Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết

Báo cáo tài chính (BCTC) là hồ sơ bằng văn bản truyền đạt các hoạt động kinh doanh và

hiệu quả tài chính của một công ty, ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của nhà đầu tư. Tuy nhiên

hiện nay, nhận thức của nhà đầu tư hay doanh nghiệp kiểm toán về việc kiểm soát chất lượng kiểm

toán vẫn còn hạn chế. Thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng và phân tích hồi quy đa

biến, bài viết xác định 5 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán BCTC của các doanh nghiệp

niêm yết (DNNY), gồm: (1) Quy mô công ty kiểm toán (CTKT), (2) Mức độ chuyên sâu của kiểm

toán viên, (3) Thủ tục kiểm soát chất lượng tại CTKT, (4) Giá phí kiểm toán, (5) Phạm vi cung cấp

dịch vụ của CTKT. Từ đó, bài viết đưa ra một số kiến nghị đối với các CTKT độc lập và các cơ

quan có liên quan nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC của các DNNY, đồng thời tìm ra

hướng phát triển cho ngành kiểm toán.

pdf 15 trang kimcuc 18840
Bạn đang xem tài liệu "Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết

Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết
VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 34-48 
34 
 Original Article 
Factors Affecting the Audit Quality 
of Financial Statements of Listed Businesses 
Tran Tu Uyen* 
Foreign Trade University, 91 Chua Lang, Dong Da, Hanoi, Vietnan 
Received 10 February 2020 
Revised 12 March 2020; Accepted 12 March 2020 
Abstract: Financial statements are written records that convey the business operations and 
financial performance of a company, directly affecting investors' decisions. However, at present, 
the awareness of investors or auditing firms is still limited in controlling the quality of audits. 
Through quantitative research methods and multivariate regression analysis to measure the level of 
influence of these factors, the article has found 5 factors affecting the audit quality of financial 
statements of listed businesses which include (1) Auditing firm size, (2) In-depth skill of auditors, 
(3) Quality control procedures at the audit firm, (4) Price of auditing, (5) Service range of the 
auditing company. Then, the study made a number of recommendations for independent auditing 
companies and related agencies to improve the audit quality of financial statements of listed 
companies, at the same time, to find the development direction for the audit profession. 
Keywords: Audit quality of financial statements, listed businesses. 
*
_______ 
* Corresponding author. 
 E-mail address: uyentt@ftu.edu.vn 
 https://doi.org/10.25073/2588-1108/vnueab.4316 
VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 34-48 
35 
Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán 
báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết 
Trần Tú Uyên* 
Trường Đại học Ngoại thương, 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam 
Nhận ngày 10 tháng 02 năm 2020 
Chỉnh sửa ngày 12 tháng 3 năm 2020; Chấp nhận đăng ngày 12 tháng 3 năm 2020 
Tóm tắt: Báo cáo tài chính (BCTC) là hồ sơ bằng văn bản truyền đạt các hoạt động kinh doanh và 
hiệu quả tài chính của một công ty, ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của nhà đầu tư. Tuy nhiên 
hiện nay, nhận thức của nhà đầu tư hay doanh nghiệp kiểm toán về việc kiểm soát chất lượng kiểm 
toán vẫn còn hạn chế. Thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng và phân tích hồi quy đa 
biến, bài viết xác định 5 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán BCTC của các doanh nghiệp 
niêm yết (DNNY), gồm: (1) Quy mô công ty kiểm toán (CTKT), (2) Mức độ chuyên sâu của kiểm 
toán viên, (3) Thủ tục kiểm soát chất lượng tại CTKT, (4) Giá phí kiểm toán, (5) Phạm vi cung cấp 
dịch vụ của CTKT. Từ đó, bài viết đưa ra một số kiến nghị đối với các CTKT độc lập và các cơ 
quan có liên quan nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC của các DNNY, đồng thời tìm ra 
hướng phát triển cho ngành kiểm toán. 
Từ khóa: Chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính, doanh nghiệp niêm yết. 
1. Đặt vấn đề * 
Kiểm toán đóng vai trò quan trọng trong 
nền kinh tế toàn cầu và có tác động trực tiếp 
đến các doanh nghiệp. Các kiểm toán viên đưa 
ra ý kiến của mình dựa trên quan điểm khách 
quan về các BCTC. Điều này rất quan trọng đối 
với người sử dụng các BCTC bởi nó đảm bảo 
các dữ liệu được công bố đã được đo lường và 
hiện hữu. Chất lượng kiểm toán hầu như không 
ảnh hưởng nhiều bởi bằng cấp của các kiểm 
toán viên, mà thay vào đó là các yếu tố khác 
bao gồm hệ thống kiểm soát nội bộ của các 
_______ 
* Tác giả liên hệ. 
 Địa chỉ email: uyentt@ftu.edu.vn 
 https://doi.org/10.25073/2588-1108/vnueab.4316 
doanh nghiệp có thể có những vai trò khác 
nhau, quy mô của CTKT. Tuy nhiên, một vài 
CTKT nhỏ lại khẳng định quy mô không ảnh 
hưởng đến chất lượng bởi nó không ảnh hưởng 
đến việc chọn lựa các kiểm toán viên. 
