Đánh giá hiện trạng và đề xuất bảo tồn 8 loài đặc hữu thuộc họ nhài (Oleaceae) ở Việt Nam
Họ Nhài (Oleaceae) là họ không lớn với 28 chi và khoảng 450 loài phân bố các vùng ôn đới,
nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam họ (Oleaceae) được biết khoảng gần 90 loài và 9 chi, số
loài nhiều nhất thuộc về chi Jasminum 38 loài, tiếp theo Chionanthus 10 loài, khoảng 40 loài
của các chi còn lại. Theo điều tra của chúng tôi cũng như dựa trên các tài liệu thì 70% số loài
của họ (Oleaceae) phân bố phía Bắc, 30% số còn lại phân bố miền Trung, Tây Nguyên và miền
Nam Việt Nam, trong tổng số 90 loài thuộc họ (Olecaeae) có 8 loài đặc hữu. Hiện tại ở Viêt
Nam các mối đe dọa chính đến từ nạn phá rừng, thay đổi trong sử dụng đất, đã làm thay đổi
đáng kể môi trường sống cũng như đe dọa đến sự tồn tại và phát triển của các loài, đặc biệt là
những loài đặc hữu quý hiếm. Hiện nay các nghiên cứu về họ (Oleaceae) tập trung chủ yếu về
phân loại, tài nguyên, cây thuốc dân tộc của nhiều tác giả, nhưng không có tài liệu nào đề cập
đến quan điểm bảo tồn. Bài báo này sử dụng phần mềm GeoCAT. Kew.org/editor; phân tích các
số liệu để tính EOO và AOO, thảo luận về các mối đe dọa phải đối mặt với các loài và tình trạng
bảo tồn của các loài. Nó sẽ bổ sung các dẫn liệu, bằng cách trình bày những hiểu biết sâu hơn
tập trung vào vấn đề bảo tồn hiện nay liên quan đến 8 loài đặc hữu của Việt Nam.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá hiện trạng và đề xuất bảo tồn 8 loài đặc hữu thuộc họ nhài (Oleaceae) ở Việt Nam
HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 800 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BẢO TỒN 8 LOÀI ĐẶC HỮU THUỘC HỌ NHÀI (OLEACEAE) Ở VIỆT NAM BÙI HỒNG QUANG, VŨ TIẾN CHÍNH Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Họ Nhài (Oleaceae) là họ không lớn với 28 chi và khoảng 450 loài phân bố các vùng ôn đới, nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam họ (Oleaceae) được biết khoảng gần 90 loài và 9 chi, số loài nhiều nhất thuộc về chi Jasminum 38 loài, tiếp theo Chionanthus 10 loài, khoảng 40 loài của các chi còn lại. Theo điều tra của chúng tôi cũng như dựa trên các tài liệu thì 70% số loài của họ (Oleaceae) phân bố phía Bắc, 30% số còn lại phân bố miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam Việt Nam, trong tổng số 90 loài thuộc họ (Olecaeae) có 8 loài đặc hữu. Hiện tại ở Viêt Nam các mối đe dọa chính đến từ nạn phá rừng, thay đổi trong sử dụng đất, đã làm thay đổi đáng kể môi trường sống cũng như đe dọa đến sự tồn tại và phát triển của các loài, đặc biệt là những loài đặc hữu quý hiếm. Hiện nay các nghiên cứu về họ (Oleaceae) tập trung chủ yếu về phân loại, tài nguyên, cây thuốc dân tộc của nhiều tác giả, nhưng không có tài liệu nào đề cập đến quan điểm bảo tồn. Bài báo này sử dụng phần mềm GeoCAT. Kew.org/editor; phân tích các số liệu để tính EOO và AOO, thảo luận về các mối đe dọa phải đối mặt với các loài và tình trạng bảo tồn của các loài. Nó sẽ bổ sung các dẫn liệu, bằng cách trình bày những hiểu biết sâu hơn tập trung vào vấn đề bảo tồn hiện nay liên quan đến 8 loài đặc hữu của Việt Nam. