Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học Tiếng Anh nhìn từ góc độ giảng viên
Đại học Thái Nguyên đang trong quá trình hội nhập hướng tới chất lượng, đẳng cấp và trở thành
một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hàng đầu ở Việt Nam và có
uy tín trong khu vực. Để thực hiện được mục tiêu đó, giảng dạy và học tập tiếng Anh là một trong
những yếu tố then chốt. Do đó, việc đánh giá chương trình giảng dạy, đảm bảo chất lượng, đảm
bảo các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tập tiếng Anh là một yêu cầu cần thiết và tất yếu.
Nghiên cứu này khảo sát, đánh giá thái độ, ý kiến của giảng viên tiếng Anh tại Đại học Thái
Nguyên về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tiếng Anh của sinh viên. Phương pháp định
lượng thông qua bảng câu hỏi khảo sát trong thu thập và phân tích dữ liệu sẽ cung cấp một cái nhìn
khá đầy đủ về đối tượng và thực tế giảng dạy tiếng Anh tại Đại học Thái Nguyên. Kết quả nghiên
cứu cho thấy giảng viên tiếng Anh tại Đại học Thái Nguyên khá hài lòng với công việc của mình,
các giảng viên đều có quan niệm đúng đắn về nghề nghiệp cũng như trách nhiệm với từng giờ
giảng trên lớp và các hoạt động ngoại khóa. Nghiên cứu cũng chỉ ra một số điểm cần cải tiến để
nâng cao chất lượng học tiếng Anh cho sinh viên như thiếu phòng thực hành tiếng, trang thiết bị
giảng dạy trên lớp cũng như nhu cầu cần có được tài liệu, giáo trình giảng dạy phù hợp với điều
kiện thực tiễn giảng dạy tại khu vực miền núi phía Bắc.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học Tiếng Anh nhìn từ góc độ giảng viên
ISSN: 1859-2171 e-ISSN: 2615-9562 TNU Journal of Science and Technology 225(04): 21 - 26 Email: jst@tnu.edu.vn 21 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG HỌC TIẾNG ANH NHÌN TỪ GÓC ĐỘ GIẢNG VIÊN Nguyễn Thị Thu Hương 1* , Dương Đức Minh 2 1Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên, 2Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Đại học Thái Nguyên đang trong quá trình hội nhập hướng tới chất lượng, đẳng cấp và trở thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hàng đầu ở Việt Nam và có uy tín trong khu vực. Để thực hiện được mục tiêu đó, giảng dạy và học tập tiếng Anh là một trong những yếu tố then chốt. Do đó, việc đánh giá chương trình giảng dạy, đảm bảo chất lượng, đảm bảo các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tập tiếng Anh là một yêu cầu cần thiết và tất yếu. Nghiên cứu này khảo sát, đánh giá thái độ, ý kiến của giảng viên tiếng Anh tại Đại học Thái Nguyên về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tiếng Anh của sinh viên. Phương pháp định lượng thông qua bảng câu hỏi khảo sát trong thu thập và phân tích dữ liệu sẽ cung cấp một cái nhìn khá đầy đủ về đối tượng và thực tế giảng dạy tiếng Anh tại Đại học Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy giảng viên tiếng Anh tại Đại học Thái Nguyên khá hài lòng với công việc của mình, các giảng viên đều có quan niệm đúng đắn về nghề nghiệp cũng như trách nhiệm với từng giờ giảng trên lớp và các hoạt động ngoại khóa. Nghiên cứu cũng chỉ ra một số điểm cần cải tiến để nâng cao chất lượng học tiếng Anh cho sinh viên như thiếu phòng thực hành tiếng, trang thiết bị giảng dạy trên lớp cũng như nhu cầu cần có được tài liệu, giáo trình giảng dạy phù hợp với điều kiện thực tiễn giảng dạy tại khu vực miền núi phía Bắc. Từ khóa: Học tiếng Anh; giảng viên; yếu tố ảnh hưởng; Đại học Thái Nguyên; chất lượng. Ngày nhận bài: 05/12/2019; Ngày hoàn thiện: 30/01/2020; Ngày đăng: 27/3/2020 FACTORS AFFECTING ENGLISH