Chuyên đề 5: Kiểm toán và dịch vụ có đảm bảo nâng cao

Khái niệm, bản chất kiểm toán

Kế toán là công cụ quản lý kinh tế, tài chính thể hiện ở chỗ kết quả công việc kế toán là đưa ra các thông tin trên báo cáo tài chính (BCTC) và những chỉ tiêu phân tích, đề xuất giúp cho người lãnh đạo, điều hành đưa ra quyết định đúng đắn.

Vì thế, mọi người sử dụng thông tin từ BCTC đều mong muốn nhận được các thông tin trung thực và hợp lý.

Hoạt động kiểm toán ra đời là để kiểm tra và xác nhận về sự trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán và BCTC của các doanh nghiệp, tổ chức; để nâng cao sự tin tưởng của người sử dụng các thông tin từ BCTC đã được kiểm toán.

Các tác giả Alvin A.Aen và James K.Loebbecker trong giáo trình "Kiểm toán" đã nêu một định nghĩa chung về kiểm toán như sau: "Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượng được của một đơn vị cụ thể, nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập".

Theo định nghĩa của Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) "Kiểm toán là việc các kiểm toán viên (KTV) độc lập kiểm tra và trình bày ý kiến của mình về BCTC".

 

doc 119 trang kimcuc 7920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề 5: Kiểm toán và dịch vụ có đảm bảo nâng cao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề 5: Kiểm toán và dịch vụ có đảm bảo nâng cao

Chuyên đề 5: Kiểm toán và dịch vụ có đảm bảo nâng cao
Tài liệu
Chuyên đề 5
KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ CÓ ĐẢM BẢO NÂNG CAO
MỤC LỤC
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN
1. Khái niệm, bản chất kiểm toán
2. Phân loại kiểm toán
3. Kiểm toán viên và kiểm toán viên hành nghề
4. Hình thức tổ chức, điều kiện thành lập và hoạt động DNKT 
5. Đối tượng kiểm toán 
6. Quản lý hoạt động kiểm toán độc lập
II. QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA KIẾM TOÁN VIÊN VÀ DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN
1. Tổng quan về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm và các quy định khác liên quan đến KTV hành nghề và DNKT
2. Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán toán BCTC (CM 200)
3. Hợp đồng kiểm toán (CM 210)
4. Trách nhiệm của KTV và DNKT đối với gian lận, sai sót và các hành vi không tuân thủ pháp luật (CM 240 và CM 250)
4.1. Trách nhiệm của KTV và DNKT đối với gian lận, sai sót (CM 240)
5. Trao đổi các vấn đề quan trọng phát sinh khi kiểm toán với ban lãnh đạo đơn vị được kiểm toán (CM 260)
6. Đạo đức nghề nghiệp của KTV (QĐ 87/2005/QĐ-BTC ngày 01/12/2005)
7. Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán (CM 220)
7.1. Khái niệmIII. BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN
A. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN (CM 500)
1. Khái niệm và yêu cầu đối với bằng chứng kiểm toán (CM 500)
2. Cơ sở dẫn liệu của BCTC (CM 500)
3. Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán (CM 500)
4. Hồ sơ kiểm toán (CM 230)
5. Lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa chọn khác (CM 530)
B. CÁC VẤN ĐỀ CHUYÊN SÂU VỀ BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN
1. Các bằng chứng kiểm toán đặc biệt
2. Sử dụng tư liệu của các bên khác
IV. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
1. Kiểm soát nội bộ
2. Lập kế hoạch kiểm toán (CM 300)
 3. Thực hiện kiểm toán
4. Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính (CM 700)
V. THỰC HÀNH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN MỤC CHỦ YẾU CỦA BCTC
1. Kiểm toán hàng tồn kho
2. Kiểm toán Nợ phải thu
3. Kiểm toán TSCĐ và đầu tư dài hạn
4. Kiểm toán nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
5. Kiểm toán các khoản mục khác
VI. CÁC DỊCH VỤ KHÁC DO DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN CUNG CẤP
1. Báo cáo kiểm toán về những công việc kiểm toán đặc biệt (CM 800)
2. Công tác soát xét BCTC (CM 910
3. Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước (CM 920)
4. Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính (CM 930)
VII. BÀI THI ĐẠT ĐIỂM CAO NĂM 2006
Chuyên đề 5
KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ CÓ ĐẢM BẢO NÂNG CAO
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN
1. Khái niệm, bản chất kiểm toán
Kế toán là công cụ quản lý kinh tế, tài chính thể hiện ở chỗ kết quả công việc kế toán là đưa ra các thông tin trên báo cáo tài chính (BCTC) và những chỉ tiêu phân tích, đề xuất giúp cho người lãnh đạo, điều hành đưa ra quyết định đúng đắn.
