Bước đầu vận dụng đối sánh trong giáo dục để so sánh bảy trường Trung học Phổ thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Trên cơ sở thông tin của các trường trung học phổ thông (THPT) mà Hệ thống thông

tin quản lí giáo dục phục vụ nghiên cứu khoa học (gọi là EMIS.FSR) thu nhận được, chúng

tôi đã xây dựng các chỉ số của một số tiêu chí như học sinh (HS), đội ngũ giáo viên (GV),

cơ sở vật chất, chất lượng học tập của HS và bước đầu vận dụng lí thuyết Đối sánh để so

sánh và đánh giá một số trường THPT của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT). Bài viết này

giới thiệu về đối sánh trong giáo dục cũng như kết quả vận dụng nó để so sánh và đánh giá

đối với 7 trường THPT hàng đầu của 7 huyện, thành phố thuộc tỉnh BR–VT.

pdf 15 trang kimcuc 4500
Bạn đang xem tài liệu "Bước đầu vận dụng đối sánh trong giáo dục để so sánh bảy trường Trung học Phổ thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bước đầu vận dụng đối sánh trong giáo dục để so sánh bảy trường Trung học Phổ thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Bước đầu vận dụng đối sánh trong giáo dục để so sánh bảy trường Trung học Phổ thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 11(77) năm 2015 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
120 
BƯỚC ĐẦU VẬN DỤNG ĐỐI SÁNH TRONG GIÁO DỤC 
ĐỂ SO SÁNH BẢY TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
 TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU 
HỒ SỸ ANH* 
TÓM TẮT 
Trên cơ sở thông tin của các trường trung học phổ thông (THPT) mà Hệ thống thông 
tin quản lí giáo dục phục vụ nghiên cứu khoa học (gọi là EMIS.FSR) thu nhận được, chúng 
tôi đã xây dựng các chỉ số của một số tiêu chí như học sinh (HS), đội ngũ giáo viên (GV), 
cơ sở vật chất, chất lượng học tập của HS và bước đầu vận dụng lí thuyết Đối sánh để so 
sánh và đánh giá một số trường THPT của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT). Bài viết này 
giới thiệu về đối sánh trong giáo dục cũng như kết quả vận dụng nó để so sánh và đánh giá 
đối với 7 trường THPT hàng đầu của 7 huyện, thành phố thuộc tỉnh BR–VT. 
Từ khóa: đối sánh, đánh giá, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 
ABSTRACT 
Initially applying benchmarking theory in education to compare 
and evaluate 7 high schools in Ba Ria – Vung Tau province 
Based on the data of high schools collected by the Education Management 
Information System For Scientific Research (EMIS.FSR), the researchers have developed 
indicators for some benchmarks such as students, teaching staff, infrastructure, learning 
quality, etc. and have initially applying benchmarking theory to compare and evaluate 
some high schools in Ba Ria – Vung Tau. This article presents the benchmarking theory in 
education as well as results of its application in compare and evaluate 7 top high schools 
in 7 towns and cities of Ba Ria – Vung Tau province. 
Keywords: benchmarking, evaluation, high schools, Ba Ria – Vung Tau province. 
* ThS, Viện Nghiên cứu Giáo dục Trường Đại học Sư phạm TPHCM; Email: hosyanh@ier.edu.vn 
1. Đặt vấn đề 
Đối sánh là một kĩ thuật nhằm cải 
tiến quá trình sản xuất, kinh doanh của 
các công ti, đã được nhiều nước trên thế 
giới vận dụng vào lĩnh vực giáo dục. Đối 
sánh đã được ứng dụng thành công không 
chỉ đối với giáo dục đại học mà cả giáo 
dục phổ thông tại một số nước như Hoa 
Kì, các nước châu Âu, Australia, Trung 
Quốc Ở Việt Nam, đối sánh trong giáo 
dục chưa được nghiên cứu và áp dụng 
trong thực tiễn mà chỉ được giới thiệu 
trong một số hội thảo. Bên cạnh đó, một 
số nhà nghiên cứu đã đề cập lĩnh vực này 
trong các bài báo khoa học. Nghiên cứu 
về đối sánh và vận dụng nó đối với giáo 
dục Việt Nam có một ý nghĩa rất lớn 
trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào 
tạo hiện nay. 
1.1. Tìm hiểu đối sánh (Benchmarking) 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Hồ Sỹ Anh 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 121
1.1.1. Khái niệm đối sánh 
Đối sánh ra đời là để phục vụ sản 
xuất, kinh doanh của các công ti, đầu tiên 
là Công ti Xerox – Hoa Kì (1982), sau đó 
được nhiều công ti khác sử dụng để cải 
tiến sản xuất, kinh doanh. Đối sánh là 
một kĩ thuật nhằm cải tiến quá trình sản 
xuất, kinh doanh của công ti, kĩ thuật này 
được sử dụng để so sánh tình hình hoạt 
động giữa các tổ chức khác nhau nhưng 
hoạt động ở lĩnh vực tương tự nhau hoặc 
giữa các bộ phận trong cùng một tổ chức. 