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các mẫu tiêu bản được lưu giữ trong các phòng tiêu bản như: HN, VNM, HNU, KUN, SCBG, P và K được xem xét kỹ lưỡng, các địa điểm phân bố, kết hợp phương pháp điều tra trên thực địa, số liệu được đánh giá bằng cách sử dụng đánh giá Phân hạng theo Sách Đỏ Việt Nam, 2007 và Đánh giá phân hạng sử dụng Red List Categories and Criteria:version 8.0.- IUCN 2010. Sử phần mềm GeoCAT. Kew.org/editor; phân tích các số liệu để tính EOO và AOO. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hiện trạng bảo tồn và lý do để đánh giá phân hạng của 8 loài đặc hữu thuộc họ (Olecaeae). 1. Jasminum alongense Gagnep. - Nhài hạ long Phân bố: Loài đặc hữu của Việt Nam, mới thấy ở Quảng Ninh (Vịnh Hạ Long, Hòn Gai). Đánh giá phân hạng: Sử dụng Red List Categories and Criteria: version 8.0. - IUCN 2010. Đánh giá phân hạng: EN B1 + 2 ab (ii, iii), c (iv). Lý do để đánh giá đƣa loài vào Danh sách Đỏ: Loài đang nguy cấp do khu phân bố ước tính khoảng dưới 100 km2; nơi cư trú khoảng dưới 10 km 2 ; bị chia cắt nghiêm trọng; chỉ tồn tại ở số điểm trên đảo; suy giảm liên tục nơi cư trú và nơi sinh cư giảm chất lượng sống do phát triển du lịch; số lượng cá thể trưởng thành bị dao động mạnh. Thực trạng quần thể: Suy giảm. Phạm vi phân bố địa lý: Chỉ thấy một điểm ở Quảng Ninh (Hạ Long, Hòn Gai) (hình 1). Quần thể: Số lượng cá thể không nhiều mọc rải rác, thưa thớt, xen lẫn các loài cây gỗ khác. Phân bố hẹp, nơi cư trú bị chia cắt mạnh. Nơi sống và Sinh thái học: Mọc rải rác trên các đảo ven biển, ven các đảo Quảng Ninh. Mùa hoa tháng 6-8, quả tháng 8-10. Ở độ cao khoảng 200-300 m so với mặt nước biển. Tái sinh bằng hạt. Mối đe doạ: Số lượng cá thể không nhiều, mọc rải rác trong rừng trên đảo, vùng ven biển nên dễ bị gió bão sóng biển phá hại môi trường sống và dễ bị tác động bởi tuyến du lịch và du khách thiếu ý thức bảo vệ. Biện pháp bảo tồn: Hiện trạng các hoạt động bảo tồn loài: Địa phương chưa có ý thức và kế hoạch bảo tồn loài. Đề xuất các biện pháp bảo tồn trong thời gian tới: Tuyên truyền ý HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 801 thức bảo vệ, phát triển khi khai thác một cách hợp lý và môi trường sống cho loài. Nhân giống và gây trồng bổ sung tại chỗ vùng ven biển và các đảo nhỏ. 2. Jasminum eberhardtii Gagnep. - Nhài eberhardt Phân bố: Loài đặc hữu của Việt Nam, Sơn La (Mộc Châu), Lào Cai (Văn Bàn), Hoà Bình (Mai Hà, Mai Châu), Thanh Hóa (Bá Thước). Đánh giá phân hạng: Sử dụng Red List Categories and Criteria: version 8.0. - IUCN 2010. Đánh giá phân hạng: VU B1 + 2a, b (ii, iii), c (iv). Lý do để đánh giá đƣa loài vào Danh sách Đỏ: Loài sẽ nguy cấp, do