Cơ sở lý thuyết và ý nghĩa của nghiên cứu kế toán hành vi
Kế toán hành vi là một dòng nghiên cứu kế toán mới trong trào lưu
phát triển của nghiên cứu kế toán thực chứng. Dựa trên cơ sở lý
thuyết và cách tiếp cận mới, nó bổ sung và góp phần lấp đầy khoảng
cách giữa lý thuyết và thực hành kế toán mà các dòng nghiên cứu
khác như nghiên cứu thị trường vốn và nghiên cứu lý thuyết đại diện
chưa thể giải quyết được.
Bài viết này tập trung vào việc hệ thống hóa đặc điểm và cơ sở lý
thuyết của nghiên cứu kế toán hành vi với tư cách là một trường phái
trong hệ thống các nghiên cứu kế toán đương đại. Bên cạnh những
đóng góp của nghiên cứu kế toán hành vi đối với vai trò chung của
nghiên cứu kế toán trong giải thích, đánh giá và dự báo thực hành
kế toán, bài viết cũng chỉ ra những hạn chế mà các nhà nghiên cứu
cũng như thực hành cần phải quan tâm khi tiến hành các nghiên cứu
cũng như sử dụng kết quả nghiên cứu.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Cơ sở lý thuyết và ý nghĩa của nghiên cứu kế toán hành vi
30 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 197- Tháng 10. 2018 Cơ sở lý thuyết và ý nghĩa của nghiên cứu kế toán hành vi QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP Vũ Đình Hiển Ngày nhận: 28/09/2018 Ngày nhận bản sửa: 05/10/2018 Ngày duyệt đăng: 23/10/2018 Kế toán hành vi là một dòng nghiên cứu kế toán mới trong trào lưu phát triển của nghiên cứu kế toán thực chứng. Dựa trên cơ sở lý thuyết và cách tiếp cận mới, nó bổ sung và góp phần lấp đầy khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành kế toán mà các dòng nghiên cứu khác như nghiên cứu thị trường vốn và nghiên cứu lý thuyết đại diện chưa thể giải quyết được. Bài viết này tập trung vào việc hệ thống hóa đặc điểm và cơ sở lý thuyết của nghiên cứu kế toán hành vi với tư cách là một trường phái trong hệ thống các nghiên cứu kế toán đương đại. Bên cạnh những đóng góp của nghiên cứu kế toán hành vi đối với vai trò chung của nghiên cứu kế toán trong giải thích, đánh giá và dự báo thực hành kế toán, bài viết cũng chỉ ra những hạn chế mà các nhà nghiên cứu cũng như thực hành cần phải quan tâm khi tiến hành các nghiên cứu cũng như sử dụng kết quả nghiên cứu. Từ khóa: nghiên cứu kế toán hành vi, nghiên cứu kế toán chuẩn tắc, nghiên cứu kế toán thực chứng. 1. Giới thiệu iống như mọi nghiên cứu trong các lĩnh vực khác, nghiên cứu kế toán cũng hướng tới việc tạo ra các tri thức, kiến thức và hiểu biết mới để phát triển lý thuyết và hoàn thiện thực hành. Nghiên cứu kế toán đã có một thời gian phát triển lâu dài, theo Beattie (2005) khởi nguồn phát triển của nghiên cứu kế toán như một chuyên ngành học thuật xuất phát từ các sự kiện như sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1929 tại Hoa Kỳ hay vụ việc của công ty Royal Mail tại Vương Quốc Anh. Những vụ việc đó làm nảy sinh nhu cầu nghiên cứu cho một hệ thống các nguyên tắc chặt chẽ làm nền tảng cho hoạt động kế toán tài chính. Từ đó bắt đầu một kỷ nguyên vàng của nghiên cứu suy diễn trong kế toán tài chính, với các nghiên cứu lý thuyết thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tên tuổi như Paton và Littleton (1940). Mặc dù đã có nhiều đóng góp trong việc phát triển lý thuyết cũng như hoàn thiện thực hành QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 31Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 197- Tháng 10. 2018 kế toán với tư cách là cơ sở để giải thích và dự báo các hiện tượng trong bối cảnh kế toán, đã có một thời gian nghiên cứu kế toán có biểu hiện xa rời khỏi thực hành và xã hội và trở nên cô lập, kém đổi mới (Parker & cộng sự, 2011). Nguyên nhân chính là bởi khi mà sự giao thoa và tương tác giữa kế toán và các lĩnh vực chuyên ngành khác trở nên đa dạng hơn thì các cơ sở lý thuyết và cách tiếp cận của nghiên cứu truyền thống không còn phù hợp, dẫn tới khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành kế toán ngày càng lớn hơn. Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung vào tổng quan cơ sở lý thuyết và phương pháp tiếp cận mới áp dụng trong nghiên cứu kế toán hành vi (BAR)- với tư cách một trường phái nghiên cứu mới trong nghiên cứu kế toán thực chứng. Bên cạnh đó tác giả cũng tổng kết các kết quả đạt được trong phương pháp nghiên cứu và đo lường của nghiên cứu kế toán hành vi. Bài viết cũng đề cập tới các hạn chế của BAR, ý nghĩa của nó đối với hoạt động nghiên cứu kế toán tại Việt Nam. 2. Vai trò và sự phát triển của nghiên cứu kế toán 2.1. Vai trò của nghiên cứu kế toán đối với thực hành và phát triển lý thuyết Cho dù tác động của nghiên cứu kế toán hàn lâm không dễ dàng nhận thấy như ở các lĩnh vực khác, chẳng hạn y học hay vật lý (Tilt, 2010), các kết quả đạt được cũng như tiến bộ trong nghiên cứu kế toán đã có những đóng góp tích cực tới sự phát triển của nghề nghiệp kế toán nói riêng và xã hội nói chung. Nghiên cứu kế toán có khả năng cung cấp các hiểu biết và thông tin quan trọng mà các đối tượng và chủ thể có thể áp dụng trong quản lý và thực hành. Cùng với sự phát triển về nội dung và sự tiến bộ trong phương pháp nghiên cứu, vai trò của nghiên cứu kế toán (hàn lâm) trong đời sống xã hội ngày càng trở nên quan trọng hơn. Vai trò của nghiên cứu kế toán trong hoàn thiện thực hành Có một sự thống nhất chung trong quan điểm giữa các nhà nghiên cứu hàn lâm, giới thực hành và quản lý là nghiên cứu kế toán không chỉ đơn giản để giải thích, hiểu và chỉ trích nó (kế toán) mà nghiên cứu kế toán phải dựa trên thực hành và hướng tới mục tiêu tối cao là hoàn thiện thực hành kế toán. Parker & cộng sự (2011) đã dẫn báo cáo của nhóm Hành động Tác động Nghiên cứu của Hiệp hội kế toán Hoa Kỳ (AAA) rằng “nghiên cứu thực sự có tác động tới thực hành của kế toán”. Mô hình báo cáo tài chính dựa trên cơ sở phù hợp giữa chi phí và doanh thu từng được áp dụng phổ biến trong một thời gian dài trước đây chính là kết quả của nghiên cứu và áp dụng lý thuyết thực thể phát triển bởi các nhà nghiên cứu Paton và Littleton (1940). Hay gần đây, sự phát triển của cơ sở đo lường giá trị hợp lý cũng xuất phát từ các nghiên cứu nền tảng của Chambers (1966), Sterling (1970) và Sprouse (1988). Các nghiên cứu của họ lý giải cho việc cần phải hoàn thiện hoạt động báo cáo tài chính với một mô hình báo cáo lấy bảng cân đối kế toán và phản ánh giá trị hợp lý làm trung tâm (Moehrle & cộng sự, 2009). Cụ thể hơn, các nghiên cứu của Moehrle & cộng sự (2009) chỉ ra rằng các nghiên cứu (hàn lâm) có vai trò quan trọng trong việc đánh giá thực nghiệm đối với các nguyên tắc kế toán, các thước đo hiệu quả và các phương pháp xác định giá trị trong kế toán tài chính. Các nghiên cứu kế toán, bởi vậy cũng đóng góp vào việc phát triển và hoàn thiện mô hình xử lý kế toán đối với các nghiệp vụ kinh tế mới và phức tạp, chẳng hạn như hạch toán tài sản vô hình, tài sản sinh học, hay hạch toán đối với lợi thế thương mại. Thực tiễn cho thấy hầu hết các tổ chức ban hành quy định như Ủy ban Chứng khoán Hoa kỳ (SEC) hay Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Tài chính Hoa kỳ (FASB) thường sử dụng các kết quả nghiên cứu hàn lâm làm cơ sở cho các quyết định của mình (Jorgensen & cộng sự, 2007). Cho tới nay, nghiên cứu kế toán ngày càng có ảnh hưởng sâu rộng tới các quy định, quy tắc áp dụng trong kế toán, cả trong việc xác định các quy định (có tính chuẩn tắc) cũng như trong việc đánh giá hiệu quả của các quy định (mang tính thực chứng). QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 32 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 197- Tháng 10. 