Công nghệ mới trong ngành thông tin - Thư viện

Ngày nay, quan điểm trên hoàn toàn

ngược lại. Hoạt động chính trong một cơ

quan thông tin ngày nay là công tác phục

vụ bạn đọc mà hiện nay mang một danh

xưng quen thuộc là dịch vụ thông tin

(information services) và bộ phận tiêu biểu

nhất trong một thư viện là Dịch vụ tham

khảo – Reference Services nhằm đáp ứng

nhu cầu thông tin cho tất cả mọi người.

Nói như thế không có nghĩa công tác

nghiệp vụ không còn quan trọng mà thực

sự công tác này được nâng lên một tầm

cao mới khi được chuẩn hóa cao độ và dựa

vào công nghệ mới công tác này hầu như

được tổ chức thực hiện chung trong một

cộng đồng chứ không còn được thực hiện

riêng lẻ trong từng thư viện. Công cụ để

thực hiện chung công việc nghiệp vụ được

tích hợp trong những Mạng công cụ thư

tịch – Bibliographic Utilities. Mạng công

cụ thư tịch nổi tiếng nhất hiện nay là

OCLC (Online Computing Library Center)

được sử dụng trên phạm vi toàn cầu.

Sử dụng Mạng công cụ thư tịch để thực

hiện công tác nghiệp vụ mô tả, phân loại,

biên mục, vv là cơ hội đồng đều cho

tất cả các thư viện. Do đó công tác

nghiệp vụ trở nên nhẹ hơn trong hoạt

động của một thư viện. Các thư viện tập

trung vào dịch vụ thông tin với việc ứng

dụng công nghệ mới để ngày mỗi nâng

cao năng lực cung cấp thông tin cho độc

giả của mình. Đó là lý do ngày nay để

đánh giá một thư viện người ta cho rằng

“Giá trị thư viện không phải ở chỗ thư

viện có bao nhiêu tài nguyên thông tin

mà là thư viện đáp ứng nhu cầu thông tin

một cách có hiệu quả như thế nào từ

nhiều nguồn ở khắp nơi thông qua công

nghệ mới”.

pdf 5 trang kimcuc 5900
Bạn đang xem tài liệu "Công nghệ mới trong ngành thông tin - Thư viện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Công nghệ mới trong ngành thông tin - Thư viện