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, 
chức năng cũng như sự ảnh hưởng của kiểm 
toán đến thị trường vốn đã được khẳng định 
chắc chắn hơn và người ta cố gắng định dạng 
chất lượng kiểm toán. Ở Anh, Hội đồng Báo 
cáo Tài chính (The Financial Reporting 
Council) đã ban hành Khung chất lượng kiểm 
toán (The Audit Quality Framework) vào năm 
2008 [1] hay Australia công bố Chất lượng 
Kiểm toán ở Australia (Audit Quality in 
Australia) năm 2010 [2]. Bên cạnh đó, các cơ 
T.T. Uyen / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 34-48 
36 
quan quản lý nghề nghiệp ngành kế toán - kiểm 
toán đã thực hiên một số biện pháp chính sách 
để cải thiện chất lượng kiểm toán, trong đó phải 
kể đến các lệnh cấm của Ủy ban Chứng khoán 
và Trao đổi Hoa Kỳ (U. S. Securities and 
Exchange Commission - SEC) đối với các 
CTKT thực hiện dịch vụ phi kiểm toán 
(Non-audit services companies - NAS) năm 
2000 hay việc nhanh chóng áp dụng Đạo 
luật Sarbanes-Oxley (Sarbanes-Oxley Act - 
SOX) sau sự sụp đổ của Enron. 
Mặc dù các chính sách được đưa ra nhưng 
bằng chứng liên quan đến các yếu tố có thể nâng 
cao hoặc làm giảm chất lượng kiểm toán lại 
không được thuyết phục và chắc chắn. Theo đó, 
các nghiên cứu cũng cung cấp bằng chứng thực 
nghiệm về các yếu tố được coi là ảnh hưởng đến 
chất lượng kiểm toán, cụ thể là tầm quan trọng 
tương đối của các thuộc tính nhóm kiểm toán và 
CTKT trong việc ảnh hưởng đến chất lượng kiểm 
toán theo cảm nhận của kiểm toán viên trực tiếp 
tham gia quá trình kiểm toán. 
Trên thị trường chứng khoán, các DNNY 
phải cạnh tranh rất gay gắt, và theo đó chất 
lượng kiểm toán đã trở thành một vấn đề quan 
trọng đối với các nhà quản lý muốn cải thiện 
chất lượng kinh doanh cũng như gia tăng niềm 
tin về BCTC đối với các nhà đầu tư trên thị 
trường. Do đó, nghiên cứu này hướng tới ba 
mục tiêu cụ thể sau: Phân tích thực trạng đánh 
giá chất lượng kiểm toán BCTC của các DNNY 
và xây dựng mô hình kinh tế lượng nhằm tìm ra 
các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm 
toán BCTC, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm 
nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC của các 
doanh nghiệp này. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
2.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu 
Đã có rất nhiều nghiên cứu trước đây 
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới chất 
lượng kiểm toán báo cáo tài chính, cụ thể như 
sau (Bảng 1): 
Theo các công trình nghiên cứu trước đây 
và các khuôn mẫu của các tổ chức kiểm toán 
quốc tế, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng 
kiểm toán được xác định dựa trên 2 góc nhìn 
khác nhau nhưng đều có cách điểm chung. 
Đánh giá dựa theo qui trình kiểm toán sẽ đưa ra 
cái nhìn chi tiết hơn về mức độ ảnh hưởng của 
từng yếu tố có thể ảnh hưởng đến một cuộc 
kiểm toán. Còn đánh giá dựa trên công ty kiểm 
toán sẽ xác định được tìm hiểu các yếu tố ảnh 
hưởng đến việc kiểm toán của KTV. Dựa vào 
đặc điểm chung của các doanh nghiệp đã niêm 
yết, tác giả lựa chọn đánh giá các yếu tố ảnh 
hưởng đến chất lượng kiểm toán dựa trên công 
ty kiểm toán để làm rõ tính độc lập của nhóm 
KTV ảnh hưởng đến chất lượng các BCTC đã 
được kiểm toán. Tác giả nhận định các nhân tố 
ảnh hưởng đến chất lượng KTĐL được gồm: 
Quy mô công ty kiểm toán, Mức độ chuyên sâu 
từng lĩnh việc kiểm toán của KTV, Thủ tục 
kiểm soát chất lượng, Giá phí kiểm toán và 
Phạm vi của dịch vụ kiểm toán cung cấp. 
Cơ sở của việc xác định các nhóm nhân tố 
này là: Căn cứ vào kết quả tổng kết các nghiên 
cứu tổng quan về hệ thống các nhân tố ảnh 
hưởng tới chất lượng kiểm toán BCTC DNNY, 
chủ yếu từ các nghiên cứu ngước ngoài đã nêu 
ở trên. Đồng thời, kết hợp với phân tích thực 
trạng kiểm toán BCTC DNNY ở TTCK Việt 
Nam thời gian qua. Tác giả đưa ra bảng các 
nhân tố như Bảng 2. 
d
Bảng 1. Tổng hợp các nghiên cứu trước đây 
Yếu tố Nghiên cứu Quan điểm 
Quy mô 
kiểm toán 
De Angelo (1981) [3], Lennox 
(1999) [4], Shu (2000) [5], Dye 
(1993) [6] 
Các CTKT lớn sẽ có chất lượng kiểm toán được đánh giá 
cao hơn các CTKT nhỏ. 
