Đặc điểm thạch học - Khoáng vật, thạch địa hóa và điều kiện thành tạo granitoit khối châu viên, Bà Rịa - Vũng Tàu

Kết quả nghiên cứu granitoit khối Châu Viên cho thấy:

1. Khối được cấu tạo bởi các pha xâm nhập, bao gồm:Pha xâm nhập chính: granit

biotit, granit biotit có hornblen; Pha xâm nhập phụ: granit hạt nhỏ và Pha đá mạch: granit

aplit, pegmatoit.

2. Các đá bị biến đổi hậu magma mạnh mẽ nhưng không đều, gồm các quá trình: albit

hoá, microclin hoá, thạch anh hóa; trong đó, albit hoá phát triển mạnh và đều khắp hơn

microclin hoá.

3. Các đá thuộc loạt vôi-kiềm, kiểu I–granit (theo Chapell & White, 1974) hay granit

loạt magnetit (theo Tsusue & Ishihara, 1972) hoặc kiểu VAG; được kết tinh từ nguồn magma

có độ sâu trung bình, bị hỗn nhiễm với vỏ (nguồn gốc hỗn hợp), được hình thành chủ yếu do

nóng chảy các vật liệu sâu dưới vỏ của rìa lục địa tích cực kiểu Andes. Magma được thành tạo

trong khoảng 9620C ở độ sâu 14,33Km với áp suất PS 4,48Kbar; nhiệt độ kết tinh khoảng

660÷6700C ở độ sâu 10,5km với áp suất 2,5÷3Kbar.

pdf 14 trang kimcuc 3240
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm thạch học - Khoáng vật, thạch địa hóa và điều kiện thành tạo granitoit khối châu viên, Bà Rịa - Vũng Tàu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm thạch học - Khoáng vật, thạch địa hóa và điều kiện thành tạo granitoit khối châu viên, Bà Rịa - Vũng Tàu