Công nghệ mới trong ngành thông tin - Thư viện
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 7/2009 
4 
 CÔNG NGHỆ MỚI 
 TRONG NGÀNH THÔNG TIN - THƯ VIỆN
 NGUYỄN MINH HIỆP, BA., MS. 
 GĐ. Thư viện ĐH Khoa học Tự nhiên TP. Hồ Chí Minh 
 rước đây, người ta thường cho 
rằng công tác nghiệp vụ hay công tác kỹ 
thuật (technical services) trong một thư 
viện là quan trọng nhất. Đó là những công 
việc bổ sung, phân loại, biên mục, chỉ 
mục, vv. chiếm một tỷ lệ rất cao so với 
công tác phục vụ bạn đọc (public 
services). 
 Ngày nay, quan điểm trên hoàn toàn 
ngược lại. Hoạt động chính trong một cơ 
quan thông tin ngày nay là công tác phục 
vụ bạn đọc mà hiện nay mang một danh 
xưng quen thuộc là dịch vụ thông tin 
(information services) và bộ phận tiêu biểu 
nhất trong một thư viện là Dịch vụ tham 
khảo – Reference Services nhằm đáp ứng 
nhu cầu thông tin cho tất cả mọi người. 
 Nói như thế không có nghĩa công tác 
nghiệp vụ không còn quan trọng mà thực 
sự công tác này được nâng lên một tầm 
cao mới khi được chuẩn hóa cao độ và dựa 
vào công nghệ mới công tác này hầu như 
được tổ chức thực hiện chung trong một 
cộng đồng chứ không còn được thực hiện 
riêng lẻ trong từng thư viện. Công cụ để 
thực hiện chung công việc nghiệp vụ được 
tích hợp trong những Mạng công cụ thư 
tịch – Bibliographic Utilities. Mạng công 
cụ thư tịch nổi tiếng nhất hiện nay là 
OCLC (Online Computing Library Center) 
được sử dụng trên phạm vi toàn cầu. 
 Sử dụng Mạng công cụ thư tịch để thực 
hiện công tác nghiệp vụ mô tả, phân loại, 
biên mục, vv là cơ hội đồng đều cho 
tất cả các thư viện. Do đó công tác 
nghiệp vụ trở nên nhẹ hơn trong hoạt 
động của một thư viện. Các thư viện tập 
trung vào dịch vụ thông tin với việc ứng 
dụng công nghệ mới để ngày mỗi nâng 
cao năng lực cung cấp thông tin cho độc 
giả của mình. Đó là lý do ngày nay để 
đánh giá một thư viện người ta cho rằng 
“Giá trị thư viện không phải ở chỗ thư 
viện có bao nhiêu tài nguyên thông tin 
mà là thư viện đáp ứng nhu cầu thông tin 
một cách có hiệu quả như thế nào từ 
nhiều nguồn ở khắp nơi thông qua công 
nghệ mới”. 
 Công nghệ mới làm thay đổi hoạt 
động nghiệp vụ thư viện; Công nghệ 
mới làm nâng cao năng lực dịch vụ 
thông tin. Vấn đề là làm thế nào để 
người cán bộ thư viện ngày nay nhận 
thức được tính tất yếu của việc ứng dụng 
công nghệ mới trong hoạt động thông tin 
thư viện để nâng cao tầm nhìn và đổi 
mới công việc muôn thuở của mình cho 
ngang tầm với thời đại – Thời của kỷ 
nguyên thông tin (information age) hay 
nói một cách thời thượng là kỷ nguyên 
số (digital age). 
Tư duy công nghệ mới. 
 Thật ra cụm từ “công nghệ mới” 
đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc 
của thời đại chúng ta ngày nay khi mà 
T 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 7/2009 
5 
cuộc sống con người hoàn toàn bị chi phối 
bởi công nghệ và công nghệ mới hầu như 
xuất hiện hàng ngày và ai cũng có thể sử 
dụng công nghệ mới đó ngay từ khi nó 
được phân phối. Một cách tự nhiên, mọi 
người đều tự hình thành cho mình một tư 
duy công nghệ mới để luôn tìm kiếm 
những sản phẩm mới phục vụ cho đời sống 
của mình. Đó là loại tư duy công nghệ mới 
đời thường. Một sinh viên thư viện thông 
