Chuẩn mực đạo đức và xây dựng, phát triển con người Việt Nam trong thời kỳ mới

Bài viết nhằm phân tích sự tác động giữa chuẩn mực đạo đức và xây dựng, phát triển con

người Việt Nam trong thời kỳ mới. Từ kết quả điều tra xã hội học năm 2014, trên quan niệm về

đạo đức, chuẩn mực đạo đức, bài viết nhìn nhận sự biến đổi trong quan niệm về chuẩn mực đạo

đức qua cái nhìn lịch sử, nhìn nhận vai trò của chuẩn mực đạo đức với xây dựng và phát triển con

người Việt Nam hiện nay và thử nêu một số giải pháp xây dựng chuẩn mực đạo đức để xây dựng,

phát triển con người Việt Nam hiện nay. Việt Nam đang ở trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại

hóa và hội nhập quốc tế, vì thế, xây dựng và phát triển con người Việt Nam trong bối cảnh hiện

nay, đòi hỏi phải theo một chuẩn mực đạo đức của một thời kỳ mới. Bài viết có thể góp một tiếng

nói vào sự nghiệp xây dựng, phát triển con người Việt Nam hiện nay.

pdf 10 trang kimcuc 5660
Bạn đang xem tài liệu "Chuẩn mực đạo đức và xây dựng, phát triển con người Việt Nam trong thời kỳ mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuẩn mực đạo đức và xây dựng, phát triển con người Việt Nam trong thời kỳ mới

Chuẩn mực đạo đức và xây dựng, phát triển con người Việt Nam trong thời kỳ mới
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Tập 32, Số 1S (2016) 100-109 
 100 
Chuẩn mực đạo đức và xây dựng, phát triển 
con người Việt Nam trong thời kỳ mới 
Nguyễn Chí Bền* 
Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam 
Nhận ngày 06 tháng 10 năm 2016 
Chỉnh sửa ngày 18 tháng 10 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 28 tháng 11 năm 2016 
Tóm tắt: Bài viết nhằm phân tích sự tác động giữa chuẩn mực đạo đức và xây dựng, phát triển con 
người Việt Nam trong thời kỳ mới. Từ kết quả điều tra xã hội học năm 2014, trên quan niệm về 
đạo đức, chuẩn mực đạo đức, bài viết nhìn nhận sự biến đổi trong quan niệm về chuẩn mực đạo 
đức qua cái nhìn lịch sử, nhìn nhận vai trò của chuẩn mực đạo đức với xây dựng và phát triển con 
người Việt Nam hiện nay và thử nêu một số giải pháp xây dựng chuẩn mực đạo đức để xây dựng, 
phát triển con người Việt Nam hiện nay. Việt Nam đang ở trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại 
hóa và hội nhập quốc tế, vì thế, xây dựng và phát triển con người Việt Nam trong bối cảnh hiện 
nay, đòi hỏi phải theo một chuẩn mực đạo đức của một thời kỳ mới. Bài viết có thể góp một tiếng 
nói vào sự nghiệp xây dựng, phát triển con người Việt Nam hiện nay. 
Từ khóa: Đạo đức; chuẩn mực đạo đức; phát triển con người. 
1. Mở đầu 
Đất nước đã qua 30 năm Đổi mới, dân tộc 
ta dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN, đã tạo 
dựng được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực, 
nhưng vấn đề xây dựng và phát triển con người 
vẫn là vấn đề mà toàn Đảng, toàn dân còn nhiều 
băn khoăn day dứt. Không chỉ sự xuống cấp 
đạo đức trong xã hội, nhất là trong đảng viên 
cán bộ có chức có quyền đã đến mức báo động, 
mà con người Việt Nam trong thời kỳ công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế 
vẫn chưa được định hình rõ ràng, vẫn còn 
những bất cập. Bởi vậy, cần nhìn lại vấn đề 
chuẩn mực đạo đức trong mối quan hệ với xây 
dựng và phát triển con người. Bài viết này, 
bước đầu xin đề cập vấn đề ấy. 
_______ 
 Email: ncbenvicas@yahoo.com 
2. Chuẩn mực đạo đức là gì 
2.1. Đạo đức là gì 
Đạo đức là vấn đề liên quan mật thiết với 
con người, nên được quan tâm từ rất sớm. 
Trong chữ Hán, từ đạo đức được chú giải 
“nguyên lý tự nhiên là đạo, được vào trong lòng 
người là đức. Cái lượng pháp người ta nên noi 
theo (morale, vertu)” [1]. Trong tiếng La tinh 
đạo đức là moralitas, có nghĩa là thái độ, tính 
cách, ứng xử là sự khác biệt của ý định, quyết 
định, hành động giữa những cái tốt hoặc đúng 
và giữa cái xấu và cái sai. Trong tiếng Việt, từ 
đạo đức được Từ điển tiếng Việt giải thích “Đạo 
đức: 1. Đạo lý và đức hạnh, quy tắc nên theo 
trong cuộc sống; 2. Phẩm chất tốt đẹp của con 
người” [2]. 
