Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán giá trị hợp lý theo chuẩn quốc tế - Lược khảo các nghiên cứu

Báo cáo tài chính (BCTC) công bố theo giá trị hợp lý (GTHL) cung

cấp cho nhà đầu tư nhiều thông tin hơn khi các tài sản được công bố

theo giá trị thực của nó. Điều này giúp BCTC trở nên minh bạch hơn

với nhà đầu tư. Các nghiên cứu và thống kê đều chỉ ra rằng, những

nước có thị trường vốn càng phát triển thì việc công bố thông tin

theo GTHL càng phổ biến. Rủi ro cao liên quan đến hoạt động của

ngân hàng và các tổ chức tài chính đòi hỏi các tổ chức phải chấp

nhận các quy định nghiêm ngặt, do đó, cũng làm cho ngành này sớm

chú ý đến GTHL hơn. Bài viết rà soát các nghiên cứu về các nhân tố

ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán theo GTHL, bao gồm môi trường

kinh tế, môi trường pháp lý và thuế, môi trường nghề nghiệp, môi

trường kinh doanh, môi trường quốc tế và môi trường văn hóa. Bài

viết có thể được sử dụng để xây dựng mô hình nghiên cứu cụ thể tại

từng vùng cũng như hỗ trợ chính phủ các nước đang trong quá trình

triển khai báo cáo theo chuẩn quốc tế.

pdf 8 trang kimcuc 15220
Bạn đang xem tài liệu "Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán giá trị hợp lý theo chuẩn quốc tế - Lược khảo các nghiên cứu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán giá trị hợp lý theo chuẩn quốc tế - Lược khảo các nghiên cứu