2018 Không chỉ đóng góp cho sự phát triển của các quy định trong thực hành kế toán, các nghiên cứu kế toán cũng thực sự giúp cho người sử dụng thông tin kế toán đánh giá được chất lượng thông tin, dòng tiền tương lai hay giá trị căn bản của doanh nghiệp (Moehrle & cộng sự, 2009). Ngoài ra, các lĩnh vực thực hành như kiểm toán, kiểm soát, thuế cũng nhận được lợi ích to lớn từ các nghiên cứu kế toán. Vai trò của nghiên cứu kế toán trong phát triển lý thuyết và nguyên tắc kế toán “Lý thuyết thường được phát triển và hoàn thiện thông qua quy trình nghiên cứu” (Wolk & cộng sự, 2013). Bởi vậy việc phát triển các lý thuyết và nguyên tắc kế toán- nền tảng trong việc xây dựng các chuẩn mực kế toán và định hướng thực hành kế toán phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của nghiên cứu trong kế toán. Hiện nay khi mà xu thế hội nhập kế toán toàn cầu được xác định dựa trên việc áp dụng thống nhất hệ thống chuẩn mực báo cáo tài tài chính quốc tế (IFRS), một hệ thống chuẩn mực dựa trên nguyên tắc thì vai trò của nghiên cứu kế toán đối với việc phát triển và hoàn thiện các nguyên tắc kế toán càng quan trọng hơn, khi mà các nguyên tắc kế toán đương thời vẫn chủ yếu dựa vào thực hành thông qua quá trình xây dựng các chuẩn mực hơn là dựa trên các kết quả nghiên cứu hàn lâm (Coetsee, 2010). Để đáp ứng kỳ vọng của xã hội về vai trò của mình, nghiên cứu kế toán không ngừng mở rộng nội dung và lĩnh vực nghiên cứu. Với sự cộng tác chặt chẽ và đóng góp của giới thực hành, các nghiên cứu kế toán đương đại đang hướng tới những nội dung mới như kế toán môi trường, kế toán nguồn nước, khí thải hay các vấn đề như hợp tác công-tư, vốn trí tuệ (Parker & cộng sự, 2011), là những nội dung mang tính bền vững chiến lược của tổ chức hiện đại. 2.2. Sự phát triển của nghiên cứu kế toán đương đại Với tư cách là một lĩnh vực tri thức học thuật, nghiên cứu kế toán được ghi nhận qua các ấn phẩm chuyên ngành. Qua quá trình phát triển và hoàn thiện, nghiên cứu kế toán đương đại trở nên đa ngành, đa lĩnh vực. Cụ thể, nghiên cứu kế toán đương đại được xem là “nghiên cứu về tác động của các sự kiện kinh tế đối với quá trình tổng hợp, phân tích, xác nhận và báo cáo thông tin tài chính được chuẩn hóa và về các tác động của thông tin báo cáo đối với các sự kiện kinh tế” (Oler & cộng sự, 2010, 635). Nghiên cứu kế toán chuẩn tắc và nghiên cứu kế toán thực chứng Trong giai đoạn đầu các nghiên cứu kế toán chủ yếu dựa trên các lý thuyết nền của kinh tế học (Beattie, 2005). Cho tới trước những năm 60 của thế kỷ trước, nghiên cứu kế toán vẫn chủ yếu là các nghiên cứu chuẩn tắc- luận giải và xác định các phương pháp và thực hành kế toán được cho là phù hợp, trên cơ sở suy diễn. Nghiên cứu kế toán chuẩn tắc dựa trên phương pháp nghiên cứu suy diễn, thiên về định tính, không xuất phát từ các quan sát thực nghiệm, chú trọng tới việc lý giải các nghiệp vụ, sự kiện kinh tế phải được hạch toán, báo cáo như thế nào. Chẳng hạn các nghiên cứu về ghi nhận và đo lường trong kế toán như mô hình xác định thu nhập của Paton và Littleton (1940). Qua nhiều thập kỷ, bản chất của nghiên cứu kế toán đã có những thay đổi quan trọng. Và một trong những thay đổi có tính chất căn bản là sự chuyển đổi từ sự thống trị của nghiên cứu chuẩn tắc trong những năm 1960 trở về trước sang trào lưu nghiên cứu thực chứng từ giữa những năm 1970 cho tới nay (Oler & cộng sự, 2010). Các nghiên cứu thực nghiệm dựa trên các lý thuyết thực chứng đối lập với các nghiên cứu chuẩn tắc, thiên về phương pháp định lượng, lấy trọng tâm là tác động của thông tin kế toán tới các sự kiện kinh tế, chẳng hạn ảnh hưởng của thông tin thu nhập thuần tới giá cổ phiếu. Với sự phát triển của nghiên cứu thực chứng trong kế toán, nghiên cứu kế toán không chỉ tập trung vào nội dung mang tính chất nội tại kế toán nữa mà chuyển sang nghiên cứu các ảnh hưởng của kế toán và cách thức vận hành của nó tới bối cảnh thể chế rộng lớn hơn. Khác với nghiên cứu chuẩn tắc, nghiên cứu kế toán thực chứng nhằm giải thích và dự báo thực hành kế toán, chẳng hạn như giải thích nguyên nhân và QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 33Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 197- Tháng 10. 