LANGUAGE LEARNING: AN INVESTIGATION FROM TEACHERS’ PERSPECTIVES AT THAI NGUYEN UNIVERSITY Nguyen Thi Thu Huong 1* , Duong Duc Minh 2 1TNU - University of Agriculture and Forestry, 2Thai Nguyen University ABSTRACT Thai Nguyen University is in the process of integration towards quality and becoming a leading center of training, scientific research and technology transfer in Vietnam and in the region. Teaching and learning English is considered one of the key factors. Therefore, the evaluation of the curriculum, quality assurance, ensuring factors affecting the quality of English learning is a necessary and indispensable requirement. This study examines the attitudes and opinions of English lecturers at Thai Nguyen University on factors affecting the quality of English learning. Quantitative method was used with the questionnaire survey as data collection instrument for the present study. Research results showed that English teachers at Thai Nguyen University are quite satisfied with their work, the lecturers have the right concept of career as well as responsibility for each lecture in class and extracurricular activities. The study also pointed out some points to improve the quality of English learning such as language labs, classroom teaching equipment as well as the need for appropriate teaching materials and curriculum which are suitable with practical conditions in the Northern mountainous areas. Keywords: Learning English; lecturers; factors; Thai Nguyen university; quality. Received: 05/12/2019; Revised: 30/01/2020; Published: 27/3/2020 * Corresponding author. Email: nguyenthithuhuongnn@tuaf.edu.vn Nguyễn Thị Thu Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(04): 21 - 26 Email: jst@tnu.edu.vn 22 1. Đặt vấn đề Trong thời kì hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa như hiện nay, tiếng Anh vẫn được người học lựa chọn là ngoại ngữ quan trọng bậc nhất và đa số sinh viên đã chọn tiếng Anh để học ở bậc đại học. Tiếng Anh cũng là ngoại ngữ chính được giảng dạy trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách khuyến khích việc dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh trong toàn bộ hệ thống giáo dục. Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 (giai đoạn 2008 đến 2020) và được điều chỉnh theo QĐ 2080/QĐ-Ttg (giai đoạn 2017-2025) ra đời với mục đích nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ cho các cấp học và trình độ đào tạo. Tại Đại học Thái Nguyên, việc đào tạo ngoại ngữ không chuyên đặc biệt là tiếng Anh rất được quan tâm và các qui định về đào tạo ngoại ngữ cũng được cập nhật, điều chỉnh, bổ sung nhằm tạo điều kiện cho người học đạt được chuẩn đầu ra ngoại ngữ, đáp ứng nhu cầu lao động của xã hội [1]. Trong bối cảnh chủ trương tự chủ đối với lĩnh vực giáo dục đang được triển khai quyết liệt, việc đổi mới phương thức giảng dạy ngoại ngữ, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, tìm hiểu quan điểm, thái độ của giảng viên về chương trình học, nhu cầu học của sinh viên tại các trường đại học tại Việt Nam là yêu cầu cần thiết và tất yếu. Trong những năm gần đây, có nhiều nghiên cứu tìm hiểu, khám phá bản chất và những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tiếng Anh của sinh viên [2]. Nhóm các yếu tố này thành các yếu tố liên quan đến người học, các yếu tố liên quan đến giảng dạy của giáo viên và các yếu tố liên quan đến hệ thống cơ sở vật chất. Theo [3] thì nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tập của người học thành: cá nhân người học, môi trường học tập và nhiệm vụ học