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán giá trị hợp lý theo chuẩn quốc tế - Lược khảo các nghiên cứu
10
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 195- Tháng 8. 2018
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng 
kế toán giá trị hợp lý theo chuẩn quốc tế- 
lược khảo các nghiên cứu
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ 
Phạm Hồng Linh
Ngày nhận: 12/07/2018 Ngày nhận bản sửa: 13/07/2018 Ngày duyệt đăng: 24/08/2018
Báo cáo tài chính (BCTC) công bố theo giá trị hợp lý (GTHL) cung 
cấp cho nhà đầu tư nhiều thông tin hơn khi các tài sản được công bố 
theo giá trị thực của nó. Điều này giúp BCTC trở nên minh bạch hơn 
với nhà đầu tư. Các nghiên cứu và thống kê đều chỉ ra rằng, những 
nước có thị trường vốn càng phát triển thì việc công bố thông tin 
theo GTHL càng phổ biến. Rủi ro cao liên quan đến hoạt động của 
ngân hàng và các tổ chức tài chính đòi hỏi các tổ chức phải chấp 
nhận các quy định nghiêm ngặt, do đó, cũng làm cho ngành này sớm 
chú ý đến GTHL hơn. Bài viết rà soát các nghiên cứu về các nhân tố 
ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán theo GTHL, bao gồm môi trường 
kinh tế, môi trường pháp lý và thuế, môi trường nghề nghiệp, môi 
trường kinh doanh, môi trường quốc tế và môi trường văn hóa. Bài 
viết có thể được sử dụng để xây dựng mô hình nghiên cứu cụ thể tại 
từng vùng cũng như hỗ trợ chính phủ các nước đang trong quá trình 
triển khai báo cáo theo chuẩn quốc tế.
Từ khóa: Giá trị hợp lý, báo cáo tài chính, chuẩn mực quốc tế, IFRS
heo chuẩn mực 
kế toán quốc tế 
(IFRS) 13, “Giá 
trị hợp lý là giá 
sẽ nhận được 
khi bán một tài sản hoặc phải 
trả khi thanh toán một khoản 
nợ phải trả trong một giao 
dịch thông thường giữa các 
bên tham gia thị trường tại 
ngày đo lường”. Việc sử dụng 
GTHL từ lâu đã là bắt buộc ở 
các nước theo hệ thống Anglo- 
Saxon như Mỹ, Anh, Úc trong 
khi giá gốc lại phổ biến ở các 
nước châu Âu lục địa. Tuy 
nhiên, theo thời gian, GTHL 
đang ngày càng thắng thế khi 
mà IFRS được các chuyên gia 
nhận định là ngày càng gần 
với các nguyên tắc thực hành 
kế toán Mỹ trong khi Ủy ban 
châu Âu cũng đã yêu cầu các 
công ty niêm yết cổ phiếu trên 
thị trường chứng khoán châu 
Âu phải chuyển sang báo cáo 
theo IFRS từ năm 2005. Việt 
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
11Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 195- Tháng 8. 2018
Nam, với lịch sử là thuộc 
địa của Pháp, chịu nhiều ảnh 
hưởng của kế toán châu Âu 
lục địa với sự phổ biến của giá 
gốc trong các ghi nhận và báo 
cáo kế toán. Tuy nhiên, cùng 
với quá trình hội nhập quốc tế 
đang ngày càng sâu rộng, việc 
chuyển sang công bố thông tin 
theo các chuẩn mực quốc tế 
chỉ là việc sớm hay muộn. Bài 
viết sẽ lược khảo các nghiên 
cứu trên thế giới có liên quan 
đến các nhân tố ảnh hưởng 
đến việc áp dụng các chuẩn 
mực kế toán quốc tế nói chung 
và kế toán theo GTHL nói 
riêng. Nhìn chung, phần lớn 
các nhân tố này có liên quan 
đến các yếu tố môi trường.
1. Môi trường kinh tế
Nhiều nghiên cứu đều khẳng 
định môi trường kinh tế có 
ảnh hưởng quan trọng đến 
các khung BCTC. Môi trường 
kinh tế cung cấp các cấu trúc 
xác định thông tin cần được 
báo cáo. Các yếu tố kinh tế 
chính ảnh hưởng đến sự phát 
triển của các khung BCTC là: 
Cổ phần hoá; Mở cửa kinh tế; 
Giai đoạn phát triển kinh tế; 
và Thương mại quốc tế.
Cổ phần hóa làm tăng nhu cầu 
công khai thông tin tài chính. 
Ashraf và Ghani (2005) đã tìm 
ra mối liên hệ giữa sự phát 
triển của thực tiễn kế toán ở 
Pakistan với các mức phát 
triển kinh tế khác nhau bao 
gồm vai trò ngày càng tăng 
của khu vực tư nhân. Kamla 
(2007), Al-Shiab (2008), 
Alsharairi và Al-Abdullah 
(2008), và Al-Akra và các 
cộng sự (2009) coi cổ phần 
hóa là một trong những động 
cơ thúc đẩy việc áp dụng 
IFRS ở Jordan.
Mở cửa kinh tế: Trong nền 
kinh tế mở cửa, môi trường 
đầu tư phải hấp dẫn đối với 
các nhà đầu tư nước ngoài. 
Điều này nghĩa là phải có một 
khung BCTC tốt, đảm bảo 
chất lượng và có khả năng so 
sánh giữa các BCTC. Nhiều 
nước đang phát triển đã thay 
đổi khung BCTC với hy 
vọng tăng đầu tư nước ngoài. 
Mashayekhi và Mashayekh 
(2008) xác nhận rằng việc cải 
thiện các chuẩn mực kế toán 
và BCTC giúp BCTC hữu ích 
hơn cho các nhà đầu tư và 
là một cách để thu hút thêm 
đầu tư nước ngoài. Irvine và 
Lucas (2006) và Irvine (2008) 
