Cơ sở pháp lý kiểm toán các dự án BT của kiểm toán nhà nước và một số đề xuất, kiến nghị

Theo quy định tại khoản 1 Điều 118 Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013: “Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công”. Để cụ thể hóa quy định “kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công”, Luật KTNN năm 2015

đã được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 24/6/2015 và

có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016 đã quy định rõ đối tượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là

việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Tuy nhiên, do phạm trù “tài chính công”, “tài sản công”

còn khá mới mẻ, nên trong thực tiễn quản lý nhà nước còn có ý kiến hiểu chưa đúng về tài chính, tài sản

công thuộc đối tượng kiểm toán của KTNN. Do vậy, nghiên cứu để hiểu đúng quy định của pháp luật về đối

tượng kiểm toán và thẩm quyền kiểm toán của KTNN là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhằm bảo đảm tuân

thủ và thực hiện nghiêm chỉnh quy định của Hiến pháp, Luật KTNN và các văn bản QPPL có liên quan.

pdf 6 trang kimcuc 6420
Bạn đang xem tài liệu "Cơ sở pháp lý kiểm toán các dự án BT của kiểm toán nhà nước và một số đề xuất, kiến nghị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cơ sở pháp lý kiểm toán các dự án BT của kiểm toán nhà nước và một số đề xuất, kiến nghị

