng, bài viết này tiếp tục sử dụng hai 
nguồn tài liệu chính là: hệ thống văn bản lưu trữ của chính quyền thực dân trong 
quá trình thực hiện các chính sách cai trị, đàn áp người tù và các tài liệu nghiên cứu, 
lời kể của những nhân chứng lịch sử. Về tài liệu lưu trữ, bài viết sưu tầm và sử dụng 
các văn bản của cơ quan Thống Đốc Nam Kỳ (TĐNK) chỉ đạo và điều hành các 
 34 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 3(46)-2020 
hoạt động của nhà tù Núi Bà Rá như: Công văn Chánh Tham biện tỉnh Biên Hòa 
gửi Thống đốc Nam kỳ (Phòng các vụ chính trị và bản địa) về việc tù nhân ở trại lao 
động đặc biệt Bà Rá, Báo cáo tình trạng y tế tại trại lao động Bà Rá, Công văn của 
Chủ tỉnh Biên Hòa gửi Trưởng phòng 5 v/v hủy bỏ trại Tà Lài và chuyển lên trại Bà 
Rá, Báo cáo thanh tra trại lao động đặc biệt Bà Rá, Bảng kê tiền thưởng cho nhân 
viên sở cảnh sát trong việc bắt tù nhân trại lao động Bà Rá vượt ngục (kèm lời khai 
và tòa xử), Sở Cảnh sát Sài Gòn gửi Văn phòng Vụ Chính trị bản xứ thuộc Phủ 
Thống đốc Nam kỳ giấy chứng tử, công văn thông báo v/v tù nhân tại trại lao động 
Bà Rá chết, Công văn mật của Thống đốc Nam kỳ gửi Chủ tỉnh Biên Hòa về việc 
làm thông thoáng trại lao động Bà Rá Về tài liệu hồi ký, lời kể nhân chứng bài 
viết sử dụng một số hồ ký cách mạng như Cuộc đời của mẹ, gia tài các con 
(Nguyễn Thị Một, 1990), Huyền thoại nữ tướng Nguyễn Thị Định, Nguyễn Thị Định 
và khúc bi tráng nhà tù Bà Rá (Trầm Hương, 2007, 2016), Nhà tù Bà Rá trong ký 
ức Nguyễn Thị Lựu (Bùi Thị Thủy, 2016) và một số tài liệu nghiên cứu về địa chí 
tỉnh Sông Bé (Trần Bạch Đằng chủ biên, 1991). 
3. Kết quả và thảo luận 
 3.1. Đấu tranh chống chế độ lao tù hà khắc 
 Chính quyền thực dân thiết lập trại Lao động đặc biệt ở nơi khó khăn đặc biệt 
cho con người sinh sống, nhằm hành hạ những tù nhân (gồm người tù cộng sản, quần 
chúng yêu nước và các thành phần khác) cả về vật chất lẫn tinh thần, làm cho họ kiệt 
lực mà rời rã ý chí đấu tranh, từ bỏ lý tưởng cách mạng, quy thuận theo chế độ thực 
dân ở thuộc địa. Vì vậy đấu tranh của tù nhân chống lại chế độ giam cầm hà khắc của 
thực dân đều mang nội dung tính chất thiết thực cho đời sống của chính tù nhân. 
 Không phân biệt thường phạm hay chính trị phạm, lao động - tù nhân ở các 
trại A-B-C chia sẻ với nhau, hỗ trợ cho nhau từng viên thuốc, lọ dầu, chén cơm, 
đường muối, khô mục, cá ươn, rau héo Đặc biệt là khi lao động bị đau yếu không 
có thuốc chữa bệnh, bị sốt rét, kiết lỵ và bị đe dọa tính mạng nơi rừng thiêng nước 
độc. Nhà tù cần dùng hình thức chào cờ và ly khai, không cần đầu thú và khai báo, 
các lao động - tù nhân ở Bà Rá chỉ cần tự nhận thấy không còn khát vọng sống, khát 
vọng độc lập, tự do, khát vọng hòa bình đã là “thành công” của địch. Vì vậy lao 
động - tù nhân sống vất vưởng, kiệt quệ trong các lán trại ở Bà Rá mỗi người phải 
vượt lên đau đớn về thể xác và tinh thần, anh chị em khuyên nhủ động viên nhau 
chịu đựng và chống chọi với bệnh tật để sống trở về đã là mang ý nghĩa quyết tâm 
giống như kiên quyết đấu tranh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. 