Vì thế, mọi người sử dụng thông tin từ BCTC đều mong muốn nhận được các thông tin trung thực và hợp lý.
Hoạt động kiểm toán ra đời là để kiểm tra và xác nhận về sự trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán và BCTC của các doanh nghiệp, tổ chức; để nâng cao sự tin tưởng của người sử dụng các thông tin từ BCTC đã được kiểm toán.
Các tác giả Alvin A.Aen và James K.Loebbecker trong giáo trình "Kiểm toán" đã nêu một định nghĩa chung về kiểm toán như sau: "Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượng được của một đơn vị cụ thể, nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập".
Theo định nghĩa của Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) "Kiểm toán là việc các kiểm toán viên (KTV) độc lập kiểm tra và trình bày ý kiến của mình về BCTC".
2. Phân loại kiểm toán
2.1. Căn cứ vào mục đích, kiểm toán có 3 loại:
a) Kiểm toán hoạt động: Là việc kiểm tra và đánh giá tính hữu hiệu và tính hiệu quả trong hoạt động của một bộ phận hay toàn bộ một tổ chức, một đơn vị.
Tính hữu hiệu là mức độ hoàn thành các nhiệm vụ hay mục tiêu đã đề ra.
Tính hiệu quả là việc đạt được kết quả cao nhất với chi phí bỏ ra thấp nhất.
Đối tượng của kiểm toán hoạt động rất đa dạng, từ việc đánh giá một phương án kinh doanh, một dự án, một quy trình công nghệ, một công trình XDCB, một loại tài sản, thiết bị mới đưa vào hoạt động hay việc luân chuyển chứng từ trong một đơn vị Vì thế, khó có thể đưa ra các chuẩn mực cho loại kiểm toán này. Đồng thời, tính hữu hiệu và hiệu quả của quá trình hoạt động rất khó được đánh giá một cách khách quan so với tính tuân thủ và tính trung thực, hợp lý của BCTC. Thay vào đó, việc xây dựng các chuẩn mực làm cơ sở đánh giá thông tin có tính định tính trong một cuộc kiểm toán hoạt động là một việc mang nặng tính chủ quan.
Trong kiểm toán hoạt động, việc kiểm tra thường vượt khỏi phạm vi công tác kế toán, tài chính mà liên quan đến nhiều lĩnh vực. Kiểm toán hoạt động phải sử dụng nhiều biện pháp, kỹ năng nghiệp vụ và phân tích, đánh giá khác nhau. Báo cáo kết quả kiểm toán thường là bản giải trình các nhận xét, đánh giá, kết luận và ý kiến đề xuất cải tiến hoạt động.
b) Kiểm toán tuân thủ: Là việc kiểm tra và đánh giá xem đơn vị được kiểm toán có tuân thủ pháp luật và các quy định (do các cơ quan có thẩm quyền và đơn vị đã quy định) hay không để kết luận về sự chấp hành pháp luật và các quy định của đơn vị. Ví dụ:
- Kiểm toán việc tuân thủ các luật thuế ở đơn vị;
- Kiểm toán của cơ quan nhà nước đối với DNNN, đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN về việc chấp hành các chính sách, chế độ về tài chính, kế toán;
- Kiểm toán việc chấp hành các điều khoản của hợp đồng tín dụng đối với đơn vị sử dụng vốn vay của ngân hàng.
c) Kiểm toán BCTC: Là việc kiểm tra và xác nhận về tính trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán và BCTC của đơn vị kế toán phục vụ đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin trên BCTC của đơn vị.
Công việc kiểm toán BCTC thường do các doanh nghiệp kiểm toán (DNKT) thực hiện để phục vụ cho các nhà quản lý, Chính phủ, các ngân hàng và nhà đầu tư, cho người bán, người mua. Do đó, kiểm toán BCTC là hình thức chủ yếu, phổ cập và quan trọng nhất, thường chiếm 70 - 80% công việc của các DNKT.
2.2. Căn cứ vào hình thức tổ chức, kiểm toán có 3 loại:
a) Kiểm toán độc lập: 
Là công việc kiểm toán được thực hiện bởi các KTV chuyên nghiệp, độc lập làm việc trong các DNKT. Kiểm toán độc lập là loại hình dịch vụ nên chỉ được thực hiện khi khách hàng có yêu cầu và đồng ý trả phí thông qua việc ký kết hợp đồng kinh tế.
Hoạt động kiểm toán độc lập là nhu cầu cần thiết, trước hết vì lợi ích của bản thân doanh nghiệp, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, lợi ích của chủ sở hữu vốn, các chủ nợ, lợi ích và yêu cầu của Nhà nước. Người sử dụng kết quả kiểm toán phải được đảm bảo rằng những thông tin họ được cung cấp là trung thực, khách quan, có độ tin cậy cao để làm căn cứ cho các quyết định kinh tế hoặc thực thi trách nhiệm quản lý, giám sát của mình.
