Đặc điểm thi đoạn thơ mới 1932 – 1945

Nghiên cứu thi đoạn (strophe form) là một vấn đề hoàn toàn mới mẻ

trong giới Việt ngữ học. Bài viết đi vào thống kê, phân tích thi đoạn Thơ Mới từ góc

nhìn của lí thuyết thi đoạn để khái quát nên đặc điểm của thi đoạn Thơ Mới trong cái

nhìn đối sánh với thơ ca giai đoạn trước. Có thể kết luận, những sự khác biệt trong đặc

điểm thi đoạn Thơ Mới như: Đa dạng về số kiểu cấu trúc khổ thơ; Dung lượng khổ thơ

được mở rộng; Khổ thơ 4 dòng và 8 dòng chiếm số lượng lớn; Số dòng trên một khổ thơ

thường là số chẵn; Khổ thơ của thơ 8 chữ có nhiều cách tân hơn so với khổ thơ 7 chữ

đã chứng tỏ sức sáng tạo mãnh liệt của các nhà Thơ Mới trong việc xây dựng, tổ chức

khổ thơ trong một bài thơ.

pdf 11 trang kimcuc 6920
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm thi đoạn thơ mới 1932 – 1945", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm thi đoạn thơ mới 1932 – 1945

Đặc điểm thi đoạn thơ mới 1932 – 1945
ĐẶC ĐIỂM THI ĐOẠN THƠ MỚI 1932 – 1945 
Nguyễn Thị Hồng Sanh1 
 Tóm tắt: Nghiên cứu thi đoạn (strophe form) là một vấn đề hoàn toàn mới mẻ 
trong giới Việt ngữ học. Bài viết đi vào thống kê, phân tích thi đoạn Thơ Mới từ góc 
nhìn của lí thuyết thi đoạn để khái quát nên đặc điểm của thi đoạn Thơ Mới trong cái 
nhìn đối sánh với thơ ca giai đoạn trước. Có thể kết luận, những sự khác biệt trong đặc 
điểm thi đoạn Thơ Mới như: Đa dạng về số kiểu cấu trúc khổ thơ; Dung lượng khổ thơ 
được mở rộng; Khổ thơ 4 dòng và 8 dòng chiếm số lượng lớn; Số dòng trên một khổ thơ 
thường là số chẵn; Khổ thơ của thơ 8 chữ có nhiều cách tân hơn so với khổ thơ 7 chữ 
đã chứng tỏ sức sáng tạo mãnh liệt của các nhà Thơ Mới trong việc xây dựng, tổ chức 
khổ thơ trong một bài thơ. 
1. Dẫn nhập 
Bởi “làm thơ là xây dựng một ngôn ngữ trong ngôn ngữ” (Paul Valéry) nên 
nghiên cứu thi ca từ góc nhìn ngôn ngữ học đưa đến những kết quả chuẩn xác, có sức 
thuyết phục cao. Nhiều công trình nghiên cứu về biện pháp tu từ, nhịp điệu, vần điệu 
của thi ca mang lại những khám phá hết sức thú vị và đáng tin cậy từ những con số 
thống kê. Tuy nhiên, cho đến nay, vấn đề “thi đoạn” (strophe forms - nghiên cứu cách 
tổ chức khổ thơ từ những dòng thơ trong một bài thơ) là một vấn đề hoàn toàn mới mẻ 
và hầu như chưa một nhà nghiên cứu nào đặt bút khai phá. 
Thơ Mới là một bước ngoặt trong lịch sử thi ca dân tộc, là một dấu son rực rỡ trên 
thi đàn thơ ca. Xét về luật thơ, Thơ Mới không còn thụ động trong khuôn mẫu của thơ 
Đường mà đã thoát khỏi luật Đường thi, định hình cho mình một phong cách riêng. Xét 
riêng về vấn đề khổ thơ, trong thơ ca truyền thống, mỗi bài chỉ gồm một khổ thơ – nói 
cách khác không có sự chia khổ trong phạm vi một bài thơ cho nên hầu như các nhà 
nghiên cứu ít đặt ra vấn đề nghiên cứu thi đoạn. Còn trong Thơ Mới, mỗi bài có thể 
gồm một hoặc nhiều khổ thơ. Đây là một sự sáng tạo, một sự bứt phá, cách tân của Thơ 
Mới so với thơ ca giai đoạn trước. Chọn khổ thơ của Thơ Mới làm đối tượng nghiên 
cứu, người viết hi vọng có những phát hiện mới về đặc điểm khổ thơ 7 chữ và 8 chữ, 
góp thêm một tiếng nói khẳng định giá trị của Thơ Mới trong chiều dài lịch sử thi ca. 
2. Đặc điểm của thi đoạn Thơ Mới 
 Sau khi thống kê và phân tích số lượng 2954 khổ thơ của 723 bài thơ (465 bài 
thơ 7 chữ và 258 bài thơ 8 chữ) trong tuyển tập Thơ Mới 1932 – 1945, tác giả và tác 
phẩm của Nhà xuất bản Hội nhà văn, năm 2001, có thể rút ra một số đặc điểm về khổ 
thơ của thể thơ 7 chữ và 8 chữ của Thơ Mới như sau. 