Đặc điểm thạch học - Khoáng vật, thạch địa hóa và điều kiện thành tạo granitoit khối châu viên, Bà Rịa - Vũng Tàu
Science & Technology Development, Vol 11, No.11 - 2008 
Trang 92 
ĐẶC ĐIỂM THẠCH HỌC - KHOÁNG VẬT, THẠCH ĐỊA HÓA VÀ ĐIỀU 
KIỆN THÀNH TẠO GRANITOIT KHỐI CHÂU VIÊN, BÀ RỊA - VŨNG TÀU 
Trần Phú Hưng, Phạm Quang Vinh, Nguyễn Kim Hoàng 
Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, ĐHQG-HCM 
(Bài nhận ngày 29 tháng 05 năm 2008, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 10 tháng 11 năm 2008) 
TÓM TẮT: Kết quả nghiên cứu granitoit khối Châu Viên cho thấy: 
1. Khối được cấu tạo bởi các pha xâm nhập, bao gồm:Pha xâm nhập chính: granit 
biotit, granit biotit có hornblen; Pha xâm nhập phụ: granit hạt nhỏ và Pha đá mạch: granit 
aplit, pegmatoit. 
2. Các đá bị biến đổi hậu magma mạnh mẽ nhưng không đều, gồm các quá trình: albit 
hoá, microclin hoá, thạch anh hóa; trong đó, albit hoá phát triển mạnh và đều khắp hơn 
microclin hoá. 
3. Các đá thuộc loạt vôi-kiềm, kiểu I–granit (theo Chapell & White, 1974) hay granit 
loạt magnetit (theo Tsusue & Ishihara, 1972) hoặc kiểu VAG; được kết tinh từ nguồn magma 
có độ sâu trung bình, bị hỗn nhiễm với vỏ (nguồn gốc hỗn hợp), được hình thành chủ yếu do 
nóng chảy các vật liệu sâu dưới vỏ của rìa lục địa tích cực kiểu Andes. Magma được thành tạo 
trong khoảng 9620C ở độ sâu 14,33Km với áp suất PS 4,48Kbar; nhiệt độ kết tinh khoảng 
660÷6700C ở độ sâu 10,5km với áp suất 2,5÷3Kbar. 
Từ khóa:Granit kiểu I, ganit kiểu S, granit-magnetit, granit-ilmenit 
1. GIỚI THIỆU 
Khu vực nghiên cứu nằm ở phía đông nam Long Hải, bao gồm núi Châu Viên (327m) và 
phần phía nam núi Hòn Thùng (gọi chung là khối Châu Viên), phân bố dọc ven biển tỉnh Bà 
Rịa–Vũng Tàu), diện lộ khoảng 30km2, kéo dài theo phương đông bắc-tây nam. Khối bị phân 
cắt mạnh bởi các hệ thống khe nứt phát triển theo các phương: kinh tuyến, vĩ tuyến, đông bắc–
tây nam; mật độ trung bình 10 ÷15 khe nứt/m2; trong đó, phát triển mạnh là hệ phương đông 
bắc–tay nam. Các khe nứt thường được lấp đầy bởi thạch anh (1÷7 mm, đôi khi 2÷3 cm) và 
thường có: pyrit, chalcopyrit. 
2. ĐẶC ĐIỂM THẠCH HỌC - KHOÁNG VẬT 
2.1. Đặc điểm thạch học - khoáng vật 
a/ Pha xâm nhập chính : Thành phần thạch học chủ yếu: granit biotit, granit biotit có 
hornblend. Đá có màu xám hồng, kiế trúc hạt vừa, đôi nơi có ban tinh felspat kali màu hồng 
hay màu trắng kích thước đến 5x8mm. Trong đá, chứa các đá tù diorit thạch anh có dạng tròn 
hay ellip với kích thước thay đổi từ vài cm đến dm; cá biệt đến hàng mét như ở Nam Hòn 
Thùng (~4÷5 m). 
Thành phần (%) khoáng vật chủ yếu: plagioclas 30÷35, felspat kali 20÷25, thạch anh 
25÷30; khoáng vật thứ yếu: biotit 5÷7, horblend 1÷2; ít khoáng vật phụ: orthit, zircon, apatit, 
sphen, magnetit và ít khoáng vật quặng: pyrit, chalcopyrit. 
- Plagioclas có 2 thế hệ: Plagioclas I (80÷85%), có dạng lăng trụ, tấm, tương đối tự hình, 
kích thước phổ biến là 0,8 x 1,5mm, lớn nhất 1,4 x 2,8mm. Tinh thể có cấu tạo song tinh liên 
phiến (Hình 1), phổ biến là albit, albit–cacbat với các dải song tinh từ nhuyễn đến thô, đôi hạt 
có cấu tạo phân đới (Hình 2), thường bị gặm mòn ven rìa bởi thạch anh hay felspat kali. 
Plagioclas bị biến đổi sericit hóa không đều (Hình 1), hay bị sausurit hóa mạnh ở nhân 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 11, SOÁ 11 - 2008 
Trang 93 
10÷15% (Hình 2). Thành phần plagioclas No 26÷27 (oligoclas). Đôi hạt có kiến trúc mirmekit 
ven rìa. Plagioclas II là albit chiếm15÷20%, là những hạt nhỏ, lăng trụ ngắn, kích thước trung 
bình 0,1x0,2mm, thay thế ven rìa các hạt orthoclas (Hình 3). 
- Felspat kali: có kích thước trung bình 0,8x1,6mm; dạng lăng trụ ngắn hoặc méo mó. 
Gồm 2 thế hệ. Felspat kali I là orthoclas, có cấu tạo perthit kiểu tăng trưởng; đôi nơi, có cấu 
tạo perthit kiểu phân ly. Perthit là các hạt hay tạo dạng tia mạch nhỏ ngoằn ngèo (Hình 4). Ven 
rìa orthoclas, thường bị thạch anh gặm mòn. Orthoclas thường gặm mòn plagioclas I, đôi chỗ 
