Bước đầu xác định địa giới hành chính một số phường thuộc nội vi kinh thành Huế (Đầu thế kỷ XX - 1945)
Kinh Thành Huế được xem là trung tâm chính trị của cả nước, là biểu trưng
quyền lực của vương triều nhà Nguyễn. Nếu như khu vực Hoàng Thành và Tử Cấm
Thành được liệt vào hàng thâm nghiêm, cấm địa thì nội vi Kinh Thành được coi là
nơi cấm mật, tuyệt nhiên bất khả xâm phạm. Chính vì thế, trong bộ Hoàng Việt luật
lệ (luật Gia Long) đã dành hẳn hơn 20 trang để nhấn mạnh sự tôn nghiêm của Kinh
Thành, đồng thời quy định rất rõ các loại tội trạng, định hẳn chế tài xử phạt nghiêm
khắc đối với tất cả những ai tự tiện ra vào, xâm phạm địa giới Kinh Thành.(1)
Được quy hoạch trên cơ sở đất đai của 8 làng trước đó, Kinh Thành Huế có
diện tích mặt bằng khá rộng lớn. Ngoại trừ Hoàng Thành, kể từ thời vua Gia Long
(1802 - 1820) trở đi, khu vực Kinh Thành là nơi sinh hoạt, làm việc của các quan
nha, đồn trú doanh trại quân đội, quan xưởng triều đình, dinh cơ tư thất của tầng
lớp quan lại và phủ đệ của các ông hoàng bà chúa. Sách Khâm định Đại Nam hội
điển sự lệ cho biết, “nội địa Kinh Thành từ trước đến nay vốn đã có phân chia đất
để làm các phủ đệ và nhà ở cho quan chức và các ty”.(2) Trong hồi ức về Huế vào
đầu thế kỷ XIX, Michel Đức Chaigneau cũng xác nhận tầng lớp dân chúng chỉ
được sinh sống ở vùng ngoại vi, lân cận Kinh Thành,(3) ngoài những giai tầng nói
trên, tuyệt đối cấm các đối tượng còn lại xây dựng nhà cửa, ẩn cư ở nội vi Kinh
Thành. Quy định này, được thực thi nghiêm túc cho đến gần cuối thời vua Tự Đức.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bước đầu xác định địa giới hành chính một số phường thuộc nội vi kinh thành Huế (Đầu thế kỷ XX - 1945)
* Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. ** Khái niệm Nội thành hoặc Thành Nội là cách nói của người Huế dùng để chỉ toàn bộ khu vực Kinh Thành Huế. ĐMĐ. BƯỚC ĐẦU XÁC ĐỊNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH MỘT SỐ PHƯỜNG THUỘC NỘI VI KINH THÀNH HUẾ (ĐẦU THẾ KỶ XX - 1945) Đỗ Minh Điền* 1. Hệ thống các phường Nội thành trước thời điểm tu chỉnh dưới thời vua Duy Tân (1907 - 1916) Kinh Thành Huế được xem là trung tâm chính trị của cả nước, là biểu trưng quyền lực của vương triều nhà Nguyễn. Nếu như khu vực Hoàng Thành và Tử Cấm Thành được liệt vào hàng thâm nghiêm, cấm địa thì nội vi Kinh Thành được coi là nơi cấm mật, tuyệt nhiên bất khả xâm phạm. Chính vì thế, trong bộ Hoàng Việt luật lệ (luật Gia Long) đã dành hẳn hơn 20 trang để nhấn mạnh sự tôn nghiêm của Kinh Thành, đồng thời quy định rất rõ các loại tội trạng, định hẳn chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với tất cả những ai tự tiện ra vào, xâm phạm địa giới Kinh Thành.(1) Được quy hoạch trên cơ sở đất đai của 8 làng trước đó, Kinh Thành Huế có diện tích mặt bằng khá rộng lớn. Ngoại trừ Hoàng Thành, kể từ thời vua Gia Long (1802 - 1820) trở đi, khu vực Kinh Thành là nơi sinh hoạt, làm việc của các quan nha, đồn trú doanh trại quân đội, quan xưởng triều đình, dinh cơ tư thất của tầng lớp quan lại và phủ đệ của các ông hoàng bà chúa. Sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ cho biết, “nội địa Kinh Thành từ trước đến nay vốn đã có phân chia đất để làm các phủ đệ và nhà ở cho quan chức và các ty”.(2) Trong hồi ức về Huế vào đầu thế kỷ XIX, Michel Đức Chaigneau cũng xác nhận tầng lớp dân chúng chỉ được sinh sống ở vùng ngoại vi, lân cận Kinh Thành,(3) ngoài những giai tầng nói trên, tuyệt đối cấm các đối tượng còn lại xây dựng nhà cửa, ẩn cư ở nội vi Kinh Thành. Quy định này, được thực thi nghiêm túc cho đến gần cuối thời vua Tự Đức. Phường trong Nội thành(**) được nhắc đến sớm nhất là vào năm 1837 dưới triều vua Minh Mạng. Tổ chức phường vào giai đoạn này tồn tại với tư cách như những đơn vị hành chính đặc biệt, đó là kết quả của sự phân định hệ thống các đồn canh, binh xá thuộc dinh vệ của các lực lượng quân đội. Có thể nói, hệ thống phường thời kỳ này mang nặng tính chất quân sự, được bố trí theo hình thức phân ô, cứ 10 phường trở thành 1 bảo 堡, chuyên trách tuần tra, canh giữ và kiểm soát toàn bộ địa bàn Kinh Thành. VĂN HÓA - LỊCH SỬ 3Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5 (148) . 