tập. Bên cạnh đó, cũng đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu chiến lược học, chiến lược phát triển các kỹ năng, các yếu tố về tâm lý, thái độ, giới tính, môi trường học tập [1]-[6]. Tuy nhiên ít có nghiên cứu nào chỉ ra yếu tố giáo viên ảnh hưởng đến quá trình học của sinh viên ra sao? Quan điểm, thái độ của giáo viên về quá trình dạy học của mình như thế nào? ngoại trừ một số nghiên cứu độc lập về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tập của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội [2], [7], [8]. Do đó, trong phạm vi bài báo này, tác giả sẽ trình bày quan điểm, thái độ của giảng viên tiếng Anh về công việc của mình, môi trường làm việc, chương trình giảng dạy và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tiếng Anh của sinh viên tại Đại học Thái Nguyên. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Dữ liệu được thu thập từ bảng câu hỏi khảo sát được gửi trực tuyến đến tất cả các giảng viên. Dữ liệu thu được thông qua bảng khảo sát sẽ được tổng hợp, phân tích để tìm hiểu, quan điểm, thái độ và thực tế giảng dạy cũng như các điều kiện giảng dạy được coi là các yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình học tiếng Anh của sinh viên cũng như các mối quan hệ (nếu có) của các yếu tố đó. 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu và thu thập dữ liệu của nghiên cứu này là toàn bộ giảng viên tiếng Anh của Đại học Thái Nguyên. Bảng câu hỏi được thiết kế và gửi tới 118 giảng viên. Sau hai tháng tác giả nhận được 78 phản hồi. Cụ thể: 11 giảng viên Nam, 67 giảng viên Nữ; trong đó 66 giảng viên có bằng Thạc sỹ và 12 giảng viên có bằng Tiến sĩ các chuyên ngành liên quan đến giảng dạy và nghiên cứu Ngôn ngữ Anh. Toàn bộ 78 giảng viên này đều là giảng viên trong biên chế của Đại học Thái Nguyên và các trường Đại học thành viên. 2.2. Bảng câu hỏi khảo sát Bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế thành năm phần trong đó tìm hiểu về thái độ của giáo viên đối với nghề dạy học, mối quan hệ của giảng viên và sinh viên trong giảng dạy, tính cách của giảng viên, quan điểm, đánh giá của giảng viên về thực tế giảng dạy và điều kiện giảng dạy, đánh giá của giảng viên về chương trình Nguyễn Thị Thu Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(04): 21 - 26 Email: jst@tnu.edu.vn 23 học của sinh viên và một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến chất lượng học của sinh viên. Tất cả các câu hỏi được thiết kế theo thang Likert dưới dạng “đồng ý”, “không biết”, không đồng ý”, đồng ý “cao”, “trung bình”, “thấp” hoặc “hoàn toàn hài lòng”, “khá hài lòng”, “bình thường”, “không hài lòng” và “hoàn toàn không hài lòng”. Bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế trên Google Form và đường link được gửi tới các giảng viên bằng thư điện tử. Trước khi bảng câu hỏi được gửi đến các giảng viên, tác giả đã kiểm tra độ tin cậy (reliability) và đạt chỉ số khá cao (Cronbach Alpha = 0,7). Bên cạnh đó bảng khảo sát cũng được tính độ giá trị gồm giá trị cấu trúc (construct validity), giá trị nội dung (content validity), và giá trị theo tiêu chí (criterion validity) với 5 chuyên gia là các giảng viên trong nước và nước ngoài đang công tác tại Đại học Thái Nguyên. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Thái độ đối với nghề dạy học Phần lớn những người được hỏi (59%) cho biết họ đã có kế hoạch làm giảng viên tiếng Anh ngay từ khi mới ra trường. 