bao lấy chúng. Hầu hết orthoclas bị kaolin hóa. Felspat kali II là microclin (2÷10%), có dạng 
tấm, lăng trụ ngắn không đều, kích thước 0,5÷1,2 mm (Hình 5), phổ biến dạng gặm mòn, thay 
thế các hạt plagioclas; đa phần có cấu tạo song tinh mạng lưới mờ. Vài nơi, microlin mọc xen 
với albit tạo thành microclin–perthit (Hình 5). 
- Thạch anh có hai thế hệ. Thạch anh I (20%) là các hạt méo mó, kém tự hình, ven rìa 
thường bị gặm mòn, kích thước 1÷2 mm; đôi khi là các ban biến tinh lớn, phân bố rãi rác. Đôi 
hạt bị rạn nứt, tắt làn sóng nhẹ. Thạch anh II là những hạt nhỏ ven rìa giữa felspat kali và thạch 
anh I, hoặc dạng tia mạch xuyên trong felspat, hoặc là dạng hình giun trong kiến trúc mirmekit 
(Hình 6). 
- Biotit: vảy nhỏ đến vừa, thường đi cùng amphibol. Biotit đa sắc mạnh Ng nâu đậm > Np 
vàng nâu phớt lục. Biotit thường bị clorit hóa từng phần hay hoàn toàn, kèm theo quặng. Trên 
biotit, đôi khi zircon, apatit xuất hiện. Một vài vảy biotit dạng tia dài xuyên qua các hạt felspat 
kali, hoặc phát triển trên orthoclas có dạng không đều, kiểu chân chim hoặc đôi khi bao 
plagioclas (Hình 7). 
- Horblend: Thường đi cùng với biotit, phân bố không đều, thành từng ổ, kích thước khác 
nhau trung bình là 0,5x0,7 ÷ 0,2x0,4 mm. Tinh thể có dạng trụ ngắn, thường bị biotit hóa ven 
rìa và bị gặm mòn. Đa sắc Ng = nâu lục sậm > Np = nâu lục nhạt. Góc tắt nghiêng C∧Ng = 
170÷240 (Hình 8). 
b/ Pha xâm nhập phụ: Thành phần thạch học chủ yếu là granit hạt nhỏ. Đá có màu trắng 
phớt hồng, đôi khi có ban tinh felspat kali; chiếm khối lượng không đáng kể, đôi khi chỉ là các 
mạch. Chúng xuyên cắt granit biotit hạt vừa thuộc pha xâm nhập chính. 
Thành phần và đặc điểm khoáng vật của các đá pha xâm nhập phụ nói chung giống với 
granitoit pha xâm nhập chính của phức hệ. Chúng cũng bị biến đổi hậu magma mạnh mẽ 
nhưng không đều và xuất hiện các felspat kali II, thạch anh II (Hình 11). 
c/ Pha đá mạch: Thành phần thạch học phổ biến là pegmatoit và granit aplit. 
Pegmatoit dạng mạch nhỏ, ổ, thấu kính, dày từ vài cm đến dm. Thành phần và đặc điểm 
khoáng vật các đá pha đá mạch giống với granitoit pha xâm nhập chính và xâm nhập phụ cùng 
phức hệ. Chúng cũng bị biến đổi hậu magma và xuất hiện các plagioclas II, felspat kali II và 
thạch anh II. 
2.2. Đặc điểm khoáng vật phụ 
Các khoáng vật phụ đặc trưng gồm: orthit, zircon, apatit, magnetit, sphen. 
- Orthit phổ biến dạng hạt đẳng thước (lục giác) tự hình, thường đi cùng biotit ; có màu đỏ 
nâu, kích thước 0,1mm (Hình 9). Tính đa sắc rõ: nâu đỏ đến nâu vàng. 
- Zircon là những hạt có kích thước nhỏ, dạng lăng trụ 2 tháp nhọn đầu, đôi khi hơi tròn; 
thường đi cùng hoặc là bao thể khảm trong biotit. Dưới 2 nicol, màu giao thoa cao: bậc III 
(Hình 10). 
- Apatit: dạng vi lăng trụ, hạt nhỏ; thường đi cùng hay trong các tinh thể: hornblend, biotit, 
felspat kali và plagioclas; loại hình kim nhỏ thường đi cùng khoáng vật quặng (Hình 10). 
- Magnetit với tỷ lệ cao. Tuy nhiên, ilmenit cũng xuất hiện nhưng tỷ lệ rất thấp. 
Science & Technology Development, Vol 11, No.11 - 2008 
Trang 94 
2.3. Đặc điểm biến đổi hậu magma 
Đá bị biến đổi hậu magma mạnh mẽ nhưng không đều. Mức độ biến đổi khoảng 10 ÷ 20%. 
* Giai đoạn kiềm sớm: Quá trình biến đổi chủ yếu là albit hoá và microclin hóa không đều; 
trong đó, microclin hoá phát triển nhiều hơn ở phía đông khối Châu Viên. Microclin hóa 
thường xảy ra với albit hóa trên cùng khoáng vật felspat kali. 
 - Albit hoá hình thành kiểu albit bàn cờ trong perthit thay thế trong felspat kali, kích thước 
nhỏ, hoặc là các hạt nhỏ mọc xen, thay thế ven rìa felspat kali. Mức độ albit hóa khoảng 11 ÷ 
15%. 
 - Microclin hoá tạo các hạt felspat kali II nhỏ hay ban biến tinh. Mức độ biến đổi khoảng 
5%. 
* Giai đoạn rửa lũa acit: Quá trình biến đổi thạch anh hoá hình thành các hạt thạch anh 
nhỏ chen lấn ở ranh giới giữa thạch anh I và felspat kali, hoặc chen vào các khe nứt. 
Sự biến đổi hậu magma trong granitoit khối Châu Viên và Nam Hòn Thùng tạo điều kiện 
