Cần phải đào tạo thật kỹ các cán bộ thư viện phụ trách công tác thiết lập tiêu đề đề mục trong các thư viện

Không xác định được rõ ràng ý

nghĩa của tiêu đề đề mục (hay đề mục

chủ đề như một số trường thư viện

thường gọi) trong công tác nghiệp vụ

của thư viện.

Thực ra tiêu đề đề mục (TĐĐM) là một

dạng thức trình bày ngắn gọn bằng một từ

hay một cụm từ, tóm tắt toàn bộ nội dung

hay một phần chính của nội dung tài liệu.

TĐĐM phản ánh nội dung chính của một

tài liệu chứ không phải là nhan đề của tài

liệu hay đơn thuần là một từ khóa (hay từ

chuẩn) rút ra từ nhan đề, mục lục, lời nói

đầu, lời giới thiệu hay chính văn của tài

liệu. Người làm biên mục đề mục hay chủ

đề phải nắm được nội dung chính của tài

liệu qua việc khảo sát nhan đề, mục lục

hay chính văn của tài liệu, rồi tìm một

TĐĐM tương xứng với nội dung đó để ấn

định TĐĐM cho tài liệu. TĐĐM là một

dạng thức đặc biệt được nhiều biên mục

viên thỏa thuận thiết lập theo những

nguyên tắc thiết lập TĐĐM của IFLA chứ

không phải những đề tài hay chủ đề theo

ngôn ngữ thông thường. Dưới một TĐĐM,

ta có thể tìm thấy những tài liệu có cùng

nội dung trong một thư viện.

pdf 12 trang kimcuc 2940
Bạn đang xem tài liệu "Cần phải đào tạo thật kỹ các cán bộ thư viện phụ trách công tác thiết lập tiêu đề đề mục trong các thư viện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cần phải đào tạo thật kỹ các cán bộ thư viện phụ trách công tác thiết lập tiêu đề đề mục trong các thư viện