Ở phương Đông, khái niệm đạo đức được 
quan tâm từ rất sớm. Khổng Tử (551-479 
tr.CN) là người đề cập đạo đức là sống đúng 
với luân thường, tu dưỡng sao cho có đạo đức. 
N.C. Bền / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Tập 32, Số 1S (2016) 100-109 101 
Mạnh Tử (372-289 tr.CN)1 kế tục quan niệm về 
chữ nhân của Khổng Tử, cụ thể hóa bằng thuyết 
tâm, tính, thiện, hệ thống hóa nhân nghĩa của 
Khổng Tử. Kế tiếp, các học phái ở Trung Quốc 
đưa ra nhiều tư tưởng về đạo đức. Các nhà 
nghiên cứu lịch sử tư tưởng Trung Hoa thường 
nhắc đến Đạo đức kinh mà tương truyền được 
coi là của Hoàn Uyên hay Quang Doãn viết vào 
thời Chiến Quốc, để thấy sự quan tâm của các 
học giả phương Đông với vấn đề đạo đức [3]. 
Ở phương Tây, khái niệm đạo đức đã được 
các nhà triết học cổ đại như Aristotle, Socrates 
và Plato đưa ra. Người ta không thể nói về giá 
trị mà không nhắc đến đạo đức và sự phát triển 
của đạo đức. Ngược lại, người ta cũng không 
thể nhắc đến đạo đức mà không nghĩ tới giá trị. 
Sự phát triển đạo đức là một quá trình trùng với 
phát triển nhận thức, bởi vì đứa trẻ không thể 
đưa ra những đánh giá hay lựa chọn đạo đức 
nếu chúng chưa đạt đến một mức độ trưởng 
thành nhất định về nhận thức và lột bỏ tư duy 
cho mình là trung tâm2. Khái niệm đạo đức 
được sử dụng theo những cách khác nhau, vào 
những thời điểm khác nhau, nhưng có thể được 
hiểu là nói đến những hệ giá trị tốt đẹp của con 
người, một xã hội đẹp. Điều tốt đẹp thường 
được định nghĩa là những quan điểm và hành 
động, hành vi giúp đóng góp vào cái mà 
Aristotle gọi là eudaimonia, có nghĩa là hạnh 
phúc, hay cảm nhận về sự hài lòng. Tương tự 
như vậy, những quan điểm khác lại cho rằng 
đạo đức là sự đánh giá về điều được coi là tốt 
hay xấu. Khen ngợi điều được coi là tốt và chê 
trách điều được coi là xấu. Thuật ngữ đạo đức 
của thể được sử dụng để nói tới một bộ các 
nguyên tắc đạo đức do một xã hội hay cá nhân 
đưa ra để nói tới chuẩn mực đạo đức mà trong 
những trường hợp cụ thể, tất cả mọi người cùng 
chia sẻ3. 
Xác định đạo đức là một thuật ngữ khoa 
học, Từ điển triết học giải thích: “Đạo đức: một 
trong những hình thái ý thức xã hội, một chế 
định xã hội thực hiện chức năng điều chỉnh 
_______ 
1 Có tài liệu ghi năm sinh, năm mất của Mạnh Tử là 385-
303/302 tr. CN. 
2 Mariaye 2006; Lemmer và Badenhorst 1997. 
3 Mariaye 2006. 
hành vi của con người trong mọi lĩnh vực của 
đời sống xã hội không trừ lĩnh vực nào. Đạo 
đức khác với những hình thức điều chỉnh hoạt 
động quần chúng khác (pháp quyền, những quy 
chế hành chính sản xuất, những sắc lệnh nhà 
nước, những truyền thống dân tộc, v.v) ở 
phương thức luận chứng và thực hiện những 
yêu cầu của mình. Trong đạo đức, sự cần thiết 
xã hội, những nhu cầu, lợi ích của xã hội hoặc 
của các giai cấp biểu hiện dưới hình thức những 
quy định và những sự đánh giá đã được mọi 
người thừa nhận và đã thành hình một cách tự 
phát, được củng cố bằng sức mạnh của tấm 
gương của quần chúng, của thói quen, phong 
tục, dư luận xã hội. Cho nên, những yêu cầu của 
đạo đức mang hình thức bổn phận phải làm không 
riêng một ai, như nhau đối với tất cả, nhưng 
không chịu sự ra lệnh của ai cả. Những yêu cầu 
này là có tính chất tương đối bền vững” [4]. 
Trong khi đó, Từ điển chính trị vắn tắt cho 
rằng đạo đức là “toàn bộ các chuẩn mực hành vi 
trong xã hội, trong gia đình. Khác với các quy 
phạm pháp luật mà việc tuân thủ chúng do các 
cơ quan nhà nước duy trì và kiểm tra, đạo đức 
dựa trên cơ sở dư luận và tác động của xã hội, 
dựa trên những quan điểm, truyền thống và thói 
quen” [5]. 
Các tác giả cuốn giáo trình Đạo đức học4 đã 
viết: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là 
tập hợp những nguyên tắc, quy tắc chuẩn mực 
xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng 
xử của con người trong quan hệ với nhau và 
quan hệ xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm 
tin cá nhân, bởi truyền thống sức mạnh của dư 
luận xã hội” [6]. 
