Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán trong các doanh nghiệp Việt Nam thông qua mô hình SEM

Bài viết nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán trong

các doanh nghiệp Việt Nam. Tác giả sử dụng mô hình phương trình cấu trúc (SEM) sau khi tiến

hành kiểm định thang đo Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA), đồng thời kiểm

định mối liên hệ giữa mức độ áp dụng chuẩn mực kế toán và lợi ích áp dụng chuẩn mực kế toán.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra, có 3 nhân tố là đặc điểm của doanh nghiệp, hệ thống văn bản pháp luật,

tổ chức tư vấn nghề nghiệp có quan hệ thuận chiều đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán, phù hợp

với mô hình dự kiến ban đầu. Đồng thời, kết quả kiểm định cho thấy mức độ áp dụng chuẩn mực

kế toán có quan hệ thuận chiều với lợi ích áp dụng chuẩn mực kế toán của doanh nghiệp.

pdf 9 trang kimcuc 14720
Bạn đang xem tài liệu "Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán trong các doanh nghiệp Việt Nam thông qua mô hình SEM", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán trong các doanh nghiệp Việt Nam thông qua mô hình SEM

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán trong các doanh nghiệp Việt Nam thông qua mô hình SEM
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 4 (2017) 55-63 
 55
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán 
trong các doanh nghiệp Việt Nam thông qua mô hình SEM 
Đặng Ngọc Hùng* 
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, 
Số 298, đường Cầu Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam 
Nhận ngày 27 tháng 7 năm 2017 
Chỉnh sửa ngày 25 tháng 10 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 07 tháng 12 năm 2017 
Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán trong 
các doanh nghiệp Việt Nam. Tác giả sử dụng mô hình phương trình cấu trúc (SEM) sau khi tiến 
hành kiểm định thang đo Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA), đồng thời kiểm 
định mối liên hệ giữa mức độ áp dụng chuẩn mực kế toán và lợi ích áp dụng chuẩn mực kế toán. 
Kết quả nghiên cứu chỉ ra, có 3 nhân tố là đặc điểm của doanh nghiệp, hệ thống văn bản pháp luật, 
tổ chức tư vấn nghề nghiệp có quan hệ thuận chiều đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán, phù hợp 
với mô hình dự kiến ban đầu. Đồng thời, kết quả kiểm định cho thấy mức độ áp dụng chuẩn mực 
kế toán có quan hệ thuận chiều với lợi ích áp dụng chuẩn mực kế toán của doanh nghiệp. 
Từ khóa: Chuẩn mực kế toán, lợi ích áp dụng chuẩn mực kế toán, mô hình phương trình cấu trúc. 
1. Giới thiệu 
Từ năm 2001 đến năm 2005, Bộ Tài chính 
đã ban hành 26 chuẩn mực kế toán, có mức độ 
hài hòa cao so với chuẩn mực kế toán quốc tế 
(phiên bản có hiệu lực năm 2003). Tuy nhiên, 
từ việc ban hành chuẩn mực kế toán đến việc áp 
dụng chúng trong thực tế gặp nhiều rào cản như 
hệ thống luật pháp, năng lực của kế toán viên 
[1]. Ngoài ra, tại Việt Nam, hệ thống văn bản 
pháp lý về kế toán, bao gồm cả chuẩn mực kế 
toán và chế độ kế toán, có sự khác biệt so với 
các nước trên thế giới. 
Trần Đình Khôi Nguyên (2013) chỉ ra, có 4 
nhân tố phi tài chính có khả năng ảnh hưởng 
đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán trong các 
doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ở nước ta 
bao gồm: Năng lực của kế toán viên; tài liệu 
_______ 
* ĐT.: 84-904338474. 
 Email: hungdangngockt@yahoo.com.vn 
 https://doi.org/10.25073/2588-1108/vnueab.4123 
hướng dẫn thực hành kế toán; tư vấn từ cộng 
đồng kế toán; sự quan tâm của chủ doanh 
nghiệp [2]. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa sử 
dụng các pháp tích nhân tố khám phá để xác 
định và kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến 
việc áp dụng chuẩn mực kế toán. 
Thông qua các kết quả nghiên cứu trong 
nước và trên thế giới, tác giả nhận thấy khoảng 
trống của các nghiên cứu trước như: (i) Chỉ tập 
trung nghiên cứu tác động của các nhân tố tới 
việc áp dụng chuẩn mực kế toán cho DNNVV, 
đây cũng là một hạn chế bởi vì các DNNVV có 
mức độ áp dụng chuẩn mực kế toán thấp [3, 4]; 
(ii) Thông qua phương pháp EFA đã tìm ra 
được các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng 
chuẩn mực kế toán, tuy nhiên để kết quả nghiên 
cứu có ý nghĩa cao hơn thì đòi hỏi các thang đo 
cần được kiểm định và các nhân tố phải thực 
hiện phân tích hồi quy; (iii) Chưa kiểm định 
mối quan hệ giữa lợi ích của doanh nghiệp khi 
thực hiện áp dụng chuẩn mực kế toán. 