 Địch không cần tra tấn hay công khai bắn chết tù nhân, chỉ cần giam giữ và 
bắt lao động khổ sai có khi rất “nhàn hạ” nhưng trong điều kiện khắc nghiệt và hiểm 
nguy của Bà Rá, từng được coi là “vùng dịch bệnh lây truyền” với những căn bệnh 
không thuốc chữa, người tù sẽ “chết dần chết mòn”. Như thế người tù được gọi là 
 35 
 https://doi.org/10.37550/tdmu.VJS/2020.03.032 
“công nhân”, lao động khổ sai được coi như “colon”, thăm nuôi tù nhân được “tự do 
thăm viếng” có khi 2-3 ngàyNgoài việc tận dụng sức lực của tù nhân vào mục 
đích kinh tế, chính quyền thực dân còn nhằm hành hạ lao động-tù nhân cả thể xác 
lẫn tinh thần, làm cho cho tù nhân kiệt sức mà rã rời ý chí đấu tranh. Đó thực sự là 
cuộc đấu tranh thiết thực đối với mỗi cuộc sống lao tù ở Bà Rá. 
 3. 2. Đấu tranh của nữ tù 
 Vượt lên hoàn cảnh bị giam cầm khắc nghiệt, nữ tù đấu tranh rất quyết liệt. 
Nữ tù nhân Nguyễn Thị Lựu kể: “Ở Căng B, thấy một số chị em buồn bực sinh đau 
yếu, nếu chúng tôi đã khuyến khích chị em lao động. Hằng ngày, chúng tôi chia 
nhau ra từng nhóm, cùng nhau xới đất chung quanh trại để trồng rau thơm, cải, và 
trồng cả hoa nữa. Xong rồi, tiếp tục làm những chiếc băng tre để rải rác trước trại. 
Chiều chiều, chị em ra ngồi cùng nhau trao đổi tâm tình hoặc những chuyện cần 
thiết. Cuộc sống từ đó, càng ngày càng có sinh khí hơn. Chị Tiếu, thường khuyến 
khích chị em thuê thùa, may vá, để khuây khỏa nỗi mong chờ ngày được tháo xiềng 
xích” (Bùi Thị Thủy, 2016). 
 Số lượng phạm nhân tăng lên, kể cả nữ tù, vượt qua sự cai quản chặt chẽ của 
quản tù, các lao động - tù nhân trại B tranh thủ điều kiện đất trồng đã bảo nhau làm 
đất, tìm hạt giống rau cải để trồng; hằng ngày khi đi làm tìm thêm rau rừng để cải 
thiện cho bữa ăn. 
 Đấu tranh bảo vệ khí tiết và giữ lấy phẩm hạnh của các nữ tù chính trị là cuộc 
đấu tranh căng thẳng, ác liệt nhất; bởi những nữ tù nhân xinh đẹp, đang độ xuân sắc, 
có cốt cách cao quý, luôn là đích nhắm của những tên xếp khám và bộ máy cai tù, 
khiến người nữ tù phải trải qua những trận chiến tự vượt lên chính mình. 
 Đòn roi, tra tấn nhục hình không đánh gục được ý chí người phụ nữ kiên 
trung, những nữ chính phạm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ, đoàn kết, thương yêu 
nhau, kịp thời cảnh giác bọn xếp, bọn cai tù: “Có những tên ban đêm mò vào chỗ 
các nữ tù, định giở trò sàm sỡ. Phát hiện được, chị em hô ầm lên khiến chúng sợ, co 
mình lại. Lấy cớ vùng này có nhiều cọp, beo, thú dữ nên khi “nó” đến gần thì họ 
khua thùng thiếc, hô vang để “bọn thú” bỏ đi. Các chị dặn nhau khi đi gánh nước, 
làm cỏ chớ nên ham bóng mát gần nhà mấy tên Tây...” (Trầm Hương, 2007). 
 Hồi ký của nữ tù Tám Lựu cho biết: “bọn mật thám làm việc ở đây thường lân 
la, giao thiệp, mục đích của chúng là để vừa kiểm soát vừa dụ dỗ các chị em. Chúng 
thường nói tới tương lai đen tối để cuối cùng thực hiện ý đồ dụ dỗ chị em làm vợ 
chúng”. Hồi ký còn ghi lại những cuộc đối đáp thật chí lý về cuộc đấu tranh bảo vệ 
nhân phẩm có một không hai nơi kẻ địch như con thú đói trước nữ tù nhân. Nữ tù 
nhân Tám Lựu đáp trả thanh tra mật thám Rigaud nhờ tên cò nói việc muốn lấy tù 
nhân làm vợ: - Ông đừng xem thường tôi như thế. Tôi không phải là loại người để 
ông đến nói những lời sàm sỡ ấy đâu. Ông định làm nhục tôi à ? Tên cò biện lý: - 
Một thanh tra mật thám muốn kết hôn với cô có phép tắc và hôn lễ đàng hoàng mà 
cô cho là làm nhục à ? Nữ tù nhân Tám Lựu liền nói: - Tôi là cộng sản, đi làm vợ 
 36 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 3(46)-2020 
mật thám của đế quốc, chống lại cộng sản, không nhục à ? Và người nữ chiến sĩ 
cộng sản dứt khoát: - Tôi cho con đường tôi đi là đúng, phù hợp với lý tưởng tôi là 
đi tới cùng. Không có gì làm tôi ăn năn hết. Tôi yêu cầu ông chấm dứt những hành 
động trêu ghẹo chị em ở đây. Nếu không, chúng tôi sẽ có thái độ. 