2018 4 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5 (148) . 2018 Theo ghi chép của sách Đại Nam thực lục và Đại Nam nhất thống chí, Kinh Thành có tất cả 95 phường.(4) Địa phận các phường tương ứng với đồn canh, dinh trại đồn trú bảo vệ 24 pháo đài, bao quanh 4 phía vòng thành và khu vực Trấn Bình Đài ở góc đông bắc Kinh Thành (Bảng 1). Bảng 1: Tên gọi 95 phường Nội thành dưới thời vua Minh Mạng (1820 - 1840) STT Đơn vị quản lý Tên phường Tổng 1 Đồn Tả Dực (Từ Đài Nam Thắng đến điện Thanh Hòa) thuộc doanh Vũ (Võ) Lâm. Hiệu Trung, Ninh Mật, Đoan Hòa, Ngưng Hy, Trung Thuận, Nhân Hậu, Tích Thiện, Dưỡng Sinh, Phú Văn, Thận Cần, Nghĩa Tích. 11 2 Đồn Hữu Dực (Từ Đài Nam Thắng đến điện Thanh Hòa) thuộc doanh Vũ (Võ) Lâm. Huệ Cát, Thuận Cát, Lý Cát, Trinh Cát, Tĩnh Nhất, An Tĩnh, Nhuận Đức, Phước Tuy. 8 3 2 vệ doanh Tiền Phong (Từ đài Đông Trường qua Đông Gia, Đông Phụ đến nửa đài Đông Vĩnh). Đông Phúc, Minh Thiện, Hóa Thành, Vĩnh An, Thuận Bình và Nhân Tiệm. 6 4 5 vệ dinh Long Võ (Từ đài Đông Vĩnh, Đông Bình, Định Bắc đến đài Bắc Hòa). Nhân Cơ, Học Hải, Phong Doanh, Nhiêu Dụ, Chiêm Ân, Thường Dụ, Đa Lộc, Tuyền Thanh, Ân Thực, Hà Thanh, Ninh Viễn, Tứ Dịch. 12 5 5 vệ dinh Thần Cơ (Từ đài Nam Thắng, Nam Hùng, Nam Minh đến đài Tây Trinh). Tích Khánh, Túc Võ, Vệ Quốc, Nam Trị, Nam An, Nam Ninh, Nam Cường, Đại Hữu. 8 6 6 vệ dinh Hổ Uy (Từ đài Tây Trinh đến Tây An, Tây Dực). Khánh Mỹ, Tư Trung, Địch Cần, Quả Nghị, Phục Lễ, An Mỹ, Bảo Hòa, Quy Hậu, Bảo Cư, Vụ Bản, Ngưng Tích, Nam Thọ. 12 7 5 vệ dinh Hùng Nhuệ (Từ đài Tây Dực qua Tây Tĩnh, Tây Tuy đến đài Tây Thành). Bảo Ninh, Đại Hanh, Sư Trinh, Tốn Vũ, Đôn Hóa, Thuận Tắc, Long Bình, Gia Mỹ, Thừa Đức, Gia Cầm, An Lạc, Huân Đạo, Ân Trạch, Hậu Sinh, Mộc Đức, Xử Nhân, Do Nghĩa, An Tây. 18 8 10 vệ Ngũ Bảo (Từ đài Tây Thành qua các đài Bắc Điện, Bắc Thuận, Bắc Trung, Bắc Thanh đến Bắc Hòa). Linh Ứng, Phú Thứ, Hòa Thái, Ngưỡng Trị, Tây Lộc, Quy Thiện, Tây Ninh, Vô Uổng, Tây Thành, Hàm Thanh, Đại Đồng, Khang Ninh, Tráng Cố, Diềm Tĩnh, Bắc Trường, Ninh Bắc. 16 9 4 vệ Kỳ Võ (Quanh khu vực Trấn Bình Đài). Thừa Thiên, Tuyên Hóa, Định Bắc và An Bắc. 4 95 Trong giai đoạn thịnh trị của vương triều Nguyễn, hoạt động kiểm soát dân cư Nội thành được thực hiện rất quy củ. Cho đến nay, chúng ta chưa tìm thấy bất kỳ nguồn tư liệu nào để có thể xác định chính xác tổng số dân binh sinh sống trong thành lúc bấy giờ. Căn cứ vào quy định về định ngạch binh lính, theo tác giả Phan Thuận An, thì bấy giờ quân số mỗi vệ là 600 người,(5) và như vậy sẽ có ít nhất 28.200 người đồn trú thường xuyên trong Kinh Thành. Sang đến thời vua Tự Đức, theo ghi nhận của các sử quan nhà Nguyễn, dân số trong thành tăng lên nhanh chóng. Sự lớn mạnh của cộng đồng cư dân là một gánh nặng rất lớn đặt lên vai bộ máy quan lại Nha Hộ thành. Hàng loạt các vụ hỏa hoạn, trộm cắp, dân ẩn lậu, gây rối an ninh thường xuyên xảy ra.(6) Đứng trước tình hình đó, năm 1860, vua Tự Đức đặc chuẩn ban hành quy định “Chỉnh lý” khu vực Nội thành. Đợt điều chỉnh này với mục tiêu là tăng cường binh lính cho các doanh vệ tuần phòng, tra xét tất cả các phường trong thành, kê khai nhân khẩu, đồng thời lập bản đồ, ghi chú rõ ràng để tiện bề theo dõi, kiểm tra. Kết quả tổng số phường tăng thêm 13 đơn vị so với trước đó (Bảng 2).(7) Bảng 2: Hệ thống các phường Nội thành sau đợt điều chỉnh năm 1860 STT Đơn vị quản lý Tên phường Tổng 1 Doanh Vũ Lâm Hiệp Trung, Ninh Mật, Trung Thuận, Thụy Bản, Thuần Hựu, Vĩnh Trinh, Hòa Lạc, Nhơn Hậu, Tích Thiện, Ngưng Hy, Đông Thái, Hà Phúc, Dưỡng Sinh, Phú Văn, Thận Cần, Nghĩa Tích, Bão Đức, Kiêm Năng, Địch Trinh, Huệ Cát, Gia Huệ, Thuận Cát, Lập Vũ, Nhuận Ốc, Vĩnh Tuy, Nhuận Trạch, Lý Cát, Trinh Cát, Tĩnh Nhất, Yên Tĩnh. 30 2 Doanh Thần Cơ Túc Vũ, Tích Khánh, Nam Minh, Nam Trị, Vệ Quốc, Nam An, Nam Cường, Hữu Niên. 8 3 Doanh Tiền Phong Đông Phúc, Hợp Trạch, Thiện Đạo, Thuận Bình, Nhơn Tiệm, Hóa Thành, Vĩnh An, Đông An 8 4 Doanh Long Vũ [Võ] Triêm Hóa, Nhân Cơ, Nhiêu Dụ, Thường Dụ, Đa Lộc, Trừng Thanh, Phong