2018 dự báo phản ứng của thị trường chứng khoán đối với các thông tin kế toán được công bố. Và như vậy thì các nghiên cứu kế toán thực chứng đòi hỏi phải dựa trên các quan sát thực tiễn để chỉ ra các nguyên nhân nhằm lý giải (có căn cứ) cho thực thành quan sát được và dự báo (dựa trên cơ sở lý thuyết) các hiện tượng chưa được quan sát. Nghiên cứu kế toán thực chứng mang bản chất kinh tế, có cơ sở lý thuyết vững chắc, dựa trên các giả thiết về hành vi cá nhân, chẳng hạn giả thiết các cá nhân như người sử dụng thông tin kế toán hay người lập báo cáo kế toán hành động dựa trên cơ sở tối đa hóa lợi ích, đồng thời không chấp nhận các lập luận thiếu cơ sở, hay các kết luận áp đặt, võ đoán. Bởi vậy, nghiên cứu kế toán thực chứng có nhiều ưu điểm trong phát triển vai trò của nghiên cứu kế toán đối với thực hành. Phương pháp nghiên cứu trong nghiên cứu kế toán đương đại Nghiên cứu kế toán đương đại với mục tiêu tìm hiểu và đánh giá ảnh hưởng qua lại giữa kế toán và thế giới xung quanh. Để có thể hiểu được lý do cũng như cách thức ra quyết định bởi những người làm kế toán, cũng như tác động của các quyết định đó tới thế giới xung quanh thì nghiên cứu kế toán phải dựa vào hệ thống các phương pháp và lý thuyết rộng, được rút ra từ nhiều chuyên ngành khác nhau. Nghiên cứu kế toán kế thừa và sử dụng hầu hết các phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu hiện đại đã và đang áp dụng trong nghiên cứu của các lĩnh vực học thuật khác như kinh tế học, tài chính và các ngành khoa học xã hội khác. Olalere (2011) đã thống kê hầu hết các phương pháp khảo sát, phân tích, xử lý thông tin hiện đại được áp dụng trong nghiên cứu khoa học đều được vận dụng trong các nghiên cứu kế toán đương đại. Phương pháp nghiên cứu định lượng ngày càng được áp dụng nhiều hơn trong các nghiên cứu kế toán, ưu tiên sử dụng các số liệu khảo sát có tính thực nghiệm. Phương pháp nghiên cứu này đặc biệt đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu cho các tác động của kế toán đối với thực tiễn- xu thế phát triển của nghiên cứu kế toán đương đại. 3. Nghiên cứu kế toán hành vi 3.1. Sự phát triển của nghiên cứu kế toán hành vi Nghiên cứu kế toán hành vi- một dòng nghiên cứu kế toán thực chứng- là kết quả tất yếu trong xu thế phát triển cả về nội dung và phương pháp của nghiên cứu kế toán đương đại, khi nghiên cứu kế toán thực sự trở thành lĩnh vực nghiên cứu đa ngành. Xuất phát từ vai trò đặc biệt của thông tin kế toán trong hệ thống kiểm soát và đánh giá của tổ chức, việc nghiên cứu ảnh hưởng của kế toán đối với tổ chức và xã hội đòi hỏi lĩnh vực nghiên cứu kế toán phải có sự thay đổi theo hướng làm sáng tỏ với tất cả các bên liên quan về ảnh hưởng trên góc độ hành vi của thực hành kế toán. Các bằng chứng cho thấy nghiên cứu kế toán hành vi có khởi nguồn từ đầu những năm 1950 với hai công trình nghiên cứu (sách chuyên khảo) về hệ thống kiểm soát quản lý và hoạt động ngân quỹ, đề cập tới khía cạnh con người của kế toán. Đó là các nghiên cứu với chủ đề “Tác động của ngân quỹ đối với con người” của Argyris (1952) và “Tập trung hay phi tập trung hóa trong tổ chức của ban tài chính” của Simon & cộng sự (1954)- các tác giả đều là những người không làm về kế toán. Sự phổ biến của nghiên cứu kế toán hành vi thực sự phát triển trong giai đoạn giữa những năm 1960 và đầu 1970, với khái niệm “nghiên cứu kế toán hành vi” được chính thức đề cập trong năm 1967 bởi Becker như là sự áp dụng các lý thuyết và phương pháp luận của khoa học về hành vi trong việc tìm hiểu mối tương tác giữa thông tin kế toán và hành vi con người (Birnberg & Shields, 1989). Cụ thể hơn, Hofstedt & Kinard (1970) cho rằng nghiên cứu kế toán hành vi là “nghiên cứu về hành vi của những người làm kế toán và cả những người không phải là kế toán xem họ bị ảnh hưởng bởi các chức năng và báo cáo kế toán như thế nào” và bao hàm ba lĩnh vực cơ bản: hành vi của người làm kế toán; ảnh hưởng của chức năng kế toán tới hành vi; và ảnh hưởng của thông tin kế toán tới các đối tượng sử dụng thông tin. QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 34 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 197- Tháng 10. 