làm giàu khoáng vật quặng trong quá trình lắng đọng. 
2.4. Thứ tự thành tạo khoáng vật 
Phân tích dưới kính, thứ tự thành tạo khoáng vật trong các đá granitoit như sau (Bảng 1). 
3. ĐẶC ĐIỂM THẠCH – ĐỊA HÓA 
Granitoit khối Châu Viên có hàm lượng các oxyt: SiO2 ~72÷75%, K2O ~4,18÷4,35% và 
Na2O ~ 4÷4,2%, chứng tỏ có độ acit và kiềm cao (Bảng 2). Tỷ số giữa K2O /Na2O dao động 
chủ yếu từ 1 đến 1,1: thể hiện K chiếm ưu thế hơn Na.. 
So sánh với thành phần hóa học trung bình granitoit theo Deli (1933), Nockolds (1954) và 
một số mẫu của granitoit khối Đèo Cả thuộc phức hệ Đèo Cả (Bảng 2), các đá có các đặc trưng 
như sau: 
- Tổng lượng kiềm tương đối cao; trong đó, K2O / Na2O ≥ 1. 
- Giàu nhôm: Al2O3 ≈ 12,68 ÷ 13,18% và Al2O3 > CaO + Na2O + K2O. 
- Bảo hòa silic: SiO2 ≈ 73,9% ÷ 75,64%. 
Như vậy, granitoit ở đây có thể được xếp vào phức hệ Đèo Cả, có thành phần tương tự 
granitoit thuộc loạt vôi - kiềm theo cách phân loại của L.V. Tauxon (1977). Qua các số liệu, 
tính toán các khoáng vật định mức khoáng vật CIPW (Bảng 3) giá trị tương quan giữa các 
oxyt, các nguyên tố vết, lập các biểu đồ tương quan 2 hợp phần và 3 hợp phần, cho thấy: 
• Chỉ số màu (CI) của granitoit < 8 % và chỉ số phân dị (Diff index - DI) lớn (90,90%) cho 
thấy, granitoit này thuộc nhóm sáng màu (felsic). Plagioclas có tỷ lệ 100An/(An+Ab) 
7,86÷10,97%. 
•Chỉ số C (corindon) 0,01÷0,75 cho thấy granitoit Châu Viên thừa nhôm. Các chỉ số Mt, Il 
đều hiện diện và Mt luôn lớn hơn Il nhiều lần (Mt = 1,14 ÷ 1,57 và Il = 0,22 ÷ 0,40) 
• Biểu đồ Q, Or, Pl (Biểu đồ 1) và biểu đồ Na2O-CaO-K2O (Biểu đồ 2) cho thấy granitoit 
khối Châu Viên thuộc trường granit. 
• Biểu đồ tương quan giữa độ kiềm và độ vôi kiềm (Biểu đồ 3), độ oxit silic và độ kiềm 
của granitoit có biến thiên thuận. Điều này cũng phù hợp với các quan sát thạch học với các 
biến đổi hậu magma như albit hoá, microlin hoá, thạch anh hóa đã làm gia tăng oxit silic và độ 
kiềm. 
• Biểu đồ AFM (Biểu đồ 4) cho thấy chiều hướng tiến hóa tương tự loạt đá kiềm vôi. Điều 
này cũng giải thích tính sáng màu. Granitoit khối Châu Viên thuộc loạt vôi-kiềm thiên về 
kiềm, nhưng chưa bão hòa kiềm vì chưa thỏa điều kiện:Na2O+ K2O>Al2O3 (Zavarisky). 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 11, SOÁ 11 - 2008 
Trang 95 
•Biểu đồ chỉ sự quan hệ giữa độ bão hòa nhôm và oxit silic (Biểu đồ 5): Các mẫu granitoit 
đều rơi vào trường granit kiểu I. Chỉ số ASI dao động 1,01÷1,09. 
• Biểu đồ ACF (Biểu đồ 6): Các mẫu granitoit rơi vào trường granit kiểu S. Điều này do 
lượng SiO2 tăng lên dẫn đến lượng CaO giảm nên một số mẫu có khuynh hướng rơi vào 
trường S granit. 
•Biểu đồ tương quan SiO2–ASI (Biểu đồ 5) và Na2O–K2O và K2O–Na20 (Biểu đồ 7 và 8): 
các mẫu đều rơi vào trường I granit. 
• Biểu đồ tương quan Na2O – K2O, phân loại I–granit và S–granit (Biểu đồ 7): các mẫu rơi 
vào trường I–granit. Biểu đồ tương quan K2O – Na2O, phân loại I, S, A–granit (Biểu đồ 8): các 
mẫu nằm trên ranh giới I-granit và A-granit; riêng Mẫu HC rơi vào trường A–granit. 
• Trên biểu đồ: phân chia loạt ilmenit và magnetit (Biểu đồ 9 và 10), kết quả phân tích 
thạch học (magnetit đạt 316,40g/T) và khoáng vật định mức C.I.P.W (magnetit cao hơn 
ilmenit, Bảng 3), cho thấy, granitoit ở đây có thể được xếp vào granit loạt magnetit, tương 
đồng với I-granit. 
• Hành vi các nguyên tố vết (Bảng 4) phân tích trên các biểu đồ: Rb–Hf–Ta (Biểu đồ 11), 
Rb và Y+Ta (Biểu đồ 12), Y–Nb (Biểu đồ 13), Y+Nb - Rb (Biểu đồ 14): các mẫu LH đều nằm 
ở ranh giới VAG, WPG, và ORG; các mẫu HC đều rơi vào trường VAG. 
Địa hoá các nguyên tố tạo quặng (kích hoạt nơtron) có hàm lượng (ppm) cao so với Clark: 
Sn 46,3÷62,4; Mo 18,5÷21,5; Cu 93,1÷112ppm, Pb 36,6÷24,3; Zn 128÷145, Ni 100÷132; W 
9,12÷12,3. 
Bảng 1: Thứ tự thành tạo khoáng vật trong granitoit khối Châu Viên 
CÁC GIAI ĐOẠN THÀNH TẠO 
BIẾN ĐỔI SAU MAGMA KHOÁNG VẬT 
MAGMA 
Kiềm sớm Rữa lũa acit Lắng đọng 
Plagioclas I II (Anbit) 
Felspat kali I II (Microclin) 