Doanh, Tứ Dịch, Ân Phú, Ân Thịnh, Hà Thanh, Ninh Viễn. 12 5 Doanh Hổ Uy [Oai] Phục Lễ, Quả Nghị, Địch Cần, Tư Trung, An Mỹ, Bảo Cư, Quy Hậu, Bảo Hòa, Ngưng Trích, Vụ Nông, Nam Thọ, Khánh Mỹ. 12 6 Doanh Hùng Nhuệ Thuận Tắc, Long Bình, Gia Mỹ, Thừa Đức, An Lạc, Do Nghĩa, An Tây, Xử Nhân, Mộc Đức, Gia Hội, Hậu Sinh, An Trạch, Đôn Hóa, Tốn Vũ, Sư Trinh, Thái Hanh, Bảo Ninh, Tuân Đạo. 18 7 Doanh Kỳ Vũ Thừa Thiên, Tuyên Hóa, Định Bắc, Yên Hóa. 4 8 Doanh Ngũ Bảo và các bảo, tấn phận khác Tráng Cố, Bắc Trường, Ninh Bắc, Điềm Tĩnh, Linh Ứng, Phú Thứ, Hòa Thái, Khang Thái, Hàm Thanh, Tây Lộc, Ngưỡng Trị, Đại Đồng, Quy Thiện, Tây Thành, Tây Ninh, Vô Uổng. 16 108 5Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5 (148) . 2018 6 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5 (148) . 2018 2. Xác định địa giới hành chính một số phường thuộc khu vực Kinh Thành Huế 2.1. Sơ lược quá trình hình thành đô thị Huế và sự ra đời 10 phường thuộc khu vực Nội thành Những năm đầu của thế kỷ XX, vùng ven đô Huế và phía bờ nam Sông Hương tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, bộ mặt đô thị Huế cũng dần thay đổi và có những bước chuyển biến mạnh mẽ. Cùng với sự hiện diện của người Pháp ở bán đảo Đông Dương, cơ cấu tổ chức làng xã truyền thống vùng ven đô Huế sớm bị phá bỏ sau hàng loạt những can thiệp của họ nhằm quy hoạch lại đô thị Huế theo kiểu mẫu phương Tây, đồng thời không ngừng nâng cấp, mở rộng địa giới thành phố để đáp ứng yêu cầu xây dựng và tổ chức bộ máy hành chính. Ngày mồng 5 tháng 6 năm Thành Thái thứ 11 (12/7/1899), vua Thành Thái xuống dụ công bố thành lập thị xã Huế, và được Khâm sứ Boulloche phê duyệt ngày 13/7/1899. Hơn một tháng sau (30/8/1899), Toàn quyền Đông Dương ra quyết định chuẩn y,(8) thị xã Huế chính thức được thành lập. Hai năm sau ngày thị xã Huế ra đời, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định (31/12/1901) quy định phân hạn ranh giới, với địa bàn trung tâm bao gồm vùng phụ cận Kinh Thành và dải đất bờ nam Sông Hương. Huế là trung tâm chính trị của chính quyền thực dân Pháp ở Trung Kỳ, nhu cầu thiết lập các cơ quan công quyền, công trình công cộng càng trở nên bức thiết. Để đáp ứng những đòi hỏi đó, người Pháp liên tục tác động, gia tăng sức ép nhằm nới rộng địa giới hành chính. Trước khi chính thức được nâng cấp thành thành phố Huế vào năm 1929, trong khoảng thời gian 1901 - 1929, thị xã Huế tiếp tục được mở rộng địa hạt với tổng cộng 3 đợt điều chỉnh tất cả.(9) Kinh Thành Huế là nơi thiết đặt các cơ quan đầu não của triều đình, chính vì vậy, dẫu nằm trong phạm vi không gian đô thị Huế, trải qua các đợt nâng cấp và mở rộng từ thị xã rồi sau đó là thành phố, tuy nhiên địa bàn Kinh Thành cơ bản được giữ nguyên, ngoại trừ khu vực góc đông bắc, triều Nguyễn buộc phải nhượng hẳn cho Pháp xây dựng đồn bót và doanh trại vào năm 1886. Sau sự kiện Kinh đô thất thủ vào đêm mồng 5 tháng 7 năm 1885, số binh lính của triều đình bị thương vong khoảng chừng 1.500 người và hơn 7.800 dân thường bị chết hoặc bị thương.(10) Những con số thống kê nói trên phần nào phản ánh bầu không khí ảm đạm và sự tang thương bao phủ khắp chốn đế đô. Đây là đợt biến động lớn nhất về mặt dân cư, số lượng người cư trú trong thành cũng giảm xuống đáng kể. Bước sang giai đoạn trị vì của vua Đồng Khánh, việc ấn định đối tượng được phép sinh sống không còn nghiêm khắc như trước. Sử quan nhà Nguyễn cho biết thời điểm này, tình trạng dân chúng lẻn vào sinh sống, nạn trộm cắp, tỷ lệ người hút và bán thuốc phiện không ngừng gia tăng.