cho rằng các Tiểu vương quốc 
Ả rập thống nhất (UAE) đã 
thông qua và triển khai IFRS 
để tạo ra mức đầu tư trực tiếp 
nước ngoài (FDI) cao hơn. 
Al-Shammari và các cộng sự 
(2007) tìm thấy một mối quan 
hệ thuận chiều giữa tỷ lệ sở 
hữu nước ngoài tại các ngân 
hàng và việc thông qua IFRS 
của các nước thuộc Hội đồng 
Hợp tác Vùng Vịnh (Gulf 
Cooperation Council- GCC). 
Áp dụng IFRS giúp các nước 
tăng mức tin cậy để cạnh 
tranh FDI trên thị trường vốn 
thế giới.
Giai đoạn phát triển kinh tế: 
Archambault và Archambault 
(2003) tuyên bố rằng các công 
ty cần tăng thêm vốn khi nền 
kinh tế phát triển hơn. Kết 
quả là, nhu cầu báo cáo tài 
chính tăng lên. Trong nghiên 
cứu ban đầu của mình, Nobes 
(1983) nói rằng các yếu tố 
kinh tế (mức độ phát triển của 
nền kinh tế và bản chất của 
hệ thống kinh tế) là những 
yếu tố ảnh hưởng đến thực 
tiễn BCTC ở các nước đang 
phát triển. Al-Shammari và 
các cộng sự (2007) và Al-
Shammari và các cộng sự 
(2008) thấy rằng tăng trưởng 
kinh tế đã khuyến khích việc 
áp dụng IFRS của các nước 
GCC.
Thương mại quốc tế: Các 
phương pháp BCTC được sử 
dụng bởi các đối tác thương 
mại quốc tế ảnh hưởng đến 
khung BCTC quốc gia. Irvine 
(2008), ví dụ, cho rằng các đối 
tác thương mại đã thúc đẩy 
UAE áp dụng IFRS. Các mối 
quan hệ thương mại giữa UAE 
và các nước châu Âu gây áp 
lực lên UAE phải áp dụng các 
tiêu chuẩn này. Ảnh hưởng 
của thương mại quốc tế cũng 
được xác nhận bởi các nghiên 
cứu khác (ví dụ: Gray, 1988 
và Irvine, 2008).
2. Môi trường pháp lý và 
thuế
Môi trường pháp lý và thuế có 
ảnh hưởng trực tiếp đến cách 
thức quản lý kế toán. 
Nhiều tác giả nhận thấy môi 
trường pháp lý có ảnh hưởng 
đáng kể đến việc xây dựng 
các tiêu chuẩn và thực hành 
kế toán, trong đó nổi bật là 
các nghiên cứu về ảnh hưởng 
của hai loại hệ thống pháp 
lý đối với một số vấn đề kế 
toán. Việc sử dụng giá trị 
hợp lý được nghiệm chứng 
có liên quan với một số thị 
trường thuộc các nước Anglo-
Saxon, như Mỹ, Anh hoặc 
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
12 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 195- Tháng 8. 2018
Úc (Easton và các cộng sự, 
1993; Hopwood & Schaefer, 
1989; Lobo & Song, 1989; 
Aboody và các cộng sự, 1999; 
Barth & Clinch, 1999). Ngược 
lại, giá gốc và thận trọng đã 
thắng thế ở các nước châu 
Âu như Đức hay Pháp, trong 
bối cảnh các cơ quan chính 
phủ đặt mối quan tâm lên các 
vấn đề thuế sau Chiến tranh 
thế giới thứ hai. Do đó, các 
công ty ở các quốc gia theo 
trường phái châu Âu lục địa 
phải thực hiện những thay đổi 
đáng kể trong BCTC khi áp 
dụng IFRS (đại diện cho hệ 
thống Anglo-Saxon). Việc sử 
dụng IFRS gây ra nhiều hậu 
quả thị trường cho các công ty 
từ các quốc gia theo hệ thống 
châu Âu lục địa hơn là cho 
các công ty từ các quốc gia 
theo hệ thống Anglo-Saxon 
(theo Prather-Kinsey và các 
cộng sự, 2008). Perera và 
Baydoun (2007) cũng tìm thấy 
bằng chứng cho thấy sự khác 
biệt giữa hệ thống pháp luật ở 
Indonesia và các nước Anglo-
Saxon làm cho việc chấp nhận 
IFRS trong xã hội Indonesia 
gặp vấn đề. Điều này cũng có 
giá trị đối với các nước đang 
phát triển khác (Ong và cộng 
sự, 2004; Gordon, 2008).
Môi trường thuế cũng có 
tác động đến khung BCTC. 
Francis và các cộng sự (2002) 
chỉ ra rằng các quy tắc thuế 
tách biệt với hệ thống Anglo-
Saxon nhưng lại chi phối hệ 
thống châu Âu lục địa. Mặc 
dù ở các nước Anglo-Saxon 
(như Anh) chính sách kế toán 
có thể bị ảnh hưởng trong 
một số lĩnh vực nhất định bởi 
thuế, ở các nước châu Âu lục 
địa (như Đức), có một liên 
kết ràng buộc toàn diện giữa 
thuế và các quy tắc kế toán 
(Blake và các cộng sự, 1997; 
1998). Liên kết giữa thuế và 
kế toán là biến động, do đó, 
theo thời gian, đã có một số 
thay đổi về mức độ phụ thuộc 
giữa kế toán và thuế tại các 
nước châu Âu. Tuy nhiên, đến 
hiện tại, liên kết này vẫn được 
được bảo tồn, ở cấp quy tắc 
hoặc chỉ ở cấp độ thực hành 
(Aisbitt, 2002; Tzovas, 2006). 
Aisbitt (2002), trên cơ sở kết 
luận rằng IFRS có khả năng 
đẩy nhanh sự khác biệt giữa 
lợi nhuận kế toán và lợi nhuận 
chịu thuế trong các tài khoản 
nhóm, rằng hiệu ứng này sẽ 
được duy trì trong tài khoản 
của chủ thể và liên kết ràng 
buộc giữa thuế và tài khoản 
tài chính nhìn chung sẽ bị xóa.
3. Môi trường nghề nghiệp
Chất lượng của BCTC bị ảnh 
hưởng bởi mức độ phát triển 
của nghề kế toán. Sự phát 