Điều 2 Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ quy định "Kiểm toán độc lập là việc kiểm tra và xác nhận của KTV và DNKT về tính trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán và BCTC của các doanh nghiệp, tổ chức (gọi chung là đơn vị được kiểm toán) khi có yêu cầu của các đơn vị này".
b) Kiểm toán nhà nước:
Là công việc kiểm toán được thực hiện bởi các KTV làm việc trong cơ quan Kiểm toán Nhà nước, là tổ chức kiểm toán chuyên nghiệp thuộc bộ máy hành chính nhà nước; là kiểm toán theo luật định và kiểm toán tính tuân thủ, chủ yếu phục vụ việc kiểm tra và giám sát của Nhà nước trong quản lý, sử dụng Ngân sách, tiền và tài sản của Nhà nước.
Điều 13, 14 Luật Kiểm toán Nhà nước (Luật số 37/2005/QH11 do Quốc hội thông qua ngày 14/06/2005) quy định “Kiểm toán nhà nước là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. “Kiểm toán Nhà nước có chức năng kiểm toán BCTC, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước”.
c) Kiểm toán nội bộ:
Là công việc kiểm toán do các KTV của đơn vị tiến hành. Kiểm toán nội bộ chủ yếu để đánh giá về việc thực hiện pháp luật và quy chế nội bộ; kiểm tra tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ và việc thực thi công tác kế toán, tài chính... của đơn vị.
Phạm vi và mục đích của kiểm toán nội bộ rất linh hoạt tuỳ thuộc yêu cầu quản lý điều hành của ban lãnh đạo đơn vị. Báo cáo kiểm toán nội bộ chủ yếu phục vụ cho chủ doanh nghiệp, không có giá trị pháp lý và chủ yếu xoay quanh việc kiểm tra và đánh giá tính hiệu lực và tính hiệu quả của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như chất lượng thực thi trong những trách nhiệm được giao.
3. Kiểm toán viên và kiểm toán viên hành nghề
Công việc kiểm toán độc lập do các kiểm toán viên (KTV) thực hiện. Nghị định 105/2004/NĐ-CP quy định rõ về KTV và KTV hành nghề.
 3.1. Tiêu chuẩn kiểm toán viên: (Điều 13 Nghị định 105/2004/NĐ-CP và điểm 1 phần A mục II Thông tư 64/2004/TT-BTC)
1.1. Người Việt Nam và người nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật; không thuộc đối tượng không được đăng ký hành nghề kiểm toán độc lập quy định tại khoản 3 đến khoản 7 Điều 15 của Nghị định 105/2004/NĐ-CP.
b) Có bằng cử nhân chuyên ngành Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng hoặc chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán của Việt Nam hoặc nước ngoài được Bộ Tài chính thừa nhận và thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán từ 5 năm trở lên hoặc thời gian thực tế làm trợ lý kiểm toán ở DNKT từ 4 năm trở lên.
Trường hợp có bằng cử nhân các chuyên ngành khác với chuyên ngành Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng hoặc chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán thì phải có bằng cử nhân thứ hai về các chuyên ngành trên sau 3 năm hoặc sau 2 năm đối với trợ lý KTV và tổng thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán phải đủ 5 năm hoặc làm trợ lý kiểm toán ở các DNKT đủ 4 năm trở lên.
c) Có khả năng sử dụng một trong năm thứ tiếng thông dụng: Anh, Nga, Pháp, Trung và Đức và sử dụng thành thạo máy vi tính;
(d) Đạt kỳ thi tuyển KTV do Bộ Tài chính tổ chức và được Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp Chứng chỉ KTV.
1.2. Người Việt Nam và người nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam có chứng chỉ chuyên gia kế toán, chứng chỉ kế toán, kiểm toán do tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp, được Bộ Tài chính thừa nhận thì phải đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán Việt Nam do Bộ Tài chính tổ chức thì được Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp Chứng chỉ KTV.
3.2. Điều kiện của kiểm toán viên hành nghề: (Điều 14 Nghị định 105/2004/NĐ-CP)
(1) Người Việt Nam có đủ các điều kiện sau đây thì được công nhận là KTV hành nghề và được đăng ký hành nghề kiểm toán độc lập:
a) Có đủ tiêu chuẩn KTV quy định tại Điều 13 Nghị định 105/2004/NĐ-CP (như đã nêu ở mục 3.1 phần I);
b) Có hợp đồng lao động làm việc trong một DNKT được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam quy định không phải áp dụng hợp đồng lao động.