Đối sánh là một phương pháp mang tính 
liên tục dùng để đánh giá, cải tiến sản 
phẩm, dịch vụ và thói quen để đạt được 
vị trí dẫn đầu trong kinh doanh. Phương 
pháp này được xác định như là một 
phương thức “Tìm kiếm những cách thức 
tốt nhất trong thực tiễn giúp cho doanh 
nghiệp hoạt động tốt hơn”; Hoặc “Đối 
sánh là một quy trình mang tính hệ thống 
nhằm đo lường và so sánh các quy trình 
của một đơn vị/tổ chức với các đơn vị/tổ 
chức khác, bằng cách sử dụng đánh giá 
bên ngoài đối với các hoạt động, chức 
năng hay các điều hành trong đơn vị/tổ 
chức đó” [10]. 
1.1.2. Những lợi ích của đối sánh 
Đối sánh mang lại nhiều lợi ích, đó 
là: (i) Hiểu và thỏa mãn được khách 
hàng, nhanh chóng nhận biết và đáp ứng 
các nhu cầu thực tại của thị trường; (ii) 
Cải thiện hiệu suất bằng cách thiết lập 
các mục tiêu hiệu quả và đáng tin cậy 
(tránh lối lãnh đạo theo kiểu suy diễn từ 
kinh nghiệm hoặc từ những xu hướng 
trong quá khứ); (iii) Luôn giữ vững được 
tính cạnh tranh bởi luôn thấu hiểu các đối 
thủ và các biểu hiện của họ như chất 
lượng, chi phí, thời gian sản xuất; (iv) 
Khám phá những phương pháp tốt nhất 
và thực tiễn đã được chứng minh thành 
công ở nơi khác; (v) Xác định những 
điểm mạnh của mình (để phát triển chúng 
hơn nữa) cũng như những điểm yếu của 
người khác để biến chúng thành cơ hội 
của mình; và (vi) Tạo điều kiện cho 
những thay đổi trong quản lí. 
1.1.3. Đối sánh trong giáo dục 
Một số nước đã vận dụng đối sánh 
vào giáo dục. Một số công trình nghiên 
cứu và phát biểu của các nhà khoa học 
giáo dục về đối sánh trong giáo dục, tiêu 
biểu là các định nghĩa sau: (i) “Đối sánh 
giúp cho việc vượt qua các lực cản đối 
với những thay đổi cần thiết, tạo điều 
kiện thuận lợi cho việc đánh giá ngoài, 
tạo mạng lưới giao tiếp giữa các trường 
và trao đổi kinh nghiệm.” (AACSB, 
1994)1; (ii) “Đối sánh là quy trình mang 
tính tích cực, cung cấp các đo lường 
khách quan nhằm phục vụ cho việc đưa 
ra các giá trị mang tính sáng tạo, đặt ra 
mục đích và phương hướng cải tiến dẫn 
đến việc đổi mới trong giáo dục.” [13]. 
Một số trường đại học trên thế giới, hay 
một số tổ chức đã xây dựng các hệ thống 
đối sánh điện tử trong giáo dục, họ đã 
phát triển phần mềm thực hiện đối sánh, 
để thực hiện so sánh giữa các trường đại 
học hay các trường phổ thông với nhau. 
Điển hình là hệ thống đối sánh của Cơ 
quan Chương trình, Đánh giá và Báo cáo 
Úc (Australian Curriculum, Assessment 
and Reporting Authority - ACARA) đã 
công bố thông tin đối sánh của gần 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 11(77) năm 2015 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
122 
10.000 trường phổ thông trên toàn nước 
Úc tại website Myschool.edu.au [15] hay 
hệ thống Đối sánh điện tử trong giáo dục 
(Electronic Benchmarking In Education -
EBIE) của Công ti Phililips KPA, 
Australia [12]. Phần mềm này đã được 
giới thiệu ở Việt Nam vào tháng 02/2011, 
tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ở Việt Nam, 
cho đến nay, chưa có một công trình nào 
nghiên cứu và xây dựng phần mềm ứng 
dụng đối sánh trong giáo dục. 
1.1.4. Về phân loại đối sánh 
Cùng với việc tồn tại nhiều định 
nghĩa khác nhau của đối sánh, việc phân 
loại đối sánh cũng rất đa dạng. Theo 
Appleyby (1999:59) [3], số lượng đối sánh 
mà các nhà nghiên cứu đưa ra có khi lên 
đến 20 loại khác nhau. Điều này đã tạo ra 
sự phức tạp không cần thiết. Theo các nhà 
khoa học, 2 hệ thống phân loại tiêu biểu, 
một xuất phát từ lĩnh vực công nghiệp – 
kinh doanh [4], và một đại diện cho quan 
điểm của giới quản trị đại học [3]. Chính 
nhờ sự phân loại này, cùng với phân tích 
những ưu điểm, hạn chế của từng loại đối 
sánh đã làm cho các doanh nghiệp và sau 
đó là các trường học vận dụng một cách 
thuận lợi và hiệu quả. Các loại đối sánh 
trong hệ thống Camp gồm có: 
Đối sánh nội bộ (Internal 
Benchmarking) là phương pháp đối sánh 
đơn giản và dễ thực hiện nhất (Love 
&Dale 2007:481)2. Việc đối sánh trong 
nội bộ một tổ chức, ví dụ giữa các đơn 
vị khoa, phòng thuộc một trường đại 
học. 
Đối sánh cạnh tranh (Competitive 
Benchmarking) là so sánh một đơn vị với 
một đối thủ mạnh nhất trên thị trường, 
hay đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nó. 