T.T. Uyen / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 34-48 
37 
Mức độ 
chuyên sâu 
từng lĩnh vực 
kiểm toán 
Kwon (1996) [7] 
Các kiểm toán viên am hiểu sâu lĩnh vực chuyên ngành sẽ 
có khả năng đánh giá được tính hợp lý trong ước tính kế 
toán và trình bày, công bố thông tin tài chính, từ đó tạo áp 
lực buộc khách hàng phải tuân thủ nguyên tắc kế toán. 
Simunic và Stein (1987) [8] 
Để chuyên môn hóa trong một lĩnh vực ngành nghề cụ thể 
thì các công ty kiểm toán thường đầu tư vào công nghệ, kỹ 
thuật, phương tiện vật chất, nhân sự và hệ thống kiểm soát 
chất lượng để nâng cao chất lượng dịch vụ của ngành mà 
mình chuyên sâu. 
Maletta và Wright (1996) [9] 
Trong từng ngành sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ khác 
nhau luôn có những vấn đề rủi ro kiểm toán đặc trưng ẩn 
chứa trong đó. 
Davidson và cộng 
sự (1993) [10] 
Các CTKT chuyên ngành chiếm khoảng 34% phí kiểm 
toán trong toàn ngành. 
Deis và Giroux (1992) [11] 
Thị phần của các CTKT chuyên ngành tỷ lệ thuận với việc 
kiểm soát chất lượng. 
Balsam và cộng sự (2003) [12], 
Ross (2005) [13] 
Khách hàng của những công ty kiểm toán chuyên ngành 
thường có ít các khoản trích trước kế toán tùy tiện hơn so 
với khách hàng sử dụng những công ty kiểm toán không 
chuyên ngành. 
Thủ tục kiểm 
soát chất lượng 
của CTKT 
Deis và Groux (1992) [14] 
Có mối quan hệ thuận chiều giữa kiểm soát chất lượng và 
chất lượng kiểm toán. 
Deis và Giroux (1992) [11] 
CTKT với một hệ thống kiểm soát chất lượng mạnh sẽ có ít 
khả năng thực hiện các bước kiểm toán không thích hợp. 
Giá phí 
kiểm toán 
DeAngelo (1981) [3] 
Mối liên hệ giữa chi phí kiểm toán và mối quan hệ kinh tế 
với khách hàng có thể làm giảm tính độc lập của kiểm toán 
viên, từ đó dẫn tới giảm chất lượng kiểm toán. 
Kwon [15] (1996), Davidson 
1993 [16] 
Cung cấp thêm bằng chứng là các CTKT thường giảm giá 
phí kiểm toán cho năm đầu tiên. 
Phạm vi dịch 
vụ kiểm toán 
cung cấp 
Scheiner (1984) [17], Beck và 
cộng sự (2002) [18] 
Việc cung cấp dịch vụ phi kiểm toán có thể gia tăng mối 
quan hệ kinh tế giữa kiểm toán viên và khách hàng. 
Nguồn: Tác giả tổng hợp 
T.T. Uyen / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 34-48 
38 
Bảng 2. Tổng hợp 5 nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán BCTC của các CTKT độc lập với DNNY trên 
thị trường chứng khoán Việt Nam 
Ký hiệu Nhân tố Số chỉ tiêu đo lường 
QM Quy mô của CTKT 04 
CM Mức độ chuyên sâu từng lĩnh vực kiểm toán 05 
KSCL Kiểm soát chất lượng tại các CTKT 04 
GP Giá phí kiểm toán 03 
PV Phạm vi của dịch vụ kiểm toán cung cấp 03 
Tổng 19 
Nguồn: Tác giả tổng hợp 
CTKT cung cấp nhiều dịch vụ 
cho cùng đối tượng 
Phạm vi cung cấp 
dịch vụ 
CTKT cung cấp dịch vụ phi kiểm 
toán 
CTKT chỉ cung cấp dịch vụ kiểm 
toán 
Kiểm toán viên có chứng chỉ 
hành nghề 
Mức độ chuyên sâu 
Kiểm toán viên am hiểu chuyên 
môn kế toán 
Kiểm toán viên có kinh nghiệm 
kiểm toán DNNY 
Kiểm toán viên cập nhật kiến 
thức hằng năm 
Kiểm toán viên có khả năng đánh 
giá rủi ro 
Chất lượng kiểm 
toán BCTC 
Số năm hoạt động 
Quy mô CTKT Số khách hàng hằng năm 
Số nhân viên 
Quy mô vốn CSH 
CTKT thực hiện KSCL thường 
xuyên 
Thủ tục kiểm soát 
chất lượng 
CTKT có bộ phận giám sát 
KSCL 
CTKT có bộ phận thực hiện 
KSCL 
CTKT có quy trình kiểm soát 
chất lượng 
Giá phí kiểm toán 
Giá phí kiểm toán Thời gian hoàn thành BCTC 
Phản hồi từ khách hàng trước 
Hình 1. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán BCTC DNNY. 