phạm vi phân bố dưới 20.000 km2; bị chia cắt nghiêm trọng; phạm vi nơi cư trú dưới 2.000 km2; xuất hiện ở 2 điểm; suy giảm liên tục nơi cư trú; khu phân bố và chất lượng nơi sinh cư xấu; dao động mạnh mẽ về số lượng cá thể trưởng thành. Thực trạng quần thể: Suy giảm. Phạm vi phân bố địa lý: Sơn La (Mộc Châu), Lào Cai (Văn Bàn), Hoà Bình (Mai Hà, Mai Châu), Thanh Hóa (Bá Thước) (hình 1). Quần thể: Số lượng cá thể không nhiều mọc rải rác, thưa thớt, xen lẫn các loài cây gỗ khác. Phân bố hẹp, nơi cư trú bị chia cắt mạnh. Nơi sống và Sinh thái học: Mùa ra hoa tháng 4-5, có quả tháng 6-7. Mọc ven rừng thưa, trảng cây bụi. Tái sinh bằng hạt. Mối đe doạ: Số lượng cá thể rất ít, sự phá hoại môi trường sống do khai thác cây rừng, nơi cư trú hẹp, khu phân bố chia cắt. Biện pháp bảo tồn: Hiện trạng các hoạt động bảo tồn loài. Địa phương chưa có ý thức và kế hoạch bảo tồn loài. Đề xuất các biện pháp bảo tồn trong thời gian tới: Tuyên truyền ý thức bảo vệ, phát triển khi khai thác một cách hợp lý và môi trường sống cho loài. Nhân giống và gây trồng bổ sung tại chỗ. 3. Jasminum laxiflorum Gagnep. - Nhài hoa thƣa Phân bố: Loài đặc hữu của Việt Nam có ở Kon Tum (Sa Thầy), Lâm Đồng (Di Linh), Đồng Nai (Biên Hoà, Xuân Lộc, Trảng Bom), Bà Rịa-Vũng Tàu (Bà Rịa). Đánh giá phân hạng: Sử dụng Red List Categories and Criteria: version 8.0. - IUCN 2010. Đánh giá phân hạng: VU A1c, d + 2 c, d; B 1+2b (ii, iii), c (iv). Lý do để đánh giá đƣa loài vào Danh sách Đỏ: Loài sẽ bị nguy cấp do bị suy giảm quần thể > 50%, trong khoảng 10 năm gần đây và suy giảm khu phân bố, nơi cư trú; chất lượng nơi sống bị ảnh hưởng xấu; đồng thời bị khai thác lấy gỗ sử dụng do yêu cầu đời sống; trong tương lai 10 năm tới, tình hình lặp lại tương tự; nghĩa là vẫn suy giảm nơi cư trú, khu phân bố và chất lượng nơi sống, số lượng cá thể ít, giảm sút do khai thác. Hoặc phạm vi khu phân bố < 20.000 km2 và nơi cư trú < 2000 km2; suy giảm liên tục nơi cư trú, khu phân bố, nơi sống kém chất lượng vì bị phá hoại, số lượng cá thể trưởng thành thay đổi. Thực trạng quần thể: Suy giảm. Phạm vi phân bố địa lý: Từ Tây Nguyên đến một vài điểm ở Nam Bộ (hình 1). Quần thể: Số lượng cá thể ít, mọc rải rác trong rừng, xen lẫn các loài cây gỗ khác làm giá thể. Phân bố bị chia cắt. Nơi sống và Sinh thái học: Mọc rải rác trong rừng; ưa đất sâu, thoát nước, ở độ cao 300-700 m so với mặt biển; ưa sáng. Tái sinh bằng hạt. Còn được trồng ở các khu dân cư làm cảnh. Mối đe doạ: Số lượng cá thể ít, mọc rất rải rác trong rừng, điểm cư trú không lớn và thường xuyên bị giảm sút. Biện pháp bảo tồn: Hiện trạng các hoạt động bảo tồn loài. Địa phương chưa có ý thức và kế hoạch bảo tồn loài. Đề xuất các biện pháp bảo tồn trong thời gian tới: Tuyên truyền ý thức bảo vệ, phát triển khi khai thác lấy gỗ hợp lý và bảo vệ môi trường sống. Bảo vệ tại chỗ Kon Tum (Sa Thầy), Lâm Đồng (Di Linh), Đồng Nai. 4. Jasminum