Cần phải đào tạo thật kỹ các cán bộ thư viện phụ trách công tác thiết lập tiêu đề đề mục trong các thư viện
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 5/2008 
10 
 ần đây, trong các trường thư viện 
thông tin học và các thư viện đại học, 
nghiên cứu và công cộng nổi rộ lên vấn đề 
giảng dạy và thực hành định chủ đề tài liệu 
cho các thư viện. Tuy nhiên, trong vấn đề 
này thực tế “mỗi thư viện một vẻ, mười 
phân thì không vẹn mười.” 
Để hiểu rõ vấn đề này, tôi xin trình bày 
bài viết trong hai phần dưới đây: 
1. Thực trạng về việc giảng dạy và thực 
hành định chủ đề trong các trường dạy 
môn thư viện học và các thư viện hiện 
nay. 
2. Sự cần thiết phải đào tạo chính qui và 
bài bản các cán bộ phụ trách thiết lập 
tiêu đề đề mục trong các thư viện 
1. Thực trạng về việc giảng dạy và 
thực hành định chủ đề trong các 
trường dạy môn thư viện học và 
các thư viện hiện nay: 
Sở dĩ có sự không thống nhất và không 
hoàn hảo trong việc định chủ đề giữa các 
thư viện là do những khiếm khuyết sau 
đây: 
 1.1. Không xác định được rõ ràng ý 
nghĩa của tiêu đề đề mục (hay đề mục 
chủ đề như một số trường thư viện 
thường gọi) trong công tác nghiệp vụ 
của thư viện. 
Thực ra tiêu đề đề mục (TĐĐM) là một 
dạng thức trình bày ngắn gọn bằng một từ 
hay một cụm từ, tóm tắt toàn bộ nội dung 
hay một phần chính của nội dung tài liệu. 
TĐĐM phản ánh nội dung chính của một 
tài liệu chứ không phải là nhan đề của tài 
liệu hay đơn thuần là một từ khóa (hay từ 
chuẩn) rút ra từ nhan đề, mục lục, lời nói 
đầu, lời giới thiệu hay chính văn của tài 
liệu. Người làm biên mục đề mục hay chủ 
đề phải nắm được nội dung chính của tài 
liệu qua việc khảo sát nhan đề, mục lục 
hay chính văn của tài liệu, rồi tìm một 
TĐĐM tương xứng với nội dung đó để ấn 
định TĐĐM cho tài liệu. TĐĐM là một 
dạng thức đặc biệt được nhiều biên mục 
viên thỏa thuận thiết lập theo những 
nguyên tắc thiết lập TĐĐM của IFLA chứ 
không phải những đề tài hay chủ đề theo 
ngôn ngữ thông thường. Dưới một TĐĐM, 
ta có thể tìm thấy những tài liệu có cùng 
nội dung trong một thư viện. 
1.2 Không xác định được rõ ràng 
mục đích ứng dụng của mục lục đề mục 
hay chủ đề: 
Mục đích của mục lục đề mục là : 
- Khiến cho người ta có thể tìm thấy 
một cuốn sách khi biết được đề mục hay 
chủ đề của cuốn sách đó. 
- Khiến cho người ta biết thư viện có gì 
qua một đề mục, chủ đề hay đề tài (nội 
dung) được cho. 
Mục lục đề mục được ứng dụng để : 
- Giúp cán bộ tham khảo của thư viện 
hỗ trợ cho người sử dụng trong việc tra 
cứu, sưu tầm, nghiên cứu tất cả những tài 
liệu mà thư viện có, hay có trên mạng về 
một nội dung, đề tài hay chủ đề này. Điều 
này rất hữu ích cho người làm công tác 
sưu tầm, nghiên cứu để chuẩn bị cho một 
luận văn, luận án hay một công trình khoa 
học. 
CẦN PHẢI ĐÀO TẠO THẬT KỸ CÁC CÁN BỘ THƯ VIỆN PHỤ 
TRÁCH CÔNG TÁC THIẾT LẬP TIÊU ĐỀ ĐỀ MỤC 
TRONG CÁC THƯ VIỆN 
LÊ NGỌC OÁNH, ML 
Giảng viên Khoa Thư viện-Thông tin Trường Đại học Sài GònG
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 5/2008 
11 
- Phản ánh toàn bộ nội dung tri thức 
của một thư viện hay một hệ thống thư 
viện. Mục lục đề mục không thể sử dụng 
để phân loại tài liệu như tác giả Vũ Dương 
Thúy Ngà (trường Đại học Văn hóa Hà 
Nội) viết trong tài liệu “Định chủ đề tài 
liệu” (do nhà xuất bản Văn hóa Thông tin 
xuất bản năm 1995 tại Hà Nội), cũng như 
đề cương bài giảng “Biên mục chủ đề” 
của khoa Thư viện – Thông tin học thuộc 
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân 
văn ở TP.Hồ Chí Minh. Để phân loại tài 
liệu, ta phải dùng công cụ là các bảng phân 
loại như: 19 dãy, BBK, DDC hay LC, 
v.v Mục lục đề mục của trường Đại học 
Y Hà Nội được nêu ra từ trang 71 đến 
trang 76 của tác phẩm “Định chủ đề tài 
liệu” chỉ là được tiến hành song song với 
mục lục phân loại bằng các ký hiệu khác. 
Ký hiệu chữ cái + số của chủ đề 
chính + ký hiệu số của các đề tài phụ 
Ví dụ: Với đề tài “Liên quan giữa 
bệnh ngoài da và các bộ máy tiêu hóa”, ta 
có: 
Da học + Tương quan trong ngành y + 
Tiêu hóa 
D1 + 09 + T8 = D1.09.T8 
Chẳng qua cái mà tác giả Vũ Dương 
Thúy Ngà gọi là mục lục chủ đề chỉ là cái 
nội dung đề tài tương ứng với các ký hiệu 
phân loại. Nhưng tình cờ và trùng hợp là 
tác giả của bảng phân loại trường Y này là 
Bác sĩ Đặng Vũ Viêm đã lấy chữ cái đầu 
của mỗi đề tài chính trong ngành y để làm 