2.1. Thơ Mới đa dạng về số kiểu cấu trúc khổ thơ 
1 ThS, Khoa Ngữ văn, trường Đại học Quảng Nam 
NGUYỄN THỊ HỒNG SANH 
 76 
Nếu như thơ ca của các giai đoạn trước chỉ xuất hiện một vài cấu trúc khổ thơ như 
một khổ có 3 dòng, 4 dòng, 6 dòng, 8 dòng hay 10 dòng thì trong Thơ Mới xuất hiện 
đến 43 kiểu khổ thơ. Đây là một điều đáng kinh ngạc khi các nhà thơ giai đoạn này đã 
sáng tạo thêm 38 kiểu cấu trúc khổ thơ. Mỗi khổ thơ có thể được tạo thành từ số dòng lẻ 
(1 dòng, 3 dòng, 5 dòng, 7 dòng, 9 dòng, 11 dòng) hoặc dòng chẵn (2 dòng, 4 dòng, 8 
dòng, 10 dòng); có thể chỉ gói gọn trong số dòng ít ỏi (1 dòng, 2 dòng, 3 dòng) hoặc 
mở rộng biên độ (44 dòng, 47 dòng, 63 dòng). Có thể thấy rõ đặc điểm này qua bảng 
thống kê sau: 
Bảng 1: Bảng thống kê tổng hợp cấu trúc đoạn thơ 7 chữ và 8 chữ 
Số lượng (lần) Tỉ lệ (%) 
STT Số dòng/ 1 khổ thơ 7 chữ 8 chữ Tổng 7 chữ 8 chữ Tổng 
01 1 7 15 22 0,36 1,51 0,74 
02 2 22 36 58 1,12 3,63 1,96 
03 3 12 20 32 0,61 2,02 1,08 
04 4 1.758 655 2413 89,60 66,03 81,69 
05 5 3 30 33 0,15 3,02 1,12 
06 6 14 48 62 0,71 4,84 2,10 
07 7 1 7 8 0,05 0,71 0,27 
08 8 81 60 141 4,13 6,05 4,77 
09 9 1 14 15 0,05 1,41 0,51 
10 10 9 10 19 0,46 1,01 0,64 
11 11 1 4 5 0,05 0,40 0,17 
12 12 13 11 24 0,66 1,11 0,81 
13 13 0 1 1 0,00 0,10 0,03 
14 14 3 3 6 0,15 0,30 0,20 
15 15 0 4 4 0,00 0,40 0,14 
16 16 11 15 26 0,56 1,51 0,88 
17 17 1 2 3 0,05 0,20 0,10 
18 18 2 7 9 0,10 0,71 0,30 
19 19 0 5 5 0,00 0,50 0,17 
20 20 8 7 15 0,41 0,71 0,51 
21 21 1 4 5 0,05 0,40 0,17 
22 22 0 1 1 0,00 0,10 0,03 
23 23 0 3 3 0,00 0,30 0,10 
24 24 5 6 11 0,25 0,60 0,37 
25 25 0 2 2 0,00 0,20 0,07 
26 26 1 1 2 0,05 0,10 0,07 
27 27 0 2 2 0,00 0,20 0,07 
28 28 2 0 2 0,10 0,00 0,07 
29 29 0 1 1 0,00 0,10 0,03 
ĐẶC ĐIỂM THI ĐOẠN THƠ MỚI 1932 – 1945 
 77 
Số lượng (lần) Tỉ lệ (%) 
STT Số dòng/ 1 khổ thơ 7 chữ 8 chữ Tổng 7 chữ 8 chữ Tổng 
30 30 1 2 3 0,05 0,20 0,10 
31 31 0 3 3 0,00 0,30 0,10 
32 32 1 2 3 0,05 0,20 0,10 
33 35 0 1 1 0,00 0,10 0,03 
34 36 0 1 1 0,00 0,10 0,03 
35 37 0 1 1 0,00 0,10 0,03 
36 38 1 0 1 0,05 0,00 0,03 
37 39 0 1 1 0,00 0,10 0,03 
38 40 2 3 5 0,10 0,30 0,17 
39 41 0 1 1 0,00 0,10 0,03 
40 43 1 0 1 0,05 0,00 0,03 
41 44 0 1 1 0,00 0,10 0,03 
42 47 0 1 1 0,00 0,10 0,03 
43 63 0 1 1 0,00 0,10 0,03 
Tổng 1962 992 2954 100 100 100 
Vì không còn bị bó buộc trong luật Đường thi và thơ Cổ phong, thi sĩ tự do hơn 
trong khi phóng bút nên nhiều loại khổ thơ ra đời. Một lí do nữa là con người có quyền 
tự do trong tư tưởng, không phải chôn chặt tâm tư, tình cảm của mình nên mọi cung bậc 
cảm xúc đều có thể được bộc lộ. Do đó, khổ thơ có thể thu hẹp, gói gọn trong một dòng 
hoặc 2 dòng để nhấn mạnh cảm xúc, thể hiện sự dồn nén hoặc sự lặp lại, tuần hoàn của 
dòng tâm tưởng (Yêu, Phải nói của Xuân Diệu). Đôi khi nó được mở rộng dường như 
đến vô hạn để trang trải hết nỗi lòng của thi sĩ với cuộc đời (Xóm Ngự Viên, Xuân tha 
hương của Nguyễn Bính). Bên cạnh lý do về nội dung phản ánh, có lẽ, một chút tâm 
thế muốn khẳng định cái tôi, muốn tạo ra cái đặc biệt, khác lạ đã kích thích thi sĩ sáng 
tạo ra những khổ thơ mới lạ (khổ 1 dòng, 2 dòng, 3 dòng, 5 dòng, 7 dòng, 9 dòng, 11 
dòng). 