tin với tư duy công nghệ mới đời thường, 
anh ta có thể dễ dàng tải nhạc chuông mới 
nhất từ mạng Internet về điện thoại di 
động của mình; nhưng hết sức lúng túng 
thậm chí không biết cách lấy thông tin trên 
mạng phục vụ cho một yêu cầu cụ thể của 
độc giả. Bởi vì đáng lý ra ngay khi còn ở 
ghế nhà trường anh phải được trang bị tư 
duy công nghệ mới ngành nghề của mình! 
 Tư duy công nghệ mới là nền tảng 
của người cán bộ thông tin - thư viện ngày 
nay. Tư duy công nghệ mới khiến người 
cán bộ thư viện: 
– Luôn tìm tòi học hỏi để cải tiến 
công việc; 
– Sẳn sàng từ bỏ những giá trị cũ để 
tuân thủ những tiêu chuẩn mới. 
 Người cán bộ thư viện với tư duy 
công nghệ mới là người làm việc với tác 
phong công nghiệp và có ý thức học tập 
suốt đời. Luôn đổi mới để cải tiến công 
việc cho phù hợp với công nghệ mới. 
Công nghệ mới ngành thông tin - 
thư viện. 
 Từ hơn mười năm nay, những chuyên 
gia thư viện - thông tin trên thế giới đã 
khẳng định rằng “Web là công nghệ hiện 
tại và tương lai của ngành thông tin - 
thư viện”. Do đó có người gọi chuyên viên 
thư viện ngày nay thay vì librarian là 
webrarian. Lý giải câu nói trên là cơ bản 
ta đã hình thành cho mình tư duy công 
nghệ mới ngành nghề. Tuy nhiên, trước 
hết ta nên tìm hiểu một vài khái niệm cơ 
bản nhất của công nghệ mới của ngành 
thông tin - thư viện. 
1. Gói thông tin. 
 Thông thường người ta trao đổi thông 
tin với nhau một cách liên tục như trong 
giao tiếp bình thường. Chẳng hạn như tôi 
muốn tiếp chuyện với 5 độc giả, tôi sẽ 
lần lượt nói chuyện hết người này đến 
người kia, cách trao đổi truyền thống này 
người ta gọi là liên biến – analog. Theo 
yêu cầu ngày nay tôi phải tiếp chuyện 
với 5 độc giả cùng một lúc, muốn làm 
được như thế thông tin trong những câu 
chuyện của tôi phải được “đóng gói” 
thành những gói nhỏ và mỗi lần tôi sẽ 
trao cho mỗi người một gói, lần lượt hết 
gói này đến gói khác, cả 5 người đều có 
cảm giác cùng nói chuyện với tôi một 
lúc, cách trao đổi hiện đại này người ta 
gọi là kỹ thuật số – digital. Thông tin 
được đóng gói như thế được gọi là thông 
tin kỹ thuật số hay thông tin số (digital 
information). 
2. Thông tin số. 
 Thông tin số hay còn được gọi là 
công nghệ cơ số nhị phân là cơ sở của 
công nghệ thông tin. Thông tin số cho 
phép trao đổi thông tin dưới dạng chữ 
viết, âm thanh, hình ảnh, vv 
 Dữ liệu số có chung một cấu trúc cơ 
bản giống nhau là kết hợp hai con số 0 
và 1, được gọi là mã nhị phân. Mỗi con 
số 0 hay 1 biểu thị 1 “bit”. Để biểu diễn 
một dấu hiệu hay ký tự người ta kết hợp 
8 bit gọi là 1 byte. Hay nói cách khác, 
mỗi ký tự chiếm 1 byte bộ nhớ. Bộ mã 
ASCII (American Standard Code for 
Information Interchange) là tiêu chuẩn 
chuyển đổi tất cả mẫu tự La Tinh, các số, 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 7/2009 
6 
Sir Timothy John Berners-Lee 
dấu chấm câu qua mã kỹ thuật số để lưu 
trữ trong máy tính. Có 128 mã ASCII 
chuẩn. Hình ảnh số thì được cấu trúc bởi 
“pixels” bao gồm những điểm trên màn 
hình hay trên giấy. Những hình ảnh có thể 
là đen trắng hay màu. 
3. Công nghệ đóng gói thông tin. 
Công nghệ đóng gói thông tin hay 
còn được gọi là công nghệ Web. Thông 
thường người ta dùng ngôn ngữ đánh dấu 
mở rộng XML (eXtensible Markup 