ký hiệu phân loại và các chủ đề dùng trong 
ngành y này được sắp theo thứ tự của chữ 
cái nên tác giả Vũ Dương Thúy Ngà gọi 
mục lục chủ đề tương ứng này là bảng 
phân loại chủ đề. Thực ra, mục lục đề mục 
này chỉ là bảng chỉ mục tương quan với 
các ký hiệu phân loại trong bảng phân loại 
tài liệu của trường Y. Ta không bao giờ có 
thể dùng mục lục đề mục để phân loại tài 
liệu vì danh mục các TĐĐM hay chủ đề 
phải sắp theo thứ tự chữ cái từ tiêu đề đầu 
tiên cho đến tiêu đề cuối cùng để cho 
người sử dụng dễ tra cứu. Các chủ đề 
chính trong bảng phân loại của trường Y 
chỉ gồm 68 đề tài, ta mới có thể sắp thứ tự 
ký hiệu chữ cái + số của bảng phân loại 
theo thứ tự chữ cái của đề mục chủ đề 
(TĐĐM). 
Còn trong một thư viện lớn của trường 
Đại học Tổng hợp với vô vàn ngành tri 
thức khác nhau, với hàng chục ngàn 
TĐĐM khác nhau, thì làm sao ta có thể 
sắp thứ tự ký hiệu số phân loại theo thứ tự 
chữ cái của các TĐĐM mà không làm đảo 
lộn thứ tự các môn loại, các bộ môn, các 
ngành, phân ngành trong bảng phân loại. 
Lấy ví dụ bảng TĐĐM của thư viện Quốc 
hội Hoa Kỳ, với 280.000 TĐĐM chính, 
làm sao ta có thể lập một bảng phân loại 
theo thứ tự chữ cái của chủ đề tương ứng, 
ta cũng không thể gọi bảng chỉ mục quan 
hệ (Relative index) ở cuối mỗi bảng phân 
loại là mục lục đề mục (Subject catalog), 
mà đó chỉ là một danh mục hay bảng tra 
các đề tài hay chủ đề chính được sắp theo 
thứ tự chữ cái để giúp người đọc tìm ký 
hiệu phân loại của một tài liệu khi chỉ biết 
nội dung đề tài hay chủ đề của tài liệu mà 
không biết số phân loại. Và ta cũng chỉ có 
thể dùng các bảng chỉ mục hay bảng tra đề 
tài, hay chủ đề này (Subject index) cho các 
bảng phân loại (Classification schedules) 
chứ không thể dùng để “xây dựng ô chủ đề 
chữ cái trong mục lục phân loại 
(Classified catalog)” như đề cương bài 
giảng “Biên mục chủ đề” của khoa Thư 
viện – Thông tin học thuộc trường Đại học 
Khoa học Xã hội và Nhân văn ở TP.Hồ 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 5/2008 
12 
Chí Minh đã nêu. Trước đây, ngay cả 
trong thời thuộc Pháp và tạm chiến, một số 
thư viện có lập các mục lục phân loại theo 
thứ tự số của ký hiệu phân loại. Dĩ nhiên, 
thời đó chỉ là mục lục phiếu thủ công trong 
các tủ mục lục (Manual card catalog). 
Ngoài các ký hiệu chính, ví dụ: Vật lý học 
( = 530), Hóa học (=540), Sinh học 
(=570), người ta còn thiết lập các phiếu 
dẫn (Guide card) với các ký hiệu chi tiết 
hơn về ngành, phân ngành kèm theo bên 
cạnh có các đề tài hay chủ đề bằng chữ. 
Ví dụ như : 
530 Vật lý học 
Æ 531 Cơ học chất rắn 
 532 Cơ học chất lỏng 
 533 Cơ học chất khí 
 534 Âm học 
 535 Quang học 
 536 Nhiệt học 
 537 Điện học và điện tử học 
 538 Từ học 
 539 Vật lý học hiện đại 
 539.2 Bức xạ 
 539.7 Vật lý nguyên tử và hạt 
nhân 
Tuy nhiên, những đề tài hay chủ đề 
bằng chữ này chỉ là để bổ nghĩa cho các ký 
hiệu phân loại chứ không phải là những ô 
tra chủ đề chữ cái như các bảng chỉ mục 
chủ đề (Subject index), và lại càng không 
phải là các mục lục đề mục hay chủ đề 
(Subject catalog) trong các mục lục phân 
loại vì các đề tài hay chủ đề này không sắp 
theo thứ tự chữ cái, rất khó cho người sử 
dụng tra cứu. 
Thực ra, kể từ khi các thư viện thiết lập 
kho mở và tài liệu được sắp theo thứ tự số 
hay chữ của các ký hiệu phân loại thì mục 
lục phân loại không còn nữa. Phiếu mục 
lục phân loại chính là mỗi tài liệu sắp trên 
kệ và mục lục phân loại chính là toàn bộ 
kho tài liệu. Độc giả có thể trực tiếp đến 
tìm tài liệu trên kệ theo số phân loại được 
hướng dẫn, không những độc giả có thể 
tìm thấy tài liệu mình cần mà còn có thể 
tìm thấy nhiều tài liệu liên quan đến nội 
dung mà mình đang tìm kiếm. Sở dĩ như 
vậy là vì hầu hết các bảng phân loại ngày 
nay là đều phân loại tài liệu theo nội dung 
hay đề tài, còn mục lục phân loại ngày 
nay thực sự đã chết rồi, đã chết hẳn rồi 
trong các thư viện đương đại vì không phải 
người sử dụng nào cũng nắm vững các ký 
hiệu phân loại trước khi đi tìm tài liệu 
trong mục lục thư viện hay trong kho tài 
liệu. Hơn nữa, mục lục đề mục không ảnh 
hưởng gì đến việc thiết lập mục lục từ điển 
(dictionary catalog) vì mục lục từ điển đơn 
giản chỉ là việc hòa trộn ba loại mục lục: 
nhan đề, tác giả và đề mục trong một mục 
lục và mỗi dẫn mục nhan đề, tác giả hay đề 