Nguồn: Tác giả tổng hợp 
T.T. Uyen / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 34-48 
39 
2.2. Xây dựng giả thuyết 
Dựa vào phân tích trên và các lý thuyết từ 
những nghiên cứu trước đây, tác giả đề xuất các 
giả thuyết nghiên cứu như sau: 
H0: Các biến quan sát không có tương quan 
với nhau trong tổng thể. 
H1: Quy mô của các CTKT càng lớn thì 
chất lượng dịch vụ kiểm toán BCTC DNNY 
của các CTKT độc lập càng cao. 
H2: Mức độ chuyên sâu của các kiểm toán 
viên càng cao thì chất lượng dịch vụ kiểm toán 
BCTC DNNY của các CTKT độc lập càng cao. 
H3: Thủ tục kiểm soát chất lượng càng chặt 
chẽ thì chất lượng dịch vụ kiểm toán BCTC 
DNNY của các CTKT độc lập càng cao. 
H4: Giá phí càng cao thì chất lượng dịch vụ 
kiểm toán BCTC DNNY của các CTKT độc lập 
càng cao. 
H5: Phạm vi dịch vụ kiểm toán càng nhiều 
thì chất lượng dịch vụ kiểm toán BCTC DNNY 
của các CTKT độc lập càng thấp. 
2.3. Thu thập số liệu 
Tác giả sử dụng bảng hỏi nhằm thu thập ý 
kiến đánh giá của các CTKT về mức độ ảnh 
hưởng của các nhân tố tới chất lượng kiểm toán 
BCTC DNNY trên thị trường chứng khoán của 
các CTKT độc lập hiện nay. Nội dung bảng hỏi 
gồm 2 phần: phần 1 đưa ra thông tin chung về 
CTKT - nơi các kiểm toán viên đang làm 
việc; phần 2 đánh giá các nhân tố ảnh hưởng 
đến chất lượng kiểm toán BCTC DNNY của 
các kiểm toán viên. 
Kết quả khảo sát sau khi được tổng hợp, 
phân tích sẽ cho biết về sự phù hợp của các 
nhân tố, và đánh giá được mức độ ảnh hưởng 
của mỗi nhân tố này tới chất lượng kiểm toán 
BCTC của các CTKT độc lập. 
3. Kết quả nghiên cứu 
Mẫu nghiên cứu là các KTV có tên trong 
danh sách thuộc 22 công ty được UBCKNN 
chấp nhận đủ điều kiện kiểm toán BCTC 
DNNY năm tài chính 2018 và các CTKT đã 
từng được chấp nhận đủ điều kiện vào các năm 
trước gồm 42 công ty. 
Số bảng khảo sát nhận được là 120 trên 
tổng số 500 bảng khảo sát được gửi đi. Trong 
tổng số bảng hỏi thu về, có 4 bảng hỏi nào 
không phù hợp hoặc chưa hoàn thành đầy đủ. 
(4 bảng hỏi này được điền bởi các KTV chưa 
từng tham gia kiểm toán BCTC DNNY). 
Kết quả thu được từ các KTV trên về có 
100% các KTV đã từng hơn 2 lần được UBCK 
chấp nhận đủ điều kiện kiểm toán BCTC 
DNNY. Các KTV tham gia khảo sát thuộc các 
CTKT có đa dạng về quy mô và loại hình. Như 
vậy, có thể đảm bảo các câu trả lời là đáng tin 
vậy và có chất lượng. 
Phân tích mô tả các biến (Bảng 3). 
Dựa theo bảng 3, ta nhận thấy các biến “Số 
khách hàng hằng năm”, “Số lượng nhân viên”, 
“Quy mô vốn CSH”, “KTV am hiểu CMKT, 
KiT” “KTV có chứng chỉ”, “KTV có khả năng 
đánh giá rủi ro”, “CTKT có bộ phận thực hiện 
KSCL”, “Giá phí kiểm toán”, Thời gian hoàn 
thành BCKiT” và “CTKT cung cấp các dịch vụ 
phi kiểm toán” có trung bình lớn hơn 3. Tức là, 
theo các KTV tham gia khảo sát, các biến này 
có ảnh hưởng mạnh hơn tới chất lượng kiểm 
toán BCTC. 
Theo bảng 3, đa số các KTV đều cho rằng 
“Lịch sử hình thành công ty”, “Số lượng khách 
hàng hằng năm” và “Số lượng nhân viên” sẽ 
ảnh hưởng lớn đến chất lượng kiểm toán. Điều 
này hoàn toàn có thể giải thích, vì khi CTKT có 
lịch sử hình thành lâu dài và số lượng khách 
hàng hằng năm lớn tức là đã trải qua nhiều cuộc 
kiểm toán và có thể khẳng định vị thế trong 
suốt quá trình hình thành và phát triển, sẽ tạo 
niềm tin lớn hơn cho khách hàng và với kinh 
nghiệm kiểm toán lâu năm sẽ giúp cho các 
CTKT có thể dễ dàng phát hiện các sai sót 
trọng yếu của các BCTC. Đồng thời “Số lượng 
nhân viên” lớn sẽ giúp các CTKT tăng thêm số 
lượng các thành viên trong các cuộc kiểm toán, 
làm giảm bớt thời gian kiểm toán và nhiều 
thành viên tham gia sẽ giúp việc phân tích các 
BCTC hay các phần hành được chia nhỏ, làm 
kỹ càng hơn và nhanh chóng phát hiện các sai 
sót trên BCTC hơn. 