 Trong khi đó, tiếp cận từ văn hóa học, Từ 
điển bách khoa Văn hóa học của Nga do A. A. 
Ragugin chủ biên định nghĩa: “Đạo đức, mối 
quan hệ giữa con người với nhau, dựa trên 
những quy luật của bản thân cuộc sống con 
người. Ngoài những qui tắc đối xử được con 
người đề ra, quy ước với nhau và đã thành 
chuẩn mực, qui định mối quan hệ giữa những 
con người với nhau, còn có những nguyên tắc 
đạo đức đích thực, xuất phát từ nhu cầu bảo 
đảm khả năng sống của con người và tăng khả 
năng đó lên dân tộc và xã hội” [7]. 
_______ 
4 Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000. 
N.C. Bền / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Tập 32, Số 1S (2016) 100-109 
102 
Đạo đức có thể là một tập hợp những chuẩn 
mực hay nguyên tắc xuất phát từ các quy tắc 
đạo đức của triết học, tôn giáo, hay văn hóa, 
hoặc có thể xuất phát từ một sự chuẩn mực 
mang tính phổ quát. 
Như vậy, một khái niệm chung về đạo đức 
được nhiều học giả, các nhà nghiên cứu có chung 
quan điểm: đạo đức là một hình thái ý thức - xã 
hội, là tổng hợp những nguyên tắc, chuẩn mực 
của con người. Đạo đức là một hình thái ý thức xã 
hội, một mặt phát triển tương đối độc lập, mặt 
khác bị chi phối bởi các quan hệ kinh tế - xã hội. 
Do vậy, có những giá trị - đạo đức được hình 
thành, phát triển trong lịch sử, nhưng có những 
giá trị đạo đức là những nhân tố của sự phát triển 
toàn diện của con người hướng tới chân, thiện, 
mỹ. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế, xã hội ảnh 
hưởng không nhỏ đến sự phát triển, đến quan 
niệm, giá trị đạo đức xã hội. 
Đạo đức đồng hành của với con người trong 
một xã hội, có những mẫu số chung chia sẻ cùng 
nhau, nhưng cũng có những giá trị riêng mang 
tính cá nhân con người, nhưng là tấm gương phản 
ánh xã hội. Xã hội phát triển, hưng thịnh, đạo đức 
được chú trọng, kỷ cương được duy trì, dẫn tới 
các giá trị khác của con người, đời sống tinh thần 
xã hội được ổn định, phồn vinh. Có thể nói, đạo 
đức mặc dù thuộc lĩnh vực nhân cách, tâm lý, thái 
độ của con người, nhưng sự biểu hiện của nó ở 
khắp mọi nơi, trong mọi lĩnh vực của cuộc sống 
văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị. 
 Như vậy, chúng tôi có thể nhận diện đạo 
đức như sau: Đạo đức là một hình thái ý thức xã 
hội, là tập hợp những nguyên tắc, qui tắc, chuẩn 
mực xã hội, nhằm điều chỉnh cách đánh giá và 
cách ứng xử của con người trong quan hệ với 
nhau và quan hệ với xã hội. Trên cơ sở khái 
niệm đạo đức này, chúng ta có thể kể ra nhiều 
loại đạo đức, nhưng không giới hạn, bao gồm: 
nghiêm túc; từ tốn; kiên nhẫn; đại tín; hy sinh; 
biết ơn; lễ độ; lễ phép; tự trọng; tôn trọng; thật 
thà; giản dị; tiết kiệm; trung thực; tôn sư trọng 
đạo; tự tin; đoàn kết; cố kết; dũng cảm; thật thà; 
khiêm tốn; khoan dung; độ lượng; cần cù; siêng 
năng; tương trợ; liêm khiết; tự lập; giữ chữ tín; 
chí công vô tư; tự chủ; lí tưởng; năng động, 
sáng tạo; chủ động; danh dự; hạnh phúc; lương 
tâm; v.v. Đạo đức là một hiện tượng xã hội 
phản ánh các mối quan hệ hiện thực bắt nguồn 
từ bản thân cuộc sống của con người. Đạo đức 
là tập hợp những quan điểm của một xã hội, của 
một tầng lớp xã hội, của một tập hợp người nhất 
định về thế giới, về lối sống. Nhờ đó, con người 
điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với 
lợi ích của cộng đồng xã hội. 
2.2. Chuẩn mực đạo đức là gì 
Chuẩn mực đạo đức là hệ thống quy tắc xác 
định mẫu hành vi mà con người phải tuân theo. 
Trước hết là một quan niệm về chuẩn mực. 
Chuẩn mực đạo đức là tiêu chuẩn chung hướng 
dẫn con người hoạt động để đáp ứng yêu cầu 
của xã hội. Chuẩn mực đạo đức là những lý 
tưởng, luân lý đạo đức được công nhận là đúng 
và được các thành viên xã hội thừa nhận. Do 
vậy, “chuẩn mực đạo đức là những nguyên tắc, 
quy tắc đạo đức được mọi người thừa nhận trở 
thành những mực thước, khuôn mẫu để xem xét 
đánh giá và điều chỉnh hành vi của con người 
trong xã hội”5. 