Đ.N. Hùng / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 4 (2017) 55-63 56
Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan, tác giả sử 
dụng phương pháp nghiên cứu định tính được 
thực hiện dựa trên phỏng vấn sâu 6 giảng viên 
là những người có nhiều kinh nghiệm giảng dạy 
chuẩn mực kế toán của Trường Đại học Công 
nghiệp Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế Quốc 
dân và Trường Đại học Thương mại. Đồng thời, 
tác giả phỏng vấn sâu 4 chuyên gia là các kiểm 
toán viên đang làm tại các công ty kiểm toán. 
Nội dung các cuộc phỏng vấn gồm những nhân 
tố nào ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực 
kế toán Việt Nam? Lợi ích của việc áp dụng 
chuẩn mực kế toán? Những khó khăn và thuận 
lợi khi áp dụng chuẩn mực kế toán tại các 
doanh nghiệp? Ảnh hưởng của chế độ kế toán 
đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán? Trên cơ 
sở kết quả nghiên cứu định tính và kế thừa các 
nghiên cứu trước, tác giả thiết kế mô hình 
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp 
dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam và lợi ích 
của việc áp dụng chuẩn mực kế toán. Đồng 
thời, tác giả xây dựng và kiểm định các thang 
đo của các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng 
chuẩn mực kế toán trong các doanh nghiệp Việt 
Nam, từ đó đưa ra khuyến nghị cho thúc đẩy áp 
dụng chuẩn mực kế toán ở nước ta. 
2. Cở sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu 
Dựa vào kết quả nghiên cứu của Chow và 
Wong-Boren (1987), Cooke (1991), Meek và 
cộng sự (1995), Wallace và Naser (1995) [5], 
Nguyễn Công Phương (2013) [6], đồng thời 
dựa trên kết quả nghiên cứu định tính thông qua 
việc phỏng vấn các chuyên gia, tác giả khái 
quát các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng 
chuẩn mực kế toán tại các doanh nghiệp Việt 
Nam như sau: 
Hệ thống văn bản pháp luật 
Thứ nhất, ở Việt Nam, việc tồn tại song 
song chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán một 
mặt thể hiện sự hội nhập của Việt Nam với 
thông lệ chung của kế toán quốc tế, mặt khác 
thể hiện sự quản lý thống nhất của Nhà nước về 
kế toán. Chính các đặc trưng này đã định hình 
yếu tố ảnh hưởng đến vin ịáp dụng chuẩn mực 
kế toán [6]. 
Thứ hai, với đặc điểm về quản lý thống nhất 
của Nhà nước và hệ thống pháp lý mang dáng 
dấp kiểu đạo luật (code law), việc áp dụng chuẩn 
mực kế toán ở Việt Nam không thể theo kiểu mô 
hình Anglo-Saxon với tính linh hoạt cao về nghề 
nghiệp. Thay vào đó, tính thống nhất trong công 
tác kế toán sẽ cao, biểu hiện qua việc tồn tại hệ 
thống tài khoản kế toán thống nhất, biểu mẫu báo 
cáo tài chính thống nhất. 
Thứ ba, nếu quan tâm đến tính thống nhất 
thì cơ sở văn bản nào để những người làm kế 
toán áp dụng trong thực tiễn các doanh nghiệp? 
Chuẩn mực kế toán và thông tư hướng dẫn 
chuẩn mực, hay chế độ kế toán cho doanh 
nghiệp? Việc tồn tại đồng thời chế độ kế toán 
cho doanh nghiệp liệu có ảnh hưởng đến hoạt 
động triển khai công tác kế toán trong thực tiễn 
không? Những câu hỏi này dẫn đến nghi vấn về 
sự kết hợp đồng thời nhiều loại văn bản trong 
quá trình áp dụng chuẩn mực kế toán tại các 
doanh nghiệp, khi mà năng lực và trình độ của 
kế toán viên có những hạn chế nhất định. 
Thứ tư, khi áp dụng chuẩn mực kế toán vào 
thực tiễn, nhiều ý kiến cho rằng nội dung các 
chuẩn mực còn quá mới mẻ và có quá nhiều 
khái niệm, thuật ngữ. Kế toán viên chỉ am hiểu 
và áp dụng trên cơ sở các thông tư hướng dẫn 
chi tiết trong công tác kế toán. Do vậy, đây 
được xem là một trong những rào cản ảnh 
hưởng đến việc áp dụng các chuẩn mực kế toán. 