 Lại có lần phát hiện có bệnh phổi do suy nhược cơ thể quá sức, địch dụ dỗ nữ 
tù Tám Lựu: “Cô làm một cái đơn xin ân xá rồi tôi sẽ gởi đơn lên trên cho cô. Chớ ở 
trên này khí hậu không có lợi cho những người đau phổi”. Lập tức chánh tham biện 
bị đấu lý: “Tôi không có tội gì mà người ta (chính quyền thực dân) bắt tôi tra tấn 
đánh đập bỏ tù, giam cầm, đày ải tôi đủ thứ rồi bây giờ còn định quản thúc tôi nữa. 
Thế là người ta có tội. Tôi nghĩ người ta phải làm đơn xin lỗi tôi rồi đưa tôi về mới 
đúng. Chớ sao tôi lại phải làm đơn xin ân xá” (Nguyễn Thị Lựu, 2015). Chánh tham 
biện đuối lý không dám “dụ” nữa. 
 3.3. Trừng trị những tên ác ôn, chống khủng bố 
 Các cựu tù nhân thường kể lại vẫn chuyện chủ ngục Bà Rá thời điểm 1940 là 
đại úy D'Ersnt, anh chị em tù Bà Rá gọi là thằng Đẹt, là một tên khát máu. “Nó nuôi 
một con chó berger đặt tên là Nam Kỳ. Hàng ngày nó cho con chó săn gốc Đức này 
uống máu tươi để duy trì và phát huy thú tính. Máu tươi lấy từ máu người tù vượt 
ngục không may bị bắt lại. Bắt được tù vượt ngục, thằng Đẹt cho đánh kẻng tập 
trung tù lại để xem hình phạt dành cho tử tội” (Nguyên Hùng, 2003). Sách Địa chí 
Sông Bé ghi lại tư liệu về nhà tù Bà Rá cho biết: “Mỗi ngày trại A có không dưới 3-
4 tù nhân chết thê thảm. Vì nếu không chết vì trò giết người của D’Ere thì cũng chết 
vì tai nạn phá rừng, bệnh tật, cọp ăn, rắn cắn. Ngày nào cũng thấy có xác người 
chết đặt trên tấm phên tre, mặt được đậy bằng chiếc ky hốt đất mà người đó thường 
dùng. Cảnh tượng đó diễn ra hằng ngày như thế để răn đe số tù còn lại phải biết 
giữ mình...” (Trần Bạch Đằng, chủ biên, 1991). 
 Nhiều tù nhân vượt ngục không chấp nhận bị bắt lại và họ đã bị bắn chết 
trong tình trạng chống chọi với lực lượng lâu la truy đuổi. Báo cáo số 13071 về 
trường hợp tù nhân vượt ngục bị bắn chết: “Tù nhân Doan Van Tung, số tù 631-
FST, vượt ngục từ trại A ở Bà rá ngày 5/5/1941, sau đó bị bắt lại vào ngày 11 và lại 
vượt ngục vào 5/6/1941 tại bệnh viện tỉnh Biên Hòa, nơi đương sự đang chữa 
bệnh”. Người tù này “đã gieo rắc nỗi sợ hãi đã đốt nhà tên Nguyen Van Ky và đe 
dọa giết các hương chức. Chánh tổng Chanh My Ha, 3 dân quân và các hương chức, 
được điều động xuống bắt tại nhà ở Mỹ Lộc. Doan Van Tung đã dùng gậy cố thủ 
ngay tại lối vào nhà rồi bỏ chạy ra phía sau. Chánh tổng đuổi theo và bị hắn chém 2 
nhát làm bị thương nhẹ ở đầu. Một lính bắn vào đùi một dân quân và một hương 
chức khác đã nhào về phía hắn nhưng không thể bắt được. Người hương chức đã bị 
thương ở sườn trái, ở khuỷu tay và ở cằm. Doan Van Tung chỉ bị khống chế sau một 
trận giằng co kịch liệt rồi bị bắt đưa đến đình làng Mỹ Lộc và bị bắn chết trên 
đường giải đi” (TĐNK, 1942). 