mục đều được sắp xếp chung theo một thứ 
tự chữ cái. Và ngày nay, với mục lục trực 
tuyến, người ta cũng ít nói đến mục lục từ 
điển. Vậy chúng ta không có gì phải lấn 
cấn giữa mục lục đề mục với việc thiết lập 
mục lục từ điển. 
Tôi có điều gợi ý rằng các trường thư 
viện thông tin học sau này, để cho sinh 
viên hiểu rõ và nắm vững mục đích, ý 
nghĩa và tầm quan trọng của mục lục đề 
mục nên cho họ đi xem và quan sát thật kỹ 
mục lục đề mục ở các thư viện đã thiết lập 
mục lục đề mục đúng tiếu chuẩn, hoặc 
MLTT và nhất là mục lục đề mục thủ 
công, nó cho người xem thấy rõ nội dung 
các tài liệu dưới cùng một TĐĐM. 
Thư viện trường Đại học Sư Phạm, 
TP.HCM vẫn còn lưu giữ mục lục đề mục 
thủ công của trường Đại học Vạn Hạnh 
trước đây, đó là một mục lục đề mục được 
thiết lập rất đúng tiêu chuẩn. Hoặc là các 
cán bộ thư viện hay sinh viên ngành thư 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 5/2008 
13 
viện- thông tin có dịp đi tham quan ở nước 
ngoài (như Anh, Mỹ, Canada), hãy quan 
sát thật kỹ những mục lục đề mục thủ công 
ở các trường đại học còn lưu giữ loại mục 
lục này. Ở trường phổ thông trung học Lê 
Hồng Phong, thư viện Pháp ngữ, cũng đã 
thiết lập một mục lục đề mục theo chủ đề 
tiếng Pháp, gọi là Table des matières 
1.3 Không phân biệt được rõ ràng 
ngôn ngữ thông thường với ngôn ngữ 
tiêu đề đề mục: 
Ngôn ngữ thông thường là ngôn ngữ tự 
nhiên, ngôn ngữ TĐĐM là ngôn ngữ tư 
liệu. Ngôn ngữ tư liệu do nhân tạo, có tính 
cách học thuật ngắn gọn, súc tích không 
giống như ngôn ngữ tự nhiên. 
Ngôn ngữ tư liệu được dùng để mô tả 
nội dung tài liệu, GS.Đoàn Phan Tân trong 
Giáo trình Thông tin học của ông, đã 
phân biệt bốn mức độ của tài liệu từ đơn 
giản đến sâu sắc. Phân loại (Classifying) 
định đề mục hay chủ đề (assigning subject) 
làm chỉ mục (indexing) và tóm tắt 
(abstracting). Như vậy, định đề mục hay 
chủ đề là xác định các đề mục hay chủ đề 
tiêu biểu cho đề tài hay những đề tài của 
tác phẩm, rõ ràng khác hẳn với phân loại 
chỉ là xác định một con số sắp loại, khác 
hẳn với làm chỉ mục chỉ là liệt kê một số 
từ khóa hay từ chuẩn, và khác hẳn với làm 
tóm tắt là cô đọng tài liệu bằng một bài 
viết ngắn. 
Trong việc tìm kiếm ngôn ngữ tư liệu 
để ấn định TĐĐM, ta cần phải tận dụng 
tiếng Hán Nôm hay Hán Việt mà nó đã bắt 
rễ sâu trong ngôn ngữ của chúng ta, chúng 
ta không cần phải tuân thủ cách viết nôm 
na trong việc truyền đạt ý tưởng bởi vì 
ngôn ngữ tư liệu là ngôn ngữ của học thuật 
mà bởi vì cấu trúc của thành ngữ Hán Việt 
có những từ bổ nghĩa cho một danh từ 
đứng trước danh từ đó giống như cấu trúc 
ngữ pháp trong tiếng Anh. 
Ví dụ1: Với những cụm từ bắt đầu 
bằng “chủ nghĩa” 
- Chủ nghĩa cá nhân 
- Chủ nghĩa dân tộc 
- Chủ nghĩa tư bản 
- Chủ nghĩa tự do 
- Chủ nghĩa xã hội 
Ta sẽ có một lô các cụm từ bắt đầu 
bằng chủ nghĩa, cái mà độc giả đi tìm là 
những ý nghĩa phân biệt của các chủ nghĩa 
đó: cá nhân, dân tộc, tư bản, tự do, xã hội. 
Tại sao ta không dung từ Hán Việt để thiết 
lập các TĐĐM: 
- Cá nhân chủ nghĩa 
- Dân tộc chủ nghĩa 
- Tư bản chủ nghĩa 
- Tự do chủ nghĩa 
- Xã hội chủ nghĩa 
Ví dụ 2: Với những cụm từ bắt đầu 
bằng từ “nhà” : 
- Nhà báo 
- Nhà chính trị 
- Nhà điêu khắc 
- Nhà giáo 
- Nhà hội họa 
- Nhà khoa học 
- Nhà kinh tế 
- Nhà nông 
- Nhà soạn nhạc 
- Nhà thơ 
- Nhà văn 
Ta có một lô các cụm từ bằng từ 
nhà, không gây cho người sử dụng mục 
lục một ý niệm gì cả. Tại sao ta không 
dùng các cụm từ Hán Việt để thiết lập các 
TĐĐM có sự phân tích ý niệm như sau: 
- Chính trị gia 
- Điêu khắc gia 
- Giáo viên 
- Họa sĩ 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 5/2008 
14 
- Khoa học gia 
- Kinh tế gia 
- Ký giả 
- Nông gia 
- Phóng viên 
- Soạn nhạc gia 
- Thi sĩ 
- Văn sĩ 
Ví dụ 3 : Với những cụm từ bắt đầu 
bằng từ “sông” : 
- Sông Cửu Long 
- Sông Dương Tử 
- Sông Hoàng Hà 
- Sông Hồng 
- Sông Hương 
Ta có một loạt các cụm từ bắt đầu bằng 
từ “sông” trong khi các địa danh, theo 
nguyên tắc phải bắt đầu bằng danh từ 
riêng. Chẳng hạn: Cửu Long, Sông. Tại 
sao ta không dùng các cụm danh từ Hán 
Việt để thiết lập các TĐĐM: 
- Cửu Long giang 
- Dương Tử giang 
- Hoàng hà 
- Hồng hà 
- Hương giang 
Ví dụ 4: Với các cụm từ bắt đầu bằng 
từ “tiếng”: 
- Tiếng Anh 
- Tiếng Hoa 
- Tiếng Nga 
- Tiếng Pháp 
- Tiếng Tây Ban Nha 
- Tiếng Việt 
Ta có một loạt các cụm từ bắt đầu bằng 