Thứ năm, về sự ảnh hưởng của thuế đối với 
công tác kế toán, ở Việt Nam, công việc ghi 
nhận và đo lường kế toán thường dựa trên cơ sở 
quy định của thuế, dẫn đến không có sự khác 
biệt giữa lợi nhuận kế toán và thuế. Nhận thức 
đó đã ăn sâu và tác động rất lớn vào hành vi của 
kế toán viên, dù những cải cách gần đây đã thay 
đổi tác động của thuế với kế toán. 
Giả thuyết 1: Hệ thống văn bản pháp luật 
có ảnh hưởng thuận chiều đến mức độ áp dụng 
chuẩn mực kế toán 
Kinh nghiệm và năng lực kế toán viên 
Lịch sử phát triển của kế toán các nước cho 
thấy, sự phát triển của kế toán có liên quan đến 
mức độ giáo dục và chuyên nghiệp của kế toán 
Đ.N. Hùng / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 4 (2017) 55-63 57
viên [1]. Nghiên cứu ở nhiều nước cho thấy kế 
toán có trình độ đại học càng nhiều thì khả năng 
áp dụng các chuẩn mực càng cao. Đây là điều 
phù hợp vì những kiến thức trong quá trình đào 
tạo sẽ giúp kế toán viên có nhận thức tốt hơn về 
khoa học kế toán, có khả năng áp dụng, lựa 
chọn các kỹ thuật, các chính sách kế toán phù 
hợp nh ựatối đa hóa lợi ích của doanh nghiệp. 
Giả thuyết 2: Kinh nghiệm và năng lực của 
kế toán viên có ảnh hưởng thuận chiều đến mức 
độ áp dụng chuẩn mực kế toán 
Tổ chức, tư vấn nghề nghiệp 
Thứ nhất, hoạt động nghề nghiệp ở bất cứ 
nơi nào cũng chịu ảnh hưởng bởi cộng đồng 
nghề nghiệp mà kế toán không là một ngoại lệ. 
Khía cạnh cộng đồng kế toán được xem như là 
một biến thể trong sự tương tác giữa văn hóa 
với kế toán [7]. Ở các nước theo mô hình 
Anglo-Saxon, ảnh hưởng của cộng đồng kế 
toán rất lớn, thể hiện qua sự phát triển của các 
tổ chức nghề nghiệp đối với nghề kế toán, đặc 
biệt hiệp hội nghề nghiệp có vai trò quyết định 
trong việc thiết lập chuẩn mực kế toán. 
Thứ hai, đơn vị kiểm toán có ảnh hưởng 
đáng kể đến việc doanh nghiệp quynh nghiệlựa 
chọn, áp dụng chuẩn mực kế toán. Nếu một 
doanh nghiệp được kiểm toán bởi một trong các 
hãng kiểm toán lớn thì thông thường, doanh 
nghiệp đó quan tâm nhiều hơn đến việc áp dụng 
các chuẩn mực kế toán. Từ thực tiễn đó, liên hệ 
với điều kiện Việt Nam, tác gitôcho rằng, nếu 
báo cáo tài chính của một doanh nghiệp được 
kiểm toán thì mức độ tuân thủ và áp dụng các 
chuẩn mực kế toán sẽ cao hơn các doanh nghiệp 
không yêu cầu bắt buộc kiểm toán. 
Giả thuyết 3: Tổ chức, tư vấn nghề nghiệp 
có ảnh hưởng thuận chiều đến mức độ áp dụng 
chuẩn mực kế toán 
Đặc điểm của doanh nghiệp 
Thứ nhất, các chủ doanh nghiệp thường ít 
sử dụng báo cáo tài chính khi ra quyết định, 
hoặc nếu có sử dụng thì họ thường quan tâm 
đến kê khai thuế thu nhập. Ở Việt Nam, các 
doanh nghiệp cũng chủ yếu quan tâm đến vấn 
đề kê khai thuế. Điều này nói lên ảnh hưởng 
của đặc điểm về nhận thức của chủ doanh 
nghiệp đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán 
trong các doanh nghiệp Việt Nam. 
Thứ hai, quy mô được xem là nhân tố ảnh 
hưởng đáng kể đến việc áp dụng chuẩn mực kế 
toán [8]. Các doanh nghiệp có quy mô lớn 
thường hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác 
nhau, mức độ phức tạp của các nghiệp vụ kinh 
tế rất cao và do vậy việc áp dụng các chuẩn 
mực kế toán sẽ đầy đủ hơn. Ở một khía cạnh 
khác, các doanh nghiệp càng lớn thì càng có 
nhiều nguồn lực tài chính để thực hiện các 
chuẩn mực kế toán mới. Các doanh nghiệp có 
quy mô nhỏ hơn lại thấy rằng lợi ích từ việc 
thực hiện chuẩn mực không đủ bù đắp các 
nguồn lực bỏ ra để mua phần mềm, thuê tư vấn 
hay đào tạo nhân viên. 