Language) để tạo ra cấu trúc, lưu trữ và 
tổ chức dữ liệu; còn ngôn ngữ đánh dấu 
siêu văn bản HTML (HyperText 
Markup Language) để hiển thị dữ liệu 
trong trình duyệt Web, hay nói một cách 
khác chúng ta sử dụng HTML để tạo ra 
trang Web. 
Ví dụ bạn muốn tạo ra một dòng cho 
tên sách “Cơ sở khoa học thông tin và 
thư viện” với chữ cỡ lớn và nằm ngay 
giữa trang giấy thì bạn dùng HTML để 
thể hiện như sau: 
 Giáo trình 
 Cơ sở khoa học thông tin và thư viện 
HTML khác với ngôn ngữ lập trình, 
ngôn ngữ đánh dấu đơn giản chỉ nêu 
phương pháp hiển thị thông tin. Các gói 
thông tin được lồng 
ghép vào nhau như búp 
bê Nga. 
 Sir Timothy John 
Berners-Lee, sinh năm 
1955, một nhà khoa học 
máy tính người Anh 
làm việc trong Phòng 
thí nghiệm Vật lý hạt 
cơ bản Châu Âu 
(CERN) ở Geneva, 
Thụy Sĩ là người đã 
phát minh ra World-
Wide-Web. 
Ngày 25/12/1990 lần đầu tiên ông 
thành công trong việc liên lạc giữa một 
máy tính khách sử dụng HTTP với máy 
chủ qua Internet với 
cộng sự Robert Cailliau, 
một sinh viên trẻ tại 
CERN. 
 Internet ra đời từ 
thập niên 1970 nhưng 
mãi đến khi công nghệ 
Web ra đời vào năm 
1991 đã tạo nên một 
cuộc bùng nổ sử dụng, 
Internet mới thực sự 
phổ biến đến hang cùng 
ngỏ hẻm và có diện mạo 
như ngày hôm nay. 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 7/2009 
7 
4. Công nghệ chuyển gói thông tin. 
Trên Internet có hai giao thức đảm 
nhận công việc nhận và chuyển các gói 
thông tin đến đích đó là: TCP – 
Transmission Control Protocol và IP – 
Internet Protocol, thường được kết hợp là 
TCP/IP. TCP phân chia và tích hợp các 
gói thông tin; IP đảm bảo các gói thông tin 
được đến đúng địa chỉ. 
Internet sử dụng công nghệ TCP/IP nên 
được gọi là mạng chuyển gói, trong đó 
thông tin được đóng thành từng gói nhỏ và 
được gởi theo nhiều đường cùng một lúc, 
sau đó được tích hợp ở đầu nhận. 
5. Siêu dữ liệu. 
Trong thư viện truyền thống, để tiếp 
cận được tài liệu trên giá kệ thì độc giả 
phải thông qua một hệ thống mục lục bao 
gồm những phiếu mục lục mô tả lý lịch tài 
liệu. Đối với tài liệu điện tử hay thông tin 
số, lý lịch tài liệu được mô tả và trình bày 
bằng siêu dữ liệu – metadata. Như vậy 
siêu dữ liệu và phiếu mục lục là tương 
đồng với nhau, đều bao gồm những dữ liệu 
có cấu trúc và do con người tạo ra. Chỉ 
khác nhau là phiếu mục lục được tách rời 
khỏi tài liệu trong khi siêu dữ liệu thì 
thường gắn liền với tài liệu, cho nên khi ta 
có được siêu dữ liệu là có được nội dung 
tài liệu. Tài liệu số được đóng gói do đó 
siêu dữ liệu cũng được đóng gói. Đây là 
trường hợp siêu dữ liệu thư tịch – 
bibliographic metadata. 
Khái quát hơn chúng ta có thể xem 
đặc tính của siêu dữ liệu là được phát triển 
bởi con người cho một mục đích hay chức 
năng nào đó. Một minh họa cho điều này 
đồng thời để hiểu rõ hơn khái niệm “dữ 
liệu về dữ liệu” và thông tin có cấu trúc 
của siêu dữ liệu như sau: Để mô tả trái 
đất và định vị một điểm trên đó ta sử 
dụng kinh độ và vĩ độ. Thực tế hiển 
nhiên bản thân trái đất không có đường 
kinh tuyến hay vĩ tuyến bao quanh, song 
sự sáng tạo ra kinh độ và vĩ độ cho phép 
chúng ta đề cập đến các vị trí trên hành 
tinh này và di chuyển chính xác qua 
những khoảng cách rộng lớn mà không 