 37 
 https://doi.org/10.37550/tdmu.VJS/2020.03.032 
 Đối đầu với những thủ đoạn dã man tác ác của địch, tù nhân phải sử dụng 
nhiều chiêu độc, mưu cao “vỏ quýt dày có móng tay nhọn” để đối phó hiệu quả. 
 Kể về nữ tù Nguyễn Thị Định (Ba Định), nhà văn Trầm Hương có chuyện về 
tên cai mặt đen thui, mắt ốc nhồi, lúc nào cũng nồng nặc hơi rượu; nó đánh cả tù 
chính trị và tù thường; chị em tù nhân nhiều lần tranh thủ giáo dục nó không được. 
Chị Ba Định có lần tôi nói thẳng trước mặt nó: - Chú ở ác  ... ể là bị lao” (TĐNK, 1941c), 
nhưng chuyện trả tự do cho tù nhân thực ra không phải là việc của bác sĩ. 
 Tù nhân bị bắt buộc phải lao động khổ sai nặng nhọc giữa rừng già, phải đối 
mặt với nhiều độc hại, nguy hiểm đối với sức khỏe; bệnh tật, chết chóc diễn ra bất 
cứ lúc nào. Theo hồ sơ lưu trữ, đến ngày 1-1-1941, số thứ tự giấy báo tử tại Trại Bà 
Rá là 130D (130 người chết trong 5 tháng) và người có số tù lớn nhất là 465.FST 
(so với hơn 465 tổng số người bị giam giữ) (TĐNK, 1941d) - Một tỉ lệ tù nhân chết 
khủng khiếp chưa từng có ở các trại tù tại Việt Nam lúc bấy giờ. 
 3. 5. Những cuộc vượt ngục 
 Nuôi chí vượt ngục là tất yếu của những tù chính trị tiếp tục đấu tranh từ ngay 
khi vào tù và trong suốt thời gian ở tù; phải vượt ngục trở về với dân, với đồng chí 
đồng bào, với phong trào, đó là động cơ quan trọng nhất của những ý định và kế 
hoạch vượt ngục. Cũng có những tù nhân sau một thời gian ở tù mới xuất hiện ý 
định vượt ngục vì không muốn bị giam giữ vô thời hạn; một số khác thấy tình hình 
chiến tranh thế giới kéo dài, nghe ngóng thấy cách mạng nổi lên, họ có ý định vượt 
ngục để tìm cơ hội mới. 
 Trước tình hình tù nhân vượt ngục, bộ máy quản tù cai ngục tăng cường kỷ 
luật canh gác và kiểm tra tù nhân, nhưng vượt ngục vẫn xảy ra nhiều. Thống kê năm 
1942 các vụ vượt ngục (ở Trại A) như sau: Quý 1 = 26 vụ, Quý 2 = 18 vụ, Quý 3 = 
11 vụ. Chánh Tham biện tỉnh Biên Hòa gửi Thống đốc Nam kỳ (Phòng các vụ chính 
trị và bản địa) cho biết: từ tháng 4-1941, thời điểm có 3 Trại Lao động tập trung tại 
Núi Bà Rá, tù nhân vượt ngục đều là tù nhân lao động ở trại A. Nhưng ông Chánh 
 40 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 3(46)-2020 
Tham biện cảnh báo: “Đối với tù chính trị, tình hình hoàn toàn khác. Ngoài một số 
tù nhân cho tôi sự tin tưởng tuyệt đối, về khía cạnh con người, về sự cải tạo tiến bộ 
của họ, thì chúng tôi thấy còn rất nhiều kẻ cấu kết nhau một cách bí mật, đang tìm 
cách chống lại chúng ta”. Ông giải thích: “Nếu như không có các vụ vượt ngục nào 
xảy ra ở tù chính trị từ khi họ được chuyển từ Tài Lài lên Bà Rá, là do không phải 
vì những tù nhân này ít có cơ hội hơn tù thường phạm” (TĐNK, 1941a). 