Kết quả mô tả các biến cũng cho thấy, các 
KTV được khảo sát đều thừa nhận việc “KTV 
T.T. Uyen / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36,  ... ập) thông qua 
giá trị của độ chấp nhận (Tolerance) hoặc hệ số 
phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation 
Factor). Thực tế so sánh VIF đều nhỏ hơn 2, 
chứng tỏ không có hiện tượng đa cộng tuyến. 
Dựa vào bảng 9 kiểm định các giả thuyết sử 
dụng phần mền SPSS: giá trị ở cột Sig. của các 
biến độc lập đều nhỏ hơn 5% chứng tỏ 5 biến 
độc lập đều tác động có ý nghĩa lên biến phụ 
thuộc. Đồng nghĩa là 5 biến độc lập đều được 
chấp nhận. 
Từ đây, ta có mô hình hồi quy của biến phụ 
thuộc Chất lượng kiểm toán BCTC: 
CLKT = 0.426 + 0.220*QM + 0.212*CM 
+ 0.187 * KSCL + 0.141*PV + 0.118*GP 
F 
Bảng 8. Kết quả kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của tổng thể mô hình 
ANOVAa 
Mô hình Tổng các bình phương Df 
Trung bình 
các bình 
phương 
F Sig. 
1 
Hồi quy 14.195 5 2.839 25.362 .000b 
Phần dư 12.314 110 .112 
Tổng 26.509 115 
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu trên SPSS 20. 
Bảng 9. Kết quả hồi quy tuyến tính 
Hệ số hồi quya 
Mô hình 
Hệ số hồi quy chưa 
chuẩn hóa 
Hệ số hồi 
quy chuẩn 
hóa T Sig. 
Thống kê đa cộng tuyến 
B 
Sai số 
chuẩn 
Beta 
Độ chấp 
nhận 
Hệ số phóng 
đại phương sai 
1 
(Hằng số) .426 .267 1.594 .114 
Thủ tục 
kiểm soát 
chất lượng 
.187 .040 .313 4.712 .000 .958 1.043 
Qui mô 
CTKT 
.220 .036 .413 6.170 .000 .941 1.062 
Mức độ 
chuyên sâu 
.212 .043 .341 4.946 .000 .887 1.128 
Phạm vi 
cung cấp 
dịch vụ 
.141 .037 .255 3.828 .000 .951 1.051 
Giá phí 
kiểm toán 
.118 .043 .194 2.735 .007 .840 1.190 
a. Biến phụ thuộc: Chất lượng kiểm toán BCTC. 
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu trên SPSS 20. 
T.T. Uyen / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 34-48 
45 
3. Hạn chế trong kiểm soát chất lượng kiểm 
toán báo cáo tài chính và giải pháp khắc 
phục các hạn chế 
3.1. Các hạn chế trong kiểm soát chất lượng 
kiểm toán báo cáo tài chính 
Theo kết quả mô hình và kết quả bảng khảo 
sát phát hiện các hạn chế còn tồn tại trong các 
công ty kiểm toán độc lập khi tham gia vào quá 
trình kiểm toán BCTC các DNNY như sau: 
Hạn chế về mặt quy mô công ty kiểm toán: 
Hạn chế lớn nhất trong phạm vi quy mô 
doanh nghiệp kiểm toán cần kể đến đó là việc 
thiếu nhân lực, đặc biệt là vào thời gian cao 
điểm của nghề kiểm toán từ tháng 1 đến hết 
tháng 3 hằng năm. Số lượng nhân sự không đủ 
đáp ứng khối lượng công việc, nhất là ở những 
công ty kiểm toán vừa và nhỏ dẫn đến việc các 
KTV thiếu kinh nghiệm và chưa đủ năng lực 
hiểu biết về ngành nghề kinh doanh của các 
khách hàng tham gia vào quá trình kiểm toán 
dẫn đến chất lượng kiểm toán BCTC không 
được đảm bào. Đa số nhân sự đoàn kiểm toán 
BCTC DNNY tại các công ty kiểm toán chỉ 
gồm 3 đến 4 người, một số nhóm sẽ lớn hơn 4 
người, các công việc có rủi ro cao tập trung cho 
những trưởng nhóm kiểm toán và trợ lý kiểm 
toán có kinh nghiệm lâu năm dẫn tới khối lượng 
công việc được phân chia không đồng đều và có 
rủi ro phát hiện cao. 
Hạn chế trong tổ chức kiểm soát chất lượng 
hoạt động kiểm toán BCTC: 
Hiện nay, công tác KSCL hoạt động kiểm 
toán BCTC nói chung và kiểm toán BCTC 
DNNY nói riêng còn có nhiều hạn chế. Bản 
thân các công ty kiểm toán cũng đã xây dựng 
các hệ thống chính sách và thủ tục KSCL kiểm 
toán BCTC tương đối đầy đủ và chặt chẽ, tuy 
nhiên, việc xây dựng này chỉ dừng lại ở mức 
hoàn thiện hồ sơ tài liệu mà chưa có ý nghĩa 
thực tiễn. Việc thực hiện hoạt động KSCL còn 
nhiều hạn chế, chưa hiệu quả và mang tính hình 
thức, đặc biệt là ở các công ty kiểm toán vừa 
và nhỏ. 
