Đánh giá hoạt động phối hợp của quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Thành phố Hồ Chí Minh

Hoạt động phối hợp của Quỹ bảo lãnh tín dụng (Quỹ BLTD) với các tổ chức tín dụng (TCTD) để cấp,

bảo lãnh tín dụng và trợ giúp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) thể hiện qua các hoạt động

như thu thập và cung cấp thông tin, thẩm định và phê duyệt tín dụng, quyết định cấp tín dụng và bảo lãnh

tín dụng (BLTD), kiểm tra sử dụng vốn vay và hoạt động kinh doanh của DNNVV. Đây là hoạt động

thuộc chức năng của Quỹ BLTD, mang tính thường xuyên, liên tục và có tác động hỗ trợ nhau, tạo thuận

lợi cho Quỹ BLTD thực hiện tốt hoạt động trong BLTD và góp phần trợ giúp phát triển DNNVV. Trên

cơ sở những hạn chế trong hoạt động phối hợp giữa Quỹ BLTD, các TCTD, DNNVV và các tổ chức

khác, bài viết đã đưa ra những giải pháp trong hoạt động phối hợp đối với Quỹ BLTD, TCTD, DNNVV

và các cơ quan quản lý nhà nước nhằm tăng tính hiệu quả trong hoạt động phối hợp góp phần phát triển

DNNVV - một lực lượng có vai trò rất quan trong đối với nền kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay.

pdf 10 trang kimcuc 3140
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá hoạt động phối hợp của quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá hoạt động phối hợp của quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Thành phố Hồ Chí Minh

Đánh giá hoạt động phối hợp của quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Thành phố Hồ Chí Minh
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 10 (35) - Thaùng 12/2015 
31 
Đánh giá hoạt động phối hợp của quỹ bảo lãnh tín dụng 
cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Thành phố Hồ Chí Minh 
Review of operations coordination for credit guarantee fund small and medium-
sized enterprises 
TS. Võ Đức Toàn 
Trường Đại học Sài Gòn 
Ph.D. Vo Duc Toan 
Sai Gon University 
Tóm tắt 
Hoạt động phối hợp của Quỹ bảo lãnh tín dụng (Quỹ BLTD) với các tổ chức tín dụng (TCTD) để cấp, 
bảo lãnh tín dụng và trợ giúp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) thể hiện qua các hoạt động 
như thu thập và cung cấp thông tin, thẩm định và phê duyệt tín dụng, quyết định cấp tín dụng và bảo lãnh 
tín dụng (BLTD), kiểm tra sử dụng vốn vay và hoạt động kinh doanh của DNNVV. Đây là hoạt động 
thuộc chức năng của Quỹ BLTD, mang tính thường xuyên, liên tục và có tác động hỗ trợ nhau, tạo thuận 
lợi cho Quỹ BLTD thực hiện tốt hoạt động trong BLTD và góp phần trợ giúp phát triển DNNVV. Trên 
cơ sở những hạn chế trong hoạt động phối hợp giữa Quỹ BLTD, các TCTD, DNNVV và các tổ chức 
khác, bài viết đã đưa ra những giải pháp trong hoạt động phối hợp đối với Quỹ BLTD, TCTD, DNNVV 
và các cơ quan quản lý nhà nước nhằm tăng tính hiệu quả trong hoạt động phối hợp góp phần phát triển 
DNNVV - một lực lượng có vai trò rất quan trong đối với nền kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay. 
Từ khóa: hoạt động phối hợp, quỹ bão lãnh tín dụng 
Abstract 
Coordinating activities of a credit guarantee fund for credit institutions to grant, credit guarantees and 
help small and medium-sized enterprises are represented by activities such as collecting and providing 
information, evaluation and credit approval, deciding to grant credit and credit guarantees, testing the 
use of loans and business operations of small and medium-sized enterprises. This activity is within the 
functions of a credit guarantee fund, with a frequency, continuity and mutual support, to facilitate the 
credit guarantee fund operations to be performed well in credit guarantees and help section develop 
small and medium-sized enterprises. On the basis of the limitations in coordinating activities between 
credit guarantee fund, the credit institution, the small and medium-sized enterprises and other 
organizations, the article gave the solution to collaborative activities credit guarantee funds, credit 
institutions, and small and medium-sized enterprises and the state authorities to increase the 
effectiveness of coordinated activities that contribute to the development of small and medium-sized 
enterprises - a force plays a very important role in the socio - economic Viet Nam today. 