Đối tượng của sự so sánh hay đối tượng 
đối sánh (benchmark object) có thể là bất 
kì cái gì, từ sản phẩm, dịch vụ đến quy 
trình hoạt động và cách thức cạnh tranh 
trên thị trường mà mình nhắm tới (target 
market). Đa số các dự án đối sánh mà các 
công ti thực hiện đều nhắm đến đối thủ 
cạnh tranh nên cần đối sánh loại này. Tuy 
nhiên, đối sánh cạnh tranh không dễ thực 
hiện, do khó thu thập thông tin từ đối thủ. 
Đối sánh chức năng/đối sánh tổng 
quát (Funtional/generic Benchmarking): 
đối sánh chức năng/ đối sánh tổng quát ra 
đời nhằm khắc phục nhược điểm của đối 
sánh cạnh tranh do thiếu thông tin chính 
xác của đối tác, do bản chất cạnh tranh 
của việc đối sánh (Love & Dale 2007:481 
– 482)2. Đối sánh chức năng là đối sánh 
giữa các đơn vị được so sánh có tương tự 
về mặt tổ chức, còn đối sánh tổng quát là 
đối sánh được thực hiện khi các đơn vị so 
sánh không giống nhau về tổ chức nhưng 
vẫn có những quy trình hoạt động tương 
tự, và vì thế có thể học hỏi được của 
nhau. 
Hệ thống phân loại theo Camp 
(1989) [4], trên cơ sở áp dụng đối sánh 
cho doanh nghiệp, còn đối với các cơ sở 
giáo dục thì sao? Trong một nỗ lực để có 
thể áp dụng đối sánh đối với giáo dục, 
Appleby (1999) [3] đã đưa ra hệ thống 
phân loại phù hợp với giáo dục với các lí 
giải sau: Hệ thống phân loại này không 
đặt nặng việc đối sánh với ai, mà quan 
trọng hơn là giúp các trường học trả lời 
những câu hỏi đối sánh để làm gì và đối 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Hồ Sỹ Anh 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 123
sánh như thế nào? Theo Appleby, một 
đơn vị thực hiện đối sánh nhằm vào một 
trong các mục tiêu sau: (i) Đối sánh để 
hiểu rõ hiện trạng của chính mình; (ii) 
Đối sánh để xác định khoảng cách giữa 
mình và các chuẩn mực khách quan bên 
ngoài mà mình muốn đạt; Và (iii) Đối 
sánh nhằm học hỏi những phương pháp 
thực hành tốt nhất từ bên ngoài để triển 
khai tại đơn vị. Ba mục tiêu này không 
tồn tại độc lập, mà kết hợp với nhau 
thành một hệ thống thứ bậc, các mục tiêu 
đi từ thấp đến cao trên con đường tự cải 
tiến của một cơ sở giáo dục, Yarrow gọi 
là 3 phương thức đối sánh 
(Benchmarking Modes), đó là: 
Đối sánh trắc lượng (Metric 
Benchmarking) là một phương pháp 
thường áp dụng trong sản xuất kinh 
doanh và dịch vụ để so sánh một đơn 
vị/bộ phận với những đơn vị/bộ phận 
khác hoặc trong cùng một hệ thống hoặc 
bên ngoài hệ thống (Appleby 1999:61) 
[3]. Đây thường là bước đầu tiên trong 
việc áp dụng đối sánh trong quản trị cơ 
sở giáo dục. Phương pháp này giúp các 
nhà quản lí nắm được những thông tin 
nhanh về hoạt động của đơn vị, chẳng 
hạn, tỉ lệ GV/ HS hay tỉ lệ cán bộ quản lí 
trên số lớp, hoặc tỉ lệ chi phí bình quân 
trên đầu HS, số HS trên một máy 
tính.v.v. Những kết quả trắc lượng như 
vậy vừa dễ hiểu, vừa tạo điều kiện cho 
việc so sánh chính xác giữa đơn vị này 
với đơn vị khác hoặc so sánh trong cùng 
một đơn vị nhưng ở các thời điểm khác 
nhau. Chẳng hạn, đánh giá chu kì 3 năm 
giai đoạn 1995-1997, theo điều lệ trường 
học của trường tiểu học Monash (một 
trường tiểu học thuộc vùng ngoại ô Đông 
Nam Melbourne - Australia) [8] là một 
báo cáo đối sánh trắc lượng của một đơn 
vị trong các thời điểm khác nhau. Hiện 
nay việc áp dụng đối sánh trắc lượng rất 
phổ biến trong quản lí giáo dục ở các 
nước trên thế giới. 
Đối sánh chẩn đoán (Diagnostic 
Benchmarking): Đối sánh chẩn đoán là 
xác định những chỗ còn yếu hay khoảng 
cách của đơn vị mình với mục tiêu đặt ra, 
và cụ thể hóa qua các chuẩn đối sánh do 
chính đơn vị mình lựa chọn. Đối sánh 
chẩn đoán bổ sung rất tốt cho phương 
pháp đối sánh trắc lượng, vì nó không chỉ 
thu thập số liệu và thực hiện so sánh rời 
rạc giữa 2 bên (tỉ lệ máy tính trên HS, tỉ 
lệ GV/HS). Ngược lại, nó đòi hỏi 
người tham gia phải có cái nhìn tổng hợp 
về toàn bộ quá trình hoạt động từ đầu vào 
đến kết quả đầu ra, để vừa đo lường 
khoảng cách với thực tế và mong đợi của 
một đơn vị, vừa xác định nguyên nhân 
gây ra khoảng cách đó, để có biện pháp 
cải thiện thích hợp. Trong đối sánh chẩn 
đoán, chuẩn mực hay còn gọi là chuẩn 
đối sánh, là một thành tựu mà đơn vị 
khác đạt được, tức là so sánh đơn vị mình 
với một đơn vị khác tốt hơn, còn trong tự 
đánh giá của kiểm định chất lượng thì 
chuẩn mực chính là bộ tiêu chuẩn chất 
lượng do cơ quan kiểm định đặt ra. 