triển của nghề kế toán là một 
khái niệm rộng. Nó có thể 
được đo bằng nhiều cách, 
trong đó, các chỉ số quan 
trọng là: Sự đầy đủ của các 
chuẩn mực kế toán, sự hiện 
diện và tầm quan trọng của 
các hiệp hội nghề nghiệp, mức 
độ đầy đủ của của các chứng 
chỉ kế toán, và sự ủng hộ pháp 
luật và điều lệ quy tắc.
Chuẩn mực kế toán: Chand 
và Patel (2008) khẳng định 
rằng các chuẩn mực và thực 
hành kế toán hiện hành được 
thiết lập theo truyền thống. 
Chúng có ảnh hưởng quan 
trọng đến quá trình hội tụ với 
IFRS. Lundqvist và các cộng 
sự (2008) bổ sung thêm rằng 
các phương pháp kế toán hiện 
hành có thể dẫn đến áp dụng 
sai các chuẩn mực.
Hiệp hội nghề nghiệp kế toán: 
Askary (2006b) chỉ ra rằng 
các hiệp hội nghề nghiệp kế 
toán và kiểm toán quốc gia 
nên tích cực tham gia vào 
việc phát triển các chức năng 
kế toán và kiểm toán. Ali 
và Hwang (2000) nhận thấy 
giá trị của dữ liệu kế toán tài 
chính thấp hơn ở các quốc gia 
mà các hiệp hội tư nhân không 
tham gia vào quá trình thiết 
lập chuẩn mực.
Trình độ của nhân viên kế 
toán: Một số nghiên cứu 
(Chen và cộng sự, 2002; 
Spathis và Geograkopoulou, 
2007; và Lundqvist và cộng 
sự, 2008) xác nhận ảnh hưởng 
của trình độ kế toán lên sự 
phát triển khung BCTC và áp 
dụng IFRS. Chand và Patel 
(2008) thấy rằng sự sẵn có và 
kinh nghiệm của kế toán viên 
chuyên nghiệp ảnh hưởng đến 
việc hướng tới IFRS.
Sự ủng hộ pháp luật và quy 
tắc điều lệ: Chất lượng kế 
toán thấp khi thiếu các cơ 
chế quản lý và thực thi hiệu 
quả. Needles và các cộng sự 
(2002) thấy rằng các quy định 
và kiểm soát chất lượng của 
kiểm toán là yếu tố quan trọng 
để có được BCTC chất lượng 
cao. Ashraf và Ghani (2005) 
cho rằng cơ chế thực thi là 
chìa khóa trong việc cải thiện 
chất lượng BCTC ở Pakistan. 
Muller, Riedl và Sellhorn 
(2008) thấy rằng các doanh 
nghiệp không tiết lộ thông tin 
GTHL đến từ các quốc gia có 
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
13Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 195- Tháng 8. 2018
bảo vệ pháp lý, thực thi pháp 
luật yếu hơn và tham nhũng 
cao hơn.
4. Môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh xác 
định mức độ hình thức và nội 
dung thông tin cần thiết và 
do đó giúp định hình các quy 
tắc và thực tiễn khung BCTC. 
Một số yếu tố đáng chú ý 
trong môi trường kinh doanh: 
Đặc điểm của công ty; Mức 
độ phát triển thị trường vốn; 
và Loại hệ thống tài chính 
hiện tại.
Đặc điểm của công ty được 
cho là ảnh hưởng đến loại 
thông tin kế toán cần thiết 
và do đó các đặc tính cần 
thiết của khung BCTC. Các 
đặc điểm có ảnh hưởng nhất 
là quy mô, ngành, loại hình 
doanh nghiệp, tập trung quyền 
sở hữu và trạng thái niêm yết/
niêm yết chéo.
Quy mô doanh nghiệp ảnh 
hưởng đến việc áp dụng 
IFRS và mức độ tuân thủ các 
yêu cầu của chúng. Hung và 
Subramanyam (2007) cho 
rằng ở Đức những công ty 
sớm chấp nhận IFRS có quy 
mô lớn hơn so với các công 
ty khác. Joshi và Ramadhan 
(2002) xác nhận ảnh hưởng 
của quy mô công ty đến mức 
độ liên quan với IFRS của các 
công ty Bahrain. Floropoulos 
(2006) cho thấy rằng quy mô 
công ty ảnh hưởng đến việc 
tuân thủ IFRS và sự quen 
thuộc với các chuẩn mực này.
Ngành: Rủi ro cao liên quan 
đến hoạt động của ngân hàng 
và các tổ chức tài chính khác 
đòi hỏi phải chấp nhận các 
quy định nghiêm ngặt. Vì vậy, 
sự phổ biến của ngành ngân 
hàng là một chỉ báo cho mức 
độ công bố và theo sau là nội 
dung của BTC. Elsayed và 
Hoque (2010) cho rằng mức 
độ công bố của các công ty 
trong các ngành được quản lý 
chặt như ngân hàng, bảo hiểm 
và chứng khoán sẽ chủ yếu 
được điều chỉnh bởi thực tiễn 
pháp lý. Demaria và Dufour 
(2007) khi nghiên cứu về việc 
chấp nhận IFRS tại Pháp đã 
tìm thấy một liên kết thuận 
chiều giữa việc chấp nhận 
GTHL và yếu tố thành viên 
của ngành tài chính. Điều này 
được lý giải là do ngành này 
được tạo ra để mua và bán tài 
sản đầu tư nên có thể khuyến 
khích việc chấp nhận GTHL.
Loại hình công ty: Tzovas 
(2006) tuyên bố rằng chính 
sách kế toán bị ảnh hưởng bởi 
loại hình pháp lý của công ty 
(đại chúng hay nội bộ). Abd-
Elsalam và Weetman (2003) 
chỉ ra rằng các công ty đại 
chúng xuất hiện trước công 
chúng nhiều hơn qua các tin 
tức và được chính phủ thường 
xuyên đánh giá đối với các 
chương trình cổ phần hóa và 
công bố thông tin nhiều hơn 
các công ty nội bộ.
Sở hữu tập trung: Rahman và 