Thứ ba, kết quả hoạt động kinh doanh - 
theo các nghiên cứu về ảnh hưởng của nhân tố 
này - cũng không nhất quán. Wallace và Naser 
(1995) cho rằng các doanh nghiệp có khả năng 
sinh lời cao thường mở rộng địa bàn kinh 
doanh, tìm kiếm các nguồn tài trợ để thực hiện 
các phương án kinh doanh mới. Trong bối cảnh 
đó, số liệu báo cáo tài chính trung thực và hợp 
lý luôn là một trong những tiêu chí để các đối 
tác có thể xem xét trước khi đưa ra các quyết 
định kinh doanh [5]. Tuy nhiên, Meek và cộng 
sự (1995) lại cho rằng chưa có những chứng cớ 
chắc chắn về vấn đề này [8]. 
Giả thuyết 4: Đặc điểm của doanh nghiệp 
có ảnh hưởng thuận chiều đến mức độ áp dụng 
chuẩn mực kế toán 
Như vậy, có thể tóm lược có 4 nhân tố ảnh 
hưởng đến mức độ áp dụng chuẩn mực kế toán 
tại các doanh nghiệp Việt Nam (Hình 1). Các 
nhân tố này kết hợp với nhau và ảnh hưởng đến 
việc áp dụng chuẩn mực kế toán, tác động cuối 
cùng của việc áp dụng chuẩn mực kế toán là lợi 
ích của việc áp dụng chuẩn mực kế toán. Lợi 
ích này được xem xét ở khả năng tiếp cận các 
khoản tín dụng từ ngân hàng, tính minh bạch 
của thông tin giúp nâng cao hình ảnh của doanh 
nghiệp trong cộng đồng kinh doanh và từ đó tạo 
điều kiện mở rộng hoạt động kinh doanh. 
Đ.N. Hùng / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 4 (2017) 55-63 58
Giả thuyết 5: Mức độ áp dụng chuẩn mực kế toán có ảnh hưởng thuận chiều đến lợi ích áp dụng 
chuẩn mực kế toán 
Hình 1. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến vinh áp dụng chuẩn mực kế toán ở Việt Nam. 
Nguồn: Tác giả đề xuất.
3. Phương pháp nghiên cứu 
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, tác giả 
sử dụng cách tiếp cận suy diễn, tức là dựa vào 
lý thuyết của các nghiên cứu trước đây và kết 
quả nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn 
chuyên gia đề xuất mô hình. Đồng thời, tác giả 
kết hợp với phương pháp quy nạp để kiểm 
chứng, dựa vào kết quả nghiên cứu định tính sẽ 
điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát vào trong 
bảng hỏi để thực hiện nghiên cứu định lượng. 
Kế thừa kết quả nghiên cứu của Trần Đình Khôi 
Nguyên (2013), đồng thời sử dụng phương pháp 
nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn các 
chuyên gia, tác giả xác định có 4 nhân tố ảnh 
hưởng tới việc áp dụng chuẩn mực kế toán bao 
gồm: Hệ thống văn bản pháp luật, kinh nghiệm và 
năng lực kế toán viên, tổ chức tư vấn nghề nghiệp 
và đặc điểm của doanh nghiệp. 
Tiếp theo, tác giả thực hiện khảo sát thông 
qua bảng hỏi gồm 26 biến quan sát và được đo 
lường bằng thang đo Likerts 5 điểm, thấp nhất 
là 1 điểm “ảnh hưởng rất ít” và cao nhất là 5 
điểm “ảnh hưởng rất lớn” (Bảng 1). Phương 
pháp thu thập số liệu được thực hiện thông qua 
việc khảo sát, đối tượng khảo sát là những 
người đang làm kế toán, đang theo học chương 
trình thạc sĩ và liên thông cao đẳng - đại học 
ngành kế toán tại Trường Đại học Công nghiệp 
Hà Nội. 
Số mẫu khảo sát phát ra là 375 phiếu, thu về 
370 phiếu, sau khi kiểm tra các thông tin trên 
các phiếu có 350 phiếu có đầy đủ thông tin để 
nhập dữ liệu và thực hiện phân tích. Trong 
shiếu có đầy đủ thông tin để nhập dữ liệu và 
thực hiện phân tích. ác thviên là nam, chiếm tỷ 
lệ 4,3%, còn lại 335 kế toán là nữ, chiếm tỷ lệ 
95,7%. Cũng trong số đó, có 40 người làm kế 
toán trưởng chiếm tỷ lệ 11,42%, 98 người làm 
kế toán tổng hợp chiếm tỷ lệ 28,0% và còn lại 
212 người làm kế toán viên các phần hành 
chiếm tỷ lệ 60,57%. 