Đối sánh quy trình (Process 
Benchmarking): Đối sánh quy trình là 
nghiên cứu, học hỏi từ đối tác để tìm ra giải 
pháp và vạch lộ trình đưa một đơn vị đến 
đích. Như vậy, trong hệ thống phân loại 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 11(77) năm 2015 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
124 
của Appleby (1999) [3], chỉ có đối sánh 
quy trình mới thực sự giúp ích cho một đơn 
vị nhiều hơn. Trong hệ thống của Appleby, 
các loại đối sánh của Camp (1989) [4] 
được đưa vào thành một hệ thống đối sánh 
con của đối sánh quy trình, đồng thời bổ 
sung thêm một loại đối sánh nữa. 
- Đối sánh nội bộ: So sánh các quy 
trình giống nhau giữa các bộ phận có hoạt 
động tương tự trong một đơn vị để chia sẻ 
thực tiễn tốt nhất trong nội bộ đơn vị. 
- Đối sánh cạnh tranh: Xác định 
khoảng cách trong hoạt động và thành 
quả của đơn vị mình với đối thủ trực tiếp 
và nguyên nhân của khoảng cách đó để 
tìm cách rút ngắn. 
- Đối sánh chức năng: So sánh cách 
triển khai những quy trình hoạt động 
tương tự giữa các đơn vị khác nhau trong 
cùng một lĩnh vực (không phải là đối thủ 
cạnh tranh) để học hỏi từ thực tiễn tốt nhất. 
- Đối sánh tổng quát: Xác định 
nguyên nhân của sự thành công trong các 
quy trình cốt lõi của những đơn vị khác 
nhau và tìm cách học hỏi về đơn vị mình. 
- Đối sánh theo nhóm (Group 
Benchmarking): Được thực hiện bởi một 
nhóm các đơn vị trong cùng một lĩnh vực 
hoặc thuộc nhiều lĩnh vực khác nhưng có 
cùng một mối quan tâm chung. Chẳng 
hạn đối sánh giữa một số trường đại học 
khối EU là đối sánh theo nhóm. 
Như vậy, các nhà khoa học, nhà 
giáo dục đã có sự nghiên cứu và mở rộng 
để vận dụng đối sánh trong sản xuất, kinh 
doanh cho lĩnh vực giáo dục. So sánh hệ 
thống phân loại của Camp (1989) [4] và 
của Appleby (1999) [3], ta thấy rõ sự 
phát triển khái niệm đối sánh khi chuyển 
sang áp dụng cho quản lí giáo dục. Rõ 
ràng, Appleby không loại trừ mà bổ sung 
cho Camp, hoặc nói đúng hơn là bao 
trùm lên Camp, các loại đối sánh của 
Camp là hệ thống con của hệ thống 
Appleby. Một vấn đề được đề cập khá 
sâu sắc, cũng chính là điểm khác nhau 
giữa hệ thống của Appleby và Camp, là: 
Ở hệ thống Camp chỉ phân biệt các loại 
đối sánh khác nhau một cách ngang hàng, 
còn ở hệ thống Appleby là hệ thống đối 
sánh có cấp bậc, gồm 3 bậc từ thấp đến 
cao, đó là: (i) Đối sánh trắc lượng để tự 
hiểu mình; (ii) Đối sánh chẩn đoán để xác 
định khoảng cách của mình với mục tiêu 
cần đạt; và (iii) Đối sánh quy trình để học 
hỏi từ người làm tốt hơn mình nhằm mục 
đích cải tiến. Ở đây, câu hỏi đối sánh để 
làm gì thể hiện rất rõ. 
2. Vận dụng đối sánh vào trường 
hợp các trường THPT ở tỉnh Bà Rịa – 
Vũng Tàu 
Nghiên cứu đối sánh, chúng tôi áp 
dụng thử nghiệm đối với các trường 
THPT của tỉnh BR-VT từ nguồn dữ liệu 
có được của hệ thống EMIS.FSR, các 
bước tiến hành như sau: 
2.1. Định nghĩa phạm vi 
Phạm vi áp dụng so sánh là các 
trường THPT ngang hàng (Peer High 
Schools), là những trường THPT có chất 
lượng tốt nhất của mỗi huyện, thành phố 
trong tỉnh BR-VT. 
