Các chỉ số sinh học quần đàn cá kèo đỏ (trypauchen vagina) ở Sóc Trăng

Cá kèo đỏ Trypauchen vagina (Bloch & Schneider, 1801) là một loại cá bùn sống ven biển

thậm chí vùng nước lợ ở Đồng bằng sông Cửu Long [3; 4; 10]. Trước đây, cá kèo đỏ không

được xem là đối tượng kinh tế [3; 4]; tuy nhiên, trong thời gian gần đây, do nguồn lợi cá ở Sóc

Trăng bị suy giảm trầm trọng do khai thác quá mức nên cá kèo đỏ dần dần đóng vai trò quan

trọng đối với cuộc sống ngư dân địa phương. Hiện nay, có rất ít nghiên cứu về loài này như

nghiên cứu về phân loại học và mô tả hình thái [7; 8], sự phân bố, môi trường sống [3; 4; 10].

Trong khi đó, những chỉ số sinh học quần đàn như hệ số tăng trưởng (K) hệ số chế tổng (Z), hệ

số chết tự nhiên (M), hệ số chết do khai thác (F), chiều dài tối đa (L∞) và hệ số khai thác (E) của

loài này vẫn chưa được nghiên cứu. Vì vậy, đề tài này được thực hiện nhằm cung cấp những dẫn

liệu về sinh học quần đàn của loài này. Kết quả của đề tài sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong

việc đánh giá và quản lý việc nguồn lợi cá kèo đỏ trong tương lai.

pdf 5 trang kimcuc 4440
Bạn đang xem tài liệu "Các chỉ số sinh học quần đàn cá kèo đỏ (trypauchen vagina) ở Sóc Trăng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các chỉ số sinh học quần đàn cá kèo đỏ (trypauchen vagina) ở Sóc Trăng