2018 3.2. Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu kế toán hành vi Khác với các nghiên cứu kế toán trước đây, chủ yếu dựa vào các lý thuyết và giả thiết (giả định) tân cổ điển có nguồn gốc từ lĩnh vực nghiên cứu của kinh tế học và tài chính về sự vận hành của thị trường vốn và sự ... h đầu tư hay các thông tin định tính chủ quan như sự công bằng hay niềm tin (Birnberg, 2011). Một trong những ưu điểm của phương pháp thực nghiệm, theo Sadish & cộng sự (2002) là ở khả năng suy đoán (thống kê) nguyên nhân. Bởi trong thực nghiệm, các yếu tố gây nhiễu sẽ được cô lập và kiểm soát để loại bỏ các mối tương quan “giả” có thể dẫn tới các giải thích sai lệch về nguyên nhân. Kết quả nghiên cứu kế toán hành vi, do vậy, không chỉ hạn chế ở mức độ phản ánh mối quan hệ tương quan giữa các hiện tượng như trong các nghiên cứu kế toán khác mà thực sự là cơ sở tin cậy hơn trong đánh giá mối quan hệ nhân- quả. Sự phong phú của (các) khoa học hành vi mang tới tính đa dạng trong nội dung và phương pháp nghiên cứu. Bởi vậy, nghiên cứu kế toán hành vi đòi hỏi một khuôn mẫu lý thuyết rộng hơn cho việc phát triển và xây dựng các giả thuyết cũng như thang đo của nghiên cứu. Dựa trên cơ sở đơn vị của nghiên cứu, Birnberg (2011) đề xuất một khuôn mẫu có thể sử dụng để phân tích và phát triển các vấn đề và câu hỏi nghiên cứu trong nghiên cứu kế toán hành vi gồm 4 thành tố: cá nhân, nhóm các các nhân, tổ chức và các điều kiện môi trường bên ngoài (Hình 1). Tuy các nghiên cứu kế toán hành vi được thực hiện trong khuôn khổ mỗi thành tố của mô hình, nhưng Birnberg (2011) cũng nhấn mạnh tính liên kết giữa các nghiên cứu đến từ các thành tố khác nhau, đặc biệt các thành tố liền kề trong mô hình. 3.3. Xây dựng và phát triển thước đo trong nghiên cứu kế toán hành vi Nghiên cứu kế toán hành vi dựa trên cơ sở lý thuyết cũng như phương pháp nghiên cứu của (các) khoa học hành vi, trong đó đóng vai trò quan trọng nhất là tâm lý học. Bởi vậy, các thước đo dựa trên cơ sở lý thuyết hành vi phải được chuyển thể phù hợp với bối cảnh kế toán để đảm bảo đo lường được các thuộc tính riêng có của người làm kế toán hay người sử dụng thông tin trong bối cảnh kế toán. Nói cách khác, phải làm sao đo lường được các khái niệm (có tính trừu tượng) với các thước đo đặc trưng kế toán. Nghiên cứu kế toán hành vi chủ yếu dựa vào việc đo lường các đặc điểm tâm lý của các cá nhân sử dụng và xử lý thông tin trong mối quan hệ tương tác với kế toán. Các thuộc tính tâm lý này chủ yếu mang tính trừu tượng và không đo lường trực tiếp được và hơn nữa cũng chưa được quan sát và phổ biến trong lĩnh vực nghiên cứu kế toán. Bởi vậy việc xây dựng và phát triển hệ thống các thước đo tin cậy và có chất lượng là thách thức cơ bản của nghiên cứu kế toán hành vi. Thorne (2017) tổng hợp một quy trình 6 bước Hình 1. Khuôn mẫu nghiên cứu kế toán hành vi Nguồn: Dựa theo Birnberg (2011) QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 36 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 197- Tháng 10. 2018 có thể áp dụng trong xây dựng và phát triển các thước đo hành vi cho các khái niệm kế toán như Hình 2. Trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu từ các tạp chí chuyên ngành tiêu biểu như “The Accounting Review”, “Accounting, Organizations and Society”, “Contemporary Accounting Research”, “Behavioural Research in Accounting”, “Auditing: A Journal of Practice and Theory”, Thorne (2017) cũng đã tổng hợp được hệ thống các thước đo cơ bản được sử dụng trong nghiên cứu kế toán hành vi (Bảng 1). 