Tác giả sử dụng phương pháp phân tích 
EFA bằng phần mềm SPSS và phân tích SEM 
bằng phần mềm AMOS để xác định mối quan 
hệ giữa các nhân tố tác động đến mức độ áp 
dụng chuẩn mực kế toán và lợi ích của việc áp 
dụng chuẩn mực kế toán. 
4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 
4.1. Kiểm định thang đo 
Kiểm định thang đo các nhân tố tác động 
đến mức độ áp dụng chuẩn mực kế toán tại các 
doanh nghiệp được thực hiện bằng hệ số tin cậy 
Cronbach’s Alpha và phân tích EFA. Bảng 2 
cho thấy, các nhân tố đều có hệ số Cronbach’s 
Alpha lớn hơn 0,6; hệ số tương quan biến tổng 
của các thang đo đều lớn hơn 0,3 nên tất cả các 
thang đo của các nhân tố đều đạt độ tin cậy, 
được sử dụng để phân tích EFA. 
Kinh nghiệm và năng lực của kế toán viên (NL) 
Hệ thống văn bản pháp luật (PL) 
Tổ chức, tư vấn nghề nghiệp (TC) 
Đặc điểm của doanh nghiệp (DD) 
Mức độ áp 
dụng chuẩn 
mực kế 
toán (AD) 
Lợi ích 
áp dụng 
chuẩn 
mực kế 
toán (LI) 
+ 
+ 
+ 
+ 
+ 
Đ.N. Hùng / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 4 (2017) 55-63 59
Bảng 1. Thang đo đánh giá mức độ áp dụng chuẩn mực kế toán 
Mã biến Các biến quan sát 
Hệ thống văn bản pháp luật 
PL1 Quy định chế độ kế toán doanh nghiệp 
 PL2 Thông tư hướng dẫn của chuẩn mực kế toán 
PL3 Hoàn toàn dựa vào chuẩn mực kế toán 
PL4 Yêu cầu, quy định về chế độ thuế, tài chính 
PL5 Tính phức tạp của chuẩn mực kế toán 
Kinh nghiệm và năng lực kế toán viên 
NL1 Trình độ của kế toán viên trong bộ phận kế toán 
NL2 Kinh nghiệm của kế toán viên trong bộ phận kế toán 
NL3 Năng lực của kế toán viên trong bộ phận kế toán 
NL4 Vai trò của kế toán trưởng 
Tổ chức, tư vấn nghề nghiệp 
TC1 Ý kiến tư vấn của các công ty kiểm toán 
TC2 Tư vấn của bộ phận tuyên truyền - cơ quan thuế 
TC3 Tư vấn của bạn bè trong lĩnh vực kế toán, thuế 
TC4 Các kết luận của các cơ quan thanh tra, kiểm tra 
TC5 Các tổ chức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán 
Đặc điểm của doanh nghiệp 
DN1 Quy mô của doanh nghiệp 
DN2 Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 
DN3 Sự quan tâm của chủ doanh nghiệp về công việc kế toán đối với hoạt động kinh doanh 
DN4 Cơ sở vật chất, hệ thống thông tin của doanh nghiệp 
Mức độ áp dụng chuẩn mực kế toán 
AD1 Doanh nghiệp đã áp dụng chuẩn mực kế toán là do hệ thống pháp luật 
AD2 Doanh nghiệp đã áp dụng chuẩn mực kế toán là do kinh nghiệm và năng lực của kế toán, 
kiểm toán viên 
AD3 Doanh nghiệp đã áp dụng chuẩn mực kế toán là do trợ giúp của các tổ chức tư vấn 
AD4 Doanh nghiệp đã áp dụng chuẩn mực kế toán là do đặc điểm của doanh nghiệp 
Lợi ích áp dụng chuẩn mực kế toán 
LI1 Hệ thống kế toán của doanh nghiệp minh bạch, hiệu quả 
LI2 Tăng khả năng sinh lời của doanh nghiệp 
LI3 Doanh nghiệp dễ tiếp cận với các nguồn vốn 
LI4 Doanh nghiệp dễ thu hút vốn đầu tư 
Nguồn: Tác giả đề xuất. 
Phân tích EFA được thực hiện với phương 
pháp trích hệ số là Component Analysis và 
phép xoay Varimax, kết quả phân tích có 16 
biến quan sát của thang đo các biến độc lập tại 
Bảng 3, đạt được kiểm định KMO = 0,828, 
kiểm định Bartlett’s Test có Sig. = 0,000; số 
lượng các nhân tố trích được là 4, tương đồng 
với mô hình lý thuyết ban đầu xây dựng, tổng 
phương sai trích đạt 55,391%, trọng số các 
nhân tố đều lớn hơn 0,5. Như vậy, phân tích 
EFA thích hợp với các dữ liệu và các biến quan 
sát có tương quan với nhau trong tổng thể, nên 
được sử dụng cho phân tích tiếp theo. 