Không chỉ đa dạng về cấu trúc khổ thơ, sự phối hợp của các kiểu cấu trúc khổ thơ 
khác nhau trong cùng một bài thơ cũng góp phần tạo nên sự mới lạ trong bố cục bài thơ. 
Ngoài một số bài thơ vẫn theo quy tắc của thơ Đường thì có nhiều thi phẩm là sự hòa 
điệu của nhiều loại khổ thơ khác nhau, chẳng hạn: 37 – 6 – 14 – 8 (Thanh niên – Xuân 
Diệu), 9 – 11 – 1 – 1 – 16 – 15 – 10 – 6 (Dối trá – Xuân Diệu) Đây cũng là một sự 
phá cách tạo nên nét độc đáo cho hình thức bài thơ. Nó thể hiện cho khao khát được thể 
hiện, được đánh dấu cái tôi cá nhân của nhà thơ. 
2.2. Dung lượng khổ thơ được mở rộng 
Nội dung phản ánh không còn bị bó hẹp, hạn hữu trong “cầm, kì, thi, họa” hoặc tư 
tưởng trung hiếu mà được mở rộng nội dung phản ánh sang lĩnh vực tình cảm lứa đôi, 
tình yêu quê hương Để đáp ứng với nội dung đó, dung lượng khổ thơ giai đoạn này 
NGUYỄN THỊ HỒNG SANH 
 78 
bắt đầu giãn nở với mục đích cuối cùng là có thể chuyên chở hết những tâm tư tình cảm 
của nhà thơ. Mỗi khi buồn vui, giận hờn, háo hức - đặc biệt là cảm xúc giận dỗi - thi 
sĩ dường như không thể ngăn dòng cảm xúc tuôn chảy nên và hệ lụy của nó là khổ thơ 
rất dài. Thậm chí có khi nhà thơ không buồn tách đoạn mặc dù khổ thơ có dung lượng 
lớn, có khi đến 40 dòng/1 khổ/1 bài. Nhiều khổ thơ gồm 40, 43, 44, 47 thậm chí 63 
dòng. Điều này hẳn là khó có thể bắt gặp trong thơ văn giai đoạn trước. Ở đây, sự xuất 
hiện với tần số khá cao của khổ thơ 10 dòng (19 lần), 12 dòng (24 lần), 16 dòng (26 lần), 
20 dòng (15 lần), 24 dòng (11 lần) và 40 dòng (5 lần) cũng là một dấu hiệu chứng tỏ 
tính ổn định trong sự giãn nở dòng thơ. Tạo nên các kiểu khổ thơ như vậy là sự sáng tạo, 
bứt phá mạnh mẽ của nhà thơ trong việc tạo nên diện mạo mới cho khổ thơ. 
Không chỉ là sự giãn rộng của khổ thơ, cả bố cục bài thơ cũng được kéo dài. Nếu 
thơ ca giai đoạn trước chỉ gồm một số ít khổ thơ thì Thơ Mới xuất hiện những bài có 
đến 14, 15, 18, thậm chí đến 24, 25 khổ thơ. Ở thể thơ 7 chữ và 8 chữ, bài thơ dài nhất 
là Sóng Bạch Đằng của H. Minh Tuyền (18 khổ/140 dòng). Vì đây là một khúc hùng ca 
về câu chuyện lịch sử, về cuộc chiến hiển hách với nhiều cung bậc cảm xúc nên bố cục 
gồm nhiều kiểu khổ thơ kết hợp với nhau (12 – 12 – 4 – 4 – 4 – 16 – 4 – 8 – 8 – 8 – 4 – 
4 – 4 – 8 – 12 – 8 – 8 – 12). Như vậy, có thể nói, nội dung phản ánh cũng ảnh hưởng 
đến cấu trúc và bố cục của bài thơ. 