(11) Những năm đầu thế kỷ XX, trước sức ép tốc độ đô thị hóa vùng kinh đô, vua Thành Thái có ý định điều chỉnh tổ chức hành chính khu vực Kinh Thành, nhằm tạo ra sự đối trọng đáng kể với người Pháp, đồng thời khẳng định vị thế và vai trò trung tâm chính trị của chính quyền Nam triều. Đối diện với những khó khăn về vấn đề nhân sự và tài chính, tổ chức phường theo chế độ quân quản trước đó sẽ không còn khả năng duy trì. Hơn nữa, để siết chặt tình trạng mất an ninh, nạn ẩn lậu chính quyền nhà Nguyễn cần phải nhanh chóng thiết lập cơ chế quản lý nhằm đảm bảo trật tự nội vi Kinh Thành. Do vậy, việc điều chỉnh lại các đơn vị hành chính khu vực Nội thành, phân bố và tổ chức quản lý dân cư là nhu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, phải đến thời vua Duy Tân, công cuộc điều chỉnh mới chính thức hoàn thành. Vào năm Kỷ Dậu (1909), tức năm Duy Tân thứ 3, triều đình ban hành quy định tu chỉnh tổ chức hành chính trong Kinh Thành. Bản tu chỉnh gồm 13 khoản định lệ, trong đó, khoản 1 cho biết việc tổ chức lại toàn bộ 108 phường trong Kinh Thành làm 10 phường, do Nha Hộ Thành quản lý. Sau lần điều chỉnh này, tên gọi chính thức của 10 phường như sau: Thái Trạch 泰 澤 坊, Vĩnh An 永 安 坊, Trung Tích 忠 積 坊, Phú Nhơn 富 仁 坊, Trung Hậu 忠 厚 坊, Tây Linh 西 靈 坊, Tây Lộc 西 祿 坊, Tri Vụ 知 務 坊, Thuận Cát 順 吉 坊 và Huệ An 惠 安 坊.(12) Đến đầu những năm 30 của thế kỷ XX, L. Cadière cũng xác nhận, ngoại trừ khu vực Nhượng địa và đồn Mang Cá, “vùng Thành Nội, nghĩa là toàn bộ phần đất thuộc về chính phủ Nam triều hiện nay được chia thành 10 phường”.(13) Hầu hết danh xưng của 10 phường mới thành lập đều được cải danh, chỉ có 3 phường: Thuận Cát, Tây Lộc, Vĩnh An được lấy theo tên cũ trước đó. Kể từ đây, tất cả tên gọi các phường còn lại sẽ chính thức được xóa bỏ trên bản đồ hành chính địa bàn Nội thành. Trước năm 1945, bộ máy quản lý thị xã Huế, rồi sau đó thành phố Huế vận hành khá nhập nhằn. Đứng đầu bộ máy hành chính thành phố Huế là “viên Đốc lý do Công sứ Pháp ở Thừa Thiên kiêm nhiệm”,(14) tuy nhiên địa bàn các phường, xã vẫn phải đặt dưới sự quản lý của quan lại Nam triều. Trong khi đó, 10 phường Nội thành được thiết lập với một cơ chế hoàn toàn tự chủ, độc lập về mặt hành chính. Tất cả các phường đều có ngân sách riêng, hoạt động trưng thu thuế lệ đinh - điền, cấp phép xây dựng, an ninh trật tự, quản lý nhân khẩu, hộ tịch sẽ do phủ Thừa Thiên trực tiếp điều hành. 2.2. Xác định địa giới các phường Nội thành 2.2.1. Phường Tây Lộc 西 祿 坊 Nằm ở góc tây bắc Kinh Thành, thuộc phía bắc Ngự Hà, đây là phường có diện tích thổ canh, thổ cư lớn nhất trong số 10 phường Nội thành. Phường Tây Lộc được hình thành trên cơ sở địa phận của 5 phường trước đó, gồm: phường Do 7Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5 (148) . 2018 8 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5 (148) . 2018 Nghĩa 由義坊, phường Thừa Thanh 承清坊, phường Mộc Đức 沐德坊, phường Hậu Sanh 厚生坊 và phường An Trạch 安宅坊. Nguyên ủy địa bàn phường thuộc địa phận quản lý của doanh Hùng Nhuệ. Căn cứ một số bản đồ vào thời kỳ từ thời Duy Tân trở đi và đặc biệt là mô tả của L. Cadière,(15) thì nửa đầu thế kỷ thứ XX, địa giới của phường(16) với cả hai phía tây và bắc giáp với tường thành của Kinh Thành, phía nam tiếp giáp với Ngự Hà, phía đông giáp với Ngự Hà và phường Tây Linh. Đối chiếu với thực tế hiện nay thì ranh giới của phường Tây Lộc như sau: phía tây giáp đường Tôn Thất Thiệp, bắc giáp đường Lương Ngọc Quyến, phía nam giáp đường Ngô Thế Lân và đông giáp đường Trần Nhật Duật (phân chia ranh giới với phường Tây Linh) và đường Trần Văn Kỷ. Một số di tích thuộc địa phận phường Tây Lộc:(17) ruộng Tịch điền 籍田 (trước năm 1828, thuộc hai phường Hòa Thái 和泰坊 và Ngưỡng Trị 仰治坊, về sau, mới chuyển qua đất của phường Hậu Sanh 厚生坊 và An Trạch 安宅坊), Trường Thi Thừa Thiên 試 場, cung Khánh Ninh 慶寧宮, cung Bảo Định 保定宮, vườn Thường Mậu 常茂園,(18) đình làng Phú Xuân 富春亭, Khám Đường, miếu Hội Đồng 會同廟. 2.2.2. Phường Tri Vụ 知務坊 Nằm về phía tây Hoàng Thành, phường Tri Vụ thuộc khu vực nam Ngự Hà, có dạng hình vuông, nguyên địa phận của phường do doanh Hổ Uy (Oai) quản lý. Đất đai phường Tri Vụ được sáp nhập từ bốn phường cũ là phường Bảo Hòa 保和坊 (chạy dọc Ngự Hà), Thuận Cát 順吉坊, Bảo Cư 保居坊 và phường Phục Lễ 復禮坊. Vào đầu thế kỷ XX, địa giới của phường với giới hạn: phía tây giáp tường thành, phía bắc giáp Ngự Hà, phía nam giáp con đường đi tới cửa Tây Nam, Vọng Lâu IV(19) và nó chia tách phường Tri Vụ với phường Thuận Cát, phía đông giáp phường Huệ An, cả hai phường này đều được định bởi con đường lớn chạy từ cửa Chánh Nam, Vọng Lâu V cho đến cửa Tây Bắc hay Vọng Lâu II.