 Tù vượt ngục bị bắt lại sẽ phải được đưa trở lại trại ngay lập tức (không đưa 
tù vượt ngục vào trong các nhà tù tỉnh, để làm giảm ý chí mong muốn tự do của một 
số tù nhân khác). Cũng cần lưu ý rằng, những vụ vượt ngục chỉ xảy ra trong số các 
tù nhân làm việc bên ngoài. Tù nhân ở trại A không bao giờ từ bỏ số phận giống 
như tù chính trị ở trại C và sự khao khát tự do thôi thúc họ không màng những hiểm 
nguy để trốn trong các khu rừng hoang. Có thể giảm được số vượt ngục bằng cách 
giảm số lượng nhân công lao dịch và tăng số lượng dân quân canh gác lên 2 người, 
thay vì chỉ 1 như hiện nay. Một cách khác, đó là bắt quay ngay về trại những kẻ 
vượt ngục bị bắt giữ và phạt nhốt chúng 60 ngày trong ngục tối. Hình phạt này sẽ 
làm cho chúng không dám bắt đầu lại nữa. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng, 
theo các thông tin mà tôi nhận được ở Bà Rá, thì có 75% tù vượt ngục bị bắt trở lại, 
15% chết trong rừng do bị thú dữ ăn thịt và chỉ 10% được tự do (TĐNK, 1942).
 Báo cáo của Thanh tra Larivière ngày 21/8/1942 còn đề nghị: “dựng các chòi 
canh gác có đèn pha, cùng với lính gác và những người này sẽ hành động ngay khi 
có tiếng động hoặc thấy cái bóng đáng ngờ” (TĐNK, 1942). Báo cáo của Larivière 
Thanh tra Vụ Chính trị và Hành chánh gửi Thống đốc Nam kỳ ngày 26/6/1942: 
“Ban quản lý Trại Lao động Đặc biệt không ngừng lo lắng đến vấn đề vượt ngục. 
Nó hoàn toàn không thể tránh khỏi, vì các tù nhân luôn luôn trốn trong lúc làm 
việc. Về cơ bản, cần phải có một trại dân quân đến Bà Rá làm việc, với vai trò là 
đơn vị trực thuộc 
 Theo tôi chỉ có một cách hiệu quả: không đưa các tên vượt ngục bị bắt trở lại 
ra tòa nữa, vì chúng sẽ được hưởng vài tháng nghỉ ngơi trong các nhà tù tỉnh như 
các can phạm khác. Ngay khi bắt được chúng, hãy đưa chúng quay trở lại Bà Rá 
ngay lập tức, tại đây, chúng sẽ bị xích chân trong lúc làm việc” (TĐNK, 1942). 
 Chính quyền thuộc địa thưởng hậu hĩ cho những ai bắt được tù nhân trốn khỏi 
trại lao động đặc biệt núi Bà Rá (thưởng 20$00 cho mỗi lần bắt được tù nhân, một 
người bắt được thì được hưởng nguyên tiền thưởng, nhiều người bắt được thì chia 
đều cho từng người). Có rất nhiều đối tượng tích cực làm việc này, từ hương trưởng, 
người làm bếp, dân thường, lính, cai, nhân viên cảnh sát cho tới phó quận trưởng 
đều tham gia truy bắt tù nhân trốn khỏi trại lao động Bà Rá. Nhưng vượt ngục vẫn 
là hình thức đấu tranh thường xuyên của tù nhân ở trại lao động đặc biệt Núi Bà Rá. 
Tuy vậy số tù vượt ngục năm 1943 vẫn rất lớn. 
 Để ngăn tình trạng vượt ngục, quan thanh tra và các tham biện đều đề nghị 
đối phó bằng cách giảm số tù lao động khổ sai ngoài trại để giảm số tù có điều kiện 
 41 
 https://doi.org/10.37550/tdmu.VJS/2020.03.032 
vượt ngục. Nhưng “vỏ quýt dày có móng tay nhọn” - Vượt ngục những năm 1944-
1945 vẫn tiếp tục diễn ra như một hình thức đấu tranh quyết liệt nhất của tù nhân, 
nhất là khi lực lượng và phong trào đấu tranh cách mạng, đấu tranh dân tộc ngày 
một lên cao, nhiều tù nhân vượt ngục đã bổ sung kịp thời cho thực lực cách mạng 
các địa phương. 
 3.6. Tổ chức và đấu tranh nội bộ 
 Các hồi ký của cựu tù chính trị phạm từng ở Trại Lao động đặc biệt Núi Bà 
Rá như Tô Ký, Nguyễn Thị Định, Nguyễn Thị Lựu, Trương Văn Nhâm, Trương 
Văn Bang đều kể về tổ chức Đảng trong tù ở Bà Rá. 
 Hồi ký Trần Văn Giàu cho biết, trong trại lao động “những người không cộng 
sản cũng không ít, còn có tín đồ Cao Đài, nổi tiếng nhất là “Thiên Bồng đại nguyên 
soái” Lê Kim Tỵ; lại có Tờ-rốt-kýt như nhà báo ít tiếng tăm Lê Văn Thử từ đệ tam 
sang đệ tứ, tiến lên đệ tứ rưỡi, cũng có một tay nguyên thuộc công đoàn vô chính phủ 
ở Paris như Trịnh Hung Ngẩu – nay là công thương gia. Lác đác vào trại có một ít cụ 
thuộc các “hội kín” ngày xưa” (Trần Văn Giàu, 2008). Trương Văn Bang năm 1943 bị 
đày tiếp đi Bà Rá. Trong tù, ông cùng các đảng viên cộng sản liên tục đấu tranh với 
nhóm “đệ tứ”, nhóm “Tờ-rốt-kít”, để bảo vệ quan điểm đúng đắn của Đảng. 