(2) Người nước ngoài có đủ các điều kiện sau đây thì được công nhận là KTV hành nghề và được đăng ký hành nghề kiểm toán độc lập ở Việt Nam:
a) Có đủ tiêu chuẩn KTV quy định tại Điều 13 Nghị định 105/2004/NĐ-CP (như đã nêu ở mục 3.1 phần I);
b) Được phép cư trú tại Việt Nam từ một năm trở lên;
c) Có hợp đồng lao động làm việc trong một DNKT được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
(3) Tại một thời điểm nhất định, KTV chỉ được đăng ký hành nghề ở một DNKT. Trường hợp KTV đã đăng ký hành nghề kiểm toán nhưng trên thực tế không hành nghề hoặc đồng thời hành nghề ở DNKT khác thì sẽ bị xóa tên trong danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán.
(4) Người đăng ký hành nghề kiểm toán từ lần thứ hai trở đi phải có thêm điều kiện tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức hàng năm theo quy định của Bộ Tài chính.
 3.3. Điều kiện hành nghề của KTV: (Điều 14 Nghị định 105/2004/NĐ-CP và Điểm 2 phần A Mục II Thông tư 64/2004/TT-BTC)
(1) Điều kiện hành nghề kiểm toán:
a) KTV chỉ được đăng ký hành nghề kiểm toán khi có đủ tiêu chuẩn KTV quy định tại Điều 14 Nghị định 105/2004/NĐ-CP (như đã nêu ở mục 3.2 phần I)
b) Trường hợp KTV vừa làm việc ở một doanh nghiệp không phải là DNKT, vừa làm việc ở DNKT trong cùng một thời gian thì chỉ được đăng ký hành nghề kiểm toán khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không phải là DNKT.
c) Trường hợp KTV đã đăng ký hành nghề ở một DNKT chuyển sang đăng ký hành nghề ở DNKT khác thì phải có quyết định chấm dứt hợp đồng lao động ở DNKT trước.
(2) KTV không có tên trong danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán được Bộ Tài chính (từ 01/01/2007 là Hội KTV hành nghề Việt Nam VACPA)) xác nhận thì không được ký báo cáo kiểm toán.
(3) KTV hành nghề sẽ bị xóa tên trong danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm một trong những hành vi bị nghiêm cấm đối với KTV hành nghề (như đã nêu ở điểm d mục 1.1 phần II);
b) Thực tế không hành nghề kiểm toán nhưng vẫn cố tình đăng ký hành nghề kiểm toán;
c) Vi phạm pháp luật hoặc vi phạm kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp mà pháp luật về kiểm toán nghiêm cấm.
(4) KTV đã bị xóa tên trong danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán thì không được đăng ký hành nghề lại trong thời gian 3 năm kể từ ngày bị xóa tên.
(5) DNKT sử dụng KTV không có tên trong danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán để ký báo cáo kiểm toán thì cả DNKT và KTV đó sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
(6) Bộ Tài chính (từ 01/01/2007 là VACPA) không tiếp tục xác nhận danh sách đăng ký hành nghề cho những KTV đã đăng ký hành nghề kiểm toán nhưng trên thực tế không hành nghề kiểm toán.
4. Hình thức tổ chức, điều kiện thành lập và hoạt động DNKT (Nghị định 105/2004/NĐ-CP; Nghị định 133/2005/NĐ-CP; Thông tư 64/2004/TT-BTC và Thông tư 60/2005/TT-BTC).
4.1. Hình thức tổ chức
Công tác kiểm toán độc lập do các KTV độc lập thực hiện. Theo thông lệ quốc tế, KTV có thể hành nghề theo công ty hoặc hành nghề cá nhân. Tuy nhiên ở Việt Nam luật pháp chưa cho phép hành nghề kiểm toán cá nhân. KTV muốn hành nghề phải đăng ký và được chấp nhận vào làm việc tại một DNKT được thành lập hợp pháp.
 Hiện nay, Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004, Nghị định 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 của Chính phủ chỉ cho phép thành lập DNKT theo các hình thức: công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. DNKT phải công khai hình thức này trong quá trình giao dịch và hoạt động.
4.2. Điều kiện thành lập và hoạt động của DNKT: 
a) Điều kiện thành lập DNKT:
- Có đủ các điều kiện quy định của pháp luật hiện hành về việc thành lập và hoạt động của các loại doanh nghiệp: Công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân;
- Có ít nhất 3 KTV, trong đó ít nhất có Giám đốc (Tổng giám đốc) phải là KTV. Một người có chứng chỉ KTV chỉ được làm chủ sở hữu một doanh nghiệp tư nhân hoặc một thành viên hợp danh của một công ty hợp danh. Giám đốc (Tổng giám đốc) DNKT phải là người có chứng chỉ KTV sau 3 năm kinh nghiệm.
b) Điều kiện cung cấp dịch vụ kiểm toán của DNKT:
- DNKT đã đăng ký danh sách KTV hành nghề và được Bộ Tài chính (từ 01/01/2007 là Hội KTV hành nghề Việt Nam (VACPA)) xác nhận.