2.3. Khổ thơ 4 dòng và 8 dòng chiếm số lượng lớn 
Nhìn vào bảng 1, ta thấy khổ thơ 4 dòng chiếm số lượng áp đảo cả với thơ 7 chữ 
(1.758/1962 khổ) và thơ 8 chữ (665/992 khổ). Tổng số lượng khổ thơ 4 dòng trong 
tuyển tập là 2.413/2.954 khổ (chiếm 81,69%). Còn về khổ thơ 8 dòng, mặc dù số lượng 
không nhiều nhưng cũng đứng thứ 2 sau khổ thơ 4 dòng, với 141/2.954 khổ, chiếm 
4,77%. Cái truyền thống, cái khuôn mẫu, cái ổn định đã ăn sâu vào tư tưởng của các nhà 
thơ cho nên tần số xuất hiện của các kiểu loại khổ thơ trong cả thơ 7 chữ và 8 chữ có sự 
tương ứng là vì thế. Trường hợp này dường như đúng với cả những khổ thơ đã từng có 
mặt ở giai đoạn trước, như khổ 3 dòng, khổ 6 dòng và 10 dòng. Có thể thấy rõ điều này 
qua bảng so sánh sau: 
Bảng 2: Bảng so sánh tần số xuất hiện của khổ thơ 4 dòng và 8 dòng 
Số lượng (lần) Tỉ lệ (%) 
STT 
Số 
dòng 
/1 khổ 
thơ 
7 chữ 8 chữ Tổng 7 chữ 8 chữ Tổng 
01 3 12 20 32 0,61 2,02 1,08 
02 4 1.758 655 2413 89,60 66,03 81,69 
03 6 14 48 62 0,71 4,84 2,10 
04 8 81 60 141 4,13 6,05 4,77 
05 10 9 10 19 0,46 1,01 0,64 
Có lẽ, sự ổn định, phổ biến của khổ thơ 4 chữ và 8 chữ qua các giai đoạn trước đã 
khẳng định được tính ưu việt của hình thức này trong quá trình sáng tác cũng như 
chuyển tải nội dung tác phẩm nên được thi sĩ ưa chuộng. Mặt khác, việc tạo dựng khổ 
ĐẶC ĐIỂM THI ĐOẠN THƠ MỚI 1932 – 1945 
 79 
thơ này như là một thói quen của người sáng tác. Điều cũng không kém phần quan trọng 
là việc xây dựng khổ thơ 4 dòng và 8 dòng đảm bảo sự kế thừa, tính truyền thống. Tuy 
nhiên, cần phải lưu ý, chúng ta mới chỉ xét kiểu khổ thơ 4 chữ và 7 chữ tách khỏi ngữ 
cảnh bài thơ. Còn đặt trong cái nhìn toàn cảnh của bài thơ, nếu số khổ thơ trong bài thơ 
giai đoạn thường gồm 1 khổ hoặc 3 khổ (thể hát nói) thì số khổ thơ trong một bài thơ 
trong phong trào Thơ Mới có thể kéo dài đến 15 khổ, 20 khổ, thậm chí 25 khổ. 
Có thể thấy, một mặt Thơ Mới đảm bảo tính truyền thống, mặt khác Thơ Mới tạo 
cho mình một diện mạo riêng. Với sự sáng tạo ra những kiểu khổ thơ đặc biệt (gồm 1 
dòng, 7 dòng, 9 dòng, 20 dòng, 30 dòng, 63 dòng), Thơ Mới không còn đi mãi trên 
những lối mòn mà tự tạo ra những con đường mới để tìm đến cái đích nghệ thuật. Một 
điều đáng chú ý là, trong các khổ thơ quen thuộc thì giữa thơ 7 chữ và 8 chữ có sự 
tương ứng còn đối với các khổ thơ mới xuất hiện lại có sự chênh lệch rất lớn giữa 2 thể 
loại này. Có thể thấy rõ nhận xét trên qua bảng thống kê dưới đây: 
Bảng 3: Bảng thống kê tần số xuất hiện của một số kiểu khổ thơ 
Số lượng (lần) Tỉ lệ (%) 
STT 
Số 
dòng 
/1 khổ 
thơ 
7 chữ 8 chữ Tổng 7 chữ 8 chữ Tổng 
01 1 7 15 22 0,36 1,51 0,74 
02 2 22 36 58 1,12 3,63 1,96 
03 5 3 30 33 0,15 3,02 1,12 
04 7 1 7 8 0,05 0,71 0,27 
05 9 1 14 15 0,05 1,41 0,51 
06 11 1 4 5 0,05 0,40 0,17 
07 15 0 4 4 0,00 0,40 0,14 
08 18 2 7 9 0,10 0,71 0,30 
09 19 0 5 5 0,00 0,50 0,17 
10 21 1 4 5 0,05 0,40 0,17 
11 22 0 1 1 0,00 0,10 0,03 
12 23 0 3 3 0,00 0,30 0,10 
13 25 0 2 2 0,00 0,20 0,07 
14 27 0 2 2 0,00 0,20 0,07 
15 29 0 1 1 0,00 0,10 0,03 
Những con số chênh lệch 3 - 30 (khổ 5 dòng), 1 - 7 (khổ 7 dòng), 1 - 14 (khổ 9 
dòng), 0 - 4 (khổ 15 dòng); 0 - 5 (khổ 19 dòng) như vậy đã cho thấy thơ 8 chữ - một thể 
thơ sáng tạo của dân tộc – có sự bứt phá mạnh mẽ hơn so với thơ 7 chữ về cấu trúc thơ. 
Khi sáng tác thơ 8 chữ, nhà thơ hoàn toàn không bị chi phối, không bị bó buộc bởi sợi dây 
NGUYỄN THỊ HỒNG SANH 
 80 
chật hẹp của thi luật thơ Đường nên không những họ được tự do thả bút ở nhịp điệu, vần 
thơ mà ngay cả trong việc tạo lập khổ thơ cũng không bị bó buộc trong một cái khuôn 
nhất định. 