Đ.N. Hùng / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 4 (2017) 55-63 60
Bảng 2. Kết quả hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo 
Thang đo 
Số biến quan sát Cronbach’s 
Alpha 
Hệ số tương 
quan biến tổng 
nhỏ nhất Trước Sau 
Hệ thống văn bản pháp luật 5 5 0,720 0,375 
Kinh nghiệm, năng lực kế toán viên 4 4 0,697 0,382 
Tổ chức, tư vấn nghề nghiệp 5 5 0,731 0,424 
Đặc điểm của doanh nghiệp 4 4 0,684 0,399 
Mức độ áp dụng chuẩn mực kế toán 4 4 0,654 0,405 
Lợi ích áp dụng chuẩn mực kế toán 4 4 0,770 0,477 
Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS 20. 
Bảng 3. Phân tích nhân tố EFA của các biến độc lập 
Biến 
quan sát 
Nhân tố sau khi phân tích khám 
phá (EFA) 
Hệ số tải nhân tố của các thành phần 
1 2 3 4 
DD2 
Đặc điểm của doanh nghiệp (DD) 
,736 
NL4 ,646 
DD4 ,644 
DD1 ,613 
DD3 ,602 
TC3 
Tổ chức, tư vấn nghề nghiệp (TC) 
 ,756 
TC2 ,728 
TC1 ,718 
TC5 ,531 
PL2 
Hệ thống văn bản pháp luật (PL) 
 ,799 
PL3 ,706 
PL1 ,704 
PL5 ,547 
NL3 
Kinh nghiệm và năng lực của 
kế toán viên (NL) 
 ,787 
NL2 ,745 
NL1 ,698 
Initial Eigenvalues 4,626 1,696 1,438 1,102 
% của phương sai 28,914 10,599 8,989 6,888 
Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS 20. 
Thực hiện phân tích EFA của biến phụ 
thuộc “Mức độ áp dụng chuẩn mực kế toán”, 
sau khi loại biến quan sát AD4 (Doanh nghiệp 
đã áp dụng chuẩn mực kế toán là do đặc điểm 
của doanh nghiệp), thì hệ số KMO = 0,628, và 
kiểm định Bartlett’s Test có Sig. = 0,000 thích 
hợp với các dữ liệu, các biến có tương quan với 
nhau trong tổng thể. Hệ số tải nhân tố của các 
biến thang đo mức độ áp dụng chuẩn mực kế 
toán đều lớn hơn 0,5; giá trị Eigenvalues là 
1,680 và phương sai trích 55,99%. 
Thực hiện phân tích EFA của biến “Lợi ích 
áp dụng chuẩn mực kế toán”, có hệ số KMO = 
0,774, kiểm định Bartlett’s Test có Sig. =0,000 
thích hợp với các dữ liệu, các biến có tương 
quan với nhau trong tổng thể. Hệ số tải nhân tố 
của các biến thang đo mức độ áp dụng chuẩn 
mực kế toán đều lớn hơn 0,5; giá trị 
Đ.N. Hùng / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 4 (2017) 55-63 61
Eigenvalues là 2,376 và phương sai trích 
59,4%, như vậy các thang đo khái niệm được 
chấp nhận và đảm bảo độ tin cậy, được sử dụng 
phân tích hồi quy. Mô hình nghiên cứu được 
điều chỉnh sau khi thực hiện phân tích EFA. 
4.2. Phân tích mô hình phương trình cấu trúc 
dựa trên phân tích đường dẫn 
Dựa trên các giả thuyết đã được xây dựng, 
kết hợp với mối quan hệ tương quan giữa các 
nhân tố tác động đến mức độ áp dụng chuẩn 
mực kế toán đã được xác định trong mô hình 1, 
mô hình SEM dựa trên phân tích đường dẫn 
được xây dựng. Kết quả phân tích từ phần mềm 
AMOS thể hiện ở Hình 2. 
Kết quả mô hình SEM cho thấy mô hình 
lý thuyết với các chỉ số Chi-square = 455,603, 
d = 235, P = 0,000, Chi-square/df = 1,939, 
GFI = 0,900, TLI = 0,890, CFI = 0,906, 
RMSEA = 0,052 phù hợp với dữ liệu nghiên 
cứu. Hình 2 cho thấy, các chỉ số đánh giá về 
mức độ phù hợp của mô hình tốt và các chỉ 
tiêu đánh giá mức độ phù hợp của mô hình ở 
mức chấp nhận. Vì vậy, có thể kết luận mô 
hình hoàn toàn phù hợp với dữ liệu nghiên 
cứu và phản ánh các nhân tố tác động đến 
mức độ áp dụng chuẩn mực kế toán và lợi ích 
áp dụng chuẩn mực kế toán. 
g 
Hình 2. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng chuẩn mực kế toán 
và lợi ích của việc áp dụng chuẩn mực (đã chuẩn hóa). 
Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm AMOS. 
Bảng 4. Ước lượng đã chuẩn hóa 
Giả thuyết Ước lượng S.E. C.R. P-value 
Kết luận 
giả thuyết 
Mức độ áp dụng 
chuẩn mực kế toán 
(AD) 
<--- 
Đặc điểm của doanh 
nghiệp (DD) 
0,744 0,147 5,061 *** Chấp nhận 
Mức độ áp dụng 
chuẩn mực kế toán 
(AD) 
<--- 
Tổ chức tư vấn nghề 
nghiệp (TC) 
0,157 0,080 1,967 0,049 Chấp nhận 
Mức độ áp dụng 
chuẩn mực kế toán 
(AD) 
<--- 
Hệ thống văn bản 
pháp luật (PL) 
0,228 0,071 3,208 0,001 Chấp nhận 
Đ.N. Hùng / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 4 (2017) 55-63 62
Mức độ áp dụng 
chuẩn mực kế toán 
(AD) 
<--- 
Kinh nghiệm và 
năng lực của kế toán 
viên (NL) 
0,115 0,108 1,072 0,284 Bác bỏ 
Lợi ích áp dụng 
chuẩn mực kế toán 
(LI) 
<--- 
Mức độ áp dụng 
chuẩn mực kế toán 
(AD) 
0,780 0,087 8,963 *** Chấp nhận 
Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm AMOS. 
Kết quả Bảng 4 chỉ ra có 3 nhân tố ảnh 
hưởng đến mức độ áp dụng chuẩn mực kế toán 
là đặc điểm của doanh nghiệp, tổ chức tư vấn 
nghề nghiệp, hệ thống văn bản pháp luật, như 
vậy các giả thuyết 1, 3 và 4 được chấp nhận. 
Nhân tố năng lực, kinh nghiệm của kế toán viên 
không ảnh hưởng đến mức độ áp dụng chuẩn 
mực kế toán, giả thuyết 2 bị bác bỏ. 
4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu 
Đặc điểm của doanh nghiệp: Nhân tố này 
có ảnh hưởng đến mức độ áp dụng chuẩn mực 
kế toán, kết quả này phù hợp với nghiên cứu 
của Chow và Wong-Boren (1987), Cooke 
(1989), Meek và cộng sự (1995), khi các nghiên 
cứu này đều chỉ ra quy mô của doanh nghiệp có 
ảnh hưởng đến mức độ áp dụng chuẩn mực kế 
toán. Đồng thời, kết quả hoạt động kinh doanh 
cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện chuẩn mực 
kế toán, phù hợp với nghiên cứu của Wallace và 
Naser (1995). 
Tổ chức tư vấn nghề nghiệp: Nhân tố này 
có tác động thuận chiều đến mức độ áp dụng 
chuẩn mực kế toán ở Việt Nam, kết quả nàyphù 
hợp với nghiên cứu Trần Đình Khôi Nguyên 
(2013). Điều này cho thấy vai trò của các tổ 
chức nghề nghiệp như công ty kiểm toán, các 
đại lý thuế và các công ty dịch vụ kế toán trong 
việc hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng chuẩn 
mực kế toán trên thực tế. 
Hệ thống văn bản pháp luật: Nhân tố này 
có ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế 
toán, như vậy kết quả này phù hợp với nghiên 
cứu của Nguyễn Công Phương (2013). Nhân tố 
này có sự khác biệt với các nước trên thế giới là 
do ở Việt Nam tồn tại song song chuẩn mực kế 
toán và chế độ kế toán. 
Kinh nghiệm và năng lực của kế toán viên: 
Nhân tố này không tác động đến mức độ áp 
dụng chuẩn mực kế toán ở Việt Nam, kết quả 
không đồng thuận với nghiên cứu của Choi và 
Meek (2011), Trần Đình Khôi Nguyên (2013). 
Áp dụng chuẩn mực kế toán: Khi doanh 
nghiệp áp dụng các chuẩn mực kế toán cũng sẽ 
đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, ở đây giả 
thuyết 5 được chấp nhận. Như vậy, khi doanh 
nghiệp tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực kế toán 
thì sẽ làm cho báo cáo đảm bảo tính trung thực, 
hợp lý, tạo sự tin tưởng cho người sử dụng 
thông tin như nhà đầu tư, chủ nợ và về lâu dài 
sẽ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp. 