từ “tiếng” trong khi người sủ dụng chú ý 
đến tên riêng của từng loại tiếng một. Tại 
sao ta không dùng các cụm từ Hán Việt để 
thiết lập các TĐĐM. 
- Anh ngữ 
- Hoa ngữ 
- Nga ngữ 
- Pháp ngữ 
- Tây Ban Nha ngữ 
- Việt ngữ 
Trong ngôn ngữ TĐĐM, ta có hai cấu 
trúc đặc biệt cần phải lưu ý. Đó là sự đảo 
ngữ và tiêu đề phân mục. 
Về đảo ngữ, ví dụ ta có những cụm từ 
sau đây để biểu thị những nội dung khác 
nhau của các tài liệu. 
- Sự khác biệt giới tính 
- Sự phân chia lao động giới tính 
- Vai trò giới tính 
Trong những cụm từ này, giới tính 
được xem như là từ bổ nghĩa cho những 
phần khác của các cụm từ. Những phần 
khác này là những danh từ hay cụm danh 
từ. Thế nhưng đối với độc giả, người đang 
sưu tầm tài liệu thì giới tính lại là từ chủ 
đạo, biểu thị đặc trưng chủ yếu của nội 
dung tài liệu mà độc giả đang tìm kiếm, 
còn những danh từ hay cụm danh từ kia 
chỉ là những khía cạnh của vấn đề giới 
tính. Vì thế, ta phải tìm một vị trí xứng 
đáng cho từ giới tính, biểu thị đặc trưng 
nội dung của tài liệu khi trình bày hình 
thức các TĐĐM: 
- Giới tính, Khác biệt 
- Giới tính, Phân chia lao động 
- Giới tính, Vai trò 
Cũng như vậy, ta có các cụm từ sau 
đây biểu thị nội dung của tài liệu: 
- Phong trào phụ nữ 
- Quyền phụ nữ 
Trong đó, phụ nữ là từ chủ đạo, còn 
phong trào và quyền chỉ là những khía 
cạnh của vấn đề phụ nữ. Vì thế, các 
TĐĐM phải là: 
- Phụ nữ, Phong trào 
- Phụ nữ, Quyền 
Các khía cạnh phụ phân cách với tiêu 
đề chính trong đảo ngữ bằng dấu “ , “ , chứ 
không phải là ngoặc đơn “( )” như trong 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 5/2008 
15 
giáo trình của Trường ĐH Văn Hóa Hà 
Nội và ĐH Khoa học XH-NV TP. HCM. 
Các tiêu đề chính Giới tính, Phụ nữ 
đảo nghịch này có tác dụng lôi cuốn sự 
chú ý của người đi tìm tin. Nó còn có tác 
dụng tập hợp, nằm chung chỗ với các 
TĐĐM khác bắt đầu bằng từ Giới tính và 
Phụ nữ trong bảng TĐĐM. 
Về Tiêu đề phân mục, đó là cấu trúc 
phức hợp của TĐĐM, gồm có một tiêu đề 
chính và một số các tiểu phân mục nối với 
nhau bằng những gạch ngang. Có 4 loại 
tiểu phân mục: đề tài hay đặc trưng, địa lý, 
thời gian hay thời kỳ, và hình ...  niệm về tác dụng của 
các tác nhân khác nhau đối với thảo mộc, 
tác dụng của ánh sáng đối với thực vật, tác 
dụng của hóa chất dùng trong nông nghiệp 
đối với thực vật. 
Tuy những cụm từ trên từ thực vật là 
chủ đạo với các khía cạnh tác động khác 
nhau ta thiết lập các TĐĐM sau đây: 
Thực vật, Tác dụng của ánh sáng đối với 
Thực vật, Tác dụng của axit đối với 
Thực vật, Tác dụng của hóa chất dùng 
trong nông nghiệp đối với 
Về sau ta lại có các ý niệm về tác dụng 
của các tác nhân khác 
Tác dụng của khô nóng đối với 
Tác dụng của ô nhiễm không khí đối với 
Tác dụng của tầng ozone đối với 
1.5. Các mục lục đề mục đã được 
thiết lập của của các thư viện khác nhau 
đã không giống nhau về hình thức, cấu 
trúc, đã không tuân thủ các nguyên tắc 
về TĐĐM và một vài nơi đã không phản 
ánh ngôn ngữ TĐĐM. 
Ta hãy trích 5 Mục lục đề mục của 5 
thư viện trong thành phố Hồ Chí Minh sau 
đây để so sánh. 
1.5.1.Thư viện ĐH Bách Khoa 
TP. HCM với 18 TĐĐM sau đây: 
Bài tập vật lý 
Bài tập xử lý tín hiệu số 
Bài thi tin học 
Bách khoa thư 
Bách khoa toàn thư 
Bách khoa toàn thư Hàn 
Bách khoa toàn thư – Kinh tế học và khoa 
học quản lý 
Bách khoa toàn thư – Kỹ thuật 
Báo cáo khoa học cấp Bộ 2005 
Báo cáo khoa học cấp Bộ 2006 
Báo cáo khoa học cấp Đại học quốc gia 
2005 
Báo cáo khoa học cấp ĐHQG 2005 
Báo cáo khoa học cấp ĐHQG 2006 
Báo cáo khoa học cấp ĐHQG-HCM 2005 
Báo cáo khoa học cấp ĐHQG Tp. HCM 
2005 
Báo cáo khoa học cấp ĐHQG Tp.HCM 
2005 
Báo cáo khoa học cấp trọng điểm Đại học 
quốc gia 2004 
Báo cáo khoa học cấp trọng điểm Đại học 
quốc gia 2005 
Ta có cảm tưởng đây là các nhan đề 
của các tập tài liệu chứ không phải là 
những TĐĐM phản ánh nội dung tài liệu. 
Về các sách bài tập đáng ra ta phải trích 
lập những TĐĐM sau đây: 
Vật lý học – Toán và bài tập 
Tín hiệu số – Toán và bài tập 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 5/2008 
17 
Tin học – Kỳ thi, câu hỏi, 
Về bách khoa toàn thư chúng ta phải 
thống nhất lại 1 trong 2 từ: Bách khoa thư 
hay Bách khoa toàn thư. 
Về các bách khoa toàn thư chuyên 
ngành, chúng ta phải lập những TĐĐM 
sau đây: 
Kinh tế học – Từ điển 
Quản trị học – Từ điển 