pedunculatum Gagnep. - Nhài cọng Phân bố: Loài đặc hữu Việt Nam. Có ở Lạng Sơn (Vạn Linh), Hà Nội (Mỹ Đức), Phú Thọ (Xuân Sơn), Ninh Bình (Hao Nho). Đánh giá phân hạng: Sử dụng Red List Categories and Criteria: version 8.0. - IUCN 2010. Đánh giá phân hạng: VU A1, c, d. Lý do để đánh giá đƣa loài vào Danh sách Đỏ: Loài sẽ nguy cấp do phạm vi phân bố khoảng dưới 20.000 km2 hay nơi cư trú khoảng dưới 2.000 km2; bị chia cắt nghiêm trọng và chỉ tồn tại ở khoảng 5-6 điểm; suy HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 802 giảm liên tục nơi cư trú và chất lượng nơi sống; số lượng cá thể trưởng thành dao động mạnh. Thực trạng quần thể: Suy giảm. Phạm vi phân bố địa lý: Loài đặc hữu Việt Nam. Trên thực tế chỉ gặp ở các điểm sau, Lạng Sơn (Vạn Linh), Phú Thọ (Xuân Sơn), Thanh Hóa (Bá Thước); (hình 2). Quần thể: Số lượng cá thể rất ít, mọc rải rác, xen lẫn các loài cây cỏ khác. Phân bố bị chia cắt mạnh. Nơi sống và Sinh thái học: Ra hoa tháng 9-10, có quả tháng 11-12. Mọc ở ven rừng thưa, trảng cây bụi ở độ cao 200-400 m. Tái sinh bằng hạt. Mối đe doạ: Số lượng cá thể rất ít, mọc rất rải rác, nơi sống bị xâm hại do môi trường bị phá và bị khai thác các cây gỗ giá thể của loài, cũng như phát rừng làm nương rẫy. Biện pháp bảo tồn. Hiện trạng các hoạt động bảo tồn loài. Địa phương chưa có ý thức và kế hoạch bảo tồn loài. Đề xuất các biện pháp bảo tồn trong thời gian tới: Tuyên truyền ý thức bảo vệ, phát triển khi khai thác lấy gỗ hợp lý và bảo vệ môi trường sống. Bảo vệ tại chỗ, khu vực loài sinh sống. Hình 1: Phân bố và số liệu phân tích dựa trên phần mền GeoCAT. Kew.org/editor của các loài đánh giá phân hạng (EN) bao gồm: J. alongense Gagnep, C. macrothyrsus (Merr) Soejato & P.K.Loc, C. robinsonii (Gagnep.) B.H.Quang, C. subcapitata (Merr.) B.H. Quang 5. Chionanthus macrothyrsus (Merr) Soejato & P. K. Loc- Tráng phát hoa to Phân bố: Loài đặc hữu Việt Nam. Ninh Bình (Cúc Phương), Lào Cai (Sa Pa) Đánh giá phân hạng: Sử dụng Red List Categories and Criteria: version 8.0. - IUCN 2010. Đánh giá phân hạng: EN B1 + 2b (v), c (iv). Lý do để đánh giá đƣa loài vào Danh sách Đỏ: Loài nguy cấp, do phạm vi phân bố địa lý dưới diện tích 5.000 km2, nơi cư trú dưới 500 km2, suy giảm liên tục và dao động mạnh của số lượng cá thể trưởng thành. Thực trạng quần thể: Suy giảm. Phạm vi phân bố địa lý: Loài đặc hữu Việt Nam. Trên thực tế chỉ gặp ở địa điểm sau, Ninh Bình (Cúc Phương) (hình 1). Quần thể: Số lượng cá thể rất ít, mọc rải rác, xen lẫn các loài cây cỏ khác. Phân bố bị chia cắt mạnh. Nơi sống và Sinh thái học: Mọc rải rác trong rừng, ở độ cao 700-1200 m so với mặt nước biển. Mùa hoa quả tháng 8-10. Tái sinh bằng hạt. Mối đe doạ: Số HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 803 lượng cá thể ít, mọc rải rác, nơi sống bị phá hoại. Biện pháp bảo tồn: Hiện trạng các hoạt động bảo tồn loài. Địa phương chưa có ý thức và kế hoạch bảo tồn loài. Đề xuất các biện pháp bảo tồn trong thời gian tới: Tuyên truyền ý thức bảo tồn, phát triển loài, tránh phá hoại môi trường sống làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài. Bảo vệ số cá thể đang tồn tại ở địa phương. 