Một điểm đáng chú ý nữa là, thơ 8 chữ là thể thơ sáng tạo của dân tộc ta, là thể thơ tự 
do nên kiểu loại cấu trúc khổ thơ rất phong phú. Nếu như khổ thơ 7 chữ đã có sự sáng tạo 
với 19 kiểu loại khổ mới thì thơ 8 chữ đã chứng tỏ sự vượt bậc khi tạo ra đến 40 kiểu cấu 
trúc khổ thơ. Nếu so với toàn bộ thơ ca giai đoạn trước, con số này đã gấp gấn 10 lần, nếu 
so với thể thơ 7 chữ cùng giai đoạn Thơ Mới thì con số này cao gần gấp đôi.1 
2.4. Số dòng trên một khổ thơ thường là số chẵn 
Nhiều nhà nghiên cứu thơ kết luận thơ Việt Nam ưa nhịp chẵn. Cũng với tâm lý 
ưa số chẵn, khổ thơ trong thơ 7 chữ và 8 chữ phần lớn có số dòng chẵn. Nhận định này 
là dựa trên cơ sở số liệu mà chúng tôi đã thống kê về số dòng/1 khổ thơ theo tiêu chí 
chẵn – lẻ. Kết quả thống kê cụ thể được thể hiện qua bảng 4 sau: 
Bảng 4: Bảng thống kê số dòng chẵn – lẻ/1 khổ thơ của thơ 7 chữ và 8 chữ 
Số dòng chẵn - dòng lẻ Số lượng (lần) Tỉ lệ (%) 
7 chữ 8 chữ Tổng Tổng STT 
Số 
dòng 
/1 khổ 
thơ 
Dòng 
chẵn 
Dòng 
lẻ 
Dòng 
chẵn 
Dòng 
lẻ 
Dòng 
chẵn 
Dòng 
lẻ 
Dòng 
chẵn 
Dòng 
lẻ 
1 1 7 15 22 0,74 
2 2 22 36 58 1,96 
3 3 12 20 32 1,08 
4 4 1.758 655 2413 81,69 
5 5 3 30 33 1,12 
6 6 14 48 62 2,10 
7 7 1 7 8 0,27 
8 8 81 60 141 4,77 
9 9 1 14 15 0,51 
10 10 9 10 19 0,64 
11 11 1 4 5 0,17 
12 12 13 11 24 0,81 
13 13 0 1 1 0,03 
14 14 3 3 6 0,20 
15 15 0 4 4 0,14 
16 16 11 15 26 0,88 
17 17 1 2 3 0,10 
18 18 2 7 9 0,30 
19 19 0 5 5 0,17 
1 Thơ ca giai đoạn trước chỉ có 5 loại cấu trúc khổ thơ (3 dòng – hát nói, 4 dòng, 6 dòng, 8 dòng, 10 dòng) 
còn thơ 7 chữ giai đoạn Thơ Mới có đến 26 kiểu khổ thơ trong khi thơ 8 chữ có đến 40 kiểu loại khổ thơ. 
ĐẶC ĐIỂM THI ĐOẠN THƠ MỚI 1932 – 1945 
 81 
Số dòng chẵn - dòng lẻ Số lượng (lần) Tỉ lệ (%) 
7 chữ 8 chữ Tổng Tổng STT 
Số 
dòng 
/1 khổ 
thơ 
Dòng 
chẵn 
Dòng 
lẻ 
Dòng 
chẵn 
Dòng 
lẻ 
Dòng 
chẵn 
Dòng 
lẻ 
Dòng 
chẵn 
Dòng 
lẻ 
20 20 8 7 15 0,51 
21 21 1 4 5 0,17 
22 22 0 1 1 0,03 
23 23 0 3 3 0,10 
24 24 5 6 11 0,37 
25 25 0 2 2 0,07 
26 26 1 1 2 0,07 
27 27 0 2 2 0,07 
28 28 2 0 2 0,07 
29 29 0 1 1 0,03 
30 30 1 2 3 0,10 
31 31 0 3 3 0,10 
32 32 1 2 3 0,10 
33 35 0 1 1 0,03 
34 36 0 1 1 0,03 
35 37 0 1 1 0,03 
36 38 1 0 1 0,03 
37 39 0 1 1 0,03 
38 40 2 3 5 0,17 
39 41 0 1 1 0,03 
40 43 1 0 1 0,03 
41 44 0 1 1 0,03 
42 47 0 1 1 0,03 
43 63 0 1 1 0,03 
Tổng 1934 28 869 123 2803 151 94,89 5,11 
Nhìn vào cột cuối cùng của bảng thống kê, điều dễ dàng nhận ra là cả trong thơ 7 
chữ (dòng chẵn: 1934 lần; dòng lẻ: 28 lần) và thơ 8 chữ (dòng chẵn: 869 lần; 123 lần) 
đều có số khổ thơ số dòng chẵn cao hơn. Con số tổng cuối cùng là 2803 khổ thơ có số 
dòng chẵn và 151 khổ thơ có số dòng lẻ. Tính phần trăm thì khổ thơ có số dòng chẵn 
chiếm 94,89% còn dòng lẻ chỉ chiếm một tỉ lệ khiêm tốn là 5,11%. Qua con số này, có 
thể khẳng định, phần lớn khổ thơ trong thơ 7 chữ và thơ 8 chữ giai đoạn 1932 – 1945 là 
khổ thơ có số dòng chẵn. 