Kỹ thuật – Bách khoa toàn thư. 
Về các báo cáo khoa học thì Báo cáo là 
một tiểu phân mục phù động tự do phải đặt 
sau tên Cơ quan. Riêng tiêu đề Đại học 
Quốc gia ở đây cũng không thống nhất. Ta 
phải định lại: 
Việt Nam. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Báo 
cáo khoa học – 2005 
Đại học Quốc gia TP.HCM – Báo cáo 
khoa học – 2004 
Đại học Quốc gia TP.HCM – Báo cáo 
khoa học – 2005 
Đại học Quốc gia TP.HCM – Báo cáo 
khoa học – 2006 
1.5.2. Thư viện ĐH Khoa học Xã 
hội và Nhân văn TP. HCM: 
Gồm 18 TĐĐM trích dẫn dưới đây: 
Việt Nam 
Việt Nam – Ảnh nghệ thuật 
Việt Nam – Bản đồ 
Việt Nam – Chính sách kinh tế 
Việt Nam – Điều kiện kinh tế 
Việt Nam – Hiệp định thương mại – Hoa 
Kỳ 
Việt Nam hóa chiến tranh 
Việt Nam – Lào 
Việt Nam Lịch sử 
Việt Nam – Lịch sử – 772-1945 
Việt Nam – Lịch sử văn hóa 
Việt Nam – Mỹ 
Việt Nam – Quan hệ ngoại giao – Hoa Kỳ 
Việt Nam – Quan hệ thương mại Châu Phi 
Việt Nam – Quan hệ thương mại – Trung 
Quốc 
Việt Nam – Triều Tiên 
Việt Nam – Xã hội – Thế kỷ XX 
Việt Nam – Xuất khẩu lao động – Đông 
Nam Á 
Việt Nga 
Trong các Tiêu đề đề mục trên ta có 
các Tiêu đề: Việt Nam – Lào; Việt Nam – 
Mỹ; Việt Nam – Triều Tiên; Việt Nga. Các 
tiêu đề cho ta từng cập quốc gia. Lẽ ra ta 
phải cho biết quan hệ song phương giữa 
các quốc gia này như thế nào: 
Việt Nam – Quan hệ đối ngoại – Lào 
Việt Nam – Quan hệ đối ngoại – Hoa Kỳ 
Việt Nam – Quan hệ đối ngoại – Triều 
Tiên 
Việt Nam – Quan hệ đối ngoại – Liên bang 
Nga 
Hoặc 
Việt Nam – Quan hệ kinh tế đối ngoại – 
Lào 
Việt Nam – Quan hệ kinh tế đối ngoại – 
Hoa Kỳ 
Việt Nam – Quan hệ kinh tế đối ngoại – 
Triều Tiên 
Việt Nam – Quan hệ kinh tế đối ngoại – 
Liên bang Nga 
Và để tôn trọng nguyên tắc tiêu đề 
thống nhất và ổn định, tất cả những tiểu 
phân mục “Quan hệ ngoại giao” đều được 
chuyển thành “Quan hệ đối ngoại”; tiểu 
phân mục “Quan hệ thương mại” đều 
được chuyển thành “Quan hệ kinh tế đối 
ngoại”, và phải có dấu gạch phân cách 
giữa “Quan hệ kinh tế đối ngoại” với 
Châu phi, Quốc gia, Châu lục có quan hệ 
đi theo sau 
Cũng để tôn trọng nguyên tắc Tiêu đề 
thống nhất, tiêu đề “Việt Nam Lịch sử” 
phải có dấu gạch phân cách giữa tiêu đề 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 5/2008 
18 
chính Việt Nam và tiểu phân mục đề tài 
Lịch sử 
Tiêu đề “Việt Nam – Lịch sử văn hóa” 
phải được chuyển thành “Việt Nam – Văn 
minh” 
Với tiêu đề “Việt Nam – Xã hội – Thế 
kỷ XX”, tiểu phân mục đề tài “Xã hội” 
phải được chuyển thành “Đời sống xã hội 
và phong tục”: Việt Nam – Đời sống xã 
hội và phong tục – Thế kỷ XX 
1.5.3. Thư viện Khoa học Tổng 
hợp TP. HCM: 
Gồm 31 Tiêu đề đề mục được trích 
dẫn sau đây: 
Việt Nam – Lực lượng vũ trang 
Việt Nam – Điều kiện kinh tế – Bản đồ 
Việt Nam – Bản đồ -- Dân số, xã hội và 
kinh tế 
Việt Nam – Đông Nam Á, mối quan hệ -- 
Lịch sử 
Chủ nghĩa xã hội – Việt Nam – Luận án 
Việt Nam – Chính trị và chính quyền 
Việt Nam – Lịch sử văn hóa 
Việt Nam – Vua và quần thần 
Nguyễn Trung Trực, 1837-1868 – Tiểu sử 
Việt Nam – Lịch sử cách mạng, 1945-1975 
Quân đội Nhân dân Việt Nam – Lịch sử -- 
Kháng chiến chống Pháp, 1945-1954 
Việt Nam – Lịch sử -- Kháng chiến chống 
Pháp, 1945-1954 
Việt Nam – Kinh tế, chính trị, xã hội 
Sản xuất (Lý thuyết kinh tế) 
Việt Nam – Lịch sử -- Kháng chiến chống 
Mỹ, 1964-1972 
Hải Phòng (Việt Nam) – Lịch sử -- Kháng 
chiến chống Mỹ, 1964-1972 
Việt Nam -- Lịch sử -- Kháng chiến chống 
Mỹ, 1955-1975 
Việt Nam – Lịch sử -- 1945-1975 
Lịch sử Việt Nam – Thời kỳ phong kiến – 
Bách khoa toàn thư 
Lịch sử Việt Nam – Các nhân vật 
Danh nhân Việt Nam – Nhân vật qua các 
thời kỳ 
Văn minh Trung Quốc – Lịch sử 
Lịch sử Trung Quốc – Nền văn minh qua 
các thời kỳ 
Lịch sử Nghệ Tĩnh – Huyện Nam Đàn 
Lịch sử Việt Nam – Cuộc khởi nghĩa nông 
dân Nam Bộ -- Thế kỷ 19 
Lịch sử Việt Nam – Thời kỳ suy tàn của 
chế độ phong kiến 
Lịch sử thế giới – Thời kỳ cận và hiện đại 
– Tra cứu 
Từ điển khoa học xã hội 
Lịch sử Việt Nam – Giai cấp công nhân – 
1955-1960 
Lịch sử Việt Nam – Thời kỳ phong kiến 
1854-1858 
Lịch sử Việt Nam – Điện Biên Phủ 
Điều nhận xét đầu tiên là Mục lục đề 
mục này không được xếp theo thứ tự chữ 
cái 
Điều nhận xét tiếp theo là có một số 
TĐĐM ghép 3 đề tài lại trong một tiêu đề, 
lẽ ra phải tách làm 3. Ví dụ: 
“Việt Nam – Bản đồ – Dân số, xã hội 