- Trong quá trình hoạt động, DNKT phải thường xuyên đảm bảo có ít nhất 3 KTV hành nghề làm việc trọn thời gian cho doanh nghiệp. Trường hợp sau 6 tháng liên tục DNKT không đảm bảo điều kiện này thì phải ngừng cung cấp dịch vụ kiểm toán.
c) Trường  ... ghi rõ số nợ phải thu hoặc có ý kiến khác.Chọn mẫu gửi thư xác nhận.
. Kiểm tra, xem xét thư trả lời.Nếu thư trả lời là không đồng ý hoặc có ý kiến khác thì phải tìm hiểu nguyên nhân và có các thủ tục kiểm toán bổ sung cần thiết. KTV cần chú ý các trường hợp không nhận được thư trả lời thì gửi xác nhận thêm.
KTV phải theo dõi, kiểm tra và đánh giá kết quả xác nhận tất cả thư xác nhận đã gửi và đã nhận để đảm bảo tất cả thư xác nhận đều được ghi nhận và đánh giá. 
+ Kiểm tra lập dự phòng nợ phải thu khó đòi: Ngoài qui trình phân tích, KTV phải tiến hành các thử nghiệm chi tiết, cụ thể:
. Xem xét hồ sơ, trao đổi với những người có liên quan để kiểm tra các cơ sở dùng để lập dự phòng của đơn vị có đầy đủ không, xem xét sự phù hợp với chuẩn mực, chế độ kế toán. 
. Xem xét các khoản nợ phải thu quá hạn, có tranh chấp, các vụ kiện tụng pháp lý để xem xét đánh giá khả năng lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. KTV phải xem xét việc thanh toán các khoản nợ phải thu sau ngày kết thúc niên độ kế toán.
. Kiểm tra cơ sở và sự phê duyệt cho việc xoá sổ các khoản phải thu khó đòi trong năm.
+ Kiểm tra việc khoá sổ nghiệp vụ bán hàng: 
. Khi kiểm kê ghi nhận số hiệu và nội dung các chứng từ gửi hàng cuối cùng để đối chiếu sau này.
. Kiểm tra các phiếu giao hàng xung quanh ngày khoá sổ, đối chiếu với dữ liệu kiểm kê để xác định thời điểm ghi nhận doanh thu và nợ phải thu.
. Rà soát các nghiệp vụ bán hàng gần thời điểm cuối kỳ có giá trị lớn...
+ Kiểm tra sự phù hợp giữa sổ tổng hợp và sổ chi tiết bán hàng và nợ phải thu.
Câu hỏi 4: Doanh nghiệp TOHADICO bán một thiết bị trả góp với tổng số tiền theo giá trả góp (chưa tính thuế GTGT) là 500 triệu đồng, giá bán thu tiền ngay là 380 triệu đồng, thuế GTGT phải nộp là 38 triệu đồng. Việc bán hàng được thực hiện vào ngày 31/12/2005. Số tiền này được thanh toán trong vòng 5 năm kể từ ngày mua hàng, số tiền này được trả cuối mỗi năm là 100 triệu đồng. Lãi suất chiết khấu hàng năm là 10%/năm. Kế toán doanh nghiệp đã tính toán và ghi nhận riêng bút toán cho năm 2005 như sau:
Nợ TK 131 - Phải thu khách hàng 	538 trđ
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng hóa và dịchvụ	450 trđ
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính	 50 trđ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp	 	 38 trđ
(Đồng thời ghi nhận giá vốn của hoạt động trên là 300 triệu đồng)
Biết rằng: Thuế suất thuế TNDN là 28%.
Câu hỏi: Hạch toán như vậy đúng hay sai, nếu sai thì ảnh hưởng đến Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kế toán năm 2005 như thế nào?
Bài làm: Giả sử số tiền trả cuối năm 100 triệu tức là cuối mỗi năm kể từ ngày mua hàng (31/12/2006 trở đi).
Giả sử việc ghi nhận giá vốn thiết bị của công ty là đúng.
Bút toán ghi nhân doanh thu bán trả góp thiết bị đã ghi của doanh nghiệp là sai. Bút toán đúng phải ghi là:
Nợ TK 131 - Phải thu khách hàng 	538 triệu
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng	380 triệu
Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện	120 triệu
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp	 	 38 triệu
Toàn bộ khoản chênh lệch giữa giá bán trả góp - giá bán trả tiền ngay chưa được ghi nhận là doanh thu trong năm 2005 (từ 2006 mới thu).