Ở đây, chúng tôi muốn bàn sâu hơn một chút về số dòng chẵn – lẻ trong khổ thơ 7 
chữ và 8 chữ. 
Trong thơ 7 chữ, khổ thơ có số dòng lẻ xuất hiện không nhiều, 28/1962 khổ 
(chiếm 1.4%). Trừ hai trường hợp 1 dòng/1 khổ (7 lần) và 3 dòng/1 khổ (12 lần), thì 5 
trường hợp còn lại chỉ có tần số xuất hiện rất thấp và sự xuất hiện của chúng đều gắn 
NGUYỄN THỊ HỒNG SANH 
 82 
với những lý do riêng. 
Trường hợp 5 dòng/1 khổ (3 lần) thực chất là một cách tách dòng của chỉ riêng tác 
giả Nguyễn Xuân Sanh. Xét một cách tổng thể, thì thực chất đây là trường hợp khổ thơ 
gồm 4 dòng của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Nói cách khác, không có khổ thơ được tổ 
chức từ 5 dòng thơ. Tuy nhiên theo như quy định trong phần xác định đối tượng nghiên 
cứu, chúng tôi quan niệm đây cũng là một cách tách dòng có dụng ý, góp phần tạo ra 
nét đặc biệt riêng của nhà thơ. 
Lẵng xuân 
Bờ giũ trái xuân ca 
Đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà 
Nhài đàn rót nguyệt vú đôi thơm 
Tì bà sương cũ đựng rừng xa 
 (Buồn xưa – Nguyễn Xuân Sanh) [22,1187] 
Trường hợp 9 dòng/1 khổ và 11 dòng/1 khổ cũng xuất hiện duy nhất 1 lần và cùng 
nằm trong tác phẩm Bâng khuâng của Lưu Trọng Lư. Đây cũng là minh chứng cho sự 
cố ý kiếm tìm cái mới của nhà thơ khi tạo ra điểm nhấn khác lạ trong cấu trúc khổ thơ. 
Cũng là một hiện tượng đặc biệt, khổ thơ 17 dòng và 21 dòng (là số lẻ) xuất hiện 
khi cả bài thơ chỉ có 1 khổ 17 dòng hoặc 21 dòng. Điều này khẳng định, khổ thơ có số dòng 
lẻ rất hiếm trong thể 7 chữ của Thơ Mới. Và trường hợp này cũng là một minh chứng rõ 
ràng cho sự liên quan giữa nội dung và hình thức khổ thơ. Vì chìm trong tâm trạng Say chết 
đêm nay nên Hàn Mặc Tử không tách khổ thơ mà dùng khổ thơ có dung lượng lớn với số 
lượng dòng khác người. Hay đắm mình trong nỗi xót thương, khắc khỏi đối với nàng 
Phương Thảo (Phương Thảo – Bích Khê) mà thi sĩ đánh mất lí trí để mặc dòng cảm xúc 
tuôn chảy. Như vậy, hiện tượng khổ thơ chứa số dòng lớn chứng tỏ việc xây dựng khổ thơ 
hoàn toàn xuất phát từ chủ ý của nhà thơ chứ không phải là một sự ngẫu nhiên. 