Như đã xác định, đạo đức là “một hiện 
tượng xã hội, thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần, 
bao gồm hệ thống các quan điểm, quan niệm, 
nguyên tắc, chuẩn mực xã hội để điều chỉnh 
hành vi ứng xử của con người (giữa người và 
người, giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con 
người và tự nhiên) được thực hiện do sức 
mạnh của phong tục, tập quán, dư luận xã hội 
và lương tâm của mỗi con người cho phù hợp 
với lợi ích xã hội, hạnh phúc của con người và 
tiến bộ xã hội”. Chính vì thế, đạo đức bao hàm 
cả ý nghĩa là những chuẩn mực xã hội mà nhờ 
đó “con người tự giác điều chỉnh hành vi cho 
phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của mình và sự 
tiến bộ xã hội trong quan hệ người - người”. 
Cũng giống như đạo đức, chuẩn mực đạo 
đức là những lý tưởng, luân lý đạo đức được 
công nhận là đúng và được các thành viên xã 
hội thừa nhận. Do vậy, chuẩn mực đạo đức là 
những nguyên tắc, quy tắc đạo đức được mọi 
người thừa nhận trở thành những mực thước, 
khuôn mẫu để xem xét đánh giá và điều chỉnh 
hành vi của con người trong xã hội”. Những 
_______ 
5 Nguyễn Ngọc Phú 2006, tr.26. 
N.C. Bền / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Tập 32, Số 1S (2016) 100-109 103 
quy chuẩn đạo đức được xã hội chấp nhận 
chính là những lý tưởng, luân lý đạo đức, 
những nguyên tắc, quy tắc, hành vi được các 
thành viên trong xã hội thừa nhận và coi đó là 
cơ sở để đánh giá và điều chỉnh hành vi của con 
người trong xã hội. Nói một cách đơn giản nhất, 
đạo đức hay chuẩn mực đạo đức đều là tiêu 
chuẩn chung hướng dẫn con người hoạt động để 
đáp ứng yêu cầu của xã hội, “hướng con người 
tới cái đúng, cái thiện, cái đẹp dựa trên cơ sở đó, xây 
dựng một xã hội công bằng, nhân ái”. 
3. Chuẩn mực đạo đức Việt Nam, một cái nhìn 
lịch sử 
Xem xét chuẩn mực đạo đức Việt Nam,các 
học giả tiếp cận và trình bày qua các thời kỳ 
lịch sử có khác nhau. Trước Cách mạng tháng 
Tám, Giáo sư Đào Duy Anh viết: “người Việt 
Nam đại khái thông minh, nhưng xưa nay thấy 
ít người có trí tuệ lỗi lạc phi thường. Sức ký ức 
thì phát đạt lắm, mà giàu trí nghệ thuật hơn trí 
khoa học, giàu trực giác hơn luận lý. Phần 
nhiều người có tính ham học, song thích văn 
chương phù hoa hơn thực học, thích thành sáo 
hơn là tư tưởng hoạt động. Não tưởng tượng 
thường bị não thực tiễn hòa hoãn bớt cho nên 
dân tộc Việt Nam ít người mộng tưởng, mà 
phán đoán thường có vẻ thiết thực lắm. Sức làm 
việc khó nhọc, nhất là người ở miền bắc ít dân 
tộc bì kịp. Cảm giác hơi chậm chạp, song giỏi 
chịu đau đớn cực khổ và hay nhẫn nhục. Tính 
khí cũng hay nông nổi, không bền chí, hay thất 
vọng, hay khoe khoang trang hoàng bề ngoài, 
ưa hư danh và thích chơi cờ bạc. Thường thì 
nhút nhát và chuộng hòa bình, song ngộ sự thì 
cũng biết hy sinh vì đại nghĩa. Não sáng tác thì 
ít nhưng mà bắt chước, thích ứng và dung hóa 
thì rất tài. Người Việt Nam lại rất trọng lễ giáo, 
song cũng có não tinh vặt, hay bài bác, chế 
nhạo” [8]. 
Trong khi đó, sau năm 1954, Giáo sư Trần 
Văn Giàu nhấn mạnh 7 nội dung: “Yêu nước, 
cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương 
người, vì nghĩa”6. Nói đến các giá trị đạo đức 
của dân tộc Việt Nam chúng ta không thể 
_______ 
6 Trần Văn Giàu 1993, tr.108. 
không nói đến những đặc điểm khác như sự 
thông minh, sáng tạo, lòng nhân ái, trung thực, 
giản dị, thủy chung, nhân nghĩa, vị tha, đức độ, 
giản dị, khiêm tốn, thật thà, nhẫn nại chịu đựng, 
trọng chữ “tín”. Đây là những thước đo giá trị 
nhân cách của con người Việt Nam và vẫn luôn 
được đánh giá cao và cần được tuân thủ trong 
thời kỳ hiện nay. 