(20) Ranh giới của phường đối chiếu với hiện nay như sau: phía tây giáp đường Tôn Thất Thiệp, phía bắc giáp đường Triệu Quang Phục, phía nam giáp đường Yết Kiêu (con đường đâm thẳng từ Cửa Hữu, tức cửa Tây Nam, phân chia phường Tri Vụ với Thuận Cát), phía đông giáp đường Nguyễn Trãi (phân tách Tri Vụ với Huệ An). Một số di tích tiêu biểu tọa lạc ở địa phận phường: Đô Sát Viện 都察院, chợ Phiên, miếu Thổ Thần 土神廟, Hổ Oai tiền vệ 虎威前衛, chợ Cửa Hữu, miếu Ngũ Hành 五行廟, Tân Miếu 新廟 (tức Cung Tôn Miếu, nơi thờ vua Dục Đức, được xây dựng vào năm 1891 dưới thời vua Thành Thái). 9T ... ường. Trong lịch biểu lễ nghi, hàng năm có hai kỳ tế quan trọng đó là: Xuân kỳ và Thu tế (Xuân Thu nhị kỳ). Hầu hết các đình phường trong Kinh Thành được khởi tạo từ giai đoạn vua Duy Tân (1907 - 1916) đến triều Khải Định (1916 - 1925), về sau liên tục được trùng tu. Văn bia ở đình Phú Nhơn cho biết việc xây dựng đình là kết quả đóng góp công sức và tiền bạc của con dân nội phường. Đa số đình được xây dựng từ các nguyên vật liệu kiên cố: tường gạch, mái ngói, hệ thống cột bê tông cốt thép. Quy mô thông thường là ba gian, ba gian hai chái kép, hai bên tả hữu thiết đặt miếu thờ thổ thần, cô đàn. Một điểm hết sức đặc biệt là vị trí đình thường nằm ở điểm phân giới với phường liền kề. Thống kê kết quả từ các đợt điền dã, hiện nay trên địa bàn Nội thành Huế còn tồn tại 9/10 đình phường, phân bố như sau: [1] Đình phường Tây Lộc: số 54 - 56 đường Lương Ngọc Quyến, [2] Đình phường Tri Vụ: số 51 đường Yết Kiêu, [3] Đình phường Huệ An: nằm ở ngã tư Lê Huân - Nguyễn Thiện Thuật, [4] Đình phường Trung Tích: đường Ông Ích Khiêm (cách giao lộ Tống Duy Tân - Xuân 68 khoảng 300m), [5] Đình phường Thái Trạch: tọa lạc ở ngã tư Ngô Đức Kế - Nguyễn Chí Diễu, [6] Đình phường Phú Nhơn: số 276 Đinh Tiên Hoàng, [7] Đình phường Trung Hậu: số 12 đường Đặng Thái Thân, [8] Đình phường Vĩnh An: số 109 Ngô Đức Kế, [9] Đình phường Tây Linh: số 57 đường Thánh Gióng. Một số đình phường như Huệ An, Thái Trạch vẫn còn giữ được phong cách kiến trúc nguyên ủy. Bên cạnh đó, hữu sự vô thường, trải qua biết bao biến động thời cuộc (thiên tai, chiến tranh) một số đình nay đã xuống cấp trầm trọng, duy nhất đình Thuận Cát thì đã biến mất hoàn toàn sau năm 1975. Dấu vết đình phường Thuận Cát hiện nay chính là cái am nhỏ nằm chơ vơ trong khuôn viên Trường Tiểu học Thuận Hòa (số 89 đường Nguyễn Trãi). 3.5. Sau ngày triều Nguyễn cáo chung, cùng với những biến động chính trị, địa danh, địa giới đô thị Huế liên tục được điều chỉnh.(30) Ngày 11 tháng 9 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định mở rộng thành phố Huế.(31) Kết quả đợt mở rộng này, 10 phường khu vực Nội thành sáp nhập thành 4 phường. Phường Thuận Hòa hợp thành từ ba phường cũ: Tri Vụ, Thuận Cát, Huệ An; phường Thuận Thành: Trung Tích, Trung Hậu, Thái Trạch; phường Thuận Lộc: Vĩnh An, Phú Nhơn, Tây Linh. Riêng phường Tây Lộc cơ bản địa giới được giữ nguyên và tồn tại cho đến ngày hôm nay. “Nhà có số, phố có tên”, quá trình đô thị hóa địa bàn Nội thành khởi phát từ những năm đầu của thế kỷ XX. Sau hơn 100 năm hình thành và phát triển, diện mạo đô thị nơi đây biến chuyển không ngừng, gắn liền với những bước thăng trầm của lịch sử vùng đất Thừa Thiên Huế. Những tên đất, tên phường ngày ấy dần phai mờ theo năm tháng, nhưng những bài học về việc quản lý đô thị Huế dưới thời Nguyễn ở khu vực Nội thành thiết nghĩ vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Đ M Đ Đình phường Trung Tích, đường Ông Ích Khiêm, Huế. 19Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5 (148) . 2018 20 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5 (148) . 2018 CHÚ THÍCH 1. Viện Sử học (2009), Cổ luật Việt Nam, Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ, Nguyễn Ngọc Nhuận, Nguyễn Tá Nhí dịch chú, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr. 519 - 531. 2. Nội Các triều Nguyễn (2004), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Chính biên, tập III [Bộ Hộ, quyển 59, mục Thiên chuyển dân cư], bản dịch Viện Sử học, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr. 489. 