6. Chionanthus verticillatus (Gagnep.) Soejato & P. K. Loc - Tráng luân sinh Phân bố: Loài đặc hữu Việt Nam. Quảng Trị, Đà Nẵng, Ninh Thuận. Đánh giá phân hạng: Sử dụng Red List Categories and Criteria: version 8.0. - IUCN 2010. Đánh giá phân hạng: VU B1+2 a, b (ii, iii), c (iv). Lý do để đánh giá đƣa loài vào Danh sách Đỏ: Sẽ nguy cấp do khu phân bố phạm vi khoảng dưới 20.000 km2, bị chia cắt nghiêm trọng; nơi cư trú dưới 2.000 km2, tồn tại khoảng dưới 10 điểm, suy giảm liên lục và chất lượng nơi sống giảm sút, môi trường bị phá hoại, dao động về số lượng cá thể trưởng thành. Thực trạng quần thể: Suy giảm. Phạm vi phân bố địa lý: Loài đặc hữu Việt Nam. Rất rộng từ Quảng Trị tới Đà Nẵng, Ninh Thuận nhưng bị chia cắt mạnh (hình 2). Quần thể: Số lượng cá thể rất ít, mọc rải rác, thưa thớt, xen kẽ các loài cây khác. Nơi sống và Sinh thái: Mọc trong rừng, ven rừng, thung lũng, khe núi, sườn núi. Mùa hoa tháng 7, quả tháng 9-10, tái sinh bằng hạt. Mối đe doạ: Số lượng cá thể ít, mọc rải rác trong rừng, nơi sống bị phá hại và thu hẹp do cây rừng bị chặt phá. Biện pháp bảo tồn: Hiện trạng các hoạt động bảo tồn loài. Địa phương chưa có ý thức và kế hoạch bảo tồn loài. Đề xuất các biện pháp bảo tồn trong thời gian tới: Tuyên truyền ý thức bảo vệ, phát triển, khi khai thác các loài khác trong rừng không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của loài này. Nhân giống trồng, bổ sung tại chỗ để bảo vệ nguồn gen quý hiếm. 7. Chionanthus robinsonii (Gagnep.) B. H. Quang Phân bố: Loài đặc hữu của Việt Nam, mới thấy ở Khánh Hòa (Nha Trang, Cam Lâm). Đánh giá phân hạng: Sử dụng Red List Categories and Criteria: version 8.0. - IUCN 2010. Đánh giá phân hạng: EN B1 + 2 ab (ii, iii). Lý do để đánh giá đƣa loài vào Danh sách Đỏ: Loài đang nguy cấp do khu phân bố ước tính khoảng dưới 100 km2; nơi cư trú khoảng dưới 10 km2; bị chia cắt nghiêm trọng; chỉ tồn tại ở 4 điểm; suy giảm liên tục nơi cư trú và nơi sinh cư giảm chất lượng sống do nạn phá rừng; số lượng cá thể trưởng thành bị dao động mạnh. Thực trạng quần thể: Suy giảm. Phạm vi phân bố địa lý: Chỉ thấy 2 điểm ở Khánh Hòa (Nha Trang, Cam Lâm) (hình 1). Quần thể: Số lượng cá thể không nhiều mọc rải rác, thưa thớt, xen lẫn các loài cây gỗ khác. Phân bố hẹp, nơi cư trú bị chia cắt mạnh. Nơi sống và Sinh thái học: Mọc rải rác trên các đảo ven biển, ven các đảo Quảng Ninh. Mùa hoa tháng 3-4, quả tháng 6-7. Ở độ cao khoảng 100-200 m so với mặt nước biển. Tái sinh bằng hạt. Mối đe doạ: Số lượng cá thể không nhiều, mọc rải rác ven suối, rừng ẩm. Biện pháp bảo tồn: Hiện trạng các hoạt động bảo tồn loài. Địa phương chưa có ý thức và kế hoạch bảo tồn