Việc hạch toán sai của doanh nghiệp ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính:
* Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng:
+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 450 - 380 	= 70 triệu
+ Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng	= 70 triệu
+ Doanh thu hoạt động tài chính tăng	= 50 triệu
+ Lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh tăng	= 120 triệu
+ Tổng lợi nhuận trước thuế TNDN tăng	= 120 triệu
+ Chi phí thuế TNDN (thuế TNDN phải nộp) tăng 120 x 28% = 33,6 triệu
+ Lợi nhuận sau thuế TNDN tăng	= 86,4 triệu
Bảng cân đối kế toán bị ảnh hưởng:
+ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước tăng lên	 	 33,6 triệu
+ Doanh thu chưa thực hiện giảm đi	 120,0 triệu
+ Lợi nhuận chưa phân phối tăng lên	 	 86,4 triệu
Tổng tài sản và tổng nguồn vốn không thay đổi
Câu hỏi 5: Vào đầu năm 2005, Công ty HADICO mua một phần mềm mới để thay thế cho một phần mềm điều khiển một hệ thống máy cấp liệu tự động cho nhà máy sản xuất có hoạt động phức tạp (phần mềm cũ đã trang bị từ năm 2003 cùng hệ thống máy cấp liệu tự động). Phần mềm mới này trị giá 200 triệu đồng chưa bao gồm thuế GTGT, ước tính sẽ phải thay thế sau 5 năm sử dụng, giá trị thanh lý ước tính bằng 0. Hệ thống máy cấp liệu tự động và phần mềm điều khiển cũ được mua từ năm 2003, có thời gian sử dụng ước tính là 6 năm. Khi nhận phần mềm mới này, kế toán doanh nghiệp đã tính toán và ghi nhận tài sản này trong năm 2005 như sau:
Nguyên giá TSCĐ được ghi nhận tại năm 2005:
Nợ TK 213 - Tài sản cố định vô hình	200 trđ
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ	 20 trđ
Có TK liên quan (111, 112, 331...)	220 trđ
	Khấu hao năm 2005:
	Nợ TK 6274 - Chi phí khấu hao SXC	40 trđ
	Có TK 2143 - Khấu hao tài sản cố định vô hình	40 trđ
Biết rằng: Thuế suất thuế GTGT là 10%; Thuế suất thuế TNDN là 28%.
Câu hỏi: Hãy chỉ ra những sai sót trong việc hạch toán các nghiệp vụ trên và phân tích sự ảnh hưởng của chúng tới các Báo cáo tài chính như thế nào?
Bài làm: Việc ghi nhận phần mềm là tài sản cố định vô hình và tính khấu hao phần mềm là sai vì trong trường hợp này phần mềm được chứa đựng trong một thực thể vật chất là hệ thống máy cấp liệu tự động. Phần mềm này là một bộ phận không thể tách rời với hệ thống máy cấp liệu tự động để hệ thống máy cấp liệu tự động có thể hoạt động được. Do đó theo Chuẩn mực kế toán số 04 “TSCĐ vô hình”, phần mềm đó là một bộ phận của TSCĐ hữu hình, vì vậy phần mềm phải được ghi nhận là TSCĐ hữu hình và tính khấu hao cùng với hệ thống máy cấp liệu tự động.
 -Việc tính và hạch toán khấu hao phần mềm sai cả số tiền và tài khoản, phải hạch toán khấu hao vào TK2141.
+ Giá trị phải khấu hao của phần mềm là 200 triệu đồng.
+ Thời gian khấu hao là 4 năm vì theo nguyên tắc thận trọng, thời gian sử dụng ước tính của phần mềm là 4 năm, chính bằng thời gian sử dụng ước tính còn lại của hệ thống máy cấp liệu tự động là 4 năm.	 
Mức khấu hao hàng năm của phần mềm phải trích là: 200 x 1/4 = 50 triệu
Mức khấu hao đã trích: 200 x 1/5 	 = 40 triệu
Chênh lệch:	 = 10 triệu
Ảnh hưởng của sai sót:
Việc ghi nhận chi phí khấu hao ít hơn mức phải ghi nhận 10 triệu đã ảnh hưởng đến:
* Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005:
+ Giá vốn hàng bán	giảm 10 triệu
+ Lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh 	tăng 10 triệu
+ Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN 	tăng 10 triệu
+ Chi phí thuế TNDN(thuế TNDN phải nộp)	tăng 2,8 triệu
+ Lợi nhuận sau thuế TNDN	tăng 7,2 triệu
* Bảng cân đối kế toán năm 2005:
+ TSCĐ hữu hình 	giảm 200 triệu 
+ TSCĐ vô hình 	tăng 200 triệu
	+ Hao mòn luỹ kế TSCĐ vô hình 	giảm 10 triệu
	+ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 	tăng 2,8 triệu
	+ Lợi nhuận chưa phân phối năm nay 	tăng 7,2 triệu
Tổng tài sản tăng 10 triệu đồng và tổng nguồn vốn tăng 10 triệu đồng. 