Trong thang giá trị đạo đức truyền thống, 
lòng yêu nước được xem là cốt lõi, cơ bản, phổ 
biến và cao nhất. Nghị quyết 09 của Bộ chính 
trị về một số định hướng lớn trong công tác tư 
tưởng hiện nay chỉ rõ: Những giá trị văn hóa 
truyền thống vững bền của dân tộc Việt Nam là 
lòng yêu nước nồng nàn, ý thức cộng đồng sâu 
sắc, đạo lý thương người như thể thương thân. 
Cũng cần phải thấy rằng, bên cạnh những mặt 
ưu điểm, trong thang giá trị đạo đức Việt Nam 
tr uyền thống cũng bộc lộ nhiều hạn chế của 
một nền văn hóa đạo đức được xây dựng trên 
cơ sở xã hội nông nghiệp và luôn luôn phải tiến 
hành chiến tranh chống ngoại xâm. Nó chủ yếu 
đề cao phẩm chất chiến đấu “chống giặc cứu 
nước” mà ít nhiều xem nhẹ những phẩm chất 
lao động, xây dựng làm giàu cho đất nước. 
Năm 1998, Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp 
hành Trung ương khóa VIII đã khẳng định: 
- “Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, 
phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã 
hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi 
nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế 
giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc 
lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. 
- Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì 
lợi ích chung. 
- Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, 
cần kiệm tr ... ượt đổ 
vỡ. Đảng Cộng sản Việt Nam lại lãnh đạo toàn 
dân tộc đi vào cuộc Đổi mới, trước hết là đổi 
mới tư duy duy kinh tế, thay đổi cơ chế vận 
hành của nền kinh tế cho phù hợp với yêu cầu 
mới của một thời kỳ mới. Nền đạo đức xã hội 
hướng về đạo đức công dân với những giá trị: 
yêu nước, tất cả hy sinh cho vận mệnh đất nước 
được thay thế bằng yêu nước, tất cả cho sự 
nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, 
dân chủ văn minh. Nền kinh tế được vận hành 
theo cơ chế thị trường, khiến các chuẩn mực 
đạo đức phải thay đổi. Như vậy là, trên lát cắt 
đương đại, trong đạo đức xã hội và đạo đức cá 
nhân của nước ta hiện nay, chuẩn mực đạo đức 
mới đang le lói xuất hiện, chuẩn mực đạo đức 
của một thời xưa cũ chưa bị thay thế hoàn toàn. 
Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường định 
hướng xã hội chủ nghĩa, trong thời kỳ đẩy mạnh 
công nghiệp hóa, hiện đại hóa thường xuyên đặt 
ra những yêu cầu mới không chỉ trong kinh tế, 
khoa học kỹ thuật, mà còn cả trong tính cách, 
đạo đức. Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị 
trường đòi hỏi con người phải sáng tạo, năng 
động và có khả năng thích ứng nhanh với sự 
biến động của thị trường, với sự phát triển của 
khoa học công nghệ cũng như phải cạnh tranh 
trong môi trường kinh tế đầy biến động. Không 
những vậy, ý thức của con người cũng cần phải 
đặt trong một bối cảnh mới năng động và chất 
lượng công việc đòi hỏi mỗi cá nhân phải nâng 
cao ý thức, có năng lực, trí tuệ. Bối cảnh kinh tế 
mới thúc đẩy con người tích cực tìm kiếm, sáng 
tạo, thức ứng với hoàn cảnh. Bên cạnh đó, con 
người cũng cần trau dồi phẩm chất đạo đức của 
con người văn minh, hiện đại, có phong cách 
công nghiệp, sống và làm việc có kỷ luật, với ý 
thức tự giác, nỗ lực vươn lên. 
Do vậy, một số giá trị đạo đức truyền thống 
của người Việt Nam cũng dần thay đổi để đáp 
ứng với yêu cầu hiện tại. Trong bối cảnh mới, 
con người cần phải chủ động, mạnh dạn, dám 
nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, kiên trì, 
học hỏi. Những phẩm chất đạo đức như tính 
nguyên tắc, cởi mở, có kỷ luật, có tác phong 
công nghiệp, tuân thủ pháp luật, biết giải quyết 
N.C. Bền / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Tập 32, Số 1S (2016) 100-109 
106 
mối quan hệ giữa cá nhân và gia đình, cộng 
đồng, xã hội cũng cần được hình thành rõ nét 
hơn. Như vậy, trong sự nghiệp phát triển của 
đất nước hội nhập với thế giới, người Việt Nam 
cần phải phát triển toàn diện về trí tuệ, về năng 
lực, hiểu biết, kinh nghiệm, và cả về đạo đức. 
Những giá trị đạo đức truyền thống của con 
người Việt Nam cũng như những nhân cách và 
đạo đức mới về kinh doanh, ứng xử, ý thức 
nâng cao trình độ nghề nghiệp chuyên môn để 
tồn tại và phát triển đòi hỏi mỗi con người phải 
thích ứng và thay đổi cho phù hợp với tình hình 
thực tế. 