Hạn chế về mức độ chuyên sâu nghề nghiệp 
của các KTV: 
Theo thực tế khảo sát 100% các công ty 
kiểm toán nhỏ và vừa thực hiện thủ tục phân 
tích xu hướng, so sánh số liệu thực tế kỳ này 
với số liệu thực tế kỳ trước, điều này đồng 
nghĩa với việc các KTV ít thực hiện so sánh số 
liệu thực tế của DNNY với số liệu bình quân 
ngành của các doanh nghiệp đó. Các KTV cũng 
không sử dụng hoặc chỉ sử dụng rất hạn chế kỹ 
thuận phân tích tỷ suất và phân tích ước tính. 
Việc sử dụng kỹ thuật phân tích tại các công ty 
kiểm toán chỉ nhằm mục đích xác định phạm vi 
kiểm toán mà chưa giúp các KTV khoanh vùng 
trọng tâm kiểm toán để đưa ra những nhận định 
về khả năng xảy ra các sai phạm chủ yếu 
Nguyên nhân ckhảo sát 100% cá 
Thuyên nhân ckhảo sát 100% các công ty 
kiểm toán nhỏ và vừa t nguyên nhân khách 
quan như sau: 
Các công ty kihảo sát 100% các công ty 
kiểm toán nhỏ và vừa t nguyên nhân khách 
quan như sau:ớng, so sánh số liệu thực tế kỳ 
này với số 
Các KTV chưa chảo sát 100% các công ty 
kiểm toán nhỏ và vừa t nguyên nhân khách 
quan nhc ngoài công nhận trong điều kiện hội 
nhập hiện nay 
Do sKTV chưa chảo sát 100% các công ty 
kiểm toán nhỏ và vừa t nguyên nhân khá 
3.2. Giải pháp khắc phục 
Đối với các công ty kiểm toán độc lập 
Với qui mô và thủ tục kiểm soát chất lượng 
của công ty kiểm toán 
Do phần lớn ảnh hưởng thực tiễn của nhân 
tố này là do việc thiếu hụt nhân lực trong nội bộ 
các công ty kiểm toán độc lập, điều này thể hiện 
rõ nhất trong thởi gian cao điểm của kiểm toán. 
Tuy nhiên, việc tuyển dụng KTV từ độc lập từ 
bên ngoài công ty là rất khó khăn do sự cạnh 
tranh lớn giữa các doanh nghiệp kiểm toán 
đồng thời, việc chịu quá nhiều áp lực dẫn đến 
các KTV (đặc biệt là các nữ KTV) không quá 
mặn mà với nghề dẫn đến việc nghỉ việc sau 
một khoảng thời gian công tác. Điều này yêu 
cầu các công ty kiểm toán cần hoàn thiện và 
nâng cao quá trình quản trị nguồn nhân lực bao 
T.T. Uyen / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 34-48 
46 
gồm: Chính sách tuyển dụng hợp lý, hệ thống 
đãi ngộ và phúc lợi với nhân viên tốt. Trong đó, 
trước hết các công ty kiểm toán cần xây dựng 
những mức lương, thưởng phù hợp với năng lực 
của nhân viên, đồng thời cần tổ chức các hoạt 
động, chương trình nhằm nâng cao thể chất và 
tinh thần cho các kiểm toán viên trong công ty. 
Bên cạnh đó công tác đào tạo nhân viên nội bộ 
đóng một vai trò quan trọn trong công ty kiểm 
toán, đặc biệt từ mức “junior” lên mức “senior” 
để tránh tình trạng thiếu hụt nhân lực, cũng 
tránh các rủi ro liên quan đến việc các KTV 
chưa có kinh nghiệm gây ra sai sót ảnh hưởng 
đến chất lượng BCTC DNNY. 
Đối với các công ty kiểm toán, một trong 
những yếu tố quan trọng nhất quyết định uy tín 
của công ty đó là thủ tục kiểm soát chất lượng. 
Nhân tố này thể hiện phương pháp kiểm toán 
của KTV và công ty kiểm toán cũng như quy 
trình KSCL của công ty kiểm toán. Để đảm bảo 
nhân tố này, về phương pháp kiểm toán, các 
CTKT cần xây dựng quy trình kiểm toán phù 
hợp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin 
trong quá trình kiểm toán, đồng thời khuyến 
khích các KTV có sự tương tác thích hợp với 
KTV nội bộ của DN khách hàng trong quá trình 
kiểm toán. Về quy trình kiểm soát chất lượng, 
các CTKT cần xây dựng một quy trình KSCL 
hiệu quả và thực hiện việc KSCL cho từng cuộc 
kiểm toán để đảm bảo chất lượng. Đồng thời, 
để đảm bảo yếu tố thời gian kiểm toán, các 
CTKT cần lập kế hoạch kiểm toán, và căn cứ 
vào độ phức tạp và khối lượng công việc của 
cuộc kiểm toán để xác định thời gian kiểm toán 
thích hợp. 