các cộng sự (2002) thấy rằng 
mật độ sở hữu có tương quan 
nghịch với việc tự nguyện 
công bố. Muller, Riedl và 
Sellhorn (2008) tìm thấy bằng 
chứng cho thấy rằng nhu cầu 
của nhà đầu tư về thông tin 
GTHL được phản ánh trong 
quyền sở hữu phân tán hơn và 
việc công ty cam kết với báo 
cáo minh bạch sẽ tăng khả 
năng cung cấp thông tin theo 
GTHL.
Niêm yết/niêm yết chéo: Nhìn 
chung, các công ty niêm yết 
công bố nhiều hơn các công 
ty chưa niêm yết vì họ cần 
đáp ứng nhu cầu thông tin của 
các bên liên quan khác nhau. 
Chính sách công bố của công 
ty bị ảnh hưởng bởi các chính 
sách công bố của sàn mà nó 
đang giao dịch (Archambault 
và Archambault, 2003). 
Đối với việc áp dụng IFRS, 
các công ty niêm yết có xu 
hướng tuân thủ IFRS sớm 
hơn và dễ dàng hơn các công 
ty chưa niêm yết. Việc tuân 
thủ với IFRS của các công 
ty này cũng lớn hơn so với 
các công ty chưa niêm yết 
(Floropoulos, 2006).
Các công ty niêm yết chéo 
trên thị trường chứng khoán 
nước ngoài công bố thêm 
thông tin bởi vì họ phải tuân 
thủ các quy định của nước 
ngoài và phải đáp ứng yêu 
cầu của thị trường vốn để huy 
động được vốn theo các điều 
kiện thuận lợi (Haniffa và 
Cooke, 2002). Sở giao dịch 
chứng khoán nước ngoài có 
thể yêu cầu công bố nhiều 
thông tin hơn so với sở giao 
dịch trong nước. Việc áp dụng 
IFRS cũng bị ảnh hưởng bởi 
niêm yết chéo. Niêm yết trên 
thị trường chứng khoán nước 
ngoài ảnh hưởng đến việc tuân 
thủ với IFRS của các công 
ty đa quốc gia (El-Gazzar và 
cộng sự, 1999). Taylor và 
Jones (1999) cho rằng áp dụng 
IFRS là phương pháp chính 
thúc đẩy các danh mục chứng 
khoán xuyên biên giới. Hung 
và Subramanyam (2007) xác 
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
14 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 195- Tháng 8. 2018
nhận ảnh hưởng của niêm yết 
chéo đối với việc áp dụng 
IFRS của các công ty Đức.
Phát triển của thị trường vốn: 
Thị trường vốn ảnh hưởng 
đến các quy tắc kế toán và 
thực tiễn thi hành. Ở một 
số vùng, kế toán được điều 
chỉnh chủ yếu bởi các quy 
định của thị trường vốn. Hơn 
nữa, sự thúc đẩy ...  tắc kế toán 
cụ thể.
Các công ty kế toán quốc tế 
lớn đóng một vai trò quan 
trọng trong việc phát triển 
kế toán quốc tế. Họ là những 
người ủng hộ nhiệt tình sự hài 
hòa kế toán. Chand và Patel 
(2008) nhận thấy rằng sự hiện 
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
15Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 195- Tháng 8. 2018
diện của các công ty kế toán 
quốc tế là một trong những 
thuộc tính ảnh hưởng đến sự 
hội tụ với IFRS. Trong bối 
cảnh tương tự, Irvine và Lucas 
(2006) và Irvine (2008) cho 
rằng việc áp dụng IFRS của 
UAE được lấy cảm hứng từ 
các công ty kế toán quốc tế. 
Joshi và Ramadhan (2002) và 
Joshi và các cộng sự (2008) 
cũng xác nhận điều này cho 
Bahrain.
Sau toàn cầu hóa kinh tế, vai 
trò của các tổ chức quốc tế đã 
trở nên quan trọng hơn. Các 
tổ chức như Ngân hàng Thế 
giới (WB), Quĩ Tiền tệ Quốc 
tế (IMF) và Tổ chức Thương 
mại Thế giới (WTO) giúp 
định hình các đặc điểm chính 
của nền kinh tế toàn cầu. Kế 
toán cũng bị ảnh hưởng bởi 
các tổ chức này. Mashayekhi 
và Mashayekh (2008) cho 
rằng việc gia nhập WTO tác 
động đáng kể đến môi trường 
giao dịch của các nước thành 
viên. Trong bối cảnh tương tự, 
Irvine (2008) tuyên bố rằng 
các khoản vay và hỗ trợ phát 
triển kinh tế của WB và IMF 
là vì các động cơ lợi ích. Tác 
giả cũng chỉ ra rằng WB đã 
thúc đẩy các nước áp dụng 
IFRS hoặc phát triển các tiêu 
chuẩn quốc gia dựa trên IFRS, 
trong một số trường hợp làm 
cho việc áp dụng IFRS là một 
yêu cầu đối với các khoản vay 
của họ. Chamisa (2000) đồng 
ý rằng WB và IMF ngày càng 
đòi hỏi việc sử dụng IFRS 
đối với những người nhận tài 
chính của họ.
Một số nghiên cứu nhấn mạnh 
vai trò quan trọng của các 
công ty đa quốc gia (MNCs) 
trong việc khuyến khích việc 
áp dụng IFRS. Al-Shammari 
và các cộng sự (2007) và 
Al-Shammari và các cộng sự 
(2008) chỉ ra rằng áp lực từ 
các MNCs là một trong những 
lý do khiến các chính phủ 
của các nước thành viên GCC 
thông qua các IFRS. Irvine 
và Lucas (2006) và Irvine 
(2008) xác nhận vai trò của 
các MNCs trong việc áp dụng 
IFRS của UAE. Kết quả tương 
tự được tìm thấy bởi Joshi và 
Ramadhan (2002) ở Bahrain.
7. Kết luận
Các nhân tố như môi trường 
kinh tế, môi trường pháp 
lý, môi trường nghề nghiệp, 