và kinh tế” lẽ ra phải được tách làm 3: 
Việt Nam – Dân số – Bản đồ 
Việt Nam – Đời sống xã hội và phong tục 
– Bản đồ 
Việt Nam – Điều kiện kinh tế -- Bản đồ 
Ví dụ khác: “Việt Nam – Kinh tế, chính 
trị, xã hội” lẽ ra phải tách làm 3 
Việt Nam – Điều kiện kinh tế 
Việt Nam – Chính trị và chính quyền 
Việt Nam – Đời sống xã hội và phong tục 
Tiêu đề “Việt Nam – Đông Nam Á, mối 
quan hệ -- Lịch sử” phải được chuyển 
thành: 
Việt Nam – Quan hệ đối ngoại – Đông 
Nam Á 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 5/2008 
19 
Các Tiêu đề sau đây không có một cấu 
trúc thống nhất, ổn định: 
Việt Nam – Lịch sử văn hóa 
Văn minh Trung Quốc – Lịch sử 
Lịch sử Trung Quốc – Nền văn minh qua 
các thời kỳ 
Đề mục văn hóa không dùng riêng cho 
từng Quốc gia vì nó hàm ý tổng quát. Lẽ ra 
ta phải có một cấu trúc nhất định như sau 
đây: 
Việt Nam – Văn minh 
Trung Quốc – Văn minh 
Tiêu đề: “Việt Nam – Lịch sử cách 
mạng, 1945-1975” phải được cấu trúc lại 
như sau: 
Việt Nam – Lịch sử -- Thời kỳ cách mạng, 
1945-1975 
Tiêu đề đề mục: “Quân đội Nhân dân 
Việt Nam – Lịch sử -- Kháng chiến chống 
Pháp, 1945-1954” cần phải được chỉnh lại 
như sau: 
Việt Nam, Quân đội nhân dân – Lịch sử 
quân sự – Thời kỳ kháng chiến chống 
Pháp, 1945-1954 
Chúng ta đang có một loạt các tiêu đề 
phân mục với tiêu đề chính: Việt Nam với 
tiểu phân mục đề tài Lịch sử rất đúng với 
cấu trúc: Việt Nam – Lịch sử. Tự nhiên về 
sau, chúng ta lại có một loạt các tiêu đề 
phức hợp với tiêu đề chính là: Lịch sử 
Trung Quốc, Lịch sử Nghệ Tĩnh và Lịch sử 
Việt Nam, Lịch sử Thế giới. Các tiêu đề 
này cần phải được chỉnh lại như sau: 
Trung Quốc – Lịch sử 
Nam Đàn (Nghệ Tĩnh, Việt Nam) – Lịch sử 
Việt Nam – Lịch sử 
Thế giới, Lịch sử 
Tiêu đề: “Lịch sử Việt Nam – Các 
nhân vật”, “Danh nhân Việt Nam -- Nhân 
vật qua các thời kỳ” phải được chuyển đổi 
cấu trúc thành: 
Việt Nam – Tiểu sử 
Tiêu đề “Từ điển khoa học xã hội” 
phải được cấu trúc lại: 
Khoa học xã hội – Từ điển 
Tiêu đề “Lịch sử Việt Nam – Điện Biên 
Phủ” phải được ấn định thành 2 tiêu đề: 
Điện Biên Phủ (Việt Nam) – Lịch sử 
Điện Biên Phủ, Trận đánh – 1954 
 Không dùng tiểu phân mục “Tiểu sử” 
cho tiêu đề tên nhân vật 
Nguyễn Trung Trực, 1837-1868 – Tiểu sử 
Tất cả những sự chỉnh sửa các TĐĐM 
ở trên chỉ nhằm mục đích tuân thủ nguyên 
tắc Tiêu đề thống nhất và Tiêu đề ổn định. 
1.5.4. Thư viện Trung tâm 
ĐHQG TP. HCM: 
Việt Nam -- Đồ cổ 
Việt Nam -- Đời sống trí thức 
Việt Nam -- Đời sống xã hội và tập quán 
Việt Nam -- Đời sống xã hội và tập quán -- 
Từ điển 
Việt Nam -- Gia phả 
Việt Nam -- Giới tri thức 
Việt Nam -- Hiệp định thương mại -- Hoa 
Kỳ 
Việt Nam -- Hiệp ước thương mại -- Hoa 
Kỳ 
Việt Nam học -- Việt Nam 
Việt Nam -- Lịch sử 
Việt Nam -- Lịch sử -- 1558-1777 
Việt Nam -- Lịch sử -- 1848-1883 
Việt Nam -- Lịch sử -- -1858 
Các TĐĐM được Thư viện Trung tâm 
ĐHQG TP. HCM thiết lập tương đối có 
tính cách ổn định. Tuy nhiên, thư viện cần 
lưu ý những trường hợp chưa thống nhất, 
chẳng hạn như: 
Việt Nam -- Hiệp định thương mại -- Hoa 
Kỳ 
Việt Nam -- Hiệp ước thương mại -- Hoa 
Kỳ 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 5/2008 
20 
Giữa 2 tiểu phân mục đề tài: Hiệp định 
và Hiệp ước ta chỉ chọn một. Dù là hiệp 
định, hiệp ước, thỏa hiệp, thỏa ước ta 
chỉ chọn một 
1.5.5. Thư viện ĐH Khoa học Tự 
nhiên kết hợp với Thư viện ĐH Mở 
Tp.HCM: 
Gồm một tập TĐĐM 51 trang (Tập tin 
có thẩm quyền chủ đề của hai thư viện). 
Các tiêu đề được thiết lập trong danh mục 
các TĐĐM này cũng tương đối có tính 
thống nhất và ổn định. Tuy nhiên, các Thư 
viện này cũng cần rà soát lại các cấu trúc 
của tiêu đề cho thống nhất hơn. 
2. Cần phải đào tạo chính quy 
và bài bản các cán bộ phụ trách 
thiết lập TĐĐM: 
Vì những khiếm khuyết trong việc học 
và thực hành định chủ đề như ta thấy ở 
phần trên trong việc đào tạo cán bộ thư 
viện thiết lập TĐĐM, ta cần phải lưu ý 
những điểm sau đây: 
2.1. Giảng dạy thật kỹ 11 nguyên tắc 
thiết lập Tiêu đề đề mục của IFLA. 
Cho thực hành thật nhiều việc ấn định 
các TĐĐM chiếu theo các nguyên tắc trên, 
nhất là các nguyên tắc tiêu đề thống nhất, 
nguyên tắc đồng âm dị nghĩa và nguyên 
tắc ổn định. So sánh giữa nhan đề, từ khóa 
từ chuẩn và TĐĐM trong lúc thực hành. 
2.2. Làm nhiều bài tập 
Trong khi giảng dạy, nhấn mạnh và 
cho làm bài tập thật nhiều các tiêu đề dẫn 