Với mức độ chuyên sâu nghề nghiệp 
của KTV 
Nhân tố này gồm các yếu tố nội tại thể hiện 
kinh nghiệm của KTV trong thực hiện công 
việc kiểm toán nói chung, sự am hiểu và kinh 
nghiệm kiểm toán của KTV đối với ngành nghề 
kinh doanh cụ thể của khách hàng kiểm toán 
nói riêng. Để đảm bảo điều này, đòi hỏi sự tự 
tích lũy kinh nghiệm và trau dồi kiến thức của 
chính các KTV trong quá trình làm việc. Hơn 
nữa, ngành nghề knh doanh của các DNNY rất 
đa dạng và phức tạp, đặc biệt là các công ty đa 
ngành, bởi vậy các KTV phải luôn tự tích lũy 
kinh nghiệm về từng lĩnh vực cụ thể để có thể 
đảm bảo kinh nghiệm cũng như phù hợp đối với 
từng lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. Để 
đảm bảo về tính chuyên môn của KTV đòi hỏi 
sự chủ động học tập bồi dưỡng và cập nhật kiến 
thức của bản thân các KTV. Đồng nghĩa các 
công ty kiểm toán cần tổ chức thường xuyên 
các khóa đào tạo trong và ngoài nước để giúp 
các KTV có cơ hội cập nhật và nâng cao kiến 
thức, đảm bảo trình độ chuyên môn để có thể 
thực hiện tốt công việc kiểm toán. Không chỉ 
cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao 
nghiệp vụ cho các KTV mà các công ty kiểm 
toán cũng cần tạo điều kiện cho các KTV tham 
gia chứng chỉ hành nghề kiểm toán trong nước 
và quốc tế như ACCA, CPA Úc cũng như công 
tác nâng cao các kĩ năng quan trọng đối với 
ngành kiểm toán. Đồng thời, cũng cần tăng 
cường sử dụng ý kiến chuyên gia hoặc các KTV 
am hiểu về các lĩnh vực mà DNNY hoạt động 
nhằm đảm bảo chất lương kiểm toán. 
3.3. Khuyến nghị với các cơ quan chức năng và 
các đơn vị liên quan 
Để hoàn thiện tổ chức công tác kiểm toán 
BCTC DNNY của các công ty kiểm toán độc 
lập không chỉ cần sự nỗ lực cải thiện của các 
công ty này mà cũng cần tới sự tăng cường 
quản lý của các cơ quan chức năng và các tổ 
chức - đơn vị liên quan. Các tổ chức này có thể 
giúp nâng cao nhận thức của các KTV và các 
công ty kiểm toán về tầm quan trọng của tổ 
chức công tác kiểm toán trong việc nâng cao 
hiệu quả và chất lượng cuộc kiểm toán. Và 
thông qua bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn, 
giao lưu trao đổi kinh nghiệm giữa các công ty 
kiểm toán độc lập hoặc hội nhóm KTV hỗ trợ 
nâng cao trình độ, kinh nghiệm nghề nghiệp và 
khả năng xét đoán của các KTV. Theo VACPA, 
trên thực tế, sức ép phải nộp và công khai 
BCTC năm đúng hạn, đặc biệt là thời hạn phải 
có Báo cáo kiểm toán để phục vụ Đại hội cổ 
đông dồn vào các tháng đầu năm đã làm ảnh 
hưởng đến chất lượng kiểm toán. Mặt khác, 
năng lực, trình độ và đạo đức nghề nghiệp của 
kiểm toán viên là những yếu tố mang tính quyết 
định chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, có trường 
T.T. Uyen / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 34-48 
47 
hợp do trình độ kiểm toán viên trực tiếp thực 
hiện hợp đồng kiểm toán còn chưa hiểu sâu về 
lĩnh vực, ngành nghề của khách hàng dẫn đến 
những sai sót nghề nghiệp. Thậm chí, mấy năm 
gần đây, một số DN kiểm toán đã mắc phải 
những sai phạm phải xử lý kỷ luật như khiển 
trách, cảnh cáo, kể cả việc đình chỉ hành nghề, 
không đủ điều kiện chấp thuận kiểm toán... 
Thực tế đó đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nước, 
hội nghề nghiệp và các DN kiểm toán phải quan 
tâm và có các biện pháp cần thiết để tăng cường 
chất lượng dịch vụ nhằm bảo đảm sự trung thực 
của thông tin tài chính khi công khai. BCTC có 
ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định của nhà 
đầu tư. Để nâng cao chất lượng kiểm toán 
BCTC của DN, nguyên Vụ trưởng Vụ Chế độ 
Kế toán và Kiểm toán (Bộ Tài chính) Đặng 
Thái Hùng lưu ý: Ngoài việc tiếp tục hoàn thiện 
các cơ chế, chính sách liên quan đến tài chính, 
kế toán, kiểm toán, cần làm rõ và có hình thức, 
chế tài kỷ luật, xử phạt thích đáng đối những vi 
phạm đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên 
và công ty kiểm toán. 