Keywords: activities in collaboration, credit guarantee fund 
32 
1. Đặt vấn đề 
Việt Nam đã và đang trên đà phát triển 
mạnh và ngày càng hội nhập với nền kinh 
tế khu vực và thế giới theo chiều rộng lẫn 
chiều sâu. Tuy nhiên, nếu so với nhiều 
quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam vẫn 
là một quốc gia đang phát triển, trong đó 
thành phần kinh tế tư nhân có vai trò hết 
sức quan trọng đối với kinh tế - xã hội ở 
Việt Nam hiện nay, trong đó các DNNVV 
được xem là thành phần quan trọng trong 
việc cung cấp đa dạng hàng hóa, dịch vụ 
cho thị trường; góp phần tạo công ăn việc 
làm và thu nhập cho người lao động; thu 
hút vốn đầu tư trong nền kinh tế; góp phần 
phát triển kinh tế địa phương, khai thác 
tiềm năng thế mạnh của từng vùng; tạo 
nguồn thu cho ngân sách nhà nước 
DNNVV là đối tượng đang được quan tâm 
của các tổ chức xã hội và các cấp quản lý 
Nhà nước. Vai trò của các Quỹ BLTD đã 
góp phần giúp các DNNVV phát triển 
thông qua hoạt động cấp BLTD cho 
DNNVV có dự án kinh doanh tốt nhưng 
không có tài sản hoặc tài sản không đủ điều 
kiện để thế chấp vay vốn tại các TCTD và 
trợ giúp các DNNVV năng cao năng lực 
cạnh tranh, tăng năng lực quản lý và điều 
hành, Để phát huy tốt vai trò của Quỹ 
BLTD trong việc cấp BLTD và trợ giúp 
các DNNVV cần có sự phối hợp đồng bộ, 
nhịp nhàng giữa Quỹ BLTD, các TCTD và 
bản thân các DNNVV. Tuy nhiên, hiện nay 
sự phối hợp trong hoạt động của Quỹ 
BLTD vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát 
huy hết vai trò của mình. 
2. Hoạt động phối hợp của quỹ BLTD 
2.1. Giới thiệu Quỹ BLTD cho các 
DNNVV TP.Hồ Chí Minh 
Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh 
nghiệp nhỏ và vừa Tp. Hồ Chí Minh là một 
tổ chức tài chính, trực thuộc Ủy ban nhân 
dân Tp. Hồ Chí Minh, được thành lập theo 
Quyết định số 36/2006/QĐ-UBND ngày 8 
tháng 3 năm 2006 về việc thành lập Quỹ 
bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp 
nhỏ và vừa Tp. Hồ Chí Minh. Hoạt động 
không vì mục tiêu lợi nhuận, theo Điều lệ 
Quỹ bảo lãnh tín dụng được ban hành kèm 
theo quyết định số 53/2007/QĐ-UBND 
ngày 30-3-2007 của Ủy ban nhân dân Tp. 
Hồ Chí Minh và các quy định pháp luật. 
- Quỹ bảo lãnh tín dụng Thành Phố Hồ 
Chí Minh là cầu nối giữa Doanh nghiệp và 
các Tổ chức tín dụng, hỗ trợ cho các doanh 
nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận nguồn vốn của 
các ngân hàng, Tổ chức tín dụng phi ngân 
hàng, Tổ chức tài chính vi mô và Quỹ tín 
dụng nhân dân, phát triển các hoạt động 
sản xuất kinh doanh, dịnh vụ và không 
ngừng nâng cao năng lực hoạt động quản 
lý doanh nghiệp. 
- Vốn điều lệ của Quỹ bảo lãnh tín 
dụng TP.HCM là: 232,35 tỷ đồng 
- Lĩnh vực hoạt động: 
+ Bảo lãnh tín dụng cho các doanh 
nghiệp nhỏ và vừa của Tp. Hồ Chí Minh; 
+ Thu hút vốn góp của các tổ chức tín 
dụng, các doanh nghiệp, các hiệp hội 
ngành nghề, các tổ chức đại diện và hỗ trợ 
cho các DNNVV; cũng như thu hút vốn tài 
trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân (kể 
cả vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA) 
trong và ngoài nước cho mục tiêu phát 
triển các DNNVV; 
+ Tổ chức, cung cấp các dịch vụ thông 
tin, định giá trị tài sản và giá trị doanh 
nghiệp, xây dựng định mức tín nhiệm 
doanh nghiệp; 
+ Tư vấn về đầu tư - tài chính và đào 
tạo nguồn nhân lực; 
+ Thực hiện các chức năng hoạt động 
khác khi được Ủy ban nhân dân Tp. Hồ 
Chí Minh giao. [7] 
33 
2.2. Hoạt động phối hợp để cấp và 
bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV 
Hoạt động phối hợp để cấp và bảo lãnh 
tín dụng cho các DNNVV tập trung vào 
các vấn đề chủ yếu sau: 
Thứ nhất, thu thập và cung cấp thông 
tin: Thông qua hoạt động phối hợp, Quỹ 
BLTD và các TCTD sẽ có thông tin cụ thể 
về DNNVV đang có nhu cầu vốn, cần sự 
trợ giúp của Quỹ BLTD để được tiếp cận 
với nguồn vốn tín dụng, qua đây Quỹ 
BLTD sẽ nắm được thông tin là DNNVV 
có phương án sản xuất kinh doanh khả thi 
hay không cũng như khả năng hoàn trả vốn 
gốc và lãi nếu được bảo lãnh tín dụng 
(BLTD). Việc phối hợp tốt giữa Quỹ 
BLTD và các TCTD để nắm bắt thông tin 
sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và chi 
phí, thay vì từng đơn vị thu nhập thông tin 
riêng lẻ. 