2.2. Lựa chọn mẫu triển khai 
Với yêu cầu là so sánh các trường 
ngang hàng (Peer Schools), chúng tôi đã 
chọn các trường THPT có chất lượng tố ... 33,8 74,4 90,9 76,1 89,6 69,6 67,3 
III. Cơ sở vật chất và tài chính 
15 
BQ diện tích 
(m2)/HS 
20,3 9,0 11,0 19,0 14,7 14,2 30,4 16,6 
16 Số HS/máy 21 15 36 24 14 6 8 14 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Hồ Sỹ Anh 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 127
tính 
17 
Số lớp/máy 
Projector 9 7 5 3 21 11 4 6 
18 Tỉ lệ phòng học/số lớp 1,0 1,0 0,7 0,9 1,0 1,0 1,0 1,0 
19 
Số lớp/01 
phòng bộ 
môn 
7,7 5,5 7,0 18,5 5,9 4,0 3,2 5,9 
20 
Kinh phí chi 
cho chuyên 
môn /1 HS 
(1000đ) 
600,0 1.238,0 315,5 468,6 472,0 350,3 1.110,5 627,7 
IV. Chất lượng học tập, rèn luyện 
21 
Tỉ lệ % điểm 
N. ngữ giỏi 42,7 17,0 13,8 9,6 5,3 10,0 10,2 17,3 
22 Tỉ lệ % điểm 
Văn giỏi 31,4 1,5 1,9 1,1 5,3 2,9 4,7 8,5 
23 Tỉ lệ % điểm 
Toán giỏi 
52,7 31,7 32,7 25,3 10,4 34,2 27,8 31,8 
24 Tỉ lệ % học 
lực giỏi 
40,1 14,7 5,5 7,2 2,7 10,4 11,9 14,7 
25 
Tỉ lệ % hạnh 
kiểm tốt 95,3 85,9 84,8 59,1 70,7 85,9 81,2 80,6 
26 
Tỉ lệ % 
TNTHPT 
2012 
100,0 97,3 98,6 99,2 97,3 99,2 100,0 98,8 
27 
BQ tổng 
điểm 3 môn 
thi ĐH 2012 
16,2 13,17 12,53 12,5 11,97 11,17 11,92 12,78 
2.6. Bảng số liệu và biểu đồ so sánh các lĩnh vực 
Trong báo cáo gửi Sở GD&ĐT Bà Rịa – Vũng Tàu và các trường THPT được 
chọn mẫu, chúng tôi đã đưa ra 27 bảng kèm theo 27 biểu đồ. Tuy nhiên, trong khuôn 
khổ bài viết này, chúng tôi đưa ra 4 biều đồ để bạn đọc hình dung về “Điểm chuẩn” và 
sự so sánh. “Điểm chuẩn” mà chúng tôi chọn so sánh chính là giá trị bình quân chỉ số 
nào đó của 7 trường. Ví dụ: bình quân số HS trên lớp, bình quân số HS trên một máy 
tính 
2.6.1. Lĩnh vực HS 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 11(77) năm 2015 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
128 
Bảng 2. Chỉ số bình quân số HS/lớp 
 Trường 
A 
Trường 
B 
Trường 
C 
Trường 
D 
Trường 
E 
Trường 
F 
Trường 
G 
BQ 7 
trường 
Số HS/lớp 39,7 39,7 40,3 37,5 36,6 35,7 34,0 37,8 
Biểu đồ 1. Biểu diễn bình quân số HS/ lớp của 7 trường 
Số HS/lớp
39.7 39.7 40.3
37.5 36.6
35.7
34.0
37.8
30.0
32.0
34.0
36.0
38.0
40.0
42.0
Trường
A
Trường
B
Trường
C
Trường
D
Trường
E
Trường
F
Trường
G
BQ 7
trường
Trường THPT
S
ố 
H
S
/lớ
p
Số HS/lớp
Bảng 2 cho thấy, 3 trường có số HS/lớp cao hơn mức bình quân 7 trường và 4 
trường dưới mức bình quân 7 trường. Mặc dù tất cả các trường đều ở dưới mức quy 
định của Bộ GD&ĐT (không quá 45 HS/lớp), tuy nhiên, chúng ta thấy Trường G tốt 
nhất (34HS/lớp) và trường C kém nhất (40,3 HS/lớp). 
2.6.2. Lĩnh vực nguồn nhân lực 
Bảng 3. Chỉ số Bình quân số GV /lớp 
 Trường 
A 
Trường 
B 
Trường 
C 
Trường 
D 
Trường 
E 
Trường 
F 
Trường 
G 
BQ 7 
trường 
Số 
GV/lớp 2,3 2,5 2,3 2,2 2,3 2,1 2,2 2,3 
Biểu đồ 2. Biểu diễn bình quân số GV/lớp của 7 trường 
Số giáo viên/lớp
2,3
2,5
2,3 2,2 2,3
2,1
2,2
2,3
1,9
2,0
2,1
2,2
2,3
2,4
2,5
2,6
Trường
A
Trường
B
Trường
C
Trường
D
Trường
E
Trường
F
Trường
G
BQ 7
trường
Trường THPT
S
ố
 G
V
/L
ớ
p
Số giáo
viên/lớp
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Hồ Sỹ Anh 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 129
Bảng 3 cho thấy 4 trường có số GV trên lớp thấp hơn và 2 trường có số GV mỗi 
lớp cao hơn bình quân của 7 trường và Trường B có số GV trên lớp tốt nhất, đủ GV 
cho việc dạy 2 buổi/ngày (2,5 GV/lớp) và Trường F là kém nhất chỉ 2,1 GV/lớp, chưa 
đạt quy định của Bộ GD&ĐT (với THPT là 2,15 GV/lớp). 