4. Kết luận 
Bằng phương pháp định tính kết hợp định 
lượng bài báo đã xây dựng mô hình 5 nhân tố 
tác động tới chất lượng kiểm toán báo cáo tài 
chính của các DNNY đó là quy mô công ty 
kiểm toán, mức độ chuyên sâu của các KTV, 
thủ tục kiểm soát chất lượng của công ty kiểm 
toán, giá phí kiểm toán và phạm vi cung cấp 
dịch vụ của công ty kiểm toán. Kết quả khảo sát 
cho thấy tất cả các KTV được khảo sát đều cho 
rằng cả 5 yếu tố này đều có ảnh hưởng đến chất 
lượng kiểm toán, từ kết quả mô hình hồi quy tác 
giả cũng kết luận cả 5 yếu tố trên đều ảnh 
hưởng đồng biến với chất lượng báo cáo 
kiểm toán. 
Dựa vào kết quả khảo sát và mô hình cùng 
với nhận định từ thực tiễn, tác giả đã nêu ra các 
hạn chế còn tồn tại và đưa ra các giải pháp 
nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo 
tài chính của các DNNY theo các nhân tố ảnh 
hưởng. Bên cạnh việc đưa ra các giải pháp đối 
với các doanh nghiệp kiểm toán, các tác gải 
cũng đưa ra các giải pháp đối với Nhà nước và 
các Hiệp hội nghề nghiệp nhằm tạo điều kiện 
cho kiểm toán viên và các công ty trong ngành 
kiểm toán có khả năng hoàn thiện và đẩy năng 
lực nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán. 
Tài liệu tham khảo 
[1] A Framework for Audit Quality, Developed and 
approved by the International Auditing and 
Assurance Standards Board (IAASB) May 15 
2008, 2008. 
[2] Audit Quality in Australia, A Brief Overview of 
Recent Regulatory and Professional 
Developments, Australian Government, 2010. 
[3] Linda Elizabeth DeAngelo, Auditor size and audit 
quality, University of Pennsylvania, Philadelphia, 
P.A 19104, USA, 1981. 
[4] C.S Lennox, “Audit Quality and Auditor 
Size: An Evaluation of Reputation and Deep 
Pockets Hypotheses”, Journal of Business 
Finance and Accounting 26(7/8) (1999) 779-805. 
[5] S Shu, “Auditor Resignations: Clientele Effects 
and Legal Liability”, Journal of Accounting and 
Economics 29 (2000) 173-205. 
[6] R. Dye, “Auditing Standards, Legal Liability, 
and Auditor Wealth”, Journal of Political 
Economy 101 (1993) 877-914. 
[7] S.Kwon, “The Impact of Competition within 
the Client’s Industry on the Auditor Selection 
Decision”, Auditing: A Journal of Practice and 
Theory (Spring), 1996, pp. 53- 70. 
[8] D.M. Stein Simunic, “Production 
Differentiation in Auditing: A Study of Auditor 
Choice in the Market foe New Issues”, 
Canadian Certified General Accountants’ 
Research Foundation, 1987, pp. 15-20. 
[9] M.A. Wright Maletta, “Audit Evidence Planning: 
an Examination of the Industry Error 
Characteristics” , Auditing: A Journal of 
Practice and Theory (Spring), 1996, pp. 71- 86. 
[10] R.A.D. Neu Davidson, “A Note on the 
Association between Audit Firm Size and Audit 
Quality”, Contemporary Accounting Research, 
9 (1993) 479-488. 
[11] Jr. Gary, A.Giroux, Donald, R. Deis, 
“Determinants of Audit Quality in the Public 
Sector”, The Accounting Review (American 
Accounting Association) 3 (1992) 462-479. 
[12] S. Balsam, J. Krishnan, J.S. Yang, “Auditor 
Industry Specialization and Earnings Quality, 
T.T. Uyen / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 1 (2020) 34-48 
48 
Auditing”, A Journal of Practice and Theory, 
22(2) (2003) 71- 97. 
[13] K. Boon, Crowe, S. McKinnon, J. Ross, 
“Compulsory Audit Tendering and Audit Fees: 
Evidence from Australian Local Government. 
International Journal of Auditing”, Accounting 
Research Journal 9(3) (2005) 221-241. 
[14] Jr. Gary, A. Giroux, Donald, R. Deis, 
“Determinants of Audit Quality in the Public 
Sector”, The Accounting Review (American 
Accounting Association) 3 (1992) 462-479. 
[15] S Kwon, “The Impact of Competition within 
the Client’s Industry on the Auditor Selection 
Decision”, Auditing: A Journal of Practice and 
Theory (Spring), 1996, pp 53-70. 
[16] R.A.D. Neu Davidson, “A Note on the 
Association between Audit Firm Size and Audit 
Quality”, Contemporary Accounting Research 
9 (1993) 479-488. 
[17] J.H. Scheiner, An Empirical Assessment of the 
Impact of SEC Nonaudit Service Disclosure 
Requirements on Independent Auditors and theirs 
Clients, Journal of Accounting Research 
22 (1984) 789 - 797. 
D.L.F.D. Beck Lindberg, “Before and After 
Enron: CPA’s Viewson Auditor Independence”, 
CPA Journal (LXXIV, 2002. 
H 
h 

File đính kèm:

  • pdfcac_nhan_to_anh_huong_toi_chat_luong_kiem_toan_bao_cao_tai_c.pdf