Thứ hai, đồng thẩm định: Là sự phối 
hợp giữa Quỹ BLTD và các TCTD nhằm 
thẩm định và phê duyệt tín dụng cho các 
DNNVV có nhu cầu BLTD. Dựa trên 
những tiêu thức do hai bên thống nhất xây 
dựng để kiểm tra năng lực tài chính, hồ sơ 
tín dụng, phương án sản xuất kinh doanh có 
hiệu quả hay không đồng thời kiểm tra năng 
lực hoàn trả vốn gốc và lãi vay nếu được 
cấp BLTD cho các DNNVV này. Việc hai 
bên phối hợp với nhau để cùng xem xét hồ 
sơ tín dụng sẽ giúp cho công tác thẩm định 
chặt chẽ hơn và có độ tin cậy cao. 
Thứ ba, quyết định cấp tín dụng và 
BLTD: Sau khi hai bên (Quỹ BLTD và 
TCTD) đã thống nhất cấp BLTD và cấp tín 
dụng cho DNNVV thông qua việc đồng 
thẩm định hồ sơ tín dụng, thì Quỹ BLTD, 
TCTD và DNNVV sẽ thực hiện ký hợp 
đồng BLTD và hợp đồng tín dụng. 
Thứ tư, kiểm tra sử dụng vốn vay và 
hoạt động kinh doanh của DNNVV: Việc 
Quỹ BLTD và TCTD cùng phối hợp để 
kiểm tra tình hình sử dụng vốn và hoạt 
động kinh doanh của DNNVV đã được cấp 
BLTD và cấp tín dụng sẽ giúp nâng cao 
hiệu quả hoạt động, tiết kiệm chi phí và 
đảm bảo an toàn trong việc thu hồi vốn gốc 
và lãi. 
2.3. Về hoạt động phối hợp để trợ giúp 
cho các DNNVV 
Hỗ trợ các DNNVV nâng cao năng lực 
lập dự án, phương án kinh doanh nhằm đáp 
ứng yêu cầu của các TCTD khi thẩm định 
hồ sơ vay vốn. Hỗ trợ các DNNVV hoàn 
thiện công tác quản lý tài chính, kế toán 
theo qui định nhằm nâng cao hiệu quả hoạt 
động và giảm rủi ro cho DNNVV. Thông 
báo và hướng dẫn các chủ trương, chính 
sách hỗ trợ phát triển của Nhà nước đối với 
các DNNVV. 
2.4. Vai tro hoạt động phối hợp của 
Quỹ BLTD cho DNNVV 
Vai trò hoạt động phối hợp để cấp tín 
dụng, BLTD và trợ giúp của Quỹ BLTD và 
các TCTD đối với DNNVV thể hiện trên 
các mặt chủ yếu sau: 
Đối với DNNVV: 
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các 
DNNVV tiếp cận và sử dụng vốn vay đáp 
ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất 
kinh doanh và đầu tư phát triển của 
DNNVV. 
- Khắc phục được tình trạng thiếu tài 
sản đảm bảo khi các DNNVV vay vốn. 
- Tạo điều kiện để DNNVV huy động 
vốn kịp thời cho các cơ hội kinh doanh và 
cơ hội đầu tư. DNNVV có điều kiện đầu tư 
đổi mới máy móc thiết bị, đầu tư dây 
chuyền công nghệ và trang thiết bị hiện đại. 
- Tác động tích cực cho hoạt động phối 
hợp trợ giúp khác nhằm phát triển các 
DNNVV. 
- DNNVV được truyền tải thông tin 
34 
pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà 
nước, thông qua giải thích chính sách, pháp 
luật; cung cấp văn bản pháp luật về thuế, 
đất đai, tín dụng, thi hành luật doanh 
nghiệp... có liên quan đến hoạt động của 
doanh nghiệp. 
- Nâng cao kỹ năng lập phương án sản 
xuất kinh doanh, lập dự án đầu tư và hồ sơ 
vay vốn đối với các DNNVV. 
- DNNVV sẽ dần hoàn thiện công tác 
kế toán, lập báo cáo tài chính và kê khai 
thuế. Tạo điều kiện cho các DNNVV nâng 
cao kiến thức quản lý doanh nghiệp, quản 
lý dự án đầu tư, thực hiện các dự án đầu tư 
theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp 
với quy hoạch phát triển công nghiệp theo 
vùng, lãnh thổ và địa phương. 
- DNNVV thực hiện đầu tư xây dựng 
dây chuyền sản xuất, mở rộng quy mô sản 
xuất, đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học 
- công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, 
quản lý chất lượng sản xuất và bảo vệ môi 
trường thông qua hoạt động phối hợp của 
Quỹ BLTD với các tổ chức, hiệp hội khác. 
Đối với Quỹ BLTD: Mở rộng hoạt 
động BLTD, tăng doanh số BLTD, thực 
hiện tốt chức năng BLTD. Tạo tiền đề, nền 
tảng tăng cường phối hợp, mở rộng thêm 
các mối quan hệ mới với các TCTD mới. 
Đối với các TCTD: Tín dụng sẽ tăng 
trưởng, tăng thêm thu nhập và hiệu quả 
kinh doanh của các TCTD. 
Đối với nền kinh tế xã hội: Góp phần 
thực hiện các chương trình phát triển kinh 
tế - xã hội, các chương trình kinh tế trên 
địa bàn của mỗi địa phương. 