3. “Xem xét kỹ thì Kinh Thành Huế chỉ là một thành quách rộng mênh mông, ở đó tập trung toàn bộ vương quyền: nơi vua ở, với những binh đội bảo vệ, những đội súng thần công, kho tàng, xưởng đúc súng và kho xưởng. Trong vòng thành thứ nhất, ngoại trừ một số tư thất của quan lại, người ta không thấy nhà người dân thường nào cũng như dịch vụ buôn bán gì bên trong, nếu có thì chỉ là những quán bán trà lá hay thực phẩm cho lính tráng và gia nhân quan lại. Người buôn bán kiểu này thường ở trong những căn nhà tạm bợ tồi tàn, bằng tre có mái rơm, thay vì làm đẹp thành phố thì chỉ làm thêm xốn mắt. Mọi dịch vụ buôn bán, mọi nghề nghiệp cũng như nhà cửa phú hộ đều nằm hết ở những thị trấn hay ngoại thành lân cận”. Michel Đức Chaigneau (2016), Kinh thành Huế đầu thế kỷ XIX qua hồi ức của Michel Đức Chaigneau, bản dịch của Lê Đức Quang, Trần Đình Hằng, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr. 214 - 215. 4. Quốc Sử Quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục, tập 5, bản dịch Viện Sử học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr. 121 - 122. Quốc Sử Quán triều Nguyễn (2012), Đại Nam nhất thống chí, bản dịch Hoàng Văn Lâu, Nxb Lao động, Hà Nội, tr. 81- 83. 5. Phan Thuận An (1999), Kinh thành Huế, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr. 308. 6. Quốc Sử Quán triều Nguyễn (2012), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Tục biên, tập X [quyển 60, Nha Hộ thành, mục Tuần tra và Lệnh cấm], bản dịch Viện Sử học, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr. 170 - 177. 7. Quốc Sử Quán triều Nguyễn (2012), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, sđd, tr. 162 - 163. 8. Nguyễn Quang Trung Tiến (1999), “Đơn vị hành chính Huế trước năm 1945”, Tạp chí Huế Xưa và Nay, số 35, tr. 38 - 39. 9. [1] Lần mở rộng đầu tiên được tiến hành sau khi tờ dụ của vua Thành Thái (công bố ngày 22/6/1903) được nghị định Toàn quyền Đông Dương chuẩn y vào ngày 3/7/1903. Đợt mở rộng này, người Pháp chỉ “mở thêm giới hạn ở phía Nam sông Hương, và sát nhập vào thị xã Huế các vùng sau lưng trường Quốc Học lên cầu Nam Giao, ngang dốc chùa Báo Quốc, ven sông Phủ Cam đến dốc Bến Ngự”. [2] Ngày 9/5/1908, vua Duy Tân xuống dụ và Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuẩn y vào ngày 24/7/1908 cho phép mở rộng địa hạt Huế lần thứ 2. Theo đó, sẽ có tất cả là 7 phường thuộc phía bắc Sông Hương: phường Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, Đệ Tứ, Đệ Ngũ, Đệ Lục, Đệ Thất và 1 phường: Đệ Bát, thuộc hữu ngạn Hương Giang. Có thể nói đợt điều chỉnh này có quy mô rất lớn, đất đai của nhiều làng xã chính thức sáp nhập và “hành chính hóa” nội thuộc địa hạt thị xã Huế . [3] Đợt mở rộng, điều chỉnh thứ ba diễn ra dưới thời vua Khải Định. Vào ngày 4/11/1921, vị vua thứ 12 triều Nguyễn xuống dụ phân định lại ranh giới của thị xã Huế và hơn một năm sau đó, ngày 25/12/1922 Toàn quyền Đông Dương quyết định chuẩn y. Kết quả đợt này danh xưng “Phường Đệ Cửu” (giới hạn của phường kể từ khu vực miếu Lịch Đợi Đế Vương, bao quanh nhà Ga Huế, qua đến cầu Dã Viên) chính thức ra đời. 10. Nguyễn Quang Trung Tiến (2005), “Cuộc tiến công quân Pháp ở Kinh đô Huế, 5/7/1885”, Tạp chí Huế Xưa và Nay, số 69, tr. 74. 11. Quốc Sử Quán triều Nguyễn (2012), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, sđd, tr. 176 - 178. 12. Quốc Sử Quán triều Nguyễn (2012), Đại Nam thực lục chính biên, Đệ lục kỷ phụ biên, bản dịch Cao Tự Thanh, Nxb Văn hóa - Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 581. 13. Nguyên văn: “L’intérieur de la Citadelle, c’est-à-dire toute la partie ressor tissant à l’Administration annamite, et non compris la Concession et le Mang-Ca, est divisé actuellement en 10 Phường 坊”. L. Cadière (1933), “La Citadelle de Hué: Onomastique”, Bulletin des Amis du Vieux Huế (BAVH), tr. 74. 14. Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2013), Địa chí Thừa Thiên Huế, Phần Dân cư và Hành chính, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr. 307. 