2.6.3. Lĩnh vực cơ sở vật chất 
Bảng 4. Chỉ số số HS/01 máy tính 
Trường 
A 
Trường 
B 
Trường 
C 
Trường 
D 
Trường 
E 
Trường 
F 
Trường 
G 
BQ 7 
trường 
Số HS/ 
máy tính 
20,5 14,5 36,3 23,5 14,4 6,2 8,0 13,9 
Biểu đồ 3. Biểu diễn số HS/máy tính của 7 trường 
Số HS/máy tính
20,5
14,5
36,3
23,5
14,4
6,2 8,0
13,9
0,0
5,0
10,0
15,0
20,0
25,0
30,0
35,0
40,0
Trường
A
Trường
B
Trường
C
Trường
D
Trường
E
Trường
F
Trường
G
BQ 7
trường
Trường THPT
S
ố 
họ
c 
si
nh
/m
áy
 tí
nh
Số HS/máy tính
Bảng 4 cho thấy 5 trường có số HS trên một máy tính cao hơn mức bình quân 7 
trường và 2 trường trên. Như vậy, trường tốt nhất là Trường F và trường kém nhất là 
Trường C. 
2.6.4 Lĩnh vực Chất lượng giáo dục 
Bảng 5. Chỉ số bình quân tổng điểm 3 môn thi tuyển sinh ĐH năm 20123 
Trường 
A 
Trường 
B 
Trường 
C 
Trường 
D 
Trường 
E 
Trường 
F 
Trường 
G 
BQ 7 
trường 
BQ tổng điểm 3 
môn thi ĐH 2012 16,2 13,2 12,5 12,5 12,0 11,2 11,9 12,8 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 11(77) năm 2015 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
130 
Biểu đồ 4. Biểu diễn bình quân 
 tổng điểm 3 môn thi tuyển sinh đại học năm 2012 của 7 trường 
Điểm Bình quân 3 môn
16,2
13,2 12,5 12,5 12,0 11,2 11,9
12,78
0,0
2,0
4,0
6,0
8,0
10,0
12,0
14,0
16,0
18,0
Trường
A
Trường
B
Trường
C
Trường
D
Trường
E
Trường
F
Trường
G
BQ 7
trường
Trường THPT
B
Q
 tổ
ng
 đ
iể
m
 3
 m
ôn
 th
i Đ
H
Điểm Bình
quân 3 môn
Bảng 5 cho thấy có 2 trường bình quân tổng điểm 3 môn thi đại học năm 2012 
cao hơn mức bình quân của 7 trường và 5 trường có bình quân tổng điểm 3 môn thi 
thấp hơn bình quân 7 trường. Trường tốt nhất là Trường A và trường kém nhất là 
Trường F. 
2.6.5. So sánh các chỉ số của một trường với bình quân 7 trường 
Ngoài việc so sánh từng chỉ số một đối với “điểm chuẩn” là bình quân chỉ số đó 
của 7 trường. Benchmarking trong giáo dục còn có đưa ra cách so sánh khác, đó là so 
sánh tất cả các số chỉ số của một trường với bình quân từng chỉ số của 7 trường (xem 
bảng 6, bảng 7). 
Bảng 6. So sánh các chỉ số cơ sở vật chất Trường C với bình quân 7 trường 
BQ m2/HS 
Số HS/ 
máy tính 
Số lớp/ 
Projector 
Số phòng 
học/số lớp 
Số lớp/1 phòng 
bộ môn 
Trường C 11,0 36 5,0 0,7 7,0 
BQ 7 trường 16,6 13,9 5,9 1 5,9 
Bảng 6 cho thấy trong 5 chỉ số đưa ra so sánh, Trường C có 4 chỉ số kém hơn 
mức bình quân của 7 trường. Đó là các chỉ số: bình quân diện tích trên mỗi HS, số HS 
trên mỗi máy tính, số phòng học trên số lớp, số lớp trên một phòng bộ môn. Có duy 
nhất 01 chỉ số là số lớp trên một projector là tốt hơn bình quân 7 trường. 
Bảng 7. Bảng so sánh 6 chỉ số chất lượng HS trường C với bình quân 7 trường4 
BQ điểm 
3 môn ĐH 
Tỉ lệ % HS 
giỏi Toán 
Tỉ lệ % HS 
giỏi Văn 
Tỉ lệ % HS 
giỏi N.ngữ 
Tỉ lệ% HS 
có HL giỏi 
Tỉ lệ % HS 
có HK tốt 
Trường C 12,5 32,7 1,1 13,8 5,5 84,4 
BQ 7 trường 12,8 31,8 8,5 17,3 14,7 80,6 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Hồ Sỹ Anh 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 131
Bảng 7 cho thấy trong 6 chỉ số so 
sánh, Trường C có 4 chỉ số kém hơn bình 
quân của 7 trường và 2 chỉ số tốt hơn 
bình quân của 7 trường. Như vậy, trong 
11 chỉ số chúng tôi đưa ra trong hai bảng 
6 và 7, Trường C có 8 chỉ số kém hơn 
mức bình quân của 7 trường và chỉ có 3 
chỉ số tốt hơn mức bình quân của 7 
trường. Do đó, Trường C cần phải cải 
tiến nhiều. 