Ngược lại với thơ 7 chữ, trong thơ 8 chữ - như đã nói, đây là một thể thơ hoàn 
toàn là mới, là cái riêng, cái sáng tạo của những nhà thơ giai đoạn 1932 - 1945, thì 
những dòng thơ lẻ lại xuất hiện nhiều lần với nhiều kiểu dạng khác nhau. Đặc biệt, khổ 
thơ 8 chữ có những kiểu dòng lẻ với tần số xuất hiện tương đối chênh lệch so với thơ 7 
chữ: khổ thơ 1 dòng (7 – 15); khổ thơ 3 dòng (12 – 20), khổ thơ 5 dòng (3 – 30), khổ 
thơ 7 dòng (1 – 7), khổ thơ 9 dòng (1 – 14), khổ thơ 15 dòng (0 – 4 lần), khổ thơ 19 
dòng (0 – 5), khổ thơ 31 dòng (0 – 3), Đặc biệt, có đến 14 kiểu khổ thơ có tổng số 
dòng lẻ chỉ xuất hiện ở khổ thơ 8 chữ: khổ 13, 15, 19, 23, 25, 27, 29, 31, 35, 37, 39, 41, 
47 và khổ 63 dòng. Có thể thấy rõ điều này qua bảng thống kê sau: 
Bảng 5: Bảng thống kê số dòng lẻ của thơ 7 chữ và 8 chữ 
Số lượng (lần) STT Số dòng /1 khổ thơ 7 chữ 8 chữ Tổng 
01 1 7 15 22 
02 3 12 20 32 
03 5 3 30 33 
ĐẶC ĐIỂM THI ĐOẠN THƠ MỚI 1932 – 1945 
 83 
Số lượng (lần) STT Số dòng /1 khổ thơ 7 chữ 8 chữ Tổng 
04 7 1 7 8 
05 9 1 14 15 
06 11 1 4 5 
07 13 0 1 1 
08 15 0 4 4 
09 17 1 2 3 
10 19 0 5 5 
11 21 1 4 5 
12 23 0 3 3 
13 25 0 2 2 
14 27 0 2 2 
15 29 0 1 1 
16 31 0 3 3 
17 35 0 1 1 
18 37 0 1 1 
19 39 0 1 1 
20 41 0 1 1 
21 43 1 0 1 
22 47 0 1 1 
23 63 0 1 1 
Cũng cần lưu ý thêm, nếu như trong thơ 7 chữ số khổ thơ dòng chẵn gấp 69 lần số 
khổ thơ dòng lẻ (dòng chẵn: 1934 lần; dòng lẻ: 28 lần) thì ở thơ 8 chữ, số dòng chẵn chỉ 
gấp 7 lần số dòng lẻ (dòng chẵn: 869 lần; dòng lẻ: 123 lần). Kết quả này một lần nữa là 
một minh chứng cho nhận định thơ 8 chữ có nhiều cái mới, nhiều cái bứt phá và độc 
đáo hơn thơ 7 chữ. Hay nói một cách khác, thơ 8 chữ có hình thức khổ thơ đa dạng hơn 
thơ 7 chữ nhiều lần. 
2.5. Khổ thơ của thơ 8 chữ có nhiều cách tân hơn so với khổ thơ 7 chữ 
Những ngữ liệu dưới đây một phần minh chứng cho nhận định khổ thơ 8 chữ có 
nhiều cách tân so với khổ thơ 7 chữ. Theo kết quả thống kê, chúng tôi nhận thấy có 134 
bài/723 bài thơ (chiếm 18,5%) gồm 1 khổ thơ – trong đó có 99 bài là thơ 7 chữ, 35 bài 
là thơ 8 chữ. 
Điều đáng nói ở đây là trong 99/134 bài thơ có 1 khổ thơ của thể thơ 7 chữ, có đến 
48 bài thơ mà 1 khổ gồm 4 dòng (giống với thơ thất ngôn tứ tuyệt của Đường thi) và 43 
bài thơ mà 1 khổ thơ có 8 dòng (giống với thơ thất ngôn bát của của Đường thi); còn lại 
là những khổ thơ gồm 12 dòng (2 lần), 14 dòng (1 lần), 17 dòng (1 lần), 18 dòng (1 lần), 
21 dòng (1 lần), 38 dòng (1 lần) và 43 dòng (1 lần). Có thể thấy rõ trong 99 bài thơ 1 
khổ của thơ 7 chữ, có 9 kiểu khổ thơ qua bảng thống kê sau: 
NGUYỄN THỊ HỒNG SANH 
 84 
Bảng 6: Bảng thống kê số dòng thơ trong bài thơ 7 chữ gồm 1 khổ thơ 
STT Số dòng / 1 khổ thơ Số lượng (lần) Tỉ lệ (%) 
01 4 48 48.48 
02 8 43 43.43 
03 12 2 2.02 
04 14 1 1.01 
05 17 1 1.01 
06 18 1 1.01 
07 21 1 1.01 
08 38 1 1.01 
09 43 1 1.01 
Tổng cộng 99 100 
Trong khi đó, ở thể thơ 8 chữ, chỉ có 35 bài thơ mà có đến 21 kiểu khổ thơ. Không 
chỉ vậy, khổ thơ 8 dòng gần với thơ thất ngôn bát cú xuất hiện với tần số rất thấp, chỉ 
3/35 bài thơ. Còn lại là khổ thơ 12 dòng (1 lần), 14 dòng (1 lần), 16 dòng (2 lần), 18 
dòng (2 lần), 19 dòng (2 lần), 20 dòng (2 lần), 21 dòng (2 lần), 22 dòng (1 lần), 23 dòng 
(2 lần), 24 dòng (3 lần), 25 dòng (2 lần), 26 dòng (1 lần), 27 dòng (1 lần), 30 dòng (1 
lần), 31 dòng (1 lần), 32 dòng (2 lần), 35 dòng (1 lần), 40 dòng (3 lần), 41 dòng (1 lần) 
và 44 dòng (1 lần). 
Như vậy, có thể thấy, trong bài thơ không chia khổ (hay còn gọi là bài thơ có 1 
khổ), khổ thơ trong thơ 8 chữ phóng khoáng hơn, tự do hơn và ít chịu sự chi phối của 
thi luật thơ Đường như thơ 7 chữ cả về kiểu loại lẫn số lượng. 
Như vậy, qua phân tích cấu trúc khổ thơ 7 chữ và 8 chữ, chúng ta thấy có sự đa 
đạng về kiểu loại dòng thơ/khổ thơ (43 kiểu). Trong đó, các nhà thơ giai đoạn 1932 – 
1945 đã sáng tạo đến 38 kiểu đoạn thơ. Đây là một sự đóng góp cần được ghi nhận. 