15. Trong bài khảo cứu này, việc xác định địa giới giữa các phường chúng tôi tham khảo dựa trên những mô tả của Linh mục L. Cadière. Công trình dài hơi và tỉ mỉ này được tác giả đăng trong Bulletin des Amis du Vieux Huế, vào năm 1933 dưới nhan đề “La Citadelle de Hué: Onomastique”, (Xin xem thêm Kinh thành Huế, Địa danh học, bản dịch Hà Xuân Liêm, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr. 111 - 188). Bên cạnh đó, nguồn tư liệu được chúng tôi đối chiếu chính là hệ thống các bản đồ do người Pháp lẫn người Việt đo vẽ trong khoảng thời gian từ những năm 1885 đến 1943. Đơn cử như bản đồ “Plan de la Citadelle de Hué. Fourni par le Hộ - thành”, ký hiệu XXII, do ông Nguyễn Thứ vẽ. Ngoài ra những ghi chép về các nha sở, dinh thự, đền miếu của sử quan nhà Nguyễn trong bộ Đại Nam nhất thống chí (bản in thời Duy Tân), bản đồ Kinh Thành Huế, hệ thống địa bạ, các cột mốc phân giới giữa các phường hiện tồn cũng là nguồn tư liệu đáng tin cậy. 16. Nguyên văn: “Le quartier de Tay-Loc est limité, à l’Ouest et au Nord par les murailles de la Citadelle, au Sud par le Canal Impérial, à l’Est parle Canal Impérial et une ligne prolongeant ce Canal jusqu’à la muraille Nord de la Citadelle”. L. Cadière (1933), “La Citadelle de Hué: Onomastique”, bđd, tr. 75. 17. Trong bài viết này, chúng tôi xin được lược qua một số di tích tiêu biểu từng tồn tại trên địa phận của mỗi phường. Bước đầu tìm hiểu, bên cạnh một số di tích hiện vẫn còn tồn tại như đàn Xã Tắc, điện Long An..., số khác đã có sự chuyển đổi công năng sử dụng, song phần lớn các công trình do nhiều lý do khác nhau đã bị triệt giải hoàn toàn. Do điều kiện và khuôn khổ bài viết chúng tôi chỉ dừng lại ở việc thống kê. 18. Xin xem thêm Thái Văn Kiểm (1994), Cố đô Huế, Di tích - Lịch sử - Thắng cảnh, Nxb Đà Nẵng, tr. 31 - 39. 19. Trong nhiều công trình nghiên cứu, bản đồ của các học giả nước ngoài khi viết về Kinh Thành Huế thường xuất hiện các danh xưng như: Vọng Lâu IV, Vọng Lâu V Vọng Lâu là cách gọi khác của người phương Tây về 10 cửa thành của Kinh Thành Huế, được tính theo đơn vị số đếm, bắt đầu từ Chánh Bắc Môn đến Đông Bắc Môn, theo chiều ngược của kim đồng hồ: Chánh Bắc Môn / Vọng Lâu I (tục gọi là Cửa Hậu); Tây Bắc Môn / Vọng Lâu II (cửa An Hòa); Chánh Tây Môn / Vọng Lâu III; Tây Nam Môn / Vọng Lâu IV (Cửa Hữu); Chánh Nam Môn / Vọng Lâu V (cửa Nhà Đồ); Quảng Đức Môn / Vọng Lâu VI; Thể Nhơn Môn / Vọng Lâu VII (Cửa Ngăn); Đông Nam Môn/ Vọng Lâu VIII (cửa Thượng Tứ); Chánh Đông Môn / Vọng Lâu IX (cửa Đông Ba); Đông Bắc Môn / Vọng Lâu X (cửa Kẻ Trài). 21Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5 (148) . 2018 20. [Nguyên văn] “Ce quartier est limité à l’Ouest par le rempart de la Citadelle; au Nord par le Canal Impérial; au Sud par la voie qui aboutit à la Porte Tây-Nam, Mirador IV, et qui le sépare du quartier de Thuan-Cat; à l’Est par le quartier Hue-An, les deux quartiers étant réparés par la grande voie qui va de la Porte Chanh-Nam, Mirador V, à la porte Tay-Bac, ou Mirador II”. Xin xem thêm, L. Cadière (1933), “La Citadelle de Hué: Onomastique”, bđd, tr. 100. 21. Quốc Sử Quán triều Nguyễn, “Đại Nam nhất thống chí”, sđd, tr. 71 - 80. L. Cadière, “La Citadelle de Hué: Onomastique”, bđd, tr. 114 - 117. 22. L. Cadière, “La Citadelle de Hué: Onomastique”, bđd, tr. 109. 23. L. Cadière, “La Citadelle de Hué: Onomastique”, bđd, tr. 99. 24. Hồ Vĩnh (1995), “Tìm hiểu phường xưa Nội Thành Huế: Phường Phú Nhơn”, in trong Tạp chí Huế Xưa và Nay, số 09.1995, tr. 89. 25. L. Cadière, “La Citadelle de Hué: Onomastique”, bđd, tr. 107. 26. Phan Thanh Hải (2003), “Quy hoạch nhà phố trong Kinh thành có từ bao giờ”, in trong Dấu ấn Nguyễn trong văn hóa Phú Xuân, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr. 216 - 220. 27. Cũng cần nói thêm rằng, dưới thời nhà Nguyễn, Lý trưởng là người quản lý cấp xã, bắt đầu từ năm 1828 trở đi chức danh này được thay thế Xã trưởng. 28. Quốc Sử Quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục chính biên, Đệ lục kỷ phụ biên, sđd, tr. 582. 29. Quốc Sử Quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục chính biên, Đệ lục kỷ phụ biên, sđd, tr. 582. 