3.4. Ý nghĩa của nghiên cứu kế toán hành vi Đóng góp lớn nhất của nghiên cứu kế toán hành vi vào vai trò chung của nghiên cứu kế toán là nó giúp lý giải cách thức con người xử lý và sử dụng thông tin kế toán, mang lại các hiểu biết (mới) về cách thức các nhóm người ra quyết định khác nhau cung cấp, xử lý và tương tác với mỗi một loại thông tin kế toán hay phương thức công bố thông tin cụ thể như thế nào. Từ đó, kết quả của nghiên cứu kế toán hành vi sẽ: Cung cấp thông tin hữu ích cho các cơ quan ban hành quyết định, chính sách về kế toán các Hình 2. Quy trình phát triển thước đo trong nghiên cứu kế toán hành vi Nguồn: Dựa theo Thorne (2017) Bảng 1. Hệ thống các thước đo sử dụng trong nghiên cứu kế toán hành vi Lĩnh vực Thước đo Đo lường đối với kiểm toán viên Thái độ của kiểm toán viên đối với việc sắp đặt công việc Sự cẩn trọng nghề nghiệp Trách nhiệm nghề nghiệp Sự gắn bó với khách hàng Chất lượng của làm việc tập thể Suy luận trên góc độ đạo đức Sự “ma mãnh” trong kiểm toán Thiên hướng giải quyết sai sót cá nhân Danh tiếng Năng lực kiểm soát (LOC) QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 37Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 197- Tháng 10. 2018 cơ sở khoa học, tin cậy hơn trong xây dựng và phát triển các chuẩn mực kế toán và báo cáo tài chính. Các nghiên cứu của nghiên cứu kế toán hành vi đều hướng tới việc tìm hiểu thực tế cách thức cung cấp, xử lý và sử dụng thông tin của các cá nhân trong bối cảnh kế toán, bởi vậy nó có thể trực tiếp cung cấp các cơ sở và phương pháp kế toán phù hợp với mục tiêu cung cấp các thông tin hữu ích cho người sử dụng của hoạt động báo cáo tài chính. Tăng cường tính hiệu quả trong thực hành kế toán. Phát hiện mới trong nghiên cứu kế toán hành vi giúp đội ngũ các nhà thực hành kế toán xác định được các yếu tố cơ bản tác động tới hiệu quả hoạt động của mình. Từ đó họ có thể thiết kế và hoàn thiện các quy trình hoạt động nghề nghiệp phù hợp với hiệu quả cao nhất, chẳng hạn quy trình đánh giá rủi ro khách hàng trong bước lập kế hoạch kiểm toán của các công ty kiểm toán. Cung cấp cơ sở khoa học tin cậy cho các nghiên cứu khác. Ngày nay nghiên cứu trong các lĩnh vực mới nổi của thực hành kế toán và báo cáo tài chính như kế toán môi trường, đánh giá và báo cáo hiệu quả trách nhiệm xã hội, báo cáo phát triển bền vững đòi hỏi sử dụng các thước đo phi tài chính và chịu tác động mạnh bởi hành vi của con người. Bởi vậy, các kết quả của nghiên cứu kế toán hành vi được xem là cơ sở thực nghiệm quan trọng trong đánh giá tính phù hợp và giá trị hữu hiệu của các thước đo sử dụng trong các nghiên cứu đó. 3.5. Hạn chế của nghiên cứu kế toán hành vi Cho dù nghiên cứu kế toán hành vi đã có những bước tiến lớn, đưa nó lên ngang tầm với các dòng nghiên cứu kế toán khác như nghiên cứu thị trường vốn, nghiên cứu lý thuyết đại diện, vẫn còn những hạn chế nhất định đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải tiếp tục vượt qua. Hạn chế đầu tiên nằm ngay trong bản chất phương pháp mà nghiên cứu kế toán hành vi vận dụng từ khoa học hành vi- phương pháp thực nghiệm. Để đảm bảo tính phù hợp và giá trị thiết thực của suy đoán về mối quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng, thực nghiệm thường đòi hỏi tiến hành trong một bối cảnh cô lập cao độ, giới hạn ở một loại tác động thay bằng tất cả các khả năng có thể xảy ra (Sadish & cộng sự, 2002). Bởi vậy tính suy diễn khái quát (từ cái riêng suy ra cái chung) của nghiên cứu không cao, các kết quả tuy đảm bảo giá trị hữu hiệu nội tại cao nhưng chỉ phù hợp với bản thân mẫu nghiên cứu và bối cảnh nghiên cứu cụ thể, khó có thể tái lập cùng một nghiên cứu sang bối cảnh khác. Thứ hai, dù đã có thời gian phát triển tương đối dài, nghiên cứu kế toán hành vi vẫn “vay mượn” các lý thuyết và phương pháp từ các chuyên ngành khác (khoa học hành vi), chưa thực sự phát triển được một (hệ thống) lý thuyết duy nhất để có thể thống nhất các vấn đề và kết quả nghiên cứu còn quá khác biệt. Bởi vậy chưa thể loại bỏ được sự mâu thuẫn trong ý nghĩa và ứng dụng kết quả nghiên cứu. Lĩnh vực Thước đo Đo lường đối với khách hàng Sự tin cậy và phụ thuộc trong các hợp đồng dịch vụ không bảo đảm Sự tin cậy vào kiến thức kỹ thuật của kiểm toán viên Suy luận đạo đức Phong cách nhận thức Niềm tin Đo lường đối với quản lý Phong cách làm việc Sự sáng tạo Thiên hướng nhận thức Các giá trị tài chính và sự phóng khoáng về mặt tài chính Nguồn: Thorne (2017, 119-121) QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 38 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 197- Tháng 10. 