Trong các kiểu loại khổ thơ, khổ thơ 4 dòng và 8 dòng chiếm số lượng vượt trội so với 
các kiểu loại khác. Xuất hiện nhiều khổ thơ có tổng số dòng là lẻ và độ dài của khổ thơ 
được giãn nở nhiều hơn giai đoạn trước rất nhiều. Thêm một kết luận đáng chú ý là thể 
thơ 8 chữ chứa đựng nhiều cái mới hơn so với thơ 7 chữ với số kiểu đoạn phong phú và 
cách sử dụng linh hoạt. 
3. Kết luận 
Kết quả thống kê và phân tích cấu trúc của 2954 khổ thơ của 715 bài thơ 7 chữ và 
8 chữ cho thấy có sự khác biệt rất lớn về số lượng khổ thơ, kiểu cấu trúc khổ thơ, độ dài 
khổ thơ và cách kết cấu khổ thơ trong bố cục của bài thơ giữa thơ giai đoạn Thơ Mới 
1932 – 1945 so với thơ giai đoạn trước. Những sự khác biệt đó chứng tỏ sức sáng tạo 
mãnh liệt của các nhà Thơ Mới trong việc xây dựng, tổ chức bài thơ, khổ thơ, đặc biệt là 
khổ thơ 8 chữ. Việc xây dựng khổ thơ trong mỗi bài thơ như vậy không phải là việc 
ĐẶC ĐIỂM THI ĐOẠN THƠ MỚI 1932 – 1945 
 85 
ngẫu nhiên mà đều xuất phát từ dụng ý của các nhà thơ. Đó có thể là để chuyển tải trọn 
vẹn nội dung tác phẩm. Cũng có thể là để đánh dấu phong cách cá nhân và khẳng định 
cái tôi của mỗi nhà thơ. 
Thực tế là hiện nay không có sự thống nhất trong các ấn phẩm khi phân chia khổ 
thơ trong khi việc tạo lập khổ thơ của nhà thơ là hoàn toàn có dụng ý. Theo ý kiến của 
chúng tôi, cần có một cuộc thảo luận giữa các nhà thơ và nhà ngôn ngữ học để có tiếng 
nói thống nhất đối với vấn đề xác định khổ thơ cho những bài thơ giai đoạn này, cần 
phân tích trên cơ sở khoa học, xác định được hình thức khổ thơ một cách tường minh 
cho bài thơ, trả nó về với nguyên bản của nó. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Huy Cận – Hà Minh Đức (chủ biên) (1993), Nhìn lại một cuộc cách mạng 
trong thi ca – 60 năm phong trào thơ mới, NXB Giáo dục, Hà Nội. 
[2] Phan Cự Đệ (1993), “Một bước tiến mới của thi ca Việt Nam trên con đường 
hiện đại”, trích từ Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca – 60 năm phong 
trào thơ mới, NXB Giáo dục, Hà Nội. 
[3] Bùi Văn Nguyên - Hà Minh Đức (1968), Các thể thơ ca và sự phát triển của 
hình thức thơ ca trong văn học Việt Nam, NXB Khoa học – Xã hội 
[4] Bùi Văn Nguyên – Hà Minh Đức (2003), Thơ ca Việt Nam – Hình thức và thể 
loại, in lần thứ tư, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[5] Bùi Văn Nguyên - Hà Minh Đức (1968), Các thể thơ ca và sự phát triển của 
hình thức thơ ca trong văn học Việt Nam, NXB Khoa học – Xã hội. 
[6] Lý Toàn Thắng (2013), Chuyên khảo Thơ lục bát trong Truyện Kiều từ góc 
nhìn của thi học và thi luật, Đề tài nghiên cứu cơ bản trong Khoa học xã hội 
và Nhân văn, Hà Nội. 
[7] Đỗ Anh Vũ (2008), “Sự phát triển dung lượng dòng thơ Việt Nam”, Tạp chí 
Ngôn ngữ, số 1, tr. 65 – 75. 
Ngữ liệu 
[8] (2001) Tuyển tập Thơ Mới 1932 – 1945, tác giả và tác phẩm, NXB Hội nhà 
văn, Hà Nội. 
Tittle: FEATURES OF THE NEW POETRY STROPHE FORM 
FROM 1932 TO 1945 
NGUYEN THI HONG SANH 
Quang Nam University 
Abstract: Researching strophe form is an entirely new problem in Vietnamese 
Linguistic. In this article, we have gathered and parsed the New poetry strophe form 
from the points of view in strophe form theory to generalize about features of the New 
poetry strophe form in comparison with the previous periods. We can conclude some 
differences in the New poetry strophe form such as: Diversity of types of structure 
stanzas; Stanzas capacity is larger; Many stanzas with 4 lines and 8 lines; Number of 
lines in a stanza usually is even, Stanzas with 8 letters is more innovative than stanzas 
with 7 lettersproved intense creativity of the New poetry poets in building and 
organizing stanzas in a poem. 

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_thi_doan_tho_moi_1932_1945.pdf