5. Kết luận và khuyến nghị 
Dựa vào kết quả của mô hình hồi quy theo 
mô hình SEM, nghiên cứu tìm thấy sự tác động 
thuận chiều, có ý nghĩa thống kê gồm ba nhân 
tố tổ chức tư vấn nghề nghiệp, hệ thống pháp 
luật và đặc điểm của doanh nghiệp ảnh hưởng 
đến mức độ áp dụng chuẩn mực kế toán. Đồng 
thời, nghiên cứu đã kiểm định có ý nghĩa thống 
kê giữa mức độ áp dụng chuẩn mực kế toán và 
lợi ích áp dụng chuẩn mực kế toán. Do đó, tác 
giả đề xuất một số khuyến nghị như sau: 
Thứ nhất, ở Việt Nam tồn tại song song hệ 
thống chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán 
trong thực tế công tác kế toán ở các doanh 
nghiệp, vì vậy trong quá trình Bộ Tài chính 
biên soạn và ban hành chế độ kế toán, các nội 
dung của chế độ kế toán cần được lồng ghép, 
tham chiếu đến từng chuẩn mực kế toán. 
Thứ hai, vai trò của cộng đồng nghề nghiệp 
cũng là một nhân tố cần xem xét trong quá trình 
phát triển kế toán ở nước ta. Việc phát triển các 
tổ chức nghề nghiệp là một cơ hội để những 
người làm kế toán có thể trao đổi, học hỏi và đó 
cũng là môi trường phát hiện những bất cập 
trong thiết lập chuẩn mực kế toán. Bộ Tài chính 
cần có cơ chế chính sách giúp các hiệp hội nghề 
nghiệp phát triển. 
Đ.N. Hùng / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 4 (2017) 55-63 63
Thứ ba, ở góc độ doanh nghiệp, chủ doanh 
nghiệp sẽ phải thay đổi cách nhìn nhận của 
mình về vai trò của thông tin kế toán để có thể 
tác động đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán. 
Doanh nghiệp cần mở rộng quy mô, nâng cao 
hiệu quả hoạt động kinh doanh để có đủ nguồn 
lực nhằm áp dụng đầy đủ các chuẩn mực kế 
toán, đồng thời việc áp dụng chuẩn mực kế toán 
đầy đủ sẽ giúp doanh nghiệp quản lý tốt nguồn 
tài chính, tăng khả năng tiếp cấp nguồn vốn với 
chi phí thấp và tạo được uy tín đối với các nhà 
đầu tư, chủ nợ và khách hàng. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Choi, F.D., & Meek, G.K., International 
Accounting, 7th ed., Prentice Hall, New York, 
2011. 
[2] Trần Đình Khôi Nguyên, “Bàn về thang đo các 
nhân tố phi tài chính ảnh hưởng vận dụng chuẩn 
mực kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở 
Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, 190 
(2013) 1, 55-60. 
[3] Chow, C.W., & Wong-Boren, “Voluntary 
financial disclosure by Mexican corporations”, 
The Accounting Review, 62 (1987) 3, 533-541. 
[4] Cooke, T., “Disclosure in the corporate annual 
reports of Swedish companies”, Accounting and 
Business Research, 19 (1991) 74, 113-124. 
[5] Wallace, R. & Naser, K., “Firm-specific 
determinants of the comprehensiveness of 
mandatory disclosure in the corporate annual 
reports of firms listed on the stock exchange of 
Hong Kong”, Journal of Accounting and Public 
Policy, 14 (1995) 4, 311-368. 
[6] Nguyễn Công Phương, “Về mô hình chuẩn mực - 
chế độ kế toán của Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế & 
Phát triển, 194 (2013) 1, 31-37. 
[7] Gray, S. J., “Towards a theory of cultural 
influence on the development of accounting 
systems interna- tionally”, Abacus, 24 (1988) 1, 
1-15. 
[8] Meek, G.K., Roberts, C.B., & Gray, S.J., “Factors 
influencing voluntary annual report disclosures by 
U.S., U.K. and Continental European multi-national 
corporations”, Journal of International Business 
Studies, 26 (1995) 1, 555-572. 
Studying the Factors that Affect the Application 
of Accounting Standards in Vietnam via SEM Model 
Dang Ngoc Hung 
Hanoi University of Industry, 
No. 298, Cau Dien Str., Bac Tu Liem Dist., Hanoi, Vietnam 
Abstract: The factors that affect the application of accounting standards in Vietnam are 
researched. The Structural Equation Modeling is used after the Cronbach Alpha scales have been 
verified and the exploratory factors have been analyzed. The research tests relationship between levels 
and benefits of the applied accounting standards. The research has found that there are 3 factors 
including characteristics of enterprises, legal system, professional consulting organizations that have a 
positive relation with the application of accounting standards. It is also indicated that the level of the 
applied accounting standards has a positive relation with the benefits of the applied 
accounting standards. 
Keywords: Accounting standard, benefits of applied accounting standards, structural equation modeling. 

File đính kèm:

  • pdfcac_nhan_to_anh_huong_den_viec_ap_dung_chuan_muc_ke_toan_tro.pdf