Thach anh I II 
Amphibol 
Biotit 
Apatit 
Zircon 
Orthit 
Molipdenit 
Sulfur đa kim 
4. NGUỒN GỐC VÀ ĐIỀU KIỆN THÀNH TẠO 
Đến nay, có nhiều công trình bàn về nguồn gốc granitoit, nhưng tựu chung có thể qui về 3 
kiểu sau: granitoit nguồn gốc vỏ, granitoit nguồn gốc hỗn hợp, granitoit nguồn gốc manti. Để 
luận giải nguồn gốc của granitoit Châu Viên, chúng tôi dựa trên các cơ sở sau: 
- Trên biểu đồ của Chapell & White các mẫu đều rơi vào trường granit kiểu S (Biểu đồ 6) 
rơi vào ranh giới trường granit kiểu I (Biểu đồ 7) rơi vào trường granit kiểu A (kiềm) hoặc I – 
A (Biểu đồ 8), các biểu đồ của Pearce (Biểu đồ 12,13,14) các mẫu đều rơi vào các trường 
Science & Technology Development, Vol 11, No.11 - 2008 
Trang 96 
VAG, WPG, ORG, VAG+Syn – COLG; hoặc theo Harris et all , 1986 (Biểu đồ 11), các mẫu 
rơi vào trường VAG. 
- Qua các dấu hiệu về thạch học khoáng vật cũng như các chỉ số hoá học như: 
 + Lượng Na2O 3, 99 % so với S-granit có Na2O < 3,2% khi K2O≈ 5% 
 + Chỉ số bão hòa nhôm ASI <1, 1 %. 
 + Chỉ số C (Corindon) tiêu chuẩn nhỏ, C 0,38÷0,75 (S-granit có C > 1) 
 + Apatit dạng tinh thể lăng trụ, kim bao trong biotit, hornblend. 
 + Khoáng vật màu horblend và biotit. 
 + Dấu hiệu thực địa: granit có nhiều felspat kali màu hồng, chứa đá tù nguồn gốc 
magma. 
 + Thường đi cùng đá phun trào tương ứng, cụ thể là granitoit khối Châu Viên đi với 
phun trào hệ tầng Nha Trang. 
 + Nếu xem xét granitoit khối Châu Viên trong bối cảnh kiến tạo của phức hệ Đèo Cả, 
chúng có thành phần thạch học và thạch hóa biến thiên rộng và tiến triển thuận: 
dioritÆgranodioritÆgranit. 
Các đặc điểm trên đây là của granit kiểu I, trừ đặc tính kiềm, á kiềm. 
Một số mẫu rơi vào trường granit kiểu A, kiểu kiềm có thể luận giải bằng tiêu chuẩn thạch 
học – khoáng vật là cho đến nay, chưa có phát hiện nào về khoáng vật kiềm có trong vùng. Độ 
kiềm trong các đá có tăng lên là do các biến đổi sau magma, hiện tượng kiềm hóa đã làm thay 
đổi: giảm Ca nhưng tăng acit, tăng kiềm. Như vậy, granitoit khối Châu Viên cũng không thuộc 
granitoit nội mảng (WPG) vì không có thành phần khoáng vật kiềm; thêm vào đó, cơ chế 
thành tạo của WPG là cơ chế căng giãn. Điều này trái với cơ chế va ép, cung đảo hút chìm của 
magma vôi kiềm. Hàm lượng Ta–Nb tương đối thấp so với các nguyên tố TR (Bảng 4) đây là 
yếu tố của thành phần đới hút chìm. 
Quan sát biểu đố nhện (Pearce, 1984), granit cung núi lửa, chỉ có sự tương đồng tại các 
điểm nguyên tố K20, Ba, Ta, Nb, Ce; các điểm còn lại có sự chênh lệch, trong đó Rb và Zr quá 
thấp. Đây là 2 nguyên tố lithofil không tương thích và nếu so với manti nguyên thủy thì vỏ lục 
địa giàu tương đối các nguyên tố Cs, Rb, Ba, Th, U, K, Nb, Pb, Sr,Zr, Hf, TR. Tuy nhiên, theo 
Gunter Faure (1991), mức độ làm giàu tăng lên, đạt cực đại trong bazan hoặc granit giàu Ca, 
sau đó giảm dần. Granitoit khối Châu Viên nghèo Ca (Biểu đồ18) nên lượng Rb, Zr thấp, tỷ số 
K/Rb cao cho thấy Rb, do những biến đổi sau magma cũng như quá trình hỗn nhiễm Rb đã 
không tham gia thay thế K trong felspat kali, horblend và biotit. Tương tự, Zr cũng không thay 
thế Ti trong các pha khoáng vật phụ sphen và rutin. 
Đánh giá chế độ áp suất, nhiệt độ thành tạo granitoit Châu Viên như sau (Bảng 5). 
Từ kết quả trên, độ sâu thành tạo được tính dựa vào mối tương quan với áp suất thủy tĩnh 
theo biểu đồ của Mason B. và Moore C.B. (1982): cứ 1 Kbar đạt độ sâu trung bình 3÷3,5km. 
Vậy độ sâu thành tạo của granitoit Châu Viên đạt 14,33 km. 
Khi so sánh với kết quả nghiên cứu của Vũ Văn Vấn, Nguyễn Viết Ý (1985) và Trần Phú 
Hưng (1998) cho thấy nhiệt độ, áp suất thủy tĩnh, độ sâu thành tạo của granitoit khối Châu 
Viên phù hợp với granitoit phức hệ Đèo Cả (Ps 3,3÷7,9 kbar, PH2O 0,4÷2,6Kbar, T0C 
850÷10500). 
Trên các biểu đồ Q–Ab–Or (Biểu đồ 16 và 17), thể hiện granitoit khối Châu Viên kết tinh 
tại áp suất 2÷3 kbar, ứng với độ sâu thành tạo 5÷9km và nhiệt độ kết tinh từ 6500 ÷ 6700C. 