Cơ sở pháp lý kiểm toán các dự án BT của kiểm toán nhà nước và một số đề xuất, kiến nghị
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN18 Số 132 - tháng 10/2018
cô sôû PHaùP LYù kieÅM toaùn caùc döÏ aùn Bt 
cuûa kieÅM toaùn nHaø nöôùc Vaø Moät soÁ 
ñeà xuaÁt, kieÁn ngHò
TS. ĐặNG VĂN HẢI*
* Phó Vụ trưởng, Vụ Pháp chế, Kiểm toán nhà nước
Theo quy định tại khoản 1 Điều 118 Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013: “Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công”. Để cụ thể hóa quy định “kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công”, Luật KTNN năm 2015 
đã được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 24/6/2015 và 
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016 đã quy định rõ đối tượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là 
việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Tuy nhiên, do phạm trù “tài chính công”, “tài sản công” 
còn khá mới mẻ, nên trong thực tiễn quản lý nhà nước còn có ý kiến hiểu chưa đúng về tài chính, tài sản 
công thuộc đối tượng kiểm toán của KTNN. Do vậy, nghiên cứu để hiểu đúng quy định của pháp luật về đối 
tượng kiểm toán và thẩm quyền kiểm toán của KTNN là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhằm bảo đảm tuân 
thủ và thực hiện nghiêm chỉnh quy định của Hiến pháp, Luật KTNN và các văn bản QPPL có liên quan.
Từ khóa: BT, kiểm toán nhà nước, cơ sở pháp lý
Legal basis for auditing BT projects of SAV and recommendations
Pursuant to Clause 1, Article 118 of the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam in 2013: “The 
State Audit is an agency set up by the National Assembly, operates independently and obeys the law, performs 
audits on the management and use of finance and public assets.” To concretize the regulation on “auditing 
the management and use of finance and public assets”, the Law on State Audit in 2015 was approved by 
the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam, session XIII, / 2015 and come into effect from 
01/01/2016, clearly defined the audited entities of SAV is the management and use of public finance and 
public assets. However, due to the category of “public finance”, “public assets” are quite new, so in the state 
management practice there is a misunderstanding about public finance and public assets - the subject to 
auditing of SAV. Therefore, the study aims to provide the legal understanding on the audited entities and the 
auditing competence of SAV, an important issue in order to ensure compliance with and strictly abide by the 
provisions of the Constitution, the Law on State Audit and relevant legal documents. 
key words: BT, state audit, legal basis
1. Cơ sở pháp lý kiểm toán các dự án BT
Cơ sở pháp lý kiểm toán các dự án BT chính là 
những quy định của pháp luật về việc kiểm toán của 
Kiểm toán nhà nước đối với dự án BT. Qua nghiên 
cứu các quy định hiện hành của pháp luật, ngoài 
quy định của Hiến pháp chúng tôi thấy còn có các 
quy định liên quan trực tiếp đến kiểm toán dự án 
PPP nói chung và dự án BT nói riêng như sau:
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 19Số 132 - tháng 10/2018
Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015
Theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước 
năm 2015: “Đối tượng kiểm toán của Kiểm toán 
nhà nước là việc quản lý, sử dụng tài chính công, 
tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc 
quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của 
đơn vị được kiểm toán” (Điều 4); trong đó:
“Tài chính công bao gồm: Ngân sách nhà nước; 
dự trữ quốc gia; các quỹ tài chính nhà nước ngoài 
ngân sách; tài chính của các cơ quan nhà nước, đơn 
vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, 
đơn vị cung cấp dịch vụ, hàng hóa công, tổ chức 
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính 
trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức 
xã hội - nghề nghiệp có sử dụng kinh phí, ngân 
quỹ nhà nước; phần vốn nhà nước tại các doanh 
nghiệp; các khoản nợ công” (Khoản 10, Điều 3).
“Tài sản công bao gồm: đất đai; tài nguyên 
nước; tài nguyên khoáng sản; nguồn lợi ở vùng 
biển, vùng trời; tài nguyên thiên nhiên khác; tài sản 
nhà nước tại cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang 
nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính 
trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã 
hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - 
nghề nghiệp; tài sản công được giao cho các doanh 
nghiệp quản lý và sử dụng; tài sản dự trữ nhà nước; 
tài sản thuộc kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích công 
cộng và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư, quản 
lý thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ 
sở hữu và thống nhất quản lý” (Khoản 11, Điều 3). 
Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 
(có hiệu lực thi hành từ 01/01/2018)