Đóng vai trò là yếu tố cấu thành hệ thống 
các giá trị tinh thần của đời sống xã hội, giá trị 
đạo đức được xác định là những chuẩn mực, 
những khuôn mẫu lý tưởng, những quy tắc ứng 
xử nhằm điều chỉnh và chuẩn hoá hành vi con 
người. Với tư cách là sản phẩm của tiến trình 
phát triển lịch sử, của sự phát triển kinh tế - xã 
hội và mang tính thực tiễn - lịch sử cụ thể, các 
giá trị đạo đức được xác định là tất cả những gì 
đem lại sự phát triển, sự tiến bộ cho xã hội và 
cho bản thân con người. Bởi con người là vốn 
quý nhất, là chủ thể của mọi sáng tạo, mọi 
nguồn của cải vật chất và văn hoá, mọi nền văn 
minh của các quốc gia nên mọi giá trị đạo đức 
vì thế, đều phải hướng tới việc phát triển con 
người toàn diện, thiết lập quan hệ thực sự tốt 
đẹp và tiến bộ giữa con người với con người 
trong sản xuất và trong đời sống. 
Trong xã hội Việt Nam chịu nhiều biến 
động như hiện nay, chúng ta vẫn duy trì những 
chuẩn mực đạo đức căn bản, được cả xã hội 
chấp nhận. Đó là những giá trị đạo đức truyền 
thống đã được gìn giữ và nâng cao từ đời này 
qua đời khác trở thành một tình cảm sâu sắc, 
một lẽ sống của toàn thể nhân dân, một niềm tự 
hào cao quý ở mỗi người. Đây cũng là những 
quan điểm, quan niệm, nguyên tắc, chuẩn mực, 
hành vi ứng xử, thói quen, tập quán... đạo đức 
đã có từ lâu đời và được trao truyền từ thế hệ 
này sang thế hệ khác. Đạo đức truyền thống 
Việt Nam là bản sắc của dân tộc Việt Nam, là 
cốt lõi của đời sống văn hóa, tinh thần của 
chúng ta. Dân tộc Việt Nam sau bao nhiêu thăng 
trầm của lịch sử, vẫn đứng vững và phát triển 
được như ngày hôm nay là vì chúng ta đã luôn gìn 
giữ và phát huy được bản sắc dân tộc mình, đó là 
giá trị đạo đức truyền thống. Và những giá trị đạo 
đức truyền thống này cho đến hôm nay vẫn tiếp 
tục trở thành nền tảng của đạo đức mới trong xã 
hội mới. 
4. Chuẩn mực đạo đức và sự nghiệp xây dựng, 
phát triển con người 
4.1. Bối cảnh của thời đại 
Bắt đầu công cuộc Đổi mới, từ năm 1986, 
Đảng, Nhà nước ta chủ trương thay đổi cơ chế 
vận hành nền kinh tế nước ta. Từ chỗ nền kinh 
tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa, bao cấp 
chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường. 
Cơ chế thị trường của nền kinh tế làm cho các 
hoạt động và dịch vụ văn hoá trở nên năng 
động, đa dạng và phong phú hơn, nhưng cũng 
tiềm ẩn những rủi ro, phức tạp khó lường. Mặt 
trái của cơ chế thị trường là không chỉ làm thay 
đổi những tập tục truyền thống cũ mà còn tác 
động đến từng gia đình, các quan hệ xã hội, 
quan hệ cộng đồng. Nền kinh tế vận hành theo 
cơ chế thị trường, khiến đất nước ta đổi mới 
toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, 
tác động đến chuẩn mực đạo đức của người 
Việt Nam. 
 Đồng thời với sự thay đổi cơ chế vận 
hành của nền kinh tế, nước ta đứng trước quá 
trình toàn cầu hóa của thế giới đương đại. Toàn 
cầu hóa là một xu thế khách quan mà mọi dân 
tộc, dù muốn hay không, cũng đều chịu sự tác 
động của nó, trái đất như một ngôi nhà chung, 
một “thế giới phẳng”. Đáng lưu ý là quá trình 
toàn cầu hóa đến với Việt Nam, trong bối cảnh 
quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa đang được 
thực hiện ở nước ta, trong bối cảnh một nước 
mà cư dân chủ yếu là nông dân sinh sống bằng 
phương thức trồng lúa nước. 
Mặt khác, cũng trong thời kỳ này, công 
nghệ thông tin trên thế giới bước vào thời kỳ 
bùng nổ của những thành tựu, sự xuất hiện của 
internet và các phương tiện truyền thông mới 
đã khiến xã hội, con người đến với những biến 
N.C. Bền / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Tập 32, Số 1S (2016) 100-109 107 
động mới. Các phương tiện truyền thông mới 
tác động đến đạo đức của người Việt Nam ít 
nhất trên các phương diện: i. Một thế giới ảo 
xuất hiện, bên cạnh thế giới thực tồn tại với con 
người lâu nay; người ta sống với thế giới ảo, 
trong thế giới ảo với đủ các câu chuyện hay dở 
trên đời, không có cái gì của thế giới thực 
không có trong thế giới ảo của internet; ii. Quan 
niệm về đạo đức, về giá trị và các chuẩn mực 
đạo đức của con người trong thế giới ảo không 
như trong thế giới của cuộc đời thực; iii. Cái 
tôi, cái cá nhân có nhu cầu tự thể hiện trong thế 
giới ảo của phương tiện truyền thông mới khá 
mãnh liệt. Bởi vậy, nhiều người, nhất là thế hệ 
trẻ bị các phương tiện truyền thông mới hấp 
dẫn, cuốn hút, đam mê, thậm chí trở thành lẽ 
sống chết, như một bệnh hoạn. 