Các chỉ số sinh học quần đàn cá kèo đỏ (trypauchen vagina) ở Sóc Trăng
HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 
806 
CÁC CHỈ SỐ SINH HỌC QUẦN ĐÀN CÁ KÈO ĐỎ (Trypauchen vagina) 
Ở SÓC TRĂNG 
ĐINH MINH QUANG, NGUYỄN MINH THÀNH 
 Trường Đại học Cần Thơ 
Cá kèo đỏ Trypauchen vagina (Bloch & Schneider, 1801) là một loại cá bùn sống ven biển 
thậm chí vùng nước lợ ở Đồng bằng sông Cửu Long [3; 4; 10]. Trước đây, cá kèo đỏ không 
được xem là đối tượng kinh tế [3; 4]; tuy nhiên, trong thời gian gần đây, do nguồn lợi cá ở Sóc 
Trăng bị suy giảm trầm trọng do khai thác quá mức nên cá kèo đỏ dần dần đóng vai trò quan 
trọng đối với cuộc sống ngư dân địa phương. Hiện nay, có rất ít nghiên cứu về loài này như 
nghiên cứu về phân loại học và mô tả hình thái [7; 8], sự phân bố, môi trường sống [3; 4; 10]. 
Trong khi đó, những chỉ số sinh học quần đàn như hệ số tăng trưởng (K) hệ số chế tổng (Z), hệ 
số chết tự nhiên (M), hệ số chết do khai thác (F), chiều dài tối đa (L∞) và hệ số khai thác (E) của 
loài này vẫn chưa được nghiên cứu. Vì vậy, đề tài này được thực hiện nhằm cung cấp những dẫn 
liệu về sinh học quần đàn của loài này. Kết quả của đề tài sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong 
việc đánh giá và quản lý việc nguồn lợi cá kèo đỏ trong tương lai. 
I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
 Thu mẫu: Mẫu vật được hàng tháng vào con nước rong bằng lưới đáy (mắt lưới phần đục là 
1,5 cm) tại khu vực sông cồn tròn (9°34'12.41"N, 106°13'38.25"E), huyện Cù Lao Dung, tỉnh 
Sóc Trăng. Các thông tin về môi trường sống, mùa sinh sản, sản lượng cá,... được thu thập 
thông qua việc phỏng vấn ngư dân. Nhiệt độ và độ mặn của môi trường được ghi nhận bằng 
nhiệt kế (HI98127, ±0.5 oC) và khúc xạ kế (950.0100 PPT-ATC, ±1 ‰). Những số liệu này sẽ 
được dùng để kiểm tra sự ảnh hưởng của chúng đến tỉ lệ giới tính của loài này tại khu vực 
nghiên cứu. 
 Định loại mẫu vật: Mẫu vật được định loại dựa vào đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu 
được mô tả bởi Nguyễn Văn Hảo (2005) [4]. 
 Phân tích mẫu và xử lý số liệu: Mẫu vật được cố định trong dung dịch formol 5% ngay sau khi 
thu được và được lưu giữ tại phòng Thí nghiệm Động vật, Bộ môn Sư phạm Sinh học, Khoa Sư 
phạm, Trường Đại học Cần Thơ. Tại phòng thí nghiệm, mẫu cá được xác định giới tính dựa vào 
hình thái của gai sinh dục (hình oval màu hồng nhạt ở con cái và nhìn tam giác nhọn màu hồng đậm 
ở con đực). Số liệu tần suất chiều được mã hóa và đưa vào phần mềm FiSAT II để xác định các 
thông số sinh học quần đàn như hệ số tăng trưởng (K), chiều dài vô cùng (L∞) bằng phương 
ELEFAN I, hệ số chết tổng (Z) bằng phương pháp Length-converted catch curve, hệ số chết tự nhiên 
(M), bằng phương pháp ước lượng của Pauly’s M, hệ số chết do khai thác là hiệu số giữa hệ số chết 
tổng và hệ số chết tự nhiên (F = Z - M), hệ số khai thác (E) bằng phương pháp Beverton & Holt 
(Knife-Edge) [2]. Tỉ lệ giới tính được kiểm định bằng phép thử 2 ở mức ý nghĩa 5%. 
II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
1. Tỉ lệ giới tính và nhân tố môi trƣờng 
Tổng số 328 mẫu cá (161 đực and 167 cái) thu được tại khu vực nghiên cứu (Bảng 1). Tỉ lệ 
giới tính của cá kèo đỏ T. vagina tại khu vực nghiên cứu không khác nhau ở cả mùa mưa và 
mùa khô cũng như giữa hai mùa mưa và khô ( 2, P > 0.05 tất cả các trường hợp, Bảng 1). Trung 
bình nhiệt độ môi trường nước tại khu vực nhiên cứu ở mùa khô (29,07±1,32 oC) gần tương 
đương với số liệu này ở mùa mưa (28,41±0,90 oC, t-test, P > 0.05); trái lại, trung bình độ mặn ở 
HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 
807 
khu vực nghiên cứu vào mùa khô (8,86±3,75‰) lớn hơn rất nhiều so với số liệu này ở mùa mưa 