3. Thực trạng phối hợp của quỹ BLTD 
cho DNNVV TP.HCM 
Quỹ bảo lãnh tín dụng Tp. Hồ Chí 
Minh (Quỹ) đã được thành lập Quyết định 
số 36/2006/QĐ-UBND ngày 8 tháng 3 năm 
2006 và điều lệ hoạt động theo quyết định 
số 53/2007/QĐ-UBND ngày 30-3-2007 của 
Ủy ban nhân dân Tp. Hồ Chí Minh và các 
quy định pháp luật. Đến nay, Quỹ đã hoạt 
động được gần 9 năm, nhưng hiệu quả hoạt 
động vẫn còn thấp, chưa thật sự là chỗ dựa 
cho các DNNVV khi thiếu vốn kinh doanh. 
Những số liệu phân tích sau sẽ cho thấy rõ 
về tính hiệu quả hoạt động của Quỹ: 
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng số DNNVV được BLTD, lũy kế doanh số và số lượng 
chi nhánh TCTD phối hợp với Quỹ từ năm 2008 đến 2014 
Đơn vị tính: % 
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 
Số DNNVV được 
BLTD 
200.00 1066.67 40.00 4.08 7.84 7.27 0.00 
Lũy kế doanh số 152.00 1996.92 118.30 45.64 13.78 12.86 0.97 
Số chi nhánh 
TCTD phối hợp 
100.00 450.00 9.09 -16.67 0.00 10.00 -9.09 
Nguồn: Ký yếu hội thảo khoa học [9, tr131 và 135] 
35 
Biểu đồ 1: Số lượng DNNVV được Quỹ BLTD Tp.Hồ Chí Minh phối hợp với các 
tổ chức tín dụng trên địa bàn để thực hiện bảo lãnh tín dụng từ năm 2007 - 2014 
Đơn vị tính: Doanh nghiệp nhỏ và vừa 
1
3
35
49
51
55
59 59
0
10
20
30
40
50
60
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Nguồn: Ký yếu hội thảo khoa học [9, tr131] 
Biểu đồ 2: Lũy kế doanh số BLTD của Quỹ BLTD Tp.HCM phối hợp với các TCTD 
trên địa bàn để thực hiện BLTD đối với DNNVV từ năm 2007 - 2014 
Đơn vị tính: Tỷ đồng 
4 10.08
211.37
461.43
672.01
764.64
862.94 871.27
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
 Nguồn: Ký yếu hội thảo khoa học [9, tr131] 
36 
Biểu đồ 3: Số lượng chi nhánh TCTD phối hợp với Quỹ BLTD Tp.Hồ Chí Minh để 
thực hiện bảo lãnh tín dụng cho DNNVV từ năm 2007 - 2014 
Đơn vị tính: Chi nhánh tổ chức tín dụng 
1
2
11
12
10 10
11
10
0
2
4
6
8
10
12
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
 Nguồn: Ký yếu hội thảo khoa học [9, tr135] 
Qua các bảng, biểu trên ta thấy kết quả 
hoạt động phối giữa Quỹ BLTD với các 
TCTD trong việc BLTD đối với DNNVV 
còn rất hạn chế, thậm chí có thể xem như 
thất bại của một chính sách. Với qui mô số 
lượng doanh nghiệp trên địa bàn Tp.Hồ Chí 
Minh vào khoảng 200.000 doanh nghiệp, 
trong đó hơn 95% là DNNVV trong khi đó 
tính đến hết năm 2014 Quỹ BLTD chỉ phối 
hợp bảo lãnh được 59 doanh nghiệp và đến 
nay cọn số này không thay đổi. Vế lũy kế 
doanh số bảo lãnh mặc dù có tăng từ năm 
2007 đến năm 2014 nhưng giá trị không 
đáng kế, chỉ đạt 871,27 tỷ đồng năm 2014 
và đến nay con số này không thể tăng được. 
Về số lượng chi nhánh TCTD phối hợp để 
BLTD thì dừng lại ở con số 10 chi nhánh 
cho đến nay, một số TCTD vẫn thờ ơ, thậm 
chí không quan tâm, không biết. Bảng 01 
cho thấy rõ tình hình hoạt động của Quỹ 
BLTD đang đi xuống nghiêm trọng và hiện 
nay là dừng chân tại chỗ, không thể phát 
triển được. 
4. Những hạn chế 
Thứ nhất, Quỹ BLTD vẫn còn thụ 
động, chưa tích cực tìm đến doanh nghiệp: 
Mặc dù Quỹ BLTD trong thời gian vừa qua 
đã có nhiều nỗ lực, cố gắng để thông tin 
đến DNNVV. Tuy nhiên, công tác này vẫn 
chưa mang lại hiệu quả, nhiều DNNVV 
chưa biết về Quỹ BLTD. 