30. Ngày 21/12/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Sắc lệnh số 77, đặt Huế là thành phố trực thuộc Trung Kỳ. Toàn bộ thành phố Huế chia thành 8 khu phố. Trong đó, khu vực I và II bao gồm toàn bộ địa bàn Thành Nội. Đến năm 1947, Huế được phân chia thành 3 quận và 8 khu phố. Địa bàn Thành Nội thuộc về Quận 1. Sau ngày tái chiếm Đông Dương, thực dân Pháp tiếp tục điều chỉnh các đơn vị hành chính. Ngày 21/5/1947, Hội đồng Chấp chính lâm thời Trung Kỳ ra Nghị định số 84-NĐ thiết lập 3 Nha Bang tá ở thành phố Huế. Nha Bang tá Thành Nội tiếp tục quản lý địa phận 10 phường thuộc nội vi Kinh Thành. Sau Hiệp định Genève [1954], thể theo Nghị định số 2058-ND/PC ký ngày 23/10/1956, đô thị Huế chia thành 3 quận. Trong đó, quận Thành Nội gồm các phường: Tây Lộc, Tri Vụ, Thuận Cát, Huệ An, Trung Tích, Tây Linh, Thái Trạch, Phú Nhơn, Vĩnh An và Trung Hậu. Hơn 10 năm sau, chính quyền miền Nam ban hành Nghị định số 1455-NĐ/ ĐUHC (ký ngày 19/6/1967) để điều chỉnh địa phận Huế. Đúng một năm sau, ngày 4/8/1968, chính quyền Sài Gòn ra Nghị định số 319/BNV/NC/19 quy định thị xã Huế gồm 10 khu phố, 22 khóm và 11 vạn trực thuộc ba quận. Khu vực Thành Nội thuộc Quận Nhất gồm có 3 khu phố. Khu phố Thuận Hòa gồm các khóm: Tây Lộc, Tri Vụ, Huệ An, Thuận Cát. Khu phố Thuận Thành gồm 4 khóm: Thái Trạch, Trung Tích, Trung Hậu và Đại Nội. Khu phố Thuận Lộc: Tây Linh, Phú Nhơn và Vĩnh An. Vào khoảng năm 1973, dân số của địa bàn Quận Nhất gồm 69.448 người. Xin xem thêm: Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Địa chí Thừa Thiên Huế, Phần Dân cư và Hành chính, sđd, tr. 359. Nguyễn Quang Ân (2003), Việt Nam, những thay đổi địa danh và địa giới hành chính, 1945 - 2002, Nxb Thông tấn, tr. 155. Phạm Xuân Thạch (2005), Những thay đổi địa danh và địa giới hành chính ở Thừa Thiên Huế từ 1945 đến 2002, Luận văn Thạc sĩ khoa học, Đại học Huế, tr. 18. 22 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5 (148) . 2018 23Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5 (148) . 2018 31. Nguyễn Quang Trung Tiến (Chủ nhiệm đề tài), Biến đổi văn hóa xã hội và đời sống đô thị trong quá trình đô thị hóa ở Huế, 1975 - 2012, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở Đại học Huế, 2016, tr. 42. Dương Phước Thu (2005), Qua sông nhìn lại bến bờ, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr. 154. TÓM TẮT Chính thức được quy hoạch dưới thời vua Gia Long, Kinh Thành Huế được xem là biểu trưng quyền lực của vương triều Nguyễn. “Phường” trong Kinh Thành Huế trước thời điểm tu chỉnh dưới thời vua Duy Tân là dạng đơn vị hành chính đặc biệt, đây là nơi sinh hoạt, làm việc của các quan nha, đồn trú doanh trại quân đội, quan xưởng triều đình, dinh cơ tư thất quan lại và phủ đệ của các ông hoàng bà chúa. Những năm đầu thế kỷ XX, vua Duy Tân ban hành các quy định nhằm điều chỉnh lại toàn bộ địa giới các phường ở khu vực Kinh Thành. Đây là đợt điều chỉnh có ý nghĩa rất quan trọng, làm thay đổi toàn bộ diện mạo, dân cư, diện tích các phường khu vực Thành Nội. Thông qua một số nguồn tư liệu, bài viết góp phần xác định rõ ranh giới 10 phường nội thuộc Kinh Thành Huế dưới thời Nguyễn. ABSTRACT INITIAL DEFINITION OF THE ADMINISTRATIVE BOUNDARY OF SOME WARDS INSIDE HUE IMPERIAL CITADEL (FROM EARLY 20TH CENTURY TO 1945) Officially planned under the reign of Emperor Gia Long, Huế Imperial Citadel is considered the symbol of the power of the Nguyễn dynasty. The toponym of “Precinct” in the Imperial Citadel of Huế before the under the reign of Emperor Duy Tân, it was a special administrative unit where the administrative offices, military camps and workshops, residences of princes and princesses was located. In the early twentieth century, Emperor Duy Tân issued regulations to rearrange the entire boundary of the royal citadel. This is a significant renewal which changed the entire the population and area within the zone of the Citadel. Through a number of sources, the article helps to make clear the boundaries of 10 inner wards of the Huế Imperial Citadel under the Nguyễn dynasty.
File đính kèm:
- buoc_dau_xac_dinh_dia_gioi_hanh_chinh_mot_so_phuong_thuoc_no.pdf