môi trường kinh doanh, môi 
trường quốc tế, yếu tố văn hóa 
đều có ảnh hưởng khác nhau 
đến việc áp dụng các chuẩn 
mực báo cáo tài chính quốc tế 
nói chung và giá trị hợp lý nói 
riêng. Trong đó, môi trường 
kinh tế và kinh doanh tạo ra 
các động cơ trong khi môi 
trường quốc tế tạo ra các áp 
lực cho các công ty và quốc 
gia phải chuyển sang báo 
cáo theo chuẩn quốc tế. Môi 
trường pháp lý và môi trường 
nghề nghiệp ảnh hưởng đến 
quá trình triển khai áp dụng 
kế toán theo chuẩn quốc tế (sẽ 
dễ dàng triển khai hay hay sẽ 
gặp rất nhiều khó khăn). Cuối 
cùng, môi trường văn hóa tác 
động đến việc ưa thích (hay 
sẵn sàng) chấp nhận các chuẩn 
mực báo cáo quốc tế của lãnh 
đạo các tổ chức, là yếu tố có 
thể đẩy nhanh hoặc trì hoãn 
quá trình triển khai áp dụng 
báo cáo theo chuẩn quốc tế tại 
các quốc gia. Các lược khảo 
nghiên cứu có thể sử dụng 
để xây dựng mô hình nghiên 
cứu cụ thể tại từng vùng khác 
nhau và giúp các quốc gia 
đang trong quá trình chuyển 
đổi sang chuẩn mực báo cáo 
quốc tế hiểu rõ thuận lợi cũng 
như những khó khăn, thách 
thức trong quá trình triển khai, 
từ đó, đẩy nhanh tốc độ thực 
hiện quá trình này. ■
Tài liệu tham khảo
1. Abd-Elsalam, O., H., Weetman, P. (2003). Introducing international accounting standards to an emerging capital market: 
relative familiarity and language effect in Egypt. Journal of International Accounting, Auditing and Taxation, 12, 63-84.
2. Aboody, D., Barth, M.E., & Kasznik R. (1999). Revaluations of fixed assets and future firm performance: Evidence from the UK. 
Journal of Accounting and Economics, 26(1): 149-178.
3. Adhikari, A., and Tondkar, R. H. (1992). Environmental factors influencing accounting disclosure requirements of global stock 
exchanges. Journal of International Financial Management and Accounting, 4(2), 75-105.
4. Aisbitt, S. (2002) “Tax and accounting rules: some recent developments”, European Business Review, 14(2), 92-97
5. Al-Akra, M., Ali, M. J., and Marashdeh, O. (2009). Development of accounting regulation in Jordan. The International Journal 
of Accounting, 44, 163-186.
6. Ali, A., and Hwang, L. (2000). Country-specific factors related to financial reporting and the value relevance of accounting data. 
Journal of Accounting Research, 38, 1-23.
7. Al-Shammari, B., Brown, P., and Tarca, A. (2007). Development of enforcement mechanisms following adoption of International 
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
16 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 195- Tháng 8. 2018
Accounting Standards in the Gulf Co-Operation Council Member States. Working paper, University of Western Australia.
8. Al-Shammari, B., Brown, P., and Tarca, A. (2008). An investigation of compliance with international accounting standards by 
listed companies in the Gulf Co-Operation Council member states. The International Journal of Accounting, 43, 425–447.
9. Alsharairi, M. A., and Al-Abdullah, R. J. (2008). The impact of adopting IASs on the Jordanian environment: The perspective 
of accountants, auditors and academicians ‘an exploratory study’. International Conference on Business Globalization: Challenges 
and Opportunities in the 21st Century. 
10. Al-Shiab, M. S. (2008). The effectiveness of International Financial Reporting Standards adoption on cost of equity capital: a 
vector error correction model. International Journal of business, 13(3), 271-298.
11. Archambault, J. J., and Archambault, M. E. (2003). A multinational test of determinants of corporate disclosure. The 
International Journal of Accounting, 38, 173–194.
12. Ashraf, J., and Ghani, W. I. (2005). Accounting development in Pakistan. The International Journal of Accounting, 40, 175–201.
13. Askary, S. (2006b). Accounting professionalism– a cultural perspective of developing countries. Managerial Auditing Journal, 
21(1), 102-111.
14. Barth, M.E. & Clinch G. (1999). Revalued financial, tangible and intangible assets: associations with share prices and non-
market-based value estimates. Journal of Accounting Research, 36, 199-232
15. Blake, J., Akerfeldt, K. & Gowthorpe, C. (1998) “The relationship between tax and accounting rules – the Swedish case”, 
European Business Review, 97(2), 85-91
16. Blake, J., Amat, O., Gowthorpe C. & Pilkington C. (1997) “International accounting harmonization – a comparison of Spain, 