+ Tại khoản 1 Điều 3, khoản 2 Điều 4 đã quy 
định:
Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do 
Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản 
lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản 
lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, 
an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu 
hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; 
tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản 
công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà 
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN20 Số 132 - tháng 10/2018
nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, 
dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài 
nguyên khác.
Tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc 
gia, lợi ích công cộng là các công trình kết cấu hạ 
tầng kỹ thuật, công trình kết cấu hạ tầng xã hội và 
vùng đất, vùng nước, vùng biển gắn với công trình 
kết cấu hạ tầng, bao gồm: hạ tầng giao thông, hạ 
tầng cung cấp điện, hạ tầng thủy lợi và ứng phó với 
biến đổi khí hậu, hạ tầng đô thị, hạ tầng cụm công 
nghiệp, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công 
nghệ cao, hạ tầng thương mại, hạ tầng thông tin, 
hạ tầng giáo dục và đào tạo, hạ tầng khoa học và 
công nghệ, hạ tầng y tế, hạ tầng văn hóa, hạ tầng 
thể thao, hạ tầng du lịch và hạ tầng khác theo quy 
định của pháp luật (sau đây gọi là tài sản kết cấu 
hạ tầng);
+ Điều 14 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của 
Kiểm toán nhà nước
Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán việc 
quản lý, sử dụng tài sản công, các hoạt động liên 
quan đến việc quản lý, sử dụng tài sản công và báo 
cáo, công khai kết quả kiểm toán theo quy định của 
Luật Kiểm toán nhà nước.
Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 
của Chính phủ về đầu tư xây dựng theo hình thức 
đối tác công tư
Theo quy định của Nghị định số 15/2015/
NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư 
xây dựng theo hình thức đối tác công tư: “Đầu tư 
theo hình thức đối tác công tư (sau đây gọi tắt là 
PPP) là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở 
hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền 
và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, 
quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp 
dịch vụ công” (khoản 1 Điều 3). Hợp đồng dự án là 
Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao 
(BOT), Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh 
doanh ( BTO), Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao 
(BT)(khoản 2 Điều 3)
“Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (sau đây 
gọi tắt là hợp đồng BT) là hợp đồng được ký giữa 
cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để 
xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; nhà đầu tư 
chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước 
có thẩm quyền và được thanh toán bằng quỹ đất 
để thực hiện Dự án khác theo các điều kiện quy 
định tại Khoản 3, Điều 14 và Khoản 3 Điều 43 Nghị 
định này”. (Khoản 5, Điều 3). Về lĩnh vực đầu tư 
và phân loại dự án, Khoản 1, Điều 4, Nghị định 
số 15/2015/NĐ-CP quy định: “Dự án xây dựng, cải 
tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình kết 
cấu hạ tầng, cung cấp trang thiết bị hoặc dịch vụ 
công gồm: Công trình kết cấu hạ tầng giao thông 
vận tải và các dịch vụ có liên quan...”
Từ những quy định trên đây, để xem xét các dự 
án PPP, trong đó có dự án BT có thuộc quyền kiểm 
toán của KTNN hay không, cần phải làm rõ các 
dự án này mà cụ thể là các dự án xây dựng, cải tạo, 
vận hành, kinh doanh, quản lý công trình kết cấu 
hạ tầng giao thông vận tải và các dịch vụ có liên 
quan có thuộc phạm vi tài sản công theo quy định 
tại Khoản 11, Điều 3 của Luật KTNN năm 2015 và 
Khoản 1, Điều 3 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản 
công hay không?
Để trả lời câu hỏi nêu trên, cần phân tích làm rõ 
các khía cạnh pháp lý về (1) Nội hàm của “Tài sản 
công”?; (2) Đầu tư công là gì? và (3) Đầu tư theo 
hình thức đối tác công tư có phải là đầu tư công 
hay không?
Thứ nhất, về nội hàm của tài sản công
 Theo quy định tại Điều 53 Hiến pháp năm 
2013: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng 
sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên 
thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu 
tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do 
Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản 
lý”. Từ quy định trên đây của Hiến pháp cho thấy 
tài sản công bao gồm hai nhóm: 
Nhóm 1, bao gồm “Đất đai, tài nguyên nước, tài 
nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng 
trời, tài nguyên thiên nhiên khác”. Đây là những tài 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 21Số 132 - tháng 10/2018
nguyên thiên nhiên, là những của cải vật chất (tài 
sản) có sẵn trong tự nhiên thuộc sở hữu toàn dân 
do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất 