Theo Vũ Văn Vấn và Nguyễn Viết Ý (1985), ở nhiệt độ kết tinh 6500C÷6700C cần độ sâu tối 
thiểu kết tinh là 5km. 
Như vậy, kết quả trên cho thấy có sự khác biệt về nhiệt độ hình thành magma và kết tinh 
sau cùng của granitoit khối Châu Viên, chứng tỏ magma sau khi hình thành đã di chuyển ra 
khỏi vùng lò và kết tinh ở nhiệt độ thấp hơn. Sự di chuyển magma đi lên trên, gây tái nóng 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 11, SOÁ 11 - 2008 
Trang 97 
chảy và hỗn nhiễm thành phần vỏ, điều này cũng giải thích lý do sự giàu lên hay giảm đi một 
số nguyên tố trong granitoit. 
Bảng 2: Thành phần hóa hợc (% oxit) granitoit khối Châu Viên 
Stt Mẫu Tên đá Khối SiO2 TiO2 Al2O3 Fe2O3 FeO MnO MgO CaO Na2O K2O P2O5 H2O- MKN 
1 1 Granit kiềm 69.21 0.41 14.41 1.98 1.67 0.12 1.15 2.19 3.48 4.23 0.30 0.86 
2 2 Granit vôi-kiềm 72.08 0.37 13.86 0.86 1.67 0.06 0.52 1.33 3.08 5.96 0.28 0.53 
3 Dc8 Granit bi - hb Đèo Cả 68.30 0.52 14.04 1.36 2.17 0.08 1.45 2.49 3.30 4.70 0.09 - 
4 Dc10 Granit bi có hb Đèo Cả 73.28 0.23 13.57 0.56 2.03 0.06 0.38 1.07 3.20 4.90 0.04 - 
5 LH2 Granit bi Châu Viên 73.94 0.17 12.73 0.78 2.21 0.05 0.18 0.63 4.06 4.18 0.03 0.23 0.08 
6 LH6 Granit bi có hb Châu Viên 73.20 0.19 12.68 1.02 2.80 0.05 0.27 0.63 4.06 4.20 0.03 0.19 0.20 
7 LH9 Granit bi có hb Châu Viên 72.68 0.17 12.85 1.08 2.80 0.05 0.45 0.63 4.06 4.28 0.03 0.17 0.31 
8 LH12 Granit bi Hòn Thùng 72.94 0.21 12.83 0.83 2.69 0.04 0.36 0.63 4.00 4.20 0.04 0.20 0.44 
9 LH12/4 Granit aplit Hòn Thùng 75.64 0.15 12.06 0.76 1.66 0.02 0.27 0.38 4.00 4.30 0.01 0.11 0.06 
10 LH16 Granit bi Hòn Thùng 72.96 0.21 12.83 1.06 2.42 0.04 0.45 0.88 4.00 4.35 0.03 0.10 0.43 
11 HC18186 Granit bi Châu Viên 74.10 0.24 13.18 0.84 1.97 0.05 0.37 0.78 4.00 4.15 0.03 0.18 0.01 
12 HC15132 Granit bi Châu Viên 74.42 0.19 12.74 0.98 1.88 0.06 0.23 0.73 3.79 4.33 0.01 0.20 0.35 
- Mẫu 1 (theo Deli, 1936) và mẫu 2 (theo Nockolds, 1954) trích từ [5]. 
- Mẫu 3 & 4: Mẫu Trần Phú Hưng, Luận văn Thạc sĩ, 1998. 
- Mẫu 5÷10: Mẫu đề tài Long Hải, kết quả phân tích: Trung tâm phân tích LĐBĐĐC miền 
Nam (2001). 
- Mẫu 11,12 theo Kết quả Đo vẽ địa chất và tìm kiếm khoáng sản nhóm tờ Hàm Tân - Côn 
Đảo [8]. 
- bi – biotit, hb – horblend 
Bảng 3. Thành phần khoáng vật theo phương pháp C.I.P.W granitoit khối Châu Viên 
Số hiệu 
mẫu LH2 LH6 LH9 LH12 LH16 LH12/4 HC18186 HC15132 
Tên đá Granit biotit 
Granit 
biotit 
Granit 
biotit 
Granit 
biotit 
Granit 
biotit 
Granit 
aplit 
Granit 
biotit 
Granit 
biotit 
Stt (1) (2) (3) (4) (5) (6) (8) (9) 
Q 31.44 30.13 29.03 30.08 29.14 33.92 31.63 32.76 
C 0.40 0.38 0.47 0.60 0.01 0.16 0.75 0.46 
Z 0.01 - - 0.01 - - - - 
Or 24.89 24.94 25.40 24.97 25.77 25.56 24.58 25.67 
Ab 34.61 34.52 34.51 34.05 33.93 34.04 33.88 32.10 
An 3.07 2.94 2.94 3.01 4.18 1.83 3.70 3.72 
Sm 0.09 - - 0.07 - - - - 
Hy 3.72 4.77 5.20 4.94 4.43 2.90 3.54 3.02 
En 0.45 0.68 1.13 0.90 1.12 0.68 0.92 0.57 
Fs 3.27 4.10 4.08 4.03 3.30 2.22 2.62 2.44 
Science & Technology Development, Vol 11, No.11 - 2008 
Trang 98 
Mt 1.14 1.49 1.57 1.21 1.54 1.11 1.22 1.42 
ll 0.33 0.36 0.32 0.40 0.40 0.29 0.46 0.36 
Ap 0.07 0.07 0.07 0.10 0.07 0.02 0.07 0.02 
Diff index 90.94 89.59 88.94 89.10 88.84 93.52 90.09 90.53 
Colour 
i d
5.19 6.62 7.10 6.55 6.37 4.29 5.22 4.80 
Pl 37.68 37.46 37.45 37.06 38.11 35.87 37.58 35.82 
Norm 8.16 7.86 7.86 8.12 10.97 5.10 9.84 10.38 
100An/(An+
Ab)
8.16 7.86 7.86 8.12 10.97 5.10 9.84 10.38 
Ab^ 34.61 34.52 34.51 34.05 33.93 34.04 33.88 32.10 
Q” 32.32 31.27 30.29 31.27 30.23 34.63 32.50 33.49 
Ol^ 2.84 3.64 3.94 3.75 3.34 2.19 2.67 2.29 
Ne ^ 18.76 18.71 18.70 18.45 18.39 18.45 18.36 17.40 
Q^ 48.17 47.08 46.10 46.87 45.77 50.22 48.02 48.19 
Mg 
b
12.67 14.66 22.26 19.26 24.89 22.47 25.08 17.90 
Bảng 4. Hàm lượng các nguyên tố vết (ppm) granitoit khối Châu Viên 
Số hiệu mẫu LH2 LH12 HC18186 HC15132 
Tên đá Granit biotit Granit biotit Granit biotit Granit biotit 
Stt (1) (4) (8) (9) 
Ba 379 425 576 
Li 33 27.4 
Rb 15.4 12.2 70.9 159 
Sr 54.7 42.1 51.2 7 