Câu hỏi 6: Tại một đơn vị được kiểm toán cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2005, có một số nghiệp vụ chênh lệch tỷ giá ngoại tệ (liên quan đến các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước) như sau:
1) Khoản chênh lệch tỷ giá từ nghiệp vụ thanh toán một khoản nợ phải trả gốc ngoại tệ (USD) như sau: Số tiền ghi nhận phải trả ban đầu (trong năm 2005) bằng đồng Việt Nam là 150 triệu đồng. Do tỷ giá tăng dần trong năm nên khi thanh toán khoản nợ này số tiền bằng đồng Việt Nam đã trả là 160 triệu đồng.
2) Khoản chênh lệch tỷ giá do thu hồi một khoản nợ phải thu gốc ngoại tệ (USD) như sau: Số tiền ghi nhận phải thu ban đầu là 300 triệu VNĐ. Do tỷ giá tăng, khi thanh toán thực tế số tiền bằng đồng Việt Nam thu được là 320 triệu đồng.
3) Tại 31/12/2005, doanh nghiệp thực hiện đánh giá lại một số khoản nợ vay dài hạn phải trả gốc ngoại tệ (USD) và phát sinh chênh lệch tỷ giá như sau: Số nợ phải trả được ghi nhận ban đầu bằng đồng Việt Nam là 1.500 triệu đồng. Cuối năm khi đánh giá lại số dư này, khoản phải trả được ghi nhận là 1.600 triệu đồng.
Kế toán đơn vị đã hạch toán 10 triệu đồng (nghiệp vụ 1) vào chi phí hoạt động tài chính; 20 triệu đồng (nghiệp vụ 2) vào thu nhập hoạt động tài chính và 100 triệu đồng (nghiệp vụ 3) treo lại trên số dư Nợ tài khoản 4131 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính”.
Câu hỏi: Theo Anh (Chị) đơn vị hạch toán như vậy đúng hay sai? Nếu sai thì ảnh hưởng đến những chỉ tiêu nào trên các Báo cáo tài chính?
Bài làm:
* Nguyên tắc hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái đối với các nghiệp vụ phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh:
- Phát sinh bên có các TK phải trả, bên Nợ các TK phải thu ghi theo tỷ giá tại ngày giao dịch là tỷ giá thực tế hoặc tỷ giá giao dịch BQ liên ngân hàng. .
- Khi thanh toán các khoản Nợ phải trả và khi thu hồi các khoản Nợ phải thu, thì bên nợ các TK phải trả, bên có của các TK phải thu ghi theo tỷ giá ghi sổ (nhập trước, xuất trước, bình quân gia quyền).
- Chênh lệch tỷ giá được hạch toán ngay vào “Chi phí tài chính” (lỗ tỷ giá) ghi Nợ TK 635 hoặc “Doanh thu hoạt động tài chính” (lãi tỷ giá) ghi Có TK 515.
Vì vậy việc hạch toán các nghiệp vụ (1) và (2) là đúng và không ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính.
* Khi đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ vào thởi điểm cuối năm tài chính, khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại được hạch toán vào tài khoản 4131. Sau đó, kết chuyển toàn bộ khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại (theo số thuần sau khi bù trừ số phát sinh bên Nợ và bên Có của TK 4131) vào bên Nợ TK 635 (nếu lỗ tỷ giá), hoặc bên Có TK 515 (nếu lãi tỷ giá).
Vì vậy nghiệp vụ (3) đơn vị hạch toán sai (mới chỉ dừng ở TK 4131).