quản lý;
Nhóm 2, các tài sản do Nhà nước đầu tư, xây 
dựng và quản lý. Đây là những tài sản công được 
hình thành do sự đầu tư, quản lý của Nhà nước.
Thứ hai, về đầu tư công
 Theo quy định của Luật Đầu tư công năm 2014: 
“Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào 
các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng 
kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự 
án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”. Đầu tư công 
hình thành nên tài sản công theo quy định tại Điều 
53 của Hiến pháp năm 2013.
Thứ ba, đầu tư theo hình thức đối tác công tư là 
lĩnh vực đầu tư công
 Theo quy định của Luật Đầu tư công năm 2014: 
“Đầu tư theo hình thức đối tác công tư là đầu tư 
được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan 
nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh 
nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án 
kết cấu hạ tầng, cung cấp các dịch vụ công” (khoản 
16 Điều 3). 
Điều 5 Luật Đầu tư công năm 2014 đã quy 
định: 
1. Đầu tư chương trình, dự án kết cấu hạ tầng 
kinh tế - xã hội.
2. Đầu tư phục vụ hoạt động của cơ quan nhà 
nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức 
chính trị - xã hội.
3. Đầu tư và hỗ trợ hoạt động cung cấp sản 
phẩm, dịch vụ công ích.
4. Đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự 
án theo hình thức đối tác công tư”. Như vậy, theo 
quy định tại Khoản 4, Điều 5 của Luật Đầu tư công 
năm 2014, đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện 
dự án theo hình thức đối tác công tư (trong đó có 
dự án BT) thuộc lĩnh vực đầu tư công.
Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đã quy định 
việc kiểm toán các dự án BT tại Khoản 5, Điều 95 
như sau: “Tài sản kết cấu hạ tầng được đầu tư theo 
hình thức đối tác công tư phải được kiểm toán ngay 
khi kết thúc đầu tư đưa vào khai thác và định kỳ 
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN22 Số 132 - tháng 10/2018
kiểm tra trong quá trình đầu tư, khai thác”.
Căn cứ các quy định của pháp luật và từ sự phân 
tích trên đây, dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng 
BT là một lĩnh vực đầu tư công của Nhà nước. Các 
tài sản hình thành từ các dự án này là tài sản công, 
việc quản lý, sử dụng tài sản này là đối tượng kiểm 
toán của KTNN theo quy định của Hiến pháp, Luật 
Kiểm toán nhà nước năm 2015 và Luật Quản lý, sử 
dụng tài sản công. 
 2. Một số đề xuất, kiến nghị
Thứ nhất, sớm xây dựng, ban hành “Luật Đầu tư 
theo hình thức đối tác công tư”. Trước mắt, cần khẩn 
trương xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 
15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về 
đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư; trong 
đó, tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây:
- Giá trị tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của quỹ 
đất thanh toán
Việc sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để thanh 
toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư 
xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây 
dựng - chuyển giao phải phù hợp quy định tại Điều 
117 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công “Việc sử 
dụng giá trị quyền sử dụng đất để thanh toán cho 
nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng 
công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - 
chuyển giao phải tuân thủ quy định tại các khoản 
1, 2, 3, 4 và 5 Điều 44 của Luật này và các quy định 
sau đây:
1. Quỹ đất để thanh toán cho nhà đầu tư phù 
hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ 
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được 
áp dụng hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất 
hoặc cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả 
thời gian thuê. Đối tượng, trình tự, thủ tục giao 
đất, cho thuê đất được thực hiện theo quy định của 
pháp luật về đất đai;
2. Giá trị quyền sử dụng đất được sử dụng để 
thanh toán dự án đầu tư xây dựng công trình theo 
hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao được 
xác định theo giá thị trường tại thời điểm thanh 
toán theo quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền 
thuê đất”.
- Thời điểm thực hiện thanh toán hợp đồng BT 
Theo quy định hiện hành thời điểm thanh toán 
dự án BT bằng quỹ đất là thời điểm Ủy ban nhân 
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau 
đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ban hành 
quyết định giao đất, cho thuê đất cho Nhà đầu tư. 
Thời điểm ban hành quyết định giao đất, cho thuê 
đất được triển khai đồng thời hoặc sau khi hoàn 
thành dự án BT theo quy định tại Khoản 3, Điều 
43 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 
năm 2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức 
đối tác công tư. Tuy nhiên, quá trình thực hiện có 
một số khó khăn, vướng mắc:
+ Theo quy định của chính sách tài chính đất 
đai, việc xác định tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê 