Nói chung, bối cảnh của thời đại với các 
đặc điểm hoàn quyện vào nhau, tác động sâu 
sắc tới các chuẩn mực đạo đức của con người 
Việt Nam hiện nay. 
4.2. Yêu cầu tác động của chuẩn mực đạo đức 
đối với phát triển con người 
Hội nghị lần thứ 9 của Ban chấp hành 
Trung ương khóa XI xác định nhiệm vụ trọng 
tâm của toàn Đảng, toàn dân trong thời kỳ hiện 
nay là ưu tiên phát triển con người toàn diện và 
xác định: “Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện 
nhân cách con người và xây dựng con người 
để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn 
hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người 
có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc 
tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, 
trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo”. Đây 
là nhiệm vụ lớn lao, nhưng cũng nặng nề của 
toàn Đảng, toàn dân. Vì thế, vấn đề phải xem 
xét là tác động của chuẩn mực đạo đức trong 
phát triển con người, để có con người phát 
triển toàn diện. 
5. Hệ giải pháp 
Có nhiều công việc đặt ra, trong phạm vi 
một tham luận, tôi xin đề cập xem xét tác động 
của các đơn vị xã hội của văn hóa Việt Nam 
trong mối quan hệ với chuẩn mực đạo đức. Nói 
đến các đơn vị xã hội của văn hóa Việt Nam, 
người ta hay nhắc tới ba đơn vị xã hội, được coi 
như hằng số: Nhà (gia đình) - Làng - Nước. 
5.1. Gia đình 
Giải pháp đầu tiên mà chúng ta phải xem 
xét là nêu cao vai trò của gia đình trong việc 
xem xét tác động của chuẩn mực đạo đức với sự 
nghiệp xây dựng và phát triển con người. Tự 
bản chất, gia đình là nơi diễn ra quá trình nhập 
thân văn hóa của mỗi cá thể, mỗi nhân cách văn 
hóa của mỗi người. Những chuẩn mực đạo đức 
của mỗi thời đại đã hiện hình trong gia đình 
như một luân lý, gia phong. Có thể lấy ngay 
một gia đình rất tiêu biểu của Bến Tre làm ví 
dụ: gia đình nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình 
Chiểu (1822-1888). Những người con của nhà 
thơ: Nguyễn Đình Chiêm, Nguyễn Xuân Hạnh 
(nữ sĩ Sương Nguyệt Anh) chính là kết quả của 
gia phong, luân lý của một gia đình mà người 
cha là một mẫu mực về lòng yêu nước, thương 
dân khi đất nước có ngoại xâm. Vì thế, những 
chuẩn mực đạo đức của thời đại mới, thời kỳ 
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội 
nhập quốc tế, cần phải trở thành luân lý trong 
từng mái nhà ở tất cả làng quê của đất nước ta. 
Vấn đề đặt ra một cách cấp thiết là chúng ta 
phải xây dựng được gia phong của mỗi gia đình 
theo chuẩn của thời đại mới, thích ứng với đòi 
hỏi của thời đại mới. Gia phong một thời gắn 
bó với chuẩn mực đạo đức mang hơi hướng của 
Nho giáo, một thời gắn bó với công cuộc đấu 
tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất 
nước, với nền kinh tế vận hành theo cơ chế tập 
trung, bao cấp, có lẽ không thích ứng với cuộc 
sống hôm nay mà đặc trưng của nó là thế giới 
phẳng, là hội nhập kinh tế quốc tế, là làm giàu 
cho gia đình mình, cho cộng đồng. Phải có gia 
phong của thời kỳ mới. 
5.2. Làng xã 
Sau gia đình, làng xã là một đơn vị xã hội 
có tác động to lớn đến quá trình hình thành đạo 
N.C. Bền / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Tập 32, Số 1S (2016) 100-109 
108 
đức của con người, cũng là nơi kiểm soát các 
hành vi thể hiện đạo đức của con người, cũng 
như nhân cách văn hóa của họ. Dư luận làng xã, 
những chế định của làng xã như hương ước, tộc 
phả, v.v là những lực vận hành làng xã, giúp 
con người hoàn thiện nhân cách văn hóa của 
mình, đạo đức của mình. Các chuẩn mực đạo 
đức được tồn tại trong làng xã, được mọi thành 
viên trong làng xã thừa nhận và làm theo thông 
qua dư luận và những chế định của làng xã. 