cần một cột mốc nào chỉ dẫn cho chúng 
ta. Kinh độ và vĩ độ trong ví dụ này 
chính là hình ảnh siêu dữ liệu. 
6. Tạo lập và gặt hái siêu dữ liệu. 
Tạo lập siêu dữ liệu – Building 
metadata và gặt hái siêu dữ liệu – 
Harvesting metadata là hai hình thức 
xây dựng Bộ sưu tập thư viện số – 
Digital Library Collection. Sử dụng phần 
mềm nguồn mở để xây dựng những Bộ 
sưu tập số nội sinh gắn liền với công việc 
biên mục để tạo lập siêu dữ liệu. Trong 
khi sử dụng một số công cụ khác tích 
hợp với phần mềm nguồn mở để gặt hái 
siêu dữ liệu, chẳng hạn như Giao thức 
sáng kiến lưu trữ mở OAI-PMH (Open 
Archives Initiative – Protocol for 
Metadata Harvesting) tích hợp với Phần 
mềm nguồn mở thư viện số Greenstone 
để tạo lập những Bộ sưu tập ảo (Chỉ gồm 
siêu dữ liệu). 
7. Phần mềm nguồn mở. 
Phần mềm nguồn mở – Open source 
software là phần mềm máy tính mà 
người ta có thể đọc được mã nguồn. Điều 
này cho phép người sử dụng thay đổi và 
phát triển phần mềm, rồi tái phân phối 
dưới hình thức có hoặc không có sửa đổi. 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 7/2009 
8 
Richard Matthew Stallman
Richard Mathiew 
Stallman, sinh năm 
1953 một nhà phát triển 
phần mềm, vừa là nhà 
hoạt động cho việc tự 
do phần mềm Hoa Kỳ. 
Chủ tịch Quỹ Phần 
mềm tự do – Free 
Software Foundation, là 
người đứng đầu trong 
thế giới phần mềm 
nguồn mở đã ấn định 
bốn loại tự do cho phần 
mềm nguồn mở như 
sau: 
S Tự do chạy chương trình với bất cứ 
mục đích nào; 
S Tự do chỉnh sửa cho phù hợp với 
yêu cầu của mình; 
S Tự do tái phân phối bản sao để giúp 
người khác sử dụng; 
S Tự do phát triển chương trình và 
bán rộng rãi phần phát triển đó nhằm mang 
đến lợi ích chung cho cộng đồng. 
Ngày nay Phần mềm nguồn mở được 
xem như là một công nghệ mới quan trọng 
không thể thiếu trong việc xây dựng thư 
viện số. Phần mềm nguồn mở và thư viện 
số là sản phẩm tự nhiên của những mô 
hình trao đổi mở giúp cho xã hội phát triển 
và thịnh vượng. 
Kết luận 
Ngày nay, các thư viện liên thông với 
nhau trong một hệ thống thư viện hay 
consortium đều thông 
qua mạng liên kết 
toàn cầu Internet; 
ngay cả trong một thư 
viện đơn lẻ, Internet 
vẫn là một hoạt động 
không thể thiếu trong 
toàn bộ những hoạt 
động thông tin bình 
thường. Lượng thông 
tin điện tử phong phú 
ngày càng trở nên 
quan trọng trong 
những hoạt động 
thông tin đó. Hàng 
ngày người cán bộ thông tin thư viện 
phải đối mặt với những công việc: 
S Truy hồi thông tin trên Internet; 
S Thiết kế và bảo trì trang Web hay 
cổng thông tin (Portal); 
S Trình bày thông tin và xuất bản 
điện tử; 
S Biên mục trên Web; 
S Xây dựng những bộ sưu tập số; 
S Phân phối thông tin có chọn lọc 
cho người sử dụng; 
S Tái đóng gói thông tin phục vụ 
công tác tham khảo; 
S vv... 
Để thực hiện những công việc trên, 
người cán bộ thông tin thư viện phải biết 
sử dụng thành thạo công nghệ Web với 
một tinh thần luôn đổi mới để sẳn sàng 
đón nhận công nghệ mới. 
Tham khảo 
1. Nguyễn Minh Hiệp. Cơ sở khoa học thông tin và thư viện. – TP. HCM: Giáo dục, 
2008. 
2. Rubin, Richard E. Foundations of library and information science. – 2nd edition. – 
New York: Neal – Schuman Publishers, Inc., 2004. 

File đính kèm:

  • pdfcong_nghe_moi_trong_nganh_thong_tin_thu_vien.pdf