Sweden and Austria”, European Business Review, 98(3), 144-150
17. Chamisa, E. E. (2000). The relevance and observance of the IASC standards in developing countries and the particular case of 
Zimbabwe. The International Journal of Accounting, 35(2), 267-286.
18. Chand, P., and Patel, C. (2008). Convergence and harmonization of accounting standards in the South Pacific region. Advances 
in Accounting, incorporating Advances in International Accounting, 24, 83–92.
19. Chen, S., Sun, Z., and Wang, Y. (2002). Evidence from China on whether harmonized accounting standards harmonize 
accounting practices. Accounting Horizons, 16(3), 183-197.
20. Dahawy, K. (2009). Company characteristics and disclosure level: the case of Egypt. International Research Journal of Finance 
and Economics, 34, 194-208.
21. Deaconu, A., & Buiga, A. (2011). Accounting and the Environmental Factors-an Empirical Investigation in Post-Communist 
Romania. Accounting and Management Information Systems, 10(2), 135-168.
22. Demaria, S., & Dufour, D. (2007). First time adoption of IFRS, Fair value option, Conservatism: Evidences from French listed 
companies. In 30 ème colloque de l’EAA, 1-24.
23. Easton P.D., Eddey, P.H. & Harris T.S. (1993). An Investigation of Revaluations of Tangible Long Lived Assets. Journal of 
Accounting Research Supplement 1993, 1-38
24. El-Gazzar, S. M., Finn, P. M., and Jacob, R., (1999). An empirical investigation of multinational firms’ compliance with 
International Accounting Standards, The International Journal of Accounting, 34(2), 239-248.
25. Elsayed, M. A., and Hoque, Z. (2010). Perceived international environmental factors and corporate voluntary disclosure 
practices: An empirical study. The British Accounting Review, 42, 17–35.
26. Floropoulos, I. (2006). IFRS- First time users: some empirical evidence from Greek companies. SPOUDAI, 56(3), 39-70.
27. Francis, J., Schipper, K. & Vincent, L. (2002). Earnings announcements and competing information. Journal of Accounting and 
Economics, 33, 313-342
28. Gordon, E.A. (2008). Sustainability in global financial reporting and innovation in institutions. Accounting Research Journal, 
21(3), 231-38
29. Gray, S. J. (1988). Towards a theory of cultural influence on the development of accounting systems internationally. ABACUS, 
24, 1-15.
30. Haniffa, R. M., and Cooke, T. E. (2002). Culture, corporate governance and disclosure in Malaysian corporations. Abacus, 
38(3), 317–349.
31. Hofstede G. (1980).Culture’s consequences: international differences in work-related values. Bevarly HILLS, CA: Sage.
32. Hofstede G. (1983). The cultural relativity of organizational practices and theories. Journal of International Business Studies, 
14(2), 75-89.
33. Hopwood, W. & Schaefer T. (1989). Firm-specific responsiveness to input price changes and the incremental information in 
current cost income”, The Accounting Review, 64, 313-328
34. Hofstede G. (1984). Cultural Dimensions in Management and Planning. Asian and Pacific Journal of Management, 83-84.
35. Hung, M,. and Subramanyam, K. R. (2007). Financial statement effects of adopting international accounting standards: the case 
of Germany. Review of Accounting Studies, 12(4), 623-657.
36. Irvine, H. J., and Lucas, N. (2006). The rational and impact of the adoption of International Financial Reporting Standards: the 
case of the United Arab Emirates. 18th Asian-Pacific Conference on International Accounting Issues, 1-22.
37. Irvine, H. (2008). The global institutionalization of financial reporting: the case of the United Arab Emirates. Accounting Forum, 
32, 125–142.
38. Joshi, P. L., and Ramadhan, S. (2002). The adoption of international accounting standards by small and closely held companies: 
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
17Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 195- Tháng 8. 2018
evidence from Bahrain. The International Journal of Accounting, 37, 429-440.
39. Lobo, G.J. & Song I. (1989). The incremental information in SFAS No. 33 income disclosures over historical cost income and its 
cash and accrual components. The Accounting Review, 64(2), 329-343
40. Lundqvist, P., Marton, J., Pettersson, A. K., and Rehnberg, P. (2008). IFRS implementation in listed companies – identification 