86% số người được hỏi hài lòng với công việc mà mình đã chọn và 68% sẽ không thay đổi nghề giảng dạy nếu tìm thấy một nghề phù hợp hơn. Hơn một nửa số giáo viên được hỏi (59%) trả lời rằng nghề dạy học không mang lại vật chất nhưng 82% giảng viên cho rằng nghề này được xã hội đánh giá cao. 82% giảng viên thấy rằng việc giảng dạy dẫu thú vị nhưng mệt mỏi và 64% giảng viên thấy thỏa mãn với công việc của mình. Tất cả giảng viên khi được hỏi đều đồng ý rằng dạy học là một nghề đáng kính. Trong tổng số 73 giảng viên, 81% cảm thấy sự quan tâm của mình đối với nghề day học không giảm dù nhiều năm đã trôi qua. Khoảng 73% không cảm thấy hài lòng nếu chỉ một vài sinh viên học tập tiến bộ. Tất cả các giáo viên đều giao bài tập thêm cho sinh viên để giúp các em khắc phục điểm yếu. Nhìn chung, các giảng viên dường như khá hài lòng với công việc của mình mặc dù gần một nửa (41%) không có kế hoạch giảng dạy sau khi tốt nghiệp và không tìm thấy lợi ích vật chất đối với nghề. Sự hài lòng này dường như mang lại cho họ động lực để thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm của mình như duy trì sự quan tâm của mình với nghề, muốn nhiều sinh viên tiến bộ hơn và giao thêm bài tập ở nhà cho sinh viên. 3.2. Mối quan hệ với sinh viên Hai tính từ được sử dụng nhiều nhất để mô tả loại mối quan hệ giữa giảng viên và sinh viên là „kỷ luật‟ và „thân thiện‟. Tần suất sử dụng của sáu tính từ được sắp xếp theo thứ tự sau (số lựa chọn/tổng số): thân thiện (59), 'có kỷ luật' (48), nghiêm túc (45), hòa đồng (45), 'nghiêm khắc' (43) và „thấu hiểu‟ (31). Từ những số liệu này, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa giảng viên và sinh viên. Giảng viên thích 'thân thiện' nhưng đồng thời cũng rất 'có kỷ luật'. Điều này có thể được giải thích bởi niềm tin phổ biến của người Việt Nam: giữa phụ huynh, giảng viên và sinh viên, rằng giảng viên là „người có quyền‟ trong lớp học và phải được tôn trọng. Mặc dù các thuật ngữ „nghiêm túc‟ và 'hòa đồng' nhận được số lượng sử dụng bằng nhau, các từ như 'nghiêm khắc' và „thấu hiểu‟ có thể hiếm khi được sử dụng vì ý nghĩa mạnh mẽ của mỗi từ mang theo. Trong tổng số giảng viên được hỏi, 14% sẽ „chắc chắn‟ thực hiện mọi nỗ lực để tìm hiểu về nền tảng của sinh viên vào đầu học kỳ và 41% nói rằng mình sẽ tìm hiểu khi thấy cần biết nhiều hơn. Gần 46% số giảng viên còn lại không thực hiện bất kỳ nỗ lực nào tìm hiểu về thông tin sinh viên. Về việc các giảng viên có sẵn sàng dành thêm thời gian để giúp đỡ những học sinh yếu hay không, 86% nói rằng mình sẽ làm nếu cảm thấy sinh viên thực sự cần giúp đỡ, và phần còn lại (14%) sẽ làm nhưng không làm việc ngoài giờ. Cuối cùng, trong khi chỉ có 9% giảng viên vẫn lạc quan và cố gắng giúp học sinh khắc phục điểm yếu, 64% cảm thấy khó khăn để duy trì hoạt động Nguyễn Thị Thu Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(04): 21 - 26 Email: jst@tnu.edu.vn 24 như vậy. Những giảng viên còn lại (27%) thì cho rằng việc hỗ trợ sinh viên còn phụ thuộc vào bầu không khí chung của lớp. Hầu hết nhũng giảng viên khi được hỏi đều khá có trách nhiệm và sẵn sàng tiếp cận các sinh viên, đồng thời, có trách nhiệm liên quan đến công việc hàng ngày thể hiện sự chuyên nghiệp của các giảng viên. Đối với hai câu hỏi đầu tiên, các giảng viên cho thấy sự quan tâm và trách nhiệm đối với sinh viên ở mức độ trung bình, có nghĩa là trong nhiệm vụ chuyên môn của mình; tuy nhiên, giảng viên cảm thấy khó khăn để duy trì sự lạc quan và cố gắng giúp đỡ sinh viên, có thể vì các yếu tố liên quan đến bầu không khí chung hay phong trào của nhà trường và không nhất thiết là vì lý do giáo dục. 3.3. Tính cách giảng viên Khi được hỏi giảng viên tự đánh giá tính cách của mình trong