đến các tham chiếu có tính cách tổng quát. 
Tham chiếu tổng quát được thực hiện 
không chỉ cho một tiêu đề tổng quát nhưng 
cho toàn bộ một nhóm các tiêu đề thường 
liệt kê một hay nhiều tiêu đề làm ví dụ: 
Ví dụ 1: Chó, Chọn giống 
XT (Xem thêm) tên các giống chó 
đặc biệt 
Chó săn, chó cô-li (chăn cừu) 
Như vậy, ta sẽ còn có các tiêu đề: 
Chó săn, Chọn giống 
Chó cô-li, Chọn giống  
Ví dụ 2: TĐĐM có thể được tạo lập từ 
một tiêu đề chung đến một nhóm các tiêu 
đề bắt đầu bằng cùng một từ 
Ví dụ: Hóa học 
 XT các tiêu đề bắt đầu bằng từ Hóa 
Như vậy ta có thể có các tiêu đề: 
Hóa học hạt nhân 
Hóa học hữu cơ 
Hóa học lượng tử 
Hóa học môi trường 
Hóa học phân tích 
Hóa học phân tử 
Hóa học vô cơ 
Hóa lý học 
Ví dụ 3: Đôi khi các tiêu đề dẫn tới các 
tiểu phân mục 
Ví dụ: Kinh tế, Lịch sử 
XT tiểu phân mục Điều kiện kinh tế 
dưới tên các quốc gia, thành phố 
Như vậy, ta có thể có 
Hoa kỳ -- Điều kiện kinh tế 
Liên bang Nga – Điều kiện kinh tế 
Việt Nam – Điều kiện kinh tế 
Ví dụ 4: Đôi khi các tham chiếu 
DÙNG có thể được sử dụng: 
Ví dụ: Kiểm soát truy cập 
DÙNG tiểu phân mục Kiểm soát 
truy cập dưới các đề mục 
Như vậy, ta có thể có: 
Máy tính – Kiểm soát truy cập 
Phân tâm học – Biểu ghi Y khoa – 
Kiểm soát truy cập 
2.3. Lưu ý học viên đến các tiêu đề 
phân mục, phức hợp gồm 1 số trong 4 
loại tiểu phân mục: đề tài, địa lý, thời 
gian, hình thức 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 5/2008 
21 
Ví dụ: Ta có nhan đề “Lịch sử tiến hóa 
của thành phố Luân Đôn trong thế kỷ 
19”. Ta có tiêu đề phân mục 
Tiến hóa – Nghiên cứu – Anh quốc – Luân 
Đôn – Lịch sử -- Thế kỷ 19 
Ở đây ta cần cho người học nghiên cứu 
các bảng tiểu phân mục phù động tự do và 
cho thực hành ghép các tiểu phân mục này. 
2.4. Cho học viên khảo sát những 
tiêu đề mẫu và thực hành nhân rộng ra: 
Ví dụ: Hoa Kỳ -- Lịch sử -- Thời kỳ nội 
chiến, 1861-1865 
Ta có thể thay thế Hoa Kỳ bằng tên 
một quốc gia khác và thời kỳ lịch sử bằng 
thời kỳ lịch sử phù hợp của quốc gia đó. 
2.5. Trong khi thực hành thiết lập 
các TĐĐM, lưu ý học viên theo sát hai 
bộ TĐĐM Sears List of Subject 
Headings và Library of Congress 
Subject Headings (LCSH). 
Nhất là bộ LCSH đã được các biên 
mục viên và người biên tập cân nhắc, thay 
thế, sửa chữa, tu chỉnh cả hơn 100 năm 
nay, sẽ không còn gặp phải sự trùng hợp, 
vi phạm nguyên tắc. Trong khi dựa theo 2 
bộ TĐĐM trên để thiết lập các TĐĐM 
bằng Việt ngữ, chúng ta cũng cần để ý đến 
các nguyên tắc của IFLA về Tiêu đề thống 
nhất, đồng âm dị nghĩa và ổn định, nhất là 
trong cấu trúc đảo ngữ. 
Nếu các cán bộ thư viện biên mục đề 
mục được đào tạo kỹ càng và chặt chẽ như 
nói trên, tôi chắc chắn rằng chúng ta sẽ đạt 
được kết quả tốt đẹp và các thư viện có thể 
bắt tay hợp tác trong việc biên soạn một bộ 
TĐĐM dùng chung trong các thư viện. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. CHAN, Lois Mai. Cataloging and Classification: An Introduction. – New York : 
McGraw-Hill, Inc., 1994 
2. CHAN, Lois Mai. Libray of Congress Subject Headings: Principles and 
Application . – 3rd Edition. – Littleton, Colo. : Libraries Unlimited, 1996 
3. ĐOÀN PHAN TÂN. Thông tin học. – Hà Nôi : ĐHQG Hà Nôi, 2001 
4. GANENDRAN, Jacki. Learn Subject Access. – Fourth Edition. – Canberra : 
DocMatrix Pty Ltd., 2007 
5. Library of Congress Subject Headings. – 27th Edition. – Prepared by the Cataloging 
Policy and Support Office, Library Services. – Washington, DC. : Library Congress, 
Cataloging Distribution Service, 2005 
6. MILLER, Joseph. Sears List of Subject Headings. – 19th Edition. – New York : The 
H. W. Wilson Company, 2007 
7. NGÔ NGỌC CHI. Biên mục chủ đề – Đề cương giảng dạy của Khoa Thư viện-
Thông tin học, Trường ĐH Khoa học Xã hội – Nhân văn TP. HCM 
8. NGUYỄN MINH HIỆP. Tổng quan khoa học thông tin và thư viện / Nguyễn Minh 
Hiệp, Lê Ngọc Oánh, Dương Thúy Hương. – TP. HCM : Đại học Quốc gia, 2002 
9. Sổ tay quản lý thông tin thư viện / Nguyễn Minh Hiệp chủ biên. – TP. HCM: Đại 
học Quốc gia, 2002. 
10. SUN, Dajin D. Educating for Library Cataloging: International Perspectives / 
Dajin D. Sun, Ruth C. Carter. – New York: The Haworth Information Press, 2006. 
11. VŨ DƯƠNG THÚY NGÀ. Định chủ đề tài liệu /. – Hà Nội: Văn hóa-Thông tin, 
1995. 

File đính kèm:

  • pdfcan_phai_dao_tao_that_ky_cac_can_bo_thu_vien_phu_trach_cong.pdf