Thứ hai, hoạt động phối hợp chưa 
đồng bộ và đa dạng: Hoạt động phối hợp 
giữa Quỹ BLTD với các TCTD vẫn chưa 
đồng bộ, nhiều TCTD còn nghi ngờ về sự 
tồn tại của Quỹ BLTD nên chưa mạnh dạn 
tham gia. Một số trường hợp Quỹ BLTD 
đã thẩm định hồ sơ tín dụng của DNNVV 
nhưng khi đến TCTD, DNNVV vẫn phải 
mất thời gian để TCTD thẩm định lại hồ 
sơ, từ đó làm cho DNNVV cảm thấy thủ 
tục hành chính rườm rà, khó tiếp cận với 
nguồn vốn ngân hàng. Ngoài nhiệm vụ cấp 
BLTD, Quỹ BLTD còn có vai trò trợ giúp 
tài chính thông qua BLTD, đa dạng hóa các 
sản phẩm, dịch vụ phù hợp với DNNVV, 
37 
cung cấp các dịch vụ hỗ trợ về tư vấn tài 
chính, đào tạo, quản lý đầu tư và các dịch 
vụ hỗ trợ khác. 
Thứ ba, chưa có chiến lược hoạt động 
dài hạn: Quỹ BLTD hiện nay chỉ tập trung 
vào kế hoạch ngắn hạn, chưa xây dựng 
được chiến lược phát triển hoạt động dài 
hạn để tạo nền tảng phát triển trong hoạt 
động phối hợp với các TCTD một cách căn 
cơ và lâu dài. 
Thứ tư, khó khăn về tài chính: Vốn 
hoạt động của Quỹ BLTD chủ yếu là từ 
ngân sách Nhà nước, số còn lại là của các 
TCTD. Mặc khác việc huy động từ các tổ 
chức khác rất khó khăn do không vì mục 
tiêu lợi nhuận nên các tổ chức khác không 
muồn tham gia hoặc tham gia quá ít. Vốn 
ít, nên việc BLTD còn bị hạn chế do quy 
định BLTD cho một DNNVV không vượt 
quá 15% vốn điều lệ của Quỹ BLTD, nên 
khó đáp ứng tốt nhu cầu BLTD. 
Thứ năm, cán bộ Quỹ BLTD kiêm 
nhiệm nhiều việc, chính sách tiền lương, 
chế độ đào tạo chưa phù hợp: Do kiêm 
nhiệm nên cán bộ công tác tại Quỹ BLTD 
chưa có kiến thức chuyên mô sâu, chưa 
được đào tạo bài bản về các nhiệm vụ, 
chương trình và những hoạt động của Quỹ 
BLTD nên cũng ảnh hưởng đến hoạt động 
phối hợp của Quỹ BLTD với các TCTD và 
DNNVV. Chưa có hệ thống chính sách thu 
hút nhân lực có chất lượng cao để phục vụ 
cho yêu cầu phát triển của các Quỹ BLTD. 
Thứ sáu, một số TCTD chưa nắm rõ 
hoạt động của Quỹ BLTD: Mặc dù các 
Quỹ BLTD đã được thành lập và hoạt động 
nhiều năm, nhưng hiện nay nhiều TCTD 
thuộc sở hữu tư nhân vẫn chưa nắm rõ hoạt 
động và mục đích của Quỹ nên chưa tham 
gia phối hợp, thậm chí nghi ngờ tính hiệu 
quả của Quỹ BLTD. 
Thứ bảy, DNNVV vẫn còn e ngại sự 
rờm rà thủ tục khi vừa tiếp xúc với ngân 
hàng vừa tiếp xúc với Quỹ BLTD, ngoài ra 
DNNVV còn lo lắng về việc chịu sự kiểm 
tra, báo cáo với cả Quỹ BLTD và ngân 
hàng. Tuy nhiên, về phía DNNVV thì hệ 
thống sổ sách kế toán còn thiếu tính rõ 
ràng, minh bạch gây khó khăn cho công tác 
thẩm định của Quỹ BLTD và TCTD. 
Thứ tám, chưa có cơ chế và qui trình 
phối hợp thống nhất: Sự phối hợp trong 
hoạt động cấp BLTD và trợ giúp các 
DNNVV hiện nay vẫn chưa có quy định 
chi tiết để phối hợp cấp tín dụng và BLTD, 
cũng như quan hệ giữa Quỹ BLTD và các 
TCTD trong hoạt động phối hợp, từ đó dẫn 
đến sự phối hợp chưa đồng bộ, chưa thống 
nhất trong nội dung thẩm định hồ sơ tín 
dụng cũng như phối hợp kiểm tra sử dụng 
vốn của DNNVV. 
Thứ chín, chưa có sự chỉ đạo quyết 
liệt, thống nhất từ Trung ương: Do đó các 
tổ chức, các hiệp hội, TCTD chưa thật sự 
quan tâm đến công tác phối hợp để cùng 
nhau trợ giúp các DNNVV. 
Thứ mười, Điều 23 Quyết định số 
58/2013/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 
2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định 
“Bên được bảo lãnh phải sử dụng tài sản 
hiện có hoặc tài sản hình thành trong 
tương lai thuộc quyền sở hữu của mình mà 
pháp luật không cấm giao dịch để thực 
hiện các biện pháp bảo đảm cho bảo lãnh 
vay vốn tại bên bảo lãnh theo quy định của 
pháp luật về giao dịch bảo đảm”. Quy định 
này không rõ ràng, đã làm khó cho cả Quỹ 
BLTD, DNNVV và các TCTD khi thực 
hiện phối hợp. 