giảng dạy, các giảng viên đã phản hồi theo kết quả ở Bảng 1. Bảng 1. Tính cách của giảng viên Dễ tính 3,9 Linh hoạt 4,1 Mềm lòng 4,2 Cứng nhắc 2,3 Thân thiện 4,1 Cảm thông 3,8 Nghiêm túc 3,7 Có tổ chức 4,4 Kiên nhẫn 4,4 Các giảng viên có xu hướng tự đánh giá trên thang điểm cao cho tất cả các mục ngoại trừ một mục: „cứng nhắc”. Lý do tại sao hầu hết giảng viên tự coi mình là ít „cứng nhắc‟ có thể liên quan đến yêu cầu mà giảng viên cần phải thực hiện linh hoạt trong giảng dạy và thể hiện trong nghề dạy học. 3.4. Quan điểm của giảng viên về thực tế giảng dạy và điều kiện giảng dạy Bảng 2 bên dưới thể hiện quan điểm cũng như mức độ đánh giá từ cao đến thấp về thực tế giảng dạy cũng như điều kiện giảng dạy của mỗi giảng viên. Bảng 2. Thực tế giảng dạy và các điều kiện giảng dạy Cao Trung bình Thấp Thực hành trên lớp 54,4 27,3 18,1 Giáo trình 40,9 40,9 18,1 Các hoạt động giảng dạy 54,5 27,3 18,2 Phòng thực hành tiếng 4,5 31,8 31,8 Các loại bài đọc 45,5 27,3 27,3 Cơ sở vật chất 9,1 50 40,9 Cơ hội thực hành tiếng 4,5 9,1 86,3 Phản hồi từ người học 50 22,7 27,3 Kiểm tra, đánh giá 81,8 4,5 13,6 Thời gian học 36,3 9,1 54,6 Mức độ sẵn sàng của giảng viên 86,3 - 13,6 31,8% số giảng viên được hỏi cho biết mình chưa bao giờ được tiếp xúc hay giảng dạy trong phòng lab. Nhìn chung, giáo viên có vẻ hài lòng với hầu hết các khía cạnh giảng dạy / học tập. Tuy nhiên, phòng thực hành tiếng, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và các cơ hội bên ngoài lớp học mà sinh viên được thực hành tiếng Anh nhận được đánh giá hài lòng tương đối thấp hơn. Mặt khác, các giảng viên khi được hỏi có vẻ khá hài lòng với cách họ đánh giá thành tích của sinh viên và sự sẵn sàng tư vấn cho sinh viên. Giảng viên cũng luôn sẵn sàng giảng dạy và giúp đỡ sinh viên học tập để đạt kết quả cao hơn. 3.5. Quan điểm của giảng viên về chương trình học của sinh viên Trong tổng số giảng viên được hỏi, hơn một nửa (53%) cho biết rằng họ và những giáo viên tiếng Anh không biết rõ mục tiêu cụ thể giảng dạy tiếng Anh ở Việt Nam. Tuy nhiên, những gì các giảng viên này tin rằng mục đích dạy tiếng Anh cho sinh viên đại học có thể được tóm tắt như sau (số trong ngoặc sau mỗi cụm từ biểu thị số lần nó được đề cập trong bảng câu hỏi), để giúp sinh viên: a. bày tỏ suy nghĩ của mình dưới mọi hình thức - bằng văn bản hoặc nói (43) b. giao tiếp với mọi người (41) c. trong học đại học và sau đại học (25) d. trong nghề nghiệp của họ (35) e. đọc, viết, nghe và nói bằng tiếng Anh (với sự nhấn mạnh khác nhau về các kỹ năng) (35) f. biết về người nước ngoài và văn hóa (11). Nguyễn Thị Thu Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(04): 21 - 26 Email: jst@tnu.edu.vn 25 Trong tổng số giảng viên được hỏi, 91% cho biết Bộ môn, Khoa và Trường đã xác định mục tiêu cho việc dạy tiếng Anh trong trường. Trong số này, 95% nghĩ rằng những mục tiêu này phù hợp với mục tiêu của sinh viên, 80% cho rằng những mục tiêu này phù hợp với nhu cầu học tiếng Anh của sinh viên. Tuy nhiên, chỉ có 40% số người được hỏi cho biết họ được mời góp ý trong việc thiết lập các mục tiêu này. Khoảng 90% giảng viên cho rằng thực tế giảng dạy đã phù hợp với các mục tiêu của khoa, trường và 75% cảm thấy sinh viên nhận thức được các mục tiêu này khi học tiếng Anh. Trong tổng số người được hỏi, 68% nghĩ rằng sinh viên cảm thấy cần phải học tiếng Anh. Về việc tuân thủ giảng dạy theo đề cương, 55% cho biết họ dạy theo đề cương chung của Khoa quy định nhưng việc giảng dạy cụ thể bài nào, bao lâu thì phụ thuộc vào giảng viên và đối tượng sinh viên; 41% giảng