Cs 3.55 2.98 
V 2.45 3.21 
Cr 5.12 5.97 
Co 13.40 14.5 
Ni 100 132 
Cu 112 93.1 
Pb 36.6 24.3 
Zn 123 145 
Sn 46.3 62.4 
W 9.12 12.3 
Mo 18.5 21.5 
Ta 2.11 1.78 1.53 
Nb 21.5 27.1 7.86 
Zr 41.5 45.2 
Hf 24.1 32.8 5.75 
Y 38.2 51.5 24.6 16.6 
Yb 4.78 6.44 2.31 4.53 
La 13.4 14.8 
Ce 77.2 80.2 69.7 65 
Sm 21.4 18.5 
Th 11.2 9.78 
U 2.87 3.12 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 11, SOÁ 11 - 2008 
Trang 99 
Bảng 5. Áp suất, nhiệt độ của granitoit khối Châu Viên 
Mẫu Tên đá Ps (Kbar) PH2O(Kbar) T0C Độ sâu (Km) 
LH2 Granit biotit 4,55 1,98 930 15,9 
LH6 Granit biotit 4,30 1,98 975 15,05 
LH9 Granit biotit 4,72 1,98 998 16,8 
LH12 Granit biotit 4,80 1,88 999 16,8 
LH16 Granit biotit 4,60 1,88 967 16,1 
LH12/4 Granit aplit 2,68 1,88 886 9,38 
5. KẾT LUẬN 
Granitoit khối Châu Viên phân bố dọc ven biển theo phương ĐB–TN, gồm pha xâm nhập 
chính: granit biotit, granit biotit có hornblend; pha xâm nhập phụ: granit hạt nhỏ và pha đá 
mạch: granit aplit, pegmatoit. Các đá bị biến đổi sau magma mạnh mẽ nhưng không đều, gồm: 
albit hoá, microclin hoá, thạch anh hóa; trong đó, albit hoá phát triển mạnh và đều khắp hơn 
microclin hoá. 
Khối granitoit này là granit vôi-kiềm thuộc kiểu I–granit (theo Chapell & White, 1974) 
hay granit loạt magnetit (Tsusue & Ishihara, 1972) hoặc kiểu VAG được kết tinh từ nguồn 
magma có độ sâu trung bình, bị hỗn nhiễm vỏ (nguồn gốc hỗn hợp), chủ yếu do nóng chảy các 
vật liệu sâu dưới vỏ lục địa ở rìa lục địa tích cực kiểu Andes. Magma được thành tạo trong 
khoảng 9620C ở độ sâu 14,33km với áp suất PS 4,48Kbar; nhiệt độ kết tinh 660÷6700C ở độ 
sâu 10,5km với áp suất 2,5÷3kbar. 
PETROGRAPHICAL, PETROCHEMICAL CHARACTERISTICS 
AND CONDITION OF FORMATION OF GRANITOIDS IN CHAU VIEN 
MOUNTAINS, LONG HAI AREA, BA RIA – VUNG TAU PROVINCE 
Tran Phu Hung, Pham Quang Vinh, Nguyen Kim Hoang 
University of Natural Sciences, VNU-HCM 
ABSTRACT: On the basic of the investigation into materials composition, formation 
conditions, shows that: 
1- Petrographical components consist of: The first phase: biotite granite, hornblende 
bearing biotite granite, The second phase: small-crystalled granite, and The vein phase are 
inclusive of aplitic granite and pegmatoid. 
2- Most of the rocks are subjected to intensive post-magmatic alteration, mainly 
albitization and microlinization proccesses. Main mineral components are plagioclase, 
potassium feldspar, quartz, biotite and little hornblende. 
3- The granitoid of Chau Vien mountain belong to calc – alkalin granite, type of I- 
granite or VAG. Magma were formed at 14,3km in depth at 9620C with pressure of PS 4,48 
kbar and crytallised at 10,5 km in depth at 660 – 667 0C with pressure of PS 2,5 – 3 kbar. 
Science & Technology Development, Vol 11, No.11 - 2008 
Trang 100 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. B.W. Chappell & A.J.R White, Two constracting granite types: 25 years later. 
Australian journal of Earth Sciences – 2001, 48p p 489 – 499, (2001). 
[2]. Kent C. Condie, Magma associations and mantle sources (chapter 7). Plate tectonics 
& crustal evolution.P 208 -281. Pergamon press. New Mexico, (1990). 
[3]. Đặng Trung Thuận, Địa hoá học. Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội, (2005). 
[4]. Huỳnh Trung, Nguyễn Xuân Bao, Các thành tạo macma xâm nhập đới Đà Lạt. Địa 
Chất và nguỵên liệu khoáng. Số 1 – 1991. Tr 15 – 40. TP HCM, (1991). 
[5]. Huỳnh Trung & nnk, Thạch học thạch địa hoá đá magma và biến chất. NXB Đại 
Học Quốc Gia TP HCM, ( 2007). 
[6]. Huỳnh Trung & nnk, Thạch luận và sinh khoáng đại cương. NXB Đại Học Quốc Gia 
TP HCM, (2006). 
[7]. Nguyễn Viết Ý và Vũ văn Vấn, Về điều kiện thành tạo của các đá thuộc phức hệ 
granitoit Đèo Cả (Nam Trung Bộ). Vấn đề thach luận và khoáng sản. Viện khoa học 
về trái đất. Tr. 5 – 9. Hà Nội, (1984). 
[8]. Nguyễn Văn Cường (chủ biên) và nnk. Báo cáo Kết quả đo vẽ địa chất và tìm kiếm 
khoáng sản nhóm tờ Hàm Tân – Côn Đảo, tỷ lệ 1/ 50.000 – Phần Địa tầng và macma 