2018 Cuối cùng, nghiên cứu kế toán hành vi đòi hỏi sự chuẩn bị rất nghiêm ngặt và tốn kém trong thiết kế nghiên cứu, xây dựng giả thuyết và phát triển các thước đo. Phương pháp thực nghiệm đòi hỏi một khối lượng công việc lớn trước khi thu thập dữ liệu, đây cũng là một trở ngại đối với các nhà nghiên cứu trong bối cảnh hạn chế về thời gian và chi phí. 4. Kết luận Nghiên cứu kế toán hành vi kế thừa, bổ khuyết và làm giàu thêm cho các cơ sở lý thuyết truyền thống được áp dụng trong các nghiên cứu kế toán trước đây, nơi mà các vấn đề như giá trị, quan điểm, thái độ và hành vi của các cá nhân tham gia vào quá trình cung cấp, xử lý và sử dụng thông tin kế toán không được quan tâm đúng mức. Với các ưu điểm về mặt lý thuyết, nghiên cứu kế toán hành vi ngày càng thu hút được sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu hàn lâm cũng như các nhà thực hành nghề nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh hoạt động báo cáo tài chính trên thế giới đang có những thay đổi sâu rộng, đòi hỏi phải có cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu mới để theo kịp, giải thích và định hướng cho thực hành. Thực hành hoạt động báo cáo tài chính ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đang có sự chuyển đổi mạnh trong xu thế hội tụ hoạt động báo cáo tài chính toàn cầu, các vấn đề mới nổi trong kế toán như báo cáo trách nhiệm xã hội (CSR), báo cáo môi trường, trách nhiệm xã hội và bền vững (SES) đang dần trở nên phổ biến trong thực hành kế toán. Thực tế này làm phát sinh các nhân tố mới, đòi hỏi phải có cách tiếp cận mới trong vận dụng và định hướng thực hành. Đặc biệt, thực hành kế toán ở Việt Nam diễn ra trong một môi trường phức tạp, có sự giao thoa và chi phối mạnh giữa các yếu văn hóa, tập quán, pháp luật và thể chế. Trong bối cảnh môi trường đa dạng, khó dự báo như vậy, để có thể hiểu biết và giải thích các hiện tượng mang tính hành vi liên quan tới thực hành kế toán, đòi hỏi phải dựa trên kết quả của các nghiên cứu kế toán hành vi. Bởi các vấn đề như hội tụ kế toán đòi hỏi phải được nghiên cứu trong một bối cảnh kế toán cụ thể thay bằng áp dụng một máy móc hệ thống chuẩn mực quốc tế du nhập từ bên ngoài. ■ Tài liệu tham khảo 1. Argyris, C. (1952), The Impact of Budgets on People, The Controllership Foundation, New York. 2. Beattie, V. (2005), ‘Moving the Financial Accounting Research Front Forward: The UK Contribution’, British Accounting Review, 37(1), 85-114. 3. Birnberg, J.G. & Shields, J.F. (1989), ‘Three decades of behavioral accounting research. A search for order’, Behavioral Research in Accounting, 1, 23-74. 4. Birnberg, J.G. (2011), ‘A Proposed Framework for Behavioral Accounting Research’, Behavioral Research in Accounting, 23 (1), 1–43. 5. Coetsee, D. (2010), ‘The role of accounting theory in the development of accounting principles’, Meditari Accountancy Research, 18 (1), 1-16. 6. Connolly, T., Arkes, H. R. & Hammond, K.R. (1999), Judgment and Decision Making: An Interdisciplinary Reader, Cambridge University Press, Cambridge, UK. 7. Chambers, R.J. (1966), Accounting, Evaluation and Economic Behavior, Englewood Cliffs, NJ: Prentice-Hall. 8. Godfrey, J., Hodgson, A., Holmes, S. & Tarca, A. (2006), Accounting theory, John Wiley & Sons Australia, Ltd, 42 McDougall Street, Millon Qld 4064. 9. Hofstedt, T. R. & Kinard, J. C. (1970), ‘A Strategy for Behavioral Accounting Research’, The Accounting Review, 45 (1), 38-54. 