viên cho biết họ tuân theo một cách máy móc đề cương đã được duyệt. Chỉ có duy nhất một người được hỏi nói rằng anh ấy/cô ấy chỉ xem đề cương như một tài liệu tham khảo, còn dạy gì và dạy như thế nào là do tự mình quyết định miễn là đáp ứng được mục tiêu chuẩn đầu ra. Tất cả các giảng viên, (trừ một người) muốn có một đề cương chung, điều này hợp lý bởi thực tế là giáo viên cần phải biết yêu cầu môn học và chuẩn đầu ra và đồng thời có thể điều chỉnh hoạt động giảng dạy theo những gì có thể phù hợp và hiệu quả hơn trong những điều kiện nhất định. Khi được hỏi sinh viên có nên được tư vấn về nội dung và phương pháp của các khóa học ngoại ngữ, 50% số người được hỏi đồng ý. Tuy nhiên, cho dù hơn một nửa giáo viên tin rằng sinh viên muốn dành nhiều thời gian hơn để thảo luận về văn hóa của người nói tiếng Anh, 50% không tin rằng sinh viên có thể học tốt hơn nếu các khóa học tiếng Anh được lên kế hoạch theo một cách khác. Việc có một xu hướng chung là tin rằng tốt hơn là nên tham gia khóa học tiếng Anh trong thời gian dài hơn (trong 2-3 năm) so với khóa học 9-10 tín chỉ trong 1- 2 năm như hiện nay. Đây là điều dễ hiểu vì cả giảng viên và học sinh đều chịu áp lực hoàn thành nhiều lớp học cùng 1 lúc và sinh viên thì phải hoàn thành nhiều môn học cùng lúc với học tiếng Anh. 3.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc học tiếng Anh Ngoài các yếu tố cụ thể được đề cập bên trên, các giáo viên cũng đã đánh giá mức độ quan trọng của một số yếu tố được coi là ảnh hưởng đến quá trình học tiếng Anh của sinh viên. Kết quả được trình bày trong Bảng 3. Bảng 3. Đánh giá của giáo viên về các yếu tố ảnh hưởng đến việc học tiếng Anh Cao Trung bình Thấp Tuổi 72,7 4,5 22,7 Giới tính 18,2 31,8 50 Trình độ & nghề nghiệp của cha mẹ 95,5 4,5 - Số năm học tiếng Anh 72,8 13,6 13,6 Kiến thức về tiếng Anh 90,9 9,1 - Thái độ đối với việc học tiếng Anh 86,4 4,5 9 Thái độ đối với người nói tiếng Anh 72,8 18,2 9 Tình hình học tập hiện tại 63,6 27,3 9,1 Thái độ đối với tiếng Việt 31,8 40,9 27,2 Tính cách của giáo viên 100 - - Chú trọng phát triển từng kỹ năng 100 - - Tài liệu học tập 95,5 4,5 - Phương pháp giảng dạy 100 - - Kiểm tra, đánh giá 95,5 4,5 - Cơ hội thực hành tiếng 100 - - Trong số mười lăm yếu tố được coi là ảnh hưởng đến việc học tiếng Anh của học sinh, bốn yếu tố được xếp hạng cao (100%) đó là tính cách của giáo viên, chú trọng phát triển từng kỹ năng, phương pháp giảng dạy và cơ hội thực hành tiếng. Tiếp đến là trình độ và nghề nghiệp của cha mẹ, tài liệu học tập, và các kiểm tra đánh giá (xếp hạng cao 96%). Kiến thức về tiếng Anh được 90% giảng viên xếp hạng cao và thái độ đối với việc học ngoại ngữ (86%). Độ tuổi, số năm học tiếng Anh và thái độ đối với người nói tiếng Anh tính trung bình được 73% số giảng viên xếp hạng cao. Cuối cùng là tình hình học tập hiện tại (64%). Các yếu tố được coi là có ảnh hưởng ít nhất là thái độ đối với tiếng Việt và giới tính. Nguyễn Thị Thu Hương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(04): 21 - 26 Email: jst@tnu.edu.vn 26 4. Kết luận Giảng viên, những người đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của người học trong nghiên cứu này dường như hài lòng với nghề nghiệp và điều kiện làm việc cũng như giảng dạy của mình; Các giảng viên luôn coi giảng dạy là nghề “được xã hội tôn vinh”. Hơn nữa, giảng viên luôn sẵn sàng nỗ lực thêm khi cần thiết và mối quan hệ của giảng viên với sinh viên đang theo chiều hướng tốt dần lên. Các giảng viên trong nghiên cứu này cũng đã thể hiện tính cá nhân hóa và chuyên nghiệp hóa trong giảng dạy. Các