 Hồi ký của bà Nguyễn Thị Một cho biết: “nhóm đệ tứ lúc ấy ở Bà Rá, chỉ còn 
có Hồ Hữu Tường, Phan Văn Hoa và một số chịu ảnh hưởng của nhóm này. Đám 
này với các đồng chí ta là những người đồng cảnh nhưng bên trong mâu thuẫn nhau 
về lý tưởng, nên các đồng chí ta phải cảnh giác đối với họ. Số xu hướng thân đệ tứ 
cũng cầu an, không tranh luận về thời sự với anh em ta. Số thân Nhật lúc ấy đã bị 
đày đi Ma-đa-gát-ca như Phạm Công Tắc, bác sĩ Nhã,” (Nguyễn Thị Một, 1990). 
 Sinh hoạt trong tù (Trại C) thường tập trung vào vấn đề chiến tranh thế giới; 
mọi người tranh luận và tìm cách giải thích về Chủ nghĩa phát xít, nguyên nhân của 
chiến tranh thế giới lần thứ hai, Chiến tranh và cách mạng sẽ ra sao “Anh Bang 
cho tôi biết, nhà giam Bà Rá hiện nay có sự tranh luận giữa nhóm đệ tứ và nhóm 
thân Nhật với các đồng chí ta về vấn đề giữa Đồng minh và trục phát xít ai sẽ 
thắng” (Nguyễn Thị Một, 1990). 
 Qua tài liệu nhận được từ bên ngoài thông qua những chuyến thăm nuôi, anh 
em chính trị phạm trong trại Bà Rá vững tin vào tình hình chuyển biến nhanh có lợi 
cho cách mạng, từ đó anh em bàn đến các công việc thiết thực như tuyên truyền vận 
động binh lính Pháp đứng về phía tù nhân đấu tranh cách mạng, tuyên truyền vận 
động đồng bào địa phương tạo điều kiện cho tù nhân vượt ngục, khi chưa vượt ngục 
được thì phải chuẩn bị võ thuật, sắm vũ khí tự vệ (dao, xà beng, xẻng), tích trữ 
thuốc men, cơm khô 
 Những nữ đảng viên cộng sản như bà Nguyễn Thị Định trong thời gian bị 
giam cầm tại Bà Rá đã thông qua tổ chức Đảng tiếp tục đấu tranh bằng nhiều hình 
thức khác nhau phù hợp với hoàn cảnh của mội bộ phận tù nhân. Các chị em đoàn 
kết, duy trì hoạt động và tuyên truyền về chủ nghĩa yêu nước, lý tưởng cách mạng, 
 42 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 3(46)-2020 
rèn luyện bản thân và tinh thần đồng đội. Đêm Bà Rá rất lạnh, chị em tổ chức văn 
nghệ để quên đi giá rét; người hát vọng cổ, người đọc thơ, tiếng hát, tiếng cười có 
tác dụng xua tan đi những đau đớn, buồn thương nơi chốn lao tù hẻo lánh. 
 Từ năm 1942, địch dùng thủ đoạn mới trong giam cầm đày ải nơi rừng thiêng 
nước độc với hình thức “trả tự do” nhưng phải “cư trú tại nơi quy định ở Núi Bà 
Rá”, gồm 42 lao động tù nhân Trại A và 20 lao động tù nhân Trại C. 
 Đây là một giải pháp giam giữ mới của Trại lao động đặc biệt hay là kết quả 
của nỗ lực đấu tranh của lao động-tù nhân (?). Báo cáo ngày 25/9/1942 của Thanh 
tra Vụ Chính trị và Hành chánh cho biết: “42 tù nhân (Trại A) tạo thành một đội làm 
gạch, làm mộc, chăn bò, xây nhà, thợ cơ khí những người này làm việc tại trung 
tâm khẩn hoang, đã được trả tự do, và được cho cư trú tại nơi quy định ở Núi Bà 
Rá Theo ý tôi, đây là một kinh nghiệm cho kết quả tốt, cần phải tiếp tục theo 
đuổi” (TĐNK, 1942). 