loài. Đề xuất các biện pháp bảo tồn trong thời gian tới: Tuyên truyền ý thức bảo vệ, phát triển, khi khai thác các loài khác trong rừng không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của loài này. Nhân giống trồng, bổ sung tại chỗ để bảo vệ nguồn gen quý hiếm. 8. Chionanthus subcapitata (Merr.) B.H. Quang Phân bố: Loài đặc hữu của Việt Nam, mới thấy ở Lạng Sơn (Mẫu Sơn). Đánh giá phân hạng: Sử dụng Red List Categories and Criteria: version 8.0. - IUCN 2010. Đánh giá phân hạng: EN B1 + 2 ab. Lý do để đánh giá đƣa loài vào Danh sách Đỏ: Loài đang nguy cấp do khu phân bố ước tính khoảng dưới 100 km2; nơi cư trú khoảng dưới 10 km2; bị chia cắt nghiêm trọng; chỉ tồn tại ở 4 điểm; suy giảm liên tục nơi cư trú và nơi sinh cư giảm chất lượng sống do nạn phá rừng; số lượng cá thể trưởng thành bị dao động mạnh. Thực trạng quần thể: Suy giảm. Phạm vi phân bố địa lý: Chỉ thấy một điểm ở Lạng Sơn (Mẫu Sơn) (hình 1). Quần thể: HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 804 Số lượng cá thể không nhiều mọc rải rác, thưa thớt, xen lẫn các loài cây gỗ khác. Phân bố hẹp, nơi cư trú bị chia cắt mạnh. Nơi sống và Sinh thái học: Mọc rải rác ven rừng thứ sinh. Mùa hoa tháng 12-1, quả tháng 3, ở độ cao khoảng 1000-1200 m so với mặt nước biển. Tái sinh bằng hạt. Mối đe doạ: Số lượng cá thể không nhiều, mọc rải rác trong rừng trên núi. Biện pháp bảo tồn: Hiện trạng các hoạt động bảo tồn loài. Địa phương chưa có ý thức và kế hoạch bảo tồn loài. Đề xuất các biện pháp bảo tồn trong thời gian tới: Tuyên truyền ý thức bảo vệ, phát triển, khi khai thác các loài khác trong rừng không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của loài này. Nhân giống trồng, bổ sung tại chỗ để bảo vệ nguồn gen quý hiếm. Hình 2: Phân bố và số liệu phân tích dựa trên phần mền GeoCAT. Kew.org/editor của các loài đánh giá phân hạng (VU) bao gồm; J. eberhardii Gagnep., J. laxiflorum Gagnep., J. penduculatum Gagnep., C. verticillatus (Gagnep.) Soejato & P. K. Loc III. KẾT LUẬN 4 loài được tính nguy cấp (EN) là Jasminum alongense Gagnep, Chionanthus macrothyrsus (Merr) Soejato & P.K.Loc, Chionanthus robinsonii (Gagnep.) B.H.Quang, Chionanthus subcapitata (Merr.) B.H. Quang, là loài đặc hữu của Việt Nam (Hình 1). Đã được xác định qua các tài liệu cũng như điều tra trên thực địa, tại các địa điểm các đảo thuộc vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và các địa điểm của các loài còn lại như: VQG Cúc Phương (Ninh Bình), VQG Hoàng HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 805 Liên (Lào Cai), Khánh Hòa (Nha Trang, Cam Lâm), Lạng Sơn ( Lộc Bình, Mẫu Sơn), có nguy cơ tuyệt chủng chủ yếu là do số lượng cá thể ít mỗi loài, mặc dù nhiều nỗ lực điều tra để xác định thêm vị trí phân bố bổ sung của các quần thể 4 loài này trong các VQG, Khu bảo tồn nhưng đã không mang lại kết quả. Tiếp theo 4 loài tất cả đều là đặc hữu Việt Nam được xác