5. Giải pháp nâng cao hiệu quả 
hoạt động phối hợp của quỹ bảo lãnh 
tín dụng 
5.1. Đối với Quỹ bảo lãnh tín dụng 
- Tăng cường hợp tác giữa Quỹ BLTD 
với các TCTD để cấp, BLTD và trợ giúp 
phát triển DNNVV. Để phát triển và nâng 
cao hiệu quả hoạt động phối hợp, Quỹ 
BLTD cần duy trì mối quan hệ hợp tác với 
38 
các TCTD đã có mối quan hệ trong hoạt 
động phối hợp cấp tín dụng và BLTD cho 
các DNNVV qua nhiều năm, đồng thời mở 
rộng và phát triển thêm các quan hệ hợp tác 
với các TCTD mới để tăng thêm quy mô 
hoạt động phối hợp, trên cơ sở đó hoạt động 
phối hợp ngày càng gia tăng và hiệu quả. 
- Xây dựng chiến lược phát triển lâu dài 
hoạt động phối hợp với các TCTD để cấp 
tín dụng và BLTD cho các DNNVV. Hiện 
nay, hầu hết các Quỹ BLTD đều chưa xây 
dựng chiến lược phát triển hoạt động lâu dài 
để tạo nền tảng phát triển hoạt động phối 
hợp với các TCTD một cách căn cơ và lâu 
dài. Do vậy, việc chưa xây dựng chiến lược 
phát triển hoạt động lâu dài là một trong 
những giải pháp cần quan tâm để tạo điều 
kiện cho hoạt động phối hợp trong quá trình 
cấp tín dụng và BLTD cho các DNNVV. 
- Đa dạng hoá hoạt động phối hợp để 
trợ giúp cho các DNNVV. Tạo điều kiện 
nâng cao năng lực quản lý cho các 
DNNVV thông qua thực hiện các chương 
trình huấn luyện kỹ năng quản lý, các hội 
thảo, diễn đàn,... Hỗ trợ phát triển thị 
trường và tăng cường khả năng cạnh tranh, 
tạo điều kiện để DNNVV tiếp cận các 
thông tin về thị trường, giá cả hàng hóa, trợ 
giúp mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm. 
Tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV 
liên kết hợp tác với nước ngoài, mở rộng thì 
trường xuất khẩu hàng hóa dịch vụ. 
- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn 
cho cán bộ nhân viên, đặc biệt là trong 
công tác thẩm định hồ sơ doanh nghiệp vay 
vốn. Có thể chủ động liên kết với các 
trường đại học có uy tín trong lĩnh vực tài 
chính ngân hàng để tổ chức đào tạo. 
5.2. Đối với các Tổ chức tín dụng 
Hỗ trợ thông tin về Quỹ BLTD đến 
các DNNVV xin vay vốn, đông thời đăng 
thông tin liên kết với Quỹ BLTD để 
DNNVV tham khảo, chuẩn bị những hồ sơ 
cần thiết trước khi tiếp xúc với TCTD. Chủ 
động phối hợp với Quỹ BLTD trong hoạt 
động tín dụng đối với DNNVV, chủ động 
góp vốn để nâng cao năng lực bảo lãnh của 
Quỹ BLTD theo qui định của pháp luật. 
5.3. Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 
Nhằm nâng cao chất lượng thông tin 
tài chính của các DNNVV, việc xây dựng 
hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả, tổ 
chức hệ thống thông tin tài chính trung 
thực, khách quan và minh bạch là điều kiện 
tốt để tạo điều kiện cho các hoạt động phối 
hợp cấp tín dụng, BLTD, cũng như hoạt 
động phối hợp để trợ giúp phát triển 
DNNVV. Ngoài báo cáo tài chính, còn xây 
dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị. 
Những báo cáo này có thể làm cơ cơ sở 
đánh giá khả năng sinh lời và hiệu quả kinh 
doanh, hiệu quả đầu tư, tạo cho công tác 
phối hợp được triển khai thực hiện nhanh 
chóng. Chủ động tìm kiếm thông tin hỗ trợ 
từ các TCTD, tìm hiểu kỹ qui trình bảo 
lãnh của Quỹ BLTD để tránh thời gian 
thực hiện bảo lãnh vay vốn kéo dài. 
5.4.Đối với cơ quan quản lý Nhà nước 
- Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cần 
tạo môi trường về pháp luật và các cơ chế, 
chính sách thuận lợi cho hoạt động của 
Quỹ BLTD. Hoàn thiện quy định về thành 
lập và tổ chức hoạt động của Quỹ BLTD, 
tạo thuận lợi cho Quỹ BLTD đủ năng lực 
tài chính, có nguồn tài chính phù hợp với 
từng nhu cầu phát triển của DNNVV tại địa 
phương, cũng như tương xứng với mức cấp 
tín dụng, bảo lãnh tín dụng được phối hợp 
giữa Quỹ BLTD với các tổ chức tín dụng, 
đặc biệt là phối hợp giữa Quỹ BLTD với 
các ngân hàng thương mại cổ phần. Quy 
định chi tiết về cơ chế phối hợp cấp tín 
dụng và BLTD, cũng như quan hệ giữa 
Quỹ BLTD và các TCTD trong hoạt động 
phối hợp. 