 Địch coi đây là giải pháp “cần phải tiếp tục theo đuổi”; còn các lao động-tù 
nhân thì “tương kế tựu kế” để tồn tại và tiếp tục đấu tranh. Nhưng không thấy có danh 
sách trại B - Có thể do các lao động-tù nhân ở đây được sử dụng nhiều trong các hoạt 
động của Trại với chế độ „thoải mái” hơn; song như nữ tù chính trị phạm Trại B – bà 
Nguyễn Thị Lựu viết trong hồi ký: “Chế độ đối với nữ chính trị phạm có khá hơn, bởi 
chị em là nữ, phần đông rất trẻ, lại có trình độ văn hóa, nhiều người nói được tiếng 
Pháp, có tư cách đứng đắn nên chúng nể vì”; mặc dù vậy, các nữ tù vẫn luôn tỉnh táo 
và giữ vững ý chí của người chiến sĩ cách mạng khi địch “âm mưu tách rời các anh ra 
khỏi tập thể, có vườn, có đất rồi các anh sẽ say mê cái thú điền viên và quyền lợi 
riêng tư mà bị hao mòn tinh thần cách mạng. Các anh ra Cô Lông, nó chỉ dùng một 
miếng đất và một số tiền nhỏ nhoi để cột chân các anh, thực hiện đúng cái từ “biệt 
xứ” mà nó đã đưa ra. Và như vậy là, thứ nhất: mình bị tách rời tập thể, thứ hai: bị 
mang tiếng bóc lột lại các anh em được ra làm công nhân để khai khẩn cho mình. Nếu 
các anh có miếng đất để cải tạo phì nhiêu, xum xuê vườn tược, các anh còn thiết tha 
đi về nữa hay không? Hay chỉ ở lại đây để chôn vùi ý chí lại núi Bà Rá này ? Mà đã 
như vậy thì rơi trúng âm mưu của giặc” (Nguyễn Thị Lựu, 2015). 
 Như thế, đã diễn ra cuộc đấu tranh trong nội bộ và tư tưởng; chắc chắn sẽ tiếp 
tục có những chỉ đạo để lực lượng tù nhân luôn được thống nhất. Nhưng chưa bao 
lâu thì Trại lao động đặc biệt Núi Bà Rá bị giải thể; phong trào cách mạng bùng lên 
và cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân tháng 8-1945 đã kết 
thúc hoàn toàn chế độ thực dân. 
4. Kết luận 
 Đấu tranh giữ vững khí tiết của tù nhân trong Trại lao động đặc biệt núi Bà Rá 
là hình thức đấu tranh phổ biến trong hệ thống nhà tù dưới thời thực dân đế quốc. 
Mặc dù bị giam cầm, đánh đập dã man, lao động khổ sai trong điều kiện thiếu thốn 
và nhiều bệnh tật đe dọa, các tù nhân ở nhà tù Bà Rá vẫn đấu tranh không hề nao 
 43 
 https://doi.org/10.37550/tdmu.VJS/2020.03.032 
núng, dưới nhiều hình thức, nhất là đấu tranh của nữ tù nhân. Qua đấu tranh, các lao 
động-tù nhân, nhất là các tù chính trị đã luôn kiên định với mục tiêu cách mạng, 
biến nhà tù thành nơi đọ sức, đọ trí với kẻ thù, giữ vững khí tiết của người cộng sản, 
giữ gìn phẩm hạnh cao quý của người phụ nữ Việt Nam đấu tranh cách mạng. 
 Tù chính trị và tù thường phạm đều có nhiều hình thức đấu tranh, trong đó 
đấu tranh của chính trị phạm đòi hỏi phải có tổ chức bí mật trong tù; mặc dù chưa 
có nhiều tư liệu nói rõ về tổ chức Đảng trong nhà tù ở Bà Rá, nhưng các hồi ký của 
cựu tù là những người trải qua thực tế lao tù đều cho thấy đấu tranh của tù chính trị 
phạm ở đây (gồm cả đấu tranh của nữ tù) là cơ bản nhất, phản ánh rõ tính chất quyết 
liệt và bản chất cách mạng của tù nhân. Do có nhiều thành phần tù nhân nên đấu 
tranh của họ có nhiều động cơ, mục đích và hình thái khác nhau, trong đó có đấu 
tranh tư tưởng trong nội bộ tù chính trị là rất quan trọng, chứng tỏ lực lượng lao 
động – tù nhân ở Trại Lao động đặc biệt Núi Bà Rá có khá đông những người yêu 
nước và cách mạng, đấu tranh của họ vì thế là một bộ phận khăng khít của phong 
trào đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng ở Nam Bộ trong thời kỳ chuẩn 
bị và tiến tới cách mạng tháng Tám. 