(2,68±2,28‰, t-test, P < 0.001). Điều này cho thấy tỉ lệ giới tính của loài này không chịu sự tác 
động của biến động nhiệt độ và độ mặn tại khu vực nghiên cứu. Tỉ lệ giới tính 1:1 còn tìm thấy 
ở Pseudapocryptes elongatus [9], Boleophthalmus boddarti [1], Glossogobius aureus [5] và 
Glossogobius giuris [6]. 
Bảng 1 
Tỉ lệ giới tính của cá kèo đỏ T. vagina ở khu vực nghiên cứu 
Tháng thu mẫu Số cá thể cái Số cá thể đực Tỉ lệ giới tính P-value 
05/2014 16 14 1:0.88 0.715 
06/2014 16 14 1:0.88 0.715 
07/2014 17 13 1:0.76 0.465 
08/2014 16 14 1:0.88 0.715 
09/2014 14 16 1:1.14 0.715 
10/2014 17 13 1:0.76 0.465 
11/2014 15 14 1:0.93 0.853 
12/2014 10 16 1:1.60 0.239 
01/2015 11 13 1:1.18 0.683 
02/2015 10 8 1:0.80 0.637 
03/2015 16 14 1:0.88 0.715 
04/2015 9 12 1:1.33 0.513 
2. Các chỉ số sinh học quần đàn 
Số liệu tần suất chiều dài của cá kèo đỏ T. vagina cho thấy nhóm cá có chiều dài nhỏ nhất là 
8 - 9 cm và nhóm chiều dài lớn nhất là 17 - 18 cm. Điều này chứng tỏ quần đàn cá kèo đỏ được 
khảo sát đang phân bố ở vùng sinh trưởng nên không thu được cá có kích cỡ nhỏ hơn 8 cm. 
Bảng 2 
Tần suất chiều dài của cá kèo đỏ T. vagina ở khu vực nghiên cứu 
Nhóm chiều 
dài (TL, cm) 
2014 2015 
05 06 07 08 09 10 11 12 01 02 03 04 
8-9 
1 
1 
1 
9-10 1 
2 4 
10-11 
2 1 
7 8 4 
11-12 1 2 4 3 4 3 
2 3 2 7 2 
12-13 4 2 4 4 8 7 2 5 5 1 4 3 
13-14 11 9 6 8 10 8 3 7 5 
2 5 
14-15 9 5 6 11 3 7 5 6 3 2 1 4 
15-16 
8 7 2 2 3 8 3 5 3 3 
16-17 
3 3 2 
1 5 2 2 1 1 2 
17-18 4 1 
6 1 
Kết quả phân tích bằng phần mềm FiSAT II cho thấy các tham số phương trình tăng trưởng 
von Bertalanffy của quần đàn cá kèo đỏ là: L∞ = 18,9 cm, K = 0,41/năm. Hệ số chết tổng (Z), hệ 
số chết tự nhiên (M) và hệ số chết do khai thác (F) của loài này lần lượt là 1,57/năm, 1,14/năm 
và 0,43/năm (Hình 1). Điều này cho thấy tỉ lệ cá chết do tác nhân của môi trường (nhân tố vô 
sinh) là rất lớn bởi vì số liệu này lớn hơn 2 lần so với hệ số chết do đánh bắt. Nguyên nhân có 
HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 
808 
thể là do sự thay đổi của nhiệt độ môi trường dưới tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu 
hoặc có thể do nguồn dinh dưỡng ở khu vực không đảm bảo cho sự phát triển của loài này. Loài 
này thuộc nhóm tăng trưởng tương đối nhanh vì hệ số tăng trưởng khá cao (K = 0,41/năm). 
Giống với cá kèo đỏ, cá kèo vảy nhỏ P. elongatus cũng thuộc nhóm tăng trưởng nhanh [9]. 
Hình 1: Đƣờng cong sản lƣợng chuyển đổi từ chiều dài của cá kèo đỏ T. vagina 
Hình 2: Hệ số khai thác cá kèo đỏ T. vagina ở khu vực nghiên cứu 
HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 
809 
Hệ số khai thác được ước đoán từ phương trình đường cong sản lượng chuyển đổi của cá kèo 
đỏ là E = 0,270. Hệ số này gần bằng hệ số khai thác tối ưu (E50 = 0,278, Hình 2). Điều này 
chứng tỏ tình trạng khai thác nguồn lợi của cá kèo đỏ ở khu vực nghiên cứu vẫn còn nằm trong 
giới hạn cho phép. Tương tự cá kèo đỏ, tình trạng khai thác cá kèo vảy nhỏ P. elongatus vẫn 
nằm trong giới hạn cho phép ở khu vực nghiên cứu [9]. Thêm vào đó, cá kèo đỏ vẫn còn nhiều 
tiềm năng phục vụ cho khai thác do chúng có hệ số khai thác tối đa tương đối cao (Emax = 0,421, 
Hình 2). Tuy nhiên, để đảm bảo cho việc khai thác bền vững nguồn lợi cá kèo đỏ thì chính 
quyền và người dân địa phương nên duy trì ở cường độ khai thác như hiện nay. 
III. KẾT LUẬN 
Tỉ lệ đực và cái của cá kèo đỏ T. vagina ở khu vực nghiên cứu tương đương tỉ lệ 1:1. Loài 
này thuộc nhóm tăng trưởng tương đối nhanh (K = 0,41/năm) và có hệ số chết tự nhiên khác cao 
(F = 1,14/năm). Hệ hệ số chết tổng (Z) và hệ số chết do khai thác (F) của loài này lần lượt là 