2.7. Lí giải về cách lựa chọn các chỉ số 
Trong 27 chỉ số chúng tôi lựa chọn, 
chắc chắn chưa đầy đủ các chỉ số có ảnh 
hưởng đến chất lượng giáo dục. Ngoài 
các chỉ số định lượng rõ ràng như: bình 
quân diện tích (mét vuông) trên một HS, 
bình quân số HS trên một máy tính 
Chúng tôi đã chọn một số chỉ số gián tiếp 
nhằm đánh giá điều kiện HS cũng như 
chất lượng đội ngũ. Chẳng hạn, tỉ lệ phần 
trăm số HS diện chính sách (có cả HS 
con hộ nghèo), tỉ lệ này càng cao, có 
nghĩa điều kiện học tập của HS trường đó 
khó khăn hoặc tỉ lệ HS ban cơ bản, 
trường có 100% ban cơ bản, sẽ không tốt 
bằng trường được phân chia HS theo 
nhiều ban, phù hợp với nguyện vọng và 
khả năng của các em. Hoặc tỉ lệ số HS 
trên một cán bộ quản lí, nếu số này càng 
cao thì khả năng quản lí của lãnh đạo 
trường đó tốt hơn. Tỉ lệ GV đạt trình độ 
đào tạo trên chuẩn thì rất rõ, nhưng 
chúng tôi đã đưa thêm 2 chỉ số là tỉ lệ 
phần trăm GV dạy giỏi được Sở GD&ĐT 
công nhận và tỉ lệ phần trăm GV xếp loại 
xuất sắc cuối năm do trường tự xếp loại, 
để xem việc đánh giá của Sở có đồng 
điệu với đánh giá của trường không. Dựa 
vào các lập luận trên, từ bảng 1, chúng 
tôi đã đưa ra bảng 8 thể hiện trong từng 
lĩnh vực, một trường có bao nhiêu chỉ số 
tốt hơn so với “điểm chuẩn”, là giá trị 
bình quân của 7 trường. 
Bảng 8. Bảng so sánh 7 chỉ số của lĩnh vực chất lượng HS 
Trường A B C D E F G 
Lĩnh vực HS 4/6 5/6 5/6 2/6 2/6 3/6 4/6 
Lĩnh vực nguồn nhân lực 6/8 7/8 1/8 2/8 3/8 3/8 3/8 
Lĩnh vực cơ sở vật chất 2/6 3/6 0/6 2/6 3/6 3/6 5/6 
Lĩnh vực chất lượng học 
tập, rèn luyện của HS 7/7 4/7 2/7 1/7 0/7 3/7 1/7 
Bảng 8 cho thấy Trường A là 
trường có chất lượng học tập và rèn luyện 
của HS tốt nhất, Trường B đứng thứ hai 
và Trường E có chất lượng thấp nhất. Về 
tổng quan ta thấy, lĩnh vực HS và nguồn 
nhân lực Trường A và B tốt hơn các 
trường khác. Như vậy, 2 lĩnh vực HS và 
GV là những lĩnh vực có ảnh hưởng 
nhiều nhất đến chất lượng giáo dục. 
Ở đây, chúng tôi nhận thấy một 
điều khá thú vị là những trường có chất 
lượng cao thường có xu hướng tự đánh 
giá, xếp loại của GV chặt chẽ và nghiêm 
túc hơn trường chất lượng thấp (xem chỉ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 11(77) năm 2015 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
132 
số thứ 14 trong bảng 1). Như vậy, việc 
đánh giá GV nghiêm túc có tác dụng tốt 
đến nâng cao chất lượng của nhà trường. 
Mặt khác, về lĩnh vực cơ sở vật chất có 
ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục 
nhưng không phải là yếu tố quyết định 
(bảng 8 thể hiện rõ). 
2.8. Kết quả ứng dụng trong thực tế 
Sau khi các hiệu trưởng thảo luận và 
đưa ra một số nhận định như trường nào là 
trường tốt nhất, yếu tố nào đóng vai trò 
tích cực trong việc nâng cao chất lượng 
giáo dục. Đồng thời các hiệu trưởng trả lời 
câu hỏi: Nếu ông là hiệu trưởng Trường A, 
Trường B, Trường C thì ông cải tiến 
những chỉ số nào?. Cuối cùng, chúng tôi 
đã thông báo tên trường cụ thể của các 
trường đã được mã hóa. 
Bảng 9. Tên trường THPT đầy đủ sau khi giải mã 
Mã A B C D E F G 
Trường 
THPT 
Vũng Tàu 
Châu 
Thành 
Nguyễn 
Du 
Xuyên 
Mộc 
Phú Mỹ 
Trần Văn 
Quan 
Võ Thị 
Sáu 
Huyện 
TP. 
Vũng tàu 
TP. 
Bà Rịa 
Châu Đức 
Xuyên 
Mộc 
Phú Mỹ 
Tân 
Thành 
Đất Đỏ 
Nhiều hiệu trưởng rất đồng tình với 
đánh giá chất lượng theo kết quả mà hệ 
thống chúng tôi đã đưa ra. Vấn đề mà các 
hiệu trưởng tâm đắc là chỉ ra cho họ 
những chỉ số nào họ đã tốt, chỉ số nào là 
chưa tốt, chỉ số nào ảnh hưởng nhiều nhất 
đến thành tích học tập của HS. Một số 
hiệu trưởng đã đề nghị chúng tôi so sánh, 
đánh giá theo phương pháp trên đối với 
năm học 2012 – 2013, để có sự đánh giá, 
so sánh theo quá trình. 