- Ngân hàng Nhà nước cần tạo cơ chế 
chung cho hoạt động phối hợp, cũng như 
xác định tỷ lệ dự phòng rủi ro của TCTD là 
39 
0% đối với các khoản cấp tín dụng có 
BLTD của Quỹ BLTD, nhằm tạo điều kiện 
tốt nhất cho việc phát huy hiệu quả hoạt 
động phối hợp cấp tín dụng và BLTD. Tại 
địa phương, Chi nhánh Ngân hàng Nhà 
nước sẽ thực hiện thúc đẩy để cơ chế phối 
hợp giữa Quỹ BLTD và các TCTD để cấp 
tín dụng và BLTD cho các DNNVV đi vào 
thực tế và phát huy hiệu quả thực sự của 
hoạt động phối hợp. 
- Chính phủ tiếp tục hoạch định chiến 
lược phát triển DNNVV hiệu quả hơn, tạo 
môi trường về pháp luật và các cơ chế, 
chính sách thuận lợi cho DNNVV thuộc 
mọi thành phần kinh tế phát triển bình 
đẳng và cạnh tranh lành mạnh nhằm huy 
động mọi nguồn lực trong nước kết hợp 
với nguồn lực từ bên ngoài cho đầu tư phát 
triển. Phát triển DNNVV theo phương 
châm tích cực, vững chắc, nâng cao chất 
lượng, phát triển về số lượng, đạt hiệu quả 
kinh tế, góp phần tạo nhiều việc làm, xóa 
đói, giảm nghèo, đảm bảo trật tự, an toàn 
xã hội. Hoạt động trợ giúp của Nhà nước 
chuyển dần từ hỗ trợ trực tiếp sang hỗ trợ 
gián tiếp để nâng cao năng lực cho các 
DNNVV. Tăng cường nâng cao nhận thức 
của các cấp chính quyền về vị trí, vai trò 
của DNNVV trong phát triển kinh tế - xã 
hội. Đặc biết chú trọng hỗ trợ DNNVV 
phối hợp với Quỹ BLTV và TCTD để thực 
hiện vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. 
- Chính phủ cần xây dựng và phát triển 
hệ thống thông tin của DNNVV. Có một hệ 
thống thông tin tài chính trung thực, minh 
bạch và hệ thống kiểm soát hiệu quả, đồng 
bộ trong các DNNVV, sẽ tạo điều kiện để 
các TCTD cho vay, Quỹ BLTD bảo lãnh 
tín dụng đánh giá được thực trạng, tình 
hình tài chính, khả năng sinh lời và thanh 
toán các khoản nợ vay của DNNVV, giúp 
cho việc cùng hoạt động phối hợp thuận 
lợi, thống nhất ra các quyết định cho vay 
và BLTD. 
- Ngoài quỹ BLTD thuộc sở hữu nhà 
nước, Chính Phủ nên có cơ chế ưu đãi và 
khuyến khích thành lập Quỹ bảo lãnh tín 
dụng thuộc sở hữu tư nhân. Điều này sẽ tạo 
điều kiện thuận lợi hơn cho các DNNVV 
khi có nhu cầu vay vốn ngân hàng. Các tổ 
chức bảo lãnh tín dụng này sẽ hỗ trợ cho 
DNNVV có được những điều kiện cần thiết 
để ngân hàng thương mại có thể chấp nhận 
cấp tín dụng cho DNNVV. Ngoài ra sự 
cạnh tranh giữa Quỹ BLTD thuộc sở hữu 
nhà nước và Quỹ BLTD thuộc sở hữu tư 
nhân cũng sẽ làm cho hoạt động BLTD 
ngày càng phát triển và hiệu quả hơn. 
- Chính quyền địa phương cần chỉ đạo, 
kêu gọi và thúc đẩy hoạt động phối hợp 
của Quỹ BLTD. Theo dõi hoạt động phối 
hợp của Quỹ BLTD, kịp thời điều chỉnh 
các hoạt động phối hợp đáp ứng yêu cầu 
phát triển các DNNVV tại các địa phương. 
Thúc đẩy phát triển quan hệ phối hợp của 
Quỹ BLTD với các sở ngành, các cấp 
chính quyền địa phương, nhằm tháo gỡ kịp 
thời những khó khăn vướng mắc, tạo điều 
kiện thuận lợi cho phát triển các DNNVV 
và thực hiện các chương trinh phát triển 
kinh tế tại các địa phương. 
- Cần nghiên cứu sửa đổi Điều 23 
Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg ngày 15 
tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính 
phủ cho phù hợp với thực tế, vì nếu 
DNNVV đã có tài sản đảm bảo thì không 
cần đến Quỹ BLTD. 
6. Kết luận 
Hoạt động phối hợp của Quỹ BLTD để 
BLTD và trợ giúp các DNNVV là hoạt 
động cùng tham gia với các TCTD trong 
quá trình đồng thẩm định hồ sơ của 
DNNVV và thống nhất nội dung BLTD. 