định sẽ nguy cấp (VU) bao gồm: J. eberhardii Gagnep, J. laxiflorum Gagnep. J. penduculatum Gagnep. C. verticillatus (Gagnep.) Soejato & P. K. Loc. (Hình 2), với số lượng cá thể nhiều hơn, nhưng có các mối đe dọa trực tiếp hay gián tiếp đến các quần thể, các tác động môi trường phát sinh từ nhu cầu sử dụng đất rừng có khả năng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của loài. Xây dựng cơ sở hạ tầng dự án, mở rộng khu du lịch, làm đường dây điện, cũng như phá rừng làm nông nghiệp, từ đó áp lực lớn đối với sự phát triển quần thể và dễ bị tổn thương của các loài. Lời cảm ơn: Tác giả xin chân thành cảm ơn, quản lý phòng tiêu bản VNM, K, HN và Nhiệm vụ phòng tiêu bản mã số “IEBR.NV02/2015”; Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOTED) trong đề tài mang mã số 106.11-2012.37 và Dự án “Tiềm năng sinh học của nguyên liệu sinh học ở Việt Nam” đã hỗ trợ nghiên cứu này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam (An Illustrated Flora of Vietnam), Nxb. Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, tập 2: 891-898. 2. Trần Đình Lý, 2003. Danh lục các loài thực vật Việt Nam (Checklist of Plant Species of Vietnam), Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, tập 2: 1162-1166. 3. Gagnep, F., 1932. « Oléacées Nouvelle d’Indochine ». Bulletin de la Société Botanipue de France Paris., 80: 787. 4. Gagnepain, F., 1933. In Lecomte, Flora Générale de L’Indochine, Paris. 3: 1072. 5. B. H. Quang, R. K. Choudhary, V.T. Chinh, T.T. Bach, T. T. P. Anh, J. K. Lee, 2014. J. Plant Taxon, 21(2): 197-198. 6. Soejarto D. D, Hiep N. T, Lộc P. K, Cuong N. M, Bien L. K, Dai T. D, Regalado J, Kadushin M. R, Huong N. T. T, Bich T. Q, 2004. Seed Plants of Cuc Phuong National Park Vietnam a Documented Checklist. Agricultural Publishing House, Hanoi. 435-436. STATUS AND CONSERVATION RECOMMENDATION FOR EIGHT ENDEMIC SPECIES OF OLEACEAE IN VIETNAM BUI HONG QUANG, VU TIEN CHINH SUMMARY Oleaceae has 28 genera and ca 450 species which are distributed in temperate, tropical and subtropical region of the world. In Vietnam, there are 90 species, 9 genera in which a large number of species belongs to the genera Jasminum (38 species) followed by Chionanthus (10 species). Based on literature and field surveys, 70% of these species are distributed in the North of Vietnam, 30% of these species are distributed in Central Highlands and South of Vietnam. Among 90 species of Olecaeae, 8 species are endemic to Vietnam. The main threat to these species are habitat loss due to deforestation and change in land use pattern. There are many documents available discussing the taxonomy, medicinal values of Oleaceae members in Vietnam, but only few on conservation. This article discusses the threats and conservation status of the endemic Oleaceae species in Vietnam.
File đính kèm:
- danh_gia_hien_trang_va_de_xuat_bao_ton_8_loai_dac_huu_thuoc.pdf