3. Kết luận 
Việc xây dựng hệ thống EMIS.FSR 
là từng bước ứng dụng công nghệ thông 
tin nghiên cứu khoa học theo định hướng 
của Viện Nghiên cứu Giáo dục. Với việc 
vận dụng đối sánh trong trường hợp trên 
là bước đầu tiếp cận đối sánh giáo dục. 
Tuy nhiên, có 3 vấn đề đặt ra, đó là: 
- Đối sánh là một lĩnh vực mới và 
rộng lớn cần đầu tư nghiên cứu một cách 
đầy đủ và sâu sắc để có những ứng dụng 
phù hợp với giáo dục Việt Nam. 
- Một hệ thống ứng dụng đối sánh tốt 
là hệ thống đó xác định được các tiêu chí, 
chỉ số so sánh đảm bảo khoa học, chính 
xác, và chỉ số này có thể thay đổi theo 
từng năm. Đây chính là tính mềm dẻo và 
linh hoạt của đối sánh so với tự đánh giá 
trong kiểm định chất lượng giáo dục. 
- Cần phải đầu tư về nguồn lực để 
xây dựng một hệ thống đối sánh với cơ 
sở dữ liệu SQL Server tương tự hệ thống 
EBIE của Australia, hệ thống này mang 
tên Đối sánh các trường học Việt Nam 
(Benchmaking In Vietnammese Schools - 
BIVS). Làm được điều này sẽ phát huy 
hiệu quả của đối sánh trong giáo dục, góp 
phần đổi mới công tác đánh giá chất 
lượng giáo dục hiện nay. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Hồ Sỹ Anh 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 133
1Dẫn theo Nguyễn Kim Dung [6] 
2Dẫn theo Vũ Thị Phương Anh, Lê Quốc Thắng [1] 
3 Nguồn: bariavungtau.edu.vn 
4 Điểm bình quân 3 môn thi tuyển sinh đại học năm 2012 được tham khảo tại website bariavungtau.edu.vn và 
số liệu tỉ lệ học sinh giỏi các môn văn hóa thu thập từ báo cáo hồ sơ trường EMIS cuối năm học 2011-2012 
của các trường THPT được khảo sát. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Vũ Thị Phương Anh, Lê Quốc Thắng (2011), Đối sánh trong quản trị đại học – Kinh 
nghiệm thế giới và khả năng áp dụng tại Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục và Phát triển, 
số 9, tháng 01/2011, TP.HCM. 
2. Hồ Sỹ Anh (2012), Bước đầu xây dựng hệ thống thông tin quản lí giáo dục phục vụ 
công tác nghiên cứu khoa học, Niên giám khoa học 2011-2012 của Viện Nghiên cứu 
Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm TPHCM. 
3. Appleby (1999). Benchmarking Theory - A framwork for the Business word at content 
for its applycation in hight Education. In Smith at al 1999, Charter 3, pp 53-69. 
4. Camp, R.C. (1989), Benchmarking: The Search for Industry Best Practices That 
Lead to Superior Performance. Milwaukee, WI: ASQC Quality Press. 
5. Nguyễn Kim Dung, Phạm Xuân Thanh (2003), “Một số khái niệm thường dùng 
trong đảm bảo chất lượng đại học”, Tạp chí Giáo dục, số 66, tháng 9/2003, Hà Nội. 
6. Nguyễn Kim Dung (2011), Sử dụng chuẩn đối sánh trong đánh giá: xu thế trong 
giáo dục hiện nay, Tài liệu tập huấn về đối sánh trong giáo dục do Viện Nghiên cứu 
Giáo dục tổ chức tháng 02/2011. 
7. Dự án SREM (2010), Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí trường học, Nxb 
Hà Nội. 
8. Geoff Noblett & ctg (1998). Monash Primary School Triennial Review for the School 
Charter period 1995 – 1997, Melbourne – Australia, 10-1998. 
9. Julie Brinker & Andrew Benson (2011). Benchmarking Ohio’s school Districs: 
Identifying that get more for their money in non-instructional spending. Copy Right 
2011 by Knowledge Word Foundation, Ohio, 6-2011. 
10. Kempner, D.E. (1993). The Pilot Years: The Growth of the NACUBO Benchmarking 
Project. NACUBO Business Officer, 27(6), 21-31. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 11(77) năm 2015 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
134 
11. K. R. McKinnon, S H Walker & D Davis (2000). Benchmarking - A manual for 
Australian Universities. © Commonwealth of Australia 1999; ISBN 0 642 23971 1; 
( 
12. PhilipsKPA (2011). Electronic Benchmarking In Education. PhillipsKPA Pty Ltd 
ABN 71 347 991 372. Tài liệu tập huấn về đối sánh trong giáo dục do Viện Nghiên 
cứu Giáo dục tổ chức tháng 02/2011. 
13. Shafer, B.S., & Coate, L.E. (1992). Benchmarking in Higher Education: A Tool for 
Improving Quality and Reducing Cost. Business Officer, 26(5), 28-35. 
14. UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2012), Đề án Quy hoạch phát triển giáo dục và đào 
tạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2012-2015 tầm nhìn đến năm 2020. 
15. Website:  
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 05-5-2015; ngày phản biện đánh giá: 25-6-2015; 
ngày chấp nhận đăng: 24-11-2015) 

File đính kèm:

  • pdfbuoc_dau_van_dung_doi_sanh_trong_giao_duc_de_so_sanh_bay_tru.pdf