Làng xã của người Việt cũng như làng xã 
của các dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay đã 
có nhiều biến đổi, nhưng vẫn là một đơn vị xã 
hội có ảnh hưởng to lớn đến sự tồn tại của các 
chuẩn mực đạo đức và hạn chế sự tác động của 
nó tới sự phát triển con người. Hiện nay, phong 
trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn 
hóa đang được phát triển sâu rộng với nhiều nội 
dung, hình thức. Việc xây dựng làng văn hóa, 
xây dựng làng xã theo tiêu chuẩn của công tác 
xây dựng nông thôn mới, quả tình đạt được 
nhiều thành tựu, nhưng không phải không có 
những biểu hiện chạy theo phong trào, hình 
thức, nên không hẳn có tác động tốt đến sự phát 
triển của các chuẩn mực đạo đức mới, của thời 
kỳ mới đến sự phát triển con người. Làm sao để 
làng xã là môi trường mà nhân cách, hành vi 
của con người được kiểm soát, nhào nặn, trui 
rèn. Chuẩn mực đạo đức của thời kỳ mới, phải 
được làng xã xem như bầu không khí mà mỗi 
thành viên thở hàng ngày. 
5.3. Nước/Quốc gia 
Với quốc gia, chuẩn mực đạo đức phải 
được xem như hệ giá trị quốc gia. Kinh nghiệm 
của các nước phát triển, chuẩn mực đạo đức 
được hiện hình thành những đúc kết ngắn gọn, 
giản dị mà khái quát, sâu sắc, khiến mọi công 
dân thực hiện hàng ngày không băn khoăn, và 
chính là bản sắc dân tộc, bản sắc quốc gia thời 
kỳ mới. 
Chắc chắn, còn nhiều công việc, nhiều giải 
pháp khác để phát huy của chuẩn mực đạo đức 
với sự phát triển con người, mà ý kiến của 
chúng tôi, chỉ là một vài phác thảo, phác thảo 
ban đầu. 
6. Kết luận 
Chuẩn mực đạo đức của mỗi dân tộc, mỗi 
quốc gia là một phạm trù có tính lịch sử, luôn 
có sự biến đổi, nhưng luôn là một thành tố tác 
động mạnh mẽ đến con người của thời đại. Việt 
Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đòi hỏi phải có 
con người của thời đại mình. Làm sao để chuẩn 
mực đạo đức mới thực sự trở thành nhân tố 
trong con người, thể hiện trong tư duy, tình 
cảm, hành động của con người, để phát triển 
con người thì chúng ta mới thực hiện được 
mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho 
chúng ta trước khi Người đi xa: xây dựng một 
nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội 
công bằng, dân chủ, văn minh. Có thể có nhiều 
giải pháp, mà tham luận này mới đưa ra như 
một phác thảo, cần được trao đổi và góp ý để 
chuẩn mực đạo đức mới góp phần thực sự vào 
sự nghiệp phát triển con người. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Đào Duy Anh, Hán Việt từ điển, Trường thi xuất 
bản, in lần 3, Sài Gòn, 1957, tr.251. 
[2] Nguyễn Ngọc Bích, Trần Thu Hằng, Chu Anh 
Tuấn, Quang Úy, Quang Minh, Nxb Từ điển bách 
khoa, H, 2005, tr.282. 
[3] Trần Đình Hượu, Các bài giảng về tư tưởng 
phương Đông, Lại Nguyên Ân biên soạn, Nxb 
ĐHQG Hà Nội, 2001. 
[4] Từ điển triết học, Nxb Tiến Bộ, Maxcơva, 1986. 
[5] Từ điển chính trị vắn tắt, Nxb. Tiến bộ, Nxb Sự 
thật, Hà Nội, 1988, tr. 115. 
[6] Giáo trình Đạo đức học, Nxb Chính trị Quốc gia, 
Hà Nội 2000, tr. 8. 
[7] Bản tiếng Việt của Vũ Đình Phòng, Viện Nghiên 
cứu Văn hóa Nghệ thuật xb, H, 2001, tr.124. 
[8] Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, tái bản 
1992, Nxb thành phố Hồ Chí Minh. 
[9] Văn kiện hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành 
Trung ương khóa VIII, Nxb CTQG, Hà Nội, 
tr.58, 59. 
[10] Văn kiện hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung 
ương khóa VIII, Nxb CTQG, Hà Nội, tr.58, 59. 
[11] Văn kiện hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung 
ương khóa VIII, Nxb CTQG, Hà Nội, tr.58, 59. 
[12] Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn Quân sự, 
Chuẩn mực đạo đức con người Việt Nam hiện 
nay, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2006. 
N.C. Bền / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Tập 32, Số 1S (2016) 100-109 109 
Moral Standard and the Development 
of Vietnamese People in the Renovation Era 
Nguyen Chi Ben 
Vietnam National Institute of Culture and Arts Studies, Vietnam 
Abstract: This paper analyzes the interaction between moral standard and the development of 
Vietnamese people in the renovation era. Based on sociological investigation in 2014 and on the 
concepts of morality and moral standard, this paper examines changes in the concepts of moral 
standard from a historical perspective, demonstrates the roles of moral standard in the development of 
the Vietnamese people today. Vietnam is in a period of industrialization, modernization, and 
international integration, thus the development of Vietnamese in the current context requires moral 
standards for such a new era. This paper proposes some resolutions for the development of 
Vietnamese people today. 
Keywords: Moral, moral standard, people development. 

File đính kèm:

  • pdfchuan_muc_dao_duc_va_xay_dung_phat_trien_con_nguoi_viet_nam.pdf