Đây là hoạt động thuộc chức năng của Quỹ 
BLTD, mang tính thường xuyên, liên tục 
và có tác động bổ trợ nhau, tạo thuận lợi 
cho Quỹ BLTD thực hiện tốt hoạt động 
trong BLTD và góp phần trợ giúp phát 
40 
triển DNNVV. Hoạt động phối hợp đã tạo 
điều kiện thuận lợi cho các DNNVV tiếp 
cận và sử dụng vốn vay đáp ứng nhu cầu 
bổ sung vốn sản xuất kinh doanh, đáp ứng 
nhu cầu vốn vay phục vụ cho các dự án đầu 
tư phát triển của DNNVV thông qua 
BLTD, khắc phục tình trạng thiếu hụt tài 
sản đảm bảo nợ vay trong khi các DNNVV 
có nhu cầu vốn vay phục vụ cho san xuất 
kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh 
nghiệp sử dụng vốn kịp thời cho các cơ hội 
kinh doanh và cơ hội đầu tư, tạo điều kiện 
đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, đầu tư 
dây chuyền công nghệ và trang thiết bị 
hiện đại, cùng các DNNVV góp phần thực 
hiện các chương trình phát triển kinh tế - 
xã hội, các chương trình kinh tế trên địa 
bàn của mỗi địa phương, nâng cao kỹ năng 
lập phương án sản xuất kinh doanh, lập dự 
án đầu tư và hồ sơ vay vốn các TCTD của 
DNNVV, hoàn thiện dần công tác kế toán, 
lập báo cáo tài chính và kê khai thuế, tạo 
điều kiện cho các DNNVV nâng cao kiến 
thức quản lý doanh nghiệp, quản lý dự án 
đầu tư, thực hiện các dự án đầu tư theo 
đúng quy định của pháp luật, phù hợp với 
quy hoạch phát triển công nghiệp theo 
vùng, lãnh thổ và địa phương. 
Để phát huy hiệu quả hoạt động phối 
hợp cần có những giải pháp đồng bộ trong 
từng hoạt động phối hợp, cũng như giải 
pháp kết hợp các hoạt động phối hợp. 
Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước có cơ chế 
phù hợp nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động 
phối hợp giữa các TCTD với Quỹ BLTD, 
có chiến lược phát triển tín dụng trợ giúp 
DNNVV và định hướng hoạt động phối 
hợp giữa các TCTD với Quỹ BLTD. Chính 
quyền địa phương cần chỉ đạo phối hợp 
đồng bộ trong trợ giúp phát triển DNNVV. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trương Văn Khánh, Võ Đức Toàn (2011), 
“Hoạt động phối hợp giữa quỹ bảo lãnh tín 
dụng với các ngân hàng thương mại và tổ 
chức hiệp hội trong việc bảo lãnh tín dụng 
và trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt 
Nam”, Tạp chí Đại học Sài Gòn (ISSN 
1859-3208), Số 07 tháng 09/2011. 
2. Trương Văn Khánh, Võ Đức Toàn (2012), 
Hoạt động phối hợp giữa quỹ BLTD với các 
NHTM và tổ chức hiệp hội trong việc 
BLTD, trợ giúp DNNVV ở Việt Nam, Tạp 
chí khoa học Thương mại Đại học Thương 
Mại (ISSN 1859-3666), Số 49 tháng 8/2012. 
3. Nghị quyết số 22/NQ-CP của Chính phủ 
ngày 05 tháng 5 năm 2010, về việc triển 
khai thực hiện Nghị định số 56/2009/NĐ-CP 
ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về 
trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. 
4. Quyết định Số 193/2001/QĐ-TTg của Thủ 
tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế 
thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ 
bảo lãnh tín dụng cho DNNVV. 
5. Quyết định số 236/2006/QĐ-TTg của Thủ 
Tướng Chính Phủ ngày 23 tháng 10 năm 
2006 Phê duyệt Kế hoạch phát triển doanh 
nghiệp nhỏ và vừa 5 năm (2006 - 2010). 
6. Quyết định số 53/2007/QĐ-UBND ngày 
30/3/2007 của Ủy ban nhân dân TP.Hồ Chí 
Minh ban hành Điều lệ Tổ chức và hoạt 
động của Quỹ bảo lãnh tín dụng. 
7. Quyết định số 36/2006/QĐ-UBND ngày 8 
tháng 3 năm 2006 về việc thành lập Quỹ bảo 
lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và 
vừa thành phố Hồ Chí Minh. 
8. Quỹ bão lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp 
nhỏ và vừa thành phố Hồ Chí Minh, 
Website:  
9. Quyết định 58/2013/Q Đ-TTg ngày 
15/10/2013 về việc ban hành quy chế thành 
lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ BLTD 
cho DNNVV. 
10. Kỷ yếu hội thảo khoa học (14/08/2015), 
“Hoạt động BLTD cho DNNVV trên địa bàn 
Tp. Hồ Chí Minh”, Đại học Ngân Hàng 
TP.HCM. 
Ngày nhận bài: 21/9/2015 Biên tập xong: 15/12/2015 Duyệt đăng: 20/12/2015 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_hoat_dong_phoi_hop_cua_quy_bao_lanh_tin_dung_cho_do.pdf