of factors leading to inconsistent application. Conference paper, School of Business, Economics and Law, Gothenburg University.
41. MacArthur, J. B. (1996). An investigation into the influence of cultural factors in the international lobbying of the International 
Accounting Standards Committee: The case of E32, Comparability of Financial Statements. The International Journal of 
Accounting, 31(2), 213-237.
42. Mashayekhi, B., and Mashayekh, S. (2008). Development of accounting in Iran. The International Journal of Accounting, 43(1), 66-86.
43. Muller, K.A, Riedl, E.J., and Sellhorn, T. (2008). Consequences of Voluntary and Mandatory Fair Value Accounting: Evidence 
Surrounding IFRS Adoption in the EU Real Estate Industry. (No. 09-033). Boston, MA: Harvard Business School.
44. Needles Jr., B. E., Ramamoorti, S., and Shelton, S.W. (2002). The role of international auditing in the improvement of 
international financial reporting. Advances in International Accounting, 15, 181-201.
45. Nobes, C. W. (1998). Toward a general model of reasons for international differences in financial reporting. ABACUS, 34(2), 
495-519.
46. Ong, A., Lin W.-Y. & Hsu, H. (2004). Internationalizing accounting standards. The conflict of objectives and constraints. Journal 
of Management Research, 4(1), 46-52
47. Perera, H., and Baydoun, N. (2007). Convergence with International Financial Reporting Standards: the case of Indonesia. 
Advances in International Accounting, 20, 201–224.
48. Perumpral, S. E., Evans, M., Agarwal, S., and Amenkhienan, F. (2009). The evolution of Indian accounting standards: Its history 
and current status with regard to International Financial Reporting Standards. Advances in Accounting, 25, 106–111.
49. Prather-Kinsey, J., Jermakowicz, E. K., and Vongphanith, T. (2008). Capital market consequences of European firms’ 
mandatory adoption of IFRS. Working paper. Conference paper, AAA Anaheim.
50. Rahman, A., Perera, H., and Ganesh, S. (2002). Accounting practice harmony, accounting regulation and firm characteristics. 
ABACUS, 38(1).
51. Roudaki, J. (2008). Accounting profession and evolution of standard setting in Iran. Journal of Accounting, Business & 
Management, 15, 33-52.
52. Spathis, C., and Geograkopoulou E. (2007). The adoption of IFRS in South Eastern Europe: the case of Greece. Int. J. Financial 
Services Management, 2(1/2), 50-63.
53. Taylor, M. E., and Jones R. E. (1999). The use of International Accounting Standards terminology, a survey of IAS compliance 
disclosure. The International Journal of Accounting, 34(4), 557-570.
54. Tzovas, C. (2006). Factors influencing a firm’s accounting policy decisions when tax accounting and financial accounting 
coincide. Managerial Auditing Journal, 21(4), 372-386.
55. Zeghal, D., and Mhedhbi, K. (2006). An analysis of the factor affecting the adoption of international accounting standards by 
developing countries. The International Journal of Accounting, 41, 373-386.
Thông tin tác giả
Phạm Hồng Linh, Thạc sĩ
Khoa Ngân hàng, Học viện ngân hàng
Email: linhph@hvnh.edu.vn
Summary
Determinants of the adoption of fair value accounting under International Financial Reporting Standards- 
A literature review
Financial statements disclosed at fair value provide investors with more information when the assets are presented 
at their real value. This makes financial reporting more transparent to investors. Studies and statistics showed 
that the more capital markets develop, the more widely the disclosure of financial statements at fair value is. The 
high risk associated with the operations of banks and other financial institutions requires the adoption of stringent 
regulations, thus, making the industry earlier pay attention to fair value. The article reviews studies of factors that 
influence the adoption of fair value accounting, which include economic environment, legal and tax environment, 
professional environment, business environment, cultural environment, and international environment. The paper 
can be used to build research models as well as to assist governments in the adoption process of International 
Financial Reporting Standards.
Key word: fair value, financial statements, IFRS. 
Linh Hong Pham, MEc.
Banking Faculty, Banking Academy

File đính kèm:

  • pdfcac_nhan_to_anh_huong_den_viec_ap_dung_ke_toan_gia_tri_hop_l.pdf