đất của quỹ đất thanh toán chỉ được thực hiện khi 
Nhà nước có quyết định giao đất, cho thuê đất. 
Nhiều ý kiến cho rằng, thực tế ở thời điểm ký hợp 
đồng BT, hầu hết quỹ đất thanh toán chưa có quyết 
định giao đất, cho thuê đất. Do đó, việc xác định 
giá trị quỹ đất thanh toán tại thời điểm ký hợp 
đồng BT không có căn cứ pháp lý để thực hiện. 
+ Dự án BT được giám sát chất lượng công 
trình và thanh quyết toán như quy định đối với 
một dự án đầu tư công; tuy nhiên, quy định hiện 
hành chỉ yêu cầu phê duyệt Báo cáo nghiên cứu 
khả thi ở mức thiết kế cơ sở. Quy định này không 
đảm bảo chính xác giá trị công trình để bố trí 
nguồn đất thanh toán phù hợp, sai khác nhiều so 
với giá trị công trình được thanh quyết toán. Mặt 
khác, thời gian thực hiện dự án thường kéo dài qua 
nhiều năm, trong khi giá đất thường xuyên biến 
động cũng tiềm ẩn nguy cơ thất thoát, lãng phí lớn 
nguồn lực tài sản công.
Để khắc phục tình trạng trên, chúng tôi đề nghị 
cần xác định thời điểm thanh toán dự án BT bằng 
quỹ đất là thời điểm bàn giao công trình hoàn 
thành cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhằm 
bảo đảm nguyên tắc thực hiện thanh toán dự án 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 23Số 132 - tháng 10/2018
BT bằng quỹ đất theo nguyên tắc ngang giá, bù trừ 
chênh lệch giữa giá trị dự án BT và giá trị quỹ đất 
thanh toán. 
- Quy định chặt chẽ về trình tự thực hiện, thanh 
toán, giám sát dự án 
Dự án BT có tính chất khác với các dự án PPP 
khác – Công trình BT được thực hiện như công 
trình đầu tư bằng vốn nhà nước; sau khi hoàn 
thành xây dựng, nhà đầu tư chuyển giao ngay cho 
Nhà nước và không vận hành; việc thanh toán cho 
nhà đầu tư bằng quỹ đất (không phải bằng tiền). 
Do vậy, việc quản lý dự án BT cần phải được thắt 
chặt nhằm tránh thất thoát, lãng phí nguồn lực 
quốc gia. Tuy nhiên, quy định hiện hành tại Nghị 
định số 15/2015/NĐ-CP chưa thiết kế nội dung 
riêng cho dự án BT mà quy định rải rác tại các điều 
đã gây khó khăn cho quá trình áp dụng thực hiện. 
Để khắc phục tình trạng trên, Dự thảo Nghị định 
mới cần bổ sung một chương riêng quy định về 
trình tự thực hiện, thanh toán, giám sát dự án BT 
với một số nội dung mới như:
+ Việc lựa chọn nhà đầu tư dự án BT được thực 
hiện sau khi dự án có thiết kế và dự toán xây dựng 
công trình; việc lựa chọn nhà đầu tư được thực 
hiện theo hình thức đấu thầu công khai rộng rãi, 
không nên chỉ định thầu trừ trường hợp đặc biệt 
nhằm lựa chọn được những nhà thầu có đủ năng 
lực tài chính và kinh nghiệm kỹ thuật để có thể 
hoàn thành công trình. 
+ Bổ sung phương thức thanh toán dự án BT; 
bổ sung nguyên tắc thanh toán tương ứng với từng 
phương thức thanh toán;
+ Quy định giám sát chặt chẽ các dự án BT.
Thứ hai, trên cơ sở nguyên tắc hoạt động kiểm 
toán nhà nước độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, 
KTNN cần chủ động xây dựng kế hoạch kiểm toán 
hướng vào những dự án BT có tổng vốn đầu tư lớn, 
những dự án BT gây nhiều bức xúc được dư luận 
xã hội quan tâm nhằm giúp phòng ngừa, ngăn chặn 
hành vi tham nhũng, thất thoát, lãng phí tài chính, 
tài sản công. Theo quy định tại Khoản 5, Điều 95 
của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công “Tài sản 
kết cấu hạ tầng được đầu tư theo hình thức đối tác 
công tư phải được kiểm toán ngay khi kết thúc đầu 
tư đưa vào khai thác và định kỳ kiểm tra trong quá 
trình đầu tư, khai thác”. Để tránh chồng chéo trong 
hoạt động thanh tra và kiểm toán cần thực hiện 
nghiêm chỉnh ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính 
phủ tại cuộc làm việc với KTNN ngày 02/02/2017 
“Thanh tra Chính phủ và các cơ quan thanh tra, 
kiểm tra thuộc các bộ, ngành, căn cứ kế hoạch 
kiểm toán hàng năm của Kiểm toán nhà nước rà 
soát, điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra có 
liên quan nhằm hạn chế sự trùng lắp, chồng chéo 
gây khó khăn cho địa phương, doanh nghiệp và 
đảm bảo tính độc lập của Kiểm toán nhà nước theo 
quy định của pháp luật”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến pháp năm 2013;
2. Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015;
3. Luật Đầu tư công năm 2014;
4. Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 
2017;
5. Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 
14/02/2015 của Chính phủ;
6. Quyết định số 23/2015/QĐ-TTg ngày 
26/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban 
hành Quyết định quy định cơ chế Nhà nước 
thanh toán bằng quỹ đất cho Nhà đầu tư 
khi thực hiện Dự án đầu tư xây dựng theo 
hình thức xây dựng - chuyển giao;
7. Dự thảo Tờ trình ngày 20/8/2017 của Bộ 
Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành Nghị 
định thay thế Nghị định số 15/2015/NĐ-CP 
ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư 
xây dựng theo hình thức đối tác công tư.

File đính kèm:

  • pdfco_so_phap_ly_kiem_toan_cac_du_an_bt_cua_kiem_toan_nha_nuoc.pdf