 Nghiên cứu nằm trong khuôn khổ đề tài theo Quyết định số 3381/QĐ-UBND, 
 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Phước, ngày 27/12/2017. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bùi Thị Thủy (2016). Nhà tù Bà Rá trong ký ức Nguyễn Thị Lựu. Hội thảo Di tích nhà tù Bà 
 Rá và đấu tranh chống chế độ lao tù (1940-1945), Thị ủy Phước Long, tháng 6-2016 
[2] Nguyễn Thị Một (1990). Cuộc đời của mẹ, gia tài các con - Hồi ký cách mạng. NXB Trẻ 
[3] Nguyên Hùng (2003). Nam Bộ - Những nhân vật một thời vang bóng. NXB Công An 
 Nhân dân. 
[4] Nguyễn Thị Lựu (2015). Tình yêu và ánh sáng. NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 
[5] TĐNK (1941). Công văn gửi Thống đốc Nam kỳ về tình hình trại lao động đặc biệt Bà 
 Rá. Công văn số 1371, ngày 23-8-1941. 
[6] TĐNK (1941a). Công văn Chánh Tham biện tỉnh Biên Hòa gửi Thống đốc Nam kỳ 
 (Phòng các vụ chính trị và bản địa) v/v tù nhân ở trại lao động đặc biệt Bà Ra. Công 
 văn số 488C, ngày 9/8/1941. 
[7] TĐNK (1941b). Công văn Chánh Tham biện tỉnh Biên Hòa gửi Thống đốc Nam kỳ 
 (Phòng các vụ chính trị và bản địa) v/v tù nhân ở trại lao động đặc biệt Bà Ra. Công 
 văn số 488C, ngày 9/8/1941. 
[8] TĐNK (1941c). Báo cáo tình trạng y tế tại trại lao động Bà Rá. Hồ sơ 52578, ngày 
 2/12/1941. 
[9] TĐNK (1941d). Công văn của Chủ tỉnh Biên Hòa gửi Trưởng phòng 5 v/v hủy bỏ trại 
 Tà Lài và chuyển lên trại Bà Rá. Hồ sơ IIA.45/195/1, ngày 25/8/1941. 
 44 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 3(46)-2020 
[10] TĐNK (1941e). Công văn ngày 31/7/1941 của Chánh Tham biện tỉnh Biên Hòa gửi 
 Trưởng Sở Cảnh sát v/v tù nhân giam giữ tại trại lao động Bà Rá. Hồ sơ 17286, ngày 
 31/7/1941. 
[11] TĐNK (1942). Báo cáo thanh tra trại lao động đặc biệt Bà Rá tháng 6-9/1942. Hồ sơ 
 50513, ngày 28/9/1942. 
[12] TĐNK (1943). Bảng kê tiền thưởng cho nhân viên sở cảnh sát trong việc bắt tù nhân 
 trại lao động Bà Rá vượt ngục (kèm lời khai và tòa xử). Hồ sơ số 59429, ngày5/9/1943. 
[13] TĐNK (1944). Sở Cảnh sát Sài Gòn gửi Văn phòng Vụ Chính trị bản xứ thuộc Phủ 
 Thống đốc Nam kỳ giấy chứng tử, công văn thông báo v/v tù nhân tại trại lao động Bà 
 Rá chết. Công văn số 87225 ngày 18/12/1944. 
[14] TĐNK (1944a). Công văn mật ngày 23/9/1944 của Thống đốc Nam kỳ gửi Chủ tỉnh 
 Biên Hòa v/v làm thông thoáng trại lao động Bà Rá. Hồ sơ 17192, ngày 23/9/1944. 
[15] TĐNK (1944b). Thông tư Thanh tra Vụ Chính trị và Hành chánh gửi các Chánh Tham 
 biện, Chủ tỉnh, Trưởng sở cảnh sát địa phương. Số 138-C/Api ngày 21/12/1944. 
[16] Trầm Hương (2007). Huyền thoại nữ tướng Nguyễn Thị Định. An Ninh Thế giới, số 
 642 - 645, ngày 7/4/2007 - 20/4/2007 
[17] Trầm Hương (2016). Nguyễn Thị Định và khúc bi tráng nhà tù Bà Rá. Hội thảo Di tích 
 nhà tù Bà Rá và đấu tranh chống chế độ lao tù (1940-1945). Thị ủy Phước Long. 
[18] Trần Bạch Đằng (chủ biên, 1991). Địa chí Sông Bé. NXB Tổng hợp Sông Bé. 
[19] Trần Văn Giàu (2008). Tự bạch. Tổng tập. Tập 3. NXB Quân đội Nhân dân. 
 45 

File đính kèm:

  • pdfdau_tranh_cua_tu_nhan_trai_lao_dong_dac_biet_nui_ba_ra_1940.pdf