giảng viên đều thể hiện được cảm hứng giảng dạy. Điều này phát sinh từ sự đam mê trong giảng dạy; nó duy trì sự tươi mới và tự giác tự phát trong lớp học; và cảm hứng cũng thu hút và giúp giảng viên quan tâm đến sinh viên hơn. Giảng viên lấy cảm hứng từ các hoạt động đơn giản và lắng nghe các vấn đề của sinh viên và giúp các em tìm giải pháp vượt qua. Đây là điều đáng mừng vì Đại học Thái Nguyên đang từng bước xây dựng đội ngũ giảng viên có chất lượng phục vụ đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng xu thế hội nhập phát triển của đất nước. Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu cũng chỉ ra một số vấn đề để nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh. Vấn đề đầu tiên là thiết bị giảng dạy thiếu hiệu quả, chưa đầu tư đáp ứng với nhu cầu giảng dạy và học tập. Chất lượng thiết bị các phòng lab chưa tốt, chưa có phòng học dịch. Cơ sở vật chất chưa thật sự phù hợp. Đa số các phòng học tiếng Anh là phòng học thụ động, khi sinh viên phải học tại những phòng qúa rộng, nhiều bàn ghế... không phù hợp cho những buổi học kỹ năng cần sự tập trung cao. Tại một số trường, chưa bố trí hoặc thiết kế đường truyền Internet hay Wifi để phục vụ việc học tập hoặc có nhưng đường truyền lại quá chậm, thậm chí không sử dụng được. Bên cạnh đó, giáo trình, đề cương dạy các kỹ năng cũng chưa thực sự phù hợp, chủ yếu dạy theo giáo trình có sẵn của nước ngoài, chưa có các giáo trình, bài giảng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế học tập của sinh viên miền núi và nâng cao hứng thú học tập cho sinh viên. TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES [1]. M. Faitar, “Socioeconomic status, ethnicity and the context of achievement in minority education,” pp. 3-5, 2010. [Online]. Available: https://global journals.org/.../1-The -Impact-of-EnglishLanguage.pdf. [Accessed November 23, 2018]. [2]. V. V. Hoang, “Factors affecting the quality of English education at Vietnam National University, Hanoi (In Vietnamese),” VNU Scientific Journal - Foreign Language, vol. 24, pp. 22-37, 2008. [3]. J. Kormos, and K. Csizér, “Age-Related Differences in the Motivation of Learning Enlgish as a Foreign Language: Attitudes, Selves, and Motivated Learning Behaviour,” Language Learning, vol. 58, no. 2, pp. 327- 355, 2008. [4]. I. Mushtaq, and N. S. Khan, “Factors Affecting Student‟s Academic Performance,” Global Journal of Management and Business Research, vol. 12, no. 1, p. 342, 2012. [5]. V. L. Nguyen, and H. Q. Pham, “The quality of teachers training at University of Education, Thai Nguyen university – from the practice of using human resources (In Vietnamese),” Journal of Education, vol. 10, p. 47, 2006. [6]. T. V. Nguyen, “Foreign language teaching and learning at the University of Engineering and Technology, Vietnam National University, Hanoi (In Vietnamese),” VNU Scientific Journal - Foreign Language, vol. 23, pp. 138-142, 2007. [7]. M. Ramlee, B. Seri, R. Saemah, M. H. Yusof and A. B. Rahayu, “Environmental Factors and Students‟ Learning Approaches: A Survey on Malaysian Polytechnics Students,” Journal of Education and Learning, vol. 8, no. 4, pp. 387-398, 2014. [8]. Thai Nguyen University, “Strategic plan for the development of Thai Nguyen University in the period of 2016-2020 and vision to 2030. (4th draft),” 2019. [Online]. Available: phat-trien-dai-hoc-thai-nguyen-giai-doan-2016- 2020-va-tam-nhin-den-nam-2030-du-thao-lan-4- dn47.html. [Accessed September 18, 2019].
File đính kèm:
- cac_yeu_to_anh_huong_den_chat_luong_hoc_tieng_anh_nhin_tu_go.pdf