xâm nhập. Tp HCM, (2000). 
[9]. Ma Công Cọ (chủ biên) và nnk, Báo cáo Kết quả đo vẽ địa chất và tìm kiếm khoáng 
sản nhóm tờ Đông TP Hồ Chí Minh, tỷ lệ 1/ 50.000 – Phần Địa tầng và macma xâm 
nhập. Tp HCM, (1994). 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 11, SOÁ 11 - 2008 
Trang 101 
Hình 1: Plagioclas I cấu tạo đa hợp tinh (bị sericit 
hóa) bị felspat kali gặm mòn ven rìa. 
(Lm LH2, Granit biotit, 2+x10) 
Hình 2: Plagioclas I phân đới bị sausurit ở nhân, 
orthoclas có cấu tạo perthit. 
(Lm LH6, granit biotit 2+, x10) 
Hình 3: Giữa hai khoáng orthoclas I phát triển 
các plagioclas II (albit), khoáng orthoclas (phía 
dưới) albit mọc xen. (Lm LH1, granit biotit, 2+, x5) 
Hình 4: Cấu tạo perthit tăng trưởng phát triển 
mạnh trên felspat kali trong granit biotit. 
(Lm LH6, granit biotit , 2+, x10) 
Hình 5: Felspat kali II (microclin) và thạch anh I 
(màu xám trắng) bị nứt nẻ là thạch anh II (đốm 
trắng nhỏ). (Lm LH2 granit biotit, 2+, x10) 
Hình 6: Plagioclas phân đới bị felspat kali hóa tạo 
microclin mọc xen với albit (perthit) (Lm LH7, 
granit biotit, 2+, x10) 
Science & Technology Development, Vol 11, No.11 - 2008 
Trang 102 
Hình 7: Biotit phát triển và gặm mòn plagioclas. 
Plagioclas tàn dư trong biotit. Zircon trong biotit. 
(Lm LH12, granit biotit, 2+, x10) 
Hình 8: Biotit (màu nâu vàng) bao khoáng vật 
amphibol (có hai hướng cát khai rõ). 
(Lm LH3, granit biotit có hornblend, 1+, x10) 
Hình 9: Orthit tự hình trong granit biotit. 
(LmLH2 granit biotit, 2+, x 20) 
Hình 10: Zircon, apatit dạng bao thể trong 
orthoclas. (Lm LH6, granit biotit, 2+, x10) 
Hình 11: Microclin moc xen albit, tạo cấu tạo 
microclin – perthit. Ven rìa biotit không đều, phát 
triển vào rìa felspat kali. Khoáng vật quặng phân 
bố dọc cát khai biotit. Thạch anh I tắt làn sóng. 
(Lm LH 7/1, granit hạt nhỏ, 2+, x 5 ) 
Hình 12: Plagioclas phân đới bị sausorit hóa ở 
nhân, thạch anh (màu trắng) gặm mòn và bao các 
khoáng plagioclas. 
(Lm LH 13, đá tù diorit thạch anh, 2+, x 5) 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 11, SOÁ 11 - 2008 
Trang 103 
Biểu đồ 6 - Biểu đồ ACF 
(theo White A.J.R & Chappell B.W, 1974) 
Biểu đồ 2 - Biểu đồ tương quan Na2O -CaO-K2O 
(theo A.J.R. White, 1988) 
Biểu đồ 1 - Biểu đồ tương quan Or-Q-Pl (Streckeisen, 1979) 
Q = thaïch anh, Or = orthocla, Pl = plagiocla
Biểu đồ 4 - Biểu đồ AFM (% trọng lượng) 
(theo Wilson, 1989) 
Biểu đồ 3 - Biểu đồ tương quan SiO2 và AR 
(theo Wright, 1969) 
Biểu đồ 5 - Biểu đồ tương quan SiO2 - ASI 
(theo White A.J.R & Chappell B.W, 1983) 
Science & Technology Development, Vol 11, No.11 - 2008 
Trang 104 
Biểu đồ 7 - Biểu đồ tương quan Na2O - K2O 
(theo White A.J.R & Chappell B.W, 1983) 
Biểu đồ 8 - Biểu đồ tương quan K2O - Na2O 
phân loại I-granit, S-granit và A-granit 
(theo White A.J.R & Chappell B.W, 1983) 
Biểu đồ 10 - Biểu đồ tương quan FeO-TiO2-Fe2O3 
phân loại granit loạt magnetit và granit loạt ilmenit 
(theo Tsusue & Ishihara, 1974) 
Biểu đồ 9 - Biểu đồ tương quan D.I và O.R 
 phân loại granit loạt magnetit và granit loạt ilmenit 
(theo Tsusue & Ishihara, 1974) 
Biểu đồ 11 - Biểu đồ tương quan Hf-Rb-Ta 
(theo Harris et al, 1986) 
Biểu đồ 12 - Biểu đồ tương quan Yb+Ta - Rb 
(theo Pearce J.A et al, 1984) 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 11, SOÁ 11 - 2008 
Trang 105 
Biểu đồ 16 - Biểu đồ tương quan Q - Ab – Or 
(Tuttle & Bowen, 1958) 
Biểu đồ 17 - Biểu đồ tương quan Q - Ab - Or 
 (theo Tuttle & Bowen, 1958) 
Biểu đồ 13 - Biểu đồ tương quan Y - Nb 
(theo Pearce J.A et al, 1987) 
Biểu đồ 14 - Biểu đồ tương quan Y+Nb - Rb 
(theo Pearce J.A et al, 1984) 
Biểu đồ 15 - Biểu đồ nhện Rock/ORG 
(theo Pearce J.A et al, 1984)
Biểu đồ 18 - Biểu đồ tương quan Ba - Rb – Sr 
 (theo El Bouseilly & El Sokkary, 1975) 
A: granit phân dị cao 
B: granit nghèo Ca 
C: granit giàu Ca 
D: granodiorit - diorit

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_thach_hoc_khoang_vat_thach_dia_hoa_va_dieu_kien_tha.pdf