Việc hạch toán như trên đã ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính:
* Đối với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Việc không kết chuyển chênh lệch tỷ giá của nghiệp vụ (3) vào TK 635 “Chi phí tài chính”, đã làm cho:
+ Chi phí tài chính giảm 100 triệu
+ Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 	100 triệu
+ Tổng lợi nhuận trước thuế TNDN tăng 	100 triệu
+ Lợi nhuận sau thuế TNDN tăng	100 triệu
* Đối với Bảng cân đối kế toán:
Việc không xử lý số dư cuối kỳ TK 4131 và các bút toán có liên quan đã làm cho: 
+ Lợi nhuận chưa phân phối năm nay tăng 	100 triệu
+ Chênh lệch tỷ giá hối đoái (lỗ luỹ kế) tăng 	100 triệu
VIII. HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TOÁN
1. 38 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đã được Bộ Tài chính ban hành và công bố:
Cho tới nay, Bộ Tài chính Việt Nam đã ban hành và công bố 7 đợt với 38 CMKT sau:
- Chuẩn mực số 200 - Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán BCTC
- Chuẩn mực số 210 - Hợp đồng kiểm toán
- Chuẩn mực số 220 - Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán
- Chuẩn mực số 230 - Hồ sơ kiểm toán
- Chuẩn mực số 240 - Gian lận và sai sót
- Chuẩn mực số 250 - Xem xét tính tuân thủ pháp luật và các quy định trong kiểm toán BCTC
- Chuẩn mực số 260 - Trao đổi các vấn đề quan trọng phát sinh khi kiểm toán với lãnh đạo đơn vị được kiểm toán
- Chuẩn mực số 300 - Lập kế hoạch kiểm toán
- Chuẩn mực số 310 - Hiểu biết về tình hình kinh doanh
- Chuẩn mực số 320 - Tính trọng yếu trong kiểm toán
- Chuẩn mực số 330 - Thủ tục kiểm toán trên cơ sở đánh giá rủi ro
- Chuẩn mực số 400 - Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ
- Chuẩn mực số 401 - Thực hiện kiểm toán trong môi trường tin học
- Chuẩn mực số 402 - Các yếu tố cần xem xét khi kiểm toán đơn vị có sử dụng dịch vụ bên ngoài
- Chuẩn mực số 500 - Bằng chứng kiểm toán
- Chuẩn mực số 501 - Bằng chứng kiểm soát bổ sung đối với các khoản mục và sự kiện đặc biệt
- Chuẩn mực số 505 - Thông tin xác nhận bên ngoài
- Chuẩn mực số 510 - Kiểm toán năm đầu tiên - Số dư đầu năm tài chính
- Chuẩn mực số 520 - Quy trình phân tích
- Chuẩn mực số 530 - Lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa chọn khác
- Chuẩn mực số 540 - Kiểm toán các ước tính kế toán
- Chuẩn mực số 545 - Kiểm toán việc xác định và trình bày giá trị hợp lý
- Chuẩn mực số 550 - Các bên liên quan
- Chuẩn mực số 560 - Các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán lập BCTC
- Chuẩn mực số 570 - Hoạt động liên tục
- Chuẩn mực số 580 - Giải trình của Giám đốc
- Chuẩn mực số 600 - Sử dụng tư liệu của KTV khác
- Chuẩn mực số 610 - Sử dụng tư liệu của kiểm toán nội bộ
- Chuẩn mực số 620 - Sử dụng tư liệu của chuyên gia
- Chuẩn mực số 700 - Báo cáo kiểm toán về BCTC
- Chuẩn mực số 710 - Thông tin có tính so sánh
- Chuẩn mực số 720 - Những thông tin khác trong tài liệu có BCTC đã kiểm toán
- Chuẩn mực số 800 - Báo cáo kiểm toán và những công việc kiểm toán đặc biệt
- Chuẩn mực số 910 - Công tác soát xét BCTC
- Chuẩn mực số 920 - Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thoả thuận trước
- Chuẩn mực số 930 - Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính
- Chuẩn mực số 1000 - Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành
- Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam.
2. Danh mục hệ thống văn bản pháp luật về kiểm toán
- Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập.
- Nghị định số 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP.
- Quyết định số 120/1999/QĐ-BTC ngày 20/9/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành và công bố 4 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (Đợt 1).
- Quyết định số 219/2000/QĐ-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành và công bố 6 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (Đợt 2).
- Quyết định số 143/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành và công bố 6 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (Đợt 3).
- Quyết định số 28/2003/QĐ-BTC ngày 14/3/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành và công bố 5 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (Đợt 4).
- Quyết định số 195/2003/QĐ-BTC ngày 28/11/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành và công bố 6 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (Đợt 5).
- Quyết định số 03/2005/QĐ-BTC ngày 18/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành và công bố 06 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (Đợt 6).
- Quyết định số 47/2005/QĐ-BTC ngày 14/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chuyển giao cho Hội nghề nghiệp thực hiện một số nội dung công việc quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán.
- Quyết định số 87/2005/QĐ-BTC ngày 01/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành và công bố chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam.
- Quyết định số 101/2005/QĐ-BTC ngày 29/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành và công bố 04 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (đợt 7).
- Quyết định số 32/2007/QĐ-BTC ngày 15/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành "Quy chế kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán".
- Quyết định số 89/2007/QĐ-BTC ngày 24/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán.
- Quyết định số 94/2007/QĐ-BTC ngày 16/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy chế thi và cấp Chứng chỉ KTV và Chứng chỉ hành nghề kế toán.
- Thông tư số 64/2004/TT-BTC ngày 29/6/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập.
- Thông tư số 60/2006/TT-BTC ngày 28/6/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện thành lập và hoạt động đối với doanh nghiệp kiểm toán.
- Thông tư số 72/2007/TT-BTC ngày 27/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc đăng ký và quản lý hành nghề kế toán.
*
* *

File đính kèm:

  • docchuyen_de_5_kiem_toan_va_dich_vu_co_dam_bao_nang_cao.doc