1,57/năm và 0,43/năm. Cường lực khai thác của loài này vẫn còn nằm trong giới hạn cho phép 
do hệ số khai thác của chúng (E = 0,27) gần tương đương hệ số khai thác tối ưu (E50 = 0,278). 
Mặc dù loài này vẫn còn nhiều tiềm năng cho khai thác do hệ số khai thác tối đa tương đối cao 
(Emax = 0,421); tuy nhiên, chính quyền và người dân địa phương nên duy trì ở cường độ khai 
thác như hiện nay để đảm bảo sự phát triển bền vững nguồn lợi của loài này. 
Lời cảm ơn: Chúng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình chú Giang và anh Miền ở huyện Cù 
Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng đã giúp chúng tôi thu mẫu và Trường Đại học Cần Thơ đã cấp kinh 
phí cho đề tài này (Mã số: T2015-86). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Dinh Minh Quang, 2014. A preliminery study on length-weight relationship of the 
mudskipper Boleophthalmus boddarti in soc trang. Journal of Biology, 36(1), 88-92, doi: 
10.15625/0866-7160/v36n1.4524. 
2. Gayanilo, F. C., P. Sparre, D. Pauly, 2005. FAO-ICLARM stock assessment tools II: 
user's guide. Rome: Food and Agriculture Organization of the United Nations. 
3. Mai Đình Yên, 1992. Định loại cá nước ngọt Nam Bộ. Hà Nội, Nxb. KHKT, Hà Nội. 
4. Nguyễn Văn Hảo, 2005. Cá nước ngọt Việt Nam (tập 3). Hà Nội, Nxb. Nông nghiệp. 
5. Đinh Minh Quang, 2014. Kết quả nghiên cứu tương quan chiều dài trọng lượng cá bống 
cát tối, Glossogobius aureus, ở Sóc Trăng. Kỷ yếu Hội nghị khoa học toàn quốc về Sinh 
học biển và phát triển bền vững, Hải Phòng. 
6. Đinh Minh Quang, 2014. Kết quả nghiên cứu tương quan chiều dài trọng lượng cá bống 
cát tối, Glossogobius giuris, ở Sóc Trăng. Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, Chuyên Đề 
Thủy Sản (2), 220-225. 
7. Salameh, P., O. Sonin, D. Golani, 2010. Acta Ichthyologica et Piscatoria, 40(2), 109-111. 
8. Talwar, P. K., A. G. Jhingran, 1991. Inland fishes of India and adjacent countries (Vol. 
2). Rotterdam: Balkema. 
9. Tran, D. D., 2008. Some aspects of biology and population dynamics of the goby 
Pseudapocryptes elongatus (Cuvier, 1816) in the Mekong Delta. (PhD Dissertation), 
Universiti Malaysia Teregganu, Malaysia. 
HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 
810 
10. Tran, D. D., S. Koichi, N. T. Phuong, H. P. Hung, T. X. Loi, M. V. Hieu, U. Kenzo, 
2013. Fishes of Mekong Delta, Vietnam. Can Tho: Can Tho University publisher. 
BIOLOGICAL PARAMETERS OF THE RED GOBY POPULATION 
(Trypauchen vagina) IN SOC TRANG 
DINH MINH QUANG, NGUYEN MINH THANH 
SUMMARY 
This study was carried from May 2014 to April 2015 to understand basic biological 
population parameters of the red goby Trypauchen vagina. The analysis of 328 fish specimens 
(161 males and 167 females) collected from Kinh Ba River, Cu Lao Dung, Soc Trang showed 
the sex ratio of this goby was about 1:1 The length-frequency data of this goby was subjected to 
FiSAT II software to estimate its population indexes, which showed that this species was high 
growth rate due to the high value of growth index (K = 0.41/yr.) and high natural mortality (M = 
1.14/yr.). The total mortality (Z = 1.57/yr.) and fishing (F = 0.43/yr.) mortalities of this goby 
were low, and its exploitation rate (E = 0.270) was nearly equal to optimal exploitation rate (E50 
= 0.278). Although population of this goby had a great potential for fishing due to high value of 
maximum exploitation rate (Emax = 0.421), local authorities and fishermen should maintain the 
current exploitation rate for future sustainable management of this fish resource. 

File đính kèm:

  • pdfcac_chi_so_sinh_hoc_quan_dan_ca_keo_do_trypauchen_vagina_o_s.pdf