10. Jorgensen, B. N., Linthicum, C. L., McLelland, A. J., Taylor, M. H. & Yohn, T. L. (2007), ‘Recent developments at the Securities and Exchange Commission: Academic contributions and opportunities’ Accounting Horizons, 21 (3), 313-323. 11. Moehrle, S. R., Anderson, K. L., Ayres, F. L., Bolt-Lee, C. E., Debreceny, R. S., Dugan, M. T., Hogan, C. E., Maher, M. W. & Plumme, E. (2009), ‘The Impact of Academic Accounting Research on Professional Practice: An Analysis by the AAA Research Impact Task Force’, Accounting Horizons, 23 (4), 411-456. 12. Olalere, T. (2011), Methodology in Accounting Research: A Critique of Taxonomy, retrieved on April 30th, 2017, from . 13. Oler, D. K., Oler, M. J. & Skousen, C. J. (2010), ‘Characterizing Accounting Research’, Accounting Horizons, 24 (4), 635- 670. QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 39Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 197- Tháng 10. 2018 14. Parker, L. D., Guthrie, J. & Linacre, S. (2011), ‘The relationship between academic accounting research and professional practice, Accounting’, Auditing & Accountability Journal, 24 (1), 5-14. 15. Paton, W.A. & Littleton, A.C. (1940), An Introduction to Corporate Accounting Standards, American Accounting Association, Iowa, USA. 16. Sprouse, R. (1988), ‘Commentary on financial reporting: Developing a conceptual framework for financial reporting’, Accounting Horizons 2 (4), 121–127 17. Shadish, W. R., Cook, T. D., & Campbell, D. T. (2002). Experimental and quasi-experimental designs for generalized causal inference, Houghton, Mifflin and Company, Boston, MA, US. 18. Simon, H. A., Guetzkow, H., Kozmetsky, G. & Tyndall, G. (1954), Centralization vs. decentralization in organizing the Controller’s Department, The Controllership Foundation, New York. 19. Sterling, R.R. (1970), Theory of the Measurement of Enterprise Income, Lawrence, KS: University of Kansas Press. 20. Thorne, L. (2017), ‘The development of behavioural measures of accounting constructs’ in The Routledge Companion to Behavioural Accounting Research, Libby, T. & Thorne, L. (ed.), Routledge, London, UK. 21. Tilt, A. C. (2010), ‘The Impact of Academic Accounting Research on Professional Practice’ in Accounting Education at a Crossroad in 2010, Evans, E., Burritt, R. & Guthrie, J. (ed.), Institute of Chartered Accountants of Australia, Sydney. 22. Waller, W. S. (2002). ‘Behavioral Accounting Experiments in Market and Game Settings’, in Experimental Business Research, Zwick, R. & Rapoport, A. (ed.). Kluwer Academic Publishers, Boston, USA. 23. Wolk, H. I., Dodd, J. L. & Rozycki, J. J. (2013), Accounting theory: Conceptual Issues in a Political and Economic Environment, 8th edition, Sage Publications Inc., California, USA. Thông tin tác giả Vũ Đình Hiển, Tiến sĩ Viện Quản trị Kinh doanh, ĐH Kinh tế Quốc dân Email: vdhien@gmail.com Summary Theoretical basis and implications of behavioral accounting research Behavioral accounting research (BAR) is a new school of positive research in accounting. Based on the new approaches BAR has bridged the gap between theory and accounting practice which capital market research and agency theory research have not overcome. The main purpose of this paper is to review the development of research in accounting and theoretical basis and new approaches of behavioral accounting research- a new area in accounting research. In addition to profound contributions to the role of accounting research in understanding and explaining practices, this paper also discusses limitations inherent in the methods employed by researches in behavioral accounting and potential challenges that researchers must overcome when conducting researches and interpreting implications of research results. Keywords: behavioral accounting research, normative accounting research, positive accounting research. Hien Dinh Vu, PhD. Business School, National Economics University
File đính kèm:
- co_so_ly_thuyet_va_y_nghia_cua_nghien_cuu_ke_toan_hanh_vi.pdf